Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 164: Liệt sĩ (2).

/540


Quần áo chúng ta làm sao? Hai tiểu tử nhìn xuống thấy quần áo của mình xuất hiện vài cái lỗ nhỏ ngay chính giữa ngực. Bọn chúng không phải ngu ngốc nên nhanh chóng hiểu được tình thế. Ra là người ta đang đùa giỡn với mình, nếu không thì sớm mất mạng rồi.

Hai tên tiểu tử ném binh khí xuống, hai tay buông thõng ý chừng chúng ta đánh không lại ngươi đành bó tay chịu trói.

Dương Văn Quảng nhìn vẻ mặt của bọn chúng thì tức cười. Gã cũng ngừng lại, không công kích nữa, quay sang hỏi Chu Lịch:

- Chuyện gì xảy ra vậy?

Chu Lịch ngẫm nghĩ một chút rồi nói:

- Ta là hộ vệ của Bùi tướng quân, ở Hạ Châu đã hơn hai mươi năm.Ta đã vẽ bản đồ đồi núi, kênh rạch, song ngòi của Hạ Châu và có cả cách bố trí phòng tuyến quân sự nữa.

“Bùi tướng quân?”Dương Văn Quảng sửng sốt. Ngay lập tức gã hiểu ra vị Bùi tướng quân chính là Bùi Tể đã bỏ mạng cách đây hơn hai mươi năm. Và hắn cũng nghe nói bọn người Đảng Hạng lại bắt đầu có rục rịch hành động.

Vì thế gã nói:

- Người đem vật đó cho ta, ta sẽ giúp ngươi dâng lên thánh thượng.

- Không.Ta muốn được gặp mặt thánh thượng hoặc Thạch đại nhân.

Dương Văn Quảng nghe xong lại ngạc nhiên. Gã hiểu vì sao hai tên tiểu tử kia có gan làm loạn trước cửa hoàng cung. Thì ra là còn có một lão tử ngu ngốc này nữa chứ. Muốn gặp thánh thượng ư? Dễ như vậy sao? Còn Thạch đại nhân nữa chứ. Nhưng Thạch đại nhân ngày nào cũng bận rất nhiều việc hơn nữa lại không phải là một võ quan.

Dương Văn Quảng bèn nói:

- Bản quan giúp ngươi thì có khác gì nhau đâu?

- Không được. Ta không tin vào quan viên các ngươi. Vả lại ta còn có tro cốt của Bùi đại nhân.

Nói xong Chu Lịch lôi trong áo ra một cái hộp.

Nghe có tro cốt của Bùi Tể, Dương Văn Quảng cảm giác chuyện này rất nghiêm túc. Lúc Bùi Tể bỏ mạng gã còn rất nhỏ. Gã nghe nói Bùi Tể tuy là quan văn nhưng lại tử chiến không hàng. Rất có khí chất anh hùng. Dương Văn Quảng vội vàng nhảy xuống ngựa, chăm chú nhìn vào cái hộp. Lúc này trong triều tất cả quan lại đều nhìn Thạch Kiên, đặc biệt là các quan võ. So với các quan văn thì Thạch Kiên cảm thấy gần gũi hơn với các quan võ. Thứ nhất là võ quan thân tín của Đinh Vị không nhiều. Thứ hai bọn họ khác với những trọng thần khác trong triều đình. Thạc Kiên đúng là quan hệ tốt với các quan võ hơn ví dụ như Thạch Kiên rất kính trọng những hậu nhân của Dương Nghiệp. Trong số các võ quan, những người thông minh đều hiểu được dụng ý khai chiến của Tào Vĩ. Đương nhiên khi Nguyên Hạo xuất chinh chính là thời cơ tốt để nhà Tống xuất binh dưới sự trợ giúp của dân tộc Hồi Hột. Nhưng khuyết điểm ở đây chính là thiếu sự danh chính ngôn thuận. Nguyên Hạo sắp quay về nhưng có thể tưởng tượng được rằng lần này hắn cũng sẽ hao tổn không ít binh lực. Hơn nữa Lý Đức Minh chẳng những chủ động nhằm hướng triều đình mà tấn công mà còn phái người đến tham dự vào hoàng cung đại án. Nếu mất đi cơ hội lần này, bọn người Đảng Hạng sẽ cùng hợp nhất với dân tộc Thổ Phồn và người Hồi Hột. Như vậy sẽ rất khó có cơ hội giành được phần thắng. Nhưng tại sao Thạch Kiên lại không tán thành?

Thạch Kiên quay sang hỏi Tào Vĩ:

- Tào tướng quân, nguyên nhân nào quyết định thắng bại khi hai bên giao chiến?

