Đối mặt với đại quân như thế. Tây Hạ không người nào dám ngăn cản. Tuy nhiên lúc này anh em Dã Lợi đang đóng tại hai châu Ngân Hạ liền triển khai những chiến thuật thiên phú cao siêu. Bọn họ một mặt chỉ huy chiến sĩ không ngừng lùi lại nhằm tụ họp lại một chỗ. Mặt khác chỉ huy dân chúng các nơi lùi lại hướng Hạ Ngân và Hưng Khánh. Nếu không kịp thì trốn vào trong núi.
Một chiêu này gọi là tiêu thổ. Nguyên Hạo cũng dùng chiêu này để đối phó quân Tống. Nhưng Liêu Hưng Tông lại không chú ý. Ông ta không phải là thổ địa cũng không phải là người sống ở đồng bằng Hà Sáo. Lần này thuận lợi chiếm được sông – đồng bằng khiến ông ta cao hứng lắm rồi. Ba hướng đại quân tiến quân thuận lợi hơn bốn trăm dặm. Ở phía nam chùa Thắng toàn quân đã hội tụ và đóng quân lại.
Không phải bọn họ không muốn tiến vào mà bởi vì đường xá xa xôi hơn nữa Tây Hạ tiến hành chiến thuật tiêu thổ nên ông ta còn muốn chờ đợi hậu cần cung ứng đầy đủ mới có thể lại tiếp tục tiến quân lần nữa.
Nguyên Hạo ở Qua Châu nhận được tin tức này thì lập tức trở nên bình tĩnh trở lại. Đối với Liêu quốc y rất kiêng kị cũng giống như đối với triều Tống vậy. Quốc gia của người ta lớn hơn so với Tây Hạ của mình . Nhưng càng người tài càng hung hãn. Quân Tống còn đang nhìn Tây Hạ với ánh mắt thèm thuồng, nếu thấy Tây Hạ khốn quẫn, hai cường quốc này hợp binh lại một chút thì đã có thể đem toàn bộ Tây Hạ chia cắt ra được rồi. Tới lúc đó mình chỉ còn lạiCam Túc. Không nói đối phó với Tống Liêu mà đối phó với người Hồi Hột và người Thổ Phiền cũng không có khả năng.
Vì thế y lập tức dẫn đại quân rút về. Lúc này đại quân vất vả vô ích đối với kinh tế Tây Hạ lại càng là họa vô đơn chí.
Sau khi Thạch Kiên biết được tin tức này hắn liền toát mồ hôi lạnh. Thứ nhất là do hắn sơ suất, nếu không phải lần này là binh sĩ nước Liêu thì chỉ cần hai ngày Nguyên Hạo có thể đuổi kịp hắn. Khi đó bọn họ đã tới đất của người Hồi Hột. Nhìn thấy kẻ thù quá mạnh, tự bản thân mấy ngàn binh sĩ sẽ sinh ra sợ hãi. Lúc trước bởi vì bất đồng với Tây Hạ nên bọn họ không có đường lui. Hơn nữa Nguyên Hạo đối xử với tù binh tàn nhẫn cho nên phải tử chiến đến cùng, tự nhiên dũng khí tăng lên mười phần. Nhưng hiện tại bọn họ trên cơ bản đã tới mảnh đất an toàn rồi, chỉ cần bỏ chạy về phía trước, bên trong là địa bàn của người Hồi Hột như vậy là có thể chạy thoátBởi vậy muốn tái hợp lại bọn họ rất khó. Mất đi dũng khí của mình. Hắn còn có thể đem theo nhánh quân Tống này chiến thắng kẻ thù hùng mạnh sao?
Không phải một mình hắn hối hận. Sự hối hận của hắn còn đem theo may mắn. Sau khi Liêu Hưng Tông nghe được tin tức này ông ta cũng hối hận. Trong suy nghĩ của ông ta, Thạch Kiên còn nguy hiểm hơn so với Nguyên Hạo.
