Hôm nay Bách Điệp mặc bộ đồ thật giản dị để ra mắt bà già chồng tương lai của mình. Cô đang hạnh phúc khi nhìn mình trong gương thật đơn giản, đây là điều mà hôm nay cô cần phải có. Đi ra phòng khách, cô hỏi Hoài Bảo:
− Hôm nay em mặc đơn giản như thế này có được không anh yêu?
Hoài Bảo vô tư:
− Mẹ chẳng để ý đến chuyện hình thức đâu em ạ.
Bách Điệp nói giọng nhõng nhẽo:
− Nhưng em muốn mẹ có tình cảm với em ngay lần đầu.
Hoài Bảo như giảng dạy:
− Nếu muốn vậy thì em phải ngoan hiền với mẹ thì mẹ mới thích.
Bách Điệp với vẻ mặt bí xị:
− Anh làm như em dữ dằn lắm vậy, thật đáng ghét.
Rồi cô ngồi ì xuống chẳng thèm nhìn Hoài Bảo.
Hoài Bảo năn nỉ:
− Em phải hiểu cho anh chứ! Anh chỉ muốn tốt cho em thôi, nên anh mới nói thật như vậy – Rồi anh nắm tay cô – Đi em, để mẹ chờ!
Bách Điệp vừa đi vừa giậm chân. Cô rào đón:
− Mai mốt anh nói chuyện với em phải ý tứ đó nha, không thì em giận anh luôn đó.
Hoài Bảo trả lời ỉu xìu:
− Anh biết rồi mà, cho anh xin lỗi đi em yêu ạ.
Dừng xe ngoài sân, thấy anh Hải đang rửa xe, Hoài Bảo hỏi:
− Có mẹ tôi ở nhà không anh Hải?
Anh Hải vừa quan sát cô gái lạ, vừa đáp:
− Dạ, có. Bà chủ đang ở trong phòng khách.
Nghe anh Hải nói vậy, Hoài Bảo nắm tay Bách Điệp thân mật:
− Đi em! Đi vào gặp mẹ đi!
Bách Điệp đứng tần ngần với đôi mắt láo liên mà giọng nói thì như ngây thơ lắm:
− Em lo sợ quá anh Bảo ơi!
Hoài Bảo khuyên nhủ:
− Mẹ anh dễ lắm, em cứ an tâm! Còn có anh bên em nữa, em quên rồi sao?
Thấy cử chỉ và lời nói của Bách Điệp, anh Hải bực bội. Xịt mạnh vòi nước vào chiếc xe, anh nói trỏng:
− Chiếc xe này thật đáng ghét!
Không biết Bách Điệp có nghe rõ hay không khi cô đã đi khuất sau cánh cửa.
Bà Khoa ngồi đó với tách trà, Bách Điệp bước vào khoanh tay lễ phép:
− Dạ thưa bác, con mới đến.
Bà Khoa mỉm cười vẻ dễ dãi:
− Ờ, ngồi xuống đi cháu!
Bách Điệp lại lễ phép:
− Dạ, cám ơn bác.
Không chút chậm trễ, Hoài Bảo giới thiệu luôn:
− Đây là mẹ của anh, chắc em mới gặp lần đầu.
Bách Điệp chỉ gật đầu.
Rồi nhìn mẹ, Hoài Bảo nói:
− Còn đây là Bách Điệp bạn của con. Hôm nay cô ấy đến đây để cho mẹ biết mặt và biết nhà ta luôn.
Quan sát Bách Điệp nãy giờ, bà Khoa thấy cô gái có cái gì đó không thật theo cảm nghĩ của bà. Không nóng vội, bà hỏi thăm:
− Hiện nay cháu đang làm gì? Và ở đâu?
Một câu hỏi đơn giản nhưng Bách Điệp cảm thấy khó trả lời. Cô mỉm cười nói nhỏ:
− Dạ, cháu vừa chữa trị đôi chân nên chưa đi làm được – Và cô vừa nói vừa phân tích – Ba mẹ cháu ở ngoại ô thành phố, hai người đã về hưu. Chỉ có một mình cháu ở nhà trong thành phố này.
Bà Khoa nói với vẻ quan tâm:
− Đôi chân cháu đã thật lành?
Bách Điệp chớp chớp mắt, cô cố lấy lòng bà Khoa:
− Dạ, cháu vừa mới đi lại được độ nửa tháng trở lại đây.
Bà Khoa với nét mặt lo lắng:
− Rồi lúc trước ai chăm sóc cho cháu?
Tưởng bà Khoa quan tâm đến mình, Bách Điệp kéo dài câu chuyện:
− Do cháu có đứa bạn thân tên là Hồng Loan, một mình Hồng Loan săn sóc cho cháu khi bị tai nạn.
Bách Điệp vừa dứt lời, bà Khoa hỏi tiếp:
− Cô Hồng Loan tốt bụng kia hiện nay đang làm gì?
