Ngô Nại, nữ, mười lăm tuổi, học sinh cấp hai
Tôi thường xuyên than thở mình thật khổ. Năm nay tôi mười lăm tuổi, đang học lớp chín. Tôi từng có những năm tháng ấu thơ hạnh phúc. Lúc đó, tôi là một đứa con gái thích làm nũng; anh cả và anh hai của tôi rất thích bế tôi đi chơi khắp mọi nơi. Còn nhớ có một lần, hai anh tôi cùng với một đám trẻ con chạy lên sườn dốc chơi đánh cầu. Ngồi nhìn mọi người chơi chán, tôi liền một mình chạy lung tung trên sườn dốc rồi không may ngã lăn xuống sườn dốc. Sợ quá, tôi khó ầm lên, các anh vội vàng bế tôi lên, thế nhưng tôi rất giận vì ban nãy họ đã bỏ tôi ngồi một mình, thế nên cứ khóc cho đến khi khàn đặc cả tiếng. Cuối cùng, hai anh tôi bị bố mẹ mắng cho một trận nên thân.
Lúc sinh tôi, bố mẹ tôi đã bốn mươi tuổi rồi, vì thế hai anh đều lớn hơn tôi nhiều. Có người nói hai anh cứ như chú của tôi vậy. Cũng chính vì lẽ đó mà khi còn nhỏ, ở nhà tôi vẫn được mọi người chiều chuộng như một cô công chúa bé nhỏ.
Vài năm sau, anh cả tôi xa nhà đi học đại học ở tận Bắc Kinh xa xôi. Không lâu sau, anh hai cũng thi đỗ vào một trường trung cấp ở nơi khác. Trong nhà bỗng chốc trở nên vô cùng yên ắng, khiến tôi cảm thấy không thể quen được. Mặc dù vậy, gia đình tôi vẫn rất hạnh phúc. Mỗi khi đến kì nghỉ là hai anh lại về nhà đoàn tụ. Hai anh ngồi trên giường nói chuyện với mẹ, tôi tinh nghịch chạy qua chạy lại, hai anh chỉ xoa đầu tôi và cười rất tươi. Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó, nhưng ai nấy đều cảm thấy rất hạnh phúc.
Biến cố trong gia đình xuất phát từ anh hai tôi. Người anh hai sống nội tâm của tôi gặp phải mâu thuẫn ở trường nên mắc bệnh tâm thần phân liệt, phải về nhà dưỡng bệnh. Chuyện này đã gây ra một cú sốc lớn cho gia đình tôi. Bố mẹ tôi vì quá lo lắng mà già đi rất nhiều; từ một con bé chỉ biết làm nũng, tôi đã trở thành một đứa con gái đã biết giúp đỡ bố mẹ. Cả nhà đều lo lắng cho anh hai. Lúc đó, người anh cả chuẩn bị tốt nghiệp đại học chính là trụ cột của cả gia đình. Tôi rất hy vọng anh tôi có thể về đây công tác, giúp bố mẹ giảm bớt gánh nặng, dù sao thì bố mẹ tôi cũng đã lớn tuổi rồi.
Nhưng cuối cùng, tôi vô cùng thất vọng khi biết anh cả quyết định ở lại Bắc Kinh làm việc. Anh yêu một chị học cùng trường, chính là chị dâu của tôi bây giờ. Chị dâu muốn ở lại Bắc Kinh, thế nên cả hai ở lại đó, không về quê nữa. Bố mẹ tôi chẳng hề trách móc gì anh cả, còn nói anh cả tôi làm vậy là đúng, còn trẻ nên lấy sự nghiệp làm trọng. Nhưng tôi lại thầm cảm thấy rất thất vọng về anh cả. Tục ngữ có câu “Lấy vợ quên mẹ”, tôi cảm thấy câu này quả không sai.
Anh cả tôi với ổn định ở Bắc Kinh, thu nhập cũng không cao, nhưng anh vẫn gửi tiền về nhà đều đặn. Bố mẹ tôi không nỡ tiêu tiền của anh cả, thế nên đã đem gửi hết vào ngân hàng, sẽ gửi cho anh cả khi anh cưới vợ. Cả nhà tôi sống hết sức tiết kiệm. Bệnh của anh hai ngày càng nặng khiến bố mẹ tôi rất buồn; những phiền muộn trong cuộc sống làm cho bố mẹ già đi nhiều. Tôi cảm thấy gia đình tôi thật quá bất hạnh, tôi cũng ít khi cảm thấy nhẹ nhõm, thành tích học tập cũng vì thế mà vị ảnh hưởng.