Nguyên Hạo cũng hối hận. Lúc ấy y liều mạng bỏ phí công sức của ba mươi tư ngày qua
Nguyên Hạo đem quân trở lại. Lúc này đồ tiếp viện của Liêu quốc cũng đã tới lại tiến quân lần thứ hai. Huynh đệ Dã Lợi thấy vậy thì liền rút lui. Vì thế Hưng Tông liền thận trọng ra lệnh cho Tiêu Điệt Lý mang binh tiên phong ứng chiến.
Anh em Dã Lợi bất đắc dĩ đành phải đánh phủ đầu trước. Quân Tây Hạ vốn không có bao nhiêu người. Hơn nữa hiện tại lòng người tan rã. Hai quân trước tiên giao chiến một lần mang tính chất dò xét. Dã Lợi Vượng Vinh nhận thấy khó lòng chiến thắng được. Tiêu Điệt Lý thừa thế đem quân ngăn quân Tây Hạ nhưng lại đại bại.
Tuy nhiên anh em Dã Lợi vẫn đang trông mong quân đội của Nguyên Hạo như sao trông mong ánh trăng tới. Nguyên Hạo nhìn thấy kiểu cục diện khốn quẫn này thì liền chờ ở sau đại quân. Dù sao y chỉ mang theo một ít quân tiên phong chạy trước tới núi Hạ Lan, đại quân còn mấy ngày nữa mới có thể đuổi tới. Đồng thời y cũng điều động quân các nơi tới trợ giúp núi Hạ Lan.
Trong khi đó y cũng phái sứ giả tới Liêu quốc tạ tội xin hàng với Hưng Tông. Chuyện về Hưng Bình yắn không phải không muốn giao nàng cho Liêu quốc mà là không bắt được Thạch Kiên thì cũng không đem Hưng Bình về được. Lại nói khả năng của Thạch Kiên và quốc lực của hắn rất lớn, không bắt được Thạch Kiên về sau chẳng những là tai họa của Tây Hạ mà cũng là đại họa của Liêu quốc. Y chưa từng có ý phạm tới Liêu quốc. Hơn nữa mối quan hệ của Liêu quốc và Tây Hạ gắn bó như môi với răng chưa từng có chuyện phân chia như giữa Tây Hạ với Đại Tống, như vậy đối với Liêu quốc cũng là nguy hiểm.
Sứ giả này còn cầm bài từ Thạch Kiên làm là U Vân Sỉ đem tới làm chứng.
Điều này làm cho Hưng Tông do dự phải bàn bạc với mọi người.
Hàn Vương Vương Tiêu Huệ góp lời:
- Nguyên Hạo là một kẻ tiểu nhân. Nhiều lần y quên Đại Liêu chúng ta đối với Tây Hạ tốt như thế nào. Nếu không có sự chống đỡ của Đại Liêu chúng ta Tây Hạ như vậy làm thế nào ở trong thế tấn công bách chiến bách thắng của Đại Tống mà cuối cùng vẫn lập quốc được. Nhưng y lại ngược đãi Công chúa, cưỡng ép dân chúng Giáp Sơn, bắt giữ bạn đảng Liêu quốc. Ngày hôm nay Hoàng thượng đích thân giá lâm, Tây Hạ khốn quẫn, Tống triều lại án binh bất động. Chỉ cần tiến thêm bước nữa là có thể thu hồi lại đất đai trù phú, đồng bằng phì nhiêu. Đây là cơ hội lớn ông trời ban cho chúng ta . Nếu bỏ qua mất cơ hội này đến lúc đó hối hận cũng không kịp.