Tào Vĩ sửng sốt. Đây là vấn đề gì? Hắn đáp lại:

- Nguyên nhân quyết định thắng bại có rất nhiều. Ví dụ như sĩ khí, tố chất binh lính, số lượng vũ khí trang bị. Ngoài ra còn có mưu lược tướng quân, hậu cần, thời tiết … Nói tóm lại là có rất nhiều nguyên nhân.

Thạch Kiên gật đầu đáp:

- Đúng. Đây là một vấn đề rất phức tạp. Nhưng hiện nay người Đảng Hạng đã chủ động xuất binh, thoạt nhìn cứ tưởng là có lý do chính đáng.

Tào Vĩ và phần đông võ quan toàn bộ đều gật đầu.

Thạch Kiên còn nói thêm:

- Hơn nữa hiện tại Đảng Hạng bởi vì tiến công Cam Châu nên binh lực bị hao tổn. Đúng là địch yếu thì ta mạnh,có phải hay không?

Tào Vĩ lại gật đầu. Đây chính là nguyên nhân vì sao hắn lại chủ động tuyên chiến.

Thạch Kiên lại thở dài một tiếng, nói:

- Nhưng các ngươi đã chuẩn bị tốt sao?

Có ý gì đây? Muốn đánh thì đánh, chuẩn bị cái gì?

Thạch Kiên nhìn các võ quan nói:

- Tuy rằng đây là một cơ hội tốt nhưng hiện tại triều đình trên dưới đều không có chuẩn bị. Muốn hòa bình nhưng lại không muốn tiêu tốn nhân lực. Cái này không phải tại triều đình mà chính là ở chỗ binh lính cũng nảy sinh tư tưởng này không ít. Dù sao một khi khai chiến thì sẽ có thương vong. Binh lính và quan quân có chuẩn bị tử chiến hay không?

Tào Vĩ và số ít quan quân có cơ trí đều hiểu rõ câu nói của hắn. Hiện tại trong triều tất cả mọi người kể cả Thái hậu đều không muốn xảy ra chiến tranh. Tư tưởng này cũng ít nhiều ảnh hưởng đến đám quan lại. Tuy những người không muốn đánh giặc thì ở trong triều nhưng môn sinh dưới trướng bọn họ lại làm quan quân không ít, số này lại có sự ảnh hưởng đến binh lính. Mặc dù ưu thế là số lượng binh lính đông nhưng nhược điểm lại là sĩ khí. Như vậy nhìn chung cũng không thể chiếm ưu thế. Trong tình huống này, nếu chiến thắng thì tốt nhưng nếu bại thì chẳng khác nào làm binh lính nản thêm. Việc này còn có thể tạo những ảnh hưởng tiêu cực to lớn về sau. Nhưng những điều hắn nói vẫn còn chưa thể thấy rõ ngay được.

Thạch Kiên thầm thở dài. Đây đích thực là một cơ hội tốt nhưng hắn muốn có một chiến thắng thật hoàn hảo. Thất bại thì sẽ trở thành nỗi ám ảnh mãi về sau. Giống như bóng đá trong nước ở kiếp trước của hắn hết sợ Hàn quốc lại sợ Nhật Bản trở thành nỗi sỉ nhục lớn của đất nước.

Hắn còn nói thêm:

- Hơn nữa hiện tại tiên đế vừa mới băng hà, tình hình trong nước chưa ổn định. Trừ phi nắm chắc phần thắng nếu không thì không nên khởi binh.

Nói ra điều này, Tào Vĩ và những người khác đều biến sắc. Bọn họ đều biết kẻ chủ mưu vụ án đang ẩn núp trong cung. Nếu thua thì sẽ càng làm cho cục diện hỗn loạn thêm. Đúng là họa vô đơn chí.

Thạch Kiên tiếp tục:

- Thực ra thì các vị đều đọc kinh thư. Nhưng bản quan lại cho rằng sách vở là chỉ là lý thuyết. Giống như Hàn Tín dụng binh cũng không hề đọc qua binh pháp. Các vị coi trọng lễ giáo, danh phận nhưng thật ra nếu các vị không cần danh phận thì Nguyên Hạo xuất binh đến Cam châu, rồi tiến đến Linh Châu thì đây là thời kì tốt nhất. Tiếp theo bản quan bắt Lý Trọng rồi nhanh chóng động binh. Thời cơ vẫn chưa hết. Nhưng hiện tại đã quá muộn. Có lẽ Nguyên Hạo và binh lính lặn lội đường xa nên mỏi mệt vô cùng. Nhưng sĩ khí lại tràn đầy nên sức chiến đấu cũng không thua gì quân ta. Đồng thời quân lính của ta ý chí chiến đấu lại không cao mà ta thì chỉ muốn có thắng chứ không có bại. Bản quan cho rằng phần thắng không lớn.

