CHƯƠNG 71
Đại thất phía đông Đại Minh cung Quang Hoa điện.
Chính giữa là ngai vàng, trên mặt đất chung quanh ngai vàng bày ra một tấm thảm thêu hoa văn nổi rất tinh xảo, hai bên có dựng một cặp phiến chế từ lông khổng tước.
Phía sau ngai vàng là ba bức bình phong tùng bách mai lan, tấm phía trước có một biển dài, dùng chữ Khải thư viết: “Đương kim hoàng đế bệ hạ hai tuần vạn thọ, phúc trạch lâu dài, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế”. Mặt sau bình phong lại có núi đá trúc tùng.
Hai bên ngai vàng có một cặp bàn trà làm bằng gỗ tử đàn, trên bàn có một chậu cây táo. Cây táo đôi rất cao, Trần Thiết đã bố trí tốt nhất, lại cho hoa quả có hương thơm tự nhiên, để tạo ra không khí trong sạch, tươi mát.
Tư Mã Ngung và Từ Húc ngồi trên ngai vàng, còn những người khác thì ngồi trên mặt đất phía trước bọn họ, từ phải sang là Khổng Chiêu Minh, Xương Bình, Khánh Bình, Tư Mã Khiêm, Tư Mã Hằng, Tư Mã Kiện và Tư Mã Cần.
Tư Mã Cần thấy mình vô tội mà lại bị xử phạt, cảm thấy rất tủi thân, trong lòng muốn nói đều là lỗi của Khổng Chiêu Minh, đã nói không nên làm, lại cố tình không nghe khiến mình ngay trước mặt mọi người bị phụ hoàng trách phạt, lại còn bị tịch thu mất trung hiếu đái. Ngươi không biết xấu hổ, ngươi không cần, nhưng ta thì cần. Bởi vậy Tư Mã Cần rất tức giận, quyết định tạm thời không thèm nhìn mặt phu quân của mình.
Họa sư Như Ý quán Thang Ước Hàn, tóc đỏ, mắt đồng, tuổi chừng hơn ba mươi, chính là người Bồ Đào Nha, đến cung đình phụng dưỡng mấy năm, tiếng hán rất lưu loát, từng dùng kỹ xảo phương Tây vẽ triều phục cho Tư Mã Ngung, hoàng đế rất tâm đắc. Bây giờ y đang quỳ trên mặt đất, chờ đợi hoàng đế ra lệnh.
“Ước Hàn, quốc vương các ngươi đã từng vẽ cả hoàng tộc chưa?”. Tư Mã Ngung tò mò hỏi.
“Quốc vương Bồ Đào Nha không nhiều người nhiều phúc khí bằng Thánh Thượng, nhưng ngài ấy cũng đã từng cho vẽ cả hoàng tộc”. Thang Ước Hàn cung kính trả lời hoàng đế, đối với chuyện nịnh hót đã sớm am hiểu tường tận.
“Hoàng hậu đang mang long thai, không nên ngồi lâu, cho nên trẫm chỉ cho các ngươi nửa canh giờ, nhớ rõ phải tận dụng thời gian, biết không?”. Tư Mã Ngung nghiêm túc dặn dò chúng họa sư.
“Thần đã biết”. Thang Ước Hàn không khỏi đổ mồ hôi lạnh, nghĩ thầm, điệu này phải tốc chiến tốc thắng mới được.
“Trường An, đưa hoa cho trẫm”.
“Lão nô tuân chỉ”. Lý Trường An lập tức sai người mang hoa mẫu đơn vừa rồi hái được ở ngự hoa viên tới.
Tư Mã Ngung đón lấy hoa mẫu đơn, sau đó nhẹ nhàng cài lên tóc Từ Húc. Hoa mẫu đơn ung dung đẹp đẽ quý phái, tráng lệ, kiều diễm, quốc sắc thiên hương, có thơ rằng: ” Quốc sắc triều hàm tửu, thiên hương dạ nhiễm y. Đan cảnh xuân túy dung, minh nguyệt vấn quy kỳ” (“Sắc nước khiến ban mai đắm chìm trong men rượu, màn đêm nhuộm sắc hương trời. Cảnh son khiến mùa xuân say mê dung mạo, làm vầng trăng tỏ kia phải hỏi ngày trở về”). Bởi vậy đa số người thống trị cùng với các vương công đại thần phú quý đều rất thích mẫu đơn.
“Húc Nhi, có thích không?”. Tư Mã Ngung khẽ hôn lên hai má ái thê.
“Ngung, thích lắm, bọn nhỏ trong bụng cũng thích, chúng vừa mới đá ta một cái”. Hắn thẹn thùng nói khiến cho hoàng đế dục hỏa tăng lên.
“Vậy các ngươi bắt đầu đi”. Tư Mã Ngung kiệt lực áp chế dục hỏa của mình, tuy rằng rất thống khổ, nhưng cũng rất cao hứng vì vừa rồi đã phạt hiền tế cấm dục một tháng.