Thời cơ chứng kiến Liêu quốc tiêu diệt Tây Hạ sắp tới gần. Triều đình nhà Tống cũng có rất nhiều đại thần thiếu kiên nhẫn. Bọn họ cũng muốn xuất binh vơ vét lợi ích. Nhưng Phạm Trọng Yêm và Chủng Thế Hành đều lên tiếng giảng giải nói đến chuyện Thạch Kiên lúc gần đi từng giải thích qua. Hiện tại Tây Hạ còn có một Khẩu Nguyên, lúc này tốt nhất không nên xuất binh. Không bằng đợi thêm một khoảng thời gian nữa. Thạch Kiên dù sao bây giờ cũng đã tới đất dân tộc Hồi Hột rồi, cũng bình an rồi. Chờ hắn trở về rồi quyết định.
Một câu nói này khiến tất cả đại thần không dám lên tiếng. Hiện tại Thạch Kiên vừa bình an. Bọn họ không dám làm chủ mọi chuyện ở Tây Bắc. Nếu không sẽ có kết cục như Hạ Tủng kia , bọn họ cũng không muốn đi Đại Lục Lưỡng Loan, nơi mà bây giờ mùa hạ mớivừa tới. Nơi đó quả thật rất xa đến không dám tưởng tượng. Nếu vận khí không tốt có thể gặp chuyện không may ở trên biển. Nghe nói có lúc trên đại dương có ngọn sóng cao tới mấy trăm thước.
Hiện tại Lưu Nga cũng không muốn hao tổn tinh thần. Để chu cấp chomấy chục vạn quân Tống đang đóng quân này triều đình chi cũng không ít. Mắt thấy quốc khố giảm đi một phần lớn nhưng bà không làm gì được, điều này khiến bàvô cùng đau lòng. Không đánh thì không đánh đi, dù sao lãnh thổ quốc gia cũng đã lớn không có biên giới rồi. Chắc đến lúc này Nguyên Hạo cũng đã không còn can đảm xâm chiếm Thiểm Tây lần nữa rồi.
Vì thế bà hạ lệnh lui binh. Bà cũng không phải kẻ ngốc. Hiện tại bởi vì mấy chục vạn quân Tống ở đây mà Tây Hạ ở Lương Châu và núi Thiên Đô cùng với Diêm Châu không đưa ra lực lượng quân đội lớn. Hiện giờ chỉ cần Tống triều lui binh khỏi Tây Hạ là có thể khiến lực lượng binh tướng Tây Hạ cũng rút ra, khiến cho bọn chúng quay lại cắn nhau.
Trên thực tế Tống triều lui binh chẳng khác nào để cho Nguyên Hạo bắt được cái phao giải cứu. Rốt cục y có thể rút ra càng nhiều binh lực.
Lúc này đại quân Liêu trong doanh trại còn đang thảo luận. Thật không ngờ y lại muốn đầu hàng. Mà nghĩ tới việc giữ lại Nguyên Hạo cũng là việc tốt đối với nước Liêu. Cùng lắm xâm chiếm một phần lớn vùng đất tốt Ngân Xuyên Bình Xuyên. Về phần đồng bằng Hà Sáo bọn họ căn bản còn không phải nghĩ qua.
Cuối cùng vẫn là có rất nhiều đại thần suy nghĩ bình tĩnh. Bọn họ nói hay là lưu lại cho Nguyên Hạo một nơi hương khói, liền sai sứ giả đi đàm phán, nói:
- Liêu quốc có thể lui binh. Nhưng hai bên một lần nữa phải phân chia Liêu quốc và Tây Hạ lấy sa mạc Kho Bố đến Tây Đoan của Âm Sơn làm đường ranh giới. Nói cách khác toàn bộ đồng bằng Hà Sáo sẽ sát nhập hết vào Liêu quốc.
Đồng bằng Hà Sáo hiện tại chẳng những là kho lúa của Tây Hạ, mà còn là trọng điểm chăn nuôi của Tây Hạ. Nghe điều kiện khắc nghiệt thế sứ giả này nào dám đáp ứng. Y lập tức thỉnh cầu được trở về xin chỉ thị của Nguyên Hạo.