Anh trai tôi làm đám cưới ở Bắc Kinh. Đám cưới của anh có rất ít người đến dự. Anh cùng chị dâu mở một công ty riêng, cả hai đều rất bận rộn. Hai anh chị kết hôn đã mấy năm mà chưa dám sinh con, chị dâu nói hai anh chị ngày nào cũng như đi đánh trận, làm sao mà mang con theo được. Bố mẹ tôi rất áy náy, thấy có lỗi với hai anh chị; nếu không phải vì anh hai mắc bệnh thì ông bà đã có thể lên chăm cháu cho anh chị rồi. Thực ra cách nghĩ của tôi khác với bố mẹ. Tôi thấy bố mẹ đã già rồi, cả đời cực khổ, bây giờ con cái đã trưởng thành, bố mẹ nên được nghỉ ngơi, hưởng phúc mới phải. Thế nhưng anh hai tôi…
Công xưởng nơi bố mẹ tôi làm việc trước đây làm ăn ngày một xuống dốc, lương hưu của bố mẹ ngày càng ít đi. Chi tiêu trong nhà rất tốn kém, anh hai hiện nay không thể làm việc, lại còn phải chữa bệnh; tôi cũng đang đi học. Tôi cảm thấy nếp nhăn hằn trên trán bố mẹ ngày càng sâu hơn, ngày nào bố mẹ cũng buồn phiền vì chuyện tiền bạc. Tôi rất muốn mình có thể đi làm ngay lập tức để kiếm tiền nuôi cả gia đình. Đáng tiếc là hiện giờ tôi chưa thể làm được. Bố tôi vì muốn kiếm thêm chút tiền nên đã đến làm thuê cho một xưởng sửa chữa ô tô. Nhưng mới đi làm được một tháng thì bố tôi phát bệnh vì làm việc quá sức. Nhìn hoàn cảnh gia đình quá thê thảm, tôi bèn nén nước mắt viết thư cho anh cả và chị dâu, hy vọng anh chị có thể tranh thủ thời gian về thăm nhà và giúp đỡ bố mẹ được phần nào.
Rất lâu sau đó, tôi mới nhận được thư của chị dâu. Trong thư có viết, công ty của anh chị ấy hiện giờ làm ăn không được tốt, nợ nần đầm đìa, vô cùng khó khăn, vì thế anh chị không thể giúp đỡ nhiều cho gia đình, cũng không có thời gian về thăm nhà. Tôi xem qua rồi xé nát bức thư. Trong lòng tôi bỗng nhiên cảm thấy nguội lạnh, gia đình hạnh phúc năm nào giờ đã không còn nữa.
Tôi cũng sắp tốt nghiệp rồi. Tôi không muốn học tiếp lên trung học, kinh tế gia đình không cho phép tôi học lên cao. Tôi cũng từng nghĩ sẽ thi vào một trường trung cấp để có thể sớm đi làm giúp đỡ bố mẹ; nhưng nghe các thầy cô giáo nói, học trung cấp ra rất khó xin việc, ngay cả sinh viên chính quy của các trường đại học cũng còn khó xin được việc. Tôi nhẩm tính, cho dù tôi có học đến thạc sĩ thì cũng phải mất đến mười năm nữa mới có thể tốt nghiệp được. Mười năm ấy đối với tôi là một khoảng thời gian quá dài!
Mặc dù rất giận anh cả nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến anh, trông ngóng anh quay về. Tối đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi đeo ba lô về nhà, còn đưa cho bố mẹ tôi rất nhiều tiền… Thế nhưng, sau khi tôi tỉnh lại, tất cả đều tan biến hết!
Tôi không biết bản thân mình nên làm gì. Mặc dù bố mẹ không cho phép tôi lo lắng về những chuyện trong nhà, nhưng tôi đã mười lăm tuổi rồi, tại sao không thể lo lắng cho gia đình cơ chứ?
Chat room
Với hoàn cảnh gia đình của Ngô Nại hiện giờ, chỉ có bản thân cô bé và người anh cả mới có đủ sức để thay đổi. Cô bé Ngô Nại mới mười lăm tuổi đã biết có trách nhiệm với bố mẹ và gia đình như vậy thật khiến người khác phải cảm động! Thế nhưng, xét cho cùng thì khả năng của Ngô Nại có hạn; cho dù cô bé có cố gắng hết sức thì kết quả cũng không mấy khả quan!
Ngô Nại nên một lần nữa cầu cứu anh cả. Có thể bức thư lần trước là ý kiến cá nhân chị dâu của bạn chứ anh cả bạn hoàn toàn không biết gì. Có khi nào Ngô Nại đã hiểu nhầm anh cả mình? Còn một điểm mà Ngô Nại phải hiểu, đó là cho dù xét về tình hay về lí thì anh cả của bạn cũng phải có một phần trách nhiệm không thể chối bỏ với gia đình bạn. Xét về tình, anh cả là do bố mẹ bạn nuôi dưỡng, thế nên bây giờ khi anh cả đã trưởng thành, cần phải có tấm lòng hiếu thảo, phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Còn xét về lí, “Luật hôn nhân” của nước ta có quy định con cái trưởng thành phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ. Nếu như bố mẹ mất sức lao động, anh em trong đường phải có trách nhiệm nuôi dưỡng các em chưa đủ tuổi vị thành niên trong nhà. Xét tình hình của anh bạn hiện giờ, mặc dù công ty làm ăn khó khăn, nhưng anh bạn vẫn có khả năng hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Chính vì thế mà Ngô Nại cứ thẳng thắn đưa ra yêu cầu đối với anh cả!
Cho dù là có chuyện gì xảy ra, tôi vẫn mong Ngô Nại có thể hoàn thành được việc học tập của mình!
KHI TÌNH THÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BÊN NGOÀI
Đinh Dị, nữ, mười bảy tuổi, học sinh cấp ba
Tôi không biết bố mẹ đã có rạn nứt về tình cảm từ lúc nào. Chỉ biết đến năm tôi học lớp mười một, bố mẹ tôi đột nhiên muốn ly hôn. Trước khi sự việc xảy ra, bố mẹ không hề hỏi qua ý kiến của tôi. Sau đó, tôi về sống với mẹ.
Tôi rất buồn, thậm chí còn cảm thấy vô cùng bất mãn. Dù gì thì tôi cũng đã mười sáu tuổi rồi, hơn nữa tôi cũng là một thành viên trong gia đình, vậy mà chuyện lớn như vậy xảy ra, bố mẹ cũng không nói với tôi một tiếng. Bố mẹ làm thế chẳng phải quá đáng lắm hay sao? Tôi hỏi mẹ, mẹ chỉ im lặng không nói.
