Editor: Selene Lee
Trưa ngày hôm sau, con tàu thuận lợi cập bến Hoàng Phố. Hành khách khoang hạng nhất được ưu tiên xuống tàu đầu tiên, Hứa Lộc xách chiếc vali nhỏ của mình, đứng bên bến cảng chờ người nhà đến đón.
Bến cảng tấp nập người qua lại, những tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, tất cả những hình ảnh vốn chỉ còn trong sách vở hiện ra mồn một trước tầm mắt cô. Khu vực này vốn là nơi làm việc của giới thương sĩ, quang cảnh phồn hoa tráng lệ, những chiếc xe kéo đậu tấp nập đếm không xuể hết. Công nhân bận rộn vùi đầu vào công việc vận chuyển hàng hóa, những người giúp việc đến đón chủ mình cũng đông đúc không kém, bọn họ đều đang quan sát dòng hành khách đi xuống với vẻ đầy háo hức và mong chờ.
Hứa Lộc có cảm giác như mình đã đi lạc vào một thế giới vừa xa lạ lại vừa quen thuộc, cõi lòng cô dâng lên một cảm giác lạc lõng vô định, không biết phải bước tiếp như thế nào. Kể từ khi cô xuất hiện trên con tàu kia, rồi trở thành Phùng Uyển, số mệnh đã đẩy đưa cô tiến vào một hoàn cảnh chẳng thể nào đoán trước được nữa, giờ đây cô chỉ có thể nhắm mắt đưa chân.
Hứa Lộc nhìn thấy Keiko và Lăng Hạc Niên cùng nhau xuống tàu, lập tức có một đoàn người đến đón bọn họ, sau đó cả hai bước lên một chiếc xe hơi, thoáng chốc đã khuất sau dòng người đông đúc.
“Tiểu Thư!”- Hình như có tiếng người gọi cô, Hứa Lộc giật cả mình.
Một người phụ nữ tuổi độ trung niên mặc quần áo bằng vải màu tối vội vã đi về phía cô, nhìn cô với ánh mắt trìu mến. Người này hẳn là người theo bồi giá của Phùng phu nhân, họ Bao, mọi người thường gọi bà ấy là má Bao. Lúc này đây, theo sau bà còn có một người đàn ông trung niên mặt chữ điền, khí chất hiền lành, hai bên tóc mai đã điểm bạc. Đây chính là người làm nhà họ Phùng, bác Đinh.
Bác Đinh nhận lấy chiếc vali từ tay Hứa Lộc rồi nói: “Sao tiểu thư lại gầy đến mức này? Tôi nhớ lúc ông chủ tiễn người đi, rõ ràng người còn rất mập mạp trắng trẻo. Có phải tiểu thư qua đó đã chịu nhiều cực khổ không?”
Hai người làm cho nhà họ Phùng đã nhiều năm, cũng nhìn theo sự trưởng thành của Phùng Uyển. Xa cách đã lâu, nay gặp lại nên ngữ điệu vô cùng thân thiết. Tuy là thế, nhưng đối với Hứa Lộc hai người cũng chỉ là những nhân vật xa lạ, cô chỉ đáp: “Vâng, đi học cũng khá vất vả.”
Tuy cô chỉ thuận miệng đáp vậy, nhưng lại khiến cho má Bao lẫn bác Đinh phải im lặng. Lúc tiễn tiểu thư sang nước ngoài, vốn là lão gia còn một khoảng tiền trong tay, đủ để giúp tiểu thư hoàn thành học trình. Nhưng ai mà ngờ đâu, gia cảnh ngày càng sa sút, cả tiền sinh hoạt hằng ngày cũng không có. Tiểu thư biết chuyện đã chủ động viết thư, tỏ rõ không muốn gia đình gửi tiền sang nữa.
Một cô gái nhỏ mới mười mấy tuổi, một thân một mình nơi xứ người, không có ai để nương tựa. Không cần nghĩ người ta cũng biết cuộc sống của người khó khăn đến nhường nào, gầy đến mức này cũng là chuyện hợp tình hợp lý.
Trên đường về nhà, Hứa Lộc nghe má Bao nói nhà họ Phùng đã chuyển đi mấy lần, bây giờ đang ở một ngõ hẻm nằm ở ven tô giới Pháp. Đã ba tháng rồi nhà máy của gia đình họ không phát được lương, rất nhiều công nhân đã đình công rồi. Mà lúc này đây cha Phùng còn bị bệnh, có thể nói là “họa vô đơn chí”.
