Sân bay Birmingham…
“Vâng, con đang lượn lờ ở sân bay đây, mẹ có muốn mua cái gì không?” – cô vừa kéo va li, vừa đảo mắt qua các gian hàng túi sách quần áo gần đó
“Vâng, được rồi, còn một tiếng nữa là bay. Bao giờ xuống sân bay con sẽ báo mẹ biết”
Cụp máy điện thoại, Lam Anh kéo va li đi thẳng đến quầy cà phê Starbucks ở đó, check-in thủ tục hoàn tất cũng dư ra tận một tiếng, nhâm nhi một cốc Starbucks có lẽ là cách giết thời gian tốt nhất
Đứng nhìn bảng menu dài dằng dặc bao nhiêu hương vị, Lam Anh vừa cầm ví trong tay, chân vừa đung đưa thong thả cân nhắc xem sẽ chọn gì. Cuối cùng, sau năm phút cô nhìn cái bảng và nhân viên phục vụ cũng tròn năm phút đứng lịch sự nhoẻn miệng cười với cô:
“One Coffee Jelly, thanks” – cười tươi
Sau khi gửi tiền xong xuôi đâu đấy, cốc Starbucks thạch mát lạnh với cái làn khói nhè nhẹ tỏa ra từ những cục đá nhỏ đang thi nhau ngụp lặn hòa trong từng viên thạch trong suốt, Lam Anh khẽ đưa lên mũi hít lấy cái khí mát lạnh ấy. Mùa hè mà có thứ này trượt dài bên trong khoang họng thì không còn gì bằng!
Vừa đi vừa hít hà nhâm nhi, do không để ý nên cô bị một đứa trẻ chạy ngược chiều đâm sầm vào…
“Á…” – cũng chỉ kịp kêu lên như vậy, còn đâu não không thể giúp cô vớt vát được tình hình trước mắt nữa rồi!
Vì cú va chạm có phần mạnh, thằng cu kia thì ngã ngửa ra đằng sau, ngồi ăn vạ bù lu bù loa, còn cô thì nhanh lẹ hơn nên tránh được cú ngã dập mông ê mặt. Nhưng tuyệt thay, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, thoát được vụ dập mông thì vớ phải ngay một vụ nhục mặt khác không kém phần ê chề - mà lại còn liên quan đến người ta
Đống “jelly” từ cốc Starbucks không nắp cùng nước cà phê và đá lạnh bay lên không trung như trong cảnh quay chậm, rồi rất đẹp mắt mà ào một cái hạ cánh xuống chiếc áo sơ mi trắng có dải cúc màu đen của ai đó…
Lam Anh hốt hoảng muôn phần, một là thằng nhóc va phải cô bị dập mông cứ ngồi khóc đòi mẹ ở trước mặt, một là cái áo màu trắng sáng choang của ai đó giờ đã bị màu cà phê nhuộm quá phân nửa, có điểm xuyết thêm mấy miếng thạch đang thi nhau trượt xuống theo đường cong cơ thể
Giờ Lam Anh đang bị kẹt giữa hai bên, không biết phải nên xin lỗi bên nào trước. Cô vẫn đang trong trạng thái một chân ngồi một chân quỳ, lúc nhìn đứa bé, lúc lại nhìn sang cái áo trắng bị vấy bẩn! Tiến thoái lưỡng nan, làm gì bây giờ?
May thay ông trời đã nhìn thấy nỗi khổ muôn phần của cô mà đặc phái người mẹ hiền dịu của cậu em kia đến đỡ lấy nó. Chắc chắn bác ấy có ý định hỏi cho ra nhẽ vụ thằng con quý tử bị dập mông, nhưng nhìn thấy khuôn mặt của cô biến dạng đen ngòm khi chằm chằm rơi mắt vào phần bụng áo của cậu trai vẫn đang bất động ở đó, thì liền xuôi xuôi mà dắt thằng nhỏ vẫn đang kêu gào thảm thiết đi
“Thật xin lỗi, xin lỗi rất nhiều” – Lam Anh vội vã vơ lấy đống giấy ăn ở bàn bên, rất nhanh chóng mà thấm cà phê trên áo của anh, cũng không quên gạt mấy miếng thạch hư đốn vẫn đang nằm lỳ ở trên đó. Cô hoảng đến nỗi nói luôn bằng tiếng Việt mà chẳng cần biết người bị hại thuộc quốc tịch nào!?