Hoài Bảo lên tiếng:
− Hồng Loan đang làm trong công ty của mình – Hoài Bảo giải thích thêm – Hồng Loan cũng học chung trường với Quế Lâm. Quế Lâm cũng có ngỏ lời xin cho Hồng Loan vào công ty mình làm. Và một phần cũng vì tình nghĩa chăm sóc cho Bách Điệp nên con đã nhận cô ấy.
Bà Khoa cười hiền khi nghe Hoài Bảo giải thích, bà nói:
− Con giúp một người tốt đó là điều cần làm, mẹ có trách gì con đâu. Khi nào có dịp, con mời Hồng Loan lại nhà mình chơi. Mẹ rất thích những cô gái tốt bụng như vậy.
Bách Điệp khoe khoang:
− Dạ, Hồng Loan rất vui tính. Bác mà gặp cô ấy, bác sẽ không cảm thấy buồn chút nào.
Để dò hỏi thêm, bà Khoa chăm chú nhìn Bách Điệp, nói:
− Rồi cháu Điệp có dự định đi làm gì không?
Bách Điệp ấp úng:
− Dạ, anh Bảo nói để cho đôi chân con thật hết rồi sẽ tính.
Bà Khoa lại nói thêm:
− Cháu trị bác sĩ nào?
Bách Điệp đáp bừa:
− Dạ, cháu trị tại bệnh viện.
Một mối ngờ vực thành hình trong lòng bà Khoa. Nếu thực tế Bách Điệp bị chấn thương đôi chân nặng như vậy, chẳng lẽ không có bác sĩ riêng, con trai bà thừa khả năng làm việc đó mà. Thật là điều mà bà không thể tin được…
Nhìn thấy Bách Điệp không nghi ngờ nào đối với bà nên bà đã an tâm. Bà làm ra vẻ thân thiện hơn:
− Có rảnh rỗi, cháu ghé qua đây chơi với bác. Bác thường ở nhà có một mình nên nhiều lúc cũng buồn.
Bách Điệp đáp, vẻ mặt rạng rỡ:
− Dạ, nếu bác cho phép, cháu sẽ ghé đây thường xuyên thăm bác cho vui nhà vui cửa.
Bà Khoa lại nhận định tiếp: Bách Điệp quá khôn ngoan, vì thế mà bà không thể tin mọi chuyện xảy ra đơn giản như vậy. Bằng mọi cách, bà quyết tìm ra sự thật. Muốn để cho Bách Điệp tin bà tuyệt đối, bà đứng lên lịch sự nói:
− Con và Bách Điệp ở đây nói chuyện tự nhiên, mẹ vào bảo chị Tư lo cơm trưa.
Rồi bà nhìn sang Bách Điệp, cười thân mật:
− Cháu ở đây dùng cơm với bác nhé?
Bách Điệp tỏ ra ngoan ngoãn:
− Vâng ạ!
Nói xong, bà Khoa đi ra nhà bếp, bà ra lệnh với chị Tư:
− Trưa nay chị nấu cơm cho Hoài Bảo và bạn nó ở lại dùng cơm luôn nhé – Rồi bà phán tiếp – Chị bảo chú Hải lên phòng riêng gặp tôi.
Chị Tư cúi đầu:
− Vâng, thưa bà.
Bà Khoa về phòng với sự sắp xếp trong đầu. Bỗng có tiếng gõ cửa, bà nói vọng ra:
− Hải đấy phải không?
− Vâng! Bà chủ cho gọi con!
Bà Khoa ra lệnh:
− Hãy vào đi!
Hải đẩy cửa đi vào, bà nhắc:
− Đóng cửa lại cẩn thận! – Rồi bà vào thẳng vấn đề – Tôi xem cậu như con cháu trong nhà nên tôi muốn nhờ cậu giúp tôi một việc và phải tuyệt đối giữ bí mật.
Hải ngồi khép nép nơi góc ghế, anh khẽ đáp:
− Vâng, xin bà chủ cứ nói, tôi xin giúp bà hết khả năng của mình.
Với sự tin tưởng, bà Khoa cao giọng:
− Tôi muốn cậu theo dõi chỗ ở của Bách Điệp là cô gái hiện đang ngồi dưới phòng khách bạn của Hoài Bảo và những hành vi hằng ngày của cô ấy, càng chi tiết càng tốt.
Hải tự nhiên hỏi:
− Bà không tin tưởng cô ấy?
Bà Khoa thừa nhận:
− Bách Điệp có nhiều điều làm cho tôi nghi ngờ.
Hải cũng nói theo:
− Tôi cũng thấy cô ấy có vẻ giả dối.
Có vẻ khó hiểu, bà Khoa hỏi lại:
− Cậu cũng có quen với cô ấy à?
Hải nhớ lại lúc nãy:
− Dạ không! Tôi chỉ nghe cậu chủ và cô ấy nói chuyện lúc nãy.
Để gút lại câu chuyện, bà Khoa như ra lệnh:
− Kể từ bây giờ, cậu không cần lái xe cho tôi nữa. Nếu có đi đâu tôi sẽ gọi tắc xi. Nhiệm vụ của cậu là theo dõi Bách Điệp, hằng ngày về báo cáo cho tôi.