Má Bao cảm thấy đại tiểu thư ít nói hơn trước, bình thường người rất thân thiết với bọn họ, bây giờ cứ như cách một tầng mây, không ai dám đến gần. Nhưng mà người đi du học ba năm, hẳn mọi thứ cũng không còn giống như trước nữa.
Bọn họ đi vào con hẻm, nhà cửa san sát, những bức tường đá ghồ ghề cao ngất như thể ánh sáng mặt trời chẳng rọi xuống đây được. Đỉnh đầu họ có giăng rất nhiều dây nhỏ, phơi đủ loại quần áo với đủ màu sắc rực rỡ như những lá cờ hội, khiến bầu không khí trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Hàng xóm thân quen đi ra chào hỏi không ít, giọng gốc Thượng Hải, đều là má Bao trả lời thay cô.
Người kéo đến gặp Hứa Lộc ngày càng nhiều, bởi lẽ người ta nghe nói cô là du học sinh. Dù sao nơi này cũng chỉ là một con hẻm nhỏ, đừng nói là có du học sinh, trong nhà có người làm trong tô giới đã là chuyện rất đáng tự hào rồi.
Nhà họ Phùng là nơi rộng nhất khu này, cổng là hai cánh cửa gỗ đã cũ kỹ và mục nát. Sân nhà khá chật, chỉ có bốn người đứng cũng đã thấy ngột ngạt. Lúc bước vào sẽ thấy ngay một người phụ nữ gầy yếu ngồi trên ghế tre, bà mặc một bộ quần áo màu xanh lam kiểu cũ, vẻ mặt ngập tràn lo lắng.
Nhìn thấy Hứa Lộc, ánh mắt bà vụt sáng, đoạn bà đứng lên ngay: “Tiểu Uyển đã về đấy à?”
Đây chính là Lý thị, mẹ của Phùng Uyển, bà vốn xuất thân từ một gia đình thư hương ở Tô Châu. Tiếc là bà chỉ sinh được cho cha Phùng hai đứa con gái, vì thế người trong gia đình hoàn toàn không ngó ngàng gì đến bà.
Hứa Lộc gọi một tiếng: “Mẹ”
Lý thị tiến lên ồm chầm lấy cô, nước mắt đổ xuống ồ ạt như suối. Từ khi chồng xảy ra chuyện, một mình bà gồng gánh chuyện nhà, ngay cả một người thân thích cũng không có, ngày đêm phải sống trong sợ hãi. Bây giờ con gái đã trở lại, thật sự bà rất vui.
Hứa Lộc yên lặng vỗ lưng bà, vòng ôm của bà tạo cho cô cảm giác ấm áp lạ thường, người bà còn có mùi thơm hệt như mẹ của cô ở hậu thế.
Má Bao hít hít mũi, nói: “Cô cả trở về nhà là chuyện vui, xin bà chủ đừng khóc.”
“Phải, tôi phải vui lên, là tôi đã hồ đồ rồi.”- Lý thị lấy khăn tay ra lau khóe mắt, sau đó cẩn thận quan sát khuôn mặt con gái mình: “Con gầy đi nhiều quá.”
Hứa Lộc lắc đầu, khẽ cười hỏi: “Mẹ ơi, cha đâu rồi ạ?”
Lý thị thở dài, bà nắm lấy tay con gái: “Đi theo mẹ vào trong.”
Gian nhà chính rộng chưa được bốn thước vuông, bước qua cánh cửa gỗ nhỏ thì không gian càng tối lại. Bên trong phòng ngập tràn mùi thuốc, có một người đàn ông đang nằm trên cái giường gỗ duy nhất. Đường nét trên khuôn mặt ông có vài phần giống Phùng Uyển, nhưng lại gầy trơ xương. Hai mắt ông nhắm nghiền, hình như đang ngủ say.
Lý thị bước đến ngồi bên mép giường, chỉnh lại chăn giúp ông rồi nói nhỏ: “Lão gia, ông xem. Tiểu Uyển bảo bối của chúng ta đã về rồi, sao ông không mở mắt ra nhìn con đi?”
Tuy Hứa Lộc không phải con ruột của hai người, nhưng lúc này lòng cô cũng không dễ chịu hơn là bao. Cô đứng trước giường nghe mẹ kể lại những chuyện xảy ra mấy ngày trước.
