Chu Tiểu Vân không ngừng nỗ lực kiên trì đánh răng cuối cùng đã có kết quả. Răng cửa mới mọc ra chỉnh tề, trắng tinh.
Cô yên tâm, thoải mái nói chuyện như cũ, lúc đi học tích cực giơ tay đọc bài khiến thầy Phương cũng ngạc nhiên. Đến khi thấy học trò không còn cảnh răng không nhà trống nữa, lúc này Phương Văn Siêu mới hiểu hoá ra răng của Chu Tiểu Vân mọc ra rồi.
Ở nhà, cô nhân cơ hội này giáo dục em trai phải chú ý vệ sinh răng miệng: “Tiểu Bảo, sau này em phải thường xuyên đánh răng nhé. Em nhìn này, răng mới mọc của chị có phải trắng trẻo đẹp mắt không?”
Tiểu Bảo nhìn thấy, gật đầu: “Vâng, răng của chị trắng hơn răng anh Đại Bảo.”
“Đó là vì chị chăm chỉ đánh răng ngày hai lần, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì răng mọc mới rất chỉnh tề và đẹp. Sau này em đánh răng cùng chị nhé, chịu không?” Chu Tiểu Vân dụ dỗ.
Trẻ con ở nông thôn không có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Có rất nhiều bạn nhỏ, mười tuổi mới bắt đầu đánh răng. Có đứa lúc mở mồm nhìn thấy mấy cái răng cửa ố vàng, có khi còn bị sâu răng rất nặng. Chu Tiểu Vân không muốn sau này em trai cũng bị thế, sớm giáo dục cậu hình thành thói quen vệ sinh. Năm ngoái, Đại Bảo thấy em gái đánh răng mỗi ngày mới bắt đầu thường xuyên đánh răng.
Tiểu Bảo rất nghe lời, nhưng cậu còn đưa ra: “Chị, mỗi ngày chị đánh răng ba lần cơ mà, sao giờ lại nói với em chỉ cần đánh hai lần thôi?” Cậu tận mắt nhìn thấy chị gái sau khi ăn cơm xong cũng chạy đi đánh răng. Hai ngày trước còn nghe mẹ phàn nàn lại phải mua tuýp kem đánh răng mới.
Chu Tiểu Vân hiếm khi đỏ mặt, đối với hành động ngây thơ của mình không dám nói thật với em trai: “Đánh hai lần là được rồi, ăn cơm trưa xong chỉ cần súc miệng, không cần đánh răng. Chị… chị mới thay răng nên đánh nhiều hơn một lần!”
Từ trước đến nay Tiểu Bảo rất nghe lời Chu Tiểu Vân, sáng hôm sau bắt đầu đánh răng cùng chị. Cậu đi theo sau chị gái, múc một cốc nước từ chậu rửa mặt, ngồm xổm, tích cực chà chà rồi nhổ xuống cống thoát nước. Có lẽ sau này Tiểu Bảo lớn lên răng trắng tinh chắc khoẻ phải kể đến công lao của Chu Tiểu Vân.
Nhị Nha là một cô bé rất hay tò mò, thấy cái gì cũng muốn học theo. Cô bé mè nheo mẹ mua bàn chải đánh răng riêng cho mình, bắt chước ngồi xổm cạnh anh trai chị gái học cách đánh răng. Tiếc là bé còn quá nhỏ nên nuốt cả kem đánh răng lẫn nước súc miệng mà không nhổ ra. Tiểu Bảo ngồi cạnh cứ cười mãi, không đứng dậy được.
Chu Tiểu Vân vừa bực mình vừa buồn cười, cầm tay dạy em gái suốt một tuần, tốn bao công dạy được Nhị Nha biết đánh răng. Sau này ở Chu gia thường xuyên thấy cảnh sau: Bốn đứa nhỏ xếp hàng từ bé đến lớn, ngồi chồm hỗm đánh răng, chà chà chà, chà chà chà, lại xoát xoát, trông rất buồn cười.
Lúc đầu Triệu Ngọc Trân còn thấy buồn cười, đến khi dùng hết kem đánh răng phải đi mua mới bắt đầu xót, còn hết nhanh hơn cả người lớn dùng.
Chu Quốc Cường nhìn dáng vẻ vợ tính toán chi li: “Kem đánh răng đáng mấy đồng, mấy đứa biết đánh răng giữ vệ sinh tốt. Mẹ nó cứ tính toán mấy đồng bạc lẻ này làm gì.”
