Từ thẳm sâu trong lòng, các bà mẹ luôn vĩnh viễn chiếm được tình yêu của con trai, các bà vợ cũng muốn độc chiếm tình yêu của chồng. Hai người đàn bà này không ai muốn mất đi hạnh phúc được yêu. Cảm giác đó như mây như gió lại như mưa, thường ngày không nhìn thấy được, không sờ thấy được nhưng giữa hai người lại sinh ra một lớp khoảng cách dẫu mỏng manh, một sự phòng bị, một khe hở. Thậm chí còn có một nỗi đố kị khó có thể nói thành lời, một chút li ti khó có thể giải thích, khiến quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu khó có thể bước qua ngưỡng cửa thân thiết như người ruột thịt…
Là một người mẹ, phải chịu đựng biết bao khó nhọc khổ sở nuôi con trai khôn lớn, cứ ngỡ đã đến lúc được “ngồi hưởng phúc”, ngờ đâu giữa đường lại nhảy ra một cô gái trẻ không liên quan gì tới mình, với danh nghĩa con dâu, cùng mình tận hưởng mọi thứ liên quan đến tinh thần và vật chất của con trai mình như tình yêu, thời gian, tiền bạc… Thậm chí những gì mà người phụ nữ kia có được cũng nhiều hơn mình biết bao. Thế rồi người mẹ khó tránh được việc nảy sinh cảm giác mất mát. Mẹ chồng ngày nay cũng không dám trông mong được con dâu phụng dưỡng, hiếu kính như trong Hồng lâu mộng xưa nhưng tâm lý các bà mẹ chồng coi con trai mình như chỗ dựa tinh thần chủ yếu và cuộc sống trọn đời mình vẫn không hề giảm bớt. Đặc biệt đối với những bà mẹ đã từng trải qua sóng gió li hôn, phải chịu cực khổ nuôi con một mình hoặc chồng mất sớm, tình cảm không có chỗ dựa, cuộc sống cô quạnh thì tình yêu duy nhất sẽ càng dồn lên người con trai. Nếu cậu con làm chuyện gì có lỗi với vợ, phản bội vợ thì người mẹ sẽ là người đầu tiên cảm nhận được, và chắc chắn sẽ cho rằng do con dâu mình làm gì đó không tốt, khiến con trai mình phải tuyệt vọng. Thế nên mẹ chồng sẽ tự khắc nảy sinh cảm giác thù địch với con dâu, tìm kiếm những sai sót của con dâu để đả kích. Nếu một ngày nào đó mẹ chồng túm được “một chút manh mối”, ắt sẽ cho rằng con dâu ngoại tình, làm điều gì sai trái với con trai mình. Thế là mẹ chồng càng phẫn nộ, càng tức giận hơn, cho rằng hạnh phúc cả đời của con trai mình đã bị hủy hoại trong tay con dâu. Thế nên các bà mẹ chồng càng phải chú ý hơn…
Làm con dâu, trong thời gian yêu đương mặn nồng luôn cảm nhận được tất cả tình yêu mà người đàn ông đó dành cho mình. Cô ta sẽ hy vọng mình là người duy nhất trong trái tim người đàn ông. Nhưng sau khi kết hôn, khi cô ta thấy chồng bị phân tâm vào mẹ chồng, ắt sẽ khó tránh nảy sinh sự đố kị. Tận trong lòng, con dâu sẽ cho rằng mẹ chồng không hiểu lí lẽ, không hiểu chuyện. Con trai dù sao đã lập gia đình rồi, đã độc lập rồi, đã thuộc về tôi rồi, bà còn giữ con làm gì? Thế nên cô con dâu sẽ tìm cách giữ tình yêu của chồng và không ngừng phát triển mở rộng chiến địa của mình. Quan hệ giữa chồng và mẹ chồng càng vững chắc, thì con dâu càng có khát khao mãnh liệt muốn phá tan nó, khiến chồng chỉ nghe duy nhất lời mình, liên kết với mình thành một liên minh vững chắc không gì có thể phá vỡ được. Để tâm tư của chồng mình chỉ tập trung trên người một mình mình. Đó chính là khát vọng độc chiếm của các bà vợ.
Một khi các bà vợ phát hiện thấy hiện tượng chồng mình “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, sẽ lại càng oán trách mẹ chồng rằng bà nuôi dạy con trai cưng của bà ra sao.
Là một người mẹ, không nên quá nhạy cảm trước những mâu thuẫn hàng ngày của con trai và con dâu, càng không nên thử ý định hướng cho con ruồng rẫy vợ. Là con dâu trong vấn đề này không những là chuyện nhạy cảm nhất mà còn phải tính toán thật kĩ. Có lúc vợ chồng nói nhau vài câu, buông vài lời bực bội hoặc chiến tranh lạnh vài ngày… cũng là chuyện khó tránh khỏi, rất bình thường. Là một bà mẹ, trước tiên không nên chủ quan khẳng định luôn rằng mọi tranh chấp cãi vã đều từ nguyên nhân con dâu mà ra, cũng không nên can thiệp vào chuyện cãi nhau của con cái, càng không nên luôn có cảm giác rằng con trai mình thiệt thòi nên vội vã ra mặt bảo vệ. Rất đúng với câu nói “ban ngày đánh nhau, buổi tối hòa hợp”, nhiều cặp vợ chồng dù cãi nhau suốt ngày cũng chỉ là mâu thuẫn nội bộ giữa họ, mẹ chồng có muốn cứu cũng không được. Vì mẹ chồng không có quyền và cũng rất khó phán định ra giữa con trai và con dâu rốt cuộc ai đúng ai sai. Lúc này, mẹ chồng thông minh có thể giả vờ ngốc, không can thiệp. Đương nhiên biện pháp thông minh nhất là nhanh chóng rời khỏi hiện trường, đi dạo công viên chẳng hạn. Nếu mẹ chồng can thiệp quá nhiều vào hôn nhân của con trai, không những không có lợi mà trái lại càng khiến vấn đề thêm tồi tệ đi. Lùi lại mà nói, nếu bạn thực sự không thể nhịn nổi cần phải hòa giải chúng thì về mặt bề ngoài, bạn cũng phải ra vẻ nghiêng về con dâu, phê bình con trai dăm câu, chứng tỏ rằng bạn không coi con dâu là người ngoài. Như vậy bạn sẽ giúp cơn tức của con dâu giảm bớt một nửa. Nếu không, con dâu sẽ cho rằng mẹ chồng và chồng hùa lại bắt nạt mình nên về mặt tâm lý sẽ cho rằng mình không hề có địa vị gì trong gia đình này. Từ đó con dâu sẽ coi thường mẹ chồng và chồng. Điều này không những làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa mẹ chồng-nàng dâu mà còn làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai vợ chồng. Vậy có cần thiết phải như vậy không? Ngoài ra, mẹ chồng cũng phải tránh nói xấu con dâu trước mặt con trai vì cách làm như vậy chỉ mang lại tác dụng xấu tới quan hệ trong gia đình: ngoài việc khiến con trai bực mình, còn khiến xung đột vốn không nghiêm trọng trong gia đình lại bị đẩy cao, trở nên sắc nhọn, phức tạp.