Bố tôi là một bộ trưởng trong chính phủ, là người thẳng thắn, chính trực, có trình độ học vấn rất cao, đã được đăng không ít luận văn. Bố rất yêu thương tôi, hơn nữa, bố mẹ có vẻ rất tình cảm. Tôi không biết lí do vì sao bố lại chủ động đề xuất việc ly hôn với mẹ. Mẹ tôi là một giáo viên giỏi, làm việc rất chăm chỉ, học sinh của mẹ rất đông. Mẹ không chỉ là giáo viên cốt cán trong trường mà còn là một phụ nữ đảm đang của gia đình. Do tính chất công việc, bố tôi thường phải đi xông tác xa, việc nhà do một tay mẹ lo liệu chu toàn. Mẹ vừa quán xuyến nhà cửa, vừa chăm lo việc ở trường. Ngay từ nhỏ tôi đã quen nhìn thấy dáng vẻ tất tả của mẹ. Tôi cũng không hiểu tại sao mẹ lại dễ dàng chấp nhận yêu cầu ly hôn của bố như thế.
Tôi ở với mẹ, cuộc sống của chúng tôi dường như không có thay đổi gì lớn, chỉ có điều, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ bố. Nghe nói sau khi ly hôn một thời gian bố đã tái hôn với một phụ nữ trẻ tuổi dưới cơ sở. người phụ nữ đó nhờ vậy mà nhanh chóng được chuyển về làm ở thành phố. Tôi dường như đã hiểu ra điều gì đó, nhưng lại không muốn biết cụ thể, vì tôi sợ sẽ lại làm tổn thương chính mình. Hình ảnh vĩ đại của bố trong tôi dần dần sụp đổ, tôi cũng không còn muốn đến gặp bố nữa.
Chẳng mấy chốc, tôi đã học lên lớp mười hai. Việc học tập ngày càng căng thẳng. Mẹ chăm lo rất cẩn thận đến việc ăn uống và nghỉ ngơi của tôi. Một buổi sáng, bình thường như bao buổi sáng khác, trước khi ra khỏi cửa, mẹ lại đóng khuy trên cổ áo cho tôi, rồi dặn dò tôi không được cởi áo khoác ra nếu không ra ngoài sẽ bị cảm lạnh. Tôi không thể ngờ, đó lại là lần cuối cùng tôi được gặp mẹ. Tiết thứ ba hôm đó, cô giáo chủ nhiệm hốt hoảng gọi tôi lên một chiếc xe. Chiếc xe phóng như bay ở trên đường. Cô giáo nói mẹ tôi đang ở trường thì đột nhiên đổ bệnh, được đưa vào bệnh viện rồi. Tim tôi như muốn vỡ ra. Khi tôi đến bệnh viện thì thấy giường bệnh trống không, mẹ tôi đã mất! Cô giáo chủ nhiệm là bạn học cũ của mẹ tôi, cô ấy cứ ôm chặt lấy tôi khóc thảm thiết. Khóc mãi, khóc mãi, tôi mới nhìn thấy bố. Bố đứng đó, nước mắt lưng tròng. Lúc đó, tôi cảm thấy hai bố con như xích lại gần nhau hơn, tôi không kìm chế được, lao vào lòng bố, khóc nấc lên từng cơn. Mọi người xung quanh đều cảm động vì tiếng khóc của tôi.
Sau khi mẹ mất, tôi về sống với bố. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mặt “mẹ kế” của mình. Cô ta còn trẻ, chỉ xấp xỉ tuổi tôi, trang điểm khá đậm, trông có vẻ rất quê mùa. Tôi không thấy cô ta xinh đẹp, và thực tế đúng là cô ta không hề đẹp. Thấy tôi đến, cô ta tỏ ra khá lạnh nhạt, có vẻ như cô ta không hề thích tôi, vì thế mà trong cảm nhận của tôi, cô ta là một người có ít giáo dục. Tôi thật không hiểu bố tôi thích cô ta ở điểm nào? Chỉ vì người phụ nữ này mà bố nỡ bỏ rơi hai mẹ con tôi, tôi thật không thể nào hiểu nỗi.
Tôi sống trong nhà của bố, ngày ngày đi sớm về muộn. Tôi thấy “mẹ kế” tính tình rất tùy tiện, ngay cả bố tôi cũng phải nhường nhịn cô ta. Trước đây, bố tôi chưa bao giờ phải động tay vào việc nhà, vậy mà bây giờ bố phải làm rất nhiều việc, bố còn nấu cả cơm tối. Nhìn thấy bố lúi húi trong bếp, tôi lại không đành lòng, nên thường xuyên vào giúp bố. “Mẹ kế” chỉ ngồi trong phòng khách xem ti vi, cắn hạt dưa. Hai bố con tôi rất ít khi nói chuyện với nhau; không khí trong nhà rất nặng nề. Tôi cảm thấy cuộc sống của bố bây giờ không hề hạnh phúc, nhưng bố cũng chưa bao giờ tâm sự với tôi về cuộc sống của bố và người vợ mới này.
