Trời sáng, Khánh Kỵ thức dậy, ăn sáng xong bước lên mũi tàu, ánh nắng chói chang, làm tinh thần phấn chấn hẳn ra.
Bầu trời trong xanh, không một áng mây, gió thổi nhè nhẹ, Khánh Kỵ quay đầu mỉm cười nói:
- Thời tiết hôm nay thật tốt, ngay cả ông trời cũng giúp chúng ta, lên đường sớm thôi.
Thuyền phu nhe răng cười đáp:
- Công tử nói phải, tiểu nhân khởi hành ngay đây ạ.
Con thuyền lớn từ từ rời bến, mái chèo rẽ sóng, từ từ đi vào giữa sông, Khánh Kỵ bước về phía trước, vịn lấy mạn thuyền nhìn xa xăm. Hai bên bờ các túp lều xanh ẩn hiện, ở giữa là con sông lớn sóng nước cuồn cuộn này, những cơn sóng mạnh đập vào thân tàu, bọt nước trắng phau như tuyết, lòng người cuốn theo con sóng.
- Nước Lỗ, cuối cùng cũng rời khỏi.
- Lần này về nướcVệ, chỉnh đốn binh mã, tháng ba năm tới, lại đánh nước Ngô.
Khánh Kỵ đấm mạnh một phát vào mạn tàu, máu nóng sôi sục như mặt trời ló dạng, ý chí ngất trời.
- Có đội quân nước Lỗ này, có nhà quân sự như Tôn Vũ, sang năm ta nắm chắc phần thắng. Lần này về nước Vệ, ta phải tăng cường sức mạnh của quân đội Ngải thành, còn phải liên hệ với nước Sở, nếu cần…cứ tiếp xúc luôn với nước Việt, tất cả thế lực chống lại Hạp Lư, nếu dùng được đều tận dụng tối đa, phải đảm bảo thắng lợi của trận chiến này, nếu thua nữa, ta e là không có cơ hội nữa rồi. Đọc Truyện Online mới nhất ở truyen/y/y/com
Khánh Kỵ suy ngẫm: Đội quân nước Lỗ, là chuẩn bị dùng gây bức ngờ, lực lượng chủ lực vẫn cần dựa vào nước Vệ, dù sao quân đội nước Vệ mới là đạo quân thiện chiến, kinh nghiệm tác chiến phong phú, so về điểm mạnh này, đạo quân Phi Hồ cốc còn kém xa, dù cho có bậc kì tài như Tôn Vũ, cũng không thể thay da đổi thịt cho đám lính mới chiêu mộ trong thời gian ngắn được.
Hơn nữa, nước Vệ binh hùng tướng mạnh, khí thế càng lớn càng thu hút sự chú ý của quân Ngô, thế mới tạo điều kiện thuận lợi cho đạo quân nước Lỗ này thật sự phát huy tính bất ngờ được. Muốn được như vậy, ta phải tiếp tục nâng cao sức mạnh của nước Vệ.
Nhưng làm như vậy, buộc phải thu nạp thêm nhiều người nhập ngũ, tích trữ thêm lương thực, vũ khí vật dụng. Trên lãnh thổ nước Vệ, một đội quân nước ngoài phát triển thế này cần được nước Vệ cho phép, hơn nữa viện trợ từ nước Vệ không những không được đứt đoạn, mà còn phải nghĩ cách tranh thủ thêm.
Nghĩ đến những vấn đề này, Khánh Kỵ nhủ thầm: Nói không chừng, sau khi về Ngải thành, ta phải đến cung vua một chuyến gặp vua Vệ, xin ngài đồng ý, vua Vệ…
Nhớ đến Vệ Linh Công lưu danh hậu thế vì chuyện chia đào năm xưa này, Khánh Kỵ khẽ nhíu mày, con người Vệ Linh Công rộng rãi độ lượng, thích chiêu dụ anh hùng nhân sĩ, để dành được ủng hộ từ ông ta vốn rất dễ dàng. Nhưng lần trước nghe được tin, hiện nay quyền lực điền hành nước Vệ phần lớn đều nằm trong tay Vệ phu nhân Nam Tử. Sau này muốn nước Vệ giúp đỡ, e là buộc phải giao thiệp với vị Vệ phu nhân này thôi.