Thấy bà chủ có vẻ mệt mỏi, Hải đứng lên:
− Vâng, tôi đã hiểu. Bà có căn dặn gì thêm nữa không?
Ánh mắt bà Khoa mông lung:
− Trước mắt, cậu cứ làm như vậy đi!
− Vâng, thưa bà.
Rồi Hải bước ra khỏi phòng không quên đóng cửa lại cẩn thận.
Còn lại một mình, bà Khoa than thở:
− Hà ơi! Bạn có linh thiêng hãy giúp mình tìm ra sự thật. Bạn có nghĩ như mình không? Bách Điệp chẳng đáng tin cậy chút nào. Còn Quế Lâm nó đã về nhà của bạn ở rồi. Bạn hãy hiểu cho mình và để nó ở đó một thời gian. Mình hy vọng rồi đây mọi việc sẽ tốt đẹp, Quế Lâm vẫn là con dâu của mình như ý bạn và mình mong muốn.
Chợt bên ngoài hành làng có tiếng của Bách Điệp:
− Bác ơi! Cháu mời bác xuống dùng cơm!
Bà Khoa mỉm cười cho sự khôn ranh của Bách Điệp, nhưng giọng bà vẫn dịu ngọt:
− Cám ơn cháu, bác sẽ xuống ngay!
Tiếng chân Bách Điệp xa dần. Ngồi tư lự một hồi lâu rồi bà cũng đi xuống phòng ăn với vẻ mặt thật nhân hậu và giản dị. Khó có thể hiểu trong lòng bà nghĩ gì, dù lòng bà đang dậy sóng.
�u: <�j �@�0Bách Điệp bị chấn thương cả đôi chân không đi lại được.
Bà Khoa lớn tiếng:
− Và con đã lo lắng cho nó đến bây giờ?
Hoài Bảo lắc đầu:
− Tuy không có tình yêu với Quế Lâm , nhưng con biết Quế Lâm là một người con gái khó tìm vì những đức tính tốt của cô ấy, nên con quyết lòng từ bỏ Bách Điệp và đem đến cho Bách Điệp một số tiền để Bách Điệp trị đôi chân.
Bà Khoa thắc mắc:
− Nếu con dàn xếp được như vậy thì tại sao Quế Lâm lại bỏ đi?
Hoài Bảo rắn rỏi đáp:
− Quế Lâm cũng có lỗi một phần về chuyện ly hôn này.
Nói xong, Hoài Bảo đi về phía tủ cầm xấp hình đưa cho bà Khoa xem:
− Mẹ xem đi!
Bà Khoa xem một cách bình thản, rồi bà nhận xét:
− Nhìn nét mặt Quế Lâm thật là vô tư lự. Mẹ nghĩ chắc có ai đó muốn hại Quế Lâm thôi.
Nếu thật như mẹ nói thì chuyện Quế Lâm và Chí Văn đi Sapa thì sao? Anh có thể tin tưởng cô không?
Nhìn vẻ mặt Hoài Bảo, Bà khoa hỏi:
− Còn chuyện gì nữa nói luôn đi, để mẹ gỡ rối giùm cho.
Nếu biết mẹ hiểu chuyện như vậy, anh đã nói cho mẹ biết ngay từ lúc đầu thì giờ này chắc anh và Quế Lâm đang sống chung hạnh phúc lắm.
Do dự hồi lâu, Hoài Bảo nói thật:
− Vừa rồi, Quế Lâm đi với Chí Văn đến Sapa một tuần lễ. Mẹ có thể tin tưởng Quế Lâm không?
Bà Khoa hơi ngạc nhiên hỏi:
− Chí Văn là ai vậy?
Hoài Bảo nói luôn:
− Chí Văn là thầy giáo của Quế Lâm, chụp chung hình với Quế Lâm đó mẹ.
Suy nghĩ hồi lâu, bà Khoa phán:
− Mẹ tin tưởng Quế Lâm! Quế Lâm với tư cách là đi công tác thôi. Còn Chí Văn, theo cách hiểu của mẹ thì Chí Văn đã thương Quế Lâm thật lòng rồi, cho nên mới yêu cầu Quế Lâm làm hướng dẫn viên cho cậu ấy.
Rồi bà trách Hoài Bảo:
− Việc đã thế này mà con vẫn còn muốn giấu mẹ, thật là quá đáng.
Hoài Bảo thật lòng:
− Vì con sợ mẹ buồn nên con và Quế Lâm cố tình giấu mẹ.
Để biết rõ thêm tình tiết, bà Khoa hỏi thêm:
− Do con ghen nên khi Quế Lâm về, con nặng nhẹ với Quế Lâm, rồi Quế Lâm viết đơn ly dị phải không?
Hoài Bảo lắc đầu buồn thiu:
− Không phải vậy! Mà khi Quế Lâm vừa về đến thì bắt gặp Bách Điệp ở đây và đang nấu cơm cho con ăn.
Bà Khoa tức giận:
− Vậy là con quá đáng lắm rồi! Tại sao con lại làm như vậy hả bảo?