Sau một phút để cô tự do hoạt động trên người mình, Huân mới mở miệng:
“….Dừng-tay” – anh nghiến răng để hai chữ ngắn gọn đó được thoát ra khỏi cổ họng như tiếng gió rít gào. Đôi mắt anh cũng nhắm chặt lại, là anh đang rất cố để không nổi đóa lên
“Xin lỗi, thật sự xin lỗi, để tôi giúp anh lau đi…” – Lam Anh dường như không nghe thấy con mãnh thú đang rên rỉ mà vẫn to gan lấy thêm giấy lau lau vệt cà phê đã sớm bị hơi điều hòa làm cho khô quá nửa. Cô còn rất phóng khoáng lấy khăn mùi xoa trong túi sách mà chà chà lên chiếc áo sáng đẹp ấy
“Tôi-nói-cô-dừng-tay-lại” – lại một lần nữa, anh hít một hơi thật sâu vào trong phổi. Cố nuốt hết những thứ gọi là giận giữ, đập bàn đập ghế, đá biu con điên đang lau áo hay gì gì đó tương tự thế; anh nhịn để bản thân không bị mất hình tượng trước “n” con mắt đang nhìn kia
“Dạ?” – đôi mắt to tròn ngước lên long lanh như vẻ vô tội lắm!! Lần này thì đôi tai không tốt của cô cũng nghe thấy quái vật đang chuẩn bị phát hỏa nói gì rồi!
Anh chẳng nói chẳng rằng, đứng dậy rất hùng dũng mà làm cô đang lấy thân thể anh làm điểm tựa liền bị trượt ngã vô định. Anh nhìn quanh, đúng như những gì dự đoán, mọi người ở đây, tính cả mấy cô nhân viên tây xinh xắn, đều đang hướng đến anh mà bàn tán xôn xao. Lia mắt một loạt, cuối cùng anh ngồi xổm xuống đối diện cô gái đồng hương rất vô duyên vô cớ mà hất cà phê vào người anh, lại còn khoa trương lau cho anh nữa! Cô này là cố tình hay cố ý?
“Cô còn để tôi nhắc lại một lần nữa, cô chết chắc!” – giọng anh nhỏ như tiếng muỗi vo ve nhưng đủ lọt vào lỗ tai cô
Nói rồi anh rất thản nhiên mà đứng dậy xoay người bước đi, không quên nhoẻn miệng cười với bàn dân thiên hạ để thể hiện: Không sao đâu, tôi rất độ lượng!
Khuôn mặt phóng to như máy ảnh zoom của anh ta làm Lam Anh ngơ ngẩn cả người đến nỗi anh đã đi một đoạn khá xa rồi, cô vẫn ngồi đó mà lòng mắt không thể cử động. Đôi mắt đen sâu hun hút như thể nhìn một lần sẽ bị rơi vào mê hồn trận, sống mũi thẳng tắp, bạc môi không dày cũng không mỏng – lúc nói với cô tựa như thứ ma mị khiến cô bị mù lòa tâm trí. Hương nước hoa nhè nhẹ hầu như không bị cà phê Jelly làm nhạt mùi, nó xộc vào mũi làm cô mê mẩn…Hình ảnh đôi môi ấy nói với cô cứ dần chậm lại trước mắt. Màu hồng – ánh sáng – những bông hoa xinh đẹp như đều tập trung làm màu thêm cho khuôn mặt như trí tưởng tượng…
Thiên thần: Này, đừng có mà mơ mộng nữa đi, anh ta vừa đay nghiến cô đấy. Ngồi mà ngẩn ngơ, đứng dậy đi!!
Ác quỷ: Hè hè, này này cô em phê lòi mắt ra rồi đúng không? Trời ơi, ai mà đẹp trai thế, cứ như thể nhặt hết các nét đẹp của tạo hóa ấy. Mau mau đứng dậy đi, anh ta cũng là người Việt Nam, chắc chắn đi cùng chuyến bay đấy
Thiên thần: Này, đây không phải phim Hàn Quốc, đây là hiện tại, là đời thực!
Ác quỷ: Phim thì cũng có thể biến thành đời thực! *cười gian*
Hai cái bóng một đen một trắng cứ thi nhau tranh cãi trong não cô. Ai nói cũng có lý và có cái đúng cả! Ừ thì đẹp nhưng chưa chắc đã hoàn hảo như Boy Over Flowers, ừ thì tuyệt nhưng chưa chắc tính cách đã mãn nguyện…
Lam Anh cứ ngồi đó, đầu suy nghĩ mặt ngẩn ngơ cho đến khi một nhân viên trong quầy Starbucks ra báo với cô còn 25 phút nữa là đến giờ bay, cô mới tá hỏa phủi rũ cái thứ đen trắng ấy ra khỏi đầu. Đứng dậy trong ánh nhìn miệt thị của người xung quanh, cô xấu hổ xin lỗi nhân viên tới tấp vì làm bẩn quầy. Sau khi được chị quản lý xinh đẹp rộng lượng tha thứ, cô mới vội vã kéo va li đi đến nơi soát vé. Xếp hàng dài thế kia, cô lại đứng cuối rồi!