Nhưng hắn quả thật không hiểu nhiều về vị mỹ nhân nước Tống Nam Tử này, ngoài việc cô gái này sắc nước hương trời, là một mỹ nhân hiếm gặp ra. Hơn nữa sử sách ghi chép, cô Nam Tử này tính tình lẳng lơ, còn về năng lực chính trị của vị Nam Tử phu nhân này thì hắn biết quá ít. Nước Vệ vốn là chư hầu hoàng tộc thời Tây Chu phong tặng. Khi lập quốc đã là công tước, địa vị tối cao, suốt thời gian dài là lãnh tụ các chư hầu, thay mặt Chu thiên tử cai trị thiên hạ. Đến giờ tuy nước Vệ vẫn giữ lề lối xưa cũ, không chịu cải cách, vận nước ngày một suy tàn, nhưng vẫn là một trong mười hai nước lớn trong thiên hạ, do đó mới có thể viện trợ nhiều cho hắn được, cũng không ngại mối đe dọa của nước Ngô.
Hai nước Vệ và Tống càng có mối quan hệ sâu sắc. Năm xưa sau khi Cơ Phát diệt nhà Thương, dân Thương không chịu sự cai quản của nhà Chu, từng phát động bạo loạn lớn, Chu Công Đán khởi binh đông chinh, dẹp yên phản loạn, chia toàn bộ dân Thương làm hai. Một là "Ân Thương thất tộc", được ở tại cố đô Triều Ca nay đã hoang tàn, lấy quốc hiệu là "Vệ", kinh đô vẫn ở Triều Ca. Hai là các hậu duệ hoàng tộc Ân Thương, bị tách ra riêng lẻ, trở thành nước Tống, do hoàng tộc Ân Thương làm vua, đấy là hai phần của Ân Thương.
Kinh đô nước Vệ chính là Triều Ca, trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của nhà Thương, nhưng lúc bấy giờ do Bắc Định xâm chiếm đã dời đô Bộc Dương, cũng là nơi người ta gọi là Đế Khâu. Vệ và Tống đều là nước của di dân Ân Thương, giữa hai nước có quan hệ khắng khít, qua lại hai nước luôn mật thiết, tình cảm nhân dân hai nước cũng không mấy khác biệt, cho nên công chúa nước Tống Nam Tử sau khi được gả đến nước Vệ có thể nắm quyền lớn trong thời gian ngắn là vậy.
Ngoài thủ đoạn chính trị cao siêu của cô ta ra, thân phận của cô ta nhanh chóng được dân nước Vệ chấp nhận, được xem như người nhà, đó mới là nguyên nhân chính.
Hắn muốn phát triển tại nước Vệ, lúc trước được vua Vệ cho phép là xong, giờ đây nước Vệ có thêm một nữ chủ nhân nắm quyền lớn trong tay, mong là cô ta không gây khó cho mình thì tốt. Khó khăn lắm mới lôi kéo được nước Lỗ, sắp đặt phục binh sát bên nước Ngô, nếu lại gây ra chuyện ở nước Vệ vào lúc này, nhỡ mất kế hoạch phản công Ngô, há chẳng thành trò cười ư.
Khánh Kỵ đang tính toán, chợt nghe một khúc nhạc vọng lại, bèn ngẩng đầu lên. Phía bên phải tám mái chèo của chiếc thuyền nhỏ lướt nhanh, đã đuổi kịp thuyền lớn của hắn.
Để Khánh Kỵ được thoải mái, Thành Bích phu nhân đã kiếm cho hắn một lâu thuyền, thân tàu lớn, không chỉ có thủy thủ tay chèo, còn có cả các tay kéo dây những khúc sông hiểm trở. Chiếc thuyền lớn như vậy, không thể chỉ chở mình hắn, nên chở theo nhiều muối ăn, là món hàng đầu tiên vận chuyển sang nước Vệ, do đó trên thuyền có cả võ sĩ tháp tùng. Có chủ thuyền, thuyền phu, thợ kéo dây, diêm đinh phụ trách vận chuyển muối, quản sự, khá là đông đúc.
Lúc bấy giờ dù là đi xe đường bộ hay là đi thuyền đường thủy, những nhóm đi nhỏ lẻ khi gặp đoàn lớn đều sẽ cố gắng bám theo, như vậy khi xảy ra chuyện dễ giúp đỡ lẫn nhau. Chiếc thuyền nhỏ kia thấy thuyền lớn khí thế đông đúc này đương nhiên là bám theo, do đó vừa bắt kịp, thuyền nhỏ lập tức đi chậm lại.
