Tiểu Lộ, nữ, mười sáu tuổi, học sinh lớp mười một
Khi còn nhỏ, tôi ước ao mình có thể lớn thật nhanh. Nhưng giờ khi đã trưởng thành thì tôi lại thầm mong thời gian có thể quay trở lại.
Kể từ khi tôi bắt đầu học cấp hai, mẹ đã tỏ ra “quan tâm đặc biệt” đến tôi. Cả ngày mẹ không ngừng cằn nhằn, nào là: “Còn nhỏ không chịu phấn đấu thì sau này khổ cả đời”, rồi thì: “Con gái mà cứ kết bạn lung tung, không khéo lại mắc lừa đấy con ạ!”... Ôi, tôi nghe những lời này đến chán ngấy ra rồi. Có đôi lúc do không chịu nổi nên tôi cũng cãi lại mẹ. Thế nhưng chỉ cần tôi nói một câu là y như rằng mẹ tôi lại giảng cho một tràng toàn là đạo lí và cuối cùng thì lần nào phần thắng cũng thuộc về mẹ tôi.
Lâu dần, tôi đã “luyện” thành công ngón “giả câm, giả điếc”. Mẹ nói cái gì, tôi cũng tỏ ra chăm chú lắng nghe, nhưng thực ra, những lời mẹ nói chỉ như gió thoảng qua tai. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi vẫn cố gắng để giảm thiểu tối đa số lần bị nghe mẹ mắng. Ví dụ như, mỗi ngày, cứ tan học là tôi lại cắm đầu đi thẳng về nhà, vừa đi vừa nhìn đồng hồ. Chưa bao giờ tôi la cà dọc đường vì sợ khi về đến nhà mẹ lại hỏi này hỏi nọ là: “Con đi đâu giờ này mới về?”.
Sáng thứ Bảy hôm đó, mẹ tôi đi ra ngoài có chút việc. Tôi đang ở nhà làm bài tập thì nghe thấy có tiếng gọi mình ở bên dưới nhà vọng lên. Hóa ra đó là ba người bạn cùng lớp với tôi, hai nữ một nam. Họ nói muốn đến nhà tôi chơi. Mừng thầm trong bụng vì không có mẹ ở nhà, tôi liền mời các bạn vào nhà. Thực ra, tôi rất thích mời bạn bè đến nhà, nhưng mẹ tôi lại không thích tôi làm như vậy. Bạn bè tôi rất hay mời tôi đến nhà chơi. Bố mẹ của các bạn rất tâm lí, nhiệt tình tiếp đãi chúng tôi, còn giữ chúng tôi ở lại ăn cơm. Thật đáng ngưỡng mộ!
Mấy người bạn vào nhà tôi chơi đều tỏ ra rất ngạc nhiên, họ ngắm nghía mọi thứ trong nhà. Điều đó cũng dễ hiểu vì đây là lần đầu tiên họ đến nhà tôi chơi mà. Tôi cất sách vở và cùng họ xem sách trên giá sách của mình. Cậu bạn nam thích thú nghịch cái bật lửa của bố tôi. Chúng tôi hào hứng kể chuyện về các thầy cô giáo, các bạn học sinh và những tin tức “nóng hổi” xảy ra trong trường. Đang nói chuyện vui vẻ thì mẹ tôi về.
Mẹ đứng ở cửa, thấy trong nhà có người lạ thì tỏ ra rất kinh ngạc. Tất cả chúng tôi đều nhìn mẹ. Mẹ tôi cố nặn ra một nụ cười miễn cưỡng trên khuôn mặt, nụ cười ấy khiến mẹ giống như đang khóc. Không khí bỗng trở nên nặng nề, các bạn của tôi nhanh chóng tạm biệt ra về.
Các bạn vừa về, mẹ lập tức đóng cửa lại, nghiêm mặt hỏi tôi: “Mấy đứa nó là ai? Bạn học à? Cùng lớp với con à? Tên là gì? Bố mẹ làm gì? Đến tìm con có việc gì?”. Tôi dở khóc dở cười, nhưng chẳng biết làm sao, mẹ tôi là người như vậy đấy. Tôi lần lượt trả lời cho bằng hết những câu hỏi mang tính chất vấn của mẹ, thế mà mẹ vẫn không chịu bỏ qua. Tối hôm đó, mẹ còn cho “triệu tập” một “hội nghị gia đình”. Một lần nữa mẹ nhấn mạnh và yêu cầu tôi phải dồn hết tâm trí và sức lực cho học tập, không được tùy tiện giao du với bạn bè. Nói chung lại là những đạo lí cũ rích mà mẹ đã nói không biết đến bao nhiêu lần rồi, thậm chí tôi còn có thể đọc thuộc lòng những điều này nữa cơ! Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu, tâm trạng rất tồi tệ. Thậm chí tôi còn nghĩ, chắc là mẹ đang muốn giày vò mình. Bố tôi trước đây không bao giờ lên tiếng, nhưng lúc đó, mẹ bắt bố phải tỏ rõ thái độ nên bố tôi cũng lập lại một tràng giang đại hải những điều mẹ vừa nói, nào là: thời buổi này xã hội rối ren, không được có ý đồ làm hại người khác, nhưng cũng không nên quá cả tin, rồi thì vân vân và vân vân. Cuối cùng, đến lượt mẹ tôi đưa ra kết luận: “Trong thời gian đi học, tuyệt đối không được giao du với đám con trai!”
Hôm đó lòng tôi vô cùng ấm ức, không sao học bài được. Tôi cảm thấy mình giống như một phạm nhân, không chỉ mất đi quyền tự do về hành động mà còn mất luôn cả quyền tự do trong suy nghĩ. Chỉ cần tâm trạng tôi có đôi chút khác thường (thậm chí ngay cả bản thân tôi cũng không phát hiện ra) là mẹ tôi lại bắt đầu chất vấn cho bằng được nguyên nhân. Chỉ cần tôi một lần làm bài kiểm tra không tốt là y như rằng mẹ tôi lại bắt đầu “bài diễn văn” dài vô tận.