Nhưng cũng phải thấy, chết vì trai là cái chết rất rất rất đáng mỉa mai, tuy vậy trái tim ngóng chờ cơ hội sẽ được gặp lại anh vì "là người Việt Nam" của cô vẫn đang đập thình thịch hồi hộp!
“Vừa nãy em ở đâu vậy? Tôi đi vệ sinh ra đã không thấy em đâu?” – một người đàn ông tầm 50 tuổi, được biết đến như phó chủ nhiệm khoa quản trị, hỏi anh
“Em đi uống cà phê” – anh lật mở tờ báo trên tay
“Ồ…” – ông thầy đang định chỉnh tư thế để chuẩn bị ngủ thì chợt nhớ ra gì liền hỏi – “…mà này, ai cho em lấy áo tôi mặc?”
Môi anh giật giật, nhìn xuống cái áo gì mà chim cò hoa lá, nắng biển Hawai làm anh muốn phát ói. Nhưng cũng chả biết làm cách nào, số anh xui nên bị người ta tưới nguyên cà phê vào người, chẳng nhẽ lại mặc cái áo loang lổ màu nâu nhàn nhạt còn thơm mùi thạch đấy lên máy bay?
“Em mượn tạm” – anh thở dài ngao ngán
Ông thầy thấy anh mặc áo của mình thì liền nở nụ cười gian tà, hơi kéo người ngồi dịch sát vào anh, làm anh thấy lạ phải lui lại phía sau, mày nheo vẻ tránh vi-rút lây bệnh
“Tôi đã bảo mà, mang nhiều quần áo đi một chút không nghe cơ!” – ông ấy bĩu môi một cái – “…nói thật đi, em cứ cố tỏ vẻ lạnh lùng làm gì, thích mặc kiểu này bao giờ tôi mua cho vài cái xài thả ga luôn” *mày nhếch nhếch liên tục*
“Em xin thầy…” – đôi mày của anh cũng giật giật vô định, giọng nói mang muôn phần uể oải. Đã nếm đủ vị xui giờ đến người đi cùng cũng bệnh hoạn thế này sao? Chẳng nhẽ anh lại bán nude?
Mà hình như cái sự xui xẻo chưa dừng lại ở đó! Ông thầy này máy bay vừa cất cánh là lăn ra ngủ, mà ngủ xấu tướng đến nỗi chân gác lên đùi anh, tay vắt đè sang bên anh, cổ họng rất không an phận mà thải ra cái tiếng như chục con bò thi nhau rống. Và tất nhiên, những người lịch sự sẽ rất nhanh chóng tỏ ra khó chịu mà quay lại nhìn, anh thấy vậy chỉ biết cười gượng chữa ngượng, đồng thời sắp đặt lại vị trí dáng ngủ của ông ấy cho duyên dáng.
Nhưng... tại sao mấy bác gái cùng với mấy cô tiếp viên cứ nhìn anh mà che miệng cười vậy? Khó hiểu, anh nhìn theo ánh mắt của họ xuống chiếc áo chim cò lai tạp thổ dân đang mặc trên người…lý do là đây sao?
Hai mày của anh không hẹn mà dính vào nhau, răng cắn lấy môi dưới, nắm tay siết chặt, anh cố điều chỉnh để kìm nén sự tức giận vẫn đang âm ỉ từ lúc ở sân bay! Ông thầy này là tiểu đại họa, cô gái đó là đại đại họa...chắc chắn sáng nay đi ra ngoài cửa anh bước nhầm chân trái rồi!
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Sân bay Nội Bài…
Suốt lúc lên máy bay cô đã không ngớt dùng nhãn thần xem anh ta rúc vào khóm nào. Nhưng chắc có lẽ không ngồi cùng khoang nên cô đành ngậm ngùi về chỗ sau một loạt những ánh nhìn không mấy thiện cảm của hành khách. Có vẻ anh ta làm cô phát điên rồi!
Rất muốn kiềm chế bản thân rằng: anh ta chỉ xuất hiện thoáng qua một lần, trai đẹp cũng chỉ được ngắm một lần trong đời! Không nên quá tham vọng mà thất vọng! Nhưng hình như bộ não của cô giờ đây cũng bắt tay với trái tim ngập tràn mơ tưởng, mà khiến cô đến khi đặt chân xuống sân bay quê nhà thì mắt vẫn tìm anh ta không thôi
Hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam rồi lại hướng Bắc; cứ thể như anh ta đã thành bọt biển tan biến ngay sau lần đầu xuất hiện trước mặt cô vậy. Tiếc nuối ư? Có chứ! Bọn con trai thì nhìn gái đẹp là điên loạn cả lên; con gái cũng đâu khác gì – nhìn thấy giai đẹp mà không mê mẩn thì quả không phải một đứa con gái đã trưởng thành.