“Thần tuân chỉ”.
Chúng họa sư đứng trước giá gỗ bắt đầu bận rộn vẽ tranh, bởi vì thời gian có hạn, nên Thang Ước Hàn vẽ tướng mạo, cách ăn mặc trước, còn nhóm trợ thủ thì vẽ cảnh chung quanh sau.
“Ngung, sao đột nhiên lại cho vẽ tranh vậy?”. Hắn rất muốn biết nguyên nhân.
“Húc Nhi, không phải đột nhiên đâu. Mấy ngày trước trẫm đã lệnh bọn họ chuẩn bị, bởi vì trẫm muốn sau khi về già, để con cháu chúng ta nhìn thấy lúc tổ mẫu còn trẻ rất đáng yêu, không tốt sao?”. Tư Mã Ngung yêu thương nhìn ái thê.
“Tốt lắm, con cháu cũng sẽ nhìn thấy tổ phụ oai phong hùng dũng”. Từ Húc cười nói khen tặng đối phương.
“Vậy về sau, chúng ta phải thường xuyên vễ về cuộc sống của mình rồi giữ lại, đợi đến lúc trẫm chín tuần vạn thọ (lễ vạn thọ 90 tuổi), toàn bộ trưng bày ở Vô Trường cung cho quần thần ngắm nhìn, làm cho bọn họ thán phục, được chứ”. Tư Mã Ngung mặt không đổi sắc nói, lập ra ý nguyện to lớn.
“Ngung, nhân sinh thất thập cổ lai hy, chỉ sợ không dễ dàng. Khi ngươi chín tuần vạn thọ, ta cũng đã tám mươi lăm tuổi, hơn nữa sáu mươi năm lâu như vậy, ai biết được. Nhưng mà có mục tiêu như vậy cũng tốt”. Từ Húc không thể tưởng được một câu này của hoàng đế, ngày sau lại trở thành sự thật, hơn nữa còn để lại rất nhiều tác phẩm cung đình rất trân quý. Chính là chân dung Cao Tông hoàng đế cùng Hiếu Từ hoàng hậu phong thiện* ở Thái sơn, với nhiều bức họa bắc thú tị thử sơn trang đồ**, nam tuần Giang Nam đồ ***, Khổng phủ đồ, nhưng đều là những việc sau không cần đề cập tới.
—————————-
* Thời xưa chỉ vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất
** Tranh săn bắn nghỉ mát ở phía Bắc
*** Tranh tuần sát Giang Nam
Đại thất phía đông Đại Minh cung Quang Hoa điện.
Chính giữa là ngai vàng, trên mặt đất chung quanh ngai vàng bày ra một tấm thảm thêu hoa văn nổi rất tinh xảo, hai bên có dựng một cặp phiến chế từ lông khổng tước.
Phía sau ngai vàng là ba bức bình phong tùng bách mai lan, tấm phía trước có một biển dài, dùng chữ Khải thư viết: “Đương kim hoàng đế bệ hạ hai tuần vạn thọ, phúc trạch lâu dài, vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế”. Mặt sau bình phong lại có núi đá trúc tùng.
Hai bên ngai vàng có một cặp bàn trà làm bằng gỗ tử đàn, trên bàn có một chậu cây táo. Cây táo đôi rất cao, Trần Thiết đã bố trí tốt nhất, lại cho hoa quả có hương thơm tự nhiên, để tạo ra không khí trong sạch, tươi mát.
Tư Mã Ngung và Từ Húc ngồi trên ngai vàng, còn những người khác thì ngồi trên mặt đất phía trước bọn họ, từ phải sang là Khổng Chiêu Minh, Xương Bình, Khánh Bình, Tư Mã Khiêm, Tư Mã Hằng, Tư Mã Kiện và Tư Mã Cần.
Tư Mã Cần thấy mình vô tội mà lại bị xử phạt, cảm thấy rất tủi thân, trong lòng muốn nói đều là lỗi của Khổng Chiêu Minh, đã nói không nên làm, lại cố tình không nghe khiến mình ngay trước mặt mọi người bị phụ hoàng trách phạt, lại còn bị tịch thu mất trung hiếu đái. Ngươi không biết xấu hổ, ngươi không cần, nhưng ta thì cần. Bởi vậy Tư Mã Cần rất tức giận, quyết định tạm thời không thèm nhìn mặt phu quân của mình.
Họa sư Như Ý quán Thang Ước Hàn, tóc đỏ, mắt đồng, tuổi chừng hơn ba mươi, chính là người Bồ Đào Nha, đến cung đình phụng dưỡng mấy năm, tiếng hán rất lưu loát, từng dùng kỹ xảo phương Tây vẽ triều phục cho Tư Mã Ngung, hoàng đế rất tâm đắc. Bây giờ y đang quỳ trên mặt đất, chờ đợi hoàng đế ra lệnh.
“Ước Hàn, quốc vương các ngươi đã từng vẽ cả hoàng tộc chưa?”. Tư Mã Ngung tò mò hỏi.