Nguyên Hạo vừa nghe xong liền phát hỏa. Điều kiện này của Liêu quốc với bọn chúng rất thái quá. Hiện tại toàn bộ Hà Sáo sát nhập hết vào trong tay bọn họ. Hơn nữa bọn họ còn có lính dưới núi Hạ Lan như vậy chẳng khác nào họ đã chiếm lĩnh một phần lớn lãnh thổ Tây Hạ.
Nguyên Hạo tập hợp các tộc trưởng lại hỏi:
- Chúng ta đối với Liêu quốc vẫn cung kính giống như đối đãi với phụ thân vậy. Hiện tại nước chúng ta tình thế nguy cấp nhưng Liêu quốc chẳng những không để ý đại cục, không vươn tay trợ giúp, ngược lại lại ném đá xuống giếng,muốn ngầm chiếm Hà Sáo của chúng ta. Các ngươi nói đáp ứng hay không đáp ứng.
Lúc này các tộc trưởng này cũng tức giận. Bọn họ và Liêu quốc nước giếng không phạm nước sông. Lần này Liêu quốc chẳng những không trợ giúp bọn họ, ngược lại còn tấn công, còn muốn có cả Hà Sáo. Những người này không phải là dân chúng bình thường. Bọn họ dù ngu xuẩn cũng biết Hà Sáo có ý nghĩa thế nào đối với Tây Hạ.
Vì thế tất cả đều nói:
- Chúng ta tuyệt đối không đáp ứng. Xin bệ hạ hãy ra mệnh lệnh.
Nguyên Hạo cảm động thi lễ, nói:
- Nguyên Hạo ta tuy rằng ngu muội không đối phó được với Thạch Kiên kia khiến con cháu Tây Hạ ta hy sinh rất nhiều nhưng ta cũng sẽ không để Tây Hạ mất ở trên tay ta, khiến các vị chìm trong cảnh nô lệ tù đày trong tay kẻ khác. Các vị. Mời các vị mở to mắt thưởng thức. (Lúc đầu là lãnh thổ Y Khắc Chiêu Minh cổ đại. Chỉ có điều lúc này đây đã đổi thành Tây Hạ và Liêu quốc. Triều Tống đứng xem ở Bích Sơn .)
Tình huống này Thạch Kiên hoàn toàn không biết gì cả. Hắn đã sắp xếp ởLiêu quốc một vài Thiêu Thân dặn dò bọn họ lựa theo tình hình thực tế có thể ứng biến. Quan hệ giữa Tây Hạ vàLiêu quốc thậm chí Liêu quốc và Tây Hạ khởi xướng chiến tranh, hắn ở xa bên ngoài hai ngàn dặm căn bản không thể biết được.
Hắn bây giờ đi theo sứ giả quay trở về tới Truân thành (nay là Tân Cương Lan). Thủ lĩnh Bố Nhĩ Tán Kim có ý muốn mời hắn tới Vương đô Quy Tư của dân tộc Hồi Hột nhưng Thạch Kiên từ chối. Đi Quy Tư phải đi qua Châu Cao Xương Yên rồi mới có thể tới được Quy Tư. Đường xá xa xôi quá mức. Không phải vì Tống triều hắn không muốn khiến những người này phải phiền toái như vậy. Bây giờ ởTây Châu dân tộc Hồi Hột còn đang thống trị đến Vương đô Cao Xương lộ trình cũng rất xa, ít nhất đi đi về về cũng phải đi mất một tháng đi đường. Hiện tại nỗi nhớ nhà của bọn họ giống như tên bay, làm sao có thể đồng ý. Huống hồ Quy Tư lại càng xa hơn.
Tới thành Đại Truân rồi, nơi này cách phạm vi biên giới Hồi Hột không xa nữa. Cũng là khoảng cách về nhà càng gần. Đây là đường bọn họ nhất thiết phải đi để trở về nhà.
