Trong lúc ở Pháp Lan Tây, nhà Anjou đang lo chỉnh bị binh mã, chuẩn bị cho chiến tranh, thì cũng cùng lúc này, Công đồng của Giáo hội Công giáo La Mã đã nhóm họp ở Constance, một thành thị miền nam nước Đức, từ ngày 16 tháng 11 năm 1414, với sự tham dự của 29 hồng y, 200 giám mục, 100 đan viện phụ, 300 nhà thần học và giáo luật, khoảng 8.000 giáo sĩ, Hoàng đế Sigismund của Đế quốc La Mã Thần Thánh dân tộc Đức (thường được gọi tắt là Đế quốc La – Đức) cùng 1.000 kỵ binh, nhiều quân vương, công tước, bá tước cũng có mặt. Thêm vào đó 7 vạn giáo dân các nơi cũng kéo về Constance tham dự. Mọi người đều hy vọng Công đồng có thể kết thúc được cuộc ly giáo đã kéo dài mấy chục năm qua.
Nguồn gốc của cuộc ly giáo có nguyên nhân sâu xa từ thời kỳ “cuộc lưu đày Avignon”. Đức Cha Bonifacio VIII (1294 – 1303) đã cố gắng củng cố một quyền tối thượng về cả thế tục và tôn giáo cho Giáo hội. Chính sách đó đã gây ra xung đội với các quân vương của Âu châu, chủ yếu là với Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức và quốc vương Pháp Lan Tây. Phản ứng lại với hành động của Giáo hội, quốc vương Philippe IV de Française đã tấn công nước của Đức Cha (Papal of States), Bonifacio VIII vì tức giận mà qua đời. Trong khi Benedict XI được bầu lên kế vị thì Philippe IV de Française công khai tuyên bố Bonifacio VIII là “dị giáo, mua bán đồ thánh, ma thuật và nô lệ của quỷ dữ”. Cùng lúc đó thì giới quý tộc La Mã lại tấn công lẫn nhau làm cho giáo đô Roma hỗn loạn. Benedict XI không can thiệp được và qua đời chỉ sau 8 tháng lên ngôi. Sau đó thì Clemente V người Pháp được bầu lên ở Lyon, và từ chối trở về Roma. Đến năm 1309, Đức Cha Clemente V chọn Avignon làm giáo đô mới. Có 7 vị Đức Cha đã trị vì tại đây, tất cả đều là người Pháp, và đương nhiên chịu ảnh hưởng của triều đình Pháp Lan Tây. Một số vị sau đó cố gắng để có thể quay về Roma, nhưng mãi đến năm 1376, dưới thời Gregorius XI mới thành công. Khi Gregorius XI qua đời năm 1378, người dân Roma nổi loạn đòi phải bầu ra một vị Đức Cha người Roma. Các hồng y vì lo sợ đám đông, đã bầu một vị giám mục người Napoli lên ngôi, tức là Urbano VI. Nhưng vì Ngài đa nghi, độc đoán và dễ nổi nóng nên các hồng y bất mãn, quay trở về Avignon bầu Clemente VI lên ngôi. Thế là Giáo hội có đến 2 vị Đức Cha. Các xứ Pháp Lan Tây, Aragon, Castile và León, Cyprus, Burgundy, Savoy, Napoli, Sicily và Tô Cách Lan ủng hộ Clemente VI ở Avignon. Còn các xứ Đan Mạch, Anh Cách Lan, Flanders, Đế quốc La – Đức, Hungary, bắc Italy, Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển thừa nhận Urbano VI ở Roma. Đến năm 1409, một số hồng y họp Công đồng ở Pisa, bầu lên vị Đức Cha thứ ba, Alexander V. Ba người đều tuyên bố mình là chính thống. Cho đến lúc này, có Gregorius XII (Urbano VI truyền cho Bonifacio IX, rồi đến Innocento VII và Gregocius XII) thường được gọi là Đức Cha La Mã, Benedict XIII (kế vị từ Clemente VII) được gọi là Đức Cha Avignon và John XXIII (kế vị từ Alexander V) được gọi là Đức Cha Pisa. Các vị quân vương, quý tộc và cả giáo dân đều mong muốn tình trạng ly giáo sớm chấm dứt. Giải pháp được ủng hộ nhiều nhất là cả 3 vị cùng thoái vị, để Công đồng bầu ra người mới.