Còn nữa, ngay từ nhỏ bố mẹ đã coi tôi như “động vật bảo vệ cấp một”. Mỗi khi nhà có khách là tôi bị bố mẹ nhắc vào trong phòng, không cho phép nói chuyện hay tiếp xúc với khách khứa. Nếu mà khách có ở lại ăn cơm thì tình cảnh của tôi đúng là thê thảm: mẹ ở trong bếp làm cơm, bố ở phòng khách tiếp khách, còn tôi một mình trong phòng với cái dạ dày cứ sôi lên ùng ục, đành phải gặm mì tôm cho đỡ đói. Lúc ăn cơm, bố mẹ không cho phép tôi ăn cùng với khách mà phải đợi đến khi khách khứa ăn xong rồi tôi mới được ngồi ăn. Tôi thật không hiểu nổi, tại sao bố mẹ luôn chê bai tôi nhát gan mà lại không chịu tạo điều kiện cho tôi có cơ hội rèn luyện để mạnh dạn hơn? Nếu như nhà có khách, tại sao bố mẹ không để cho tôi có cơ hội rót trà mời khách, không cho tôi tiếp chuyện với họ để tôi có thể mạnh dạn hơn và học hỏi được nhiều điều hơn từ họ?
Một lần khác, có một bạn nam gọi điện thoại cho tôi để hỏi bài. Mẹ tôi nhấc máy, không những không đưa điện thoại cho tôi mà còn chất vấn bạn ấy, hỏi bạn ấy tìm tôi có việc gì. Bạn ấy nói gọi điện thoại hỏi bài tôi, thế nhưng mẹ tôi không tin, còn mắng cho cậu bạn kia một trận. Tôi rất buồn, dù gì tôi cũng đã mười sáu tuổi rồi. Một đứa con gái mười sáu tuổi chẳng lẽ lại không được có một chút tự tôn nào hay sao? Sao mẹ nỡ đối xử với bạn tôi như vậy? Ở trong nhà, hai bố con tôi đều im lặng trước những lời mắng mỏ và cằn nhằn của mẹ. Về sau, nghe các bạn cùng lớp nói, cậu bạn hôm gọi điện đến nhà tôi đã nói rằng mẹ tôi là một “bà già dở hơi”. Tôi cảm thấy thực sự mất mặt và xấu hổ, chỉ muốn chui xuống đất cho xong.
Thực ra, tôi rất yêu mẹ. Tôi biết mẹ vì tôi mà vất vả nhiều. Nhưng tôi không thể biết ơn những gì mẹ đã dành cho tôi. Ngay cả khi đã khôn lớn tôi cũng tin rằng mình sẽ không thể biết ơn sự “giáo dục” nghiêm khắc quá ***
Cho dù tình mẹ có vĩ đại đến đâu đi chăng nữa thì mẹ cũng chỉ là một “con người” bình thường mà thôi. Những người mẹ khác nhau có cách thể hiện tình cảm với con mình theo những cách khác nhau. Trên đời, có một số người mẹ có cách thể hiện tình cảm làm cho con cái thấy sợ hãi, khó tiếp nhận. Bởi thứ tình cảm này luôn kèm theo đòi hỏi, yêu cầu. Mẹ của Tiểu Lộ là một ví dụ điển hình. Mẹ Tiểu Lộ liên tục xâm phạm tự do về tinh thần của con gái. Đương nhiên bà không hề cảm nhận được những tổn thương mà bà đã gây ra cho con gái mình. Nếu như cảm nhận được thì chắc rằng mẹ cô bé đã không làm như vậy. Bởi vì xét cho cùng không có bà mẹ nào lại cố ý làm tổn thương con mình.
Trên đời này không có ai là hoàn hảo cả. Mỗi người mẹ đều ít nhiều có những nhược điểm riêng. Những người mẹ hay cằn nhằn thường là do áp lực của cuộc sống. Thực ra, mẹ Tiểu Lộ đã cố gắng hết sức vì gia đình, vì con gái. Vì thế Tiểu Lộ nên có thái độ khoan dung trước những ứng xử sai lầm của mẹ trong vấn đề giáo dục con cái. Đôi khi sự “cằn nhằn” của mẹ Tiểu Lộ không phải nhằm mục đích uốn nắn hành vi cho con gái, mà chỉ đơn thuần để trút bớt những bực dọc ở trong lòng mà thôi. Những lúc này Tiểu Lộ chỉ cần lắng nghe. Cho dù có bị nói oan đi chăng nữa thì đó cũng là mẹ mình, có thiệt gì đâu cơ chứ? Chúng ta thường xuyên phải chịu ấm ức trước người ngoài, vậy tái sao không thể cười xòa, bỏ qua tất cả cho mẹ của mình cơ chứ?
Tiểu Lộ cũng có thể tạo ra cơ hội thay đổi tính cách của mình. Ví dụ: giao lưu rộng rãi với bạn bè trong trường, chủ động giúp đỡ các bạn trong lớp... Dần dà, mối quan hệ với bạn bè trong lớp tốt lên, bản thân Tiểu Lộ cũng sẽ mạnh dạn hơn. Nếu như Tiểu Lộ một mặt sống ỷ lại vào mẹ mình, mặt khác lại trách cứ mẹ không tâm lí, thì có phải là cô bé này đang mượn cớ để lười nhác không nhỉ?
