Mộc Tử, nữ, mười lăm tuổi, học sinh cấp ba
Tôi là một đứa con gái có tính cách hướng nội, thường ít khi giao lưu với bạn bè trong lớp, thích ngồi một mình nghĩ ngợi mông lung. Bây giờ tôi đang gặp phải một số vướng mắc, nhưng tôi không có bạn tri âm để chia sẻ. Vì thế không ai nói cho tôi biết phải làm sao.
Ngày hai mươi mốt tháng mười hai âm lịch năm ngoái là một ngày tai họa đối với gia đình tôi. Anh hai tôi vì mắc bệnh thận nên phải nhập viện. Cả nhà tôi: bố, mẹ, anh cả, chị dâu và tôi đều phải thay nhau vào viện chăm sóc anh hai. Anh hai là người có tính cách rất cởi mở nên cả nhà ai cũng yêu quý anh và mong anh sớm lành bệnh. Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp ở đơn vị của anh hai đều rất quan tâm đến anh và cũng giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Thế nhưng hy vọng của tất cả mọi người đều không cứu sống được anh hai tôi. Đúng ba giờ sáng vào cái ngày bất hạnh đó, anh hai tôi đã qua đời. Tôi mãi mãi không bao giờ quên cảnh tượng đáng sợ đó. Sáng sớm hôm đó, tôi bị tiếng khóc lóc của mẹ đánh thức, mẹ đang nghe điện thoại của anh cả từ trong bệnh viện gọi về. Sau đó cả nhà tôi ôm lấy nhau mà khóc...
Tôi càng không bao giờ ngờ được rằng, mình lại không phải người một nhà với họ.
Sau khi anh hai qua đời, lãnh đạo của đơn vị anh đến nhà tôi bàn bạc chuyện hậu sự cho anh. Bố mẹ nói chuyện với họ ở nhà ngoài, tôi ngồi làm bài tập ở phòng trong. Bỗng tôi nghe được một câu của bố vọng vào, như tiếng sấm nổ ngang tai. Bố nói: “... Con gái là tôi nhặt về đấy!”, bố chưa nói hết thì đã bị mẹ ngăn lại vì sợ tôi nghe thấy. Thế nhưng tôi đã nghe thấy dù tiếng bố rất nhỏ. Tôi sững sờ ngồi thừ người ra, trông chẳng khác gì một bức tượng đá. Một lát sau, tôi nghe thấy tiếng bước chân rất nhẹ của mẹ đang đi đến. Tôi vội vàng làm bộ như không hề hay biết chuyện gì. Mẹ nhìn tôi học bài, xoa xoa đầu tôi rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng. Nước mắt tôi lăn dài trên gò má. Tôi ở lì trong phòng khóc rất lâu, đột nhiên cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô độc, giống như đang một mình lạc giữa hoang mạc vậy!
Bước ra khỏi phòng, nhìn thấy mẹ đang cặm cụi trong nhà bếp, tôi thấy mẹ thật quen thuộc, thật gần gũi. Nhưng tại sao mẹ lại không phải là mẹ đẻ của tôi cơ chứ? Tôi định cất tiếng gọi mẹ quen thuộc nhưng không hiểu sao không cất lời lên được. Bởi vì tôi cứ cất lời là nước mắt tôi lại chảy dài trên má. Tôi rất muốn biết bố mẹ đẻ của tôi là ai, họ là người thế nào, hiện giờ sống ở đâu, tại sao họ lại nỡ vứt bỏ tôi? Nhưng tất cả những câu hỏi này tôi đều không thể tìm được câu trả lời. Tôi không dám đi hỏi bố mẹ, cũng không biết nếu tôi hỏi thì sẽ thế nào?
Vài năm trước, ở một gia đình khác, nghe nói có một cô bé nọ được mẹ nhặt ở ngoài đường, tôi cảm thấy rất tò mò và tội nghiệp cho cô bé đó, đồng thời tự thấy mình rất may mắn. Nhưng nay tôi mới biết hóa ra tôi cũng đáng thương như cô bé bị bỏ rơi kia. Chúng tôi đều không biết bố mẹ đẻ của mình là ai, chúng tôi đều là những đứa trẻ bị người ta ruồng bỏ.