Các phiên họp diễn ra trong thánh đường chính tòa Constance, do Đức Cha John XXIII ngồi ghế chủ tọa, với chương trình nghị sự gồm 3 điểm chính :
1. Tái lập sự thống nhất của Giáo hội Công giáo La Mã.
2. Chống dị giáo, kết án tử hình John Wiclif và Jean Huss (hỏa thiêu Jean Huss vào năm 1415). Trong bối cảnh ba vị Đức Cha (Papal), Jean Huss đã không coi Giáo hội cơ chế là Giáo hội thực. Bị kết án, nhưng ông vẫn được dân Boheme ủng hộ. Jean Huss mạnh dạn đến Công đồng Constancia, chứng minh ý kiến mình có căn bản Phúc Âm. Khi bị bắt giam, ông viết thư tự nhận mình tử đạo cho chân lý. Sự hỏa thiêu Jean Huss đã gây ra nội chiến nhiều thập niên, vì ngay khi đó, có 450 lĩnh chủ viết thư bênh vực ông là người chính thống về giáo lý. Nội chiến chỉ kết thúc khi tư tưởng của Jean Huss được Đế quốc La – Đức công nhận.
3. Cải cách Giáo hội : Công đồng tuyên bố “Quyền tối thượng thuộc về Công đồng” là hợp với đạo lý của Giáo hội (trước đây thì Quyền tối thượng thuộc về Đức Cha). Cuộc cải cách này gần giống với sự chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến.
Trong lúc cuộc hỏa thiêu Jean Huss đang làm xôn xao cả Âu châu thì Giám mục Trento George I thay mặt Đức Cha Gregorius XII đến mật đàm với các hồng y lãnh đạo của Công đồng. Đến chiều ngày 20 tháng 3 năm 1415, biết tin về cuộc mật đàm, John XXIII cảm thấy mình bị bỏ rơi, liền rời bỏ Constance. Việc này làm mọi người xôn xao, nhưng nhờ sự khéo léo và uy tín của Hoàng đế La – Đức Sigismund và nhiều vị hồng y khác mà Công đồng vẫn tiếp tục.
Sau nhiều phiên mật đàm, song phương đạt được thỏa thuận : Đức Cha Gregorius XII đồng ý thoái vị, Công đồng Constance đồng ý giữ lại tất cả các hồng y do Gregorius XII bổ nhiệm, và cử Ngài làm Giám mục Frascati, hiệu trưởng của Sacred College of Cardinals và thừa kế vĩnh viễn ở Ancona.
Ngày 29 tháng 5, Công đồng chính thức phế truất John XXIII.
Ngày 1 tháng 6, Trị an ty Chính sứ tỉnh Jerusalem của Thần Thánh Đế quốc là Dương Nghĩa thống suất 5.000 kỵ binh đổ bộ lên Provence (một lĩnh địa của nhà Anjou ở đông nam Pháp Lan Tây, bên bờ Địa Trung Hải), sau đó vượt qua Milan, Thụy Sĩ, đến đầu tháng 7 thì tiến vào Constance. Ngày 4 tháng 7, Dương Nghĩa cùng với 2 đại diện của Gregorius XII là hồng y Giovanni Dominici và Công tước Caroli Malatesta tham dự phiên họp thứ 14 của Công đồng. Sự có mặt của Dương Nghĩa cùng 5.000 kỵ binh đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của Hoàng đế La – Đức Sigismund đối với Công đồng. Trong phiên họp, Công tước Caroli Malatesta đã thay mặt Đức Gregorius XII đọc diễn văn thoái vị. Sau đó, Công đồng lại tuyên bố phế truất Benedict XIII và cuộc ly giáo kết thúc. Tuy vậy, Công đồng vẫn tôn trọng Đức Gregorius XIII bằng cách chưa bầu ngay Đức Cha mới. Theo kế hoạch, Công đồng sẽ vẫn còn họp cho đến năm 1418, và sẽ bầu trước khi bế mạc.