NỖI OAN KHIÊN ĐÁNG SỢ
Diệc Minh, nam, học sinh cấp ba
Tôi là một thiếu niên mười lăm tuổi sống ở nông thôn. Trong nhà chỉ có tôi là con trai nên tôi được bố mẹ rất cưng chiều, từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ phải chịu ấm ức. Mặc dù không được sung sướng như những đứa trẻ ở thành phố, nhưng ở nông thôn, cuộc sống của tôi như vậy có thể coi là mơ ước của nhiều đứa trẻ khác.
Thế nhưng sự việc xảy ra mấy tháng trước đây đã phá vỡ hoàn toàn những ảo tưởng của tôi về cuộc sống. Đó là vào một ngày Chủ Nhật, tôi cùng hai người bạn là Lưu Mẫn Sâm và Bạch An vào thành phố chơi. Trên đường đi, đột nhiên chúng tôi nghe thấy có tiếng người hô hoán: “Bắt kẻ trộm”. Chúng tôi vội vàng chạy đi xem. Thế nhưng chẳng nhìn thấy tên kẻ trộm nào cả. Bởi vì đám đông tò mò vẫn chưa giải tán nên chúng tôi cũng cố nán lại nghe ngóng xem đám đông đang tranh luận cái gì. Hình như là có một chung cư bị kẻ trộm đột nhập, mấy nhà liền trong khu chung cư này đều bị chúng vào khua khoắng. Phần lớn các gia đình đều bị mất tiền bạc và đồ trang sức. Nghe nói có một gia đình bị mất cắp đến mấy vạn nhân dân tệ. Lưu Mẫn Sâm nói với tôi: “Người thành phố đúng là giàu có, mất cũng đáng!”. Chúng tôi cũng chỉ coi đó là một câu nói đùa mà thôi. Bình thường chúng tôi vẫn thích nói đùa vài câu cho vui, nào ngờ hôm đó có người đứng bên cạnh nghe thấy, liền lén đến báo với cảnh sát. Cảnh sát đi đến, yêu cầu chúng tôi về đồn tra hỏi. Chúng tôi ai nấy đều rất sợ hãi, không đứa nào dám đi. Viên cảnh sát cười bảo: “Chúng tôi chỉ tìm người làm chứng, hỏi sơ qua tình hình xong là chúng tôi sẽ thả các cháu ra ngay!”.
Vừa bị đưa về đồn cảnh sát, ba đứa chúng tôi lập tức bị giam vào ba phòng khác nhau. Một viên cảnh sát khác đến hỏi cung tôi. Ông ta hỏi tôi học ở trường nào, hoàn cảnh gia đình ra sao, tiếp đó còn hỏi tôi xem có nhìn thấy kẻ trộm hay không. Tôi liền kể hết sự tình cho ông ta nghe, nhưng ông ta không tin, còn bảo tôi nói dối, thậm chí còn bắt tôi phải thừa nhận có quen kẻ cắp, hơn nữa lại còn là đồng đảng của hắn nữa chứ! Ông ta nói rằng tôi là đồng bọn mà bọn kẻ cắp phái đến để thăm dò tình hình. Tôi òa khóc, trong lòng vô cùng sợ hãi, tôi chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh như thế này. Hơn nữa tôi còn cảm thấy rất xấu hổ. Tôi không hề làm gì sai cả, tại sao tôi lại trở thành một phạm nhân cơ chứ? Viên cảnh sát nọ còn liên tục xúc phạm tôi. Ông ta khẳng định rằng: “Cậu chắc chắn là một học sinh hư trong trường, giao du với lũ người xấu đầu đường xó chợ. Ngày ngày cậu giả vờ lên lớp, nhưng thực ra là đi làm những chuyện xấu xa. Tôi nhất định phải tống cậu vào trại giáo dưỡng thanh thiếu niên, bởi vì cậu chính là cặn bã của xã hội!”... Ông ta thốt ra rất nhiều lời khó nghe. Từng câu từng câu mà ông ta nói ra đều như những con dao sắc nhọn chọc vào tim gan tôi. Tôi thấy lòng tự tôn của mình bị ông ta giày xéo dưới gót giày. Tôi ra sức cầu xin, gọi ông ta bằng “chú” và van xin ông ta hãy gọi điện cho bố mẹ tôi. Tôi thật sự hoảng loạn và chỉ mong được gặp bố mẹ mình.
Viên cảnh sát nọ không tra khảo được gì nên vô cùng tức tối nói: “Hôm nay mày đừng mong ra khỏi đây. Mai tao sẽ gọi cho bố mẹ mày đến nộp phạt!”.
Tối hôm đó, chúng tôi bị tống vào phòng tạm giam của đồn cảnh sát. Xem ra họ vẫn còn chút lương tâm vì đã nhốt ba đứa tôi vào chung một phòng. Trong căn phòng tạm giam này không hề có giường, chỉ có hai cái ghế và một cái bàn nhỏ. Ba đứa chúng tôi nép sát vào nhau vì sợ hãi. Từ chiều đến tận tối hôm ấy, chúng tôi không được ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nhưng chúng tôi nào còn tâm trí để mà nghĩ đến đói và khát nữa. Trong tâm trí chúng tôi lúc này chỉ có sự sợ hãi, hoảng loạn và một căn phòng tối om om mà thôi...
Chúng tôi ngồi trong bóng đêm, không ai có thể chợp mắt được. Mãi đến khi trời sáng, một viên cảnh sát mới mở cửa bước vào, vứt cho chúng tôi mấy cái bánh mì cứng đơ và lạnh ngắt rồi hỏi số điện thoại của gia đình chúng tôi. Chúng tôi lập tức đọc số điện thoại gia đình mình và đếm từng giây từng phút, mong sao người nhà chóng đến đón chúng tôi ra.
Bố của Bạch An đến đầu tiên. Nhìn thấy ông, chúng tôi òa khóc nức nở. Nghe bố của Bạch An nói, cảnh sát yêu cầu phải nộp ba nghìn nhân dân tệ mới chịu thả người ra. Ông còn nói bố mẹ tôi đang đi vay tiền để đón tôi ra. Nghe những lời ấy, tôi thấy miệng mình đắng nghét, chỉ biết tự trách bản thân đã gây phiền phức cho bố mẹ.