Hoài Bảo lại thật thà:
− Cũng vì con tức Quế Lâm mà con đón nhận Bách Điệp một cách không suy nghĩ.
Bà Khoa hỏi gằn:
− Giờ thì con cảm thấy hối hận chưa?
Hoài Bảo từ tốn:
− Mẹ ơi! Con nghĩ nếu Quế Lâm thật sự muốn như vậy, thì mình đừng nên ràng buộc cô ấy nữa. Hãy trả tự do cho Quế Lâm. Bách Điệp cũng tốt với con lắm, Bách Điệp rất nặng tình nặng nghĩa với con.
Bà Khoa khoát tay khuyên:
− Hiện tại con chẳng suy nghĩ gì đúng cả! Con cứ việc nghỉ ngơi, hãy để mọi việc qua một bên. Con nghe lời mẹ như vậy là tốt rồi. Còn mọi việc để đó mẹ lo.
Hoài Bảo không đồng ý với lời khuyên của mẹ, anh nói:
− Mẹ ơi! Con đã nghe lời mẹ một lần rồi và con thấy chỉ làm đau khổ cả ba người, trong đó có cả Quế Lâm và Bách Điệp. Từ hôm nay, con muốn mẹ để cho con quyết định mọi việc riêng, được không mẹ?
Bà Khoa ngần ngại hỏi:
− Liệu con có sáng suốt không, hay là con lựa chọn một cách sai lầm.
Hoài Bảo cười buồn:
− Mẹ quên là con đã gần ba mươi tuổi rồi hả mẹ.
Bà Khoa cảm thấy buồn khi mọi chuyện đã dở dang như vậy. Nhất là Quế Lâm không được hạnh phúc, bà cảm thấy có lỗi với người đã mất. Bà đã không hoàn thành lời hứa, thật đau khổ biết bao.
Thấy vẻ đau khổ hằn lên nét mặt mẹ, Hoài Bảo an ủi bà:
− Mẹ cũng đã thực hiện lời hứa với dì Hà rồi. Nhưng mọi chuyện xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta thì có thể trách ai được phải không mẹ? Mẹ cũng đừng buồn rầu nữa, con nghĩ chắc con và Quế Lâm không có duyên nợ nên không thể sống với nhau đến trọn đời được.
Bà Khoa cố giữ cho nét mặt bỉnh thản, bà hỏi:
− Vậy là con vẫn còn yêu Bách Điệp đúng không? Còn Quế Lâm, con chỉ nghĩ là một cô gái tốt mà con đang cần.
Hoài Bảo gật đầu.
Bà Khoa gằn giọng:
− Mẹ mong rằng con nghĩ cho chín chắn hơn, để không hối hận như bây giờ.
Trong lòng bà Khoa vẫn không tin tưởng về Bách Điệp cho lắm, dù rằng bà chưa gặp mặt Bách Điệp lần nào. Nhưng bà cảm thấy cô gái này không đơn giản như Hoài Bảo đã nghĩ. Bằng mọi cách, bà sẽ tìm hiểu cho ra nguyên nhân. Như không để cho Hoài bảo biết ý nghĩ của mình, bà ngọt ngào:
− Con và Bách Điệp đã quan hệ đến mức nào rồi? Có khắng khít lắm không?
− Con và Bách Điệp vẫn chưa vượt qua ranh giới của tình yêu.
Bà Khoa gật gù:
− Vậy thì tốt! Thực tế, chuyện con và Quế Lâm chưa giải quyết xong, nên chuyện con và Bách Điệp từ từ hẵng tính nhé con.
Hoài Bảo gật đầu:
− Vâng, con hiểu! Nhưng con muốn mẹ gặp mặt Bách Điệp một lần, có được không mẹ?
Nghe Hoài Bảo nói vậy, bà Khoa nghĩ: Nếu trực tiếp gặp Bách Điệp, bà sẽ có điều kiện để tìm hiểu thêm về cô gái mà bà không mấy tin tưởng này. Nghĩ vậy, bà dễ dãi:
− Nếu con muốn thế thì hôm nào có dịp dẫn Bách Điệp về cho mẹ biết mặt. Nhưng con vẫn giữ kín mọi chuyện, đến bao giờ con và Quế Lâm đã ly dị xong.
Nghe mẹ nói vậy, Hoài Bảo hỏi luôn:
− Còn chuyện con và Quế Lâm có nên đưa đơn ra tòa không hả mẹ?
Bà Khoa suy nghĩ rồi nói:
− Hãy chờ mẹ một tháng nữa rồi tùy con quyết định.
Hoài Bảo dò hỏi:
− Mẹ sẽ gặp Quế Lâm?
Bà Khoa gật đầu:
− Mẹ muốn dò xét Quế Lâm một thời gian để tìm hiểu rõ tâm ý của cô ấy. Lúc đó mẹ cũng chẳng ép buộc gì, mẹ sẽ tôn trọng sự lựa chọn của con và Quế Lâm khi các con đã lớn và sẽ không trách mẹ nữa.
Tuy nói vậy để lấy lòng tin ở Hoài Bảo, nhưng bà Khoa cảm nhận Quế Lâm thật là đáng thương. Bà luôn có cảm nghĩ chỉ một mình Quế Lâm là cô dâu thảo của bà mà thôi.
