Lúc tiễn Lịch Xuyên ra cửa, trời đang mưa lâm thâm. Trên cổ anh có mấy vết cào, là dấu ấn tôi để lại trong cơn tức giận. Lịch Xuyên bị thiếu máu, miệng vết thương rất lâu lành. Lòng tôi hơi hối hận, lại tự ngụy biện, có lẽ đây là lần cuối cùng được ăn hiếp anh, cứ độc ác một chút cũng được.
Tôi cứ tỏ ra bình thường, đứng trước gương, giúp anh chỉnh cà vạt, giả mù sa mưa dặn dò: “Lúc đi làm nhớ mặc áo len cao cổ, nếu không bị người ta chọc.”
“…” Không thèm trả lời.
Tôi giả vờ quan sát miệng vết thương, thừa dịp chuyển đề tài: “Bệnh thiếu máu của anh nặng lắm hả? Tại sao lần nào anh chảy máu, anh Tế Xuyên cũng lo lắng dữ vậy?”
“Không nặng lắm, anh ấy sợ anh bị nhiễm trùng.”
“Anh dễ bị nhiễm trùng lắm à?”
“Không.” Anh mím chặt môi, đề tài này chấm dứt ở đây. Về vấn đề sức khoẻ hay bệnh tật của mình, Lịch Xuyên toàn trả lời đơn giản ngắn gọn.
Ra cửa, anh đứng trên bậc thềm, nói: “Sau này hàng tháng đừng gửi tiền cho ông luật sư đó nữa, em cũng biết anh đâu có thiếu nhiêu đó tiền.”
Lại là một vấn đề nhạy cảm.
“Em cũng đâu có thiếu nhiêu đó tiền.”
“Vật giá ở Bắc Kinh đắt đỏ, tiền lương của em đâu có cao.”
Không cao cũng đâu thấy anh tăng thêm cho em đồng nào.
“So với đồng nghiệp là cao rồi, em hài lòng rồi.”
“Tiểu Thu,” anh nắm lấy tay tôi, nhìn vào mắt tôi, chân thành nói: “Nếu anh có thể cho em hạnh phúc, anh sẽ cố gắng không để mất bất cứ cơ hội nào. Bây giờ, anh không thể, cho nên… anh rút lui. Không ngờ anh làm em lo lắng quá nhiều năm. Anh xin lỗi.”
Tôi nổi điên. Lịch Xuyên mới về chưa đầy một tháng mà đã năm lần bảy lượt đòi chia tay tôi, phim tình cảm ướt át nhất cùng lắm cũng chỉ diễn một hai lần, chịu hết nổi, thật sự là chịu hết nổi.
“Anh không thể ở chỗ nào? Mới rồi còn bình thường lắm mà?” Tôi trừng mắt nhìn anh, “Hơn nữa, cho dù anh không thể, em cũng không quan tâm. Cùng lắm thì sau này cải tà quy chánh làm con gái đàng hoàng thôi.”
Người nào đó sợ hãi, mặt đen thui.
Tôi thừa dịp tiến tới: “Lịch Xuyên, thật ra có chuyện gì?”
Trong mắt anh hiện lên một lớp sương mờ, mù mịt, ướt át, giống như ngọn núi trong màn mưa. Anh dời tầm mắt sang chỗ khác, nhìn đồng hồ: “Không có việc gì, anh phải đi.”
Lần nào thấy ánh mắt đó của Lịch Xuyên, trái tim tôi cũng mềm nhũn. Đồng nghiệp trong công ty đều xem anh như người bình thường, chỉ có tôi biết anh sống khó khăn cỡ nào. Chưa nói đến việc gắng sức gấp ba lần người bình thường để đi lại, để tăng độ cứng của xương, mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, Lịch Xuyên phải uống một viên thuốc màu trắng. Để tránh kích thích thực quản, trong lúc uống thuốc, cũng phải uống ly nước thật lớn. Uống thuốc xong, phải đứng thẳng người 30 phút, không được nằm xuống. Nếu không sẽ có tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Ngoại trừ lúc thức đêm để vẽ ra, hầu như ngày nào Lịch Xuyên cũng dậy sớm hơn tôi, cho nên chưa thấy dáng vẻ anh uống thuốc bao giờ. Chỉ có một lần, sau khi anh uống thuốc xong, đầu đau không chịu nổi, người sắp đổ xuống, nhưng nói sao cũng không chịu nằm xuống. Tôi đành phải dìu anh, cùng anh dựa vào tường 30 phút. Sau đó Lịch Xuyên còn xin lỗi tôi, nói không nên vì chuyện này mà làm phiền tôi.
Google cho tôi biết, ba năm đầu sau khi Lịch Xuyên rời đi, anh không tham gia bất cứ sự kiện nào. Thậm chí nhận được giải thưởng thiết kế, anh cũng không tham dự lễ trao giải. Sau đó, trên internet lâu lâu lại có vài tin về, ví dụ như làm kiến trúc sư trưởng của một vài dự án ở châu u, khoảng một nửa số đó là ở Thuỵ Sĩ, không thể so với khối lượng công việc trước kia anh làm. Trong vòng một năm trở lại đây, Lịch Xuyên mới bắt đầu nhận lại toàn bộ công việc. Từ lúc tôi gặp anh, ngoại trừ nhìn ốm hơn trước, anh không có thay đổi nào rõ rệt, không có vẻ là bệnh nhân vừa bệnh liệt giường mới hết.