Bạch An được thả ra không lâu thì bố tôi và bố của Lưu Mẫn Sâm đến. Sau khi giao tiền, cảnh sát liền thả chúng tôi ra. Mặc dù rõ ràng là chúng tôi bị oan nhưng nào ai dám đến lí sự với cảnh sát nữa, chỉ đành ngậm bồ hòn làm ngọt và nhanh chóng rời khỏi sở cảnh sát. Về đến nhà, mọi người trong làng đều chạy đến hỏi han sự việc. Tôi liền thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe. Có người tin nhưng cũng có người không tin, cho rằng cảnh sát không bao giờ bắt người bừa bãi như thế. Tôi quả quyết nói: “Chính là họ đã bắt người bừa bãi!”. Nhưng vẫn có người không chịu tin chúng tôi. Thậm chí họ còn khẳng định rằng đích thị là chúng tôi đã tiếp tay cho bọn trộm cướp kia làm điều xấu nên mới bị bắt. Chúng tôi không sao giải thích cho mọi người tin được.
Kể từ đó, tâm tính của chúng tôi bắt đầu thay đổi. Nhưng hồi ức ghê sợ này cứ như một cơn ác mộng ám ảnh trong tâm trí chúng tôi. Tôi không bao giờ dám đi vào thành phố chơi nữa, thậm chí chẳng may nhìn thấy cảnh sát trên ti vi là tôi đã sợ rúm hết cả người lại. Tôi không sao quên được những lời nhục mạ của viên cảnh sát nọ. Ông ta khẳng định tôi là học sinh hư mà đầu biết được tôi luôn nằm trong tốp ba học sinh giỏi của trường. Tại sao ông ta lại có thể sỉ nhục tôi như vậy?
Tôi đã từng lên tiếng cầu cứu. Tôi đã viết thư cho một tòa soạn báo, xin họ cho tôi một lời khuyên. Nhưng lá thư của tôi như đã chìm xuống đáy biển sâu, chờ đợi mãi mà không thấy hồi âm. Bố mẹ và những người thân trong gia đình tôi đều là những người nông dân chất phác, thật thà. Đừng nói đi lí sự với cảnh sát, ngay cả việc phải đến đồn cảnh sát cũng khiến họ sợ hết vía rồi. Tôi định nói với cô giáo, nhưng nhà trường không hề biết chuyện này. Nếu như nói ra điều này với các thầy cô, mặc dù chúng tôi có bị oan thật đi chăng nữa, nhỡ các thầy cô vẫn không tin tôi thì sao đây? Chúng tôi trở nên hoài nghi tất cả mọi thứ.
***
Trong một xã hội hoạt động theo pháp luật như ngày nay, người phạm pháp lại chính là những người chấp pháp, điều ấy khiến chúng ta phải rợn người. Những viên cảnh sát này thực chất chỉ là những kẻ vô lương tâm. Đừng sợ sệt trước sự hống hách, hung hăng của chúng, bởi xét cho cùng, chúng cũng chỉ là những kẻ cố tình vi phạm pháp luật mà thôi. Một khi bị phát hiện, những kẻ xấu xa này sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Người Trung Quốc thường thích cuộc sống yên ổn, sợ phiền phức. Chính bởi sự nhu nhược của họ nên những con sâu của xã hội này mới có cơ hội lộng hành như vậy. Theo quy định của “Hình pháp” và “Luật bảo vệ trẻ vị thành niên”, các cơ quan tư pháp muốn để những trẻ em dưới mười sáu tuổi trở thành người làm chứng, cần phải được sự đồng ý của bố mẹ; hơn nữa, khi đối thoại hay tiếp xúc với trẻ vị thành niên, nhất định phải có sự giám sát của các bậc cha mẹ. Hành động tùy tiện bắt giữ ba em nhỏ tuổi vị thành niên là một hành động phi pháp, đã phạm vào luật “Hình pháp” và “Luật bảo vệ trẻ vị thành niên” của Trung Quốc. Thậm chí hành vi bắt người nộp tiền mới trả người cũng là một hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Vì vậy tôi hy vọng, dưới sự giúp đỡ của bố mẹ, Diệc Minh sẽ tìm cho mình một luật sư để tố cáo chuyện này lên tòa án, yêu cầu những kẻ xấu xa kia phải bồi thường thiệt hại cho bạn về mặt vật chất và cả tinh thần, để chúng phải chịu sự lên án của cả xã hội, để những con sâu này không còn có thể phá hoại đội ngũ những người chấp pháp, giúp cho những người dân lành khác không còn gặp phải những tổn thương tương tự.
Không thể phủ nhận rằng, cậu bé Diệc Minh và bố mẹ cậu chỉ là những người nông dân bình thường, những “kẻ yếu” trong xã hội. Nhưng chính vì thế chúng ta cẩn phải biết rằng: “Pháp luật chính là vũ khí lợi hại của kẻ yếu!”
Hệ thống pháp luật của Trung Quốc đã đi vào quỹ đạo chính xác của nó. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhất là trong đội ngũ tư pháp vẫn còn tồn tại những kẻ có tư chất kém, không phù hợp với vai trò của người thi hành pháp luật. Cải thiện môi trường chấp pháp không chỉ là nhiệm vụ của những người lãnh đạo. Nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức chấp hành pháp luật, biết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình dựa trên pháp luật thì tôi tin rằng, xã hội sẽ bước những bước tiến mới trên con đường tiến đến văn minh.
Khi còn nhỏ, tôi ước ao mình có thể lớn thật nhanh. Nhưng giờ khi đã trưởng thành thì tôi lại thầm mong thời gian có thể quay trở lại.