Tâm trạng không được vui, nên tôi thường đến nhà quàn để thăm mẹ. Tôi rất nhớ mẹ, nhớ đến phát khóc. Cuối cùng thì tôi và “mẹ kế” cũng xảy ra cãi cọ. Nếu không phải là bố tôi ngăn lại thì tôi đã lao vào đánh cô ta rồi, chỉ bởi vì cô ta dám chỉ trích mẹ tôi không biết dạy tôi. Tôi nói cô ta không có tư cách nhắc đến mẹ tôi, cô ta chẳng qua chỉ là kẻ thứ ba xen vào gia đình tôi, một kẻ vô liêm sỉ. Cô ta tức điên lên, ôm chầm lấy bố tôi mà khóc. Bố tôi quay lại, trừng mắt quát tôi im miệng. Tôi cảm thấy tổn thương, lập tức bỏ về phòng thu dọn đồ đạc định bỏ đi, nhưng bố đã ngăn tôi lại. Bố tôi già rồi, sức lực cũng dần cạn kiệt!
Thế nhưng, buổi trưa, lúc bố tôi đến phòng làm việc, tôi vẫn âm thầm xách đồ đạc bỏ đi. Tôi đến nhà bà ngoại, đứng tần ngần rất lâu trước cửa mà không dám vào. Nhà bà ngoại chỉ có hai gian. Cậu út và mợ trẻ vừa mới lấy nhau đã phải ở chung phòng với bà ngoại. Nếu như tôi đến đây ở, quả thực sẽ quá chật chội. Thế nhưng, bây giờ tôi đã không còn lựa chọn nào khác, cuối cùng tôi vẫn gõ cửa…
Cậu mợ có vẻ không muốn tôi sống ở đây. Mợ nói: “Tại sao cháu lại bỏ đi, bỏ đi có nghĩa là đầu hàng người đàn bà kia. Cháu cứ ở đây hai ngày rồi về, đừng sợ nó. Đó là nhà của bố cháu mà!”
Bố đến trường tìm tôi, bảo tôi chuyển về nhà ở, nhưng tôi không thèm đếm xỉa gì đến bố. Bố tìm gặp cô giáo chủ nhiệm của tôi để nói chuyện. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là bạn cũ của bố mẹ. Từ sau khi mẹ tôi qua đời, may mà còn có cô thường xuyên an ủi và quan tâm đến tôi. Cô giáo chủ nhiệm tôi bảo, hằng ngày ăn trưa và ăn tối ở nhà cô; buổi tối sau khi ở phòng tự học về sẽ về nhà bố ngủ. Nghĩ đến việc có thể tránh mặt với “mẹ kế”, hơn nữa, lại không phải làm phiền bà ngoại và cậu mợ, nên tôi liền gật đầu đồng ý.
Cô chủ nhiệm còn khuyên tôi nên làm thân với “mẹ kế”, nói rằng bố tôi bị kẹt giữa hai người, rất khó xử. Tôi liền thốt lên: “Là bố em tự chuốc lấy đấy chứ! Đáng đời!”. Nhưng cô giáo liền kể chuyện của bố cho tôi nghe. Cô nói có một lần bố xuống cơ sở công tác, buổi trưa uống quá nhiều rượu nên bị say. “Mẹ kế” lại là nhân viên phục vụ trong khách sạn, không biết đã dùng cách gì khiến cho bố tôi phạm sai lầm. Về sau, “mẹ kế” ép bố tôi phải ly hôn với mẹ, nếu không sẽ tố cáo bố. Vì tiền đồ của bố, mẹ đã khuyên bố ly hôn. Tôi ngây người ra, không ngờ trên đời này lại có chuyện như vậy nữa. Tôi thật không ngờ bố mình vì cái gọi là tiền đồ mà dễ dàng từ bỏ hạnh phúc trước mắt. Cô chủ nhiệm nói với tôi chuyện này là mong tôi tha thứ cho bố. Nhưng chuyện đó đã gây cho tôi một cú sốc rất lớn, làm tôi hoàn toàn mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân.
Mặc dù cơ hội giáp mặt của tôi và “mẹ kế” rất ít, nhưng vẫn khó tránh được những mâu thuẫn phát sinh. Tôi vô cùng căm hận người đàn bà đê tiện này! Bây giờ tâm trạng của tôi vô cùng tồi tệ!
Chat room
Tôi có thể tưởng tượng được những đau đớn mà Đinh Dị đã phải chịu đựng trước những biến cố quá lớn trong gia đình. Những biến cố này sẽ lưu lại những kí ức vô cùng sâu sắc trong lòng Đinh Dị. tất cả mọi thứ sẽ phai mờ theo thời gian, hơn nữa, chỉ còn nửa năm nữa là Đinh Dị phải tham gia kì thi đại học rồi; sau khi thi đại học, cô bé có thể sải cánh bay đi…
Cho nên, tôi hy vọng trong khoảng thời gian trước khi thi đại học, tốt nhất Đinh Dị nên hạn chế việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Cho dù là sai lầm của bố hay sự quấy nhiễu từ “mẹ kế” thì đó cũng là một ly rượu đắng do bố cô bé ủ thành, là cuộc sống riêng tư của bố, Đinh Dị không nên để mình bị lún quá sâu vào đó. Hơn nữa, bố Đinh Dị cũng đã phải nhận sự trừng phạt về mặt tinh thần; tình cảm mà bố dành cho con gái vẫn không hề thay đổi. Do đó, bên cạnh việc tưởng nhớ đến người mẹ đã quá cố, Đinh Dị cũng nên học cách tha thứ cho bố mình. Tình thân là một tình cảm được vùi sâu trong lòng. Mặc dù đôi khi nó cũng bị lẫn đôi chút ân oán, nhưng nó mãi là một ngọn đèn chiếu sáng và sưởi ấm trái tim chúng ta mỗi khi chúng ta cảm thấy cô độc nhất!