Không khí rất lạnh, tôi khịt khịt mũi, hút hết nước mắt tủi thân trong hốc mắt lại.
Khó lắm mới được ở cạnh Lịch Xuyên, nhưng chỉ toàn cãi nhau mà thôi. Nói sao Lịch Xuyên cũng không chịu cho tôi biết tình hình của anh.
Có lẽ, đúng là hết duyên thật rồi.
Đi nhờ xe của Lịch Xuyên, tôi đến quán cà phê Starbuck ở phố K.
Trên xe, tôi nói cho anh, tôi đã move on hoàn toàn rồi. Tôi có ba cuộc hẹn ở đây.
Lịch Xuyên vẫn không nói gì suốt dọc đường đi, lúc sắp tới nơi, cuối cùng cũng không kềm được nói: “Em date cả nam lẫn nữ à?”
“Thử xem thế nào. Có lẽ em có vấn đề về giới tính. Emma nghi ngờ em là lesbian.”
“Em… em… sao vậy được?” Xấu hổ.
“Hoặc là, lưỡng tính?” Tôi chêm vào một câu.
“Đừng nói bậy, em không có vấn đề gì về giới tính hết.”
“Như vậy, chắc là anh có vấn đề với giới tính thôi, anh là gay. Anh trai anh là gay, anh cũng là gay.”
Có một khoảng thời gian dài, đối với việc Lịch Xuyên bỏ đi, lý do duy nhất tôi có thể chấp nhận được chính là Lịch Xuyên là gay. Vì Kỳ Hoàn là bạn duy nhất của Lịch Xuyên ở Bắc Kinh, mà Kỳ Hoàn là gay, Tế Xuyên cũng là gay. Lịch Xuyên cũng có khá nhiều đặc điểm của dân gay. Ví dụ như rất sợ dơ. Ví dụ như ăn mặc rất trau chuốt. Ví dụ như trước khi quen tôi, anh là khách quen của bar Sói Hoan. Lịch Xuyên kể về Sói Hoan với tôi không chút kiêng dè. Anh nói, cà phê ở đó là số một, rượu cũng rất ngon, khách đều là những người trong giới nghệ thuật. Trong đó có vài người chơi thân với anh. Mặc dù anh không phải gay, vì Tế Xuyên là gay, Rene là gay, Rene lại là bạn thân thời học đại học của anh. Cho nên anh rất đồng cảm với giới gay, thậm chí cảm thấy rất thân thiết với họ.
“Anh không có vấn đề về giới tính.” Anh khẳng định lại, “Em biết rõ anh không có vấn đề.”
“Nếu chúng ta đều không có vấn đề gì, tại sao không thể ở bên nhau?” Lại nữa, đúng vậy, tôi lại nhai đi nhai lại điệp khúc cũ. Không phải bệnh, không phải gay, không phải yếu sinh lý, cũng không có người thứ ba, từng khả năng dần dần bị loại bỏ. Còn gì nữa? Cha mẹ không đồng ý? (Có vẻ như người nhà anh ai cũng sợ anh). Là gián điệp của Bộ Quốc Phòng (dựa vào trình độ tiếng Trung đó sao?). Bị người ngoài hành tinh bắt cóc (không chọn giống khác khoẻ mạnh hơn được à?). Hoặc là chúng tôi không thể kết hôn, vì chúng tôi là anh em (nhóm máu lại hoàn toàn khác nhau, nhìn cũng đâu giống nhau!). Suy nghĩ bể đầu cũng không ra?
Khoé miệng Lịch Xuyên run run, đang định nói gì đó, xe liền thắng lại cái “két”, suýt chút nữa vượt đèn đỏ.
Sau đó, suốt quãng đường còn lại, cho dù tôi nói đông nói tây, anh cũng chỉ chăm chú lái xe, không trả lời một tiếng.
Tới quán cà phê, anh xuống xe, hờ hững mở cửa xe cho tôi.
Tôi mặc áo khoác vào, lấy khăn quàng cổ Rene tặng từ trong túi ra, quàng lên cổ. Tính tôi vốn rất tò mò, muốn biết tại sao Rene không cho tôi quàng chiếc khăn này trước mặt Lịch Xuyên.
Quả nhiên, Lịch Xuyên vừa nhìn thấy, liền hỏi: “Khăn này ở đâu ra?”
“Trung tâm thương mại Song An, cửa hàng bán khăn trên tầng ba.”
Anh kéo “soạt” khăn ra khỏi cổ tôi: “Không được đeo, tịch thu.”
“Trời lạnh thế này, không cho đeo khăn quàng cổ, anh muốn em chết cóng hả?”
“Không được quàng cái này.”
“Tại sao? Ảnh hưởng gì tới anh!”
“Đây là…” Lời nói sắp lên tới miệng, nhưng anh kịp thời nuốt xuống, nhìn tôi với vẻ mặt kỳ quái.
Tôi đột nhiên hiểu ra: “Cái này… đừng nói là đeo lúc đi pride[1] nha!” Tôi kéo khăn xuống lật qua lật lại tìm ký hiệu cầu vồng.
[1] Cuộc diễu hành của dân đồng tính.
“Phì!” Nhìn dáng vẻ kích động của tôi, anh nhịn không được lại bật cười, “Không phải. Em muốn đeo thì đeo đi. Anh sẽ tính sổ với Rene.”
Nói xong, anh lái xe rời đi trong chớp mắt.