Dương Nghĩa chỉ ở lại dự đến giữa tháng 7, sau đó rời Constance quay về Jerusalem, chỉ để lại đại diện của 4 cộng đồng hiện đang quản lý thánh địa.
Cuộc họp của Công đồng Constance đang thu hút sự chú ý của toàn Âu châu thì cuộc đại chiến mà mọi người chờ đợi sau gần một năm uân nhưỡng cuối cùng cũng đã bùng nổ.
Ngày 13 tháng 8 năm 1415 (Tây Lịch), quốc vương Anh Cách Lan Henry V of England đã suất lĩnh 12.000 quân đổ bộ vào vùng duyên hải phía bắc Pháp Lan Tây, tấn công thành phố cảng Harfr. Tuy vậy, quân Pháp ở đấy đã chống cự rất ngoan cường, nhiều lần đẩy lùi quân Anh, khiến cho quân Anh không thể đánh nhanh thắng nhanh như dự kiến. Điều đó cũng có nghĩa là kế hoạch chiến tranh của Henry V of England đã đổ vỡ, và quân Anh lỡ mất cơ hội tiến thẳng vào Paris. Đến ngày 22 tháng 9, thành phố mới đầu hàng, và quân Anh đóng lại đó cho đến tháng 10. Sau trận này, quân Anh tử trận rất nhiều, chỉ còn lại khoảng 9.000, và Henry V of England quyết định chuyển đến thành phố cảng Calais, nơi mà bọn họ có thể tìm thấy những trang bị cho mùa đông.
Khi quân Anh đang bao vây Harfr, quân Pháp đã tập hợp quân cứu viện, nhưng chỉ có được chưa đến 9.000 quân nên không thể cứu viện kịp thời. Triều đình Pháp Lan Tây đành kêu gọi các lĩnh chủ quý tộc đưa tư quân gia nhập quân đội. Khi đã tập hợp được 36.000 người, quân Pháp mới tiến lên phía bắc. Ngày 24 tháng 10, song phương gặp nhau tại Agincourt.
Quân Anh lúc này chỉ còn lại 8.500 người, thức ăn còn lại rất ít, đã hành quân 260 dặm Anh trong vòng 2 tuần rưỡi, và nhiều người bị bệnh kiết lỵ. Trong khi quân Pháp đông đến 36.000 người, và có khoảng 10.000 hiệp sĩ, 12.000 cung thủ. Chiến trường là dải đất hẹp nằm giữa các khu rừng Tramecourt và Agincourt. Quân Pháp trấn giữ phía bắc, ngăn không cho quân Anh đi đến Calais.
Sáng sớm ngày 25, Henry V of England đã triển khai quân đội thành 3 đạo, với 1.500 trường thương binh, và 7.000 trường cung binh. Đạo tiên phong do Công tước xứ York chỉ huy, đạo trung quân do đích thân Henry V chỉ huy, còn hậu đội do lĩnh chủ Camoys thống lĩnh. Ngoài ra còn có Sir Thomas Erpingham, hiệp sĩ hoàng gia nhiều kinh nghiệm chỉ huy các cung thủ ở hai bên bìa rừng. Do tình hình bất lợi, người Anh đã cầu nguyện trước cuộc chiến, hy vọng sẽ tránh được hình phạt ở địa ngục nếu tử trận.
Ngược lại, với lực lượng đông hơn gấp 4 lần, trang bị tốt hơn và có nhiều kỵ binh, người Pháp tin tưởng rằng bọn họ sẽ chiến thắng dễ dàng. Quân Pháp cũng chia làm 3 đạo. Đạo đầu tiên được chỉ huy bởi Charles de Albret, Marshal Boucicault, Công tước xứ Orléans và Bourbon, cùng với đội kỵ binh của Bá tước xứ Vendome và Hiệp sĩ Cli de Brebant. Đạo thứ hai được chỉ huy bởi Công tước xứ Bar và Alencon, cùng với Bá tước của Nevers. Đạo thứ ba do Bá tước của Dammartin và Fauconberg chỉ huy. Người Pháp còn có khoảng 8.000 chiến xa hạng nặng. Trong quân Pháp có rất nhiều quý tộc và bọn họ đều rất hăng hái tham chiến.