− Hôm nay em mặc đơn giản như thế này có được không anh yêu?
Hoài Bảo vô tư:
− Mẹ chẳng để ý đến chuyện hình thức đâu em ạ.
Bách Điệp nói giọng nhõng nhẽo:
− Nhưng em muốn mẹ có tình cảm với em ngay lần đầu.
Hoài Bảo như giảng dạy:
− Nếu muốn vậy thì em phải ngoan hiền với mẹ thì mẹ mới thích.
Bách Điệp với vẻ mặt bí xị:
− Anh làm như em dữ dằn lắm vậy, thật đáng ghét.
Rồi cô ngồi ì xuống chẳng thèm nhìn Hoài Bảo.
Hoài Bảo năn nỉ:
− Em phải hiểu cho anh chứ! Anh chỉ muốn tốt cho em thôi, nên anh mới nói thật như vậy – Rồi anh nắm tay cô – Đi em, để mẹ chờ!
Bách Điệp vừa đi vừa giậm chân. Cô rào đón:
− Mai mốt anh nói chuyện với em phải ý tứ đó nha, không thì em giận anh luôn đó.
Hoài Bảo trả lời ỉu xìu:
− Anh biết rồi mà, cho anh xin lỗi đi em yêu ạ.
Dừng xe ngoài sân, thấy anh Hải đang rửa xe, Hoài Bảo hỏi:
− Có mẹ tôi ở nhà không anh Hải?
Anh Hải vừa quan sát cô gái lạ, vừa đáp:
− Dạ, có. Bà chủ đang ở trong phòng khách.
Nghe anh Hải nói vậy, Hoài Bảo nắm tay Bách Điệp thân mật:
− Đi em! Đi vào gặp mẹ đi!
Bách Điệp đứng tần ngần với đôi mắt láo liên mà giọng nói thì như ngây thơ lắm:
− Em lo sợ quá anh Bảo ơi!
Hoài Bảo khuyên nhủ:
− Mẹ anh dễ lắm, em cứ an tâm! Còn có anh bên em nữa, em quên rồi sao?
Thấy cử chỉ và lời nói của Bách Điệp, anh Hải bực bội. Xịt mạnh vòi nước vào chiếc xe, anh nói trỏng:
− Chiếc xe này thật đáng ghét!
Không biết Bách Điệp có nghe rõ hay không khi cô đã đi khuất sau cánh cửa.
Bà Khoa ngồi đó với tách trà, Bách Điệp bước vào khoanh tay lễ phép:
− Dạ thưa bác, con mới đến.
Bà Khoa mỉm cười vẻ dễ dãi:
− Ờ, ngồi xuống đi cháu!
Bách Điệp lại lễ phép:
− Dạ, cám ơn bác.
Không chút chậm trễ, Hoài Bảo giới thiệu luôn:
− Đây là mẹ của anh, chắc em mới gặp lần đầu.
Bách Điệp chỉ gật đầu.
Rồi nhìn mẹ, Hoài Bảo nói:
− Còn đây là Bách Điệp bạn của con. Hôm nay cô ấy đến đây để cho mẹ biết mặt và biết nhà ta luôn.
Quan sát Bách Điệp nãy giờ, bà Khoa thấy cô gái có cái gì đó không thật theo cảm nghĩ của bà. Không nóng vội, bà hỏi thăm:
− Hiện nay cháu đang làm gì? Và ở đâu?
Một câu hỏi đơn giản nhưng Bách Điệp cảm thấy khó trả lời. Cô mỉm cười nói nhỏ:
− Dạ, cháu vừa chữa trị đôi chân nên chưa đi làm được – Và cô vừa nói vừa phân tích – Ba mẹ cháu ở ngoại ô thành phố, hai người đã về hưu. Chỉ có một mình cháu ở nhà trong thành phố này.
Bà Khoa nói với vẻ quan tâm:
− Đôi chân cháu đã thật lành?
Bách Điệp chớp chớp mắt, cô cố lấy lòng bà Khoa:
− Dạ, cháu vừa mới đi lại được độ nửa tháng trở lại đây.
Bà Khoa với nét mặt lo lắng:
− Rồi lúc trước ai chăm sóc cho cháu?
Tưởng bà Khoa quan tâm đến mình, Bách Điệp kéo dài câu chuyện:
− Do cháu có đứa bạn thân tên là Hồng Loan, một mình Hồng Loan săn sóc cho cháu khi bị tai nạn.
Bách Điệp vừa dứt lời, bà Khoa hỏi tiếp:
− Cô Hồng Loan tốt bụng kia hiện nay đang làm gì?
Hoài Bảo lên tiếng:
− Hồng Loan đang làm trong công ty của mình – Hoài Bảo giải thích thêm – Hồng Loan cũng học chung trường với Quế Lâm. Quế Lâm cũng có ngỏ lời xin cho Hồng Loan vào công ty mình làm. Và một phần cũng vì tình nghĩa chăm sóc cho Bách Điệp nên con đã nhận cô ấy.