Trong quán cà phê thoang thoảng mùi hương quen thuộc. Có một nữ nhân viên đang đứng ở cửa, bưng một khay cà phê mẫu mới mời mọi người uống thử.
Tôi đẩy cửa vào, gọi một ly cà phê cỡ grande, tìm được một bàn ngồi cạnh cửa sổ.
Radio đang phát bài hát của Điền Châu: “Trước mắt lại xảy ra quá nhiều chuyện, có vui có buồn. Tâm trạng vui hay buồn đều là vì anh, chưa bao giờ lo lắng cho chính mình…[2]” đang hát đến đoạn điệp khúc.
[2] Trích lời bài hát Tim còn bên nhau của nữ ca sĩ Điền Châu, được phát hành năm 1997.
Có người đi về phía tôi. Nhìn lên, tôi cứ tưởng rằng mình gặp được Chu Thời Mậu[3]. Mắt như sao sáng, hai hàng lông mày như lưỡi kiếm, vóc dáng cao lớn, vẻ mặt nghiêm nghị giống hệt Chu Thời Mậu trong chương trình ca nhạc mừng xuân hàng năm. Tôi cảm thấy sự nghiêm nghị của anh ta hơi buồn cười.
[3] Chu Thời Mậu (1954 –): một nam diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc.
Tôi tiếp tục uống cà phê.
Chu Thời Mậu đi tới trước bàn, mỉm cười: “Xin hỏi, cô có phải cô Tạ?”
“Đúng vậy. Xin hỏi anh là Chu… anh Trần?”
Bài hát trong radio tựa hồ như đang ám chỉ điều gì: “Những cánh hoa bay bay trong gió rất cần anh an ùi, đừng để hoa kia chết khô trong đợi chờ vô vọng…[4]”
[4] Trích lời bài hát Hoa dại của Điền Châu, được phát hành năm 2002.
“Trần Cửu Châu.”
Anh ta ngồi xuống, lại đứng dậy, hỏi tôi có muốn ăn bánh ngọt không. Tôi nói không cần, anh ta đến quầy mua một ly Latte.
“Emma nói, cô Tạ rất giỏi tiếng Anh.” Vừa nghe anh ta gọi thân thiết như vậy, tôi liền nghi ngờ anh ta là một trong những người bị Emma dump[5]. Emma đã từng hẹn hò với rất nhiều đàn ông, dứt tình xong lại thành công biến tất cả bọn họ thành bạn của mình. Emma nói đàn ông là tài nguyên, không thể tuỳ tiện lãng phí, sẽ luôn có lúc cần dùng tới họ. Cho nên trong cuộc sống ngày thường của Emma rất phong phú, phải chơi trò mờ ám với rất nhiều bạn trai cùng lúc.
[5] Bị đá.
“Cũng tạm thôi.”
“Cô Tạ là người Bắc Kinh à?” Anh ta nói tiếng phổ thông nghe rất hay, nhưng phát âm khá tròn chữ, mang theo giọng mũi đặc sệt, rất giống diễn viên kịch nói.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi đang hướng tới những chủ đề thường thấy khi xem mắt. Mỗi người sẽ tự giới thiệu trình độ văn hoá, tình trạng tài chính, tình trạng hôn nhân, nhà xe có đầy đủ không, tiền lương bao nhiêu, tìm người từ tuổi X trở xuống, ngoại hình dễ nhìn, tốt bụng…
“Không phải.”
“Nhà cô Tạ ở đâu?”
“Điều này có quan trọng không?”
Cuối cùng Trần Cửu Châu cũng nói được một câu dí dỏm: “Không quan trọng, tuy nhiên, dù gì cũng phải nói chuyện tiếp, đúng không?”
Tuy rằng thời gian xem mắt giới hạn trong vòng 30 phút, nhưng Trần Cửu Châu lại trò chuyện với tôi gần một tiếng. Nhưng tôi nói không tới mười câu, trong đó một nửa là “Ừ”, “hả”, “vậy à”… Anh Trần vui vẻ giới thiệu công việc của anh ta, kế hoạch hoạt động của công ty, đầu tư cổ phiếu, biệt thự nghỉ mát của của anh ta ở thành phố B, câu lạc bộ xa hoa ở Bắc Kinh, còn nói anh ta có thể dẫn tôi đi du lịch nước ngoài. Tôi nói tôi không có hứng thú, anh ta liền lắc đầu thở dài.
“Cô học tiếng Anh, nhưng chưa từng đến nước nào nói tiếng Anh, chưa tiếp xúc với văn hoá ở đó, thật là đáng tiếc!”
Tôi vừa nghe anh ta nói, vừa chán chường nhìn phong cảnh bên ngoài, vừa sờ móng tay mình.
Một lát sau, anh ta lễ phép tạm biệt, không xin số điện thoại của tôi.
Sau đó, tôi nhìn khắp xung quanh, chờ đợi tuyển thủ số hai.
Bên cạnh có một người thanh niên cao cao, lười biếng giơ tay lên, nói: “Là tôi.”
Tôi là người dễ bị ảnh hưởng bởi vẻ bề ngoài. Người thanh niên cao cao nhìn khá giống Kim Thành Vũ[6], rất đẹp trai nhưng cũng rất trong sáng. Tuy anh ta không còn ở độ tuổi sinh viên, nhưng nhìn dáng vẻ rất giống sinh viên.”
[6] Kim Thành Vũ (1973–): tên tiếng Nhật là Kaneshiro Takeshi, là một nam diễn viên nổi tiếng mang hai dòng máu Đài Loan và Nhật Bản.