Là một người vợ, điều đầu tiên cần phải làm được là trước mặt mẹ chồng, không cãi nhau với chồng hoặc không chỉ trích chồng. Dù mẹ chồng có rộng lượng nhân ái đến đâu, lúc đó dẫu có bênh vực mình, mắng con trai nhưng bạn cũng đừng cho rằng trái tim mẹ chồng thực sự nghiêng về bạn. Ngoại trừ chồng bạn thực sự quá đáng, trừ phi mẹ chồng bạn hiểu rõ phải trái, trừ phi mẹ chồng bạn biết bảo vệ cái kí, trừ phi mẹ chồng bạn thêm yêu quý bạn. Nếu không đồng thời chuẩn bị những điều này, bạn lại cãi nhau hoặc nói chồng không hay trước mặt mẹ chồng, bạn chỉ có thể tự mình tìm kiếm những điều không hay mà thôi.
Ngoài ra, một khi giữa mẹ chồng và con dâu nảy sinh va chạm, bất kể ai đúng ai sai, làm con dâu nhất định không thể chọi nổi mẹ chồng, không thể đối mặt trực diện, cần phải tạm thời tránh né mâu thuẫn, lấy lễ nghĩa làm trọng. Mẹ chồng dù nói bạn những gì, dùng những lời lẽ nào, bạn chỉ có thể rửa tai cung kính lắng nghe, còn miệng tuyệt đối đóng kín. Đợi sau khi xong việc qua rồi, cả hai đều bình tĩnh lại, bạn lại cùng mẹ chồng thảo luận về nguyên nhân và biện pháp giải quyết mâu thuẫn, có một số ý kiến có thể để chồng cùng nghe. Nguyên tắc là cần phải có mục đích giải quyết mâu thuẫn, chứ không cốt để xả giận. Cứ như vậy, mẹ chồng vừa vui vẻ chấp nhận, lại cảm thấy đủ giữ thể diện. Từ đó về sau có thể mẹ chồng còn nghĩ cách bù đắp những gì quá lời của mình và trong mắt mẹ chồng, bạn lại càng là một cô con dâu ngoan hiền biết chăm sóc, hiểu chuyện, biết tôn trọng bậc bề trên. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể hóa giải được mọi chuyện.
Tìm manh mối, tin nhắn điện thoại gây phong ba.
Dù con trai bà cũng nói rằng trong điện thoại của mình luôn có những tin nhắn trêu chọc như vậy nhưng mẹ chồng vẫn tức giận khôn nguôi. Bà cho rằng nếu trong cuộc sống bà là một phụ nữ trong sạch, rất giữ gìn tiết lễ, không ai dám gửi những tin nhắn bậy bạ tới cho bà.
Việc xuất hiện tin nhắn điện thoại giờ đã rất phổ biến, mang lại những lợi ích thông tin cho mọi người. Thế nhưng đôi khi tin nhắn cũng mang lại những bóng đen phủ lên trên quan hệ giữa hai vợ chồng hoặc giữa mẹ chồng-nàng dâu, thậm chí có lúc còn là nguyên do gây nên án li dị. Cũng chính vì một tin nhắn điện thoại, quan hệ giữa Tiểu Hồng và mẹ chồng tự nhiên sinh khoảng cách…
Tôi và chồng tôi kết hôn năm ngoái. Bố chồng đã sớm qua đời vì ung thư phổi. Mẹ chồng sống một mình thấy rất cô độc. Sự xuất hiện của tôi đã mang lại tiếng cười và sức sống trong gia đình vốn trống vắng. Tuy tôi và mẹ chồng đều có những thói quen sinh hoạt khác hẳn nhau nhưng đó là những vấn đề tồn tại tất yếu giữa mẹ chồng-nàng dâu, chỉ có cách khoan dung, hai bên cùng chịu khó thích ứng, về cơ bản vẫn có thể cảm thấy được an ủi, vô sự. Thế nên những ngày tháng thời đó của tôi vẫn rất ngọt ngạo. Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng là chuyện xảy ra vào mùa xuân năm nay.