Lam Anh thở dài ngao ngán đi ra cổng sân bay, vẫy gọi một chiếc taxi, cô tự ra về. Cũng chẳng phải chuyện gì làm lạ, cô từ năm cấp hai đã sang Anh học, đến hết cấp ba đáng nhẽ phải học tiếp lên đại học thì người mẹ chơi bạt mạng mà cũng kiệt tỉ mỉ của cô lại lôi cổ cô về nước học. Hỏi “n” câu cũng chỉ nhận được một câu trả lời: “Nuôi mày bên Anh tao phải bớt mấy buổi vẽ móng, spa, yoga. Nay tao già rồi, thiếu những cái đó sẽ thành quái vật mất. Chịu khó về nước đi con”. Bởi vậy, cái việc con đi học nước ngoài về mà chả thấy gia đình đi đón đâu cũng chỉ là bình thường ở nhà cô.
Tự lập là số một!
Cũng đã một năm kể từ lần gần nhất cô về thăm nhà, Hà Nội đã thay đổi nhiều quá. Nhiều cái mới hơn, làm cô đi đường về nhà mà ngỡ tưởng ông taxi lừa đảo rẽ hướng khác để bán cô sang Trung Quốc. Nhà cô ở trên mạn phố cổ, năm trước về, phố cổ vẫn chưa tấp nập, bây giờ thì đông đến nỗi cô phải bảo ông taxi dừng ở đầu đường, cô tự kéo vali vào nhà. Thật là có nhiều đổi khác!
“Mẹ ơi! Con về rồi” – cô từ đầu cửa đã nói lớn
“A, chị Lam về rồi” – thằng Bin nghe thấy giọng cô thì liền siêu vẹo chạy ra đón như thằng say rượu
Lam Anh hơi nhún người xuống, đưa hai tay ra đón thằng em yêu quý. Cô bế nó lên, không quên thơm vào cái má búng ra sữa của nó
“Mẹ đâu Bin?”
“Mẹ vừa chạy sang nhà bác Bình mua gạo rồi” – nó nói với cái giọng trẻ con cao cao chua chua, nghe đến là muốn yêu
“Thế à, thế Bin ở đây đợi chị à?” – cô một tay kéo va li, một tay bế Bin vào nhà – “…dạo này có được nhiều phiếu bé ngoan không?”
“Có, Bin được nhiều lắm, bố còn thưởng cho Bin một con lật đật hình cô gái trên phiếu bé ngoan cơ” – nó vui vẻ kể lể
Con lật đật - hình cô gái - trên phiếu bé ngoan…bố có nhất thiết phải tặng món quà mị dân lòng trẻ thế không? Bá đạo quá đi! = =
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Ăn xong cơm nước, hàn huyên với gia đình, giúp mẹ rửa bát chán chê, Lam Anh lên căn phòng cô gắn bó tuyền có ba năm = =/ Cũng tại là khi xây phòng riêng thì năm sau cô sang Anh rồi, nên thật sự để nói nhớ nhung đến nỗi hít hà từng cái vữa tường thì không phải, chỉ là thấy phòng mình vẫn gọn gẽ như mọi khi, cô có cảm giác rằng: Mình đã về nhà!
Nhưng…
Cái cảm giác “Mình đã về” cũng chỉ kéo dài một tiếng hai mươi ba phút ba mươi sáu giây. Vì sau tiếng mở cửa cái “Rầm” thô bạo của mẹ, đời cô lại lần nữa rẽ sang một hướng hoàn toàn mới!
“Gì vậy mẹ?” – cô có phần mệt mỏi nhìn mẹ mà nói
Mẹ không nói, chỉ quẳng vào người cô một quyển catalogue về cái gì đó
“Đọc đi rồi mẹ nói tiếp” – cái giọng điệu nghiêm túc đến sởn da gà của mẹ làm cô không muốn cũng phải ngó ngàng qua
“Học viện Emerald – học viên hàng đầu tại Mỹ chuyên đào tạo những ngành nghề trọng điểm. Thành lập từ năm 1983, học viện Emerald là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên tại Mỹ. Năm 2010, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sau đại học và kiếm được việc làm với mức lương cao (>$130.000/tháng) ở Mỹ là 49.34%; trong đó sinh viên của học viện Emerald chiếm 18.7%. Được cung cấp trang thiết bị hiện đại nhất, kiến trúc tinh xảo mang đến một không gian học cuốn hút và hiệu quả cho sinh viên, việc giáo dục ở Emerald luôn được đánh giá cao và đứng trong top 20 thế giới. Hơn thế nữa, theo học tại học viện Emerald, sinh viên sẽ có cơ hội được tham gia những hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này sẽ giúp sinh viên có những thời gian trải nghiệm thật sự…” – đọc một loạt, Lam Anh vẫn thấy khó hiếu bèn quay ra hỏi mẹ - “…cái gì đây mẹ?”