Kể từ khi tôi bắt đầu học cấp hai, mẹ đã tỏ ra “quan tâm đặc biệt” đến tôi. Cả ngày mẹ không ngừng cằn nhằn, nào là: “Còn nhỏ không chịu phấn đấu thì sau này khổ cả đời”, rồi thì: “Con gái mà cứ kết bạn lung tung, không khéo lại mắc lừa đấy con ạ!”... Ôi, tôi nghe những lời này đến chán ngấy ra rồi. Có đôi lúc do không chịu nổi nên tôi cũng cãi lại mẹ. Thế nhưng chỉ cần tôi nói một câu là y như rằng mẹ tôi lại giảng cho một tràng toàn là đạo lí và cuối cùng thì lần nào phần thắng cũng thuộc về mẹ tôi.
Lâu dần, tôi đã “luyện” thành công ngón “giả câm, giả điếc”. Mẹ nói cái gì, tôi cũng tỏ ra chăm chú lắng nghe, nhưng thực ra, những lời mẹ nói chỉ như gió thoảng qua tai. Nhưng dù gì đi nữa thì tôi vẫn cố gắng để giảm thiểu tối đa số lần bị nghe mẹ mắng. Ví dụ như, mỗi ngày, cứ tan học là tôi lại cắm đầu đi thẳng về nhà, vừa đi vừa nhìn đồng hồ. Chưa bao giờ tôi la cà dọc đường vì sợ khi về đến nhà mẹ lại hỏi này hỏi nọ là: “Con đi đâu giờ này mới về?”.
Sáng thứ Bảy hôm đó, mẹ tôi đi ra ngoài có chút việc. Tôi đang ở nhà làm bài tập thì nghe thấy có tiếng gọi mình ở bên dưới nhà vọng lên. Hóa ra đó là ba người bạn cùng lớp với tôi, hai nữ một nam. Họ nói muốn đến nhà tôi chơi. Mừng thầm trong bụng vì không có mẹ ở nhà, tôi liền mời các bạn vào nhà. Thực ra, tôi rất thích mời bạn bè đến nhà, nhưng mẹ tôi lại không thích tôi làm như vậy. Bạn bè tôi rất hay mời tôi đến nhà chơi. Bố mẹ của các bạn rất tâm lí, nhiệt tình tiếp đãi chúng tôi, còn giữ chúng tôi ở lại ăn cơm. Thật đáng ngưỡng mộ!
Mấy người bạn vào nhà tôi chơi đều tỏ ra rất ngạc nhiên, họ ngắm nghía mọi thứ trong nhà. Điều đó cũng dễ hiểu vì đây là lần đầu tiên họ đến nhà tôi chơi mà. Tôi cất sách vở và cùng họ xem sách trên giá sách của mình. Cậu bạn nam thích thú nghịch cái bật lửa của bố tôi. Chúng tôi hào hứng kể chuyện về các thầy cô giáo, các bạn học sinh và những tin tức “nóng hổi” xảy ra trong trường. Đang nói chuyện vui vẻ thì mẹ tôi về.
Mẹ đứng ở cửa, thấy trong nhà có người lạ thì tỏ ra rất kinh ngạc. Tất cả chúng tôi đều nhìn mẹ. Mẹ tôi cố nặn ra một nụ cười miễn cưỡng trên khuôn mặt, nụ cười ấy khiến mẹ giống như đang khóc. Không khí bỗng trở nên nặng nề, các bạn của tôi nhanh chóng tạm biệt ra về.
Các bạn vừa về, mẹ lập tức đóng cửa lại, nghiêm mặt hỏi tôi: “Mấy đứa nó là ai? Bạn học à? Cùng lớp với con à? Tên là gì? Bố mẹ làm gì? Đến tìm con có việc gì?”. Tôi dở khóc dở cười, nhưng chẳng biết làm sao, mẹ tôi là người như vậy đấy. Tôi lần lượt trả lời cho bằng hết những câu hỏi mang tính chất vấn của mẹ, thế mà mẹ vẫn không chịu bỏ qua. Tối hôm đó, mẹ còn cho “triệu tập” một “hội nghị gia đình”. Một lần nữa mẹ nhấn mạnh và yêu cầu tôi phải dồn hết tâm trí và sức lực cho học tập, không được tùy tiện giao du với bạn bè. Nói chung lại là những đạo lí cũ rích mà mẹ đã nói không biết đến bao nhiêu lần rồi, thậm chí tôi còn có thể đọc thuộc lòng những điều này nữa cơ! Tôi cảm thấy vô cùng khó chịu, tâm trạng rất tồi tệ. Thậm chí tôi còn nghĩ, chắc là mẹ đang muốn giày vò mình. Bố tôi trước đây không bao giờ lên tiếng, nhưng lúc đó, mẹ bắt bố phải tỏ rõ thái độ nên bố tôi cũng lập lại một tràng giang đại hải những điều mẹ vừa nói, nào là: thời buổi này xã hội rối ren, không được có ý đồ làm hại người khác, nhưng cũng không nên quá cả tin, rồi thì vân vân và vân vân. Cuối cùng, đến lượt mẹ tôi đưa ra kết luận: “Trong thời gian đi học, tuyệt đối không được giao du với đám con trai!”
Hôm đó lòng tôi vô cùng ấm ức, không sao học bài được. Tôi cảm thấy mình giống như một phạm nhân, không chỉ mất đi quyền tự do về hành động mà còn mất luôn cả quyền tự do trong suy nghĩ. Chỉ cần tâm trạng tôi có đôi chút khác thường (thậm chí ngay cả bản thân tôi cũng không phát hiện ra) là mẹ tôi lại bắt đầu chất vấn cho bằng được nguyên nhân. Chỉ cần tôi một lần làm bài kiểm tra không tốt là y như rằng mẹ tôi lại bắt đầu “bài diễn văn” dài vô tận.