Nguồn gốc của cuộc ly giáo có nguyên nhân sâu xa từ thời kỳ “cuộc lưu đày Avignon”. Đức Cha Bonifacio VIII (1294 – 1303) đã cố gắng củng cố một quyền tối thượng về cả thế tục và tôn giáo cho Giáo hội. Chính sách đó đã gây ra xung đội với các quân vương của Âu châu, chủ yếu là với Hoàng đế Đế quốc La Mã Thần Thánh Dân tộc Đức và quốc vương Pháp Lan Tây. Phản ứng lại với hành động của Giáo hội, quốc vương Philippe IV de Française đã tấn công nước của Đức Cha (Papal of States), Bonifacio VIII vì tức giận mà qua đời. Trong khi Benedict XI được bầu lên kế vị thì Philippe IV de Française công khai tuyên bố Bonifacio VIII là “dị giáo, mua bán đồ thánh, ma thuật và nô lệ của quỷ dữ”. Cùng lúc đó thì giới quý tộc La Mã lại tấn công lẫn nhau làm cho giáo đô Roma hỗn loạn. Benedict XI không can thiệp được và qua đời chỉ sau 8 tháng lên ngôi. Sau đó thì Clemente V người Pháp được bầu lên ở Lyon, và từ chối trở về Roma. Đến năm 1309, Đức Cha Clemente V chọn Avignon làm giáo đô mới. Có 7 vị Đức Cha đã trị vì tại đây, tất cả đều là người Pháp, và đương nhiên chịu ảnh hưởng của triều đình Pháp Lan Tây. Một số vị sau đó cố gắng để có thể quay về Roma, nhưng mãi đến năm 1376, dưới thời Gregorius XI mới thành công. Khi Gregorius XI qua đời năm 1378, người dân Roma nổi loạn đòi phải bầu ra một vị Đức Cha người Roma. Các hồng y vì lo sợ đám đông, đã bầu một vị giám mục người Napoli lên ngôi, tức là Urbano VI. Nhưng vì Ngài đa nghi, độc đoán và dễ nổi nóng nên các hồng y bất mãn, quay trở về Avignon bầu Clemente VI lên ngôi. Thế là Giáo hội có đến 2 vị Đức Cha. Các xứ Pháp Lan Tây, Aragon, Castile và León, Cyprus, Burgundy, Savoy, Napoli, Sicily và Tô Cách Lan ủng hộ Clemente VI ở Avignon. Còn các xứ Đan Mạch, Anh Cách Lan, Flanders, Đế quốc La – Đức, Hungary, bắc Italy, Ái Nhĩ Lan, Bồ Đào Nha, Na Uy, Ba Lan và Thụy Điển thừa nhận Urbano VI ở Roma. Đến năm 1409, một số hồng y họp Công đồng ở Pisa, bầu lên vị Đức Cha thứ ba, Alexander V. Ba người đều tuyên bố mình là chính thống. Cho đến lúc này, có Gregorius XII (Urbano VI truyền cho Bonifacio IX, rồi đến Innocento VII và Gregocius XII) thường được gọi là Đức Cha La Mã, Benedict XIII (kế vị từ Clemente VII) được gọi là Đức Cha Avignon và John XXIII (kế vị từ Alexander V) được gọi là Đức Cha Pisa. Các vị quân vương, quý tộc và cả giáo dân đều mong muốn tình trạng ly giáo sớm chấm dứt. Giải pháp được ủng hộ nhiều nhất là cả 3 vị cùng thoái vị, để Công đồng bầu ra người mới.