Tôi thường xuyên than thở mình thật khổ. Năm nay tôi mười lăm tuổi, đang học lớp chín. Tôi từng có những năm tháng ấu thơ hạnh phúc. Lúc đó, tôi là một đứa con gái thích làm nũng; anh cả và anh hai của tôi rất thích bế tôi đi chơi khắp mọi nơi. Còn nhớ có một lần, hai anh tôi cùng với một đám trẻ con chạy lên sườn dốc chơi đánh cầu. Ngồi nhìn mọi người chơi chán, tôi liền một mình chạy lung tung trên sườn dốc rồi không may ngã lăn xuống sườn dốc. Sợ quá, tôi khó ầm lên, các anh vội vàng bế tôi lên, thế nhưng tôi rất giận vì ban nãy họ đã bỏ tôi ngồi một mình, thế nên cứ khóc cho đến khi khàn đặc cả tiếng. Cuối cùng, hai anh tôi bị bố mẹ mắng cho một trận nên thân.
Lúc sinh tôi, bố mẹ tôi đã bốn mươi tuổi rồi, vì thế hai anh đều lớn hơn tôi nhiều. Có người nói hai anh cứ như chú của tôi vậy. Cũng chính vì lẽ đó mà khi còn nhỏ, ở nhà tôi vẫn được mọi người chiều chuộng như một cô công chúa bé nhỏ.
Vài năm sau, anh cả tôi xa nhà đi học đại học ở tận Bắc Kinh xa xôi. Không lâu sau, anh hai cũng thi đỗ vào một trường trung cấp ở nơi khác. Trong nhà bỗng chốc trở nên vô cùng yên ắng, khiến tôi cảm thấy không thể quen được. Mặc dù vậy, gia đình tôi vẫn rất hạnh phúc. Mỗi khi đến kì nghỉ là hai anh lại về nhà đoàn tụ. Hai anh ngồi trên giường nói chuyện với mẹ, tôi tinh nghịch chạy qua chạy lại, hai anh chỉ xoa đầu tôi và cười rất tươi. Mặc dù hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó, nhưng ai nấy đều cảm thấy rất hạnh phúc.
Biến cố trong gia đình xuất phát từ anh hai tôi. Người anh hai sống nội tâm của tôi gặp phải mâu thuẫn ở trường nên mắc bệnh tâm thần phân liệt, phải về nhà dưỡng bệnh. Chuyện này đã gây ra một cú sốc lớn cho gia đình tôi. Bố mẹ tôi vì quá lo lắng mà già đi rất nhiều; từ một con bé chỉ biết làm nũng, tôi đã trở thành một đứa con gái đã biết giúp đỡ bố mẹ. Cả nhà đều lo lắng cho anh hai. Lúc đó, người anh cả chuẩn bị tốt nghiệp đại học chính là trụ cột của cả gia đình. Tôi rất hy vọng anh tôi có thể về đây công tác, giúp bố mẹ giảm bớt gánh nặng, dù sao thì bố mẹ tôi cũng đã lớn tuổi rồi.
Nhưng cuối cùng, tôi vô cùng thất vọng khi biết anh cả quyết định ở lại Bắc Kinh làm việc. Anh yêu một chị học cùng trường, chính là chị dâu của tôi bây giờ. Chị dâu muốn ở lại Bắc Kinh, thế nên cả hai ở lại đó, không về quê nữa. Bố mẹ tôi chẳng hề trách móc gì anh cả, còn nói anh cả tôi làm vậy là đúng, còn trẻ nên lấy sự nghiệp làm trọng. Nhưng tôi lại thầm cảm thấy rất thất vọng về anh cả. Tục ngữ có câu “Lấy vợ quên mẹ”, tôi cảm thấy câu này quả không sai.
Anh cả tôi với ổn định ở Bắc Kinh, thu nhập cũng không cao, nhưng anh vẫn gửi tiền về nhà đều đặn. Bố mẹ tôi không nỡ tiêu tiền của anh cả, thế nên đã đem gửi hết vào ngân hàng, sẽ gửi cho anh cả khi anh cưới vợ. Cả nhà tôi sống hết sức tiết kiệm. Bệnh của anh hai ngày càng nặng khiến bố mẹ tôi rất buồn; những phiền muộn trong cuộc sống làm cho bố mẹ già đi nhiều. Tôi cảm thấy gia đình tôi thật quá bất hạnh, tôi cũng ít khi cảm thấy nhẹ nhõm, thành tích học tập cũng vì thế mà vị ảnh hưởng.
Anh trai tôi làm đám cưới ở Bắc Kinh. Đám cưới của anh có rất ít người đến dự. Anh cùng chị dâu mở một công ty riêng, cả hai đều rất bận rộn. Hai anh chị kết hôn đã mấy năm mà chưa dám sinh con, chị dâu nói hai anh chị ngày nào cũng như đi đánh trận, làm sao mà mang con theo được. Bố mẹ tôi rất áy náy, thấy có lỗi với hai anh chị; nếu không phải vì anh hai mắc bệnh thì ông bà đã có thể lên chăm cháu cho anh chị rồi. Thực ra cách nghĩ của tôi khác với bố mẹ. Tôi thấy bố mẹ đã già rồi, cả đời cực khổ, bây giờ con cái đã trưởng thành, bố mẹ nên được nghỉ ngơi, hưởng phúc mới phải. Thế nhưng anh hai tôi…
Công xưởng nơi bố mẹ tôi làm việc trước đây làm ăn ngày một xuống dốc, lương hưu của bố mẹ ngày càng ít đi. Chi tiêu trong nhà rất tốn kém, anh hai hiện nay không thể làm việc, lại còn phải chữa bệnh; tôi cũng đang đi học. Tôi cảm thấy nếp nhăn hằn trên trán bố mẹ ngày càng sâu hơn, ngày nào bố mẹ cũng buồn phiền vì chuyện tiền bạc. Tôi rất muốn mình có thể đi làm ngay lập tức để kiếm tiền nuôi cả gia đình. Đáng tiếc là hiện giờ tôi chưa thể làm được. Bố tôi vì muốn kiếm thêm chút tiền nên đã đến làm thuê cho một xưởng sửa chữa ô tô. Nhưng mới đi làm được một tháng thì bố tôi phát bệnh vì làm việc quá sức. Nhìn hoàn cảnh gia đình quá thê thảm, tôi bèn nén nước mắt viết thư cho anh cả và chị dâu, hy vọng anh chị có thể tranh thủ thời gian về thăm nhà và giúp đỡ bố mẹ được phần nào.