Trên tay Kim Thành Vũ có một xấp giấy trắng, trên đó đầy các biểu thức số học, toàn là những công thức phức tạp dài ngoằng, đủ loại ký hiệu kỳ quái.
Đúng là sinh viên ba tốt, đi hẹn hò còn không quên mang sách bài tập theo.
Nhưng mà tôi vẫn thể hiện sự ngạc nhiên: “Anh tính tay à? Sao không tính bằng máy tính?”
“Máy tính?” Anh ta lắc đầu, “Quá chậm.”
“Ý anh là anh còn nhanh hơn máy tính à?” Không thể nào! Tiến sĩ Vật lý học cấp Quốc gia, không lẽ còn dừng ở giai đoạn số học thủ công?
“Thứ nhất, tôi đang suy luận công thức, không phải đang tính một bài toán nào cụ thể.” Anh ta nói, “Thứ hai, đúng vậy. Nếu tôi đưa công thức này cho máy tính, rồi cho nó thêm vài số liệu, phải mất mấy ngày nó mới cho ra kết quả.”
“Nói như vậy, phim Terminator[7] nói người máy thống trị Trái Đất là sai à?”
[7] Kẻ huỷ diệt – một phim hành động của Mỹ gồm 4 phần, lấy đề tài người máy sẽ thống trị Trái Đất trong tương lai.
“Đương nhiên. Máy tính làm sao hơn não người được?
“Anh học chuyên ngành gì?”
“Vật lý hạt nhân. Cô thì sao?”
“Văn học Anh.”
Sau đó, anh ta cũng không sang bàn tôi ngồi, mà lại cúi đầu xuống, tiếp tục nghiên cứu công thức.
Tới lượt mặt tôi đen thui. Có khi nào nhận sai người không? Người này rất tuấn tú, nhưng nhìn hoàn toàn không giống Emma.
“Xin hỏi, anh là Ngả Tùng à?”
Anh ta gật đầu.
Tôi thận trọng xác nhận lại: “Xin hỏi, anh tới đây, có phải để…”
“Đúng vậy.” Anh ta nhìn đồng hồ: “Thời gian của tôi từ 2 giờ 30 tới 3 giờ 10 phút, cho nên chúng ta chưa kịp bắt đầu thì đã kết thúc rồi, đúng không? Chị tôi nói, cô còn có người tiếp theo nữa. Tôi nhường cho anh ta.”
“Tiếp theo là nữ.”
“Nam nữ đều được cấu thành từ các tổ hợp hạt nhân.”
Điện thoại tôi reo. Emma gọi tới, cho tôi biết Tô Hàn có việc không tới được, hẹn hôm khác.
Tôi gác máy, nói với anh ta: “Chị anh nói, người tiếp theo xin huỷ. Bây giờ anh có 30 phút. Muốn nói chuyện thì nhanh lên đi, không thì chia tay tại đây. Về nhà báo cáo đừng quên nói với chị anh là tôi không vừa mắt anh.”
“Tuyệt đối đừng hiểu lầm, không phải cô không vừa mắt tôi. Tôi là người đi theo tiếng gọi của chủ nghĩa độc thân.”
Tôi thở dài nhẹ nhõm. Anh ta còn biết những lễ phép cơ bàn, không tiêu diệt hết lòng tự trọng của tôi.
“Vậy hôm nay anh còn tới đây làm gì?”
“Chị tôi ép, mẹ tôi ép, hai người đó xem chuyện hôn nhân của trai già gái già như chúng ta là vấn đề trọng điểm.”
“Đừng nói vậy chứ, người ta chỉ muốn quan tâm anh thôi mà.”
“Tôi ghét nhất là chuyện này. Thế giới này luôn có những người như vậy, sợ cuộc sống của người khác không giống mình. Russell[8] từng nói, có khác biệt mới là nguồn gốc của hạnh phúc mà.”
[8] Bertrand Russell (1872 – 1970): một nhà toán học, triết học người Anh.
Cảm động rồi, Tiến sĩ Vật lý cũng quan tâm tới nguồn gốc hạnh phúc nữa. Bạn Lịch Xuyên ơi, đầu óc cỉa bạn để ở đâu rồi hả?
“Haizz, vậy đi, tôi cũng bị người ta ép. Hay là chúng ta giả vờ yêu nhau đi, lúc bị thúc ép dữ quá thì giúp đỡ lẫn nhau, anh thấy sao?”
Anh ta nở nụ cười, cười vô cùng rực rỡ ngây thơ, giống cậu em trai nhà bên: “Được đó! Cô có số di động không?”
Chúng tôi trao đổi số điện thoại, còn ngồi cùng bàn uống cà phê. Mưa càng ngày càng nặng hạt. Tôi hỏi Ngả Tùng đi bằng gì, anh ta nói, anh ta đi xe đạp, tính ngồi ở đây tới khi mưa tạnh. Tôi nói tôi đi trước, ra ngoài bắt taxi.
Quán cà phê ở ngay mặt đường, nhưng trời mưa rất to, tôi đứng ở vỉa hè vẫy tay cả buổi, không có chiếc taxi nào dừng lại.
Đợi khoảng mười phút, có một chiếc xe bỗng dừng lại trước mặt tôi, ngăn tôi lại. Tôi đi lướt qua chiếc xe đó, tiếp tục vẫy tay bắt taxi. Sau đó, tôi nghe thấy có tiếng người kêu tên tôi, xoay người lại nhìn, thấy Lịch Xuyên đang ngoắc tôi trong màn mưa.