“Vốn là cha con phải ở trong bệnh viện, nhưng số tiền còn lại của nhà mình đều đã dùng hết rồi. Bác sĩ đề nghị chuyển ông về nhà, có thể cầm cự nổi hay không còn phải xem ý trời nữa. Ngày nào mẹ cũng nói chuyện với cha con, giúp ông ấy lau người, chỉ mong một ngày ông tỉnh lại… Có lúc nửa đêm mẹ giật mình thức giấc, luôn phải nơm nớp kiểm tra hơi thở của cha con, cứ sợ ông sẽ không qua khỏi…”
Bóng dáng gầy yếu của Lý thị hòa vào bóng cha Phùng nằm trên giường, ánh sáng ngưng đọng như thể muốn hòa họ vào nhau. Trong trí nhớ của Phùng Uyển, ba năm trước nhà họ Phùng vẫn còn khá giả, bọn họ sống ở khu tô giới Anh, nhà có rất nhiều người làm.
Không ngờ chỉ mới ba năm ngắn ngủi mà đã bãi bể nương dâu*, vật đổi sao dời.
(Sel: Bãi bể nương dâu: Gốc là Thương hải tang điền, bắt nguồn từ 1 điển tích cổ. Cũng như “Vật đổi sao dời”, đây là ý chỉ thay đổi lớn trong cuộc sống, thường mang tính khó khăn)
“Bà chủ! Ông Cả lại tới rồi!”- Má Bao chạy vào gọi hớt hải.
Lý thị ngưng sầu muộn, chỉ cau mày: “Không phải hôm qua bọn họ vừa đến sao? Nói với bọn họ, tôi không có trong nhà!”
Bà vừa dứt lời đã có tiếng một người đàn ông trẻ vọng đến từ ngoài sân: “Thím năm, chúng tôi biết thím đang trốn trong nhà. Cứ trốn mãi cũng không phải chuyện hay, chú của con đã như vậy rồi, không phải chúng ta nên cùng nghĩ giải pháp hay sao?”
Âm thanh này có chút cà lơ phất phơ, rõ ràng là giọng điệu của một cậu ấm láu lỉnh.
Lý thị mím môi, tức giận đi ra ngoài.
Ngoài sân có mấy người đang đứng, dẫn đầu là một người đàn ông trung niên mặc áo khoác dài bằng vải, đeo mắt kiếng, khí chất điềm tĩnh. Đây chính là bác Cả của Phùng Uyển-Phùng Tiên Nguyệt , bây giờ vẫn là ông đứng đầu dòng lớn nhà họ Phùng, sở hữu một hiệu buôn tây ở tô giới Pháp. Đứng cạnh ông ta là một chàng trai mặc âu phục kẻ ô, giầy da đánh sáng bóng, nụ cười trên mặt giả tạo vô cùng. Anh ta chính là con trai trưởng của Phùng Tiên Nguyệt-Phùng Kỳ, một tên công tử ăn chơi khét tiếng, lúc nào cũng thấy gã ôm một cô diễn viên nào đó.
Anh ta thấy Lý thị và Phùng Uyển đi ra cùng nhau thì khoanh tay nói: “Oh, đây không phải là du học sinh nhà chúng ta sao? Về lâu chưa?”
Hứa Lộc không thích người anh họ này, chỉ lạnh nhạt đứng sau lưng Lý thị không đáp.
“Ồ, lạnh lùng nhỉ? Ngay cả anh họ hỏi cũng không thèm trả lời.”- Phùng Kỳ tặc lưỡi.
Phùng Tiên Nguyệt chẳng thèm bận tâm đến hai đứa trẻ, ông ta chỉnh mắt kiếng: “Em dâu, em đã cân nhắc chuyện xưởng dệt chưa?”
“Anh cả, xưởng dệt đó là tâm huyết của cha và lão gia nhà em. Bây giờ ông ấy đã như vậy rồi, một mình em lo liệu đúng là rất khó. Nhưng ban đầu không phải lúc chia gia sản, đã nói rõ là xưởng dệt này thuộc về nhà chúng em rồi sao? Sao anh cứ phải ép người như thế?”
Phùng Tiên Nguyệt cũng không vòng vo mà nói: “Em dâu, đừng trách anh cả lạnh lùng. Xưởng dệt mà tiếp tục ở trong tay các em thì cuối cùng chỉ có thể phá sản thôi. Nhà các em lại thiếu một người đàn ông có thể chèo chống tiếp cơ nghiệp. Tính như vầy đi, bây giờ anh cho các em một số tiền, em hãy dùng nó để chăm bệnh cho chú Năm. Xưởng dệt giao lại cho anh, em thấy sao?”
“Cha”- Phùng Kỳ tỏ vẻ bất mãn. Sao lại phải xì tiền ra chứ?
Phùng Tiên Nguyệt lại tin Lý thị sẽ đồng ý với ông ta.