Triệu Ngọc Trân bị chồng trêu cũng phàn nàn: “Sống tiết kiệm được tí nào hay tí ấy, hai vợ chồng mình nuôi mấy đứa, nếu không tính toán kĩ sớm ăn không đủ no rồi. Tất nhiên em biết bọn trẻ đánh răng là việc tốt, nhưng một tuần dùng hết một tuýp cũng là quá nhanh còn gì, trước kia một tháng mới hết một tuýp. ” Khi đó dùng kem đánh răng giá rẻ, mấy phân tiền một ống. Xà phòng là loại “hoa hồng” bọc trong túi bảo vệ, cũng rất rẻ nhưng rất thơm, già trẻ đều thích.
Chu Quốc Cường bất đắc dĩ không nói chuyện với vợ nữa, đạp xe ba bánh đi thu mua lợn.
Triệu Ngọc Trân bất mãn lại làu bàu, đàn ông chẳng cẩn thận bằng phụ nữ, củi gạo dầu muối đồ dùng hàng này thứ gì chả tốn tiền, không tiết kiệm thì miệng ăn núi lở chả mấy chốc là hết. Bà gọi con gái, đưa cho nó hai nguyên đi mua kem đánh răng tiện thể mua luôn xà phòng.
Vừa thấy chị đi mua đồ, Tiểu Bảo chạy nhanh đến, đòi đi theo. Đại Bảo không thích nhìn hành động theo đuôi của em trai, khó tránh khỏi trêu em mấy câu, Tiểu Bảo không thèm để ý.
Nhị Nha cũng đòi: “Chị, em cũng muốn đi.”
Chu Tiểu Vân sợ dắt em đi quá chậm không muốn mang theo, nhưng Triệu Ngọc Trân lên tiếng: “Đại Nha, con dẫn Nhị Nha đi cùng đi, mua đồ xong còn thừa tiền lẻ thì mua cái gì cho Tiểu Bảo và Nhị Nha ăn.”
Đại Bảo lập tức hối hận, định nói “anh cũng muốn đi” cứ chần chờ mãi không thốt ra, trơ mắt nhìn hai em nhảy nhót đi sau Chu Tiểu Vân, buồn thiu.
Trong thôn có mấy nhà bán tạp hóa, đều bán mấy thứ dầu ăn, muối, tương, giấm chua, kem đánh răng, bàn chải, xà phòng… mấy đồ dùng hàng ngày, rất ít bán đồ ăn vặt.
Nhưng trong mắt trẻ con, có một khối đường ngậm được cả buổi sáng là hạnh phúc lắm rồi. Nhìn mấy viên kẹo giấy gói sặc sỡ ở trong tiệm, Tiểu Bảo luôn miệng giục chị mua.
Chu Tiểu Vân cố đi thêm một đoạn đến nhà Chu Thiến Thiến, cũng mở tiệm tạp hoá. Dù sao mua ở đâu cũng giống nhau, không bằng đến mua ở nhà bạn cho đắt khách.
Chu Thiến Thiến thấy Chu Tiểu Vân đến rất vui, chạy tới buôn trên trời dưới bể với cô.
Mẹ Chu Thiến Thiến lấy xà phòng và kem đánh răng cô muốn, Chu Tiểu Vân đưa tờ hai nguyên được thối lại tám giác tiền. Cô còn mua hai phân tiền khối đường cho hai em, nghĩ lại, dứt khoát mua hết số tiền thừa, bỏ chỗ kẹo vào túi.
Vẫy tay tạm biệt cô bạn, Chu Tiểu Vân kéo em trai em gái tay nắm tay vui vẻ về nhà.
Đại Bảo làm bộ không để ý Tiểu Bảo và Nhị Nha ngậm viên đường trong miệng, nhưng không nhịn được quay sang ngó mấy lần. Càng nghĩ càng hối hận không đi cùng.
Chu Tiểu Vân để đồ vào chỗ, nói với mẹ Triệu Ngọc Trân giao cho một tiếng: “Mẹ, còn lại tiền đều mua đường .”
Triệu Ngọc Trân “ừ” một tiếng tỏ vẻ đã biết, lần này bà không tiếc tiền. Cơ hội bọn nhỏ được ăn quà vặt đếm trên đầu ngón tay, nếu kinh tế dư dả một chút có ai không muốn con cái mình sống tốt hơn?
Chu Tiểu Vân tránh Tiểu Bảo và Nhị Nha, lén lút nhét đường vào túi Đại Bảo, Đại Bảo vừa mừng vừa sợ: “Em cũng mua đường cho anh à? Hay quá, Đại Nha, sau này có ai dám bắt nạt anh cứ nói cho anh trai một tiếng, anh lập tức giáo huấn nó.”