“Đọc tiếp đi”
“…học viên Emerald hiện giờ đã có mặt ở 20 nước trên thế giới bao gồm:…..” – cô đọc hết tất cả các đất nước và khựng lại tại chữ VIỆT NAM to oành ở cuối dòng! – “Cái gì, cái học viện khủng hoảng này xây ở Việt Nam rồi á?” – mắt chữ A mồm chữ O, Lam Anh không thể tin vào mắt mình
“Đúng, từ bốn năm trước rồi” – mẹ bình thản đến khó hiểu
“Vậy…mẹ…” – cô vừa giơ cái catalogue vừa chỉ vào đó, mắt mở to như đã mập mờ đoán ra ý định của mẹ
“Ừ, đúng, mẹ định cho con vào học ở đấy” – mẹ nhún vai
“Ha! Hóa ra mẹ kéo con về đây là đã có cả một kế hoạch hoàn hảo rồi đúng không?” – cô vẫn không thể tin nổi
“Mày nói như mẹ tống mày đi nghĩa vụ quân sự ấy” – mẹ đánh thùm thụp vào vai cô
“A..A…” – Lam Anh vừa kêu vừa ôm lấy bả vai đang bị tra tấn – “…mẹ nói như thể con chuyển giới mới về ấy”
“Mày mà không nghe lời mẹ, mẹ cho mày đi chuyển thành đàn ông luôn”
“Thế giờ mẹ muốn gì ở con?” – Lam Anh vùng tay kéo rụt người lại để tránh mấy cú đánh như búa tạ - “…làm thế nào để vào trường?”
Nghe thấy cô đã bị khuất phục, mẹ Lam Anh mới tha cho cái vai của cô mà nhẹ giọng:
“Vụ đó nếu thẳng căng ra thì mày mướt mùa mới vào được, nhưng không sao, mẹ lo đâu đấy rồi”
“Thế là thế nào?” – cô xoa vai nhíu mày nói
“Lại nói nữa tao cho mày phế liệt luôn bây giờ” – mẹ tiếp tục giơ tay lên dọa nạt – “...nuôi mày như nuôi lợn, cho mày học toàn trường tốt mà kết quả của mày lẹt đa lẹt đẹt đến thảm hỏa thế hả? Để bố mày biết thì ở nhà bán rau con nhé”
Bị dọa phun ra bí mật động trời, Lam Anh chợt xum xoe ra mặt. Rất nhanh lẹ mà nhảy vào bóp vai xoa đầu cho mẹ: “Con cám ơn mẹ nhiều lắm, con sẽ chăm học! Vậy bao giờ học thế mẹ?” *giọng ngọt như mía lùi*
“Cái mỏ của mày mà đổi ra điểm số có phải tốt không? 25 tôi đưa chị đến trường”
“Vâng, tuân lệnh sếp” – Lam Anh đưa tay kiểu quân đội, ngực ưỡn, thẳng lưng, khuôn mặt nghiêm túc – “…giờ con đi gỡ đồ mẹ nhé”
“Khỏi”
“Dạ?”
“4 năm đại học, con ở trong kí túc xá trường” – mẹ nhoẻn miệng cười hiền hòa
“Dạ?” – Lam Anh bật nhảy như tôm – “…sao lại kí túc xá?”
“Ơ kìa, cái trường đấy ở cách trung tâm thành phố 30km có lẻ, mày tính đốt tiền hay sao mà định về nhà?” – mẹ bày ra vẻ mặt: Chắc chắn phải thế!
Không còn nói được gì nữa. Đây đúng là đại họa mà! Đúng là không đâu tự nhiên mẹ cô bắt năm cấp ba phải học cho tử tế. Nghĩ là nhắc nhở theo năm, nên thực lực thế nào cô vẫn học như vậy. Ai ngờ là có bài cả?