Thật ra bà đã mềm lòng rồi. Có xưởng dệt trong tay cũng không thể khiến nó quay lại lúc ban đầu được, quan trọng là tình thế trước mắt quá nguy cấp. Khoảng tiền kia tạm thời có thể giúp cả nhà vượt qua được giai đoạn gian nan này, còn có thể giúp chồng bà khám bệnh.
Bà co do dự thì Hứa Lộc đã tiến lên trước, cô nói: “Không biết bác Cả định đưa cho gia đình con bao nhiêu tiền?”
Lý thị tỉnh táo lại ngay lập tức, sao bà có thể quên hỏi rõ chuyện này chứ?
Lúc bấy giờ Phùng Tiên Nguyệt mới nhìn đứa cháu gái đã ba năm không gặp, thấy ánh mắt cô kiên định mà em dâu mình cũng không can ngăn nên ông trả lời: “Thời thế hôm nay ra sao chắc con cũng rõ. Mọi người đều gặp khó khăn cả, bây giờ bác cho con ba ngàn đồng được không?”
Mọi người đứng xung quanh nghe xong đều nín thở đầy khó tin, ngay cả Phùng Kỳ cũng cảm thấy cha mình đã ra giá quá hào phóng rồi, BA NGÀN chứ chẳng ít. Nhưng cha hắn làm việc luôn thỏa đáng, hắn không thể nghi ngờ nên hét ầm lên với hai mẹ con Hứa Lộc: “Thím Năm, thím đã nghe thấy chưa? Tiền này không phải ít, thím đừng đi rêu rao là dòng lớn chúng tôi khi dễ hai mẹ con thím.”
Nhưng Hứa Lộc lại không đồng ý: “Bác Cả, bác đang khi dễ chúng con là đàn bà chân yếu tay mềm không hiểu giá cả thị trường sao? Máy móc trong công xưởng có hàng nhập đến tận mười nghìn đồng, gia đình con cũng đã kết giao với các xưởng tơ, hộ nuôi tằm, tiểu thương lái buôn, cũng xem là có định giá. Ba nghìn kia của bác, hình như sợ là không đủ?”
Ban đầu nhận công xưởng cha cô vẫn còn bận bịu chuyện bên ngoài. Máy móc trong xưởng đều là hàng nhập nên công nhân Trung Quốc không biết cách sử dụng, may nhờ có bác Thiệu giúp đỡ gia đình cô từng li từng tí một. Những chuyện này có thể mẹ cô không biết, nhưng trí nhớ của Phùng Uyển thì vẫn còn rõ như in.
“Phùng Uyển, mày điên rồi!”- Phùng Kỳ giận giữ đến mức gọi thẳng tên cô: “Đến lúc cả nhà mày sập cùng cái xưởng quèn kia thì đừng có đến than khóc với chúng tao. Ba tao cho nhà mày ba nghìn đã là nể tình nghĩa anh em lắm rồi, mày đừng có được voi đòi tiên!”
Hứa Lộc không thèm nể mặt: “Bây giờ các người đang muốn mua lại xưởng của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy giá cả không ổn thì không bán. Anh bảo được voi đòi tiên là được thế nào? Các người đang muốn thừa dịp cháy nhà hôi của đấy à?”
“Mày… Cái con nhóc này, mồm miệng mày lanh lợi như thế từ khi nào hả? Tao…”- Phùng Kỳ xắn tay áo lên ra vẻ muốn xông vào dạy dỗ cô.
Phùng Tiên Nguyệt ngăn hắn ta lại, chỉ hỏi Lý thị: “Em dâu, bây giờ ý em sao?”- Ở trong mắt ông ta Phùng Uyển cũng chỉ là một cô nhóc không hiểu chuyện, ông ta chẳng cần phí sức.
Lý thị nghe thấy con gái nói vậy, cũng cảm thấy đổi nhà máy lấy ba nghìn đồng kia quả là một cuộc đổi chác lỗ vốn. Xưởng dệt là tâm huyết cả đời của cha chồng và chồng bà, lúc khó khăn nhất họ cũng chưa bao giờ muốn từ bỏ, bây giờ sao có thể bán đi dễ dàng như thế?
Bà nghiến răng: “Anh cả, chắc là anh cũng hiểu lời của tiểu Uyển rồi? Ý của con bé chính là ý của em.” Dù bị từ chối nhưng Phùng Tiên Nguyệt cũng không nổi giận, ông ta chỉ cười lạnh rồi kéo đám Phùng Kỳ đi mất.