Hai chiếc thuyền đi song song nhau, khoảng cách khá gần, Khánh Kỵ nhìn thấy trên mũi thuyền nhỏ một vị công tử khôi ngô đang ngồi đó, dáng vẻ cao quý, tuy là đang ngồi, nhưng cũng thấy được thân hình cao ốm, dưới ánh nắng, chiếc áo bào thêu hoa mai màu nhạt của hắn tô thêm phong thái ung dung tao nhã. Khúc nhạc vừa dứt, Khánh Kỵ khen hay, nói vọng qua:
- Các hạ thổi huân hay lắm. (Huân là một loại nhạc cụ)
Vị công tử kia nghe thấy lời khen, quay đầu lại mỉm cười. Khánh Kỵ bất chợt nghi ngờ: Người này…chẳng lẽ là một cô gái sao?
Khánh Kỵ nhìn rất rõ tướng mạo người ấy, tuy là cải nam trang, nhưng đôi mày mang vẻ đẹp mềm mại, mũi như hạt ngọc, môi như cánh hoa anh đào, mắt đen lóng lánh. Hắn hai tay cầm sáo, lúc này buông nhẹ xuống đặt lên áo, vạt áo tay áo trắng như tuyết, da mặt và cổ mềm mại nõn nà, lấp lánh phản chiếu ánh mặt trời, dưới gầm trời này sao lại có nam tử hán như thế được?
- Haha, chỉ là chút tài mọn, đa tạ các hạ đã khen, tại hạ đi thuyền nhỏ, muốn cùng các hạ đồng hành, mong các hạ đừng chê trách.
Người kia đứng dậy hành lễ, giọng nói lại là giọng nam nhân.
Khánh Kỵ cười đáp:
- Không sao, đều là bạn đường cả, đúng ra phải giúp đỡ lẫn nhau.
Người kia cười khẽ, để lộ hàm răng trắng như tuyết, chắp tay nói:
- Còn chưa thỉnh giáo cao danh quý tánh của các hạ.
Khánh Kỵ hơi chút do dự, không tiện nói ra tên thật, nhủ thầm: Ta là Khánh Kỵ công tử nước Ngô, hay là lấy tên nước làm họ, đặt lấy một cái tên vậy. Dù sao cũng là người đi chung đường thôi, bèn lên tiếng:
- Tại hạ Ngô Kỵ, không biết các hạ đây là…
Người kia chớp mắt, mỉm cười:
- Tại hạ Tống Triều.
Tóm tắt Q1 và Q2
Tịch Bân là nhân viên một tổ làm phim. Trong khi quay một bộ phim ở Tây Tạng thì bất chợt bị một chiếc Đại Luân Hồi bàn rơi vào đầu, vô tình kích hoạt cơ quan của nó, khiến cho Tịch Bân bị rơi vào vòng xoáy luân hồi.
Thời kì Xuân Thu Chiến Quốc, Ngô vương Liêu bị công tử Quang (tức Hạp Lư) sát hại, công tử Khánh Kỵ - con trai của Ngô Liêu - căm hận đưa quân đánh trở về nước Ngô, lại bị Hạp Lư dùng thích khách ám sát. Đúng lúc này Tịch Bân trọng sinh vào thân thể của Khánh Kỵ, linh hồn thể xác hợp làm một.
Khánh Kỵ bị trọng thương phải trốn sang nước Lỗ. Hắn để hai võ tướng Kinh Lâm và Lữ Thiên đưa phần lớn binh lính trở về căn cơ của mình là Ngải thành nước Vệ, còn chính mình thì đi tới đô thành Khúc Phụ để trị thương đồng thời tìm cách tranh thủ sự giúp đỡ của nước Lỗ.
Nước Lỗ:
Nước Lỗ được cai quản bởi Tam hoàn thế gia: Quý Tôn Thị, Mạnh Tôn Thị và Thúc Tôn Thị. Gia chủ Quý Tôn Thị là Quý Tôn Ý Như, Mạnh Tôn Thị là Mạnh Tôn Tử Uyên, Thúc Tôn Thị là Thúc Tôn Ngọc. Do 2 năm trước vua Lỗ Cơ Trù bị đuổi sang nước Tề nên hiện giờ Quý Tôn Ý Như đang là đương kim chấp chính nước Lỗ.
