Bà mẹ vẫn đứng nơi chênh vênh bậc đầu tiên của cầu thang, tay cầm chiếc roi da. Tiến lại phía Thụy Dương, mâm mê vạt áo như có ý định kéo nó lại cho cô nhưng nhanh như cắt, chiếc roi da lại vung lên rồi vụt phắt xuống làn da trần trên lưng cô.
- Mày định thế nào đây?
….
- Mày tưởng làm thế là được tha hả?
….
- Tao hỏi mày thằng đấy là thằng nào?
- Mày định thế nào?
….
Mỗi câu hỏi lại là một đợt roi như vũ bão quật xuống tấm lưng trần vốn đã nham nhở đầy những vết thương của ngày hôm kia hôm qua vẫn chưa kịp lành lặn. Đáp lại câu hỏi đó cũng chỉ có những đợt roi. Thụy Dương nhắm mắt lì lợm nghĩ đến giấc ngủ êm đềm trong tay Huy nơi bãi cát mênh mông của bờ sông Hồng đầy gió cũng đầy nắng.
- Tao hỏi con bé ở đâu mày không biết, thời gian của mày dành hết cho thằng đểu đó rồi hả? Thằng đều đó là ai? Nói
- Đểu, với mẹ thằng nào cũng là đểu hả?
- Còn cãi à? Nó là thằng nào? Có thằng nào mà không đểu
- Với mẹ, bố con cũng đểu à? Đểu đểu hết à? Đủ rồi đấy! Đủ rồi! Đánh thế thôi! Hôm nay con mệt quá rồi!
Thụy Dương đứng dậy rồi xách túi và quàng chiếc áo khoác ra ngoài. Những thớ vải chạm vào da thịt,đau như tước máu. Bước đi lảo đảo trên từng bậc cầu thang, chân cô dằn mạnh từng bước.
- Ừ mày nói đúng đấy: Ba mày là một thằng đểu!
- Im miệng đi! Cả ba tôi và cậu ấy đều tốt đẹp hơn bà một ngàn lần.
- Mày dám…
Những âm thanh cuối cùng vỡ nát trong tiếng đóng cửa rầm của Thụy Dương. Mẹ cô nhìn xuyên qua lớp kính, nơi bầu trời đêm đầy sao: Ba mày là một thằng đểu và mày cũng chỉ là thứ đồ ung thai.
Nhã Thư ngồi gọn lỏn chiếc ghế bánh màu nâu đặt giữacăn phòng mà bốn bên đầy những quyển sách bám bụi. Màu thời gian âm ỉ tan ra nơi từng gáy sách. Căn phòng từ ngày ba mất rất ít người ghé qua. Nhã Thư cũng vậy, bởi cô không thích sách. Mắt ngước lên nhìn bức ảnh gia đình. Ba cô ở đó, dịu dàng cười. Nhã Thư yêu ba, yêu như một phần thân thể của mình. Chị Dương cũng yêu ba và mẹ cũng rất yêu ba. Ba là sợi dây gắn kết tất cả mọi người trong gia đình. Trong trí nhớ của Thư, ba cô vừa dịu dàng vừa rất đỗi nghiêm khắc. Có những lỗi lầm chính cô cũng không biết bắt đầu từ đâu, chỉ biết rằng ba sẽ đánh cô bằng chính chiếc roi da mà hôm nay dừng lại trên lưng chị. Tuổi thơ của cô đầy lỗi lầm cũng đầy nước mắt nhưng tình yêu thì chưa bao giờ thiếu thốn. Ba dạy cô cách tự làm những viên kẹo thơm lành mà không phải đi ăn cắp ở cửa hàng tự chọn. Ba dạy cô cách được điểm cao mà không cần gian lận. Ba dạy cô đi xe đạp chứ không chỉ đến bên nhìn chị tập xe làm chị không tập trung rồi ngã. Ba cô là người đàn ông tuyệt vời hơn bất cứ người đàn ông nào trên đời. Ngày bé, không nhớ nữa, nhưng không hiểu sao cô thường hay là người bị đòn, nhưng roi ba đánh không mạnh và để lại thương tích như mẹ. Cô cũng không lì lợm như Thụy Dương. Nhã Thư khóc rất to nhưng không phải vì quá đau mà bởi vì những lúc ấy chị Dương toàn đứng nhìn cô bằng ánh mắt hết sức thờ ơ. Có lẽ chị giận vì những việc sai Thư đã làm.