“Quốc vương Bồ Đào Nha không nhiều người nhiều phúc khí bằng Thánh Thượng, nhưng ngài ấy cũng đã từng cho vẽ cả hoàng tộc”. Thang Ước Hàn cung kính trả lời hoàng đế, đối với chuyện nịnh hót đã sớm am hiểu tường tận.
“Hoàng hậu đang mang long thai, không nên ngồi lâu, cho nên trẫm chỉ cho các ngươi nửa canh giờ, nhớ rõ phải tận dụng thời gian, biết không?”. Tư Mã Ngung nghiêm túc dặn dò chúng họa sư.
“Thần đã biết”. Thang Ước Hàn không khỏi đổ mồ hôi lạnh, nghĩ thầm, điệu này phải tốc chiến tốc thắng mới được.
“Trường An, đưa hoa cho trẫm”.
“Lão nô tuân chỉ”. Lý Trường An lập tức sai người mang hoa mẫu đơn vừa rồi hái được ở ngự hoa viên tới.
Tư Mã Ngung đón lấy hoa mẫu đơn, sau đó nhẹ nhàng cài lên tóc Từ Húc. Hoa mẫu đơn ung dung đẹp đẽ quý phái, tráng lệ, kiều diễm, quốc sắc thiên hương, có thơ rằng: ” Quốc sắc triều hàm tửu, thiên hương dạ nhiễm y. Đan cảnh xuân túy dung, minh nguyệt vấn quy kỳ” (“Sắc nước khiến ban mai đắm chìm trong men rượu, màn đêm nhuộm sắc hương trời. Cảnh son khiến mùa xuân say mê dung mạo, làm vầng trăng tỏ kia phải hỏi ngày trở về”). Bởi vậy đa số người thống trị cùng với các vương công đại thần phú quý đều rất thích mẫu đơn.
“Húc Nhi, có thích không?”. Tư Mã Ngung khẽ hôn lên hai má ái thê.
“Ngung, thích lắm, bọn nhỏ trong bụng cũng thích, chúng vừa mới đá ta một cái”. Hắn thẹn thùng nói khiến cho hoàng đế dục hỏa tăng lên.
“Vậy các ngươi bắt đầu đi”. Tư Mã Ngung kiệt lực áp chế dục hỏa của mình, tuy rằng rất thống khổ, nhưng cũng rất cao hứng vì vừa rồi đã phạt hiền tế cấm dục một tháng.
“Thần tuân chỉ”.
Chúng họa sư đứng trước giá gỗ bắt đầu bận rộn vẽ tranh, bởi vì thời gian có hạn, nên Thang Ước Hàn vẽ tướng mạo, cách ăn mặc trước, còn nhóm trợ thủ thì vẽ cảnh chung quanh sau.
“Ngung, sao đột nhiên lại cho vẽ tranh vậy?”. Hắn rất muốn biết nguyên nhân.
“Húc Nhi, không phải đột nhiên đâu. Mấy ngày trước trẫm đã lệnh bọn họ chuẩn bị, bởi vì trẫm muốn sau khi về già, để con cháu chúng ta nhìn thấy lúc tổ mẫu còn trẻ rất đáng yêu, không tốt sao?”. Tư Mã Ngung yêu thương nhìn ái thê.
“Tốt lắm, con cháu cũng sẽ nhìn thấy tổ phụ oai phong hùng dũng”. Từ Húc cười nói khen tặng đối phương.
“Vậy về sau, chúng ta phải thường xuyên vễ về cuộc sống của mình rồi giữ lại, đợi đến lúc trẫm chín tuần vạn thọ (lễ vạn thọ 90 tuổi), toàn bộ trưng bày ở Vô Trường cung cho quần thần ngắm nhìn, làm cho bọn họ thán phục, được chứ”. Tư Mã Ngung mặt không đổi sắc nói, lập ra ý nguyện to lớn.
“Ngung, nhân sinh thất thập cổ lai hy, chỉ sợ không dễ dàng. Khi ngươi chín tuần vạn thọ, ta cũng đã tám mươi lăm tuổi, hơn nữa sáu mươi năm lâu như vậy, ai biết được. Nhưng mà có mục tiêu như vậy cũng tốt”. Từ Húc không thể tưởng được một câu này của hoàng đế, ngày sau lại trở thành sự thật, hơn nữa còn để lại rất nhiều tác phẩm cung đình rất trân quý. Chính là chân dung Cao Tông hoàng đế cùng Hiếu Từ hoàng hậu phong thiện* ở Thái sơn, với nhiều bức họa bắc thú tị thử sơn trang đồ**, nam tuần Giang Nam đồ ***, Khổng phủ đồ, nhưng đều là những việc sau không cần đề cập tới.
—————————-
* Thời xưa chỉ vua chúa lên núi Thái Sơn cúng tế trời đất
** Tranh săn bắn nghỉ mát ở phía Bắc
*** Tranh tuần sát Giang Nam
/83
|