Tất thành là tòa thành phải đi qua trước khi tới Khúc Phụ. Trên đường đi Khánh Kỵ làm quen được với Khổng Khâu - chính là Khổng Tử. Hai người cùng đi tới Tất thành. Tới đây Khánh Kỵ được Triển Hoạch đại phu - môn hạ Quý Thị - tiếp đón. Khánh Kỵ ở tạm trong phủ Thành Bích phu nhân, cũng là môn hạ Quý Thị. Ở đây qua miệng những người hầu Khánh Kỵ biết được chuyện xưa của Thành Bích phu nhân và Ngải phu nhân.
Ở sát vách Thành phủ Khánh Kỵ đang ở là Nhâm phủ của Nhâm thị gia tộc nước Ngô. Hai chị em Nhâm Nhược Tích và Nhâm Băng Nguyệt thay cha mang hàng hóa sang bán ở nước Lỗ. Vốn cha của Nhâm Nhược Tích đã hứa gả nàng cho Khánh Kỵ, nhưng Ngô vương Liêu qua đời, Khánh Kỵ cũng không biết được việc này, vì thế nàng cũng không lên tiếng.
Ở vách bên kia lại là đạo tặc Triển Chích, Triển Chích mưu đồ hàng hóa vũ khí của Nhâm gia, đã chuẩn bị sẵn âm mưu cướp đoạt.
Không may cho hắn bị Khánh Kỵ biết được. Khánh Kỵ liên kết với Nhâm Nhược Tích, phá tan được âm mưu của Triển Chích. Nhâm Nhược Tích cảm tạ ơn của Khánh Kỵ, nhưng không dám gần chàng, bởi vì Nhâm gia của nàng còn chịu sự cai trị của Hạp Lư, vì lợi ích gia tộc, hai người đành phải chia tay. Hàng hóa cũng đã giao xong, Nhâm Nhược Tích liền mang gia tướng sang Tề quốc.
Khánh Kỵ tiễn Nhâm Nhược Tích ra tới bờ sông, chợt thấy đại đạo Triển Chích đuổi theo. Khánh Kỵ sử dụng mưu kế khiến cho hai trăm quân của hắn có thể đánh thắng được một ngàn quân của Triển Chích, Triển Chích đại bại bỏ chạy.
Ở Khúc Phụ - đô thành nước Lỗ
Khánh Kỵ được Dương Hổ đón vào Khúc Phụ. Dương Hổ là gia nô Quý Thị, nhưng quyền hành rất lớn, bởi Quý Tôn Ý Như nắm quyền chấp chính nên hắn cũng coi như là tể tướng đương thời. Chính Dương Hổ đề xuất cho Quý Tôn Ý Như giúp đỡ Khánh Kỵ, nhưng Mạnh Tôn Thị, Thúc Tôn Thị lại ra sức phản đối.
Khánh Kỵ tìm cách tranh thủ sự ủng hộ của các vị công tử trong Khúc Phụ bằng cách tham gia tiệc rượu ở Lỗ Quái cư. Ở đó xảy ra xích mích giữa một vị công tử là Tôn Ngao và nhi nữ của Thúc Tôn Ngọc là Thúc Tôn Diêu Quang. Hai bên giao ước sẽ thi đấu săn bắn, ai thua sẽ phải làm nô cho đối phương trong vòng ba tháng, một bên là Công tử quân do Khánh Kỵ cầm đầu, bên kia là do Diêu Quang và Lý Hàn - võ sĩ mới đầu nhập Thúc Tôn Thị - cầm đầu.
Khánh Kỵ bỗng bị tập kích ám sát, kẻ ra tay chính là Mạnh Tôn Tử Uyên, Khánh Kỵ biết nhưng không để lộ ra, chỉ âm thầm tới trả thù hai nhà Thúc Mạnh. Xảo ngộ thế nào, ban đêm hắn lẻn vào nhà Thúc Tôn lại vào đúng khuê phòng của Diêu Quang, hai người có một hồi tiếp xúc "mờ ám", Khánh Kỵ rốt cuộc không thể nói với Diêu Quang rằng "ta vào bừa mới vô phòng ngươi", cuối cùng hắn thông qua Diêu Quang gửi lời đe dọa tới Thúc Tôn Thị.