Thành Đại Truân. Có lẽ ở kiếp trước của Thạch Kiên đã trở thành một mảnh đất bị sa mạc hóa. Nhưng hiện giờ ở đây có rất nhiều hồ nước từ thác Mộc Hà đã trải qua hai mùa xuân hạ từ thượng lưu Thông Lĩnh chảy đến nơi này. Bởi vậy mà có rất nhiều cỏ trên mặt đất. Thậm chí có vài nơi vì địa thế trũng đã trở thành đầm lầy. Bởi vậy ở đây cũng có rất nhiều dân cư.
Một trăm năm trước, Trọng Vân thống soái lấy Đại Truân làmtrung tâm, nó cũng trở thành một bộ phận gắn liền với Tây Châu của dân tộc Hồi Hột. Nhưng từ lúc này đã bắt đầu có những chuyển biến xấu. Rất nhiều bộ tộc Trọng Vân bắt đầu di chuyển đến sa mạc qua Lưỡng châu và Kỳ Sơn, trở thành một nhánh của người Thổ Phiền. Tuy nhiên bây giờ cũng có rất nhiều người bộ tộc Trọng Vân không chịu rời đi.
Biết nhánh quân Tống này tới, có nhiều người bộ tộc Trọng Vân bày tỏ sự hoan nghênh nhiệt tình. Tộc trưởng của bọn họ còn đặc biệt vì mấy ngàn binh lính Tống của Thạch Kiên mà tổ chức một buổi lửa trại tiệc rượu. Vây quanh đống lửa trại, các cô gái bộ tộc Trọng Vân vừa múa vừa hát thật đẹp.
Cũng cần phải nói, lúc này, bất luận là người Hồi Hột hay là người Thổ Phiền đối với triều Tống cực kỳ hữu hảo. Đắc biệt là cuộc sống giàu có ở Tống triều làm cho bọn họ không ngừng hướng tới.
Trong bữa tiệc, Tộc trưởng tộc Trọng Vân Xúc Đấu Si hỏi Bố Nhĩ Tán Kim đội quân Tống triều này vì sao lại khiến Trí Hải toát mồ hôi phái sứ giả tới hộ tống bọn họ.
Bố Nhĩ Tán Kim đã đem đủ loại sự tích về đội quân của Thạch Kiên kể lại một lần. Điều này khiến cho Xúc Đấu thán phục không ngừng. Đối với Tống triều, những binh lính này võ lực là tốt nhất, nghe được sự tích anh hùng của đại quân của Thạch Kiên, rất nhiều người bộ tộc Trọng Vân khen ngợi không ngớt. Xúc Đấu Nguyệt cũng dùng đôi mắt to đen lúng liếng nhìn Thạch Kiên.
Nàng càng nhìn càng cảm nhận vẻ đàn ông của Thạch Kiên. Tuy rằng hiện giờ làn da của Thạch phơi nắng ngăm đen nhưng cũng không ảnh hưởng tới diện mạo anh tuấn của hắn. Hơn nữa làn da ngăm đen này Xúc Đấu Nguyệt lại cho rằng đó là tượng trưng của sự tráng kiện.
Nàng liền đi ra hát một bản tình ca, còn nhìn Thạch Kiên với ánh mắt tình cảm nồng nàn.
Điều này lại chọc tức một thanh niên. Anh ta tên Bố Tang, là dũng sĩ hạng nhất của bộ tộc Trọng Vân. Anh ta thầm mến Xúc Đấu Nguyệt từ lâu. Nhìn mỹ nhân yểu điệu này đang nhìn một người khác, còn như có tình cảm sâu sắc, cơn ghen của anh ta bắt đầu nổi lên. Vì thế anh ta đến trước Thạch Kiên nói:
- Vị này là Thạch đại nhân. Xin hỏi người là thủ lĩnh của bọn họ?
Anh ta không biết tiếng Hán. Thạch Kiên không biết tiếng Hồi Hột. Bố Nhĩ Tán Kim cũng không biết anh ta định làm gì hay là anh ta muốn bày tỏ sự sùng kính vì thế liền làm phiên dịch.
