Trước khi về phòng, tôi ghé nhà vệ sinh của ký túc xá chỉnh lại quần áo. Cởi áo len ra, búi tóc kiểu chiếc lá, mặc áo sơ mi của Lịch Xuyên vào rồi mới về phòng.
Tôi tính len lén vào phòng, len lén lên giường, len lén thay quần áo, nhưng mà, trong phòng thắp nến sáng trưng, tôi thấy An An, Tiêu Nhụy và Ngụy Hải Hà mỗi người bưng một ly trà sữa, đang ngồi bên giường cắn hạt dưa.
Nhìn thấy tôi, cả đám hét chói tai, không ngờ tôi mặc áo sơ mi của con trai.
“Tốc độ tên lửa nha…” Ba người cùng cười khanh khách.
Tôi nhét áo len lên giường mình.
“Làm gì có, đi bộ nóng quá, mồ hôi đầy người, mới cởi áo len ra.” Tôi lấy nước, rửa mặt, rửa tay, phi tang chứng cứ.
“Anh Vương đến phòng khiêu vũ tìm cậu à?” Tiêu Nhụy hỏi “Cậu vừa đi thì anh ấy đến, hỏi mình cậu ở đâu, mình chỉ hướng phòng khiêu vũ cho anh ấy.” Tiêu Nhụy rất ít khi đến phòng khiêu vũ sinh viên, chê hiệu ứng âm thanh dở.
“Không có. Tôi nhảy xong đi về mới gặp anh ấy.”
“Không thể nào? Vậy chẳng lẽ người ta đứng ngoài đợi cậu hơn 2 giờ?”
Có thật không? Trời thu khá lạnh, anh chỉ mặc phong phanh một cái áo sơ mi.
“Tôi cũng không biết nữa.” Vì không muốn trở thành đề tài buôn chuyện của họ, tôi qua quýt vài câu. Nhưng hai chữ mệt mỏi hiện rõ trên mặt tôi, bọn họ đều thấy. Tôi leo lên giường, ngã vào trong chăn, lăn qua lăn lại ngủ không được. Đến 2 giờ sáng, cuối cùng cũng nghĩ thông suốt. Lịch Xuyên là người trưởng thành, đương nhiên biết tự chăm sóc bản thân. Lịch Xuyên cũng giàu, cho dù không có thời gian chăm sóc bản thân, cũng sẽ tìm được người chăm sóc cho anh. Tôi không là gì của anh, cũng không thể làm gì cho anh. Anh dường như cũng không cần tôi làm gì cho anh, tóm lại, tôi không cần lo lắng cho anh.
Sau đó, tôi mất nửa tiếng nhớ lại lúc chúng tôi gặp nhau, mới phát hiện từ ngày chúng tôi biết nhau, tôi cứ liên tục gây phiền phức cho anh. Lần đầu tiên, tôi đổ cà phê lên người anh. Lần thứ 2, tôi hại anh đêm khuya phải chở tôi về ký túc xá. Lần thứ 3, đầu tiên tôi ép anh đi xem phim với tôi, sau đó ký túc xá khóa cửa, tôi phải ngủ nhờ nhà anh. Còn tôi hôm nay, tôi lại hại anh vô cớ bị người ta đánh. Hình như tôi là khắc tinh của anh thì phải.
Cuối cùng, tôi tổng kết ra nguyên nhân căn bản dẫn đến lỗi lầm, chính là thói mê trai vô trách nhiệm và dục vọng tuổi trẻ của tôi.
Tăng Tử nói, mỗi ngày ta xét thân ta ba việc[1].
[1] Tăng Tử (505-435 trước công nguyên): là một trong những học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Nguyên văn câu nói là: “Mỗi ngày ta xét thân ta ba việc: Làm việc cho ai có hết lòng không? Đối với bạn có vẹn chữ tín không? Đạo thầy truyền có học không?”
Đúng 5 giờ sáng tôi dậy chạy bộ, học từ vựng. Trong cơn gió buốt giá cuối thu, tôi chạy đến quán tạp hóa gọi điện cho Lịch Xuyên. Muốn hỏi xem đêm qua anh như thế nào rồi, không sao thật không.
Điện thoại đổ chuông vài tiếng, sau đó là tiếng tổng đài tự động: “Thuê bao quý khách vừa gọi đã tắt máy. Xin vui lòng gọi lại sau.”
Có lẽ anh mệt quá, nên tắt máy đi ngủ. Tôi nhớ tôi có khuyên Lịch Xuyên mua một cái tủ lạnh nhỏ đặt ở đầu giường, mỗi đêm anh dậy sẽ không cần đi vào bếp uống sữa. Lịch Xuyên nói lúc ngủ anh sợ tiếng ồn, đặc biệt càng sợ nghe tiếng máy móc.