Tôi cứ tỏ ra bình thường, đứng trước gương, giúp anh chỉnh cà vạt, giả mù sa mưa dặn dò: “Lúc đi làm nhớ mặc áo len cao cổ, nếu không bị người ta chọc.”
“…” Không thèm trả lời.
Tôi giả vờ quan sát miệng vết thương, thừa dịp chuyển đề tài: “Bệnh thiếu máu của anh nặng lắm hả? Tại sao lần nào anh chảy máu, anh Tế Xuyên cũng lo lắng dữ vậy?”
“Không nặng lắm, anh ấy sợ anh bị nhiễm trùng.”
“Anh dễ bị nhiễm trùng lắm à?”
“Không.” Anh mím chặt môi, đề tài này chấm dứt ở đây. Về vấn đề sức khoẻ hay bệnh tật của mình, Lịch Xuyên toàn trả lời đơn giản ngắn gọn.
Ra cửa, anh đứng trên bậc thềm, nói: “Sau này hàng tháng đừng gửi tiền cho ông luật sư đó nữa, em cũng biết anh đâu có thiếu nhiêu đó tiền.”
Lại là một vấn đề nhạy cảm.
“Em cũng đâu có thiếu nhiêu đó tiền.”
“Vật giá ở Bắc Kinh đắt đỏ, tiền lương của em đâu có cao.”
Không cao cũng đâu thấy anh tăng thêm cho em đồng nào.
“So với đồng nghiệp là cao rồi, em hài lòng rồi.”
“Tiểu Thu,” anh nắm lấy tay tôi, nhìn vào mắt tôi, chân thành nói: “Nếu anh có thể cho em hạnh phúc, anh sẽ cố gắng không để mất bất cứ cơ hội nào. Bây giờ, anh không thể, cho nên… anh rút lui. Không ngờ anh làm em lo lắng quá nhiều năm. Anh xin lỗi.”
Tôi nổi điên. Lịch Xuyên mới về chưa đầy một tháng mà đã năm lần bảy lượt đòi chia tay tôi, phim tình cảm ướt át nhất cùng lắm cũng chỉ diễn một hai lần, chịu hết nổi, thật sự là chịu hết nổi.
“Anh không thể ở chỗ nào? Mới rồi còn bình thường lắm mà?” Tôi trừng mắt nhìn anh, “Hơn nữa, cho dù anh không thể, em cũng không quan tâm. Cùng lắm thì sau này cải tà quy chánh làm con gái đàng hoàng thôi.”
Người nào đó sợ hãi, mặt đen thui.
Tôi thừa dịp tiến tới: “Lịch Xuyên, thật ra có chuyện gì?”
Trong mắt anh hiện lên một lớp sương mờ, mù mịt, ướt át, giống như ngọn núi trong màn mưa. Anh dời tầm mắt sang chỗ khác, nhìn đồng hồ: “Không có việc gì, anh phải đi.”
Lần nào thấy ánh mắt đó của Lịch Xuyên, trái tim tôi cũng mềm nhũn. Đồng nghiệp trong công ty đều xem anh như người bình thường, chỉ có tôi biết anh sống khó khăn cỡ nào. Chưa nói đến việc gắng sức gấp ba lần người bình thường để đi lại, để tăng độ cứng của xương, mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, Lịch Xuyên phải uống một viên thuốc màu trắng. Để tránh kích thích thực quản, trong lúc uống thuốc, cũng phải uống ly nước thật lớn. Uống thuốc xong, phải đứng thẳng người 30 phút, không được nằm xuống. Nếu không sẽ có tác dụng phụ rất nghiêm trọng. Ngoại trừ lúc thức đêm để vẽ ra, hầu như ngày nào Lịch Xuyên cũng dậy sớm hơn tôi, cho nên chưa thấy dáng vẻ anh uống thuốc bao giờ. Chỉ có một lần, sau khi anh uống thuốc xong, đầu đau không chịu nổi, người sắp đổ xuống, nhưng nói sao cũng không chịu nằm xuống. Tôi đành phải dìu anh, cùng anh dựa vào tường 30 phút. Sau đó Lịch Xuyên còn xin lỗi tôi, nói không nên vì chuyện này mà làm phiền tôi.
Google cho tôi biết, ba năm đầu sau khi Lịch Xuyên rời đi, anh không tham gia bất cứ sự kiện nào. Thậm chí nhận được giải thưởng thiết kế, anh cũng không tham dự lễ trao giải. Sau đó, trên internet lâu lâu lại có vài tin về, ví dụ như làm kiến trúc sư trưởng của một vài dự án ở châu u, khoảng một nửa số đó là ở Thuỵ Sĩ, không thể so với khối lượng công việc trước kia anh làm. Trong vòng một năm trở lại đây, Lịch Xuyên mới bắt đầu nhận lại toàn bộ công việc. Từ lúc tôi gặp anh, ngoại trừ nhìn ốm hơn trước, anh không có thay đổi nào rõ rệt, không có vẻ là bệnh nhân vừa bệnh liệt giường mới hết.
Không khí rất lạnh, tôi khịt khịt mũi, hút hết nước mắt tủi thân trong hốc mắt lại.