Thạch Kiên gật đầu vẫn khiêm tốn một chút. Tuy nhiên hắn cảm thấy thanh niên này có ý đối địch. Nhưng chính mình cũng không hiểu đã làm cái gì, vả lại ở trong bộ tộc của người ta, không nhất thiết hắn phải có tội.
Bố Tang gật đầu. Gã hướng về phía Xúc Đấu Nguyệt líu ríu nói gì đó. Bố Nhĩ Tán Kim nói với Thạch Kiên:
- Thanh niên này là dũng sĩ của bộ tộc Trọng Vân. Gã muốn biểu diễn vài tiết mục cho các ngươi xem.
Thạch Kiên lại gật đầu, còn vỗ tay.
Trong chốc lát có người dắt đến một con trâu vàng. Đây là con trâu đựcđã từng qua chiến đấu.
Thanh niên này dùng cây đuốc đem tới khơi mào kích thích tính nết con trâu. Sau đó anh ta cầm một thanh loan đao chiến đấu với con trâu này Tuy rằng con trâu đực này trưởng thành cường tráng, chạy như chiến mã đang phi nhưng thanh niên này cũng có thể giết chết nó. Tuy rằng anh ta cũng mệt mỏi thở phì phì nhưng dù sao chính tay giết được con trâu đực này, nói về khí lực nó này còn trên cả mãnh hổ. Việc này thực cũng không dễ dàng gì.
Quả nhiên là một dũng sĩ. Giết chết con trâu đực này chẳngng những cần sức mạnh mà còn cần có lòng can đảm và phản ứng nhanh nhẹn. Thạch Kiên lại một lần nữa vỗ tay hoan hô.
Nhưng Bố Tang biểu diễn xong. Đi tới chỗ Thạch Kiên ném đao còn dính máu tươi trước mặt hắn, lại líu ríu nói gì đó.
Lúc này Bố Nhĩ Tán Kim và Xúc Đấu Si nghe xong đều nổi giận đùng đùng và quở mắng anh ta.
Thạch Kiên tò mò hỏi Bố Nhĩ Tán Kim. Ông ta xấu hổ nói:
- Thạch đại nhân không cần nghe nó nói hươu nói vượn. Nó là một kẻ ngốc nghếch, Thạch đại nhân không nên so đo.
- Ồ.
Thạch Kiên càng cảm thấy thích thú hỏiỏi:
- Anh ta rốt cuộc nói gì? Nói ta nghe một chút.
Bố Nhĩ Tán Kim nói:
- Tiểu tử không biết trời cao đất rộng. Nó nghe nói ngài anh dũng thiện chiến bởi vậy cũng muốn Thạch đại nhân biểu diễn cho xem giết một con trâu đực
Choáng váng. Thạch Kiên nhìn cánh tay của chính mình lại nhìn vào cánh tay của anh ta. So với cánh tay của anh ta cánh tay của mình nhỏ hơn rồi. Tuy nhiên trên mặt Thạch Kiên càng cười sảng khoái hơn.
Lúc Xúc Đấu Nguyệt đó đi tới quở mắng Bố Tang Thạch Kiên nghe không hiểu câu nào. Chẳng những hắn mà tất cả binh Tống đều nghe không hiểu. Với hắn lúc này lời nói của người Hồi Hột đều là như vịt nghe sấm
Tuy nhiên theo lời nói chuyện càng lúc càng nhanh của Xúc Đấu Nguyệt. Đầu của người thanh niên kia bắt đầu cúi thấp xuống. Càng ngày càng thấp hơn.
Thạch Kiên vốn là một người thông minh. Nghĩ đến Xúc Đấu Nguyệt vừa rồi nhìn hắn với ánh mắt đầy tình ý. Bây giờ rốt cuộc cũng hiểu được dũng sĩ trẻ tuổi này vì sao đối với hắn có vẻ thù địch như vậy. Thì ra anh ta có tình cảm với cô nương này. Nên coi minh như là tình địch vậy.