Bà Khoa cười hiền khi nghe Hoài Bảo giải thích, bà nói:
− Con giúp một người tốt đó là điều cần làm, mẹ có trách gì con đâu. Khi nào có dịp, con mời Hồng Loan lại nhà mình chơi. Mẹ rất thích những cô gái tốt bụng như vậy.
Bách Điệp khoe khoang:
− Dạ, Hồng Loan rất vui tính. Bác mà gặp cô ấy, bác sẽ không cảm thấy buồn chút nào.
Để dò hỏi thêm, bà Khoa chăm chú nhìn Bách Điệp, nói:
− Rồi cháu Điệp có dự định đi làm gì không?
Bách Điệp ấp úng:
− Dạ, anh Bảo nói để cho đôi chân con thật hết rồi sẽ tính.
Bà Khoa lại nói thêm:
− Cháu trị bác sĩ nào?
Bách Điệp đáp bừa:
− Dạ, cháu trị tại bệnh viện.
Một mối ngờ vực thành hình trong lòng bà Khoa. Nếu thực tế Bách Điệp bị chấn thương đôi chân nặng như vậy, chẳng lẽ không có bác sĩ riêng, con trai bà thừa khả năng làm việc đó mà. Thật là điều mà bà không thể tin được…
Nhìn thấy Bách Điệp không nghi ngờ nào đối với bà nên bà đã an tâm. Bà làm ra vẻ thân thiện hơn:
− Có rảnh rỗi, cháu ghé qua đây chơi với bác. Bác thường ở nhà có một mình nên nhiều lúc cũng buồn.
Bách Điệp đáp, vẻ mặt rạng rỡ:
− Dạ, nếu bác cho phép, cháu sẽ ghé đây thường xuyên thăm bác cho vui nhà vui cửa.
Bà Khoa lại nhận định tiếp: Bách Điệp quá khôn ngoan, vì thế mà bà không thể tin mọi chuyện xảy ra đơn giản như vậy. Bằng mọi cách, bà quyết tìm ra sự thật. Muốn để cho Bách Điệp tin bà tuyệt đối, bà đứng lên lịch sự nói:
− Con và Bách Điệp ở đây nói chuyện tự nhiên, mẹ vào bảo chị Tư lo cơm trưa.
Rồi bà nhìn sang Bách Điệp, cười thân mật:
− Cháu ở đây dùng cơm với bác nhé?
Bách Điệp tỏ ra ngoan ngoãn:
− Vâng ạ!
Nói xong, bà Khoa đi ra nhà bếp, bà ra lệnh với chị Tư:
− Trưa nay chị nấu cơm cho Hoài Bảo và bạn nó ở lại dùng cơm luôn nhé – Rồi bà phán tiếp – Chị bảo chú Hải lên phòng riêng gặp tôi.
Chị Tư cúi đầu:
− Vâng, thưa bà.
Bà Khoa về phòng với sự sắp xếp trong đầu. Bỗng có tiếng gõ cửa, bà nói vọng ra:
− Hải đấy phải không?
− Vâng! Bà chủ cho gọi con!
Bà Khoa ra lệnh:
− Hãy vào đi!
Hải đẩy cửa đi vào, bà nhắc:
− Đóng cửa lại cẩn thận! – Rồi bà vào thẳng vấn đề – Tôi xem cậu như con cháu trong nhà nên tôi muốn nhờ cậu giúp tôi một việc và phải tuyệt đối giữ bí mật.
Hải ngồi khép nép nơi góc ghế, anh khẽ đáp:
− Vâng, xin bà chủ cứ nói, tôi xin giúp bà hết khả năng của mình.
Với sự tin tưởng, bà Khoa cao giọng:
− Tôi muốn cậu theo dõi chỗ ở của Bách Điệp là cô gái hiện đang ngồi dưới phòng khách bạn của Hoài Bảo và những hành vi hằng ngày của cô ấy, càng chi tiết càng tốt.
Hải tự nhiên hỏi:
− Bà không tin tưởng cô ấy?
Bà Khoa thừa nhận:
− Bách Điệp có nhiều điều làm cho tôi nghi ngờ.
Hải cũng nói theo:
− Tôi cũng thấy cô ấy có vẻ giả dối.
Có vẻ khó hiểu, bà Khoa hỏi lại:
− Cậu cũng có quen với cô ấy à?
Hải nhớ lại lúc nãy:
− Dạ không! Tôi chỉ nghe cậu chủ và cô ấy nói chuyện lúc nãy.
Để gút lại câu chuyện, bà Khoa như ra lệnh:
− Kể từ bây giờ, cậu không cần lái xe cho tôi nữa. Nếu có đi đâu tôi sẽ gọi tắc xi. Nhiệm vụ của cậu là theo dõi Bách Điệp, hằng ngày về báo cáo cho tôi.
Thấy bà chủ có vẻ mệt mỏi, Hải đứng lên:
− Vâng, tôi đã hiểu. Bà có căn dặn gì thêm nữa không?
