Bến xe là một tòa nhà màu trắng, không cao lắm, ngày thường chật ních
người, hôm nay chỉ thấy lác đác vài bóng người qua lại. Đèn neon chiếu sắc tường xanh, vài quầy hàng rong, vài hành khách đợi xe, một cụ già râu tóc bạc phơ đang từ tốn quét rác.Tôi đợi 15 phút, một chiếc xe màu đen trờ tới, cửa sau mở ra, một thanh niên mặc áo gió bước xuống xe.
Trừ việc nắp cống không bốc khói ra, tôi nghi ngờ mình đã lạc vào cảnh nào đó trong phim Ma trận[1].
[1] The Matrix: một bộ phim khoa học viễn tưởng, hành động của anh em đạo diễn Wachowski, được phát hành năm 1999, do nam diễn viên Keanu Reeves đóng vai chính, đoạt 4 giải Oscar năm 1999.
Trước nay, tôi chỉ cần liếc sơ qua một cái là nhận ra Lịch Xuyên giữa đám đông. Anh quá xuất chúng, quá đặc biệt. Anh không thuộc về thành phố này, cũng không thuộc về thế giới của tôi.
Đêm 30 Tết, nhà nào cũng đèn đuốc sáng trưng, vài bóng người tiêu điều trên đường.
Chúng tôi lặng lẽ nhìn nhau, ôm chặt nhau. Sau đó, anh nâng mặt tôi, nhìn chăm chú dưới ánh đèn đường, anh nói: Sao mặt em lại sưng lên vậy?
Ba tôi đánh hơi mạnh tay. Đây là lần đầu tiên ba đánh tôi. Nhưng ông thường hay đánh em tôi bằng dây nịt, lúc nào nó cũng la đau oai oái. Nếu tôi làm cha mẹ, tôi thấy đánh con cái mình cũng là tội ác, nhưng tất cả những người tôi quen biết, lúc còn nhỏ đều bị cha mẹ đánh, tôi đành phải tổng kết là, đánh con cũng là bản sắc văn hoá.
“Có sưng hả? Em đâu có cảm thấy đau đâu. À… à… chuyện là vậy, trên đường đi em bị một thằng nhóc giựt túi sách, em đánh nó một cái, nó đánh lại em một cái. Sau đó em đạp xe bỏ chạy.” Tôi vội vàng đội nón lên che mặt.
“Ban ngày ban mặt, em đóng phim võ thuật làm gì.” Anh hừ một tiếng, mở cửa ra cho tôi lên xe.
“Xe đạp thì tính sao? Đây là xe của em trai em.” Tuy nhét xe đạp vào chiếc Mercsdes-Benz thì hơi khó coi, nhưng tôi không thể bỏ chiếc xe đạp lại.
“Để anh.”
Anh nhét chiếc xe đạp đầy bùn đất vào cốp xe.
“Gọi điện cho dì em đi.” Anh chui vào ghết sau, đưa điện thoại cho tôi. “Nửa đêm bỏ nhà đi, chắc có nhiều người lo cho em lắm.”
Tôi nhìn đồng hồ, mới 7 giờ hơn. Do dự một lúc, bấm số điện thoại nhà dì.
Dì tôi lớn hơn mẹ tôi 4 tuổi. Bà không thích sống ở quê, nên nhờ người khác giới thiệu lấy chồng thành phố. Lúc đó, dượng tôi đang làm công nhân ở Côn Minh, còn đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua. Lúc dì tôi còn trẻ, chiến sĩ thi đua trong các nhà máy được khá nhiều cô gái tơ tưởng. Muốn lấy chồng là chiến sĩ thi đua, ngoài nỗ lực ra, còn cần một chút may mắn nữa. Bây giờ, doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, chiến sĩ thi đua cũng bị giảm biên chế. Trong thời gian trước, dượng tôi có nuôi cáo, hy vọng lúc bán sẽ có lời, nhưng không ngờ lại lỗ. Sau đó dượng mở cửa hàng bán dây nịt và tạp chí, cũng tiếp tục thua lỗ. Do đó, ông xin về hưu sớm, rồi làm bảo vệ siêu thị. Ông làm việc rất trách nhiệm, vừa làm vừa học, ngày nghỉ thì đi theo một người bạn Quảng Châu mua quần áo thời trang, lúc quen tay rồi thì thuê mặt bàng trong siêu thị đó mở cửa hàng thời trang. Tuy không giàu, nhưng cũng đủ lo ăn lo mặc cho cả nhà lớn bé. Hơn nữa hai chị họ của tôi đều đã lớn. Chị hai Mẫn Mẫn lấy chồng ở Thượng Hải, một năm về nhà 1,2 lần. Chị ba Châu Châu học xong trung học thì theo học đại học tại chức, hiện làm nhân viên kinh doanh ở một công ty bất động sản. Lúc tôi còn ở nhà, năm nào dì cũng về quê chúc Tết, thăm hỏi gia đình tôi, cậu, ông ngoại và bà ngoại. Nghỉ đông và nghỉ hè hằng năm tôi và em tôi cũng hay đến nhà dì chơi cuối tuần. Ba tôi nói, hoàn cảnh dì khó khăn, nhà chật chội, cho nên không cho chúng tôi làm phiền dì lâu. Lần nào lên thăm, chúng tôi cũng đem theo rất nhiều quà, chỉ ở lại lâu nhất là một ngày.
Điện thoại đổ một hồi chuông thì dì tôi bắt máy.
“A lô, ai vậy?”
“Dì ơi, con là Tiểu Thu.”
“Haizz! Cái con bất hiếu này! Tối 30 Tết còn cãi với ba con làm gì, ba con gọi điện thoại tới mấy lần rồi.” Dì chửi tôi té tát ở đầu dây bên kia, ở đầu dây bên này tôi còn cảm thấy được nước miếng của dì văng tứ tung.
“Con vừa tới Côn Minh, chị Mẫn Mẫn về chưa?” Ở đầu dây bên kia rất ồn ào.
“Ừ, cả nhà đều về rồi, còn dẫn Đậu Đậu về nữa. Châu Châu và bạn trai của nó cũng ở đây. Con mau tới đây đi, mọi người chưa ăn cơm tất niên đâu.”
Nhà dì chỉ có một phòng khách, một phòng ngủ, cả ba gia đình chen chúc, làm sao mà ngủ được. Tôi nói: “Dì ơi, dì còn nhớ Minh Minh không? Tô Minh Minh đó?”
“Sao không nhớ được, bạn thân của con mà.”
Tô Minh Minh là bạn học trung học của tôi, một trong số những người bạn thân nhất của tôi. Sau khi ba mẹ nó ly hôn, mẹ lấy một doanh nhân ở Côn Minh. Minh Minh cũng chuyển đến Côn Minh theo mẹ.
Nhà nó rộng, ba dượng nó lo làm ăn ít khi ở nhà, trước đây lần nào đến nhà dì, tôi cũng ghé qua nhà nó ở mấy ngày.
“Con sẽ ở nhà nó mấy ngày, sáng mai con sẽ tới nhà dì chúc Tết.” Tôi nói dối một cách bình tĩnh. Dì không biết số điện thoại nhà Minh Minh, “Ba con có hỏi thì dì nói con bình thường nha, mùng 6 con đi Bắc Kinh.”
“Qua Minh Minh làm gì, ở nhà dì đi. Con ngủ chung với Châu Châu cũng được mà.”
“Con hẹn với Minh Minh rồi. Mai con tới chúc Tết dì. Dì, con tắt máy nha!”