Có một thời gian, bằng giác quan thứ sáu, tôi nhận thấy mọi hành động của chồng có điều đáng ngờ. Sau khi về nhà, di động của anh ấy réo không ngờ. Trong nhà có điện thoại bàn, lẽ ra anh ấy có thể dùng điện thoại bàn để gọi lại, nhưng anh ấy lại thường chạy ra ban công nghe điện thoại, giọng nói cũng nhỏ tới mức kì lạ. Lúc đó tôi thấy hơi ngờ vực, liền vặn hỏi anh, anh luôn đáp là việc công ty. Suy nghĩ lúc quả thực anh đang nỗ lực quảng bá một sản phẩm mới của công ty, điện thoại bận cũng là chuyện bình thường. Không dùng điện thoại nhà, có thể anh ấy có ý thức bảo vệ, không muốn người ta biết đến số điện thoại riêng của nhà. Bởi vậy tôi cũng không chú ý lắm. Mãi cho tới một ngày, anh lại ra ban công nghe điện thoại. Có thể anh nghĩ tôi vẫn trong toilet chưa ra nên giọng nói hơi cao một chút. Hoặc cũng có thể do trò chuyện hưng phấn quá nên có phần lơi lỏng quên mất. Tôi nghe anh nói điện thoại: “Ngoan nhé, cưng nghỉ sớm đi, ngủ ngon!” Nghe điện thoại xong, quay lại phòng khách, anh giật mình khi thấy tôi đang nhìn anh chằm chằm, gương mặt anh lộ rõ vẻ hoảng hốt. Nhưng anh vẫn chống chế vừa nói giỡn với đứa bạn. Lúc đó tôi đã có linh cảm không hay, có thể sắp xảy ra chuyện gì.
Mấy ngày sau, chuyện kì lạ xuất hiện. Di động của anh lại có tín hiệu tới nhưng không phải điện thoại, mà là tin nhắn. Mỗi lần đọc tin xong, anh lại vội vã xóa đi, tôi không biết phải làm thế nào. Nhưng người xưa nói quả không sai: “Trời không tuyệt đường con người”. Hôm đó do anh hơi mệt nên ngủ sớm. Tôi đọc báo bên cạnh anh. Đột nhiên điện thoại anh réo vang. Chưa đợi anh tỉnh hẳn, tôi nắm chặt lấy điện thoại. Anh bất chấp tất cả, giằng co với tôi. Tôi tranh thủ cơ hội chạy vào nhà bếp, chốt chặt cửa trong. Tuy anh đuổi theo sau nhưng đã muộn. Mẹ chồng có lẽ đã nghe thấy tiếng ồn ã của chúng tôi nên từ phòng ngủ đi ra, quan sát và nghe ngóng. Tôi vào mục tin nhắn, mở ra đọc, từng câu từng chữ trong đó khiến tim tôi như rơi rụng: “Con sói xám, nhớ em rồi phải không? Chiếc lắc tay anh mua tặng em rất tuyệt. Bạn bè em đều khen hết lời, nói cũng phải tới hai ngàn tệ. Em lừa họ, khoe là hơn năm ngàn tệ. Họ ngưỡng mộ em quá trời. Con sói xám của em, ngủ sớm đi, mai gặp nhé. Hôn anh!”
Tất cả không cần giải thích nữa. Mọi thứ đã quá rõ ràng. Tôi vừa khóc vừa lao ra khỏi bếp, giằng co với anh và nói rõ nguyên do cho mẹ chồng. Mặt bà sầm xuống, lẩm bẩm: “Những ngày tháng tử tế sao không biết dùng cơ chứ?” Xem ra trong chuyện này, mẹ chồng đứng về phe tôi. Dù sao cũng là phụ nữ với nhau mà, tôi nghĩ vậy. Tôi thật sự không muốn tha thứ cho anh ấy. Dù lúc đó đã tống khứ những suy nghĩ hỗn loạn trong đầu, nhưng cuối cùng suy nghĩ chiếm vị trí chủ đạp vẫn là: li hôn với người đàn ông phản bội tôi. Chồng tôi cũng mấy lần quỳ xuống xin tôi tha thứ, nói rằng họ mới quan hệ với nhau chưa lâu. Cô gái đó là một nữ sinh ngoại tỉnh mới chuyển về công ty anh ấy, cứ bám riết lấy anh vì muốn anh giúp đỡ nhiều hơn, nhanh chóng nắm vững mọi quan hệ kinh doanh. Chồng tôi cũng có tình cảm với cô ta nhưng vẫn chưa có quan hệ tình dục, bây giờ rút ra vẫn kịp nên khẩn cầu tôi cho anh ấy một cơ hội. Mẹ chồng cũng gặp riêng tôi, dùng ngôn ngữ cô giáo khuyên bảo tôi rằng: “Đàn ông yêu vì tình dục, đàn bà yêu vì tình cảm. Câu nói này hẳn con đã nghe qua rồi chứ? Đàn ông nào trong thiên hạ cũng vậy cả, không thể vượt qua nổi sự quyến rũ của phái yếu. Chuyện phạm lỗi thật khó tránh khỏi. Giờ có cả đàn ông trốn vợ sinh con với gái bên ngoài. Chỉ cần nó quyết tâm chia tay với người đàn bà đó, chỉ cần trong lòng nó còn có con, mẹ thấy, hay là con vẫn nên cho nó một cơ hội!”
Dù không hoàn toàn chấp nhận lời mẹ chồng nhưng tôi thấy tình cảm giữa mình với chồng từ trước tới giờ cũng không đến nỗi, thường ngày cũng không có mâu thuẫn gì lớn, nếu thực sự li hôn cũng hơi tiếc. Chỉ cần trái tim anh ấy vẫn ở chỗ tôi, chả thà tha thứ cho anh ấy lần này (chẳng phải họ vẫn chưa quan hệ tình dục đó sao). Chỉ cần anh ấy lại phạm sai lầm lần nữa, tôi quyết không dung tha. Một ngày sau khi chúng tôi hòa giải không lâu, tôi thấy mẹ chồng và chồng tôi đang làm gì đó trong phòng của bà. Hai người mặt kề nhau, không ngừng nói và ra cử chỉ. Quá tò mò, tôi liền đi vào. Thì ra mẹ chồng tôi đang nhờ chồng tôi dạy cho các phương pháp sử dụng mọi chức năng của máy di động. Còn nhớ lúc đó tôi còn nói đùa một câu, hình như là, “Mẹ muốn mua một chiếc di động chơi sao? Hay là muốn giúp con kiểm tra con trai mẹ?” Nghe tôi nói vậy, mặt mẹ chồng có vẻ ngượng ngùng, thanh minh rằng do rảnh rang quá, không có việc gì làm, nên muốn tìm hiểu một chút cách sử dụng di động.