Học từ xong, tôi đi ăn sáng, đi học rồi trở về ký túc xá đã hơn 10 giờ. Tôi lại đến tiệm tạp hóa gọi điện thoại, vẫn không có ai trả lời, vẫn là tiếng của tổng đài: “Thuê bao quý khách vừa gọi đã tắt máy. Xin vui lòng gọi lại sau.”
Tôi cố gắng nhớ lại từng chi tiết chuyện tối qua. Trong rừng rất tối, tôi nhìn không rõ. Nhưng tôi có thể khẳng định người bảo vệ có đá anh mấy cái. Đá ở đâu thì tôi không biết. Sau đó anh không chịu nói. Tôi lo người kia đá trúng vết thương cũ của Lịch Xuyên, chỗ đó không có xương, dưới da thịt mỏng manh chính là nội tạng. Lịch Xuyên bước đi là hoàn toàn dựa vào lực của eo để kéo chân giả. Cho nên, đối với anh, đi bộ thời gian dài chẳng khác gì bị tra tấn. Nhưng mà, Lịch Xuyên đi khá cứng, gần như không thấy gì khác thường trong dáng đi, làm cho người khác nhìn lầm, tưởng anh đi như người bình thường, không tốn sức lực.
Tôi tiếp tục đi học, hết môn kế tiếp, đã là buổi trưa. Tôi lại đi gọi điện thoại, vẫn tắt máy. Tôi đứng ngồi không yên, ra cổng trường bắt taxi: “Bác tài, làm ơn tới Hoa viên Long Trạch.”
Trong xe không có máy sưởi, lạnh run người. Người tài xế đùa: “Hoa viên Long Trạch, cô sắp đến khu nhà giàu nha.”
“Vậy à? Tôi đi thăm bạn.”
“Hoa viên Long Trạch có thể xem là khu căn hộ mắc nhất Bắc Kinh. 40 ngàn tệ một mét vuông.” Người tài xế thè lưỡi: “Nhà bạn cô chắc là to lắm nhỉ?”
“Anh ấy ở tầng cao nhất.”
“Ôi mẹ ơi, tầng cao nhất? Cô có nhìn nhầm không?”
“Tầng cao nhất thì sao?”
“Cô có biết diện tích tầng cao nhất rộng cỡ nào không?”
“Làm sao tôi biết được?”
“Tôi biết, năm trước lúc bán căn hộ tôi có chạy ngang qua khu đó, có nhìn thấy bảng quảng cáo. Tầng cao nhất chỉ có một căn hộ thôi, hơn 500 mét vuông. Cứ tính là 500 mét vuông đi, năm trăm nhân 40 ngàn là 20 triệu tệ. Gia đình bạn cô làm gì?”
Trong lòng tôi cũng lạnh lẽo. Hèn gì người bảo vệ của tòa nhà nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Với vẻ ngoài của tôi, quần áo của tôi, làm sao vào tòa nhà đó được, vào đưa pizza thì may ra.
Sau khi xuống xe, tôi vào đại sảnh, tìm gặp bảo vệ. Là người bảo vệ cũ, tôi nói: “Tôi muốn gặp anh Vương Lịch Xuyên. Có thể phiền anh gọi điện thoại mời anh ấy xuống đây được không.”
Ông bảo vệ nhìn tôi, hỏi: “Chắc cô không hẹn trước đúng không? Nếu có hẹn trước, anh Vương sẽ báo cho tôi biết trước.”
Nhưng anh ta biết tôi có quen Lịch Xuyên, không dám làm khó dễ, nói thêm: “Được rồi, để tôi gọi điện thoại lên nhà anh ấy, xem thử anh ấy có trên đó không?”
Anh ta gọi điện thoại, hiển nhiên không có ai nghe. Anh ta nói: “Anh Vương không có nhà. Hay là cô ngồi đây chờ? Bên kia có sô pha.”
Tôi đi tới sô pha da thật ở phía sảnh tây ngồi xuống, phát hiện cạnh đó có một cái bàn, trên bàn có cà phê miễn phí. Tôi rót một ly cà phê, thêm đường, thêm sữa, sau đó lấy giáo trình đọc hiểu ra xem.
Tôi không có số điện thoại công ty Lịch Xuyên. Nếu anh đi làm, ít có khả năng buổi trưa về nhà. Nhưng mà, nếu như anh có thể đi làm, thì sẽ không tắt điện thoại.
Ngồi rất lâu, chờ rất lâu. Tôi chờ đến 3 giờ chiều, bụng đói kêu ọt ọt, mới nhìn thấy một người tôi biết từ cửa đi vào.
Kỷ Hoàn.
Kỷ Hoàn liền nhìn thấy tôi, đi tới cạnh tôi chào hỏi: “Cô gái, tôi đã từng gặp em rồi, nhưng không nhớ tên là gì.”
“Tạ Tiểu Thu.”
“Cô Tạ, em ngồi đợi ai hả?”
“Đúng vậy.” Tôi cảm thấy mặt hơi đỏ “Anh Kỷ, hôm nay anh có gặp Lịch Xuyên không?”
“Không có. Em có số điện thoại của cậu ấy không?”