Dì tôi là người như vậy, chuyện mới xảy ra thì còn hồ đồ, nhưng chỉ cần cho bà 5 giây để suy nghĩ, bà sẽ trở nên thông minh bất ngờ. Tôi biết, chỉ cần tôi thêm một câu nào nữa, dì sẽ hỏi số điện thoại nhà Minh Minh, như vậy, tôi sẽ giấu đầu lòi đuôi.
Sau đó, tôi gọi điện thoại cho Minh Minh. Nghe được giọng nói của bạn cũ, Minh Minh la hét chói tai. Tôi đưa điện thoại ra xa, nói hai ba câu, nhờ nó che giấu giúp tôi. Dặn dò xong xuôi, tôi tắt máy, xoay đầu qua nhìn Lịch Xuyên.
“Có lẽ nên qua nhà dì em ăn cơm tất niên.” Anh nói, vẻ hơi buồn buồn. “Nếu ba em gọi điện thoại, ít nhất em có thể làm ông bớt giận một chút.”
“Lịch Xuyên,” tôi vuốt nhẹ mặt anh “Tối nay là 30 Tết. Ba em không cần em, dì không cần em, mà anh một mình đến đất khách tha hương, anh vì em bay từ Hạ Môn tới Bắc Kinh, lại bay từ Bắc Kinh tới Côn Minh, anh mới là người em nên ở bên cạnh. Tối nay, cho dù ba em có tìm được em, băm em thành trăm mảnh, em cũng muốn ở cạnh anh. Là anh, hiểu chưa?”
Anh cười buồn, cúi đầu xuống, hôn mặt và trán tôi.
“Ưm, anh uống rượu hả?” Tôi ngửi thấy mùi rượu thoang thoảng hơn nữa, đôi tay anh luôn lạnh lẽo, nhưng giờ lại nóng như lửa.
“Có uống vài ly bia.”
Tôi sờ trán anh, nóng như than.
“Anh đang sốt hả? Bao nhiêu độ?”
“Chắc hơi sốt, anh chưa đo.” Anh gạt tay tôi ra.
Tôi đang tính nói tiếp, chiếc xe đi vòng qua một cái hồ hình bán nguyệt, từ từ dừng lại trước một toà nhà đèn đuốc sáng choang.
Trên bảng hiệu có 4 chữ to: Khách sạn Thuý Hồ.
Đại sảnh của khách sạn rộng như sân bóng đá, bốn mặt đều có ghế sô pha đẹp đẽ, phía sau sô pha là mấy bồn trúc. Tôi theo Lịch Xuyên vào thang máy, tới phòng anh.
Đó là một căn hộ nhỏ, phong cách thiết kế pha trộn giữa Đông và Tây, vô cùng xa hoa. Anh cởi áo khoác giúp tôi, rồi treo vào tủ quần áo.
“Thư ký đặt khách sạn này cho anh à?” Tôi hỏi.
“Thư ký đặt. Tuy nhiên anh cũng nghe tiếng mới đến, nghe nói phòng căn hộ ở đây do I.M.Pei [2] thiết kế.”
[2] I Ming Pei (1917) - một kiến trúc sư nổi tiếng toàn thế giới của Trung Quốc, từng tốt nghiệp trường MIT, Mỹ.
“I.M.Pei là ai?”
“Bậc thầy Bối Duật Minh.” Anh nói “Anh rất thích cách lấy ánh sáng của ông ấy, hơn nữa, anh cũng thích kính.”
Hiển nhiên, tôi chỉ hiểu lơ mơ những lời anh nói, anh cười, giải thích “Những toà nhà chọc trời trong thành phố giống những con dã thú ngoài hành tinh, chỉ có những tấm kính mới giấu nó lại được.”
Trong phòng làm việc của anh có 3 cái màn hình máy tính Apple loại 21 inches, trên bàn khác có một bản vẽ phác thảo lớn, bên cạnh đó có mấy chai bia rỗng. Dưới bàn là xe lăn của anh, khung làm bằng cacbon, rất nhẹ, gấp gọn lại nặng chưa tới 33 pound. Đệm ghế được chế tạo đặc biệt phù hợp với cơ thể anh. Lịch Xuyên thường ngồi vẽ bản vẽ rất lâu, chỉ có ngồi trên chiếc xe lăn này mới thoải mái hơn một chút.
Tôi suy nghĩ, mỗi lần đi xa, anh đi bộ cũng đã đủ khó khăn, còn phải mang theo mấy thứ này ra vào sân bay, có phải rất khổ sở hay không.
“Laptop của anh không sài được sao?” Tôi hỏi “Tại sao cần nhiều màn hình dữ vậy? Khách sạn còn cung cấp màn hình nữa hả?”
“Không có” Anh nói “Anh không thích nhìn màn hình nhỏ, mấy cái này là anh mua ở đây.”
“Nhưng mà, nếu anh phải mang về thì rất phiền đó?”
“Anh không mang về, dùng xong sẽ tặng cho khách sạn.”
“Làm vậy… quá lãng phí rồi?”
“Nếu nhờ nó mà anh vẽ được bản vẽ đẹp thì không lãng phí chút nào.” Anh nháy mắt mấy cái “Có câu danh ngôn gì, thợ mộc gì đó, đồ nghề gì đó.”
“Thợ mộc muốn làm ra sản phẩm đẹp, phải có bộ đồ nghề tốt.”
“Đúng là câu đó.” Anh đứng tựa vào tường nhìn tôi.
“Anh tới Côn Minh hồi nào?”
“Ba em vừa chửi anh xong, nghe giọng có vẻ như em đang gặp chuyện nghiêm trọng, nên hôm sau anh đi Côn Minh liền.”
“Như vậy,” tôi nói “một mình anh ở đây cả nửa tháng trời.”
“Dù sao anh cũng phải làm rất nhiêu việc, phải vẽ nhiều bản vẽ. Ở đâu cũng giống nhau.” Anh nhún vai, tỏ vẻ không có gì to tát.
Tôi đi tắm, lúc đi ra, không có đồ để thay, đành phải mặc áo sơ mi và quần đùi của anh. Trong lúc tôi tắm anh gọi cơm tối, tôi ăn ngấu nghiến, hết sạch trong chớp mắt, cũng không biết là món gì.
“Tối 30 Tết em thường làm gì? Hả?” Anh đưa tay ra ôm tôi từ phía sau, hôn tôi.
“Ăn cơm tất nhiên xong thì qua nhà bà ngoại xem chương trình TV văn nghệ Tết.”
“Anh không thích xem TV. TV quá ồn ào. Mình cùng nhau đọc sách được không?” Anh dịu dàng nói “Trong túi xách anh có một quyển Hamlet.”
Bình thường Lịch Xuyên đâu có sến dữ vậy. Có chuyện gì đây? Tôi thấy mặt anh nóng rực, hơi thở cũng nóng, tay cũng nóng. Cho nên, tôi nói “Hamlet cái gì, anh nói sảng như vậy, chắc chắn là đang sốt cao. Em dẫn anh đi bác sĩ.”
“Không đi bác sĩ, bác sĩ lâu lắm. Em tắm xong thơm quá, anh chỉ muốn nhìn em.” Tôi ngồi bên mép giường, anh cầm khăn mặt, lau từng lọn tóc cho tôi.
Tôi vòng tay quanh eo anh, cởi dây lưng của anh, hôn anh qua lớp quần áo mỏng, bụng anh nóng rực, cơ thể cũng nhanh chóng có phản ứng.
Tôi đưa tay cởi nút áo anh: “Đứng lâu có mệt không? Ngồi xuống đi.”
Anh ngăn tay tôi lại.
“Sao vậy?”
“Anh bị dị ứng, nổi mề đay đầy người. Em đừng nhìn.” Anh nói thật.
Tôi hoảng sợ: “Dị ứng?”
Tôi đẩy tay anh ra, xốc áo anh lên.