Bạn bè tôi rất nhiều, nam nữ đều có cả nhưng đều là quan hệ bạn bè thông thường, không hề tồn tại chuyện yêu đương, kể cả với người đồng giới lẫn khác giới. Từ tận trong lòng, tôi đã phản đối chuyện quan hệ tình dục ngoài quan hệ vợ chồng. Song tôi vẫn có thể chấp nhận những câu đùa giỡn mang sắc thái “sex”. Tôi luôn cho rằng đây không phải là vấn đề nguyên tắc, mà bạn bè với nhau không thể quá hết lòng như người yêu. Nếu quá hết lòng sẽ rất khó là bạn bè thực sự. Có thể vì bạn bè của tôi nhiều nên mỗi dịp lễ tết, tôi cũng nhận được rất nhiều tin nhắn, trong đó cũng có một số tin trêu đùa của bạn bè mang hơi hướng sex. Tôi thường xem xong là xóa đi, không hề lưu lại hoặc chuyển cho người khác. Về chuyện này, chồng tôi cũng biết.
Trước giao thừa, mấy đứa bạn tới nhà tôi tụ tập. Phần lớn trong số đó, chồng tôi đều biết cả. Thời gian này, tôi không thích ăn uống ngoại tiệm. Đầu tiên là chê giá cả đồ ăn quá đắt, thứ hai là lo sợ không vệ sinh. Nhất là gần đây báo chí thường đăng tin tiệm ăn A làm món cá nấu bị thừa dầu, tiệm ăn B dùng mỡ nấu lại xào đồ ăn, còn có tiệm ăn phát hiện thấy dán trong đồ ăn. Vừa nghĩ tới đã thấy ghê. Tôi dần có thói quen ra siêu thị mua đồ ăn về tự làm, thấy dễ chịu hơn. Và chuyện này, bạn bè tôi ai cũng biết.
Hôm đó, tôi và chồng tôi vui vẻ đi siêu thị mua đồ ăn. Vừa về tới nhà đã thấy mẹ chồng ngồi đó, mặt rất bực bội. Tôi vội vã lại gần hỏi mẹ tôi có chuyện gì, hay trong người thấy khó chịu, hay bực mình vì thời gian chúng tôi đi mua đồ ăn quá lâu, trở về quá muộn… Mẹ chồng không để tôi nói hết, liếc nhìn một cái rồi mắng tôi xối xả: “Cô chửi con trai tôi như vậy, tôi cứ ngỡ cô đàng hoàng lắm. Thật đúng là mèo nào cắn mỉu này. Sau này bỏ thói đó đi cho tôi!” Cây ngay không sợ chết đứng, nhưng tôi cũng sững sờ vì những lời nói của mẹ chồng. Lòng tôi còn thầm nghĩ: “Tết nhất đến nơi rồi mà bà còn hát gì nữa đây?” Đợi bình tĩnh lại, tôi hỏi: “Mẹ, mẹ cứ từ từ nói, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?” Tôi vừa nói vừa đưa cho mẹ chồng một ly nước lọc. Bà uống một hơi, mát giọng nhưng dáng điệu vẫn tức giận: “Cô là đồ bề ngoài đoan chính, bên trong gian ngầm!” Thật không xấu hổ là giáo viên, nói năng lý lẽ hết câu này tới câu khác. “Tôi nói cho cô biết, nếu cô không giải thích rõ với tôi, cái Tết này đừng ai mong nhé.” Nói xong mẹ chồng rút từ trong túi áo ra một chiếc điện thoại. Đó chính là chiếc di động của tôi. Lúc về nhà, tôi thường không mang điện thoại theo người mà đặt trên giá sách.
Trời, nhất định là tin nhắn điện thoại gây ra đây mà! Quả không sai, trong một đống tin nhắn điện thoại gửi tới, ngoài phần lớn tin nhắn chúc Tết còn thêm vài tin nhắn bậy bạ trêu chọc. Mặc dù tôi ra sức giải thích rằng mọi người chỉ đùa thôi, mẹ đừng coi là thật, rằng chồng con vẫn luôn nhận được những tin nhắn như vậy nhưng mẹ chồng vẫn không nguôi giận. Bà cho rằng nếu trong cuộc sống, tôi là một người phụ nữ trong sạch, biết giữ gìn, không ai dám gửi tới cho tôi những tin nhắn bậy bạ như thế. Bà còn nói, khi lũ bạn tôi tới chơi, nhất định bà sẽ hỏi rõ trước mặt xem ai có mặt mũi nào gửi những tin nhắn quấy rối như thế. Từ đó về sau, mẹ chồng thường nhân lúc tôi không chú ý, xem trộm tin nhắn của tôi.
Thì ra mẹ chồng học cách sử dụng điện thoại từ chồng tôi là có chủ ý. Tôi không khỏi thầm kính phục trí thông minh của bà, dù sự tài trí này dùng sai chỗ. Để làm bạn bè không mất hứng, cũng không để tôi rơi vào cảnh khó xử, tôi và chồng tôi thương lượng hủy bỏ mấy cuộc tụ tập bạn bè ở nhà tôi. Tất cả đều được tổ chức ở nhà hàng. Nếu ăn phải dán, thức ăn có vấn đề…, đành chịu thôi. Cùng lắm tới bệnh viện rửa ruột. Tôi rất phẫn nộ. Từ sau chuyện đó, mẹ chồng và tôi như có khoảng cách, mãi tới tận hôm nay.