Các phiên họp diễn ra trong thánh đường chính tòa Constance, do Đức Cha John XXIII ngồi ghế chủ tọa, với chương trình nghị sự gồm 3 điểm chính :
1. Tái lập sự thống nhất của Giáo hội Công giáo La Mã.
2. Chống dị giáo, kết án tử hình John Wiclif và Jean Huss (hỏa thiêu Jean Huss vào năm 1415). Trong bối cảnh ba vị Đức Cha (Papal), Jean Huss đã không coi Giáo hội cơ chế là Giáo hội thực. Bị kết án, nhưng ông vẫn được dân Boheme ủng hộ. Jean Huss mạnh dạn đến Công đồng Constancia, chứng minh ý kiến mình có căn bản Phúc Âm. Khi bị bắt giam, ông viết thư tự nhận mình tử đạo cho chân lý. Sự hỏa thiêu Jean Huss đã gây ra nội chiến nhiều thập niên, vì ngay khi đó, có 450 lĩnh chủ viết thư bênh vực ông là người chính thống về giáo lý. Nội chiến chỉ kết thúc khi tư tưởng của Jean Huss được Đế quốc La – Đức công nhận.
3. Cải cách Giáo hội : Công đồng tuyên bố “Quyền tối thượng thuộc về Công đồng” là hợp với đạo lý của Giáo hội (trước đây thì Quyền tối thượng thuộc về Đức Cha). Cuộc cải cách này gần giống với sự chuyển đổi từ chế độ quân chủ chuyên chế sang quân chủ lập hiến.
Trong lúc cuộc hỏa thiêu Jean Huss đang làm xôn xao cả Âu châu thì Giám mục Trento George I thay mặt Đức Cha Gregorius XII đến mật đàm với các hồng y lãnh đạo của Công đồng. Đến chiều ngày 20 tháng 3 năm 1415, biết tin về cuộc mật đàm, John XXIII cảm thấy mình bị bỏ rơi, liền rời bỏ Constance. Việc này làm mọi người xôn xao, nhưng nhờ sự khéo léo và uy tín của Hoàng đế La – Đức Sigismund và nhiều vị hồng y khác mà Công đồng vẫn tiếp tục.
Sau nhiều phiên mật đàm, song phương đạt được thỏa thuận : Đức Cha Gregorius XII đồng ý thoái vị, Công đồng Constance đồng ý giữ lại tất cả các hồng y do Gregorius XII bổ nhiệm, và cử Ngài làm Giám mục Frascati, hiệu trưởng của Sacred College of Cardinals và thừa kế vĩnh viễn ở Ancona.
Ngày 29 tháng 5, Công đồng chính thức phế truất John XXIII.
Ngày 1 tháng 6, Trị an ty Chính sứ tỉnh Jerusalem của Thần Thánh Đế quốc là Dương Nghĩa thống suất 5.000 kỵ binh đổ bộ lên Provence (một lĩnh địa của nhà Anjou ở đông nam Pháp Lan Tây, bên bờ Địa Trung Hải), sau đó vượt qua Milan, Thụy Sĩ, đến đầu tháng 7 thì tiến vào Constance. Ngày 4 tháng 7, Dương Nghĩa cùng với 2 đại diện của Gregorius XII là hồng y Giovanni Dominici và Công tước Caroli Malatesta tham dự phiên họp thứ 14 của Công đồng. Sự có mặt của Dương Nghĩa cùng 5.000 kỵ binh đã làm giảm phần nào ảnh hưởng của Hoàng đế La – Đức Sigismund đối với Công đồng. Trong phiên họp, Công tước Caroli Malatesta đã thay mặt Đức Gregorius XII đọc diễn văn thoái vị. Sau đó, Công đồng lại tuyên bố phế truất Benedict XIII và cuộc ly giáo kết thúc. Tuy vậy, Công đồng vẫn tôn trọng Đức Gregorius XIII bằng cách chưa bầu ngay Đức Cha mới. Theo kế hoạch, Công đồng sẽ vẫn còn họp cho đến năm 1418, và sẽ bầu trước khi bế mạc.
Dương Nghĩa chỉ ở lại dự đến giữa tháng 7, sau đó rời Constance quay về Jerusalem, chỉ để lại đại diện của 4 cộng đồng hiện đang quản lý thánh địa.