Sau đó, tôi hít một hơi thật sâu.
Trên người anh nổi rất nhiều cục to màu đỏ, mỗi cục to cỡ đồng xu. Trừ trên người ra, thì tay và đùi cũng có. Tôi cởi quần đùi bó sát người của anh ra, phát hiện chỗ vết thương cũng nổi hai cục, phía trước một cục, phía sau một cục.
“Nhiều như vậy! Anh đi bác sĩ chưa? Uống thuốc chưa!” Tôi lo quá.
“Trong khách sạn có bác sĩ, lại còn là bác sĩ nổi tiếng nữa. Anh dị ứng với rất nhiều loại thuốc, không dám uống lung tung. Anh cứ tưởng trên giường có rận. Khách sạn đổi cho anh phòng khác, nhưng mề đay vẫn nổi. Anh mới nghĩ, đây là khách sạn 5 sao, chắc họ khử trùng chăn gối rất kỹ rồi, nên không phàn nàn với họ nữa. Có lẽ là do không quen với thời tiết thôi.”
“Hồi trước anh bị nổi mề đay lần nào chưa?”
“Da anh là da nhạy cảm. Tuy nhiên” Anh nói “Đúng là có một lần, anh cũng bị nổi mề đay giống như vậy. Tự nhiên nổi lên, mới qua một đêm mà nổi đầy người, kéo dài mấy ngày, tự nhiên lặn hết. Lúc đó anh còn học đại học, lười đi khám bác sĩ.”
Tôi kêu anh ngồi xuống, chui vào chăn: “Nói vậy, anh có nhớ lần đó anh làm gì mà bị dị ứng như vậy không?”
Anh suy nghĩ một lúc, lắc đầu: “Lần đó anh tham gia Shakespeare reading club[3]. Anh thường cùng đám bạn ngâm thơ Shakespeare. Sau đó, trường tổ chức ngày hội văn hóa, thành viên câu lạc bộ kéo nhau đăng ký biểu diễn kịch Shakespeare. Tuy hôm đó anh không có mặt, nhưng cũng bị họ ghi tên vào. Sau đó anh mới biết, ngày hội văn hóa sinh viên đó có quy mô rất lớn, phải diễn kịch ở hội trường của trường. Anh diễn vai Hamlet, có hơn 1000 người xem. Anh hồi hộp gần chết, ngày hôm sau mề đay nổi đầy người luôn.”
[3] Câu lạc bộ văn học Shakespeare
Tôi nén cười không nổi: “Lịch Xuyên, kể từ ngày đầu tiên em quen anh, anh rất tự tin. Khuôn mặt đẹp, giọng nói cũng dễ nghe. Em không tin anh cũng hồi hộp.”
Nói xong câu này, tôi nhớ ra một chuyện, liền hỏi “Đúng rồi, lúc đó anh có một chân hay là hai chân?”
Anh nhìn tôi, giận không trút ra được: “Còn phải hỏi, nếu có hai chân, sao anh phải hồi hộp? Hơn nữa, bạn anh còn đề nghị anh đừng chống nạng. Họ nói, anh có thể trượt tuyết một chân, thì có thể đi bộ một chân.”
“What[4]? Anh… anh có thể trượt tuyết?”
“Trust me[5].” Anh nói “Khiêu vũ cần hai chân, nhưng trượt tuyết chỉ cần một chân là đủ. Trước đây mùa đông năm nào anh cũng về Thụy Sĩ trượt tuyết. Năm ngoái anh cũng đi trượt tuyết, dốc núi cao thoai thoải, cảm giác tuyệt vời lắm.”
[4]Cái gì?
[5]Tin anh đi!
“Lịch Xuyên, anh… anh muốn chết hả?” Tim tôi đập thình thịch, vừa hâm mộ, vừa sùng bái.
“Hay là, em đi Thụy Sĩ với anh, anh dạy em trượt tuyết.” Anh ôm tôi, ôm thật chặt. “Ở đây, anh phải chờ em đủ 20 tuổi mới được kết hôn. Ở Thụy Sĩ, 18 tuổi là được rồi.”
Anh nói xong, lại cười vui vẻ.
Tôi nhéo tay anh: “Hiểu rồi. Ba em chửi anh, anh lo lắng quá, nên mới nổi mề đay khắp người. Bị áp lực nên nổi mề đay. Anh Hai, em pha trà chanh cho anh, em thoa thuốc cho anh, em mát xa cho anh, em giảm bớt áp lực cho anh, được không?”
Anh nói nhỏ “Trong phòng tắm có bao cao su, hay là mình làm gì đó thực tế hơn một chút đi.”
Lịch Xuyên không chịu cởi áo, nói cả người toàn mề đay rất mất thẩm mỹ. Cách lớp quần áo mỏng manh, cơ thể chúng tôi dán chặt vào nhau, diu dàng yêu nhau, nhanh chóng chìm vào biển tình. Chúng tôi đạt đến cao trào đến mực nghẹt thở. Giây phút đó, cơ thể anh cứng lại, nằm trong lòng tôi run run.
Chúng tôi chia nhau đi tắm, anh ngoan ngoãn nằm trên giường để tôi thoa thuốc.
Sau khi bôi thuốc xong, tôi báo cáo thành tích: “Trước người có 13 cục. sau lưng có 15 cục. Tổng cộng 28 cục to. Để tránh nhiễm trùng làm mủ, anh không được đeo chân giả. Còn nữa,” tôi nhìn nhìn nhiệt kế “Anh đang sốt, 39 độ 5. Lúc này mà anh còn làm chuyện đó, anh Vương, đúng là anh đang bị “dục hỏa công tâm” mà.”
Tôi đi xuống phòng y tế lấy miếng dán hạ sốt và bông băng khử trùng cho anh. Uống thuốc xong, anh chìm vào giấc ngủ, tới nửa đêm, anh giật mình tỉnh dậy. Tôi đè anh lại “Để em đi lấy.”
Tôi tìm được tủ lạnh, lấy bình sữa ra, kiểm tra hạn sử dụng, thấy quá hạn một ngày. Tôi đành mặc quần áo vào, xuống quầy phục vụ hỏi xem mua sữa ở đâu.
“Thưa cô, tôi có thể giúp gì cho cô?” Nhân viên phục vụ vội vàng tiếp điện thoại, một người bảo vệ đi đến, vẻ mặt nghiêm nghị đầy cảnh giác.
Tôi đột nhiên nhớ ra tôi vẫn đang mặc bộ quần áo lúc sáng. Quần jeans dính đầy bụi đất nâu vàng, áo len màu đen bó sát người. Tóc chưa chải, rối tung. Dáng vẻ của thiếu nữ sa ngã. Dưới ánh đèn sáng choang của khách sạn, trong mắt người bảo vệ đó, tôi giống một con chuột cống chạy qua đường.
Nhưng tôi là ai? Tôi yêu học tập, yêu lao động, yêu cuộc đời, yêu Lịch Xuyên, tôi là đóa hoa tươi đẹp của đất nước!
Nghĩ tới đây, tôi thẳng lưng, dùng ánh mắt tự hào đất nước tươi đẹp nhìn ông ta:
“Cho hỏi, mua sữa ít béo ở đâu?”
Người bảo vệ không thèm trả lời câu hỏi của tôi, hỏi ngược lại: “Cô ở phòng nào?”
“709.”
“Khách sạn phục vụ chu đáo 24 giờ. Muốn mua gì, cứ gọi điện là được.” Ông ta quan sát tôi, giọng điệu có chút trào phúng. “Khác ở đây, thì không thể không biết chuyện này.”
“À, vậy à? Vậy tôi về phòng gọi điện thoại.”Tôi xoay người định đi, ông ta ngăn tôi lại.