- Ba à, con nhớ ba lắm.
Mắt Nhã Thư bắt đầu ươn ướt. Từ ngày ba mất, mọi thứ thật đáng sợ. Căn nhà, mẹ, chị Dương có phải cô không đủ lớn để hiểu? Hay có quá nhiều bí mật, những bí mật quá khứ, Thư không kịp nhớ hay không được hay biết?
Mắt Nhã Thư bắt đầu ươn ướt. Từ ngày ba mất, mọi thứ thật đáng sợ. Căn nhà, mẹ, chị Dương có phải cô không đủ lớn để hiểu? Hay có quá nhiều bí mật, những bí mật quá khứ, Thư không kịp nhớ hay không được hay biết?
Tiếng gió chạm vào chiếc chuông gió hình tứ quái nơi của sổ, vang lên những âm thanh lanh lảnh, khô khan. Tiếng chuông làm Nhã Thư giật mình, cô dang chân, định đứng dậy thì đột nhiên chạm vào một chiếc hộp nhỏ đặt tận dưới gầm chiếc bàn bằng gỗ to. Một góc nhỏ của chiếc hộp xinh đẹp lấp ló khơi gợi trí tò mò trong cô. Một quyển tập viết nhỏ nhỏ đặt trên tấm vải đỏ. Những nét chữ con nít, tròn tròn, na na chữ cô.
A, đúng rồi!
“ Con là Lâm Nhã Thư, 6 tuổi, con có mẹ và ba và chị Lâm Thụy Dương 7 tuổi rưỡi. Cả nhà con rất yêu nhau”
Nhật ký ngày bé của cô, sao cô không nhớ gì hết vậy!Nhã Thư lật nhanh những trang giấy viết bằng bút chì, chỗ đậm chỗ nhạt, khi chữ to lúc lại be tí, trông rất buồn cười.
Ngày… tháng… năm
Hôm nay ngày đầu tiên đi học, chị Dương dẫn con đi bao nhiêu nơi, qua cả cửa hàng tự chọn nữa. Con hứa là con không lấy chiếc bút chì đó, nhưng ông chủ lại bảo con ăn cắp và lại tìm thấy bút chì trong cặp con. Chắc do con cầm nhầm. Không biết ba có đánh mắng con không. Con hứa là con khôg lấy mà.
Ngày… tháng …năm
Hôm nay con có quay cop một tí xíu trong giờ làm toán tiết cuối. Lúc đó chị Dương đợi con ở ngoài rồi nên con vội. Không hiểu sao ba lại biết con quay cop. Ba đánh con nhưng mà con khóc to quá nên mẹ cứ tưởng con bị đánh nhiều. Phòng đọc sách đóng kín cửa mà. Hi.
Ngày…tháng…năm
Chị Dương đi tập xe đạp. Con thích quá nhưng ba bảo con bé lắm, không tập được. Lúc ba vừa quay đi tí tẹo con chạy lại đòi thử , không hiểu tại con làm chị mất tập trung sao mà chị ngã làm xe cũng ngã. Ba giận lắm. Chị cũng còn bé quá ba nhỉ? Hihi.
Mỗi trang là một câu chuyện được viết bằng cái giọng trẻ con cố hữu. Nhiều suy nghĩ trẻ con đến bật cười. Trang nào cũng có ba, có chị Dương và có Thư và có cả những trận đòn. Cái đầu nhanh nhạy của Nhã Thư hình như có nhận ra một chút gì bất ổn nhưng tạm thời chưa hình dung rõ. Cô lật trang vở cuối cùng, dòng chữ ba cô nhọn nhọn, cứng cáp hơn hẳn:
Xin lỗi con gái của ba!