Cái gì mà học viện, cái gì mà ở kí túc xá, cái gì mà….! Thà học đại học trong nước còn được ở nhà, học đại học quốc tế chả khác gì thay cho đày ải sang Anh thì giờ đày ải sang Mỹ… ở Việt Nam. Nói gì thì nói, ở Anh vẫn còn được sống với nhà dì ruột, nay sống chung chạm với một loạt những cá thể cùng loài nhưng không cùng suy nghĩ…ngày mốt ngày hai sẽ đánh nhau bửa sọ mất thôi ><
Tương lai thảm họa sắp mở ra rồi….!!!
Công nhận là đường đi rất xa! Lam Anh nghe đến mười bài nhạc rồi mà ngửng dậy hỏi mẹ còn bao lâu sẽ tới, mẹ vẫn rất thản nhiên bảo: Cứ yên chí ngủ thêm giấc nữa đi = =
Đi qua tất cả các thể loại đường, đường đẹp, đường bụi rồi đến đường làng vẫn còn gồ ghề khúc khuỷu. Chỗ đáng sợ nhất dẫn đến học viện là con đường bé tới nỗi nếu hai xe đi ngược chiều thì một cái chắc chắn phải lùi lại!
Chả phải “nếu”, tình huống đó đang ở ngay trước mắt đây! Hai bên là ruộng lúa mênh mông, đối diện là chiếc xe ô tô tải to oành đang tiến đến.
“Mẹ ơi, cẩn thận” – cô sợ hãi mà hét lên
“Để yên mẹ đi xe” – mẹ khó chịu ra mặt khi đang tập trung lại bị làm cho giật mình
Trời ơi, tại sao con đường đi học lại gian truân trắc trở như thế này. Tại sao cái học viện nghe thì vĩ đại mà lại nằm trên đồng ruộng chứ? Chiếm đất của người nông dân là không tốt!! Bởi vậy chắc chắn học viện này chỉ quảng cáo cho lấy được, mẹ mình bị lừa to rồi!! AAAA – vừa nhắm mắt vừa nghe tiếng vọng từ não rên rỉ, Lam Anh nắm chặt hai bàn tay tự nhủ những suy nghĩ của mình phải đến 90% chuẩn xác. Nước mắt thương xót bản thân đã sớm vòng quanh tròng mắt…
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
“Thế nào? Không ngậm được mồm nữa hả?” – mẹ nhìn cái miệng vẫn đang bỏ lửng sắp rớt xuống đất đến nơi của Lam Anh mà nhếch mép cười
Thật là khi qua con đường chỉ đáng dành cho người đi bộ ấy và sau một lần rẽ vào con ngõ nhỏ, thế giới mới hoàn toàn mở ra! Tưởng tượng như đang từ đường rừng mà đi ra đường lớn ấy! Đúng, đúng là cảm giác đó!
Thể nào học viện E E này phải xây ở nơi cách xa trung tâm đến hơn ba mươi cây lại còn phải nằm trên ruộng, đơn giản nó cần một vùng đất rộng lớn để an tọa cho cái siêu biệt thự khổng lồ đang chềnh ềnh trước mắt. Áng chừng tòa nhà trước mặt phải rộng khoảng hơn 150.000 mét vuông, đấy là chưa tính khoản cây cối đua ra lấn chiếm diện tích nhé.
“Ực!” – Lam Anh nuốt một ngụm nước bọt rõ to khi bước vào đại sảnh của học viện
Tất cả bốn bể đều được lắp kính chịu lực dày khực, trên đầu là cái đèn chùm to bự chảng rủ xuống hàng ngàn tia sáng vàng chói lòa, sàn đá bóng loáng được xếp lát tỉ mỉ thành hình “viên đá lục bảo” như tên của viện.
Đi qua đại sảnh xa hoa và tráng lệ, tiếp tục bay nhảy trong mơ giữa con đường nối đến bốn tòa nhà cao cao chói chói dưới ánh nắng mặt trời tháng tám. Nhìn xung quanh hai bên, cảm giác như mình đang đứng giữa đất trời vậy! Không gian rộng mở, mọi thứ ùa vào trong tầm mắt hạn hẹp, mùi thực vật man mát xộc vào khoang mũi khô khan, nơi đây là tiên cảnh, không phải là đời thật nữa!!!
