Chỉ ba tháng sau Tưởng đã muốn trở về Trung hoa. Trong một cuốn hồi ký viết sau này, Tưởng nhận xét: "Từ sự quan sát và các cuộc tiếp xúc của tôi, tôi nhận thấy những cuộc xung đột dữ dằn nhất không những đang tiếp diễn tại nước Nga, mà còn cả giữa các đảng viên cộng sản với nhau." Trước khi ra đi, Tưởng hy vọng sẽ được chứng kiến một bộ mặt kỷ luật của Nga và một đảng cộng sản kiểm soát tuyệt đối được đảng và quốc gia Ngạ Trái lại Tưởng chỉ chứng kiến những cuộc ám sát lẫn nhau, và sự yếu kém ngay trong đảng. Ngày 29- 11, Tưởng bất thình lình chấm dứt cuộc viếng thăm và vội vàng hồi hương.
Khi trở về Trung hoa, Tưởng Giới Thạch khuyên Quốc dân đảng không nên tin người Ngạ Tưởng thận trọng nhắc nhở các đồng chí trong Quốc dân đảng: "Trong cuộc trợ giúp Trung hoa, đảng cộng sản Nga chỉ có một mục đích biến đảng cộng sản Trung hoa thành một sức mạnh duy nhất. Nga sô muốn biến những đất đai tại Mãn châu, Mông cổ, Hồi giáo và Tây tạng trở thành lãnh thổ của Ngạ Nga sô có những tham vọng lớn tại Trung hoạ"
Tưởng biết rằng kinh nghiệm của ông về Nga sô đã giúp ông trở thành một nhân vật duy nhất trong Quốc dân đảng có thể đương đầu với vấn đề Nga sộ Nếu người Nga định thành lập một trường võ bị tại Quảng Châu để đào tạo một quân đội thực sự với trang bị của Nga sô, thì Tưởng phải là người kiểm soát trường võ bị đó, và từ đó Tưởng sẽ có thể nắm được quân đội tương lai. Nhờ kinh nghiệm Nga sô của Tưởng, không ai có thể tranh được chức chỉ huy trưởng trường võ bị Hoàng Phố với Tưởng.
Sau khi ở Nga sô về, Tưởng trở về quê nhà tại Khê Khẩu trong khi phe bảo thủ vận động ráo riết chức chỉ huy trường võ bị Hoàng Phố cho Tưởng. Đến ngày 26- 12- 1923, Tưởng nhận được điện văn hứa cho Tưởng được toàn quyền điều hành trường võ bị Hoàng Phố. Điện văn còn nói tiếp: "Việc tổ chức trường võ bị không thể tiến hành được nếu không có Ngài." Ngày 30- 12, Tôn Dật Tiên lại gửi cho Tưởng một điện văn thứ hai, yêu cầu Tưởng phải lập tức đến Quảng Châu ngay "để tường trình mọi vấn đề và soạn thảo kế hoạch hợp tác Nga- Hoa".
Mãi đến ngày 16- 1- 1924, Tưởng mới rời Khê Khẩu, đúng lúc cuộc đại hội của Quốc dân đảng đang diễn ra tại Quảng Châu. Tưởng muốn toàn thể đại hội Quốc dân đảng phải xác nhận việc bổ nhiệm Tưởng vào chức vụ điều khiển trường võ bị Hoàng Phố. Nhưng trong buổi đại hội này, một số đảng viên cộng sản gia nhập Quốc dân đảng đã chống lại chương trình và cách điều hành trường Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch. Khi Tưởng trình bày kế hoạch về trường Hoàng Phố thì các đảng viên cộng sản và các cố vấn Nga phản đối và tìm cách qua mặt Tưởng. Tưởng tức giận, đập bàn và bỏ về Khê Khẩu.
Khi về đến Khê Khẩu, Tưởng viết cho Tôn Dật Tiên một lá thư dài. Tưởng nhận lỗi là đã quá "Bướng bỉnh" tại buổi đại hội và "Bồn chồn như một người ngồi trên manh chiếu đầy đinh nhọn, " nhưng tất cả những cái đó chỉ là vấn đề tiểu tiết cá nhân. Điều chính làm Tưởng nổi giận là sự chia ra thành các phe nhóm chống đối nhau trong Quốc dân đảng, và những phe đó chính là cộng sản và Nga sộ Tưởng thú nhận đồng ý với những tư tưởng chính trị bảo thủ với các đồng chí khác trong Quốc dân đảng. Tưởng lý luận Quốc dân đảng có thể tiếp nhận những khuynh hướng mới, nhưng không nên từ bỏ hệ thống cổ truyền. Nhiều người Tôn Dật Tiên coi là có khả năng và trung thành, nhưng thực ra họ chỉ là những người thời cợ Đúng ra Tôn Dật Tiên phải cần đến những người thực sự trung thành và tin cậy được, như chính Tưởng chẳng hạn. Tưởng lại nhắc nhở Tôn Dật Tiên rằng chỉ có mình Tưởng là người đã đứng cạnh Tôn Dật Tiên trong cuộc chiến đấu chống lại sứ quân Quảng Đông trước kia. Tưởng cho biết không thể nào điều khiển trường võ bị Hoàng Phố mà không được biết rõ những lý thuyết chính trị trong chương trình giảng dạy.