Đây là lý luận kiểu gì. Nếu dựa theo cách nghĩ. Bản thân mình ở triều Tống chẳng phải có hơn vài trăm vạn ngàn vạn tình địch sao? Hắn cảm thấy có chút buồn cười. Nhưng vẫn còn thích chàng thanh niên ngay thẳng này. Tuy rằng anh ta có chút lỗ mãng. Cũng không giống Đinh Vị là loại miệng nam mô, bụng một bồ dao găm, người có tâm tư thâm trầm. Thạch Kiên cũng hận nhất là loại người như thế.
Hắn từ chỗ ngồi đi ra. Nói với thanh niên kia:
- Ngươi tên là gì?
Bố Nhĩ Tán Kim e sợ vị khách tôn quý nổi giận. Nhưng trông mặt hắn mỉm cười. Lúc này mới yên lòng. Ông ta giúp Thạch Kiên làm phiên dịch.
Tuy rằng Thạch Kiên không cao lớn bằng anh ta. Nhưng bởi vì bản thân có lúc ở địa vị cao. Hơn nữa chém giết gần một năm nay. Tự nhiên trên người hắn toát ra một vẻ uy nghiêm.
- Ta là Bố Tang.
Bố Tang đáp. Người anh ta cố gắng đứng thẳng. Tuy nhiên anh ta cũng kỳ lạ. Đại quan trẻ tuổi này rõ ràng không có cao lớn hơn anh ta. Nhưng đứng trước mặt anh ta. Lại cho anh ta cảm giác như một ngọn núi cao mang theo áp lực như núi đè xuống anh ta.
Thạch Kiên lại khẽ mỉm cười. Dáng vẻ tươi cười này. Hơn nữa ánh mắt trong sáng của hắn ánh lên vẻ điềm đạm. Chẳng những là Xúc Đấu Nguyệt. Ngay cả những cô nương ở trong bộ tộc Trọng Vân đứng gần đấy đều cảm thấy tim đập loạn nhịp. Tuy nhiên gương mặt các nàng ẩn dấu ở sau tấm mạng che mặt nên người khác không thể nhìn ra được.
Thạch Kiên nói:
- Bản quan tới quý quốc không biết phong tục tập quán của quý quốc. Nhưng dựa theo lễ nghi của Đại Tống chúng ta. Trừ phi là đối với người tôn quý hơn mình. Bằng không sẽ không thể vì người khác mà biểu diễn tài nghệ được
Hắn nói có lý. Ở thời Xuân Thu. Tần Vương mời Triệu Vương trong hội Trì Yến mời Triệu Vương thi bắn cung. Triệu Vương sợ hãi nước Tần hùng mạnh, không thể không theo. Tương Như cho rằng vua bị làm nhục. Vì thế bất kể mạo hiểm nguy hiểm của tính mạng, Liều lĩnh vì Triệu Vương mời Tần Vương đấu một trận.
Nếu căn cứ quan chức mà triều Tống phong thưởng cho Khả Hãn của dân tộc Hồi Hột thì chức quan của Khả Hãn Lộc Thắng có thể ngồi ngang hàng cùng Thạch Kiên. Hiện tại triều Tống không phong thưởng chính thức chức quan cho Trí Hải nhưng cũng đã ngầm công nhận. Nói cách khác thì địa vị của Thạch Kiên hề kém hơn Trí Hải. Hắn làm
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Nhưng bản quan thích Làm khác với lẽ thường, Đối với những khuôn phép nghi lễ nghi này cũng không phải quan tâm. Nếu như ngươi muốn nhìn thấy bản lĩnh của người Tống chúng ta, hoặc thấy bản lĩnh của bản quan. Bản quan có thể đáp ứng ý nguyện của ngươi.
/540
|