Mẹ vẫn đang nói chuyện rất rôm rả với cô quản sinh trường, cũng là bạn thân cấp ba của mẹ. Cô ấy tự giới thiệu mình tên là An – quản lý trưởng của học viện. Và hình như cũng vì đặc thù nghề nghiệp mà những dãy phòng học tuyệt đẹp trong mơ của Lam Anh bị cô giáo An bỏ qua không thương tiếc. Rẽ ngay ra khu ở của nữ sinh sau khi mất 15 phút đi bộ, cái gọi là ký túc xá mở rộng trước mắt cô
“Sao? Muốn ở đây hay về nhà?” – mẹ hỏi trong lúc mặt cô vẫn còn đang mê mẩn nhìn cái gọi là “kí túc xá”
“Ở đây, ngàn vạn lần ở đây” – Lam Anh ngửng mặt lên nhìn, đôi mắt đờ đẫn mà trả lời vô định
Mẹ cười tươi roi rói tỏ vẻ hài lòng lắm, vì bà biết chắc đứa con gái hám của lạ sẽ bị khuất phục bởi độ hoành tráng này!
Tiến sâu vào trong, các phòng của ký túc mỗi dãy được đánh số từ 1 đến 20, tổng là có khoảng sáu bảy dãy gì đấy. Nội thất bên trong mới gọi là hoành tráng! Sàn được ốp gỗ toàn bộ; đèn trắng, đèn vàng, đèn tuýp, đèn mắt trâu đủ cả. Trong phòng có hai giường tầng và hai bàn học dài để dành cho bốn sinh viên ở chung với nhau. Khoái nhất là nhà vệ sinh rất rộng và đẹp, bồn tắm đứng nhé…có phải hơi khoa trương không?
“Đẹp mẹ nhỉ?” – Lam Anh cười ngu ngơ với người mẹ từ nãy đến giờ vẫn cứ soi thái độ của cô chằm chằm
“Học khoa quốc tế ở trong thành phố nhé, để về nhà với mẹ” – mẹ Lam Anh nói với giọng châm biếm
“Con biết mình sai rồi” – kí túc còn đẹp hơn ở nhà thế này dại gì không ở? Đánh nhau vỡ sọ ư, ta chiến hết. Hà Hà!!!
Rời khỏi kí túc xá, cô An còn rất độ lượng mà dẫn mẹ và Lam Anh đi xem một số nơi khác như: nhà ăn, nhà truyền thống, nhà thể chất, nhà văn hóa,…Quay mòng mòng, đi bộ rã cả cẳng cuối cùng cũng quay về điểm xuất phát. Ngó qua đồng hồ đã được một tiếng, mà cô giáo An vẫn còn bảo: Chưa hết đâu, đấy chỉ là những khu chính cần quan tâm thôi!
Ặc…
Thằng cha kiến trúc sư dựng cái đồ án này ăn phải cái gì mà nghĩ ra lắm chỗ vậy?
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Được ở nhà với mẹ ba ngày thì cô lại phải lết em va li từ Anh di chuyển sang “Mỹ”.
Hôm nay cả nhà cùng đi chia tay cô lên trường, mẹ cho cô xuống đầu cổng, dặn dò qua loa rồi cũng nhanh chóng bye bye cô. Bố trước nay vẫn là người lạnh khốc, chỉ nói “Cố gắng học” với bộ mặt kỉ băng hà rồi cũng quay vào ghế lái chuẩn bị ra về. May thay có thằng Bin còn nở nụ cười với cô, tuy nhiên, cái nụ cười của nó như thể “Ta đây lại tiếp tục độc chiếm mẹ rồi!” ấy.
Gia đình của em thật tuyệt vời *nước mắt vòng quanh* - Mà cũng phải, cô tự lập quen rồi, nếu mẹ nhắc nữa, chắc tự bản thân sẽ cảm thấy mẹ già lẩm cẩm mất thôi!
Nhưng mà cũng tủi thân cơ, các bạn được bố mẹ xoa đầu vuốt tai dặn dò tỉ mỉ, còn có gia đình khoa trương khóc lóc nữa mà. Nhìn chiếc xe gia đình của mình khuất dần sau làn khói bụi, nghĩ đến cảnh thằng Bin còn cười hớ hớ lúc thấy cô chia tay mẹ - ỨC!
“Chả thèm nhớ!” – rất hùng hồn bĩu môi một cái rõ cong, cô kéo cái va li “trước giờ vẫn thế” của mình vào trường
Về việc cô học ngành gì, thì…mẹ rất không cần hỏi han đã đăng ký cho cô vào học ngành “Quản trị kinh doanh” – chuyên ngành “Quản trị kinh doanh tổng hợp”. Mẹ giải thích như sau: Con gái học tài chính bị to não, học marketing bị lắm mồm! Quản trị vừa không to não lại vừa điềm đạm. Rất chuẩn mực!