Khi còn học cấp hai, kết quả học tập của tôi khá tốt. Bố muốn tôi học lên trung cấp, nhưng tôi nhất định muốn học cấp ba. Kết quả là tôi thiếu một điểm. Bố mẹ tôi trong hoàn cảnh túng quẫn vẫn cố gắng bỏ ra sáu nghìn nhân dân tệ để lo cho tôi vào được cấp ba. Tôi vốn cảm thấy rất áy náy, giờ lại càng cảm thấy không xứng đáng với bố mẹ. Bố mẹ đối xử với tôi tốt như cha mẹ đẻ.
Sau khi lên cấp ba, thành tích học tập của tôi không được tốt cho lắm. Gặp phải một cú sốc lớn như vậy, tôi càng không sao học được. Nếu như sau ba năm học cấp ba, tôi không thi đỗ đại học thì sao? Tôi còn mặt mũi nào mà ở trong ngôi nhà này được nữa. Tôi làm sao mặt dày để bố mẹ phí công nuôi dưỡng cho đến tận năm tôi mười tám tuổi cơ chứ? Tôi từng nghĩ, ba năm sau, nếu như không thi đỗ đại học, cùng đường tôi sẽ tự vẫn. Nhưng tôi biết đến lúc đó, tôi sẽ không có đủ dũng khí để tìm đến cái chết. Bây giờ tôi thực sự rất buồn, rất đau khổ, rất muốn khóc! Tôi hy vọng mình có một người bạn lớn tuổi, đủ trưởng thành để có thể giúp đỡ tôi, dạy tôi cách đối mặt với tình trạng này!
Chat room
Một mặt, nỗi đau khổ của Mộc Tử khiến cho người nghe cảm thấy xúc động và thông cảm. Bố mẹ sinh ra ta, cho ta một sinh mạng và một cơ thể hoàn chỉnh. Bố mẹ cũng giống như ngọn nguồn của dòng sông, gốc rễ của cây cối. Một khi phát hiện ra bố mẹ hiện nay không phải là bố mẹ đẻ của mình, tự nhiên chúng ta sẽ có cảm giác hụt hẫng, mơ hồ, đồng thời vô cùng hy vọng có thể biết được tin tức về người đã sinh ra mình.
Mặt khác, sự đau khổ trong lòng Mộc Tử có nguyên nhân chính từ tính cách hướng nội của cô bé. Những người có tính hướng nội thông thường không thể dễ dàng tháo bỏ vướng mắc trong lòng, thường để nỗi đau khổ dày vò, bao bọc lấy bản thân, khiến cho bản thân ngày càng đau khổ. Bố mẹ phải từ bỏ đứa con dứt ruột đẻ ra chắc là do bất đắc dĩ mà thôi. Đây quả thực là một bi kịch không chỉ đối với đứa trẻ bị bỏ rơi đó mà còn cả với người lớn. Tuy nhiên, nghĩ theo hướng tích cực thì Mộc Tử cực kì may mắn khi có được bố mẹ nuôi tốt bụng như vậy. Để duy trì tình cảm ruột thịt mà họ luôn tìm cách giấu Mộc Tử sự thật này. Mười mấy năm trời, họ chưa từng lạnh nhạt với Mộc Tử, khiến cho Mộc Tử có thể lớn lên khỏe mạnh trong sự chăm sóc của bố mẹ, chẳng khác gì những đứa trẻ khác. Công ơn của bố mẹ nuôi đối với Mộc Tử có khác gì tình cảm ruột thịt mà những đứa trẻ khác xung quanh Mộc Tử nhận được từ bố mẹ chúng?
Mộc Tử không những không phải là một đứa trẻ tội nghiệp, mà ngược lại, tôi cho rằng cô bé là một người may mắn. Chúng ta cần phải có lòng biết ơn đối với bố mẹ, với cuộc sống. Có như vậy thì sự vui vẻ mới thường xuyên ghé thăm chúng ta!