“Thưa cô, phiền cô cho tôi xem giấy chứng minh?”
“Không mang theo.”
“Đi theo tôi một lát.” Ông ta không khách khí, không thèm nói cả chữ “mời”.
Lòng tôi tràn ngập nỗi lo. Tôi chưa tới tuổi kết hôn. Không phải là vợ của Lịch Xuyên, làm sao ở chung phòng với anh được. Lỡ bị người ta bắt, giải thích sao cũng không được.
Tôi đành đi theo ông ta tới quầy lễ tân.
Ông ta hỏi một nhân viên lễ tân “Tiểu Tân, khách ở phòng 709 là ai?”
Người kia kiểm tra trên máy tính, câu trả lời nằm ngoài dự kiến của tôi “Là một cô gái, Tạ Tiểu Thu.”
Người bảo vệ nhìn tôi “Cô là Tạ Tiểu Thu?”
“Đúng vậy.”
Một người khác đang đứng cạnh nghe điện thoại, nghe thấy tên tôi, vội vàng tới giải thích: “Đừng hiểu lầm, đừng hiểu lầm. Cô ơi, xin lỗi cô. Lão Thái, để cháu giải thích, chuyện là vậy, mấy tiếng trước, anh Vương ở phòng 709 gọi điện nói tối nay bạn gái anh ta sẽ ở lại. Anh ta sẽ chuyển tới phòng 708 bên cạnh. Đã làm thủ tục chuyển phòng rồi.”
Người bảo vệ giật mình, nghi ngờ. “Sao khách mới tới lại ở phòng cũ.”
Lễ tân nói: “Là vầy, anh Vương nói, muốn nhường phòng nhìn ra hồ cho bạn gái anh ta.”
“Xin lỗi, cô Tạ.” Người bảo vệ nghiêm túc xin lỗi tôi. Sau đó, ông ta kêu tôi chờ, ân cần chạy tới nhà hàng ở tầng hai, lấy cho tôi một hộp sữa tươi ít béo.
Tôi về phòng, đèn trong phòng mờ mờ. Lịch Xuyên ngồi trong bóng đêm trừng mắt nhìn tôi.
“Sao đi lâu vậy?” Anh nói “ Quên nói em biết, gọi điện thoại là được rồi.”
Uống sữa xong, tôi lại đo nhiệt độ cho anh. 39 độ 5, không giảm chút nào. Ga giường, quần áo anh đều ướt đẫm mồ hôi.
Tôi thay quần áo cho anh, thay ga giường, sau đó mở tủ lạnh lấy một cục đã, lấy khăn mặt, hạ sốt cho anh.
“Đi ngủ đi, anh không sao.” Anh nói trong bóng đêm, cổ họng khàn khàn. Nhưng tay anh, nắm tay tôi thật chặt, sợ tôi sẽ bỏ đi mất.
“Lịch Xuyên, anh đừng bệnh nữa nha, hễ bị bệnh là bệnh cả nửa tháng.” Tôi ngồi ở đầu giường, bỏ cục đá vào túi ni lông, lấy khăn mặt bao lại, đặt lên trán anh. Anh lăn qua lăn lại trên giường, ngủ không yên.
Không biết ngồi bao lâu, anh mơ mơ màng màng hỏi tôi “Sao không nghe tiếng chuông giao thừa?”
“Chuông cái đầu anh, giờ đã là 4 giờ sáng rồi.”
“Vậy anh chúc Tết em trước, bạn Tiểu Thu.” Nói xong, anh lật người lại, tôi liền nhét một cái gối dưới lưng anh. Rốt cuộc anh cũng ngủ.
Lịch Xuyên ngủ thẳng tới 10 giờ sáng mới mở mắt nổi. Còn tôi, sau khi anh hạ sốt, ngủ gần 3 tiếng. Trong 3 tiếng đó, tôi mơ lung tung. Nhiều lần mơ thấy Lịch Xuyên. Người ta đang nằm ngủ cạnh tôi, mà tôi còn mơ thấy người ta nữa, tôi nghi ngờ không biết có phải bản thân quá háo sắc hay không.
Cuối cùng, tôi tỉnh hẳn, vừa mở mắt đã thấy anh tắm rửa sạch sẽ, khoác áo choàng tắm ngồi trên giường nhìn tôi.
“Mơ thấy gì mà cười tươi như hoa vậy?” Anh cười tủm tỉm nói “Báo cáo em hai tin vui: thứ nhất, anh hạ sốt rồi, nhiệt độ cơ thể bình thường, 37 độ 1. Thứ 2, mề đay cũng lặn mất rồi, đột nhiên đến đột nhiên đi, giống như anh chưa từng bị nổi mề đay.”
Cần gì anh báo cáo, trước khi đi ngủ tôi đã kiểm tra toàn thân anh một lần, tôi ngồi xuống, bổ sung: “Thứ ba, hai cục trên lưng anh còn ở chỗ cũ, anh vẫn chưa mang theo chân giả được.”
“Đừng nói mấy chuyện này nữa được không?” Anh nhẹ nhàng nói “Anh xin lỗi, làm em mất ngủ cả đêm. Anh xin thề, anh luôn giữ gìn sức khỏe, cũng thường xuyên tập thể dục, thật ra anh ít khi bị bệnh lắm.”
“Em cũng vậy.” Tôi đắc ý nói “Ăn được, uống được, ngủ được, chơi được, ngày nào cũng sống vui vẻ, là hạnh phúc.”
Ăn sáng xong, Lịch Xuyên dẫn tôi đi siêu thị mua quần áo cho tôi. Tôi mua trà gạo nếp [6] cho dì dượng, mua đồ chơi cho Đậu Đậu, mua đồ trang điểm cho chị Châu Châu. Lịch Xuyên đưa tôi tới cửa khu chung cư nhà dì dượng tôi, anh chống nạng, nhảy xuống xe, mở cửa cho tôi.
[6] Làm từ cây lưu tô, là một loại trà quý hiếm, đặc sản vùng núi Văn Đài, thành phố cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
Tôi kéo tay anh không buông: “Lên gặp dì với em đi, dì em hiền hơn ba em nhiều. Dì chắc chắn sẽ thích anh.”
Anh suy nghĩ một lúc, nói: “Để lần sau đi.”
Anh dẫn tôi tới cổng lớn, đứng dưới bóng cây, anh đưa mấy món quà cho tôi: “ Đừng ở lại lâu quá, ăn cơm xong rồi về liền nha. Anh sẽ dẫn em đi dạo một vòng Côn Minh.”
“Anh Hai ơi, em dẫn anh đi dạo hay là anh dẫn em đi đây?”
“Anh dẫn em đi chứ. Uổng công em tự xưng là người Vân Nam, tới Côn Minh mà không phân biệt được đông tây nam bắc.” Anh nói.
Tôi rúc vào lòng anh, không chịu đi.
“Đi đi, đi sớm về sớm.” Anh đưa tay ra, cột dây lưng áo gió lại cho tôi.
“Được rồi.” Tôi lưu luyến, vẫn ngẩng đầu nhìn mặt anh chăm chú.
Anh cúi đầu xuống, hôn nhẹ lên trán tôi. Sau đó anh đẩy tôi ra, nói: “Anh cảm thấy, hình như mình đang bị người ta nhìn.”
Tôi quay đầu lại, thấy bảy người, xếp thành một hàng đứng cách cổng lớn không xa, đang trừng to mắt nhìn tôi. Đứng đầu là một người phụ nữ trung niên, tay xách giỏ, trong giỏ có một con cá to.
Chiếc Mercedes-Benz của Lịch Xuyên đậu bên cạnh họ.