Còn nữa, ngay từ nhỏ bố mẹ đã coi tôi như “động vật bảo vệ cấp một”. Mỗi khi nhà có khách là tôi bị bố mẹ nhắc vào trong phòng, không cho phép nói chuyện hay tiếp xúc với khách khứa. Nếu mà khách có ở lại ăn cơm thì tình cảnh của tôi đúng là thê thảm: mẹ ở trong bếp làm cơm, bố ở phòng khách tiếp khách, còn tôi một mình trong phòng với cái dạ dày cứ sôi lên ùng ục, đành phải gặm mì tôm cho đỡ đói. Lúc ăn cơm, bố mẹ không cho phép tôi ăn cùng với khách mà phải đợi đến khi khách khứa ăn xong rồi tôi mới được ngồi ăn. Tôi thật không hiểu nổi, tại sao bố mẹ luôn chê bai tôi nhát gan mà lại không chịu tạo điều kiện cho tôi có cơ hội rèn luyện để mạnh dạn hơn? Nếu như nhà có khách, tại sao bố mẹ không để cho tôi có cơ hội rót trà mời khách, không cho tôi tiếp chuyện với họ để tôi có thể mạnh dạn hơn và học hỏi được nhiều điều hơn từ họ?
Một lần khác, có một bạn nam gọi điện thoại cho tôi để hỏi bài. Mẹ tôi nhấc máy, không những không đưa điện thoại cho tôi mà còn chất vấn bạn ấy, hỏi bạn ấy tìm tôi có việc gì. Bạn ấy nói gọi điện thoại hỏi bài tôi, thế nhưng mẹ tôi không tin, còn mắng cho cậu bạn kia một trận. Tôi rất buồn, dù gì tôi cũng đã mười sáu tuổi rồi. Một đứa con gái mười sáu tuổi chẳng lẽ lại không được có một chút tự tôn nào hay sao? Sao mẹ nỡ đối xử với bạn tôi như vậy? Ở trong nhà, hai bố con tôi đều im lặng trước những lời mắng mỏ và cằn nhằn của mẹ. Về sau, nghe các bạn cùng lớp nói, cậu bạn hôm gọi điện đến nhà tôi đã nói rằng mẹ tôi là một “bà già dở hơi”. Tôi cảm thấy thực sự mất mặt và xấu hổ, chỉ muốn chui xuống đất cho xong.
Thực ra, tôi rất yêu mẹ. Tôi biết mẹ vì tôi mà vất vả nhiều. Nhưng tôi không thể biết ơn những gì mẹ đã dành cho tôi. Ngay cả khi đã khôn lớn tôi cũng tin rằng mình sẽ không thể biết ơn sự “giáo dục” nghiêm khắc quá ***
Cho dù tình mẹ có vĩ đại đến đâu đi chăng nữa thì mẹ cũng chỉ là một “con người” bình thường mà thôi. Những người mẹ khác nhau có cách thể hiện tình cảm với con mình theo những cách khác nhau. Trên đời, có một số người mẹ có cách thể hiện tình cảm làm cho con cái thấy sợ hãi, khó tiếp nhận. Bởi thứ tình cảm này luôn kèm theo đòi hỏi, yêu cầu. Mẹ của Tiểu Lộ là một ví dụ điển hình. Mẹ Tiểu Lộ liên tục xâm phạm tự do về tinh thần của con gái. Đương nhiên bà không hề cảm nhận được những tổn thương mà bà đã gây ra cho con gái mình. Nếu như cảm nhận được thì chắc rằng mẹ cô bé đã không làm như vậy. Bởi vì xét cho cùng không có bà mẹ nào lại cố ý làm tổn thương con mình.
Trên đời này không có ai là hoàn hảo cả. Mỗi người mẹ đều ít nhiều có những nhược điểm riêng. Những người mẹ hay cằn nhằn thường là do áp lực của cuộc sống. Thực ra, mẹ Tiểu Lộ đã cố gắng hết sức vì gia đình, vì con gái. Vì thế Tiểu Lộ nên có thái độ khoan dung trước những ứng xử sai lầm của mẹ trong vấn đề giáo dục con cái. Đôi khi sự “cằn nhằn” của mẹ Tiểu Lộ không phải nhằm mục đích uốn nắn hành vi cho con gái, mà chỉ đơn thuần để trút bớt những bực dọc ở trong lòng mà thôi. Những lúc này Tiểu Lộ chỉ cần lắng nghe. Cho dù có bị nói oan đi chăng nữa thì đó cũng là mẹ mình, có thiệt gì đâu cơ chứ? Chúng ta thường xuyên phải chịu ấm ức trước người ngoài, vậy tái sao không thể cười xòa, bỏ qua tất cả cho mẹ của mình cơ chứ?
Tiểu Lộ cũng có thể tạo ra cơ hội thay đổi tính cách của mình. Ví dụ: giao lưu rộng rãi với bạn bè trong trường, chủ động giúp đỡ các bạn trong lớp... Dần dà, mối quan hệ với bạn bè trong lớp tốt lên, bản thân Tiểu Lộ cũng sẽ mạnh dạn hơn. Nếu như Tiểu Lộ một mặt sống ỷ lại vào mẹ mình, mặt khác lại trách cứ mẹ không tâm lí, thì có phải là cô bé này đang mượn cớ để lười nhác không nhỉ?
NỖI OAN KHIÊN ĐÁNG SỢ
Diệc Minh, nam, học sinh cấp ba
Tôi là một thiếu niên mười lăm tuổi sống ở nông thôn. Trong nhà chỉ có tôi là con trai nên tôi được bố mẹ rất cưng chiều, từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ phải chịu ấm ức. Mặc dù không được sung sướng như những đứa trẻ ở thành phố, nhưng ở nông thôn, cuộc sống của tôi như vậy có thể coi là mơ ước của nhiều đứa trẻ khác.