Tôi cho rằng, vào đại học không phải là con đường duy nhất. Nếu như Mộc Tử cảm thấy không thể đi trên con đường này, hãy thử tìm một con đường khác. Chỉ cần tìm được con đường thích hợp với bản thân, tôi tin rằng không chỉ bản thân Mộc Tử thấy vui vẻ mà bố mẹ của cô bé cũng sẽ cảm thấy hài lòng về con gái mình.
KHI NGUY HIỂM ĐẾN TỪ NGƯỜI LỚN.
YY, nữ, mười tám tuổi, học sinh cấp ba.
Năm ngoái, có một đôi vợ chồng gần bốn mươi tuổi, chuyển đến ở phòng trên nhà tôi. Người chồng họ Lý, tôi gọi là chú Lý. Người vợ họ Nghiêm, tôi gọi là cô Nghiêm. Chú Lý và cô Nghiêm đều là những người giỏi giao tiếp, cứ nhìn thấy mọi người là hai cô chú ấy lại tươi cười trò chuyện. Mẹ tôi nói nhà hai cô chú “âm thịnh dương suy”. Chú Lý là công nhân trong một công xưởng sản xuất, còn cô Nghiêm lại rất giỏi, làm đến chức hiệu trưởng. Bố tôi cười nói: “Người phụ nữ đó không chịu an phận đâu, cứ nghe cô ta nói chuyện là biết. Làm sao lại leo lên được cái ghế hiệu trưởng cơ chứ?”. Nhưng bố nói chú Lý là một người tốt, tính tình hào phóng, cởi mở. Điều làm bố phục chú Lý nhất là, dù đã nghỉ việc ở công xưởng, ở nhà vợ nuôi, thế mà chú vẫn dám tát vợ một cái đau điếng! Nguyên nhân là do người bạn gái học cấp hai với chú Lý có nhờ chú xin cho con trai cô ấy vào học trong trường của cô Nghiêm. Cô Nghiêm lo thủ tục xong xuôi, nhà đó bèn mời hai cô chú đi để ăn cơm. Trong bữa tiệc, cô Nghiêm vô ý nói ra chuyện ngày xưa chú Lý từng yêu người bạn học cũ kia khiến cho không khi bữa tiệc chùng hẳn xuống, mọi người ăn xong rồi nhanh chóng ra về. Về đến nhà, chú Lý liền tát cho cô Nghiêm một cái rất đau, khiến cho cô khóc ầm lên...
Do bố và chú Lý nói chuyện rất hợp cạ nên chú Lý xuống nhà tôi ngày càng nhiều hơn. Chú Lý cứ chân trước chân sau vào nhà tôi là y như rằng cô Nghiêm cũng đến theo. Mặc dù cô Nghiêm luôn bị chú Lý mắng: “Em chạy xuống đây làm gì?” nhưng cô Nghiêm vẫn không hề tức giận, còn cười ngọt ngào nói: “Tại sao em không được xuống đây? Em đến chơi với YY không được à? Em thích cô bé này, muốn nhận cô bé làm con nuôi!”. Toi hơi hoảng. Tình cảm mà tôi dành cho cô Nghiêm chẳng khác gì những người hàng xóm tầng trên cả, không chỉ không thích, mà thậm chí còn ghét nữa. Tính khí của cô rất khác thường, giận dữ bất thình lình. Thế nhưng chú Lý lại rất vui, nhất định nhận tôi làm con gái nuôi. Bố tôi nể chú Lý nên cũng gật đầu đồng ý. Sau việc này, mẹ tôi nói với bố không nên để chú Lý thường xuyên đến nhà chơi nữa. Ban đầu tôi không hiểu ý của mẹ, sau mới biết hóa ra vì không yên tâm nên cô Nghiêm mới xuống nhà tôi chơi cùng với chú Lý.