Trí thông minh so với Tiểu Bảo đúng là trục tung với trục hoành, Chu Tiểu Vân không nhịn được cười.
Cô yên tâm, thoải mái nói chuyện như cũ, lúc đi học tích cực giơ tay đọc bài khiến thầy Phương cũng ngạc nhiên. Đến khi thấy học trò không còn cảnh răng không nhà trống nữa, lúc này Phương Văn Siêu mới hiểu hoá ra răng của Chu Tiểu Vân mọc ra rồi.
Ở nhà, cô nhân cơ hội này giáo dục em trai phải chú ý vệ sinh răng miệng: “Tiểu Bảo, sau này em phải thường xuyên đánh răng nhé. Em nhìn này, răng mới mọc của chị có phải trắng trẻo đẹp mắt không?”
Tiểu Bảo nhìn thấy, gật đầu: “Vâng, răng của chị trắng hơn răng anh Đại Bảo.”
“Đó là vì chị chăm chỉ đánh răng ngày hai lần, vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì răng mọc mới rất chỉnh tề và đẹp. Sau này em đánh răng cùng chị nhé, chịu không?” Chu Tiểu Vân dụ dỗ.
Trẻ con ở nông thôn không có thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Có rất nhiều bạn nhỏ, mười tuổi mới bắt đầu đánh răng. Có đứa lúc mở mồm nhìn thấy mấy cái răng cửa ố vàng, có khi còn bị sâu răng rất nặng. Chu Tiểu Vân không muốn sau này em trai cũng bị thế, sớm giáo dục cậu hình thành thói quen vệ sinh. Năm ngoái, Đại Bảo thấy em gái đánh răng mỗi ngày mới bắt đầu thường xuyên đánh răng.
Tiểu Bảo rất nghe lời, nhưng cậu còn đưa ra: “Chị, mỗi ngày chị đánh răng ba lần cơ mà, sao giờ lại nói với em chỉ cần đánh hai lần thôi?” Cậu tận mắt nhìn thấy chị gái sau khi ăn cơm xong cũng chạy đi đánh răng. Hai ngày trước còn nghe mẹ phàn nàn lại phải mua tuýp kem đánh răng mới.
Chu Tiểu Vân hiếm khi đỏ mặt, đối với hành động ngây thơ của mình không dám nói thật với em trai: “Đánh hai lần là được rồi, ăn cơm trưa xong chỉ cần súc miệng, không cần đánh răng. Chị… chị mới thay răng nên đánh nhiều hơn một lần!”
Từ trước đến nay Tiểu Bảo rất nghe lời Chu Tiểu Vân, sáng hôm sau bắt đầu đánh răng cùng chị. Cậu đi theo sau chị gái, múc một cốc nước từ chậu rửa mặt, ngồm xổm, tích cực chà chà rồi nhổ xuống cống thoát nước. Có lẽ sau này Tiểu Bảo lớn lên răng trắng tinh chắc khoẻ phải kể đến công lao của Chu Tiểu Vân.
Nhị Nha là một cô bé rất hay tò mò, thấy cái gì cũng muốn học theo. Cô bé mè nheo mẹ mua bàn chải đánh răng riêng cho mình, bắt chước ngồi xổm cạnh anh trai chị gái học cách đánh răng. Tiếc là bé còn quá nhỏ nên nuốt cả kem đánh răng lẫn nước súc miệng mà không nhổ ra. Tiểu Bảo ngồi cạnh cứ cười mãi, không đứng dậy được.
Chu Tiểu Vân vừa bực mình vừa buồn cười, cầm tay dạy em gái suốt một tuần, tốn bao công dạy được Nhị Nha biết đánh răng. Sau này ở Chu gia thường xuyên thấy cảnh sau: Bốn đứa nhỏ xếp hàng từ bé đến lớn, ngồi chồm hỗm đánh răng, chà chà chà, chà chà chà, lại xoát xoát, trông rất buồn cười.
Lúc đầu Triệu Ngọc Trân còn thấy buồn cười, đến khi dùng hết kem đánh răng phải đi mua mới bắt đầu xót, còn hết nhanh hơn cả người lớn dùng.
Chu Quốc Cường nhìn dáng vẻ vợ tính toán chi li: “Kem đánh răng đáng mấy đồng, mấy đứa biết đánh răng giữ vệ sinh tốt. Mẹ nó cứ tính toán mấy đồng bạc lẻ này làm gì.”