“Di động tắt máy.”
“Vậy là em có số di động của cậu ấy.” Kỷ Hoàn nhắc lại. Hiển nhiên, Lịch Xuyên rất ít khi cho ai số di động của mình.
“Em có gọi điện thoại tới công ty của cậu ấy hỏi chưa? Lịch Xuyên là người nghiện làm việc, thường không trốn việc đâu.”
“Tôi không biết anh ấy làm việc ở đâu.” Tôi nói thật.
Kỷ Hoàn giật mình, cười, hỏi: “Cậu ấy cho em số điện thoại di động, nhưng không cho em biết chỗ làm việc?”
“Tôi chưa hỏi.”
Anh ta nhìn tôi, dường như có chút bất ngờ, sau đó nói: “Tôi có số điện thoại của văn phòng cậu ấy, em có cần tôi gọi hỏi giúp không?”
“Có phiền anh không?”
“Chuyện nhỏ thôi.”
Anh ta ấn một dãy số, đưa điện thoại cho tôi: “Nhìn em lo lắng như vậy, hay là em tự hỏi đi.”
Trong vòng 2 giây liền có người trả lời: “CGP Architects. Xin chào.” Tiếng nói ngọt ngào của thư ký.
“Tôi… tìm anh Vương Lịch Xuyên.”
“Xin hỏi cô ở công ty nào gọi đến?”
“Tôi là bạn của anh ấy, tìm anh ấy có việc.”
“À, xin chờ một lát.”
Tôi nghe đầu dây bên kia yên tĩnh vô cùng, qua mười giây, một giọng nam xa lạ cất lên, tiếng phổ thông rất chuẩn.
“Thưa cô, tôi là Tô Quần, trợ lý của anh Vương. Xin hỏi cô họ gì?”
“Họ Tạ.”
“Cô Tạ tìm anh Vương có chuyện gì không?”
“Bây giờ anh ấy không nghe điện thoại được sao?” Tôi hỏi.
“Anh Vương không được khỏe, không đi làm, cũng không tiện gặp khách.”
Tôi đoán đúng rồi, giọng tôi chợt run rẩy.
“Tôi ở Hoa viên Long Trạch, Lịch Xuyên… anh Vương… không có nhà. Có xảy ra chuyện gì không?” Câu nói của tôi thiếu logic, bởi vì đầu óc cứ suy nghĩ miên man, biết đâu anh bị nội thương, hay bị xuất huyết nội tạng, té xỉu trong nhà rồi?
Người kia im lặng một lát, dường như đang lựa lời, cuối cùng anh ta nói: “Anh Vương đang nằm viện.”
“Bệnh viện nào?”
“Xin lỗi cô, không thể tiết lộ. Anh Vương không muốn bị quấy rầy.” Có lẽ anh ta thấy giọng nói của mình hơi cứng nhắc, nên nói thêm: “Nếu cô muốn nhắn gì, tôi rất vui lòng chuyển lại cho anh Vương.”
Không thể tiết lộ. Anh Vương không muốn bị quấy rầy. Tôi nuốt từng câu chữ, trong lòng lạnh buốt.
“Không có.” Tôi nói “Không có gì nhắn lại. Tạm biệt.”
Tôi cúi đầu, tắt máy, trả di động lại cho Kỷ Hoàn: “Cảm ơn anh. Lịch Xuyên đang nằm viện.”
“Nằm viện?” Kỷ Hoàn nói “Tôi quen cậu ấy hai năm, chưa thấy cậu ấy bị bệnh lần nào.”
“Buổi chiều phải đi học, tôi đi trước.” Vẻ mặt Kỷ Hoàn bán tín bán nghi, nhưng tôi không muốn nói nhiều.
Lịch Xuyên bị bệnh, anh không nghe điện thoại của tôi, không muốn tôi đi thăm anh.
Tôi ngồi trên xe buýt, đầu óc hoảng loạn đón nhầm xe, sau đó tôi xuống xe, thấy một công viên, liền ngồi khóc một mình trong công viên. Buổi tối tôi đến quán cà phê làm thêm, không có gì khác thường. Không ai nhận ra tôi có tâm sự. Ban đêm, tôi nằm trên giường, ôm áo sơ mi của Lịch Xuyên, lâu thật lâu vẫn chưa ngủ được.
Tôi không gọi điện thoại cho Lịch Xuyên nữa. Hơn một tháng trời, tôi không gặp anh.
Bài thi giữa kỳ tôi làm rất tốt, điểm trung bình được 90, mặc dù kém mục tiêu 5 điểm, nhưng thành tích của tôi đã bỏ xa những người khác trong phòng, trừ Phùng Tĩnh Nhi. Cô nàng cũng ý thức tôi đang thành đối thủ cạnh tranh học bổng “Quỹ Giáo Dục Hồng Vũ”, nên càng học hành chăm chỉ hơn. Bạn cùng phòng vốn hiếu kỳ với mối tình ngắn ngủi của tôi, nhưng không xem trọng lắm, vì kết cục nằm trong dự liệu của mọi người. Nhưng có một lần Lộ Tiệp phàn nàn với tôi, nói gửi email cho Lịch Xuyên không thấy trả lời. Tôi nói Lịch Xuyên bị bệnh, Lộ Tiệp cũng không hỏi thêm, chắc tưởng rằng tôi chỉ viện cớ.