Tôi dơ tay lên, chào hỏi mọi người: “Dì.”
người, hôm nay chỉ thấy lác đác vài bóng người qua lại. Đèn neon chiếu sắc tường xanh, vài quầy hàng rong, vài hành khách đợi xe, một cụ già râu tóc bạc phơ đang từ tốn quét rác.Tôi đợi 15 phút, một chiếc xe màu đen trờ tới, cửa sau mở ra, một thanh niên mặc áo gió bước xuống xe.
Trừ việc nắp cống không bốc khói ra, tôi nghi ngờ mình đã lạc vào cảnh nào đó trong phim Ma trận[1].
[1] The Matrix: một bộ phim khoa học viễn tưởng, hành động của anh em đạo diễn Wachowski, được phát hành năm 1999, do nam diễn viên Keanu Reeves đóng vai chính, đoạt 4 giải Oscar năm 1999.
Trước nay, tôi chỉ cần liếc sơ qua một cái là nhận ra Lịch Xuyên giữa đám đông. Anh quá xuất chúng, quá đặc biệt. Anh không thuộc về thành phố này, cũng không thuộc về thế giới của tôi.
Đêm 30 Tết, nhà nào cũng đèn đuốc sáng trưng, vài bóng người tiêu điều trên đường.
Chúng tôi lặng lẽ nhìn nhau, ôm chặt nhau. Sau đó, anh nâng mặt tôi, nhìn chăm chú dưới ánh đèn đường, anh nói: Sao mặt em lại sưng lên vậy?
Ba tôi đánh hơi mạnh tay. Đây là lần đầu tiên ba đánh tôi. Nhưng ông thường hay đánh em tôi bằng dây nịt, lúc nào nó cũng la đau oai oái. Nếu tôi làm cha mẹ, tôi thấy đánh con cái mình cũng là tội ác, nhưng tất cả những người tôi quen biết, lúc còn nhỏ đều bị cha mẹ đánh, tôi đành phải tổng kết là, đánh con cũng là bản sắc văn hoá.
“Có sưng hả? Em đâu có cảm thấy đau đâu. À… à… chuyện là vậy, trên đường đi em bị một thằng nhóc giựt túi sách, em đánh nó một cái, nó đánh lại em một cái. Sau đó em đạp xe bỏ chạy.” Tôi vội vàng đội nón lên che mặt.
“Ban ngày ban mặt, em đóng phim võ thuật làm gì.” Anh hừ một tiếng, mở cửa ra cho tôi lên xe.
“Xe đạp thì tính sao? Đây là xe của em trai em.” Tuy nhét xe đạp vào chiếc Mercsdes-Benz thì hơi khó coi, nhưng tôi không thể bỏ chiếc xe đạp lại.
“Để anh.”
Anh nhét chiếc xe đạp đầy bùn đất vào cốp xe.
“Gọi điện cho dì em đi.” Anh chui vào ghết sau, đưa điện thoại cho tôi. “Nửa đêm bỏ nhà đi, chắc có nhiều người lo cho em lắm.”
Tôi nhìn đồng hồ, mới 7 giờ hơn. Do dự một lúc, bấm số điện thoại nhà dì.
Dì tôi lớn hơn mẹ tôi 4 tuổi. Bà không thích sống ở quê, nên nhờ người khác giới thiệu lấy chồng thành phố. Lúc đó, dượng tôi đang làm công nhân ở Côn Minh, còn đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua. Lúc dì tôi còn trẻ, chiến sĩ thi đua trong các nhà máy được khá nhiều cô gái tơ tưởng. Muốn lấy chồng là chiến sĩ thi đua, ngoài nỗ lực ra, còn cần một chút may mắn nữa. Bây giờ, doanh nghiệp nhà nước gặp nhiều khó khăn, chiến sĩ thi đua cũng bị giảm biên chế. Trong thời gian trước, dượng tôi có nuôi cáo, hy vọng lúc bán sẽ có lời, nhưng không ngờ lại lỗ. Sau đó dượng mở cửa hàng bán dây nịt và tạp chí, cũng tiếp tục thua lỗ. Do đó, ông xin về hưu sớm, rồi làm bảo vệ siêu thị. Ông làm việc rất trách nhiệm, vừa làm vừa học, ngày nghỉ thì đi theo một người bạn Quảng Châu mua quần áo thời trang, lúc quen tay rồi thì thuê mặt bàng trong siêu thị đó mở cửa hàng thời trang. Tuy không giàu, nhưng cũng đủ lo ăn lo mặc cho cả nhà lớn bé. Hơn nữa hai chị họ của tôi đều đã lớn. Chị hai Mẫn Mẫn lấy chồng ở Thượng Hải, một năm về nhà 1,2 lần. Chị ba Châu Châu học xong trung học thì theo học đại học tại chức, hiện làm nhân viên kinh doanh ở một công ty bất động sản. Lúc tôi còn ở nhà, năm nào dì cũng về quê chúc Tết, thăm hỏi gia đình tôi, cậu, ông ngoại và bà ngoại. Nghỉ đông và nghỉ hè hằng năm tôi và em tôi cũng hay đến nhà dì chơi cuối tuần. Ba tôi nói, hoàn cảnh dì khó khăn, nhà chật chội, cho nên không cho chúng tôi làm phiền dì lâu. Lần nào lên thăm, chúng tôi cũng đem theo rất nhiều quà, chỉ ở lại lâu nhất là một ngày.
Điện thoại đổ một hồi chuông thì dì tôi bắt máy.
“A lô, ai vậy?”
“Dì ơi, con là Tiểu Thu.”
“Haizz! Cái con bất hiếu này! Tối 30 Tết còn cãi với ba con làm gì, ba con gọi điện thoại tới mấy lần rồi.” Dì chửi tôi té tát ở đầu dây bên kia, ở đầu dây bên này tôi còn cảm thấy được nước miếng của dì văng tứ tung.
“Con vừa tới Côn Minh, chị Mẫn Mẫn về chưa?” Ở đầu dây bên kia rất ồn ào.
“Ừ, cả nhà đều về rồi, còn dẫn Đậu Đậu về nữa. Châu Châu và bạn trai của nó cũng ở đây. Con mau tới đây đi, mọi người chưa ăn cơm tất niên đâu.”
Nhà dì chỉ có một phòng khách, một phòng ngủ, cả ba gia đình chen chúc, làm sao mà ngủ được. Tôi nói: “Dì ơi, dì còn nhớ Minh Minh không? Tô Minh Minh đó?”
“Sao không nhớ được, bạn thân của con mà.”
Tô Minh Minh là bạn học trung học của tôi, một trong số những người bạn thân nhất của tôi. Sau khi ba mẹ nó ly hôn, mẹ lấy một doanh nhân ở Côn Minh. Minh Minh cũng chuyển đến Côn Minh theo mẹ.
Nhà nó rộng, ba dượng nó lo làm ăn ít khi ở nhà, trước đây lần nào đến nhà dì, tôi cũng ghé qua nhà nó ở mấy ngày.
“Con sẽ ở nhà nó mấy ngày, sáng mai con sẽ tới nhà dì chúc Tết.” Tôi nói dối một cách bình tĩnh. Dì không biết số điện thoại nhà Minh Minh, “Ba con có hỏi thì dì nói con bình thường nha, mùng 6 con đi Bắc Kinh.”
“Qua Minh Minh làm gì, ở nhà dì đi. Con ngủ chung với Châu Châu cũng được mà.”
“Con hẹn với Minh Minh rồi. Mai con tới chúc Tết dì. Dì, con tắt máy nha!”
Dì tôi là người như vậy, chuyện mới xảy ra thì còn hồ đồ, nhưng chỉ cần cho bà 5 giây để suy nghĩ, bà sẽ trở nên thông minh bất ngờ. Tôi biết, chỉ cần tôi thêm một câu nào nữa, dì sẽ hỏi số điện thoại nhà Minh Minh, như vậy, tôi sẽ giấu đầu lòi đuôi.