Nào ngờ, vận đen của tôi bỗng nhiên ập đến. Kể từ sau khi nhận tôi làm con nuôi, kể cả khi bố tôi không có nhà, chú Lý cũng xuống nhà tôi chơi. Bố tôi thường xuyên đi công tác, mẹ lại bán hàng ở ngoài cửa hàng, về nhà rất muộn. Chú Lý thường chạy đến hỏi han tôi, mua đồ ăn cho tôi, còn quan tâm đến chuyện bài vở của tôi nữa. Tôi rất sợ, vì chú ấy thường nhìn tôi với ánh mắt rất kì quặc, về sau còn động chân động tay với tôi nữa. Để ngăn chặn chú ấy, cứ khi nào bố mẹ tôi vắng nhà là tôi lại khóa chặt cửa lại. Lúc chú Lý gõ cửa, tôi ngồi im thít trong phòng, không lên tiếng. Chú ấy gõ cửa mãi không được đành phải bỏ đi. Còn ban ngày, vì sợ chú ấy sẽ hỏi này nọ nên tôi thường nhân lúc chú ấy ở trên tầng hoặc không có ở nhà mới rón rén ra ngoài.
Một hôm, tan học về, tôi nhìn thấy cô Nghiêm ở dưới tầng, hình như đang đợi ai đó. Nhìn thấy tôi, cô ấy liền hỏi: “YY, tan học rồi à?”. Tôi nhìn thấy cô ấy, lần đầu tiên cảm thấy đồng cảm với con người này, vì tôi nghĩ chắc cô ấy không hề biết chồng mình lại là người như vậy. Thế nhưng hôm đó cô Nghiêm đứng đó để đợi tôi, nói là muốn vào nhà tôi nói chuyện. Tôi đang ngạc nhiên vì tôi với tôi chẳng có chuyện gì để nói với nhau. Nào ngờ cô Nghiêm nói, cô đã sớm phát hiện ra chú Lý chồng cô thích tôi, cô ấy còn nhấn mạnh là đó không phải tình cảm mà người lớn dành cho trẻ con. Tôi cảm thấy thật sự kinh tởm, nhưng lại không nói được lời nào. Nhưng sau đó cô Nghiêm nói cô ấy hoàn toàn không để tâm đến chuyện chú Lý thích tôi. Tôi tròn mắt nhìn cô ấy, ngạc nhiên đến không thốt nên lời.
Cô Nghiêm về rồi tôi mới cảm thấy tức giận, con người này đúng là bệnh thật! Cô ấy không để ý, vậy tôi sẽ để ý chắc? Tôi mới mười tám tuổi, làm sao có thể để kẻ khác làm hại mình cơ chứ? Tôi rất căm phẫn đôi vợ chồng này!
Tôi rất muốn nói chuyện này ra với bố mẹ, nhưng không sao nói ra được. Hơn nữa, tôi sợ nếu tôi nói ra chuyện này, quan hệ giữa hai nhà sẽ xấu đi. Thế nhưng ngày nào tôi cũng phải lo lắng, phấp phỏng không yên, cứ như ở tầng trên không phải có hai người mà là có hai con hổ vậy. Tôi đề phòng, tôi lo sợ, không biết lúc nào tôi sẽ bị hai con hổ này ăn thịt.
Chat room
Tình cảnh của YY hiện nay khiến cho tôi rất lo lắng và bất an. Nếu như để đảm bảo mối quan hệ hòa thuận giữa hai nhà mà YY phải trả cái giá như vậy thì tôi cho rằng nó quá đắt, YY không thể trả nổi, bố mẹ YY cũng không thể trả nổi. Tôi thấy hiện nay YY nên chọn phương pháp đoạn tuyệt quan hệ với nhà trên. Tin rằng bố mẹ YY sau khi hiểu được tình hình sẽ đồng ý với cách làm của con gái.
Một số bạn gái có suy nghĩ quá ngây thơ, giấu giếm bố mẹ chuyện bị những người đàn ông trung tuổi quấy rối (những người đàn ông này thường là bạn bè của bố mẹ), như vậy rất nguy hiểm. Mặc dù YY đã thực hiện một số biện pháp đề phòng nhưng xét cho cùng thì cô bé khó lòng tự bảo vệ mình được. Bởi vì “chú Lý” kia xét về sức lực và kinh nghiệm đều hơn YY, chính vì thế YY cần lập tức nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc đưa ra lời cảnh cáo với người hàng xóm kia, hoặc dùng pháp luật để xử lý những kẻ xấu xa đó, tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Tôi là một đứa con gái có tính cách hướng nội, thường ít khi giao lưu với bạn bè trong lớp, thích ngồi một mình nghĩ ngợi mông lung. Bây giờ tôi đang gặp phải một số vướng mắc, nhưng tôi không có bạn tri âm để chia sẻ. Vì thế không ai nói cho tôi biết phải làm sao.