Rất lâu sau đó, tôi mới nhận được thư của chị dâu. Trong thư có viết, công ty của anh chị ấy hiện giờ làm ăn không được tốt, nợ nần đầm đìa, vô cùng khó khăn, vì thế anh chị không thể giúp đỡ nhiều cho gia đình, cũng không có thời gian về thăm nhà. Tôi xem qua rồi xé nát bức thư. Trong lòng tôi bỗng nhiên cảm thấy nguội lạnh, gia đình hạnh phúc năm nào giờ đã không còn nữa.
Tôi cũng sắp tốt nghiệp rồi. Tôi không muốn học tiếp lên trung học, kinh tế gia đình không cho phép tôi học lên cao. Tôi cũng từng nghĩ sẽ thi vào một trường trung cấp để có thể sớm đi làm giúp đỡ bố mẹ; nhưng nghe các thầy cô giáo nói, học trung cấp ra rất khó xin việc, ngay cả sinh viên chính quy của các trường đại học cũng còn khó xin được việc. Tôi nhẩm tính, cho dù tôi có học đến thạc sĩ thì cũng phải mất đến mười năm nữa mới có thể tốt nghiệp được. Mười năm ấy đối với tôi là một khoảng thời gian quá dài!
Mặc dù rất giận anh cả nhưng tôi vẫn luôn nhớ đến anh, trông ngóng anh quay về. Tối đó, tôi nằm mơ thấy anh tôi đeo ba lô về nhà, còn đưa cho bố mẹ tôi rất nhiều tiền… Thế nhưng, sau khi tôi tỉnh lại, tất cả đều tan biến hết!
Tôi không biết bản thân mình nên làm gì. Mặc dù bố mẹ không cho phép tôi lo lắng về những chuyện trong nhà, nhưng tôi đã mười lăm tuổi rồi, tại sao không thể lo lắng cho gia đình cơ chứ?
Chat room
Với hoàn cảnh gia đình của Ngô Nại hiện giờ, chỉ có bản thân cô bé và người anh cả mới có đủ sức để thay đổi. Cô bé Ngô Nại mới mười lăm tuổi đã biết có trách nhiệm với bố mẹ và gia đình như vậy thật khiến người khác phải cảm động! Thế nhưng, xét cho cùng thì khả năng của Ngô Nại có hạn; cho dù cô bé có cố gắng hết sức thì kết quả cũng không mấy khả quan!
Ngô Nại nên một lần nữa cầu cứu anh cả. Có thể bức thư lần trước là ý kiến cá nhân chị dâu của bạn chứ anh cả bạn hoàn toàn không biết gì. Có khi nào Ngô Nại đã hiểu nhầm anh cả mình? Còn một điểm mà Ngô Nại phải hiểu, đó là cho dù xét về tình hay về lí thì anh cả của bạn cũng phải có một phần trách nhiệm không thể chối bỏ với gia đình bạn. Xét về tình, anh cả là do bố mẹ bạn nuôi dưỡng, thế nên bây giờ khi anh cả đã trưởng thành, cần phải có tấm lòng hiếu thảo, phụng dưỡng bố mẹ lúc về già. Còn xét về lí, “Luật hôn nhân” của nước ta có quy định con cái trưởng thành phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phụng dưỡng bố mẹ. Nếu như bố mẹ mất sức lao động, anh em trong đường phải có trách nhiệm nuôi dưỡng các em chưa đủ tuổi vị thành niên trong nhà. Xét tình hình của anh bạn hiện giờ, mặc dù công ty làm ăn khó khăn, nhưng anh bạn vẫn có khả năng hỗ trợ kinh tế cho gia đình. Chính vì thế mà Ngô Nại cứ thẳng thắn đưa ra yêu cầu đối với anh cả!
Cho dù là có chuyện gì xảy ra, tôi vẫn mong Ngô Nại có thể hoàn thành được việc học tập của mình!
KHI TÌNH THÂN BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BÊN NGOÀI
Đinh Dị, nữ, mười bảy tuổi, học sinh cấp ba
Tôi không biết bố mẹ đã có rạn nứt về tình cảm từ lúc nào. Chỉ biết đến năm tôi học lớp mười một, bố mẹ tôi đột nhiên muốn ly hôn. Trước khi sự việc xảy ra, bố mẹ không hề hỏi qua ý kiến của tôi. Sau đó, tôi về sống với mẹ.
Tôi rất buồn, thậm chí còn cảm thấy vô cùng bất mãn. Dù gì thì tôi cũng đã mười sáu tuổi rồi, hơn nữa tôi cũng là một thành viên trong gia đình, vậy mà chuyện lớn như vậy xảy ra, bố mẹ cũng không nói với tôi một tiếng. Bố mẹ làm thế chẳng phải quá đáng lắm hay sao? Tôi hỏi mẹ, mẹ chỉ im lặng không nói.