Tôn Dật Tiên cuối cùng đồng ý ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong việc loại bỏ các chính ủy cộng sản tại trường Hoàng Phố. Ngày 3- 5- 1924, Tưởng Giới Thạch chính thức được bổ nhiệm chức chỉ huy trưởng trường Hoàng Phố, kiêm tham mưu trưởng quân đội Quốc dân đảng. Borodin mắc một lỗi lầm quan trọng khi nhượng bộ việc bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch. Borodin không hiểu thái độ của người Trung hoa đối với ông thày dạy mình. Người Trung hoa có ba mối ràng buộc chính yếu. Thứ nhất là tuyệt đối trung thành với gia đình. Thứ hai là trung thành với các người không cùng một huyết mạch nhưng ràng buộc qua hôn nhân. Thứ ba là mối liên hệ giữa sư phụ và đệ tử. Các sứ quân Trung hoa đã tận dụng khai thác các mối ràng buộc trung thành truyền thống này. Tưởng cũng hiểu điều này hơn ai hết. Nếu Tưởng là người chỉ huy trưởng trường Hoàng Phố thì tất cả mọi khóa sinh đều là học trò của Tưởng, và Tưởng sẽ có được sự kính trọng và trung thành của các cấp chỉ huy quân sự sau này trong quân đội Trung hoa. Đó là một thành công quan trọng nhất của Tưởng.
Borodin và Tôn Dật Tiên đồng ý rằng mục tiêu đầu tiên là thành lập một quân đội theo kiểu mẫu Nga sô, và sửa soạn một căn cứ để mở cuộc chinh phục các sứ quân miền bắc. Nga sô viện trợ ngân khoản và cố vấn. Năm 1924, ngân quỹ Quốc dân đảng thiếu hụt, và phải nhờ vào tiền của Hội Người Trung Hoa Hải Ngoại. Cuối tháng 2- 1924, Tôn Dật Tiên nhận được một ngân khoản 64 ngàn đô la, có lẽ là tiền của Nga sộ Tưởng Giới Thạch hỏi lãnh tụ cộng sản Liêu Trọng Khải về nguồn gốc số tiền đó, thì được Liêu Trọng Khải trả lời, "Về tiền bạc để điều hành trường thì tôi không bao giờ hỏi xem tiền đó được tiêu dùng thế nào, thì ông cũng không nên hỏi tiền đó từ đâu tới. Tiền sẽ không bao giờ thiếu và ông cứ an tâm điều khiển trường." Về sau Mạc tư khoa công nhận chính Nga sô đài thọ cho trường Hoàng Phố, và chi phí lên tới 27 triệu đô la.
Khi trở về Trung hoa, Tưởng Giới Thạch khuyên Quốc dân đảng không nên tin người Ngạ Tưởng thận trọng nhắc nhở các đồng chí trong Quốc dân đảng: "Trong cuộc trợ giúp Trung hoa, đảng cộng sản Nga chỉ có một mục đích biến đảng cộng sản Trung hoa thành một sức mạnh duy nhất. Nga sô muốn biến những đất đai tại Mãn châu, Mông cổ, Hồi giáo và Tây tạng trở thành lãnh thổ của Ngạ Nga sô có những tham vọng lớn tại Trung hoạ"
Tưởng biết rằng kinh nghiệm của ông về Nga sô đã giúp ông trở thành một nhân vật duy nhất trong Quốc dân đảng có thể đương đầu với vấn đề Nga sộ Nếu người Nga định thành lập một trường võ bị tại Quảng Châu để đào tạo một quân đội thực sự với trang bị của Nga sô, thì Tưởng phải là người kiểm soát trường võ bị đó, và từ đó Tưởng sẽ có thể nắm được quân đội tương lai. Nhờ kinh nghiệm Nga sô của Tưởng, không ai có thể tranh được chức chỉ huy trưởng trường võ bị Hoàng Phố với Tưởng.
Sau khi ở Nga sô về, Tưởng trở về quê nhà tại Khê Khẩu trong khi phe bảo thủ vận động ráo riết chức chỉ huy trường võ bị Hoàng Phố cho Tưởng. Đến ngày 26- 12- 1923, Tưởng nhận được điện văn hứa cho Tưởng được toàn quyền điều hành trường võ bị Hoàng Phố. Điện văn còn nói tiếp: "Việc tổ chức trường võ bị không thể tiến hành được nếu không có Ngài." Ngày 30- 12, Tôn Dật Tiên lại gửi cho Tưởng một điện văn thứ hai, yêu cầu Tưởng phải lập tức đến Quảng Châu ngay "để tường trình mọi vấn đề và soạn thảo kế hoạch hợp tác Nga- Hoa".