Hắn nói những lời này ý là muốn đánh thì đánh cần chi phải đợi quân thù đến. Hiện tại đã mất đi tiên cơ. Thạch Kiên đưa ra những luận chứng vô cùng xác thực khiến cho bọn Tào Vĩ và những người khác chỉ biết nuốt giận, cúi đầu không nói.

Nhưng có một võ quan không phục. Gã hỏi:

- Nhưng Đại Tống không tấn công bọn chúng mà bọn chúng lại tấn công Đại Tống chúng ta thì sao?

Thạch Kiên lạnh lùng cười nói:

- Bọn chúng thật sự đã tiến vào biên ải của chúng ta sao? Bản quan cho rằng bọn chúng chỉ biết nói suông chứ làm gì có gan tiến vào lãnh thổ Đại Tống chúng ta.

Thạch Kiên nói đến đây liền cầm tờ công báo mà nói rằng:

- Bản quan không biết cái gì gọi là tham sống sợ chết, nhưng cỏ cây cũng còn muốn sống mà.

Ý của Thạch Kiên là quan quân tiền tuyến đều là kẻ nhút nhát. Kẻ thù chưa động thủ thì đã cho rằng kẻ thù mạnh. Đây là một sự nhu nhược. Những lời của hắn đều khiến cho các võ quan cúi gằm mặt. Sự thật binh lính hiện tại của Tống triều đông hơn hai nước Liêu và Đảng Hạng nhưng lại yếu đuối nhất, giống như thời Hậu Đường vậy

Tào Vĩ trầm mặc một chút rồi nói:

- Cứ cho là như vậy nhưng về sau thế lực của bọn Đảng Hạng càng lớn mạnh hơn.

Lần này đánh bại dân tộc Hồi Hột, chiếm được Cam Châu, người Đảng Hạng không còn phải lo đến hậu phương nữa, có thể dốc toàn lực đối đầu với đối thủ. Tình hình đã tốt hơn nhiều so với trước kia. Hai bên đánh nhau thì Tống triều càng khó thắng hơn nữa.

Thạch Kiên cúi đầu, một lát sau mới nói:

- Bản quan không hiểu về quân sự nhưng bản quan phỏng đoán. Nếu ở Hạ Châu, các bộ tộc đều bình an thì tốt nhưng nếu các bộ tộc bất mãn chính quyền thì đúng là thời điểm tốt cho Đảng Hạng tấn công Tống triều

Những lời Thạch kiên nói đều là sự thật. Nếu so về văn chương hay học vấn thì hắn không thua kém ai cả nhưng nói về quân sự thì đây là một lãnh vực xa lạ đối với hắn. Tuy nhiên các võ quan đều tin tưởng hắn đã có thể viết ra truyện “Tam Quốc” với đủ các mưu kế quân sự với đủ các binh chủng, chiến trường thì nói rằng khả năng về quân sự của hắn kém sao được? Nhưng hắn lại nói một câu rất khó hiểu. Làm sao mà tình hình Hạ Châu không ổn thì lại càng dễ gây chiến với Đại Tống. Một viên quan đã hỏi Thạch Kiên nguyên nhân này.

Thạch Kiên đáp:

- Không. Bọn chúng chỉ lợi dụng chiến thắng với chúng ta để giảm bớt áp lực mà thôi.

Một câu nói của hắn làm sáng tỏ mọi việc khiến những người khác hiểu ra. Hóa ra bọn chúng một khi cục diện không yên ổn sẽ mượn Tống triều làm nơi trút giận, giải quyết mâu thuẫn.

Nói ra lời này, Thạch Kiên nghĩ đến việc chỉ có mất chút thế thượng phong thì tất cả quan binh đều đầu hàng. Vẻ mặt của hắn lại trầm trọng. Kỳ thật Thạch Kiên cũng không biết lúc trước hắn đã xem qua các loại tư liệu ghi lại, đặc biệt là các chiến tranh trong lúc Tống triều suy yếu lâu ngày. Hắn viết các bản luận về nó rồi suy ngẫm lại. Nay vô hình chung giúp ích cho hắn nếu không thì hôm nay hắn không thể nói ra những lời nói nhịp nhàng ăn khớp đến như vậy. Chỉ có điều chính hắn không biết mà thôi.


/540

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status