Ngày hai mươi mốt tháng mười hai âm lịch năm ngoái là một ngày tai họa đối với gia đình tôi. Anh hai tôi vì mắc bệnh thận nên phải nhập viện. Cả nhà tôi: bố, mẹ, anh cả, chị dâu và tôi đều phải thay nhau vào viện chăm sóc anh hai. Anh hai là người có tính cách rất cởi mở nên cả nhà ai cũng yêu quý anh và mong anh sớm lành bệnh. Lãnh đạo cùng các đồng nghiệp ở đơn vị của anh hai đều rất quan tâm đến anh và cũng giúp đỡ gia đình tôi rất nhiều. Thế nhưng hy vọng của tất cả mọi người đều không cứu sống được anh hai tôi. Đúng ba giờ sáng vào cái ngày bất hạnh đó, anh hai tôi đã qua đời. Tôi mãi mãi không bao giờ quên cảnh tượng đáng sợ đó. Sáng sớm hôm đó, tôi bị tiếng khóc lóc của mẹ đánh thức, mẹ đang nghe điện thoại của anh cả từ trong bệnh viện gọi về. Sau đó cả nhà tôi ôm lấy nhau mà khóc...
Tôi càng không bao giờ ngờ được rằng, mình lại không phải người một nhà với họ.
Sau khi anh hai qua đời, lãnh đạo của đơn vị anh đến nhà tôi bàn bạc chuyện hậu sự cho anh. Bố mẹ nói chuyện với họ ở nhà ngoài, tôi ngồi làm bài tập ở phòng trong. Bỗng tôi nghe được một câu của bố vọng vào, như tiếng sấm nổ ngang tai. Bố nói: “... Con gái là tôi nhặt về đấy!”, bố chưa nói hết thì đã bị mẹ ngăn lại vì sợ tôi nghe thấy. Thế nhưng tôi đã nghe thấy dù tiếng bố rất nhỏ. Tôi sững sờ ngồi thừ người ra, trông chẳng khác gì một bức tượng đá. Một lát sau, tôi nghe thấy tiếng bước chân rất nhẹ của mẹ đang đi đến. Tôi vội vàng làm bộ như không hề hay biết chuyện gì. Mẹ nhìn tôi học bài, xoa xoa đầu tôi rồi nhẹ nhàng bước ra khỏi phòng. Nước mắt tôi lăn dài trên gò má. Tôi ở lì trong phòng khóc rất lâu, đột nhiên cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô độc, giống như đang một mình lạc giữa hoang mạc vậy!
Bước ra khỏi phòng, nhìn thấy mẹ đang cặm cụi trong nhà bếp, tôi thấy mẹ thật quen thuộc, thật gần gũi. Nhưng tại sao mẹ lại không phải là mẹ đẻ của tôi cơ chứ? Tôi định cất tiếng gọi mẹ quen thuộc nhưng không hiểu sao không cất lời lên được. Bởi vì tôi cứ cất lời là nước mắt tôi lại chảy dài trên má. Tôi rất muốn biết bố mẹ đẻ của tôi là ai, họ là người thế nào, hiện giờ sống ở đâu, tại sao họ lại nỡ vứt bỏ tôi? Nhưng tất cả những câu hỏi này tôi đều không thể tìm được câu trả lời. Tôi không dám đi hỏi bố mẹ, cũng không biết nếu tôi hỏi thì sẽ thế nào?
Vài năm trước, ở một gia đình khác, nghe nói có một cô bé nọ được mẹ nhặt ở ngoài đường, tôi cảm thấy rất tò mò và tội nghiệp cho cô bé đó, đồng thời tự thấy mình rất may mắn. Nhưng nay tôi mới biết hóa ra tôi cũng đáng thương như cô bé bị bỏ rơi kia. Chúng tôi đều không biết bố mẹ đẻ của mình là ai, chúng tôi đều là những đứa trẻ bị người ta ruồng bỏ.