Khó lắm mới được ở cạnh Lịch Xuyên, nhưng chỉ toàn cãi nhau mà thôi. Nói sao Lịch Xuyên cũng không chịu cho tôi biết tình hình của anh.
Có lẽ, đúng là hết duyên thật rồi.
Đi nhờ xe của Lịch Xuyên, tôi đến quán cà phê Starbuck ở phố K.
Trên xe, tôi nói cho anh, tôi đã move on hoàn toàn rồi. Tôi có ba cuộc hẹn ở đây.
Lịch Xuyên vẫn không nói gì suốt dọc đường đi, lúc sắp tới nơi, cuối cùng cũng không kềm được nói: “Em date cả nam lẫn nữ à?”
“Thử xem thế nào. Có lẽ em có vấn đề về giới tính. Emma nghi ngờ em là lesbian.”
“Em… em… sao vậy được?” Xấu hổ.
“Hoặc là, lưỡng tính?” Tôi chêm vào một câu.
“Đừng nói bậy, em không có vấn đề gì về giới tính hết.”
“Như vậy, chắc là anh có vấn đề với giới tính thôi, anh là gay. Anh trai anh là gay, anh cũng là gay.”
Có một khoảng thời gian dài, đối với việc Lịch Xuyên bỏ đi, lý do duy nhất tôi có thể chấp nhận được chính là Lịch Xuyên là gay. Vì Kỳ Hoàn là bạn duy nhất của Lịch Xuyên ở Bắc Kinh, mà Kỳ Hoàn là gay, Tế Xuyên cũng là gay. Lịch Xuyên cũng có khá nhiều đặc điểm của dân gay. Ví dụ như rất sợ dơ. Ví dụ như ăn mặc rất trau chuốt. Ví dụ như trước khi quen tôi, anh là khách quen của bar Sói Hoan. Lịch Xuyên kể về Sói Hoan với tôi không chút kiêng dè. Anh nói, cà phê ở đó là số một, rượu cũng rất ngon, khách đều là những người trong giới nghệ thuật. Trong đó có vài người chơi thân với anh. Mặc dù anh không phải gay, vì Tế Xuyên là gay, Rene là gay, Rene lại là bạn thân thời học đại học của anh. Cho nên anh rất đồng cảm với giới gay, thậm chí cảm thấy rất thân thiết với họ.
“Anh không có vấn đề về giới tính.” Anh khẳng định lại, “Em biết rõ anh không có vấn đề.”
“Nếu chúng ta đều không có vấn đề gì, tại sao không thể ở bên nhau?” Lại nữa, đúng vậy, tôi lại nhai đi nhai lại điệp khúc cũ. Không phải bệnh, không phải gay, không phải yếu sinh lý, cũng không có người thứ ba, từng khả năng dần dần bị loại bỏ. Còn gì nữa? Cha mẹ không đồng ý? (Có vẻ như người nhà anh ai cũng sợ anh). Là gián điệp của Bộ Quốc Phòng (dựa vào trình độ tiếng Trung đó sao?). Bị người ngoài hành tinh bắt cóc (không chọn giống khác khoẻ mạnh hơn được à?). Hoặc là chúng tôi không thể kết hôn, vì chúng tôi là anh em (nhóm máu lại hoàn toàn khác nhau, nhìn cũng đâu giống nhau!). Suy nghĩ bể đầu cũng không ra?
Khoé miệng Lịch Xuyên run run, đang định nói gì đó, xe liền thắng lại cái “két”, suýt chút nữa vượt đèn đỏ.
Sau đó, suốt quãng đường còn lại, cho dù tôi nói đông nói tây, anh cũng chỉ chăm chú lái xe, không trả lời một tiếng.
Tới quán cà phê, anh xuống xe, hờ hững mở cửa xe cho tôi.
Tôi mặc áo khoác vào, lấy khăn quàng cổ Rene tặng từ trong túi ra, quàng lên cổ. Tính tôi vốn rất tò mò, muốn biết tại sao Rene không cho tôi quàng chiếc khăn này trước mặt Lịch Xuyên.
Quả nhiên, Lịch Xuyên vừa nhìn thấy, liền hỏi: “Khăn này ở đâu ra?”
“Trung tâm thương mại Song An, cửa hàng bán khăn trên tầng ba.”
Anh kéo “soạt” khăn ra khỏi cổ tôi: “Không được đeo, tịch thu.”
“Trời lạnh thế này, không cho đeo khăn quàng cổ, anh muốn em chết cóng hả?”
“Không được quàng cái này.”
“Tại sao? Ảnh hưởng gì tới anh!”
“Đây là…” Lời nói sắp lên tới miệng, nhưng anh kịp thời nuốt xuống, nhìn tôi với vẻ mặt kỳ quái.
Tôi đột nhiên hiểu ra: “Cái này… đừng nói là đeo lúc đi pride[1] nha!” Tôi kéo khăn xuống lật qua lật lại tìm ký hiệu cầu vồng.
[1] Cuộc diễu hành của dân đồng tính.
“Phì!” Nhìn dáng vẻ kích động của tôi, anh nhịn không được lại bật cười, “Không phải. Em muốn đeo thì đeo đi. Anh sẽ tính sổ với Rene.”
Nói xong, anh lái xe rời đi trong chớp mắt.
Trong quán cà phê thoang thoảng mùi hương quen thuộc. Có một nữ nhân viên đang đứng ở cửa, bưng một khay cà phê mẫu mới mời mọi người uống thử.
Tôi đẩy cửa vào, gọi một ly cà phê cỡ grande, tìm được một bàn ngồi cạnh cửa sổ.