Trưa ngày hôm sau, con tàu thuận lợi cập bến Hoàng Phố. Hành khách khoang hạng nhất được ưu tiên xuống tàu đầu tiên, Hứa Lộc xách chiếc vali nhỏ của mình, đứng bên bến cảng chờ người nhà đến đón.
Bến cảng tấp nập người qua lại, những tòa nhà cao tầng mọc lên như nấm, tất cả những hình ảnh vốn chỉ còn trong sách vở hiện ra mồn một trước tầm mắt cô. Khu vực này vốn là nơi làm việc của giới thương sĩ, quang cảnh phồn hoa tráng lệ, những chiếc xe kéo đậu tấp nập đếm không xuể hết. Công nhân bận rộn vùi đầu vào công việc vận chuyển hàng hóa, những người giúp việc đến đón chủ mình cũng đông đúc không kém, bọn họ đều đang quan sát dòng hành khách đi xuống với vẻ đầy háo hức và mong chờ.
Hứa Lộc có cảm giác như mình đã đi lạc vào một thế giới vừa xa lạ lại vừa quen thuộc, cõi lòng cô dâng lên một cảm giác lạc lõng vô định, không biết phải bước tiếp như thế nào. Kể từ khi cô xuất hiện trên con tàu kia, rồi trở thành Phùng Uyển, số mệnh đã đẩy đưa cô tiến vào một hoàn cảnh chẳng thể nào đoán trước được nữa, giờ đây cô chỉ có thể nhắm mắt đưa chân.
Hứa Lộc nhìn thấy Keiko và Lăng Hạc Niên cùng nhau xuống tàu, lập tức có một đoàn người đến đón bọn họ, sau đó cả hai bước lên một chiếc xe hơi, thoáng chốc đã khuất sau dòng người đông đúc.
“Tiểu Thư!”- Hình như có tiếng người gọi cô, Hứa Lộc giật cả mình.
Một người phụ nữ tuổi độ trung niên mặc quần áo bằng vải màu tối vội vã đi về phía cô, nhìn cô với ánh mắt trìu mến. Người này hẳn là người theo bồi giá của Phùng phu nhân, họ Bao, mọi người thường gọi bà ấy là má Bao. Lúc này đây, theo sau bà còn có một người đàn ông trung niên mặt chữ điền, khí chất hiền lành, hai bên tóc mai đã điểm bạc. Đây chính là người làm nhà họ Phùng, bác Đinh.
Bác Đinh nhận lấy chiếc vali từ tay Hứa Lộc rồi nói: “Sao tiểu thư lại gầy đến mức này? Tôi nhớ lúc ông chủ tiễn người đi, rõ ràng người còn rất mập mạp trắng trẻo. Có phải tiểu thư qua đó đã chịu nhiều cực khổ không?”
Hai người làm cho nhà họ Phùng đã nhiều năm, cũng nhìn theo sự trưởng thành của Phùng Uyển. Xa cách đã lâu, nay gặp lại nên ngữ điệu vô cùng thân thiết. Tuy là thế, nhưng đối với Hứa Lộc hai người cũng chỉ là những nhân vật xa lạ, cô chỉ đáp: “Vâng, đi học cũng khá vất vả.”
Tuy cô chỉ thuận miệng đáp vậy, nhưng lại khiến cho má Bao lẫn bác Đinh phải im lặng. Lúc tiễn tiểu thư sang nước ngoài, vốn là lão gia còn một khoảng tiền trong tay, đủ để giúp tiểu thư hoàn thành học trình. Nhưng ai mà ngờ đâu, gia cảnh ngày càng sa sút, cả tiền sinh hoạt hằng ngày cũng không có. Tiểu thư biết chuyện đã chủ động viết thư, tỏ rõ không muốn gia đình gửi tiền sang nữa.
Một cô gái nhỏ mới mười mấy tuổi, một thân một mình nơi xứ người, không có ai để nương tựa. Không cần nghĩ người ta cũng biết cuộc sống của người khó khăn đến nhường nào, gầy đến mức này cũng là chuyện hợp tình hợp lý.
Trên đường về nhà, Hứa Lộc nghe má Bao nói nhà họ Phùng đã chuyển đi mấy lần, bây giờ đang ở một ngõ hẻm nằm ở ven tô giới Pháp. Đã ba tháng rồi nhà máy của gia đình họ không phát được lương, rất nhiều công nhân đã đình công rồi. Mà lúc này đây cha Phùng còn bị bệnh, có thể nói là “họa vô đơn chí”.