Là một người mẹ, phải chịu đựng biết bao khó nhọc khổ sở nuôi con trai khôn lớn, cứ ngỡ đã đến lúc được “ngồi hưởng phúc”, ngờ đâu giữa đường lại nhảy ra một cô gái trẻ không liên quan gì tới mình, với danh nghĩa con dâu, cùng mình tận hưởng mọi thứ liên quan đến tinh thần và vật chất của con trai mình như tình yêu, thời gian, tiền bạc… Thậm chí những gì mà người phụ nữ kia có được cũng nhiều hơn mình biết bao. Thế rồi người mẹ khó tránh được việc nảy sinh cảm giác mất mát. Mẹ chồng ngày nay cũng không dám trông mong được con dâu phụng dưỡng, hiếu kính như trong Hồng lâu mộng xưa nhưng tâm lý các bà mẹ chồng coi con trai mình như chỗ dựa tinh thần chủ yếu và cuộc sống trọn đời mình vẫn không hề giảm bớt. Đặc biệt đối với những bà mẹ đã từng trải qua sóng gió li hôn, phải chịu cực khổ nuôi con một mình hoặc chồng mất sớm, tình cảm không có chỗ dựa, cuộc sống cô quạnh thì tình yêu duy nhất sẽ càng dồn lên người con trai. Nếu cậu con làm chuyện gì có lỗi với vợ, phản bội vợ thì người mẹ sẽ là người đầu tiên cảm nhận được, và chắc chắn sẽ cho rằng do con dâu mình làm gì đó không tốt, khiến con trai mình phải tuyệt vọng. Thế nên mẹ chồng sẽ tự khắc nảy sinh cảm giác thù địch với con dâu, tìm kiếm những sai sót của con dâu để đả kích. Nếu một ngày nào đó mẹ chồng túm được “một chút manh mối”, ắt sẽ cho rằng con dâu ngoại tình, làm điều gì sai trái với con trai mình. Thế là mẹ chồng càng phẫn nộ, càng tức giận hơn, cho rằng hạnh phúc cả đời của con trai mình đã bị hủy hoại trong tay con dâu. Thế nên các bà mẹ chồng càng phải chú ý hơn…
Làm con dâu, trong thời gian yêu đương mặn nồng luôn cảm nhận được tất cả tình yêu mà người đàn ông đó dành cho mình. Cô ta sẽ hy vọng mình là người duy nhất trong trái tim người đàn ông. Nhưng sau khi kết hôn, khi cô ta thấy chồng bị phân tâm vào mẹ chồng, ắt sẽ khó tránh nảy sinh sự đố kị. Tận trong lòng, con dâu sẽ cho rằng mẹ chồng không hiểu lí lẽ, không hiểu chuyện. Con trai dù sao đã lập gia đình rồi, đã độc lập rồi, đã thuộc về tôi rồi, bà còn giữ con làm gì? Thế nên cô con dâu sẽ tìm cách giữ tình yêu của chồng và không ngừng phát triển mở rộng chiến địa của mình. Quan hệ giữa chồng và mẹ chồng càng vững chắc, thì con dâu càng có khát khao mãnh liệt muốn phá tan nó, khiến chồng chỉ nghe duy nhất lời mình, liên kết với mình thành một liên minh vững chắc không gì có thể phá vỡ được. Để tâm tư của chồng mình chỉ tập trung trên người một mình mình. Đó chính là khát vọng độc chiếm của các bà vợ.
Một khi các bà vợ phát hiện thấy hiện tượng chồng mình “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”, sẽ lại càng oán trách mẹ chồng rằng bà nuôi dạy con trai cưng của bà ra sao.
Là một người mẹ, không nên quá nhạy cảm trước những mâu thuẫn hàng ngày của con trai và con dâu, càng không nên thử ý định hướng cho con ruồng rẫy vợ. Là con dâu trong vấn đề này không những là chuyện nhạy cảm nhất mà còn phải tính toán thật kĩ. Có lúc vợ chồng nói nhau vài câu, buông vài lời bực bội hoặc chiến tranh lạnh vài ngày… cũng là chuyện khó tránh khỏi, rất bình thường. Là một bà mẹ, trước tiên không nên chủ quan khẳng định luôn rằng mọi tranh chấp cãi vã đều từ nguyên nhân con dâu mà ra, cũng không nên can thiệp vào chuyện cãi nhau của con cái, càng không nên luôn có cảm giác rằng con trai mình thiệt thòi nên vội vã ra mặt bảo vệ. Rất đúng với câu nói “ban ngày đánh nhau, buổi tối hòa hợp”, nhiều cặp vợ chồng dù cãi nhau suốt ngày cũng chỉ là mâu thuẫn nội bộ giữa họ, mẹ chồng có muốn cứu cũng không được. Vì mẹ chồng không có quyền và cũng rất khó phán định ra giữa con trai và con dâu rốt cuộc ai đúng ai sai. Lúc này, mẹ chồng thông minh có thể giả vờ ngốc, không can thiệp. Đương nhiên biện pháp thông minh nhất là nhanh chóng rời khỏi hiện trường, đi dạo công viên chẳng hạn. Nếu mẹ chồng can thiệp quá nhiều vào hôn nhân của con trai, không những không có lợi mà trái lại càng khiến vấn đề thêm tồi tệ đi. Lùi lại mà nói, nếu bạn thực sự không thể nhịn nổi cần phải hòa giải chúng thì về mặt bề ngoài, bạn cũng phải ra vẻ nghiêng về con dâu, phê bình con trai dăm câu, chứng tỏ rằng bạn không coi con dâu là người ngoài. Như vậy bạn sẽ giúp cơn tức của con dâu giảm bớt một nửa. Nếu không, con dâu sẽ cho rằng mẹ chồng và chồng hùa lại bắt nạt mình nên về mặt tâm lý sẽ cho rằng mình không hề có địa vị gì trong gia đình này. Từ đó con dâu sẽ coi thường mẹ chồng và chồng. Điều này không những làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa mẹ chồng-nàng dâu mà còn làm ảnh hưởng tới quan hệ giữa hai vợ chồng. Vậy có cần thiết phải như vậy không? Ngoài ra, mẹ chồng cũng phải tránh nói xấu con dâu trước mặt con trai vì cách làm như vậy chỉ mang lại tác dụng xấu tới quan hệ trong gia đình: ngoài việc khiến con trai bực mình, còn khiến xung đột vốn không nghiêm trọng trong gia đình lại bị đẩy cao, trở nên sắc nhọn, phức tạp.