Cuộc đấu săn bắn giữa Diêu Quang và Công tử quân cuối cùng cũng diễn ra. Cuộc đấu gồm ba vòng. Vòng đầu là thi săn thú, Công tử quân sử dụng tiểu xảo để giành chiến thắng "oanh liệt". Trận thứ hai là đấu đối kháng, bên Diêu Quang gồm toàn các võ sĩ không khó để giành chiến thắng. Trận cuối cùng là săn nai, hai bên đều chơi bẩn như nhau, cuối cùng hai xe ngựa kẹt cứng, để con nai chạy vào rừng, Khánh Kỵ lúc này mới trổ tài "chạy nhanh như hổ", bắt được con nai. Thúc Tôn Diêu Quang trở thành nô tì của Khánh Kỵ dưới con mắt ngưỡng mộ của các tiểu thư Khúc Phụ.
Khánh Kỵ được Thành Bích phu nhân mời giúp đỡ trong cuộc đua thuyền rồng thường niên, phần thưởng năm này là 3 năm độc quyền buôn bán muối. Khánh Kỵ "vòi" được điều kiện là sinh ý ở hai nước Vệ Tống, đồng thời còn sử vài thủ đoạn khiến cho Thành Bích xuân tâm nảy mầm (haizzz)
Sóng gió liên tục ập đến, Hạp Lư sai sứ sang Lỗ yêu cầu Tam hoàn đuổi hoặc giết Khánh Kỵ, Thúc Mạnh hai nhà lại cho người đi mời vua Lỗ Cơ Trù về, đe dọa tới vị trí chấp chính của Quý Thị. Trước tình hình căng thẳng đó, Khánh Kỵ đành phải giải quyết cả hai, một mặt cho binh lính đối phó với Ngô sứ, một mặt tự mình sang nước Tề giải quyết Cơ Trù.
Hắn muốn sang Tề nhưng không ai biết, cho nên chọn giải pháp cho một kẻ thế thân bị rắn cắn sưng phù mặt lên. Diêu Quang được mang ra làm bằng chứng cho hắn. Khánh Kỵ đưa Diêu Quang lên núi, tỉ tê tình cảm rồi hôn nàng, trong lúc đó không biết từ bao giờ tình cảm từ giả lại biến thành thật, tóm lại hắn vẫn không quên giả vờ bị rắn cắn, ngay lập tức các thị vệ đưa hắn đi "trị thương" trong sự xót thương vô hạn của Diêu Quang.
Ở Tề
Khánh Kỵ cùng Đậu Kiêu Kính sang Tề. Trong lúc dò xét ở dịch quán hắn bất ngờ nghe được chuyện năm gia tộc Điền, Cao, Loan, Bảo, Đại sẽ ám sát tể tướng Tề quốc Yến Anh nhân ngày đại thọ của lão. Khánh Kỵ đoán ra rằng vua Lỗ Cơ Trù cũng ở đó. Cũng ở trong dịch quán, hắn bất ngờ gặp lại hai chị em Nhâm Nhược Tích, trong tình cảnh xuân sắc ngập tràn (nhớ lại vẫn thấy nóng). Nhâm Nhược Tích sắp bị gả cho Tôn Trưởng Khanh (tức Tôn Vũ), Khánh Kỵ dù tiếc nuối nhưng không biết làm gì (làm được cái gì nữa). Hai người lại chia tay nhau, với lời hứa hẹn của Khánh Kỵ: nếu hắn không chết, nếu Nhược Tích không bị gả đi, hắn sẽ tuyển nàng vào cung làm... tể tướng để tuyển phi cho hắn.
Trong buổi đại thọ hỗn loạn của Yến Anh, Khánh Kỵ rốt cục cũng ám sát thành công Cơ Trù, giảm bớt đi một tai họa. Nhưng trên đường bỏ trốn không ngờ lại gặp quân lính, Đậu Kiêu Kính đã anh dũng hi sinh để Khánh Kỵ có thể trốn đi.