Má Bao cảm thấy đại tiểu thư ít nói hơn trước, bình thường người rất thân thiết với bọn họ, bây giờ cứ như cách một tầng mây, không ai dám đến gần. Nhưng mà người đi du học ba năm, hẳn mọi thứ cũng không còn giống như trước nữa.
Bọn họ đi vào con hẻm, nhà cửa san sát, những bức tường đá ghồ ghề cao ngất như thể ánh sáng mặt trời chẳng rọi xuống đây được. Đỉnh đầu họ có giăng rất nhiều dây nhỏ, phơi đủ loại quần áo với đủ màu sắc rực rỡ như những lá cờ hội, khiến bầu không khí trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Hàng xóm thân quen đi ra chào hỏi không ít, giọng gốc Thượng Hải, đều là má Bao trả lời thay cô.
Người kéo đến gặp Hứa Lộc ngày càng nhiều, bởi lẽ người ta nghe nói cô là du học sinh. Dù sao nơi này cũng chỉ là một con hẻm nhỏ, đừng nói là có du học sinh, trong nhà có người làm trong tô giới đã là chuyện rất đáng tự hào rồi.
Nhà họ Phùng là nơi rộng nhất khu này, cổng là hai cánh cửa gỗ đã cũ kỹ và mục nát. Sân nhà khá chật, chỉ có bốn người đứng cũng đã thấy ngột ngạt. Lúc bước vào sẽ thấy ngay một người phụ nữ gầy yếu ngồi trên ghế tre, bà mặc một bộ quần áo màu xanh lam kiểu cũ, vẻ mặt ngập tràn lo lắng.
Nhìn thấy Hứa Lộc, ánh mắt bà vụt sáng, đoạn bà đứng lên ngay: “Tiểu Uyển đã về đấy à?”
Đây chính là Lý thị, mẹ của Phùng Uyển, bà vốn xuất thân từ một gia đình thư hương ở Tô Châu. Tiếc là bà chỉ sinh được cho cha Phùng hai đứa con gái, vì thế người trong gia đình hoàn toàn không ngó ngàng gì đến bà.
Hứa Lộc gọi một tiếng: “Mẹ”
Lý thị tiến lên ồm chầm lấy cô, nước mắt đổ xuống ồ ạt như suối. Từ khi chồng xảy ra chuyện, một mình bà gồng gánh chuyện nhà, ngay cả một người thân thích cũng không có, ngày đêm phải sống trong sợ hãi. Bây giờ con gái đã trở lại, thật sự bà rất vui.
Hứa Lộc yên lặng vỗ lưng bà, vòng ôm của bà tạo cho cô cảm giác ấm áp lạ thường, người bà còn có mùi thơm hệt như mẹ của cô ở hậu thế.
Má Bao hít hít mũi, nói: “Cô cả trở về nhà là chuyện vui, xin bà chủ đừng khóc.”
“Phải, tôi phải vui lên, là tôi đã hồ đồ rồi.”- Lý thị lấy khăn tay ra lau khóe mắt, sau đó cẩn thận quan sát khuôn mặt con gái mình: “Con gầy đi nhiều quá.”
Hứa Lộc lắc đầu, khẽ cười hỏi: “Mẹ ơi, cha đâu rồi ạ?”
Lý thị thở dài, bà nắm lấy tay con gái: “Đi theo mẹ vào trong.”
Gian nhà chính rộng chưa được bốn thước vuông, bước qua cánh cửa gỗ nhỏ thì không gian càng tối lại. Bên trong phòng ngập tràn mùi thuốc, có một người đàn ông đang nằm trên cái giường gỗ duy nhất. Đường nét trên khuôn mặt ông có vài phần giống Phùng Uyển, nhưng lại gầy trơ xương. Hai mắt ông nhắm nghiền, hình như đang ngủ say.
Lý thị bước đến ngồi bên mép giường, chỉnh lại chăn giúp ông rồi nói nhỏ: “Lão gia, ông xem. Tiểu Uyển bảo bối của chúng ta đã về rồi, sao ông không mở mắt ra nhìn con đi?”
Tuy Hứa Lộc không phải con ruột của hai người, nhưng lúc này lòng cô cũng không dễ chịu hơn là bao. Cô đứng trước giường nghe mẹ kể lại những chuyện xảy ra mấy ngày trước.