Triệu Ngọc Trân bị chồng trêu cũng phàn nàn: “Sống tiết kiệm được tí nào hay tí ấy, hai vợ chồng mình nuôi mấy đứa, nếu không tính toán kĩ sớm ăn không đủ no rồi. Tất nhiên em biết bọn trẻ đánh răng là việc tốt, nhưng một tuần dùng hết một tuýp cũng là quá nhanh còn gì, trước kia một tháng mới hết một tuýp. ” Khi đó dùng kem đánh răng giá rẻ, mấy phân tiền một ống. Xà phòng là loại “hoa hồng” bọc trong túi bảo vệ, cũng rất rẻ nhưng rất thơm, già trẻ đều thích.
Chu Quốc Cường bất đắc dĩ không nói chuyện với vợ nữa, đạp xe ba bánh đi thu mua lợn.
Triệu Ngọc Trân bất mãn lại làu bàu, đàn ông chẳng cẩn thận bằng phụ nữ, củi gạo dầu muối đồ dùng hàng này thứ gì chả tốn tiền, không tiết kiệm thì miệng ăn núi lở chả mấy chốc là hết. Bà gọi con gái, đưa cho nó hai nguyên đi mua kem đánh răng tiện thể mua luôn xà phòng.
Vừa thấy chị đi mua đồ, Tiểu Bảo chạy nhanh đến, đòi đi theo. Đại Bảo không thích nhìn hành động theo đuôi của em trai, khó tránh khỏi trêu em mấy câu, Tiểu Bảo không thèm để ý.
Nhị Nha cũng đòi: “Chị, em cũng muốn đi.”
Chu Tiểu Vân sợ dắt em đi quá chậm không muốn mang theo, nhưng Triệu Ngọc Trân lên tiếng: “Đại Nha, con dẫn Nhị Nha đi cùng đi, mua đồ xong còn thừa tiền lẻ thì mua cái gì cho Tiểu Bảo và Nhị Nha ăn.”
Đại Bảo lập tức hối hận, định nói “anh cũng muốn đi” cứ chần chờ mãi không thốt ra, trơ mắt nhìn hai em nhảy nhót đi sau Chu Tiểu Vân, buồn thiu.
Trong thôn có mấy nhà bán tạp hóa, đều bán mấy thứ dầu ăn, muối, tương, giấm chua, kem đánh răng, bàn chải, xà phòng… mấy đồ dùng hàng ngày, rất ít bán đồ ăn vặt.
Nhưng trong mắt trẻ con, có một khối đường ngậm được cả buổi sáng là hạnh phúc lắm rồi. Nhìn mấy viên kẹo giấy gói sặc sỡ ở trong tiệm, Tiểu Bảo luôn miệng giục chị mua.
Chu Tiểu Vân cố đi thêm một đoạn đến nhà Chu Thiến Thiến, cũng mở tiệm tạp hoá. Dù sao mua ở đâu cũng giống nhau, không bằng đến mua ở nhà bạn cho đắt khách.
Chu Thiến Thiến thấy Chu Tiểu Vân đến rất vui, chạy tới buôn trên trời dưới bể với cô.
Mẹ Chu Thiến Thiến lấy xà phòng và kem đánh răng cô muốn, Chu Tiểu Vân đưa tờ hai nguyên được thối lại tám giác tiền. Cô còn mua hai phân tiền khối đường cho hai em, nghĩ lại, dứt khoát mua hết số tiền thừa, bỏ chỗ kẹo vào túi.
Vẫy tay tạm biệt cô bạn, Chu Tiểu Vân kéo em trai em gái tay nắm tay vui vẻ về nhà.
Đại Bảo làm bộ không để ý Tiểu Bảo và Nhị Nha ngậm viên đường trong miệng, nhưng không nhịn được quay sang ngó mấy lần. Càng nghĩ càng hối hận không đi cùng.
Chu Tiểu Vân để đồ vào chỗ, nói với mẹ Triệu Ngọc Trân giao cho một tiếng: “Mẹ, còn lại tiền đều mua đường .”
Triệu Ngọc Trân “ừ” một tiếng tỏ vẻ đã biết, lần này bà không tiếc tiền. Cơ hội bọn nhỏ được ăn quà vặt đếm trên đầu ngón tay, nếu kinh tế dư dả một chút có ai không muốn con cái mình sống tốt hơn?
Chu Tiểu Vân tránh Tiểu Bảo và Nhị Nha, lén lút nhét đường vào túi Đại Bảo, Đại Bảo vừa mừng vừa sợ: “Em cũng mua đường cho anh à? Hay quá, Đại Nha, sau này có ai dám bắt nạt anh cứ nói cho anh trai một tiếng, anh lập tức giáo huấn nó.”
Trí thông minh so với Tiểu Bảo đúng là trục tung với trục hoành, Chu Tiểu Vân không nhịn được cười.
/181
|