Là một người vợ, điều đầu tiên cần phải làm được là trước mặt mẹ chồng, không cãi nhau với chồng hoặc không chỉ trích chồng. Dù mẹ chồng có rộng lượng nhân ái đến đâu, lúc đó dẫu có bênh vực mình, mắng con trai nhưng bạn cũng đừng cho rằng trái tim mẹ chồng thực sự nghiêng về bạn. Ngoại trừ chồng bạn thực sự quá đáng, trừ phi mẹ chồng bạn hiểu rõ phải trái, trừ phi mẹ chồng bạn biết bảo vệ cái kí, trừ phi mẹ chồng bạn thêm yêu quý bạn. Nếu không đồng thời chuẩn bị những điều này, bạn lại cãi nhau hoặc nói chồng không hay trước mặt mẹ chồng, bạn chỉ có thể tự mình tìm kiếm những điều không hay mà thôi.
Ngoài ra, một khi giữa mẹ chồng và con dâu nảy sinh va chạm, bất kể ai đúng ai sai, làm con dâu nhất định không thể chọi nổi mẹ chồng, không thể đối mặt trực diện, cần phải tạm thời tránh né mâu thuẫn, lấy lễ nghĩa làm trọng. Mẹ chồng dù nói bạn những gì, dùng những lời lẽ nào, bạn chỉ có thể rửa tai cung kính lắng nghe, còn miệng tuyệt đối đóng kín. Đợi sau khi xong việc qua rồi, cả hai đều bình tĩnh lại, bạn lại cùng mẹ chồng thảo luận về nguyên nhân và biện pháp giải quyết mâu thuẫn, có một số ý kiến có thể để chồng cùng nghe. Nguyên tắc là cần phải có mục đích giải quyết mâu thuẫn, chứ không cốt để xả giận. Cứ như vậy, mẹ chồng vừa vui vẻ chấp nhận, lại cảm thấy đủ giữ thể diện. Từ đó về sau có thể mẹ chồng còn nghĩ cách bù đắp những gì quá lời của mình và trong mắt mẹ chồng, bạn lại càng là một cô con dâu ngoan hiền biết chăm sóc, hiểu chuyện, biết tôn trọng bậc bề trên. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể hóa giải được mọi chuyện.
Tìm manh mối, tin nhắn điện thoại gây phong ba.
Dù con trai bà cũng nói rằng trong điện thoại của mình luôn có những tin nhắn trêu chọc như vậy nhưng mẹ chồng vẫn tức giận khôn nguôi. Bà cho rằng nếu trong cuộc sống bà là một phụ nữ trong sạch, rất giữ gìn tiết lễ, không ai dám gửi những tin nhắn bậy bạ tới cho bà.
Việc xuất hiện tin nhắn điện thoại giờ đã rất phổ biến, mang lại những lợi ích thông tin cho mọi người. Thế nhưng đôi khi tin nhắn cũng mang lại những bóng đen phủ lên trên quan hệ giữa hai vợ chồng hoặc giữa mẹ chồng-nàng dâu, thậm chí có lúc còn là nguyên do gây nên án li dị. Cũng chính vì một tin nhắn điện thoại, quan hệ giữa Tiểu Hồng và mẹ chồng tự nhiên sinh khoảng cách…
Tôi và chồng tôi kết hôn năm ngoái. Bố chồng đã sớm qua đời vì ung thư phổi. Mẹ chồng sống một mình thấy rất cô độc. Sự xuất hiện của tôi đã mang lại tiếng cười và sức sống trong gia đình vốn trống vắng. Tuy tôi và mẹ chồng đều có những thói quen sinh hoạt khác hẳn nhau nhưng đó là những vấn đề tồn tại tất yếu giữa mẹ chồng-nàng dâu, chỉ có cách khoan dung, hai bên cùng chịu khó thích ứng, về cơ bản vẫn có thể cảm thấy được an ủi, vô sự. Thế nên những ngày tháng thời đó của tôi vẫn rất ngọt ngạo. Mâu thuẫn giữa tôi và mẹ chồng là chuyện xảy ra vào mùa xuân năm nay.