Cuộc họp của Công đồng Constance đang thu hút sự chú ý của toàn Âu châu thì cuộc đại chiến mà mọi người chờ đợi sau gần một năm uân nhưỡng cuối cùng cũng đã bùng nổ.
Ngày 13 tháng 8 năm 1415 (Tây Lịch), quốc vương Anh Cách Lan Henry V of England đã suất lĩnh 12.000 quân đổ bộ vào vùng duyên hải phía bắc Pháp Lan Tây, tấn công thành phố cảng Harfr. Tuy vậy, quân Pháp ở đấy đã chống cự rất ngoan cường, nhiều lần đẩy lùi quân Anh, khiến cho quân Anh không thể đánh nhanh thắng nhanh như dự kiến. Điều đó cũng có nghĩa là kế hoạch chiến tranh của Henry V of England đã đổ vỡ, và quân Anh lỡ mất cơ hội tiến thẳng vào Paris. Đến ngày 22 tháng 9, thành phố mới đầu hàng, và quân Anh đóng lại đó cho đến tháng 10. Sau trận này, quân Anh tử trận rất nhiều, chỉ còn lại khoảng 9.000, và Henry V of England quyết định chuyển đến thành phố cảng Calais, nơi mà bọn họ có thể tìm thấy những trang bị cho mùa đông.
Khi quân Anh đang bao vây Harfr, quân Pháp đã tập hợp quân cứu viện, nhưng chỉ có được chưa đến 9.000 quân nên không thể cứu viện kịp thời. Triều đình Pháp Lan Tây đành kêu gọi các lĩnh chủ quý tộc đưa tư quân gia nhập quân đội. Khi đã tập hợp được 36.000 người, quân Pháp mới tiến lên phía bắc. Ngày 24 tháng 10, song phương gặp nhau tại Agincourt.
Quân Anh lúc này chỉ còn lại 8.500 người, thức ăn còn lại rất ít, đã hành quân 260 dặm Anh trong vòng 2 tuần rưỡi, và nhiều người bị bệnh kiết lỵ. Trong khi quân Pháp đông đến 36.000 người, và có khoảng 10.000 hiệp sĩ, 12.000 cung thủ. Chiến trường là dải đất hẹp nằm giữa các khu rừng Tramecourt và Agincourt. Quân Pháp trấn giữ phía bắc, ngăn không cho quân Anh đi đến Calais.
Sáng sớm ngày 25, Henry V of England đã triển khai quân đội thành 3 đạo, với 1.500 trường thương binh, và 7.000 trường cung binh. Đạo tiên phong do Công tước xứ York chỉ huy, đạo trung quân do đích thân Henry V chỉ huy, còn hậu đội do lĩnh chủ Camoys thống lĩnh. Ngoài ra còn có Sir Thomas Erpingham, hiệp sĩ hoàng gia nhiều kinh nghiệm chỉ huy các cung thủ ở hai bên bìa rừng. Do tình hình bất lợi, người Anh đã cầu nguyện trước cuộc chiến, hy vọng sẽ tránh được hình phạt ở địa ngục nếu tử trận.
Ngược lại, với lực lượng đông hơn gấp 4 lần, trang bị tốt hơn và có nhiều kỵ binh, người Pháp tin tưởng rằng bọn họ sẽ chiến thắng dễ dàng. Quân Pháp cũng chia làm 3 đạo. Đạo đầu tiên được chỉ huy bởi Charles de Albret, Marshal Boucicault, Công tước xứ Orléans và Bourbon, cùng với đội kỵ binh của Bá tước xứ Vendome và Hiệp sĩ Cli de Brebant. Đạo thứ hai được chỉ huy bởi Công tước xứ Bar và Alencon, cùng với Bá tước của Nevers. Đạo thứ ba do Bá tước của Dammartin và Fauconberg chỉ huy. Người Pháp còn có khoảng 8.000 chiến xa hạng nặng. Trong quân Pháp có rất nhiều quý tộc và bọn họ đều rất hăng hái tham chiến.
/130
|