“Vốn là cha con phải ở trong bệnh viện, nhưng số tiền còn lại của nhà mình đều đã dùng hết rồi. Bác sĩ đề nghị chuyển ông về nhà, có thể cầm cự nổi hay không còn phải xem ý trời nữa. Ngày nào mẹ cũng nói chuyện với cha con, giúp ông ấy lau người, chỉ mong một ngày ông tỉnh lại… Có lúc nửa đêm mẹ giật mình thức giấc, luôn phải nơm nớp kiểm tra hơi thở của cha con, cứ sợ ông sẽ không qua khỏi…”
Bóng dáng gầy yếu của Lý thị hòa vào bóng cha Phùng nằm trên giường, ánh sáng ngưng đọng như thể muốn hòa họ vào nhau. Trong trí nhớ của Phùng Uyển, ba năm trước nhà họ Phùng vẫn còn khá giả, bọn họ sống ở khu tô giới Anh, nhà có rất nhiều người làm.
Không ngờ chỉ mới ba năm ngắn ngủi mà đã bãi bể nương dâu*, vật đổi sao dời.
(Sel: Bãi bể nương dâu: Gốc là Thương hải tang điền, bắt nguồn từ 1 điển tích cổ. Cũng như “Vật đổi sao dời”, đây là ý chỉ thay đổi lớn trong cuộc sống, thường mang tính khó khăn)
“Bà chủ! Ông Cả lại tới rồi!”- Má Bao chạy vào gọi hớt hải.
Lý thị ngưng sầu muộn, chỉ cau mày: “Không phải hôm qua bọn họ vừa đến sao? Nói với bọn họ, tôi không có trong nhà!”
Bà vừa dứt lời đã có tiếng một người đàn ông trẻ vọng đến từ ngoài sân: “Thím năm, chúng tôi biết thím đang trốn trong nhà. Cứ trốn mãi cũng không phải chuyện hay, chú của con đã như vậy rồi, không phải chúng ta nên cùng nghĩ giải pháp hay sao?”
Âm thanh này có chút cà lơ phất phơ, rõ ràng là giọng điệu của một cậu ấm láu lỉnh.
Lý thị mím môi, tức giận đi ra ngoài.
Ngoài sân có mấy người đang đứng, dẫn đầu là một người đàn ông trung niên mặc áo khoác dài bằng vải, đeo mắt kiếng, khí chất điềm tĩnh. Đây chính là bác Cả của Phùng Uyển-Phùng Tiên Nguyệt , bây giờ vẫn là ông đứng đầu dòng lớn nhà họ Phùng, sở hữu một hiệu buôn tây ở tô giới Pháp. Đứng cạnh ông ta là một chàng trai mặc âu phục kẻ ô, giầy da đánh sáng bóng, nụ cười trên mặt giả tạo vô cùng. Anh ta chính là con trai trưởng của Phùng Tiên Nguyệt-Phùng Kỳ, một tên công tử ăn chơi khét tiếng, lúc nào cũng thấy gã ôm một cô diễn viên nào đó.
Anh ta thấy Lý thị và Phùng Uyển đi ra cùng nhau thì khoanh tay nói: “Oh, đây không phải là du học sinh nhà chúng ta sao? Về lâu chưa?”
Hứa Lộc không thích người anh họ này, chỉ lạnh nhạt đứng sau lưng Lý thị không đáp.
“Ồ, lạnh lùng nhỉ? Ngay cả anh họ hỏi cũng không thèm trả lời.”- Phùng Kỳ tặc lưỡi.
Phùng Tiên Nguyệt chẳng thèm bận tâm đến hai đứa trẻ, ông ta chỉnh mắt kiếng: “Em dâu, em đã cân nhắc chuyện xưởng dệt chưa?”
“Anh cả, xưởng dệt đó là tâm huyết của cha và lão gia nhà em. Bây giờ ông ấy đã như vậy rồi, một mình em lo liệu đúng là rất khó. Nhưng ban đầu không phải lúc chia gia sản, đã nói rõ là xưởng dệt này thuộc về nhà chúng em rồi sao? Sao anh cứ phải ép người như thế?”
Phùng Tiên Nguyệt cũng không vòng vo mà nói: “Em dâu, đừng trách anh cả lạnh lùng. Xưởng dệt mà tiếp tục ở trong tay các em thì cuối cùng chỉ có thể phá sản thôi. Nhà các em lại thiếu một người đàn ông có thể chèo chống tiếp cơ nghiệp. Tính như vầy đi, bây giờ anh cho các em một số tiền, em hãy dùng nó để chăm bệnh cho chú Năm. Xưởng dệt giao lại cho anh, em thấy sao?”
“Cha”- Phùng Kỳ tỏ vẻ bất mãn. Sao lại phải xì tiền ra chứ?
Phùng Tiên Nguyệt lại tin Lý thị sẽ đồng ý với ông ta.