Mãi đến ngày 16- 1- 1924, Tưởng mới rời Khê Khẩu, đúng lúc cuộc đại hội của Quốc dân đảng đang diễn ra tại Quảng Châu. Tưởng muốn toàn thể đại hội Quốc dân đảng phải xác nhận việc bổ nhiệm Tưởng vào chức vụ điều khiển trường võ bị Hoàng Phố. Nhưng trong buổi đại hội này, một số đảng viên cộng sản gia nhập Quốc dân đảng đã chống lại chương trình và cách điều hành trường Hoàng Phố của Tưởng Giới Thạch. Khi Tưởng trình bày kế hoạch về trường Hoàng Phố thì các đảng viên cộng sản và các cố vấn Nga phản đối và tìm cách qua mặt Tưởng. Tưởng tức giận, đập bàn và bỏ về Khê Khẩu.
Khi về đến Khê Khẩu, Tưởng viết cho Tôn Dật Tiên một lá thư dài. Tưởng nhận lỗi là đã quá "Bướng bỉnh" tại buổi đại hội và "Bồn chồn như một người ngồi trên manh chiếu đầy đinh nhọn, " nhưng tất cả những cái đó chỉ là vấn đề tiểu tiết cá nhân. Điều chính làm Tưởng nổi giận là sự chia ra thành các phe nhóm chống đối nhau trong Quốc dân đảng, và những phe đó chính là cộng sản và Nga sộ Tưởng thú nhận đồng ý với những tư tưởng chính trị bảo thủ với các đồng chí khác trong Quốc dân đảng. Tưởng lý luận Quốc dân đảng có thể tiếp nhận những khuynh hướng mới, nhưng không nên từ bỏ hệ thống cổ truyền. Nhiều người Tôn Dật Tiên coi là có khả năng và trung thành, nhưng thực ra họ chỉ là những người thời cợ Đúng ra Tôn Dật Tiên phải cần đến những người thực sự trung thành và tin cậy được, như chính Tưởng chẳng hạn. Tưởng lại nhắc nhở Tôn Dật Tiên rằng chỉ có mình Tưởng là người đã đứng cạnh Tôn Dật Tiên trong cuộc chiến đấu chống lại sứ quân Quảng Đông trước kia. Tưởng cho biết không thể nào điều khiển trường võ bị Hoàng Phố mà không được biết rõ những lý thuyết chính trị trong chương trình giảng dạy.
Tôn Dật Tiên cuối cùng đồng ý ủng hộ Tưởng Giới Thạch trong việc loại bỏ các chính ủy cộng sản tại trường Hoàng Phố. Ngày 3- 5- 1924, Tưởng Giới Thạch chính thức được bổ nhiệm chức chỉ huy trưởng trường Hoàng Phố, kiêm tham mưu trưởng quân đội Quốc dân đảng. Borodin mắc một lỗi lầm quan trọng khi nhượng bộ việc bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch. Borodin không hiểu thái độ của người Trung hoa đối với ông thày dạy mình. Người Trung hoa có ba mối ràng buộc chính yếu. Thứ nhất là tuyệt đối trung thành với gia đình. Thứ hai là trung thành với các người không cùng một huyết mạch nhưng ràng buộc qua hôn nhân. Thứ ba là mối liên hệ giữa sư phụ và đệ tử. Các sứ quân Trung hoa đã tận dụng khai thác các mối ràng buộc trung thành truyền thống này. Tưởng cũng hiểu điều này hơn ai hết. Nếu Tưởng là người chỉ huy trưởng trường Hoàng Phố thì tất cả mọi khóa sinh đều là học trò của Tưởng, và Tưởng sẽ có được sự kính trọng và trung thành của các cấp chỉ huy quân sự sau này trong quân đội Trung hoa. Đó là một thành công quan trọng nhất của Tưởng.
Borodin và Tôn Dật Tiên đồng ý rằng mục tiêu đầu tiên là thành lập một quân đội theo kiểu mẫu Nga sô, và sửa soạn một căn cứ để mở cuộc chinh phục các sứ quân miền bắc. Nga sô viện trợ ngân khoản và cố vấn. Năm 1924, ngân quỹ Quốc dân đảng thiếu hụt, và phải nhờ vào tiền của Hội Người Trung Hoa Hải Ngoại. Cuối tháng 2- 1924, Tôn Dật Tiên nhận được một ngân khoản 64 ngàn đô la, có lẽ là tiền của Nga sộ Tưởng Giới Thạch hỏi lãnh tụ cộng sản Liêu Trọng Khải về nguồn gốc số tiền đó, thì được Liêu Trọng Khải trả lời, "Về tiền bạc để điều hành trường thì tôi không bao giờ hỏi xem tiền đó được tiêu dùng thế nào, thì ông cũng không nên hỏi tiền đó từ đâu tới. Tiền sẽ không bao giờ thiếu và ông cứ an tâm điều khiển trường." Về sau Mạc tư khoa công nhận chính Nga sô đài thọ cho trường Hoàng Phố, và chi phí lên tới 27 triệu đô la.
/39
|