Radio đang phát bài hát của Điền Châu: “Trước mắt lại xảy ra quá nhiều chuyện, có vui có buồn. Tâm trạng vui hay buồn đều là vì anh, chưa bao giờ lo lắng cho chính mình…[2]” đang hát đến đoạn điệp khúc.
[2] Trích lời bài hát Tim còn bên nhau của nữ ca sĩ Điền Châu, được phát hành năm 1997.
Có người đi về phía tôi. Nhìn lên, tôi cứ tưởng rằng mình gặp được Chu Thời Mậu[3]. Mắt như sao sáng, hai hàng lông mày như lưỡi kiếm, vóc dáng cao lớn, vẻ mặt nghiêm nghị giống hệt Chu Thời Mậu trong chương trình ca nhạc mừng xuân hàng năm. Tôi cảm thấy sự nghiêm nghị của anh ta hơi buồn cười.
[3] Chu Thời Mậu (1954 –): một nam diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc.
Tôi tiếp tục uống cà phê.
Chu Thời Mậu đi tới trước bàn, mỉm cười: “Xin hỏi, cô có phải cô Tạ?”
“Đúng vậy. Xin hỏi anh là Chu… anh Trần?”
Bài hát trong radio tựa hồ như đang ám chỉ điều gì: “Những cánh hoa bay bay trong gió rất cần anh an ùi, đừng để hoa kia chết khô trong đợi chờ vô vọng…[4]”
[4] Trích lời bài hát Hoa dại của Điền Châu, được phát hành năm 2002.
“Trần Cửu Châu.”
Anh ta ngồi xuống, lại đứng dậy, hỏi tôi có muốn ăn bánh ngọt không. Tôi nói không cần, anh ta đến quầy mua một ly Latte.
“Emma nói, cô Tạ rất giỏi tiếng Anh.” Vừa nghe anh ta gọi thân thiết như vậy, tôi liền nghi ngờ anh ta là một trong những người bị Emma dump[5]. Emma đã từng hẹn hò với rất nhiều đàn ông, dứt tình xong lại thành công biến tất cả bọn họ thành bạn của mình. Emma nói đàn ông là tài nguyên, không thể tuỳ tiện lãng phí, sẽ luôn có lúc cần dùng tới họ. Cho nên trong cuộc sống ngày thường của Emma rất phong phú, phải chơi trò mờ ám với rất nhiều bạn trai cùng lúc.
[5] Bị đá.
“Cũng tạm thôi.”
“Cô Tạ là người Bắc Kinh à?” Anh ta nói tiếng phổ thông nghe rất hay, nhưng phát âm khá tròn chữ, mang theo giọng mũi đặc sệt, rất giống diễn viên kịch nói.
Cuộc trò chuyện của chúng tôi đang hướng tới những chủ đề thường thấy khi xem mắt. Mỗi người sẽ tự giới thiệu trình độ văn hoá, tình trạng tài chính, tình trạng hôn nhân, nhà xe có đầy đủ không, tiền lương bao nhiêu, tìm người từ tuổi X trở xuống, ngoại hình dễ nhìn, tốt bụng…
“Không phải.”
“Nhà cô Tạ ở đâu?”
“Điều này có quan trọng không?”
Cuối cùng Trần Cửu Châu cũng nói được một câu dí dỏm: “Không quan trọng, tuy nhiên, dù gì cũng phải nói chuyện tiếp, đúng không?”
Tuy rằng thời gian xem mắt giới hạn trong vòng 30 phút, nhưng Trần Cửu Châu lại trò chuyện với tôi gần một tiếng. Nhưng tôi nói không tới mười câu, trong đó một nửa là “Ừ”, “hả”, “vậy à”… Anh Trần vui vẻ giới thiệu công việc của anh ta, kế hoạch hoạt động của công ty, đầu tư cổ phiếu, biệt thự nghỉ mát của của anh ta ở thành phố B, câu lạc bộ xa hoa ở Bắc Kinh, còn nói anh ta có thể dẫn tôi đi du lịch nước ngoài. Tôi nói tôi không có hứng thú, anh ta liền lắc đầu thở dài.
“Cô học tiếng Anh, nhưng chưa từng đến nước nào nói tiếng Anh, chưa tiếp xúc với văn hoá ở đó, thật là đáng tiếc!”
Tôi vừa nghe anh ta nói, vừa chán chường nhìn phong cảnh bên ngoài, vừa sờ móng tay mình.
Một lát sau, anh ta lễ phép tạm biệt, không xin số điện thoại của tôi.
Sau đó, tôi nhìn khắp xung quanh, chờ đợi tuyển thủ số hai.
Bên cạnh có một người thanh niên cao cao, lười biếng giơ tay lên, nói: “Là tôi.”
Tôi là người dễ bị ảnh hưởng bởi vẻ bề ngoài. Người thanh niên cao cao nhìn khá giống Kim Thành Vũ[6], rất đẹp trai nhưng cũng rất trong sáng. Tuy anh ta không còn ở độ tuổi sinh viên, nhưng nhìn dáng vẻ rất giống sinh viên.”
[6] Kim Thành Vũ (1973–): tên tiếng Nhật là Kaneshiro Takeshi, là một nam diễn viên nổi tiếng mang hai dòng máu Đài Loan và Nhật Bản.