Trừ cuối tuần ra, tối nào tôi cũng tới quán cà phê làm thêm. Nhưng chưa từng nhìn thấy Lịch Xuyên. Cơn giận của Tiểu Diệp đối với tôi hình như đã giảm đi một ít. Tôi nói là “một ít” bởi vì tuy chị ta không nhìn mặt tôi, nhưng không soi mói tôi nữa. Hễ chị ta làm xong việc, là khoanh tay đứng sau quầy thu ngân thẫn thờ. Tôi không trách Tiểu Diệp. Lịch Xuyên là đối tượng của biết bao đứa con gái mê trai, có lẽ tôi là người may mắn nhất trong số đó.
Còn 2 tuần nữa là học kỳ này sẽ kết thúc trong sự hỗn loạn. Tôi nhớ ba tôi, nên càng học hành chăm chỉ hơn. Tôi muốn cho ba nhìn thấy giấy khen của trường, muốn nói cho ba biết tôi đạt được học bổng. Ba tôi vẫn kiên trì gửi tiền hằng tháng cho tôi, ông biết tiền ông gởi ít ỏi, 50 tệ làm sao đủ xài ở thành phố Bắc Kinh này. Nhưng trong thư ông nói, ba chỉ có nhiêu đó, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, con cũng cố gắng bớt đi làm thêm đi, lo học hành. Hôm đó là thứ hai, tôi đọc thư của ba xong, liền nghĩ, hai tuần này tôi phải cố gắng học tập, sau đó về Vân Nam nghỉ ngơi. Kết quả là, hôm đó đi qua phòng hành chánh, tôi không hẹn mà gặp hiệu trưởng đang đi về hướng tôi, tôi đang định tránh đường khác, tưởng thầy không nhìn thấy tôi, không ngờ thầy gọi tôi lại: “Em gì ơi!”
“Dạ chào thầy.”
“Proposal của em đâu? Khi nào thì thầy đọc được?” Thầy hỏi.
Tối hôm đó, tôi nghiêm túc viết một bản proposal. Đột nhiên nhớ ra Lịch Xuyên từng hứa sửa proposal cho tôi, nên xin Lộ Tiệp địa chỉ email của Lịch Xuyên. Thật ra, tôi cũng mong là anh sẽ sửa proposal giúp tôi, chỉ là tôi muốn mượn cớ, hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh ra sao, xuất viện hay chưa. Tôi tới tiệm net, đăng ký địa chỉ email, viết email bằng tiếng Anh cho anh.
“Chào anh, Lịch Xuyên. Đã lâu không gặp, không biết sức khỏe của anh như thế nào rồi, xuất viện hay chưa. Em viết một bản proposal, nếu anh thấy tiện, có thể sửa giúp em được không. Tạ Tiểu Thu.”
Tôi click chuột, gởi email đi. Ngay tích tắc đó, tôi liền hối hận, chuyện giữa chúng tôi đã bế tắc, sao tôi còn tìm anh làm gì. Có phải dễ dãi quá không. Nếu đã tìm anh, thì cũng phải viết khách sáo một chút, sao cứ vô tư như vậy, bệnh của anh cũng đâu phải do tôi giày vò. Xì, tôi khinh thường mình.
Thứ 3 tôi phải thi một môn quan trọng, nên không lên mạng kiểm tra email. Tối thứ 4 tôi tới tiệm net, vừa mở hộp thư, liền thấy một bức thư trả lời. Tôi chưa kịp xem nội dung bức thư, nước mắt liền tuôn ra như mưa. Thư viết bằng tiếng Anh, rất dài. Đầu tiên, anh sửa proposal cho tôi, cơ bản câu nào cũng bị anh sửa, số từ anh sửa vượt xa số lượng từ vốn có. Sau đó anh nói, anh còn nằm viện. Anh bị viêm phổi, sợ lây bệnh cho tôi. Bệnh viện chặn tín hiệu điện tử, cho nên không gọi điện thoại được. Hơn nữa, anh cũng không muốn tôi nhìn thấy bộ dạng bệnh tật của anh. Anh xuất viện sẽ đến gặp tôi ngay.
Tôi lập tức trả lời: “Lịch Xuyên, bây giờ em sẽ đi thăm anh liền!!!” Tôi gõ ba dấu chấm than.
Một giây sau tôi nhận được hồi âm của anh: “No.”
Tôi không cam tâm, lại viết tiếp: “Cho em biết anh ở bệnh viện nào đi, em không sợ lây bệnh.”
Anh lại trả lời: “No means no[2].”