Có một thời gian, bằng giác quan thứ sáu, tôi nhận thấy mọi hành động của chồng có điều đáng ngờ. Sau khi về nhà, di động của anh ấy réo không ngờ. Trong nhà có điện thoại bàn, lẽ ra anh ấy có thể dùng điện thoại bàn để gọi lại, nhưng anh ấy lại thường chạy ra ban công nghe điện thoại, giọng nói cũng nhỏ tới mức kì lạ. Lúc đó tôi thấy hơi ngờ vực, liền vặn hỏi anh, anh luôn đáp là việc công ty. Suy nghĩ lúc quả thực anh đang nỗ lực quảng bá một sản phẩm mới của công ty, điện thoại bận cũng là chuyện bình thường. Không dùng điện thoại nhà, có thể anh ấy có ý thức bảo vệ, không muốn người ta biết đến số điện thoại riêng của nhà. Bởi vậy tôi cũng không chú ý lắm. Mãi cho tới một ngày, anh lại ra ban công nghe điện thoại. Có thể anh nghĩ tôi vẫn trong toilet chưa ra nên giọng nói hơi cao một chút. Hoặc cũng có thể do trò chuyện hưng phấn quá nên có phần lơi lỏng quên mất. Tôi nghe anh nói điện thoại: “Ngoan nhé, cưng nghỉ sớm đi, ngủ ngon!” Nghe điện thoại xong, quay lại phòng khách, anh giật mình khi thấy tôi đang nhìn anh chằm chằm, gương mặt anh lộ rõ vẻ hoảng hốt. Nhưng anh vẫn chống chế vừa nói giỡn với đứa bạn. Lúc đó tôi đã có linh cảm không hay, có thể sắp xảy ra chuyện gì.
Mấy ngày sau, chuyện kì lạ xuất hiện. Di động của anh lại có tín hiệu tới nhưng không phải điện thoại, mà là tin nhắn. Mỗi lần đọc tin xong, anh lại vội vã xóa đi, tôi không biết phải làm thế nào. Nhưng người xưa nói quả không sai: “Trời không tuyệt đường con người”. Hôm đó do anh hơi mệt nên ngủ sớm. Tôi đọc báo bên cạnh anh. Đột nhiên điện thoại anh réo vang. Chưa đợi anh tỉnh hẳn, tôi nắm chặt lấy điện thoại. Anh bất chấp tất cả, giằng co với tôi. Tôi tranh thủ cơ hội chạy vào nhà bếp, chốt chặt cửa trong. Tuy anh đuổi theo sau nhưng đã muộn. Mẹ chồng có lẽ đã nghe thấy tiếng ồn ã của chúng tôi nên từ phòng ngủ đi ra, quan sát và nghe ngóng. Tôi vào mục tin nhắn, mở ra đọc, từng câu từng chữ trong đó khiến tim tôi như rơi rụng: “Con sói xám, nhớ em rồi phải không? Chiếc lắc tay anh mua tặng em rất tuyệt. Bạn bè em đều khen hết lời, nói cũng phải tới hai ngàn tệ. Em lừa họ, khoe là hơn năm ngàn tệ. Họ ngưỡng mộ em quá trời. Con sói xám của em, ngủ sớm đi, mai gặp nhé. Hôn anh!”
Tất cả không cần giải thích nữa. Mọi thứ đã quá rõ ràng. Tôi vừa khóc vừa lao ra khỏi bếp, giằng co với anh và nói rõ nguyên do cho mẹ chồng. Mặt bà sầm xuống, lẩm bẩm: “Những ngày tháng tử tế sao không biết dùng cơ chứ?” Xem ra trong chuyện này, mẹ chồng đứng về phe tôi. Dù sao cũng là phụ nữ với nhau mà, tôi nghĩ vậy. Tôi thật sự không muốn tha thứ cho anh ấy. Dù lúc đó đã tống khứ những suy nghĩ hỗn loạn trong đầu, nhưng cuối cùng suy nghĩ chiếm vị trí chủ đạp vẫn là: li hôn với người đàn ông phản bội tôi. Chồng tôi cũng mấy lần quỳ xuống xin tôi tha thứ, nói rằng họ mới quan hệ với nhau chưa lâu. Cô gái đó là một nữ sinh ngoại tỉnh mới chuyển về công ty anh ấy, cứ bám riết lấy anh vì muốn anh giúp đỡ nhiều hơn, nhanh chóng nắm vững mọi quan hệ kinh doanh. Chồng tôi cũng có tình cảm với cô ta nhưng vẫn chưa có quan hệ tình dục, bây giờ rút ra vẫn kịp nên khẩn cầu tôi cho anh ấy một cơ hội. Mẹ chồng cũng gặp riêng tôi, dùng ngôn ngữ cô giáo khuyên bảo tôi rằng: “Đàn ông yêu vì tình dục, đàn bà yêu vì tình cảm. Câu nói này hẳn con đã nghe qua rồi chứ? Đàn ông nào trong thiên hạ cũng vậy cả, không thể vượt qua nổi sự quyến rũ của phái yếu. Chuyện phạm lỗi thật khó tránh khỏi. Giờ có cả đàn ông trốn vợ sinh con với gái bên ngoài. Chỉ cần nó quyết tâm chia tay với người đàn bà đó, chỉ cần trong lòng nó còn có con, mẹ thấy, hay là con vẫn nên cho nó một cơ hội!”
Dù không hoàn toàn chấp nhận lời mẹ chồng nhưng tôi thấy tình cảm giữa mình với chồng từ trước tới giờ cũng không đến nỗi, thường ngày cũng không có mâu thuẫn gì lớn, nếu thực sự li hôn cũng hơi tiếc. Chỉ cần trái tim anh ấy vẫn ở chỗ tôi, chả thà tha thứ cho anh ấy lần này (chẳng phải họ vẫn chưa quan hệ tình dục đó sao). Chỉ cần anh ấy lại phạm sai lầm lần nữa, tôi quyết không dung tha. Một ngày sau khi chúng tôi hòa giải không lâu, tôi thấy mẹ chồng và chồng tôi đang làm gì đó trong phòng của bà. Hai người mặt kề nhau, không ngừng nói và ra cử chỉ. Quá tò mò, tôi liền đi vào. Thì ra mẹ chồng tôi đang nhờ chồng tôi dạy cho các phương pháp sử dụng mọi chức năng của máy di động. Còn nhớ lúc đó tôi còn nói đùa một câu, hình như là, “Mẹ muốn mua một chiếc di động chơi sao? Hay là muốn giúp con kiểm tra con trai mẹ?” Nghe tôi nói vậy, mặt mẹ chồng có vẻ ngượng ngùng, thanh minh rằng do rảnh rang quá, không có việc gì làm, nên muốn tìm hiểu một chút cách sử dụng di động.