- Mày định thế nào đây?
….
- Mày tưởng làm thế là được tha hả?
….
- Tao hỏi mày thằng đấy là thằng nào?
- Mày định thế nào?
….
Mỗi câu hỏi lại là một đợt roi như vũ bão quật xuống tấm lưng trần vốn đã nham nhở đầy những vết thương của ngày hôm kia hôm qua vẫn chưa kịp lành lặn. Đáp lại câu hỏi đó cũng chỉ có những đợt roi. Thụy Dương nhắm mắt lì lợm nghĩ đến giấc ngủ êm đềm trong tay Huy nơi bãi cát mênh mông của bờ sông Hồng đầy gió cũng đầy nắng.
- Tao hỏi con bé ở đâu mày không biết, thời gian của mày dành hết cho thằng đểu đó rồi hả? Thằng đều đó là ai? Nói
- Đểu, với mẹ thằng nào cũng là đểu hả?
- Còn cãi à? Nó là thằng nào? Có thằng nào mà không đểu
- Với mẹ, bố con cũng đểu à? Đểu đểu hết à? Đủ rồi đấy! Đủ rồi! Đánh thế thôi! Hôm nay con mệt quá rồi!
Thụy Dương đứng dậy rồi xách túi và quàng chiếc áo khoác ra ngoài. Những thớ vải chạm vào da thịt,đau như tước máu. Bước đi lảo đảo trên từng bậc cầu thang, chân cô dằn mạnh từng bước.
- Ừ mày nói đúng đấy: Ba mày là một thằng đểu!
- Im miệng đi! Cả ba tôi và cậu ấy đều tốt đẹp hơn bà một ngàn lần.
- Mày dám…
Những âm thanh cuối cùng vỡ nát trong tiếng đóng cửa rầm của Thụy Dương. Mẹ cô nhìn xuyên qua lớp kính, nơi bầu trời đêm đầy sao: Ba mày là một thằng đểu và mày cũng chỉ là thứ đồ ung thai.
Nhã Thư ngồi gọn lỏn chiếc ghế bánh màu nâu đặt giữacăn phòng mà bốn bên đầy những quyển sách bám bụi. Màu thời gian âm ỉ tan ra nơi từng gáy sách. Căn phòng từ ngày ba mất rất ít người ghé qua. Nhã Thư cũng vậy, bởi cô không thích sách. Mắt ngước lên nhìn bức ảnh gia đình. Ba cô ở đó, dịu dàng cười. Nhã Thư yêu ba, yêu như một phần thân thể của mình. Chị Dương cũng yêu ba và mẹ cũng rất yêu ba. Ba là sợi dây gắn kết tất cả mọi người trong gia đình. Trong trí nhớ của Thư, ba cô vừa dịu dàng vừa rất đỗi nghiêm khắc. Có những lỗi lầm chính cô cũng không biết bắt đầu từ đâu, chỉ biết rằng ba sẽ đánh cô bằng chính chiếc roi da mà hôm nay dừng lại trên lưng chị. Tuổi thơ của cô đầy lỗi lầm cũng đầy nước mắt nhưng tình yêu thì chưa bao giờ thiếu thốn. Ba dạy cô cách tự làm những viên kẹo thơm lành mà không phải đi ăn cắp ở cửa hàng tự chọn. Ba dạy cô cách được điểm cao mà không cần gian lận. Ba dạy cô đi xe đạp chứ không chỉ đến bên nhìn chị tập xe làm chị không tập trung rồi ngã. Ba cô là người đàn ông tuyệt vời hơn bất cứ người đàn ông nào trên đời. Ngày bé, không nhớ nữa, nhưng không hiểu sao cô thường hay là người bị đòn, nhưng roi ba đánh không mạnh và để lại thương tích như mẹ. Cô cũng không lì lợm như Thụy Dương. Nhã Thư khóc rất to nhưng không phải vì quá đau mà bởi vì những lúc ấy chị Dương toàn đứng nhìn cô bằng ánh mắt hết sức thờ ơ. Có lẽ chị giận vì những việc sai Thư đã làm.