[2] Không là không.
Tôi bực mình rời khỏi tiệm net.
Tôi tính len lén vào phòng, len lén lên giường, len lén thay quần áo, nhưng mà, trong phòng thắp nến sáng trưng, tôi thấy An An, Tiêu Nhụy và Ngụy Hải Hà mỗi người bưng một ly trà sữa, đang ngồi bên giường cắn hạt dưa.
Nhìn thấy tôi, cả đám hét chói tai, không ngờ tôi mặc áo sơ mi của con trai.
“Tốc độ tên lửa nha…” Ba người cùng cười khanh khách.
Tôi nhét áo len lên giường mình.
“Làm gì có, đi bộ nóng quá, mồ hôi đầy người, mới cởi áo len ra.” Tôi lấy nước, rửa mặt, rửa tay, phi tang chứng cứ.
“Anh Vương đến phòng khiêu vũ tìm cậu à?” Tiêu Nhụy hỏi “Cậu vừa đi thì anh ấy đến, hỏi mình cậu ở đâu, mình chỉ hướng phòng khiêu vũ cho anh ấy.” Tiêu Nhụy rất ít khi đến phòng khiêu vũ sinh viên, chê hiệu ứng âm thanh dở.
“Không có. Tôi nhảy xong đi về mới gặp anh ấy.”
“Không thể nào? Vậy chẳng lẽ người ta đứng ngoài đợi cậu hơn 2 giờ?”
Có thật không? Trời thu khá lạnh, anh chỉ mặc phong phanh một cái áo sơ mi.
“Tôi cũng không biết nữa.” Vì không muốn trở thành đề tài buôn chuyện của họ, tôi qua quýt vài câu. Nhưng hai chữ mệt mỏi hiện rõ trên mặt tôi, bọn họ đều thấy. Tôi leo lên giường, ngã vào trong chăn, lăn qua lăn lại ngủ không được. Đến 2 giờ sáng, cuối cùng cũng nghĩ thông suốt. Lịch Xuyên là người trưởng thành, đương nhiên biết tự chăm sóc bản thân. Lịch Xuyên cũng giàu, cho dù không có thời gian chăm sóc bản thân, cũng sẽ tìm được người chăm sóc cho anh. Tôi không là gì của anh, cũng không thể làm gì cho anh. Anh dường như cũng không cần tôi làm gì cho anh, tóm lại, tôi không cần lo lắng cho anh.
Sau đó, tôi mất nửa tiếng nhớ lại lúc chúng tôi gặp nhau, mới phát hiện từ ngày chúng tôi biết nhau, tôi cứ liên tục gây phiền phức cho anh. Lần đầu tiên, tôi đổ cà phê lên người anh. Lần thứ 2, tôi hại anh đêm khuya phải chở tôi về ký túc xá. Lần thứ 3, đầu tiên tôi ép anh đi xem phim với tôi, sau đó ký túc xá khóa cửa, tôi phải ngủ nhờ nhà anh. Còn tôi hôm nay, tôi lại hại anh vô cớ bị người ta đánh. Hình như tôi là khắc tinh của anh thì phải.
Cuối cùng, tôi tổng kết ra nguyên nhân căn bản dẫn đến lỗi lầm, chính là thói mê trai vô trách nhiệm và dục vọng tuổi trẻ của tôi.
Tăng Tử nói, mỗi ngày ta xét thân ta ba việc[1].
[1] Tăng Tử (505-435 trước công nguyên): là một trong những học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử. Nguyên văn câu nói là: “Mỗi ngày ta xét thân ta ba việc: Làm việc cho ai có hết lòng không? Đối với bạn có vẹn chữ tín không? Đạo thầy truyền có học không?”
Đúng 5 giờ sáng tôi dậy chạy bộ, học từ vựng. Trong cơn gió buốt giá cuối thu, tôi chạy đến quán tạp hóa gọi điện cho Lịch Xuyên. Muốn hỏi xem đêm qua anh như thế nào rồi, không sao thật không.
Điện thoại đổ chuông vài tiếng, sau đó là tiếng tổng đài tự động: “Thuê bao quý khách vừa gọi đã tắt máy. Xin vui lòng gọi lại sau.”
Có lẽ anh mệt quá, nên tắt máy đi ngủ. Tôi nhớ tôi có khuyên Lịch Xuyên mua một cái tủ lạnh nhỏ đặt ở đầu giường, mỗi đêm anh dậy sẽ không cần đi vào bếp uống sữa. Lịch Xuyên nói lúc ngủ anh sợ tiếng ồn, đặc biệt càng sợ nghe tiếng máy móc.
Học từ xong, tôi đi ăn sáng, đi học rồi trở về ký túc xá đã hơn 10 giờ. Tôi lại đến tiệm tạp hóa gọi điện thoại, vẫn không có ai trả lời, vẫn là tiếng của tổng đài: “Thuê bao quý khách vừa gọi đã tắt máy. Xin vui lòng gọi lại sau.”