Khi còn học cấp hai, kết quả học tập của tôi khá tốt. Bố muốn tôi học lên trung cấp, nhưng tôi nhất định muốn học cấp ba. Kết quả là tôi thiếu một điểm. Bố mẹ tôi trong hoàn cảnh túng quẫn vẫn cố gắng bỏ ra sáu nghìn nhân dân tệ để lo cho tôi vào được cấp ba. Tôi vốn cảm thấy rất áy náy, giờ lại càng cảm thấy không xứng đáng với bố mẹ. Bố mẹ đối xử với tôi tốt như cha mẹ đẻ.
Sau khi lên cấp ba, thành tích học tập của tôi không được tốt cho lắm. Gặp phải một cú sốc lớn như vậy, tôi càng không sao học được. Nếu như sau ba năm học cấp ba, tôi không thi đỗ đại học thì sao? Tôi còn mặt mũi nào mà ở trong ngôi nhà này được nữa. Tôi làm sao mặt dày để bố mẹ phí công nuôi dưỡng cho đến tận năm tôi mười tám tuổi cơ chứ? Tôi từng nghĩ, ba năm sau, nếu như không thi đỗ đại học, cùng đường tôi sẽ tự vẫn. Nhưng tôi biết đến lúc đó, tôi sẽ không có đủ dũng khí để tìm đến cái chết. Bây giờ tôi thực sự rất buồn, rất đau khổ, rất muốn khóc! Tôi hy vọng mình có một người bạn lớn tuổi, đủ trưởng thành để có thể giúp đỡ tôi, dạy tôi cách đối mặt với tình trạng này!
Chat room
Một mặt, nỗi đau khổ của Mộc Tử khiến cho người nghe cảm thấy xúc động và thông cảm. Bố mẹ sinh ra ta, cho ta một sinh mạng và một cơ thể hoàn chỉnh. Bố mẹ cũng giống như ngọn nguồn của dòng sông, gốc rễ của cây cối. Một khi phát hiện ra bố mẹ hiện nay không phải là bố mẹ đẻ của mình, tự nhiên chúng ta sẽ có cảm giác hụt hẫng, mơ hồ, đồng thời vô cùng hy vọng có thể biết được tin tức về người đã sinh ra mình.
Mặt khác, sự đau khổ trong lòng Mộc Tử có nguyên nhân chính từ tính cách hướng nội của cô bé. Những người có tính hướng nội thông thường không thể dễ dàng tháo bỏ vướng mắc trong lòng, thường để nỗi đau khổ dày vò, bao bọc lấy bản thân, khiến cho bản thân ngày càng đau khổ. Bố mẹ phải từ bỏ đứa con dứt ruột đẻ ra chắc là do bất đắc dĩ mà thôi. Đây quả thực là một bi kịch không chỉ đối với đứa trẻ bị bỏ rơi đó mà còn cả với người lớn. Tuy nhiên, nghĩ theo hướng tích cực thì Mộc Tử cực kì may mắn khi có được bố mẹ nuôi tốt bụng như vậy. Để duy trì tình cảm ruột thịt mà họ luôn tìm cách giấu Mộc Tử sự thật này. Mười mấy năm trời, họ chưa từng lạnh nhạt với Mộc Tử, khiến cho Mộc Tử có thể lớn lên khỏe mạnh trong sự chăm sóc của bố mẹ, chẳng khác gì những đứa trẻ khác. Công ơn của bố mẹ nuôi đối với Mộc Tử có khác gì tình cảm ruột thịt mà những đứa trẻ khác xung quanh Mộc Tử nhận được từ bố mẹ chúng?
Mộc Tử không những không phải là một đứa trẻ tội nghiệp, mà ngược lại, tôi cho rằng cô bé là một người may mắn. Chúng ta cần phải có lòng biết ơn đối với bố mẹ, với cuộc sống. Có như vậy thì sự vui vẻ mới thường xuyên ghé thăm chúng ta!