Thật ra bà đã mềm lòng rồi. Có xưởng dệt trong tay cũng không thể khiến nó quay lại lúc ban đầu được, quan trọng là tình thế trước mắt quá nguy cấp. Khoảng tiền kia tạm thời có thể giúp cả nhà vượt qua được giai đoạn gian nan này, còn có thể giúp chồng bà khám bệnh.
Bà co do dự thì Hứa Lộc đã tiến lên trước, cô nói: “Không biết bác Cả định đưa cho gia đình con bao nhiêu tiền?”
Lý thị tỉnh táo lại ngay lập tức, sao bà có thể quên hỏi rõ chuyện này chứ?
Lúc bấy giờ Phùng Tiên Nguyệt mới nhìn đứa cháu gái đã ba năm không gặp, thấy ánh mắt cô kiên định mà em dâu mình cũng không can ngăn nên ông trả lời: “Thời thế hôm nay ra sao chắc con cũng rõ. Mọi người đều gặp khó khăn cả, bây giờ bác cho con ba ngàn đồng được không?”
Mọi người đứng xung quanh nghe xong đều nín thở đầy khó tin, ngay cả Phùng Kỳ cũng cảm thấy cha mình đã ra giá quá hào phóng rồi, BA NGÀN chứ chẳng ít. Nhưng cha hắn làm việc luôn thỏa đáng, hắn không thể nghi ngờ nên hét ầm lên với hai mẹ con Hứa Lộc: “Thím Năm, thím đã nghe thấy chưa? Tiền này không phải ít, thím đừng đi rêu rao là dòng lớn chúng tôi khi dễ hai mẹ con thím.”
Nhưng Hứa Lộc lại không đồng ý: “Bác Cả, bác đang khi dễ chúng con là đàn bà chân yếu tay mềm không hiểu giá cả thị trường sao? Máy móc trong công xưởng có hàng nhập đến tận mười nghìn đồng, gia đình con cũng đã kết giao với các xưởng tơ, hộ nuôi tằm, tiểu thương lái buôn, cũng xem là có định giá. Ba nghìn kia của bác, hình như sợ là không đủ?”
Ban đầu nhận công xưởng cha cô vẫn còn bận bịu chuyện bên ngoài. Máy móc trong xưởng đều là hàng nhập nên công nhân Trung Quốc không biết cách sử dụng, may nhờ có bác Thiệu giúp đỡ gia đình cô từng li từng tí một. Những chuyện này có thể mẹ cô không biết, nhưng trí nhớ của Phùng Uyển thì vẫn còn rõ như in.
“Phùng Uyển, mày điên rồi!”- Phùng Kỳ giận giữ đến mức gọi thẳng tên cô: “Đến lúc cả nhà mày sập cùng cái xưởng quèn kia thì đừng có đến than khóc với chúng tao. Ba tao cho nhà mày ba nghìn đã là nể tình nghĩa anh em lắm rồi, mày đừng có được voi đòi tiên!”
Hứa Lộc không thèm nể mặt: “Bây giờ các người đang muốn mua lại xưởng của chúng tôi, chúng tôi cảm thấy giá cả không ổn thì không bán. Anh bảo được voi đòi tiên là được thế nào? Các người đang muốn thừa dịp cháy nhà hôi của đấy à?”
“Mày… Cái con nhóc này, mồm miệng mày lanh lợi như thế từ khi nào hả? Tao…”- Phùng Kỳ xắn tay áo lên ra vẻ muốn xông vào dạy dỗ cô.
Phùng Tiên Nguyệt ngăn hắn ta lại, chỉ hỏi Lý thị: “Em dâu, bây giờ ý em sao?”- Ở trong mắt ông ta Phùng Uyển cũng chỉ là một cô nhóc không hiểu chuyện, ông ta chẳng cần phí sức.
Lý thị nghe thấy con gái nói vậy, cũng cảm thấy đổi nhà máy lấy ba nghìn đồng kia quả là một cuộc đổi chác lỗ vốn. Xưởng dệt là tâm huyết cả đời của cha chồng và chồng bà, lúc khó khăn nhất họ cũng chưa bao giờ muốn từ bỏ, bây giờ sao có thể bán đi dễ dàng như thế?
Bà nghiến răng: “Anh cả, chắc là anh cũng hiểu lời của tiểu Uyển rồi? Ý của con bé chính là ý của em.” Dù bị từ chối nhưng Phùng Tiên Nguyệt cũng không nổi giận, ông ta chỉ cười lạnh rồi kéo đám Phùng Kỳ đi mất.
/73
|