Tôi cố gắng nhớ lại từng chi tiết chuyện tối qua. Trong rừng rất tối, tôi nhìn không rõ. Nhưng tôi có thể khẳng định người bảo vệ có đá anh mấy cái. Đá ở đâu thì tôi không biết. Sau đó anh không chịu nói. Tôi lo người kia đá trúng vết thương cũ của Lịch Xuyên, chỗ đó không có xương, dưới da thịt mỏng manh chính là nội tạng. Lịch Xuyên bước đi là hoàn toàn dựa vào lực của eo để kéo chân giả. Cho nên, đối với anh, đi bộ thời gian dài chẳng khác gì bị tra tấn. Nhưng mà, Lịch Xuyên đi khá cứng, gần như không thấy gì khác thường trong dáng đi, làm cho người khác nhìn lầm, tưởng anh đi như người bình thường, không tốn sức lực.
Tôi tiếp tục đi học, hết môn kế tiếp, đã là buổi trưa. Tôi lại đi gọi điện thoại, vẫn tắt máy. Tôi đứng ngồi không yên, ra cổng trường bắt taxi: “Bác tài, làm ơn tới Hoa viên Long Trạch.”
Trong xe không có máy sưởi, lạnh run người. Người tài xế đùa: “Hoa viên Long Trạch, cô sắp đến khu nhà giàu nha.”
“Vậy à? Tôi đi thăm bạn.”
“Hoa viên Long Trạch có thể xem là khu căn hộ mắc nhất Bắc Kinh. 40 ngàn tệ một mét vuông.” Người tài xế thè lưỡi: “Nhà bạn cô chắc là to lắm nhỉ?”
“Anh ấy ở tầng cao nhất.”
“Ôi mẹ ơi, tầng cao nhất? Cô có nhìn nhầm không?”
“Tầng cao nhất thì sao?”
“Cô có biết diện tích tầng cao nhất rộng cỡ nào không?”
“Làm sao tôi biết được?”
“Tôi biết, năm trước lúc bán căn hộ tôi có chạy ngang qua khu đó, có nhìn thấy bảng quảng cáo. Tầng cao nhất chỉ có một căn hộ thôi, hơn 500 mét vuông. Cứ tính là 500 mét vuông đi, năm trăm nhân 40 ngàn là 20 triệu tệ. Gia đình bạn cô làm gì?”
Trong lòng tôi cũng lạnh lẽo. Hèn gì người bảo vệ của tòa nhà nhìn tôi bằng ánh mắt kỳ lạ. Với vẻ ngoài của tôi, quần áo của tôi, làm sao vào tòa nhà đó được, vào đưa pizza thì may ra.
Sau khi xuống xe, tôi vào đại sảnh, tìm gặp bảo vệ. Là người bảo vệ cũ, tôi nói: “Tôi muốn gặp anh Vương Lịch Xuyên. Có thể phiền anh gọi điện thoại mời anh ấy xuống đây được không.”
Ông bảo vệ nhìn tôi, hỏi: “Chắc cô không hẹn trước đúng không? Nếu có hẹn trước, anh Vương sẽ báo cho tôi biết trước.”
Nhưng anh ta biết tôi có quen Lịch Xuyên, không dám làm khó dễ, nói thêm: “Được rồi, để tôi gọi điện thoại lên nhà anh ấy, xem thử anh ấy có trên đó không?”
Anh ta gọi điện thoại, hiển nhiên không có ai nghe. Anh ta nói: “Anh Vương không có nhà. Hay là cô ngồi đây chờ? Bên kia có sô pha.”
Tôi đi tới sô pha da thật ở phía sảnh tây ngồi xuống, phát hiện cạnh đó có một cái bàn, trên bàn có cà phê miễn phí. Tôi rót một ly cà phê, thêm đường, thêm sữa, sau đó lấy giáo trình đọc hiểu ra xem.
Tôi không có số điện thoại công ty Lịch Xuyên. Nếu anh đi làm, ít có khả năng buổi trưa về nhà. Nhưng mà, nếu như anh có thể đi làm, thì sẽ không tắt điện thoại.
Ngồi rất lâu, chờ rất lâu. Tôi chờ đến 3 giờ chiều, bụng đói kêu ọt ọt, mới nhìn thấy một người tôi biết từ cửa đi vào.
Kỷ Hoàn.
Kỷ Hoàn liền nhìn thấy tôi, đi tới cạnh tôi chào hỏi: “Cô gái, tôi đã từng gặp em rồi, nhưng không nhớ tên là gì.”
“Tạ Tiểu Thu.”
“Cô Tạ, em ngồi đợi ai hả?”
“Đúng vậy.” Tôi cảm thấy mặt hơi đỏ “Anh Kỷ, hôm nay anh có gặp Lịch Xuyên không?”
“Không có. Em có số điện thoại của cậu ấy không?”
“Di động tắt máy.”