Tôi cho rằng, vào đại học không phải là con đường duy nhất. Nếu như Mộc Tử cảm thấy không thể đi trên con đường này, hãy thử tìm một con đường khác. Chỉ cần tìm được con đường thích hợp với bản thân, tôi tin rằng không chỉ bản thân Mộc Tử thấy vui vẻ mà bố mẹ của cô bé cũng sẽ cảm thấy hài lòng về con gái mình.
KHI NGUY HIỂM ĐẾN TỪ NGƯỜI LỚN.
YY, nữ, mười tám tuổi, học sinh cấp ba.
Năm ngoái, có một đôi vợ chồng gần bốn mươi tuổi, chuyển đến ở phòng trên nhà tôi. Người chồng họ Lý, tôi gọi là chú Lý. Người vợ họ Nghiêm, tôi gọi là cô Nghiêm. Chú Lý và cô Nghiêm đều là những người giỏi giao tiếp, cứ nhìn thấy mọi người là hai cô chú ấy lại tươi cười trò chuyện. Mẹ tôi nói nhà hai cô chú “âm thịnh dương suy”. Chú Lý là công nhân trong một công xưởng sản xuất, còn cô Nghiêm lại rất giỏi, làm đến chức hiệu trưởng. Bố tôi cười nói: “Người phụ nữ đó không chịu an phận đâu, cứ nghe cô ta nói chuyện là biết. Làm sao lại leo lên được cái ghế hiệu trưởng cơ chứ?”. Nhưng bố nói chú Lý là một người tốt, tính tình hào phóng, cởi mở. Điều làm bố phục chú Lý nhất là, dù đã nghỉ việc ở công xưởng, ở nhà vợ nuôi, thế mà chú vẫn dám tát vợ một cái đau điếng! Nguyên nhân là do người bạn gái học cấp hai với chú Lý có nhờ chú xin cho con trai cô ấy vào học trong trường của cô Nghiêm. Cô Nghiêm lo thủ tục xong xuôi, nhà đó bèn mời hai cô chú đi để ăn cơm. Trong bữa tiệc, cô Nghiêm vô ý nói ra chuyện ngày xưa chú Lý từng yêu người bạn học cũ kia khiến cho không khi bữa tiệc chùng hẳn xuống, mọi người ăn xong rồi nhanh chóng ra về. Về đến nhà, chú Lý liền tát cho cô Nghiêm một cái rất đau, khiến cho cô khóc ầm lên...
Do bố và chú Lý nói chuyện rất hợp cạ nên chú Lý xuống nhà tôi ngày càng nhiều hơn. Chú Lý cứ chân trước chân sau vào nhà tôi là y như rằng cô Nghiêm cũng đến theo. Mặc dù cô Nghiêm luôn bị chú Lý mắng: “Em chạy xuống đây làm gì?” nhưng cô Nghiêm vẫn không hề tức giận, còn cười ngọt ngào nói: “Tại sao em không được xuống đây? Em đến chơi với YY không được à? Em thích cô bé này, muốn nhận cô bé làm con nuôi!”. Toi hơi hoảng. Tình cảm mà tôi dành cho cô Nghiêm chẳng khác gì những người hàng xóm tầng trên cả, không chỉ không thích, mà thậm chí còn ghét nữa. Tính khí của cô rất khác thường, giận dữ bất thình lình. Thế nhưng chú Lý lại rất vui, nhất định nhận tôi làm con gái nuôi. Bố tôi nể chú Lý nên cũng gật đầu đồng ý. Sau việc này, mẹ tôi nói với bố không nên để chú Lý thường xuyên đến nhà chơi nữa. Ban đầu tôi không hiểu ý của mẹ, sau mới biết hóa ra vì không yên tâm nên cô Nghiêm mới xuống nhà tôi chơi cùng với chú Lý.