Sau đó, tôi gọi điện thoại cho Minh Minh. Nghe được giọng nói của bạn cũ, Minh Minh la hét chói tai. Tôi đưa điện thoại ra xa, nói hai ba câu, nhờ nó che giấu giúp tôi. Dặn dò xong xuôi, tôi tắt máy, xoay đầu qua nhìn Lịch Xuyên.
“Có lẽ nên qua nhà dì em ăn cơm tất niên.” Anh nói, vẻ hơi buồn buồn. “Nếu ba em gọi điện thoại, ít nhất em có thể làm ông bớt giận một chút.”
“Lịch Xuyên,” tôi vuốt nhẹ mặt anh “Tối nay là 30 Tết. Ba em không cần em, dì không cần em, mà anh một mình đến đất khách tha hương, anh vì em bay từ Hạ Môn tới Bắc Kinh, lại bay từ Bắc Kinh tới Côn Minh, anh mới là người em nên ở bên cạnh. Tối nay, cho dù ba em có tìm được em, băm em thành trăm mảnh, em cũng muốn ở cạnh anh. Là anh, hiểu chưa?”
Anh cười buồn, cúi đầu xuống, hôn mặt và trán tôi.
“Ưm, anh uống rượu hả?” Tôi ngửi thấy mùi rượu thoang thoảng hơn nữa, đôi tay anh luôn lạnh lẽo, nhưng giờ lại nóng như lửa.
“Có uống vài ly bia.”
Tôi sờ trán anh, nóng như than.
“Anh đang sốt hả? Bao nhiêu độ?”
“Chắc hơi sốt, anh chưa đo.” Anh gạt tay tôi ra.
Tôi đang tính nói tiếp, chiếc xe đi vòng qua một cái hồ hình bán nguyệt, từ từ dừng lại trước một toà nhà đèn đuốc sáng choang.
Trên bảng hiệu có 4 chữ to: Khách sạn Thuý Hồ.
Đại sảnh của khách sạn rộng như sân bóng đá, bốn mặt đều có ghế sô pha đẹp đẽ, phía sau sô pha là mấy bồn trúc. Tôi theo Lịch Xuyên vào thang máy, tới phòng anh.
Đó là một căn hộ nhỏ, phong cách thiết kế pha trộn giữa Đông và Tây, vô cùng xa hoa. Anh cởi áo khoác giúp tôi, rồi treo vào tủ quần áo.
“Thư ký đặt khách sạn này cho anh à?” Tôi hỏi.
“Thư ký đặt. Tuy nhiên anh cũng nghe tiếng mới đến, nghe nói phòng căn hộ ở đây do I.M.Pei [2] thiết kế.”
[2] I Ming Pei (1917) - một kiến trúc sư nổi tiếng toàn thế giới của Trung Quốc, từng tốt nghiệp trường MIT, Mỹ.
“I.M.Pei là ai?”
“Bậc thầy Bối Duật Minh.” Anh nói “Anh rất thích cách lấy ánh sáng của ông ấy, hơn nữa, anh cũng thích kính.”
Hiển nhiên, tôi chỉ hiểu lơ mơ những lời anh nói, anh cười, giải thích “Những toà nhà chọc trời trong thành phố giống những con dã thú ngoài hành tinh, chỉ có những tấm kính mới giấu nó lại được.”
Trong phòng làm việc của anh có 3 cái màn hình máy tính Apple loại 21 inches, trên bàn khác có một bản vẽ phác thảo lớn, bên cạnh đó có mấy chai bia rỗng. Dưới bàn là xe lăn của anh, khung làm bằng cacbon, rất nhẹ, gấp gọn lại nặng chưa tới 33 pound. Đệm ghế được chế tạo đặc biệt phù hợp với cơ thể anh. Lịch Xuyên thường ngồi vẽ bản vẽ rất lâu, chỉ có ngồi trên chiếc xe lăn này mới thoải mái hơn một chút.
Tôi suy nghĩ, mỗi lần đi xa, anh đi bộ cũng đã đủ khó khăn, còn phải mang theo mấy thứ này ra vào sân bay, có phải rất khổ sở hay không.
“Laptop của anh không sài được sao?” Tôi hỏi “Tại sao cần nhiều màn hình dữ vậy? Khách sạn còn cung cấp màn hình nữa hả?”
“Không có” Anh nói “Anh không thích nhìn màn hình nhỏ, mấy cái này là anh mua ở đây.”
“Nhưng mà, nếu anh phải mang về thì rất phiền đó?”
“Anh không mang về, dùng xong sẽ tặng cho khách sạn.”
“Làm vậy… quá lãng phí rồi?”
“Nếu nhờ nó mà anh vẽ được bản vẽ đẹp thì không lãng phí chút nào.” Anh nháy mắt mấy cái “Có câu danh ngôn gì, thợ mộc gì đó, đồ nghề gì đó.”
“Thợ mộc muốn làm ra sản phẩm đẹp, phải có bộ đồ nghề tốt.”
“Đúng là câu đó.” Anh đứng tựa vào tường nhìn tôi.
“Anh tới Côn Minh hồi nào?”
“Ba em vừa chửi anh xong, nghe giọng có vẻ như em đang gặp chuyện nghiêm trọng, nên hôm sau anh đi Côn Minh liền.”
“Như vậy,” tôi nói “một mình anh ở đây cả nửa tháng trời.”
“Dù sao anh cũng phải làm rất nhiêu việc, phải vẽ nhiều bản vẽ. Ở đâu cũng giống nhau.” Anh nhún vai, tỏ vẻ không có gì to tát.
Tôi đi tắm, lúc đi ra, không có đồ để thay, đành phải mặc áo sơ mi và quần đùi của anh. Trong lúc tôi tắm anh gọi cơm tối, tôi ăn ngấu nghiến, hết sạch trong chớp mắt, cũng không biết là món gì.
“Tối 30 Tết em thường làm gì? Hả?” Anh đưa tay ra ôm tôi từ phía sau, hôn tôi.
“Ăn cơm tất nhiên xong thì qua nhà bà ngoại xem chương trình TV văn nghệ Tết.”
“Anh không thích xem TV. TV quá ồn ào. Mình cùng nhau đọc sách được không?” Anh dịu dàng nói “Trong túi xách anh có một quyển Hamlet.”
Bình thường Lịch Xuyên đâu có sến dữ vậy. Có chuyện gì đây? Tôi thấy mặt anh nóng rực, hơi thở cũng nóng, tay cũng nóng. Cho nên, tôi nói “Hamlet cái gì, anh nói sảng như vậy, chắc chắn là đang sốt cao. Em dẫn anh đi bác sĩ.”
“Không đi bác sĩ, bác sĩ lâu lắm. Em tắm xong thơm quá, anh chỉ muốn nhìn em.” Tôi ngồi bên mép giường, anh cầm khăn mặt, lau từng lọn tóc cho tôi.
Tôi vòng tay quanh eo anh, cởi dây lưng của anh, hôn anh qua lớp quần áo mỏng, bụng anh nóng rực, cơ thể cũng nhanh chóng có phản ứng.
Tôi đưa tay cởi nút áo anh: “Đứng lâu có mệt không? Ngồi xuống đi.”
Anh ngăn tay tôi lại.
“Sao vậy?”
“Anh bị dị ứng, nổi mề đay đầy người. Em đừng nhìn.” Anh nói thật.
Tôi hoảng sợ: “Dị ứng?”
Tôi đẩy tay anh ra, xốc áo anh lên.
Sau đó, tôi hít một hơi thật sâu.