“Vậy là em có số di động của cậu ấy.” Kỷ Hoàn nhắc lại. Hiển nhiên, Lịch Xuyên rất ít khi cho ai số di động của mình.
“Em có gọi điện thoại tới công ty của cậu ấy hỏi chưa? Lịch Xuyên là người nghiện làm việc, thường không trốn việc đâu.”
“Tôi không biết anh ấy làm việc ở đâu.” Tôi nói thật.
Kỷ Hoàn giật mình, cười, hỏi: “Cậu ấy cho em số điện thoại di động, nhưng không cho em biết chỗ làm việc?”
“Tôi chưa hỏi.”
Anh ta nhìn tôi, dường như có chút bất ngờ, sau đó nói: “Tôi có số điện thoại của văn phòng cậu ấy, em có cần tôi gọi hỏi giúp không?”
“Có phiền anh không?”
“Chuyện nhỏ thôi.”
Anh ta ấn một dãy số, đưa điện thoại cho tôi: “Nhìn em lo lắng như vậy, hay là em tự hỏi đi.”
Trong vòng 2 giây liền có người trả lời: “CGP Architects. Xin chào.” Tiếng nói ngọt ngào của thư ký.
“Tôi… tìm anh Vương Lịch Xuyên.”
“Xin hỏi cô ở công ty nào gọi đến?”
“Tôi là bạn của anh ấy, tìm anh ấy có việc.”
“À, xin chờ một lát.”
Tôi nghe đầu dây bên kia yên tĩnh vô cùng, qua mười giây, một giọng nam xa lạ cất lên, tiếng phổ thông rất chuẩn.
“Thưa cô, tôi là Tô Quần, trợ lý của anh Vương. Xin hỏi cô họ gì?”
“Họ Tạ.”
“Cô Tạ tìm anh Vương có chuyện gì không?”
“Bây giờ anh ấy không nghe điện thoại được sao?” Tôi hỏi.
“Anh Vương không được khỏe, không đi làm, cũng không tiện gặp khách.”
Tôi đoán đúng rồi, giọng tôi chợt run rẩy.
“Tôi ở Hoa viên Long Trạch, Lịch Xuyên… anh Vương… không có nhà. Có xảy ra chuyện gì không?” Câu nói của tôi thiếu logic, bởi vì đầu óc cứ suy nghĩ miên man, biết đâu anh bị nội thương, hay bị xuất huyết nội tạng, té xỉu trong nhà rồi?
Người kia im lặng một lát, dường như đang lựa lời, cuối cùng anh ta nói: “Anh Vương đang nằm viện.”
“Bệnh viện nào?”
“Xin lỗi cô, không thể tiết lộ. Anh Vương không muốn bị quấy rầy.” Có lẽ anh ta thấy giọng nói của mình hơi cứng nhắc, nên nói thêm: “Nếu cô muốn nhắn gì, tôi rất vui lòng chuyển lại cho anh Vương.”
Không thể tiết lộ. Anh Vương không muốn bị quấy rầy. Tôi nuốt từng câu chữ, trong lòng lạnh buốt.
“Không có.” Tôi nói “Không có gì nhắn lại. Tạm biệt.”
Tôi cúi đầu, tắt máy, trả di động lại cho Kỷ Hoàn: “Cảm ơn anh. Lịch Xuyên đang nằm viện.”
“Nằm viện?” Kỷ Hoàn nói “Tôi quen cậu ấy hai năm, chưa thấy cậu ấy bị bệnh lần nào.”
“Buổi chiều phải đi học, tôi đi trước.” Vẻ mặt Kỷ Hoàn bán tín bán nghi, nhưng tôi không muốn nói nhiều.
Lịch Xuyên bị bệnh, anh không nghe điện thoại của tôi, không muốn tôi đi thăm anh.
Tôi ngồi trên xe buýt, đầu óc hoảng loạn đón nhầm xe, sau đó tôi xuống xe, thấy một công viên, liền ngồi khóc một mình trong công viên. Buổi tối tôi đến quán cà phê làm thêm, không có gì khác thường. Không ai nhận ra tôi có tâm sự. Ban đêm, tôi nằm trên giường, ôm áo sơ mi của Lịch Xuyên, lâu thật lâu vẫn chưa ngủ được.
Tôi không gọi điện thoại cho Lịch Xuyên nữa. Hơn một tháng trời, tôi không gặp anh.
Bài thi giữa kỳ tôi làm rất tốt, điểm trung bình được 90, mặc dù kém mục tiêu 5 điểm, nhưng thành tích của tôi đã bỏ xa những người khác trong phòng, trừ Phùng Tĩnh Nhi. Cô nàng cũng ý thức tôi đang thành đối thủ cạnh tranh học bổng “Quỹ Giáo Dục Hồng Vũ”, nên càng học hành chăm chỉ hơn. Bạn cùng phòng vốn hiếu kỳ với mối tình ngắn ngủi của tôi, nhưng không xem trọng lắm, vì kết cục nằm trong dự liệu của mọi người. Nhưng có một lần Lộ Tiệp phàn nàn với tôi, nói gửi email cho Lịch Xuyên không thấy trả lời. Tôi nói Lịch Xuyên bị bệnh, Lộ Tiệp cũng không hỏi thêm, chắc tưởng rằng tôi chỉ viện cớ.