Trên tay Kim Thành Vũ có một xấp giấy trắng, trên đó đầy các biểu thức số học, toàn là những công thức phức tạp dài ngoằng, đủ loại ký hiệu kỳ quái.
Đúng là sinh viên ba tốt, đi hẹn hò còn không quên mang sách bài tập theo.
Nhưng mà tôi vẫn thể hiện sự ngạc nhiên: “Anh tính tay à? Sao không tính bằng máy tính?”
“Máy tính?” Anh ta lắc đầu, “Quá chậm.”
“Ý anh là anh còn nhanh hơn máy tính à?” Không thể nào! Tiến sĩ Vật lý học cấp Quốc gia, không lẽ còn dừng ở giai đoạn số học thủ công?
“Thứ nhất, tôi đang suy luận công thức, không phải đang tính một bài toán nào cụ thể.” Anh ta nói, “Thứ hai, đúng vậy. Nếu tôi đưa công thức này cho máy tính, rồi cho nó thêm vài số liệu, phải mất mấy ngày nó mới cho ra kết quả.”
“Nói như vậy, phim Terminator[7] nói người máy thống trị Trái Đất là sai à?”
[7] Kẻ huỷ diệt – một phim hành động của Mỹ gồm 4 phần, lấy đề tài người máy sẽ thống trị Trái Đất trong tương lai.
“Đương nhiên. Máy tính làm sao hơn não người được?
“Anh học chuyên ngành gì?”
“Vật lý hạt nhân. Cô thì sao?”
“Văn học Anh.”
Sau đó, anh ta cũng không sang bàn tôi ngồi, mà lại cúi đầu xuống, tiếp tục nghiên cứu công thức.
Tới lượt mặt tôi đen thui. Có khi nào nhận sai người không? Người này rất tuấn tú, nhưng nhìn hoàn toàn không giống Emma.
“Xin hỏi, anh là Ngả Tùng à?”
Anh ta gật đầu.
Tôi thận trọng xác nhận lại: “Xin hỏi, anh tới đây, có phải để…”
“Đúng vậy.” Anh ta nhìn đồng hồ: “Thời gian của tôi từ 2 giờ 30 tới 3 giờ 10 phút, cho nên chúng ta chưa kịp bắt đầu thì đã kết thúc rồi, đúng không? Chị tôi nói, cô còn có người tiếp theo nữa. Tôi nhường cho anh ta.”
“Tiếp theo là nữ.”
“Nam nữ đều được cấu thành từ các tổ hợp hạt nhân.”
Điện thoại tôi reo. Emma gọi tới, cho tôi biết Tô Hàn có việc không tới được, hẹn hôm khác.
Tôi gác máy, nói với anh ta: “Chị anh nói, người tiếp theo xin huỷ. Bây giờ anh có 30 phút. Muốn nói chuyện thì nhanh lên đi, không thì chia tay tại đây. Về nhà báo cáo đừng quên nói với chị anh là tôi không vừa mắt anh.”
“Tuyệt đối đừng hiểu lầm, không phải cô không vừa mắt tôi. Tôi là người đi theo tiếng gọi của chủ nghĩa độc thân.”
Tôi thở dài nhẹ nhõm. Anh ta còn biết những lễ phép cơ bàn, không tiêu diệt hết lòng tự trọng của tôi.
“Vậy hôm nay anh còn tới đây làm gì?”
“Chị tôi ép, mẹ tôi ép, hai người đó xem chuyện hôn nhân của trai già gái già như chúng ta là vấn đề trọng điểm.”
“Đừng nói vậy chứ, người ta chỉ muốn quan tâm anh thôi mà.”
“Tôi ghét nhất là chuyện này. Thế giới này luôn có những người như vậy, sợ cuộc sống của người khác không giống mình. Russell[8] từng nói, có khác biệt mới là nguồn gốc của hạnh phúc mà.”
[8] Bertrand Russell (1872 – 1970): một nhà toán học, triết học người Anh.
Cảm động rồi, Tiến sĩ Vật lý cũng quan tâm tới nguồn gốc hạnh phúc nữa. Bạn Lịch Xuyên ơi, đầu óc cỉa bạn để ở đâu rồi hả?
“Haizz, vậy đi, tôi cũng bị người ta ép. Hay là chúng ta giả vờ yêu nhau đi, lúc bị thúc ép dữ quá thì giúp đỡ lẫn nhau, anh thấy sao?”
Anh ta nở nụ cười, cười vô cùng rực rỡ ngây thơ, giống cậu em trai nhà bên: “Được đó! Cô có số di động không?”
Chúng tôi trao đổi số điện thoại, còn ngồi cùng bàn uống cà phê. Mưa càng ngày càng nặng hạt. Tôi hỏi Ngả Tùng đi bằng gì, anh ta nói, anh ta đi xe đạp, tính ngồi ở đây tới khi mưa tạnh. Tôi nói tôi đi trước, ra ngoài bắt taxi.
Quán cà phê ở ngay mặt đường, nhưng trời mưa rất to, tôi đứng ở vỉa hè vẫy tay cả buổi, không có chiếc taxi nào dừng lại.
Đợi khoảng mười phút, có một chiếc xe bỗng dừng lại trước mặt tôi, ngăn tôi lại. Tôi đi lướt qua chiếc xe đó, tiếp tục vẫy tay bắt taxi. Sau đó, tôi nghe thấy có tiếng người kêu tên tôi, xoay người lại nhìn, thấy Lịch Xuyên đang ngoắc tôi trong màn mưa.
/49
|