Khánh Kỵ mệt lử quay trở về Khúc Phụ, ở đây hắn biết được binh lính của mình ám sát Ngô sứ không thành công, Tam hoàn vẫn phải chịu sức ép. Khánh Kỵ buộc lại phải dùng mưu mẹo. Sau khi biết được tình cảm mà Diêu Quang dành cho hắn, Khánh Kỵ vừa vì tình cảm vừa vì chính trị mà cầu thân với Diêu Quang. Hắn mang danh nghĩa là con rể Thúc Tôn Thị tới đàm phán hiệp ước với Quý Thị. Thành công xong, hắn lại mang danh nghĩa hiệp ước với Quý Thị sang đàm phán với Thúc Tôn Thị. Cuối cùng khi cả 2 nhà đã đồng ý, Mạnh Tôn đã không biết phải làm gì hơn. Khánh Kỵ đạt được hiệp ước được ở lại Lỗ quốc, bề ngoài thì làm ra vẻ trở về Vệ quốc, che mắt Ngô sứ, còn hắn thì tới Phí thành xây dựng căn cứ.
Cuộc đua thuyền rồng những võ sĩ nước Ngô giỏi sông nước của Khánh Kỵ đã giành quán quân, khiến hắn và Thành Bích lại gần gũi nhau hơn. Quý Tôn Ý Như tức giận vì Thúc Tôn Thị có Diêu Quang gần gũi Khánh Kỵ, nên cố tình muốn ghép Thành Bích và Khánh Kỵ với nhau.
Phí thành
Tới Phí thành, Khánh Kỵ đi với danh nghĩa em họ Dương Hổ, Dương Bân. Hắn được Thành Bích phu nhân cho làm đại quản sự.
Ở đây hắn gặp lại Khổng Khâu, lại gặp Triển Hoạch đang đi tìm đứa em Triển Chích. Triển Chích bị Khánh Kỵ đổ thừa cho tội ám sát Ngô sứ, giờ phải trốn lên núi, nhưng lại ngay gần nơi Khánh Kỵ dự tính xây thành. Khánh Kỵ cải trang đi cùng Khổng Khâu lên núi khuyên giải Triển Chích nhưng không thành. Khánh Kỵ lại phát hiện ra một chuyện động trời, Triển Chích không chỉ mưu đồ làm đạo tặc, mà dã tâm của hắn còn lớn hơn thế nhiều…
Khánh Kỵ cứu được một tráng sĩ trôi sông, người này chính là binh thánh Tôn Vũ. Mang ơn với Khánh Kỵ, Tôn Vũ cũng xin được giúp sức (vô đối rồi).
Khánh Kỵ lại gặp được Cơ Tống - con Cơ Trù và Tiểu Ngải - con của Ngải phu nhân. Cơ Tống yêu Tiểu Ngải nhưng không được nàng chấp thuận, Tiểu Ngải trong lúc chạy trốn lại lôi Khánh Kỵ ra làm người tình hờ. Khánh Kỵ bị dây dưa vào, cuối cùng lấy cớ vua Cơ Trù mới chết đang lập tân quân để đẩy Cơ Tống về Khúc Phụ, Quý Tôn Tiểu Man (Tiểu Ngải) định bỏ đi, nhưng khi nghe lời xì xào rằng Thành Bích thông dâm với Dương Bân một gia nô, nàng tức giận muốn lập tức giết chết Thành Bích. Tiểu Ngải trà trộn vào trong đám gia đinh làm muối của Thành Bích, dự tính tìm cơ hội giết nàng.
Trong lúc đó, Thành Bích cũng đã hết chịu nổi tịch mịch và ngả vào lòng Khánh Kỵ. Có điều nàng chưa bao giờ tin rằng chuyện tình này sẽ đi đến đâu (thương nhân đa nghi - haizzz). Diêu Quang cũng từ Khúc Phụ tới thăm Khánh Kỵ, khiến hắn đôi khi phải rơi vào tình cảm dở khóc dở cười.
Chuyện lập tân quân chưa xong, Tam hoàn tranh chấp, Khánh Kỵ vội về Khúc Phụ, dàn xếp ổn thỏa để Cơ Tống lên ngôi. Trở về Phí thành, hắn lại gặp phải tình cảnh Tiểu Man ám sát Thành Bích, Thành Bích giãi bày tâm sự của mình cho Quý Tôn Tiểu Man, khiến nàng chùn tay, cuối cùng bỏ đi.
Khánh Kỵ thấy ở Lỗ quốc tình hình đã tạm ổn, liền trở về Vệ quốc xây dựng căn cơ, tạm xa rời Thành Bích và Diêu Quang (toàn các mỹ nhân).
/374
|