Trừ cuối tuần ra, tối nào tôi cũng tới quán cà phê làm thêm. Nhưng chưa từng nhìn thấy Lịch Xuyên. Cơn giận của Tiểu Diệp đối với tôi hình như đã giảm đi một ít. Tôi nói là “một ít” bởi vì tuy chị ta không nhìn mặt tôi, nhưng không soi mói tôi nữa. Hễ chị ta làm xong việc, là khoanh tay đứng sau quầy thu ngân thẫn thờ. Tôi không trách Tiểu Diệp. Lịch Xuyên là đối tượng của biết bao đứa con gái mê trai, có lẽ tôi là người may mắn nhất trong số đó.
Còn 2 tuần nữa là học kỳ này sẽ kết thúc trong sự hỗn loạn. Tôi nhớ ba tôi, nên càng học hành chăm chỉ hơn. Tôi muốn cho ba nhìn thấy giấy khen của trường, muốn nói cho ba biết tôi đạt được học bổng. Ba tôi vẫn kiên trì gửi tiền hằng tháng cho tôi, ông biết tiền ông gởi ít ỏi, 50 tệ làm sao đủ xài ở thành phố Bắc Kinh này. Nhưng trong thư ông nói, ba chỉ có nhiêu đó, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, con cũng cố gắng bớt đi làm thêm đi, lo học hành. Hôm đó là thứ hai, tôi đọc thư của ba xong, liền nghĩ, hai tuần này tôi phải cố gắng học tập, sau đó về Vân Nam nghỉ ngơi. Kết quả là, hôm đó đi qua phòng hành chánh, tôi không hẹn mà gặp hiệu trưởng đang đi về hướng tôi, tôi đang định tránh đường khác, tưởng thầy không nhìn thấy tôi, không ngờ thầy gọi tôi lại: “Em gì ơi!”
“Dạ chào thầy.”
“Proposal của em đâu? Khi nào thì thầy đọc được?” Thầy hỏi.
Tối hôm đó, tôi nghiêm túc viết một bản proposal. Đột nhiên nhớ ra Lịch Xuyên từng hứa sửa proposal cho tôi, nên xin Lộ Tiệp địa chỉ email của Lịch Xuyên. Thật ra, tôi cũng mong là anh sẽ sửa proposal giúp tôi, chỉ là tôi muốn mượn cớ, hỏi thăm tình hình sức khỏe của anh ra sao, xuất viện hay chưa. Tôi tới tiệm net, đăng ký địa chỉ email, viết email bằng tiếng Anh cho anh.
“Chào anh, Lịch Xuyên. Đã lâu không gặp, không biết sức khỏe của anh như thế nào rồi, xuất viện hay chưa. Em viết một bản proposal, nếu anh thấy tiện, có thể sửa giúp em được không. Tạ Tiểu Thu.”
Tôi click chuột, gởi email đi. Ngay tích tắc đó, tôi liền hối hận, chuyện giữa chúng tôi đã bế tắc, sao tôi còn tìm anh làm gì. Có phải dễ dãi quá không. Nếu đã tìm anh, thì cũng phải viết khách sáo một chút, sao cứ vô tư như vậy, bệnh của anh cũng đâu phải do tôi giày vò. Xì, tôi khinh thường mình.
Thứ 3 tôi phải thi một môn quan trọng, nên không lên mạng kiểm tra email. Tối thứ 4 tôi tới tiệm net, vừa mở hộp thư, liền thấy một bức thư trả lời. Tôi chưa kịp xem nội dung bức thư, nước mắt liền tuôn ra như mưa. Thư viết bằng tiếng Anh, rất dài. Đầu tiên, anh sửa proposal cho tôi, cơ bản câu nào cũng bị anh sửa, số từ anh sửa vượt xa số lượng từ vốn có. Sau đó anh nói, anh còn nằm viện. Anh bị viêm phổi, sợ lây bệnh cho tôi. Bệnh viện chặn tín hiệu điện tử, cho nên không gọi điện thoại được. Hơn nữa, anh cũng không muốn tôi nhìn thấy bộ dạng bệnh tật của anh. Anh xuất viện sẽ đến gặp tôi ngay.
Tôi lập tức trả lời: “Lịch Xuyên, bây giờ em sẽ đi thăm anh liền!!!” Tôi gõ ba dấu chấm than.
Một giây sau tôi nhận được hồi âm của anh: “No.”
Tôi không cam tâm, lại viết tiếp: “Cho em biết anh ở bệnh viện nào đi, em không sợ lây bệnh.”
Anh lại trả lời: “No means no[2].”
[2] Không là không.
Tôi bực mình rời khỏi tiệm net.
/49
|