- Ba à, con nhớ ba lắm.
Mắt Nhã Thư bắt đầu ươn ướt. Từ ngày ba mất, mọi thứ thật đáng sợ. Căn nhà, mẹ, chị Dương có phải cô không đủ lớn để hiểu? Hay có quá nhiều bí mật, những bí mật quá khứ, Thư không kịp nhớ hay không được hay biết?
Mắt Nhã Thư bắt đầu ươn ướt. Từ ngày ba mất, mọi thứ thật đáng sợ. Căn nhà, mẹ, chị Dương có phải cô không đủ lớn để hiểu? Hay có quá nhiều bí mật, những bí mật quá khứ, Thư không kịp nhớ hay không được hay biết?
Tiếng gió chạm vào chiếc chuông gió hình tứ quái nơi của sổ, vang lên những âm thanh lanh lảnh, khô khan. Tiếng chuông làm Nhã Thư giật mình, cô dang chân, định đứng dậy thì đột nhiên chạm vào một chiếc hộp nhỏ đặt tận dưới gầm chiếc bàn bằng gỗ to. Một góc nhỏ của chiếc hộp xinh đẹp lấp ló khơi gợi trí tò mò trong cô. Một quyển tập viết nhỏ nhỏ đặt trên tấm vải đỏ. Những nét chữ con nít, tròn tròn, na na chữ cô.
A, đúng rồi!
“ Con là Lâm Nhã Thư, 6 tuổi, con có mẹ và ba và chị Lâm Thụy Dương 7 tuổi rưỡi. Cả nhà con rất yêu nhau”
Nhật ký ngày bé của cô, sao cô không nhớ gì hết vậy!Nhã Thư lật nhanh những trang giấy viết bằng bút chì, chỗ đậm chỗ nhạt, khi chữ to lúc lại be tí, trông rất buồn cười.
Ngày… tháng… năm
Hôm nay ngày đầu tiên đi học, chị Dương dẫn con đi bao nhiêu nơi, qua cả cửa hàng tự chọn nữa. Con hứa là con không lấy chiếc bút chì đó, nhưng ông chủ lại bảo con ăn cắp và lại tìm thấy bút chì trong cặp con. Chắc do con cầm nhầm. Không biết ba có đánh mắng con không. Con hứa là con khôg lấy mà.
Ngày… tháng …năm
Hôm nay con có quay cop một tí xíu trong giờ làm toán tiết cuối. Lúc đó chị Dương đợi con ở ngoài rồi nên con vội. Không hiểu sao ba lại biết con quay cop. Ba đánh con nhưng mà con khóc to quá nên mẹ cứ tưởng con bị đánh nhiều. Phòng đọc sách đóng kín cửa mà. Hi.
Ngày…tháng…năm
Chị Dương đi tập xe đạp. Con thích quá nhưng ba bảo con bé lắm, không tập được. Lúc ba vừa quay đi tí tẹo con chạy lại đòi thử , không hiểu tại con làm chị mất tập trung sao mà chị ngã làm xe cũng ngã. Ba giận lắm. Chị cũng còn bé quá ba nhỉ? Hihi.
Mỗi trang là một câu chuyện được viết bằng cái giọng trẻ con cố hữu. Nhiều suy nghĩ trẻ con đến bật cười. Trang nào cũng có ba, có chị Dương và có Thư và có cả những trận đòn. Cái đầu nhanh nhạy của Nhã Thư hình như có nhận ra một chút gì bất ổn nhưng tạm thời chưa hình dung rõ. Cô lật trang vở cuối cùng, dòng chữ ba cô nhọn nhọn, cứng cáp hơn hẳn:
Xin lỗi con gái của ba!
/65
|