Trên người anh nổi rất nhiều cục to màu đỏ, mỗi cục to cỡ đồng xu. Trừ trên người ra, thì tay và đùi cũng có. Tôi cởi quần đùi bó sát người của anh ra, phát hiện chỗ vết thương cũng nổi hai cục, phía trước một cục, phía sau một cục.
“Nhiều như vậy! Anh đi bác sĩ chưa? Uống thuốc chưa!” Tôi lo quá.
“Trong khách sạn có bác sĩ, lại còn là bác sĩ nổi tiếng nữa. Anh dị ứng với rất nhiều loại thuốc, không dám uống lung tung. Anh cứ tưởng trên giường có rận. Khách sạn đổi cho anh phòng khác, nhưng mề đay vẫn nổi. Anh mới nghĩ, đây là khách sạn 5 sao, chắc họ khử trùng chăn gối rất kỹ rồi, nên không phàn nàn với họ nữa. Có lẽ là do không quen với thời tiết thôi.”
“Hồi trước anh bị nổi mề đay lần nào chưa?”
“Da anh là da nhạy cảm. Tuy nhiên” Anh nói “Đúng là có một lần, anh cũng bị nổi mề đay giống như vậy. Tự nhiên nổi lên, mới qua một đêm mà nổi đầy người, kéo dài mấy ngày, tự nhiên lặn hết. Lúc đó anh còn học đại học, lười đi khám bác sĩ.”
Tôi kêu anh ngồi xuống, chui vào chăn: “Nói vậy, anh có nhớ lần đó anh làm gì mà bị dị ứng như vậy không?”
Anh suy nghĩ một lúc, lắc đầu: “Lần đó anh tham gia Shakespeare reading club[3]. Anh thường cùng đám bạn ngâm thơ Shakespeare. Sau đó, trường tổ chức ngày hội văn hóa, thành viên câu lạc bộ kéo nhau đăng ký biểu diễn kịch Shakespeare. Tuy hôm đó anh không có mặt, nhưng cũng bị họ ghi tên vào. Sau đó anh mới biết, ngày hội văn hóa sinh viên đó có quy mô rất lớn, phải diễn kịch ở hội trường của trường. Anh diễn vai Hamlet, có hơn 1000 người xem. Anh hồi hộp gần chết, ngày hôm sau mề đay nổi đầy người luôn.”
[3] Câu lạc bộ văn học Shakespeare
Tôi nén cười không nổi: “Lịch Xuyên, kể từ ngày đầu tiên em quen anh, anh rất tự tin. Khuôn mặt đẹp, giọng nói cũng dễ nghe. Em không tin anh cũng hồi hộp.”
Nói xong câu này, tôi nhớ ra một chuyện, liền hỏi “Đúng rồi, lúc đó anh có một chân hay là hai chân?”
Anh nhìn tôi, giận không trút ra được: “Còn phải hỏi, nếu có hai chân, sao anh phải hồi hộp? Hơn nữa, bạn anh còn đề nghị anh đừng chống nạng. Họ nói, anh có thể trượt tuyết một chân, thì có thể đi bộ một chân.”
“What[4]? Anh… anh có thể trượt tuyết?”
“Trust me[5].” Anh nói “Khiêu vũ cần hai chân, nhưng trượt tuyết chỉ cần một chân là đủ. Trước đây mùa đông năm nào anh cũng về Thụy Sĩ trượt tuyết. Năm ngoái anh cũng đi trượt tuyết, dốc núi cao thoai thoải, cảm giác tuyệt vời lắm.”
[4]Cái gì?
[5]Tin anh đi!
“Lịch Xuyên, anh… anh muốn chết hả?” Tim tôi đập thình thịch, vừa hâm mộ, vừa sùng bái.
“Hay là, em đi Thụy Sĩ với anh, anh dạy em trượt tuyết.” Anh ôm tôi, ôm thật chặt. “Ở đây, anh phải chờ em đủ 20 tuổi mới được kết hôn. Ở Thụy Sĩ, 18 tuổi là được rồi.”
Anh nói xong, lại cười vui vẻ.
Tôi nhéo tay anh: “Hiểu rồi. Ba em chửi anh, anh lo lắng quá, nên mới nổi mề đay khắp người. Bị áp lực nên nổi mề đay. Anh Hai, em pha trà chanh cho anh, em thoa thuốc cho anh, em mát xa cho anh, em giảm bớt áp lực cho anh, được không?”
Anh nói nhỏ “Trong phòng tắm có bao cao su, hay là mình làm gì đó thực tế hơn một chút đi.”
Lịch Xuyên không chịu cởi áo, nói cả người toàn mề đay rất mất thẩm mỹ. Cách lớp quần áo mỏng manh, cơ thể chúng tôi dán chặt vào nhau, diu dàng yêu nhau, nhanh chóng chìm vào biển tình. Chúng tôi đạt đến cao trào đến mực nghẹt thở. Giây phút đó, cơ thể anh cứng lại, nằm trong lòng tôi run run.
Chúng tôi chia nhau đi tắm, anh ngoan ngoãn nằm trên giường để tôi thoa thuốc.
Sau khi bôi thuốc xong, tôi báo cáo thành tích: “Trước người có 13 cục. sau lưng có 15 cục. Tổng cộng 28 cục to. Để tránh nhiễm trùng làm mủ, anh không được đeo chân giả. Còn nữa,” tôi nhìn nhìn nhiệt kế “Anh đang sốt, 39 độ 5. Lúc này mà anh còn làm chuyện đó, anh Vương, đúng là anh đang bị “dục hỏa công tâm” mà.”
Tôi đi xuống phòng y tế lấy miếng dán hạ sốt và bông băng khử trùng cho anh. Uống thuốc xong, anh chìm vào giấc ngủ, tới nửa đêm, anh giật mình tỉnh dậy. Tôi đè anh lại “Để em đi lấy.”
Tôi tìm được tủ lạnh, lấy bình sữa ra, kiểm tra hạn sử dụng, thấy quá hạn một ngày. Tôi đành mặc quần áo vào, xuống quầy phục vụ hỏi xem mua sữa ở đâu.
“Thưa cô, tôi có thể giúp gì cho cô?” Nhân viên phục vụ vội vàng tiếp điện thoại, một người bảo vệ đi đến, vẻ mặt nghiêm nghị đầy cảnh giác.
Tôi đột nhiên nhớ ra tôi vẫn đang mặc bộ quần áo lúc sáng. Quần jeans dính đầy bụi đất nâu vàng, áo len màu đen bó sát người. Tóc chưa chải, rối tung. Dáng vẻ của thiếu nữ sa ngã. Dưới ánh đèn sáng choang của khách sạn, trong mắt người bảo vệ đó, tôi giống một con chuột cống chạy qua đường.
Nhưng tôi là ai? Tôi yêu học tập, yêu lao động, yêu cuộc đời, yêu Lịch Xuyên, tôi là đóa hoa tươi đẹp của đất nước!
Nghĩ tới đây, tôi thẳng lưng, dùng ánh mắt tự hào đất nước tươi đẹp nhìn ông ta:
“Cho hỏi, mua sữa ít béo ở đâu?”
Người bảo vệ không thèm trả lời câu hỏi của tôi, hỏi ngược lại: “Cô ở phòng nào?”
“709.”
“Khách sạn phục vụ chu đáo 24 giờ. Muốn mua gì, cứ gọi điện là được.” Ông ta quan sát tôi, giọng điệu có chút trào phúng. “Khác ở đây, thì không thể không biết chuyện này.”
“À, vậy à? Vậy tôi về phòng gọi điện thoại.”Tôi xoay người định đi, ông ta ngăn tôi lại.