Thế nhưng sự việc xảy ra mấy tháng trước đây đã phá vỡ hoàn toàn những ảo tưởng của tôi về cuộc sống. Đó là vào một ngày Chủ Nhật, tôi cùng hai người bạn là Lưu Mẫn Sâm và Bạch An vào thành phố chơi. Trên đường đi, đột nhiên chúng tôi nghe thấy có tiếng người hô hoán: “Bắt kẻ trộm”. Chúng tôi vội vàng chạy đi xem. Thế nhưng chẳng nhìn thấy tên kẻ trộm nào cả. Bởi vì đám đông tò mò vẫn chưa giải tán nên chúng tôi cũng cố nán lại nghe ngóng xem đám đông đang tranh luận cái gì. Hình như là có một chung cư bị kẻ trộm đột nhập, mấy nhà liền trong khu chung cư này đều bị chúng vào khua khoắng. Phần lớn các gia đình đều bị mất tiền bạc và đồ trang sức. Nghe nói có một gia đình bị mất cắp đến mấy vạn nhân dân tệ. Lưu Mẫn Sâm nói với tôi: “Người thành phố đúng là giàu có, mất cũng đáng!”. Chúng tôi cũng chỉ coi đó là một câu nói đùa mà thôi. Bình thường chúng tôi vẫn thích nói đùa vài câu cho vui, nào ngờ hôm đó có người đứng bên cạnh nghe thấy, liền lén đến báo với cảnh sát. Cảnh sát đi đến, yêu cầu chúng tôi về đồn tra hỏi. Chúng tôi ai nấy đều rất sợ hãi, không đứa nào dám đi. Viên cảnh sát cười bảo: “Chúng tôi chỉ tìm người làm chứng, hỏi sơ qua tình hình xong là chúng tôi sẽ thả các cháu ra ngay!”.
Vừa bị đưa về đồn cảnh sát, ba đứa chúng tôi lập tức bị giam vào ba phòng khác nhau. Một viên cảnh sát khác đến hỏi cung tôi. Ông ta hỏi tôi học ở trường nào, hoàn cảnh gia đình ra sao, tiếp đó còn hỏi tôi xem có nhìn thấy kẻ trộm hay không. Tôi liền kể hết sự tình cho ông ta nghe, nhưng ông ta không tin, còn bảo tôi nói dối, thậm chí còn bắt tôi phải thừa nhận có quen kẻ cắp, hơn nữa lại còn là đồng đảng của hắn nữa chứ! Ông ta nói rằng tôi là đồng bọn mà bọn kẻ cắp phái đến để thăm dò tình hình. Tôi òa khóc, trong lòng vô cùng sợ hãi, tôi chưa bao giờ rơi vào hoàn cảnh như thế này. Hơn nữa tôi còn cảm thấy rất xấu hổ. Tôi không hề làm gì sai cả, tại sao tôi lại trở thành một phạm nhân cơ chứ? Viên cảnh sát nọ còn liên tục xúc phạm tôi. Ông ta khẳng định rằng: “Cậu chắc chắn là một học sinh hư trong trường, giao du với lũ người xấu đầu đường xó chợ. Ngày ngày cậu giả vờ lên lớp, nhưng thực ra là đi làm những chuyện xấu xa. Tôi nhất định phải tống cậu vào trại giáo dưỡng thanh thiếu niên, bởi vì cậu chính là cặn bã của xã hội!”... Ông ta thốt ra rất nhiều lời khó nghe. Từng câu từng câu mà ông ta nói ra đều như những con dao sắc nhọn chọc vào tim gan tôi. Tôi thấy lòng tự tôn của mình bị ông ta giày xéo dưới gót giày. Tôi ra sức cầu xin, gọi ông ta bằng “chú” và van xin ông ta hãy gọi điện cho bố mẹ tôi. Tôi thật sự hoảng loạn và chỉ mong được gặp bố mẹ mình.
Viên cảnh sát nọ không tra khảo được gì nên vô cùng tức tối nói: “Hôm nay mày đừng mong ra khỏi đây. Mai tao sẽ gọi cho bố mẹ mày đến nộp phạt!”.
Tối hôm đó, chúng tôi bị tống vào phòng tạm giam của đồn cảnh sát. Xem ra họ vẫn còn chút lương tâm vì đã nhốt ba đứa tôi vào chung một phòng. Trong căn phòng tạm giam này không hề có giường, chỉ có hai cái ghế và một cái bàn nhỏ. Ba đứa chúng tôi nép sát vào nhau vì sợ hãi. Từ chiều đến tận tối hôm ấy, chúng tôi không được ăn hay uống bất cứ thứ gì. Nhưng chúng tôi nào còn tâm trí để mà nghĩ đến đói và khát nữa. Trong tâm trí chúng tôi lúc này chỉ có sự sợ hãi, hoảng loạn và một căn phòng tối om om mà thôi...
Chúng tôi ngồi trong bóng đêm, không ai có thể chợp mắt được. Mãi đến khi trời sáng, một viên cảnh sát mới mở cửa bước vào, vứt cho chúng tôi mấy cái bánh mì cứng đơ và lạnh ngắt rồi hỏi số điện thoại của gia đình chúng tôi. Chúng tôi lập tức đọc số điện thoại gia đình mình và đếm từng giây từng phút, mong sao người nhà chóng đến đón chúng tôi ra.
Bố của Bạch An đến đầu tiên. Nhìn thấy ông, chúng tôi òa khóc nức nở. Nghe bố của Bạch An nói, cảnh sát yêu cầu phải nộp ba nghìn nhân dân tệ mới chịu thả người ra. Ông còn nói bố mẹ tôi đang đi vay tiền để đón tôi ra. Nghe những lời ấy, tôi thấy miệng mình đắng nghét, chỉ biết tự trách bản thân đã gây phiền phức cho bố mẹ.