Ánh mắt bà Khoa mông lung:
− Trước mắt, cậu cứ làm như vậy đi!
− Vâng, thưa bà.
Rồi Hải bước ra khỏi phòng không quên đóng cửa lại cẩn thận.
Còn lại một mình, bà Khoa than thở:
− Hà ơi! Bạn có linh thiêng hãy giúp mình tìm ra sự thật. Bạn có nghĩ như mình không? Bách Điệp chẳng đáng tin cậy chút nào. Còn Quế Lâm nó đã về nhà của bạn ở rồi. Bạn hãy hiểu cho mình và để nó ở đó một thời gian. Mình hy vọng rồi đây mọi việc sẽ tốt đẹp, Quế Lâm vẫn là con dâu của mình như ý bạn và mình mong muốn.
Chợt bên ngoài hành làng có tiếng của Bách Điệp:
− Bác ơi! Cháu mời bác xuống dùng cơm!
Bà Khoa mỉm cười cho sự khôn ranh của Bách Điệp, nhưng giọng bà vẫn dịu ngọt:
− Cám ơn cháu, bác sẽ xuống ngay!
Tiếng chân Bách Điệp xa dần. Ngồi tư lự một hồi lâu rồi bà cũng đi xuống phòng ăn với vẻ mặt thật nhân hậu và giản dị. Khó có thể hiểu trong lòng bà nghĩ gì, dù lòng bà đang dậy sóng.
�u: <�j �@�0Bách Điệp bị chấn thương cả đôi chân không đi lại được.
Bà Khoa lớn tiếng:
− Và con đã lo lắng cho nó đến bây giờ?
Hoài Bảo lắc đầu:
− Tuy không có tình yêu với Quế Lâm , nhưng con biết Quế Lâm là một người con gái khó tìm vì những đức tính tốt của cô ấy, nên con quyết lòng từ bỏ Bách Điệp và đem đến cho Bách Điệp một số tiền để Bách Điệp trị đôi chân.
Bà Khoa thắc mắc:
− Nếu con dàn xếp được như vậy thì tại sao Quế Lâm lại bỏ đi?
Hoài Bảo rắn rỏi đáp:
− Quế Lâm cũng có lỗi một phần về chuyện ly hôn này.
Nói xong, Hoài Bảo đi về phía tủ cầm xấp hình đưa cho bà Khoa xem:
− Mẹ xem đi!
Bà Khoa xem một cách bình thản, rồi bà nhận xét:
− Nhìn nét mặt Quế Lâm thật là vô tư lự. Mẹ nghĩ chắc có ai đó muốn hại Quế Lâm thôi.
Nếu thật như mẹ nói thì chuyện Quế Lâm và Chí Văn đi Sapa thì sao? Anh có thể tin tưởng cô không?
Nhìn vẻ mặt Hoài Bảo, Bà khoa hỏi:
− Còn chuyện gì nữa nói luôn đi, để mẹ gỡ rối giùm cho.
Nếu biết mẹ hiểu chuyện như vậy, anh đã nói cho mẹ biết ngay từ lúc đầu thì giờ này chắc anh và Quế Lâm đang sống chung hạnh phúc lắm.
Do dự hồi lâu, Hoài Bảo nói thật:
− Vừa rồi, Quế Lâm đi với Chí Văn đến Sapa một tuần lễ. Mẹ có thể tin tưởng Quế Lâm không?
Bà Khoa hơi ngạc nhiên hỏi:
− Chí Văn là ai vậy?
Hoài Bảo nói luôn:
− Chí Văn là thầy giáo của Quế Lâm, chụp chung hình với Quế Lâm đó mẹ.
Suy nghĩ hồi lâu, bà Khoa phán:
− Mẹ tin tưởng Quế Lâm! Quế Lâm với tư cách là đi công tác thôi. Còn Chí Văn, theo cách hiểu của mẹ thì Chí Văn đã thương Quế Lâm thật lòng rồi, cho nên mới yêu cầu Quế Lâm làm hướng dẫn viên cho cậu ấy.
Rồi bà trách Hoài Bảo:
− Việc đã thế này mà con vẫn còn muốn giấu mẹ, thật là quá đáng.
Hoài Bảo thật lòng:
− Vì con sợ mẹ buồn nên con và Quế Lâm cố tình giấu mẹ.
Để biết rõ thêm tình tiết, bà Khoa hỏi thêm:
− Do con ghen nên khi Quế Lâm về, con nặng nhẹ với Quế Lâm, rồi Quế Lâm viết đơn ly dị phải không?
Hoài Bảo lắc đầu buồn thiu:
− Không phải vậy! Mà khi Quế Lâm vừa về đến thì bắt gặp Bách Điệp ở đây và đang nấu cơm cho con ăn.
Bà Khoa tức giận:
− Vậy là con quá đáng lắm rồi! Tại sao con lại làm như vậy hả bảo?
Hoài Bảo lại thật thà:
− Cũng vì con tức Quế Lâm mà con đón nhận Bách Điệp một cách không suy nghĩ.
Bà Khoa hỏi gằn:
− Giờ thì con cảm thấy hối hận chưa?