“Thưa cô, phiền cô cho tôi xem giấy chứng minh?”
“Không mang theo.”
“Đi theo tôi một lát.” Ông ta không khách khí, không thèm nói cả chữ “mời”.
Lòng tôi tràn ngập nỗi lo. Tôi chưa tới tuổi kết hôn. Không phải là vợ của Lịch Xuyên, làm sao ở chung phòng với anh được. Lỡ bị người ta bắt, giải thích sao cũng không được.
Tôi đành đi theo ông ta tới quầy lễ tân.
Ông ta hỏi một nhân viên lễ tân “Tiểu Tân, khách ở phòng 709 là ai?”
Người kia kiểm tra trên máy tính, câu trả lời nằm ngoài dự kiến của tôi “Là một cô gái, Tạ Tiểu Thu.”
Người bảo vệ nhìn tôi “Cô là Tạ Tiểu Thu?”
“Đúng vậy.”
Một người khác đang đứng cạnh nghe điện thoại, nghe thấy tên tôi, vội vàng tới giải thích: “Đừng hiểu lầm, đừng hiểu lầm. Cô ơi, xin lỗi cô. Lão Thái, để cháu giải thích, chuyện là vậy, mấy tiếng trước, anh Vương ở phòng 709 gọi điện nói tối nay bạn gái anh ta sẽ ở lại. Anh ta sẽ chuyển tới phòng 708 bên cạnh. Đã làm thủ tục chuyển phòng rồi.”
Người bảo vệ giật mình, nghi ngờ. “Sao khách mới tới lại ở phòng cũ.”
Lễ tân nói: “Là vầy, anh Vương nói, muốn nhường phòng nhìn ra hồ cho bạn gái anh ta.”
“Xin lỗi, cô Tạ.” Người bảo vệ nghiêm túc xin lỗi tôi. Sau đó, ông ta kêu tôi chờ, ân cần chạy tới nhà hàng ở tầng hai, lấy cho tôi một hộp sữa tươi ít béo.
Tôi về phòng, đèn trong phòng mờ mờ. Lịch Xuyên ngồi trong bóng đêm trừng mắt nhìn tôi.
“Sao đi lâu vậy?” Anh nói “ Quên nói em biết, gọi điện thoại là được rồi.”
Uống sữa xong, tôi lại đo nhiệt độ cho anh. 39 độ 5, không giảm chút nào. Ga giường, quần áo anh đều ướt đẫm mồ hôi.
Tôi thay quần áo cho anh, thay ga giường, sau đó mở tủ lạnh lấy một cục đã, lấy khăn mặt, hạ sốt cho anh.
“Đi ngủ đi, anh không sao.” Anh nói trong bóng đêm, cổ họng khàn khàn. Nhưng tay anh, nắm tay tôi thật chặt, sợ tôi sẽ bỏ đi mất.
“Lịch Xuyên, anh đừng bệnh nữa nha, hễ bị bệnh là bệnh cả nửa tháng.” Tôi ngồi ở đầu giường, bỏ cục đá vào túi ni lông, lấy khăn mặt bao lại, đặt lên trán anh. Anh lăn qua lăn lại trên giường, ngủ không yên.
Không biết ngồi bao lâu, anh mơ mơ màng màng hỏi tôi “Sao không nghe tiếng chuông giao thừa?”
“Chuông cái đầu anh, giờ đã là 4 giờ sáng rồi.”
“Vậy anh chúc Tết em trước, bạn Tiểu Thu.” Nói xong, anh lật người lại, tôi liền nhét một cái gối dưới lưng anh. Rốt cuộc anh cũng ngủ.
Lịch Xuyên ngủ thẳng tới 10 giờ sáng mới mở mắt nổi. Còn tôi, sau khi anh hạ sốt, ngủ gần 3 tiếng. Trong 3 tiếng đó, tôi mơ lung tung. Nhiều lần mơ thấy Lịch Xuyên. Người ta đang nằm ngủ cạnh tôi, mà tôi còn mơ thấy người ta nữa, tôi nghi ngờ không biết có phải bản thân quá háo sắc hay không.
Cuối cùng, tôi tỉnh hẳn, vừa mở mắt đã thấy anh tắm rửa sạch sẽ, khoác áo choàng tắm ngồi trên giường nhìn tôi.
“Mơ thấy gì mà cười tươi như hoa vậy?” Anh cười tủm tỉm nói “Báo cáo em hai tin vui: thứ nhất, anh hạ sốt rồi, nhiệt độ cơ thể bình thường, 37 độ 1. Thứ 2, mề đay cũng lặn mất rồi, đột nhiên đến đột nhiên đi, giống như anh chưa từng bị nổi mề đay.”
Cần gì anh báo cáo, trước khi đi ngủ tôi đã kiểm tra toàn thân anh một lần, tôi ngồi xuống, bổ sung: “Thứ ba, hai cục trên lưng anh còn ở chỗ cũ, anh vẫn chưa mang theo chân giả được.”
“Đừng nói mấy chuyện này nữa được không?” Anh nhẹ nhàng nói “Anh xin lỗi, làm em mất ngủ cả đêm. Anh xin thề, anh luôn giữ gìn sức khỏe, cũng thường xuyên tập thể dục, thật ra anh ít khi bị bệnh lắm.”
“Em cũng vậy.” Tôi đắc ý nói “Ăn được, uống được, ngủ được, chơi được, ngày nào cũng sống vui vẻ, là hạnh phúc.”
Ăn sáng xong, Lịch Xuyên dẫn tôi đi siêu thị mua quần áo cho tôi. Tôi mua trà gạo nếp [6] cho dì dượng, mua đồ chơi cho Đậu Đậu, mua đồ trang điểm cho chị Châu Châu. Lịch Xuyên đưa tôi tới cửa khu chung cư nhà dì dượng tôi, anh chống nạng, nhảy xuống xe, mở cửa cho tôi.
[6] Làm từ cây lưu tô, là một loại trà quý hiếm, đặc sản vùng núi Văn Đài, thành phố cảng Liên Vân, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
Tôi kéo tay anh không buông: “Lên gặp dì với em đi, dì em hiền hơn ba em nhiều. Dì chắc chắn sẽ thích anh.”
Anh suy nghĩ một lúc, nói: “Để lần sau đi.”
Anh dẫn tôi tới cổng lớn, đứng dưới bóng cây, anh đưa mấy món quà cho tôi: “ Đừng ở lại lâu quá, ăn cơm xong rồi về liền nha. Anh sẽ dẫn em đi dạo một vòng Côn Minh.”
“Anh Hai ơi, em dẫn anh đi dạo hay là anh dẫn em đi đây?”
“Anh dẫn em đi chứ. Uổng công em tự xưng là người Vân Nam, tới Côn Minh mà không phân biệt được đông tây nam bắc.” Anh nói.
Tôi rúc vào lòng anh, không chịu đi.
“Đi đi, đi sớm về sớm.” Anh đưa tay ra, cột dây lưng áo gió lại cho tôi.
“Được rồi.” Tôi lưu luyến, vẫn ngẩng đầu nhìn mặt anh chăm chú.
Anh cúi đầu xuống, hôn nhẹ lên trán tôi. Sau đó anh đẩy tôi ra, nói: “Anh cảm thấy, hình như mình đang bị người ta nhìn.”
Tôi quay đầu lại, thấy bảy người, xếp thành một hàng đứng cách cổng lớn không xa, đang trừng to mắt nhìn tôi. Đứng đầu là một người phụ nữ trung niên, tay xách giỏ, trong giỏ có một con cá to.
Chiếc Mercedes-Benz của Lịch Xuyên đậu bên cạnh họ.
Tôi dơ tay lên, chào hỏi mọi người: “Dì.”
/49
|