Bạch An được thả ra không lâu thì bố tôi và bố của Lưu Mẫn Sâm đến. Sau khi giao tiền, cảnh sát liền thả chúng tôi ra. Mặc dù rõ ràng là chúng tôi bị oan nhưng nào ai dám đến lí sự với cảnh sát nữa, chỉ đành ngậm bồ hòn làm ngọt và nhanh chóng rời khỏi sở cảnh sát. Về đến nhà, mọi người trong làng đều chạy đến hỏi han sự việc. Tôi liền thuật lại đầu đuôi câu chuyện cho mọi người nghe. Có người tin nhưng cũng có người không tin, cho rằng cảnh sát không bao giờ bắt người bừa bãi như thế. Tôi quả quyết nói: “Chính là họ đã bắt người bừa bãi!”. Nhưng vẫn có người không chịu tin chúng tôi. Thậm chí họ còn khẳng định rằng đích thị là chúng tôi đã tiếp tay cho bọn trộm cướp kia làm điều xấu nên mới bị bắt. Chúng tôi không sao giải thích cho mọi người tin được.
Kể từ đó, tâm tính của chúng tôi bắt đầu thay đổi. Nhưng hồi ức ghê sợ này cứ như một cơn ác mộng ám ảnh trong tâm trí chúng tôi. Tôi không bao giờ dám đi vào thành phố chơi nữa, thậm chí chẳng may nhìn thấy cảnh sát trên ti vi là tôi đã sợ rúm hết cả người lại. Tôi không sao quên được những lời nhục mạ của viên cảnh sát nọ. Ông ta khẳng định tôi là học sinh hư mà đầu biết được tôi luôn nằm trong tốp ba học sinh giỏi của trường. Tại sao ông ta lại có thể sỉ nhục tôi như vậy?
Tôi đã từng lên tiếng cầu cứu. Tôi đã viết thư cho một tòa soạn báo, xin họ cho tôi một lời khuyên. Nhưng lá thư của tôi như đã chìm xuống đáy biển sâu, chờ đợi mãi mà không thấy hồi âm. Bố mẹ và những người thân trong gia đình tôi đều là những người nông dân chất phác, thật thà. Đừng nói đi lí sự với cảnh sát, ngay cả việc phải đến đồn cảnh sát cũng khiến họ sợ hết vía rồi. Tôi định nói với cô giáo, nhưng nhà trường không hề biết chuyện này. Nếu như nói ra điều này với các thầy cô, mặc dù chúng tôi có bị oan thật đi chăng nữa, nhỡ các thầy cô vẫn không tin tôi thì sao đây? Chúng tôi trở nên hoài nghi tất cả mọi thứ.
***
Trong một xã hội hoạt động theo pháp luật như ngày nay, người phạm pháp lại chính là những người chấp pháp, điều ấy khiến chúng ta phải rợn người. Những viên cảnh sát này thực chất chỉ là những kẻ vô lương tâm. Đừng sợ sệt trước sự hống hách, hung hăng của chúng, bởi xét cho cùng, chúng cũng chỉ là những kẻ cố tình vi phạm pháp luật mà thôi. Một khi bị phát hiện, những kẻ xấu xa này sẽ bị pháp luật trừng trị thích đáng. Người Trung Quốc thường thích cuộc sống yên ổn, sợ phiền phức. Chính bởi sự nhu nhược của họ nên những con sâu của xã hội này mới có cơ hội lộng hành như vậy. Theo quy định của “Hình pháp” và “Luật bảo vệ trẻ vị thành niên”, các cơ quan tư pháp muốn để những trẻ em dưới mười sáu tuổi trở thành người làm chứng, cần phải được sự đồng ý của bố mẹ; hơn nữa, khi đối thoại hay tiếp xúc với trẻ vị thành niên, nhất định phải có sự giám sát của các bậc cha mẹ. Hành động tùy tiện bắt giữ ba em nhỏ tuổi vị thành niên là một hành động phi pháp, đã phạm vào luật “Hình pháp” và “Luật bảo vệ trẻ vị thành niên” của Trung Quốc. Thậm chí hành vi bắt người nộp tiền mới trả người cũng là một hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng. Vì vậy tôi hy vọng, dưới sự giúp đỡ của bố mẹ, Diệc Minh sẽ tìm cho mình một luật sư để tố cáo chuyện này lên tòa án, yêu cầu những kẻ xấu xa kia phải bồi thường thiệt hại cho bạn về mặt vật chất và cả tinh thần, để chúng phải chịu sự lên án của cả xã hội, để những con sâu này không còn có thể phá hoại đội ngũ những người chấp pháp, giúp cho những người dân lành khác không còn gặp phải những tổn thương tương tự.
Không thể phủ nhận rằng, cậu bé Diệc Minh và bố mẹ cậu chỉ là những người nông dân bình thường, những “kẻ yếu” trong xã hội. Nhưng chính vì thế chúng ta cẩn phải biết rằng: “Pháp luật chính là vũ khí lợi hại của kẻ yếu!”
Hệ thống pháp luật của Trung Quốc đã đi vào quỹ đạo chính xác của nó. Tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhất là trong đội ngũ tư pháp vẫn còn tồn tại những kẻ có tư chất kém, không phù hợp với vai trò của người thi hành pháp luật. Cải thiện môi trường chấp pháp không chỉ là nhiệm vụ của những người lãnh đạo. Nếu như mỗi người chúng ta đều có ý thức chấp hành pháp luật, biết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình dựa trên pháp luật thì tôi tin rằng, xã hội sẽ bước những bước tiến mới trên con đường tiến đến văn minh.
/25
|