Bố tôi là một bộ trưởng trong chính phủ, là người thẳng thắn, chính trực, có trình độ học vấn rất cao, đã được đăng không ít luận văn. Bố rất yêu thương tôi, hơn nữa, bố mẹ có vẻ rất tình cảm. Tôi không biết lí do vì sao bố lại chủ động đề xuất việc ly hôn với mẹ. Mẹ tôi là một giáo viên giỏi, làm việc rất chăm chỉ, học sinh của mẹ rất đông. Mẹ không chỉ là giáo viên cốt cán trong trường mà còn là một phụ nữ đảm đang của gia đình. Do tính chất công việc, bố tôi thường phải đi xông tác xa, việc nhà do một tay mẹ lo liệu chu toàn. Mẹ vừa quán xuyến nhà cửa, vừa chăm lo việc ở trường. Ngay từ nhỏ tôi đã quen nhìn thấy dáng vẻ tất tả của mẹ. Tôi cũng không hiểu tại sao mẹ lại dễ dàng chấp nhận yêu cầu ly hôn của bố như thế.
Tôi ở với mẹ, cuộc sống của chúng tôi dường như không có thay đổi gì lớn, chỉ có điều, thỉnh thoảng tôi vẫn nhớ bố. Nghe nói sau khi ly hôn một thời gian bố đã tái hôn với một phụ nữ trẻ tuổi dưới cơ sở. người phụ nữ đó nhờ vậy mà nhanh chóng được chuyển về làm ở thành phố. Tôi dường như đã hiểu ra điều gì đó, nhưng lại không muốn biết cụ thể, vì tôi sợ sẽ lại làm tổn thương chính mình. Hình ảnh vĩ đại của bố trong tôi dần dần sụp đổ, tôi cũng không còn muốn đến gặp bố nữa.
Chẳng mấy chốc, tôi đã học lên lớp mười hai. Việc học tập ngày càng căng thẳng. Mẹ chăm lo rất cẩn thận đến việc ăn uống và nghỉ ngơi của tôi. Một buổi sáng, bình thường như bao buổi sáng khác, trước khi ra khỏi cửa, mẹ lại đóng khuy trên cổ áo cho tôi, rồi dặn dò tôi không được cởi áo khoác ra nếu không ra ngoài sẽ bị cảm lạnh. Tôi không thể ngờ, đó lại là lần cuối cùng tôi được gặp mẹ. Tiết thứ ba hôm đó, cô giáo chủ nhiệm hốt hoảng gọi tôi lên một chiếc xe. Chiếc xe phóng như bay ở trên đường. Cô giáo nói mẹ tôi đang ở trường thì đột nhiên đổ bệnh, được đưa vào bệnh viện rồi. Tim tôi như muốn vỡ ra. Khi tôi đến bệnh viện thì thấy giường bệnh trống không, mẹ tôi đã mất! Cô giáo chủ nhiệm là bạn học cũ của mẹ tôi, cô ấy cứ ôm chặt lấy tôi khóc thảm thiết. Khóc mãi, khóc mãi, tôi mới nhìn thấy bố. Bố đứng đó, nước mắt lưng tròng. Lúc đó, tôi cảm thấy hai bố con như xích lại gần nhau hơn, tôi không kìm chế được, lao vào lòng bố, khóc nấc lên từng cơn. Mọi người xung quanh đều cảm động vì tiếng khóc của tôi.
Sau khi mẹ mất, tôi về sống với bố. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy mặt “mẹ kế” của mình. Cô ta còn trẻ, chỉ xấp xỉ tuổi tôi, trang điểm khá đậm, trông có vẻ rất quê mùa. Tôi không thấy cô ta xinh đẹp, và thực tế đúng là cô ta không hề đẹp. Thấy tôi đến, cô ta tỏ ra khá lạnh nhạt, có vẻ như cô ta không hề thích tôi, vì thế mà trong cảm nhận của tôi, cô ta là một người có ít giáo dục. Tôi thật không hiểu bố tôi thích cô ta ở điểm nào? Chỉ vì người phụ nữ này mà bố nỡ bỏ rơi hai mẹ con tôi, tôi thật không thể nào hiểu nỗi.
Tôi sống trong nhà của bố, ngày ngày đi sớm về muộn. Tôi thấy “mẹ kế” tính tình rất tùy tiện, ngay cả bố tôi cũng phải nhường nhịn cô ta. Trước đây, bố tôi chưa bao giờ phải động tay vào việc nhà, vậy mà bây giờ bố phải làm rất nhiều việc, bố còn nấu cả cơm tối. Nhìn thấy bố lúi húi trong bếp, tôi lại không đành lòng, nên thường xuyên vào giúp bố. “Mẹ kế” chỉ ngồi trong phòng khách xem ti vi, cắn hạt dưa. Hai bố con tôi rất ít khi nói chuyện với nhau; không khí trong nhà rất nặng nề. Tôi cảm thấy cuộc sống của bố bây giờ không hề hạnh phúc, nhưng bố cũng chưa bao giờ tâm sự với tôi về cuộc sống của bố và người vợ mới này.