Hoài Bảo từ tốn:
− Mẹ ơi! Con nghĩ nếu Quế Lâm thật sự muốn như vậy, thì mình đừng nên ràng buộc cô ấy nữa. Hãy trả tự do cho Quế Lâm. Bách Điệp cũng tốt với con lắm, Bách Điệp rất nặng tình nặng nghĩa với con.
Bà Khoa khoát tay khuyên:
− Hiện tại con chẳng suy nghĩ gì đúng cả! Con cứ việc nghỉ ngơi, hãy để mọi việc qua một bên. Con nghe lời mẹ như vậy là tốt rồi. Còn mọi việc để đó mẹ lo.
Hoài Bảo không đồng ý với lời khuyên của mẹ, anh nói:
− Mẹ ơi! Con đã nghe lời mẹ một lần rồi và con thấy chỉ làm đau khổ cả ba người, trong đó có cả Quế Lâm và Bách Điệp. Từ hôm nay, con muốn mẹ để cho con quyết định mọi việc riêng, được không mẹ?
Bà Khoa ngần ngại hỏi:
− Liệu con có sáng suốt không, hay là con lựa chọn một cách sai lầm.
Hoài Bảo cười buồn:
− Mẹ quên là con đã gần ba mươi tuổi rồi hả mẹ.
Bà Khoa cảm thấy buồn khi mọi chuyện đã dở dang như vậy. Nhất là Quế Lâm không được hạnh phúc, bà cảm thấy có lỗi với người đã mất. Bà đã không hoàn thành lời hứa, thật đau khổ biết bao.
Thấy vẻ đau khổ hằn lên nét mặt mẹ, Hoài Bảo an ủi bà:
− Mẹ cũng đã thực hiện lời hứa với dì Hà rồi. Nhưng mọi chuyện xảy ra ngoài ý muốn của chúng ta thì có thể trách ai được phải không mẹ? Mẹ cũng đừng buồn rầu nữa, con nghĩ chắc con và Quế Lâm không có duyên nợ nên không thể sống với nhau đến trọn đời được.
Bà Khoa cố giữ cho nét mặt bỉnh thản, bà hỏi:
− Vậy là con vẫn còn yêu Bách Điệp đúng không? Còn Quế Lâm, con chỉ nghĩ là một cô gái tốt mà con đang cần.
Hoài Bảo gật đầu.
Bà Khoa gằn giọng:
− Mẹ mong rằng con nghĩ cho chín chắn hơn, để không hối hận như bây giờ.
Trong lòng bà Khoa vẫn không tin tưởng về Bách Điệp cho lắm, dù rằng bà chưa gặp mặt Bách Điệp lần nào. Nhưng bà cảm thấy cô gái này không đơn giản như Hoài Bảo đã nghĩ. Bằng mọi cách, bà sẽ tìm hiểu cho ra nguyên nhân. Như không để cho Hoài bảo biết ý nghĩ của mình, bà ngọt ngào:
− Con và Bách Điệp đã quan hệ đến mức nào rồi? Có khắng khít lắm không?
− Con và Bách Điệp vẫn chưa vượt qua ranh giới của tình yêu.
Bà Khoa gật gù:
− Vậy thì tốt! Thực tế, chuyện con và Quế Lâm chưa giải quyết xong, nên chuyện con và Bách Điệp từ từ hẵng tính nhé con.
Hoài Bảo gật đầu:
− Vâng, con hiểu! Nhưng con muốn mẹ gặp mặt Bách Điệp một lần, có được không mẹ?
Nghe Hoài Bảo nói vậy, bà Khoa nghĩ: Nếu trực tiếp gặp Bách Điệp, bà sẽ có điều kiện để tìm hiểu thêm về cô gái mà bà không mấy tin tưởng này. Nghĩ vậy, bà dễ dãi:
− Nếu con muốn thế thì hôm nào có dịp dẫn Bách Điệp về cho mẹ biết mặt. Nhưng con vẫn giữ kín mọi chuyện, đến bao giờ con và Quế Lâm đã ly dị xong.
Nghe mẹ nói vậy, Hoài Bảo hỏi luôn:
− Còn chuyện con và Quế Lâm có nên đưa đơn ra tòa không hả mẹ?
Bà Khoa suy nghĩ rồi nói:
− Hãy chờ mẹ một tháng nữa rồi tùy con quyết định.
Hoài Bảo dò hỏi:
− Mẹ sẽ gặp Quế Lâm?
Bà Khoa gật đầu:
− Mẹ muốn dò xét Quế Lâm một thời gian để tìm hiểu rõ tâm ý của cô ấy. Lúc đó mẹ cũng chẳng ép buộc gì, mẹ sẽ tôn trọng sự lựa chọn của con và Quế Lâm khi các con đã lớn và sẽ không trách mẹ nữa.
Tuy nói vậy để lấy lòng tin ở Hoài Bảo, nhưng bà Khoa cảm nhận Quế Lâm thật là đáng thương. Bà luôn có cảm nghĩ chỉ một mình Quế Lâm là cô dâu thảo của bà mà thôi.
/20
|