Nào ngờ, vận đen của tôi bỗng nhiên ập đến. Kể từ sau khi nhận tôi làm con nuôi, kể cả khi bố tôi không có nhà, chú Lý cũng xuống nhà tôi chơi. Bố tôi thường xuyên đi công tác, mẹ lại bán hàng ở ngoài cửa hàng, về nhà rất muộn. Chú Lý thường chạy đến hỏi han tôi, mua đồ ăn cho tôi, còn quan tâm đến chuyện bài vở của tôi nữa. Tôi rất sợ, vì chú ấy thường nhìn tôi với ánh mắt rất kì quặc, về sau còn động chân động tay với tôi nữa. Để ngăn chặn chú ấy, cứ khi nào bố mẹ tôi vắng nhà là tôi lại khóa chặt cửa lại. Lúc chú Lý gõ cửa, tôi ngồi im thít trong phòng, không lên tiếng. Chú ấy gõ cửa mãi không được đành phải bỏ đi. Còn ban ngày, vì sợ chú ấy sẽ hỏi này nọ nên tôi thường nhân lúc chú ấy ở trên tầng hoặc không có ở nhà mới rón rén ra ngoài.
Một hôm, tan học về, tôi nhìn thấy cô Nghiêm ở dưới tầng, hình như đang đợi ai đó. Nhìn thấy tôi, cô ấy liền hỏi: “YY, tan học rồi à?”. Tôi nhìn thấy cô ấy, lần đầu tiên cảm thấy đồng cảm với con người này, vì tôi nghĩ chắc cô ấy không hề biết chồng mình lại là người như vậy. Thế nhưng hôm đó cô Nghiêm đứng đó để đợi tôi, nói là muốn vào nhà tôi nói chuyện. Tôi đang ngạc nhiên vì tôi với tôi chẳng có chuyện gì để nói với nhau. Nào ngờ cô Nghiêm nói, cô đã sớm phát hiện ra chú Lý chồng cô thích tôi, cô ấy còn nhấn mạnh là đó không phải tình cảm mà người lớn dành cho trẻ con. Tôi cảm thấy thật sự kinh tởm, nhưng lại không nói được lời nào. Nhưng sau đó cô Nghiêm nói cô ấy hoàn toàn không để tâm đến chuyện chú Lý thích tôi. Tôi tròn mắt nhìn cô ấy, ngạc nhiên đến không thốt nên lời.
Cô Nghiêm về rồi tôi mới cảm thấy tức giận, con người này đúng là bệnh thật! Cô ấy không để ý, vậy tôi sẽ để ý chắc? Tôi mới mười tám tuổi, làm sao có thể để kẻ khác làm hại mình cơ chứ? Tôi rất căm phẫn đôi vợ chồng này!
Tôi rất muốn nói chuyện này ra với bố mẹ, nhưng không sao nói ra được. Hơn nữa, tôi sợ nếu tôi nói ra chuyện này, quan hệ giữa hai nhà sẽ xấu đi. Thế nhưng ngày nào tôi cũng phải lo lắng, phấp phỏng không yên, cứ như ở tầng trên không phải có hai người mà là có hai con hổ vậy. Tôi đề phòng, tôi lo sợ, không biết lúc nào tôi sẽ bị hai con hổ này ăn thịt.
Chat room
Tình cảnh của YY hiện nay khiến cho tôi rất lo lắng và bất an. Nếu như để đảm bảo mối quan hệ hòa thuận giữa hai nhà mà YY phải trả cái giá như vậy thì tôi cho rằng nó quá đắt, YY không thể trả nổi, bố mẹ YY cũng không thể trả nổi. Tôi thấy hiện nay YY nên chọn phương pháp đoạn tuyệt quan hệ với nhà trên. Tin rằng bố mẹ YY sau khi hiểu được tình hình sẽ đồng ý với cách làm của con gái.
Một số bạn gái có suy nghĩ quá ngây thơ, giấu giếm bố mẹ chuyện bị những người đàn ông trung tuổi quấy rối (những người đàn ông này thường là bạn bè của bố mẹ), như vậy rất nguy hiểm. Mặc dù YY đã thực hiện một số biện pháp đề phòng nhưng xét cho cùng thì cô bé khó lòng tự bảo vệ mình được. Bởi vì “chú Lý” kia xét về sức lực và kinh nghiệm đều hơn YY, chính vì thế YY cần lập tức nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ hoặc đưa ra lời cảnh cáo với người hàng xóm kia, hoặc dùng pháp luật để xử lý những kẻ xấu xa đó, tự bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
/25
|