Tâm trạng không được vui, nên tôi thường đến nhà quàn để thăm mẹ. Tôi rất nhớ mẹ, nhớ đến phát khóc. Cuối cùng thì tôi và “mẹ kế” cũng xảy ra cãi cọ. Nếu không phải là bố tôi ngăn lại thì tôi đã lao vào đánh cô ta rồi, chỉ bởi vì cô ta dám chỉ trích mẹ tôi không biết dạy tôi. Tôi nói cô ta không có tư cách nhắc đến mẹ tôi, cô ta chẳng qua chỉ là kẻ thứ ba xen vào gia đình tôi, một kẻ vô liêm sỉ. Cô ta tức điên lên, ôm chầm lấy bố tôi mà khóc. Bố tôi quay lại, trừng mắt quát tôi im miệng. Tôi cảm thấy tổn thương, lập tức bỏ về phòng thu dọn đồ đạc định bỏ đi, nhưng bố đã ngăn tôi lại. Bố tôi già rồi, sức lực cũng dần cạn kiệt!
Thế nhưng, buổi trưa, lúc bố tôi đến phòng làm việc, tôi vẫn âm thầm xách đồ đạc bỏ đi. Tôi đến nhà bà ngoại, đứng tần ngần rất lâu trước cửa mà không dám vào. Nhà bà ngoại chỉ có hai gian. Cậu út và mợ trẻ vừa mới lấy nhau đã phải ở chung phòng với bà ngoại. Nếu như tôi đến đây ở, quả thực sẽ quá chật chội. Thế nhưng, bây giờ tôi đã không còn lựa chọn nào khác, cuối cùng tôi vẫn gõ cửa…
Cậu mợ có vẻ không muốn tôi sống ở đây. Mợ nói: “Tại sao cháu lại bỏ đi, bỏ đi có nghĩa là đầu hàng người đàn bà kia. Cháu cứ ở đây hai ngày rồi về, đừng sợ nó. Đó là nhà của bố cháu mà!”
Bố đến trường tìm tôi, bảo tôi chuyển về nhà ở, nhưng tôi không thèm đếm xỉa gì đến bố. Bố tìm gặp cô giáo chủ nhiệm của tôi để nói chuyện. Cô giáo chủ nhiệm của tôi là bạn cũ của bố mẹ. Từ sau khi mẹ tôi qua đời, may mà còn có cô thường xuyên an ủi và quan tâm đến tôi. Cô giáo chủ nhiệm tôi bảo, hằng ngày ăn trưa và ăn tối ở nhà cô; buổi tối sau khi ở phòng tự học về sẽ về nhà bố ngủ. Nghĩ đến việc có thể tránh mặt với “mẹ kế”, hơn nữa, lại không phải làm phiền bà ngoại và cậu mợ, nên tôi liền gật đầu đồng ý.
Cô chủ nhiệm còn khuyên tôi nên làm thân với “mẹ kế”, nói rằng bố tôi bị kẹt giữa hai người, rất khó xử. Tôi liền thốt lên: “Là bố em tự chuốc lấy đấy chứ! Đáng đời!”. Nhưng cô giáo liền kể chuyện của bố cho tôi nghe. Cô nói có một lần bố xuống cơ sở công tác, buổi trưa uống quá nhiều rượu nên bị say. “Mẹ kế” lại là nhân viên phục vụ trong khách sạn, không biết đã dùng cách gì khiến cho bố tôi phạm sai lầm. Về sau, “mẹ kế” ép bố tôi phải ly hôn với mẹ, nếu không sẽ tố cáo bố. Vì tiền đồ của bố, mẹ đã khuyên bố ly hôn. Tôi ngây người ra, không ngờ trên đời này lại có chuyện như vậy nữa. Tôi thật không ngờ bố mình vì cái gọi là tiền đồ mà dễ dàng từ bỏ hạnh phúc trước mắt. Cô chủ nhiệm nói với tôi chuyện này là mong tôi tha thứ cho bố. Nhưng chuyện đó đã gây cho tôi một cú sốc rất lớn, làm tôi hoàn toàn mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân.
Mặc dù cơ hội giáp mặt của tôi và “mẹ kế” rất ít, nhưng vẫn khó tránh được những mâu thuẫn phát sinh. Tôi vô cùng căm hận người đàn bà đê tiện này! Bây giờ tâm trạng của tôi vô cùng tồi tệ!
Chat room
Tôi có thể tưởng tượng được những đau đớn mà Đinh Dị đã phải chịu đựng trước những biến cố quá lớn trong gia đình. Những biến cố này sẽ lưu lại những kí ức vô cùng sâu sắc trong lòng Đinh Dị. tất cả mọi thứ sẽ phai mờ theo thời gian, hơn nữa, chỉ còn nửa năm nữa là Đinh Dị phải tham gia kì thi đại học rồi; sau khi thi đại học, cô bé có thể sải cánh bay đi…
Cho nên, tôi hy vọng trong khoảng thời gian trước khi thi đại học, tốt nhất Đinh Dị nên hạn chế việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Cho dù là sai lầm của bố hay sự quấy nhiễu từ “mẹ kế” thì đó cũng là một ly rượu đắng do bố cô bé ủ thành, là cuộc sống riêng tư của bố, Đinh Dị không nên để mình bị lún quá sâu vào đó. Hơn nữa, bố Đinh Dị cũng đã phải nhận sự trừng phạt về mặt tinh thần; tình cảm mà bố dành cho con gái vẫn không hề thay đổi. Do đó, bên cạnh việc tưởng nhớ đến người mẹ đã quá cố, Đinh Dị cũng nên học cách tha thứ cho bố mình. Tình thân là một tình cảm được vùi sâu trong lòng. Mặc dù đôi khi nó cũng bị lẫn đôi chút ân oán, nhưng nó mãi là một ngọn đèn chiếu sáng và sưởi ấm trái tim chúng ta mỗi khi chúng ta cảm thấy cô độc nhất!
/25
|