Bạn bè tôi rất nhiều, nam nữ đều có cả nhưng đều là quan hệ bạn bè thông thường, không hề tồn tại chuyện yêu đương, kể cả với người đồng giới lẫn khác giới. Từ tận trong lòng, tôi đã phản đối chuyện quan hệ tình dục ngoài quan hệ vợ chồng. Song tôi vẫn có thể chấp nhận những câu đùa giỡn mang sắc thái “sex”. Tôi luôn cho rằng đây không phải là vấn đề nguyên tắc, mà bạn bè với nhau không thể quá hết lòng như người yêu. Nếu quá hết lòng sẽ rất khó là bạn bè thực sự. Có thể vì bạn bè của tôi nhiều nên mỗi dịp lễ tết, tôi cũng nhận được rất nhiều tin nhắn, trong đó cũng có một số tin trêu đùa của bạn bè mang hơi hướng sex. Tôi thường xem xong là xóa đi, không hề lưu lại hoặc chuyển cho người khác. Về chuyện này, chồng tôi cũng biết.
Trước giao thừa, mấy đứa bạn tới nhà tôi tụ tập. Phần lớn trong số đó, chồng tôi đều biết cả. Thời gian này, tôi không thích ăn uống ngoại tiệm. Đầu tiên là chê giá cả đồ ăn quá đắt, thứ hai là lo sợ không vệ sinh. Nhất là gần đây báo chí thường đăng tin tiệm ăn A làm món cá nấu bị thừa dầu, tiệm ăn B dùng mỡ nấu lại xào đồ ăn, còn có tiệm ăn phát hiện thấy dán trong đồ ăn. Vừa nghĩ tới đã thấy ghê. Tôi dần có thói quen ra siêu thị mua đồ ăn về tự làm, thấy dễ chịu hơn. Và chuyện này, bạn bè tôi ai cũng biết.
Hôm đó, tôi và chồng tôi vui vẻ đi siêu thị mua đồ ăn. Vừa về tới nhà đã thấy mẹ chồng ngồi đó, mặt rất bực bội. Tôi vội vã lại gần hỏi mẹ tôi có chuyện gì, hay trong người thấy khó chịu, hay bực mình vì thời gian chúng tôi đi mua đồ ăn quá lâu, trở về quá muộn… Mẹ chồng không để tôi nói hết, liếc nhìn một cái rồi mắng tôi xối xả: “Cô chửi con trai tôi như vậy, tôi cứ ngỡ cô đàng hoàng lắm. Thật đúng là mèo nào cắn mỉu này. Sau này bỏ thói đó đi cho tôi!” Cây ngay không sợ chết đứng, nhưng tôi cũng sững sờ vì những lời nói của mẹ chồng. Lòng tôi còn thầm nghĩ: “Tết nhất đến nơi rồi mà bà còn hát gì nữa đây?” Đợi bình tĩnh lại, tôi hỏi: “Mẹ, mẹ cứ từ từ nói, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?” Tôi vừa nói vừa đưa cho mẹ chồng một ly nước lọc. Bà uống một hơi, mát giọng nhưng dáng điệu vẫn tức giận: “Cô là đồ bề ngoài đoan chính, bên trong gian ngầm!” Thật không xấu hổ là giáo viên, nói năng lý lẽ hết câu này tới câu khác. “Tôi nói cho cô biết, nếu cô không giải thích rõ với tôi, cái Tết này đừng ai mong nhé.” Nói xong mẹ chồng rút từ trong túi áo ra một chiếc điện thoại. Đó chính là chiếc di động của tôi. Lúc về nhà, tôi thường không mang điện thoại theo người mà đặt trên giá sách.
Trời, nhất định là tin nhắn điện thoại gây ra đây mà! Quả không sai, trong một đống tin nhắn điện thoại gửi tới, ngoài phần lớn tin nhắn chúc Tết còn thêm vài tin nhắn bậy bạ trêu chọc. Mặc dù tôi ra sức giải thích rằng mọi người chỉ đùa thôi, mẹ đừng coi là thật, rằng chồng con vẫn luôn nhận được những tin nhắn như vậy nhưng mẹ chồng vẫn không nguôi giận. Bà cho rằng nếu trong cuộc sống, tôi là một người phụ nữ trong sạch, biết giữ gìn, không ai dám gửi tới cho tôi những tin nhắn bậy bạ như thế. Bà còn nói, khi lũ bạn tôi tới chơi, nhất định bà sẽ hỏi rõ trước mặt xem ai có mặt mũi nào gửi những tin nhắn quấy rối như thế. Từ đó về sau, mẹ chồng thường nhân lúc tôi không chú ý, xem trộm tin nhắn của tôi.
Thì ra mẹ chồng học cách sử dụng điện thoại từ chồng tôi là có chủ ý. Tôi không khỏi thầm kính phục trí thông minh của bà, dù sự tài trí này dùng sai chỗ. Để làm bạn bè không mất hứng, cũng không để tôi rơi vào cảnh khó xử, tôi và chồng tôi thương lượng hủy bỏ mấy cuộc tụ tập bạn bè ở nhà tôi. Tất cả đều được tổ chức ở nhà hàng. Nếu ăn phải dán, thức ăn có vấn đề…, đành chịu thôi. Cùng lắm tới bệnh viện rửa ruột. Tôi rất phẫn nộ. Từ sau chuyện đó, mẹ chồng và tôi như có khoảng cách, mãi tới tận hôm nay.
/24
|