Vâng! Con cám ơn mẹ - sao đời cô cứ bị bà la sát ở nhà sắp đặt như vậy? Đừng nói đến khi tuần trăng mật mẹ cũng sắp đặt tư thế nhé. = =
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Vừa cầm lon Highland Coffee trên tay, Lam Anh vừa đi tìm lớp mình. Lớp của cô là C4-MNG2 mà tìm lòi mắt luôn chỉ thấy C4-MKT1 hay C4-F4. Đang mải ngáo ngơ xem chỗ đứng của lớp ở đâu thì…
Uỵch!
Cô đâm sầm vào lưng ai đó đằng trước và “Xoạt” cà phê bị đổ hết trơn.
Nhưng….
Tuyệt thay, nó lại rất biết chọn lựa vị trí mà văng thẳng vào áo của người đó mà không phải là đổ xuống đất…
“Oái…” – sau khi định thần được cô đã gây họa, Lam Anh chỉ biết hét lên, dùng tay che miệng, mắt mở to vì choáng khi thấy chiếc áo trắng đằng trước đã thành màu nâu cà phê. Tay cầm lon Highland tang vật, mọi ánh mắt đều đồ dồn về đó!
“Tô…tôi…tôi xin lỗi” – Lam Anh vừa hốt hoảng vừa sợ hãi khi nhìn lưng áo trắng của người đó giờ đây đã nhuốm màu cà phê sữa. Tay cô luống cuống tìm lấy khăn giấy bên trong cặp đến nỗi làm rơi sách vở liểng kiểng xuống đất, vali quần áo cũng buông rơi tự do. Nhưng mặc kệ, trong đầu cô lúc này chỉ nghĩ đến làm sao lau sạch được cà phê vẫn đang lăn dài trên áo của người ta
“Huâ…” – Hải Đăng đi ngược lại, nhìn thấy anh thì tính báo vụ khóa phòng bị kẹt, giờ hai đứa trong đấy đang đập cửa ầm ĩ vì không ra được. Nhưng bước chân của cậu chợt bị khựng lại khi đối diện với khuôn mặt thâm đen mây xám đến bao phủ của anh
“Sao vậy…?” – Đăng ngó ra đằng sau anh, lại vừa bất ngờ vừa buồn cười khi thấy một con cá dọn bể nào đó đang rất kì cụi mà chà chà lên chiếc áo đồng phục thẳng thớm
“Ê này, dừng tay lại đi cô em” – nhìn dáng vẻ sợ hãi đến tái mặt của cô, Đăng liền nổi máu độ lượng mà ngăn kịp thời hành động “có kết quả không tốt” lại
“Dạ?” – Lam Anh ngước lên, si ngốc nhìn Đăng, rồi lại nhìn tấm lưng to to của người bị hại vẫn đang bất động một chỗ
Mây đen bao phủ cả một vùng trời làm đám sinh viên năm nhất mới tới sợ hãi mà phải dãn ra một khoảng, tay chân khua khoắng chỉ trỏ bàn tán xôn xao rì rào. Có đứa còn chỉnh chế độ zoom camera điện thoại để vừa tránh “mây đen” vừa có thể chụp được bức ảnh chào mừng ngày khai giảng để đời!
Huân siết chặt tay thành nắm đấm, lần này lại cái gì nữa đây, cà phê thạch hay cà phê hoa quả? Quay người lại với ý định ghi nhớ mặt hung thủ, môi anh ngay lập tức nhếch lên nửa centimet, da mặt nhăn nhúm vài phần…Cái thứ này sao lại ở trước mặt anh?
“Ơ…anh là…” – Lam Anh thấy chàng trai bọt biển của mình thì vội chỉ vào mặt anh, giọng nói còn lộ rõ vẻ ngạc nhiên
“…”
Sau một khoảng ngây dại trước hình bóng vài ngày trước còn làm cô thất điên bát đảo, Lam Anh ngay lập tức quay trở lại hiện tại khi nhớ đến mình chính là hung thủ lần thứ hai vấy bẩn áo của anh…
“Thôi chết rồi!” – Lam Anh trở về trạng thái vội vã lúc đầu – “…thật xin lỗi anh, em sẽ đền anh chiếc áo khác” – cô luống cuống nói
Mặt anh từ lúc quay lại như thế nào thì giờ vẫn thế, chỉ khác là mây đen bao phủ dày thêm vài phân so với lúc trước. Đây có thể gọi là “oan gia ngõ hẹp” trong truyền thuyết được không? Chính xác là tuần trước, cũng chính con người này, chính dáng vẻ này đã tặng cho anh một cốc cà phê thạch - trong khi đó là chiếc áo cuối cùng anh có trong va li. Đáng nhẽ phải còn hai cái, nhưng hôm trước do ông thầy tắm mà không mang khăn vào, thấy chiếc áo trắng mới của anh vất gần đó thì rất dễ thương mà lấy để lau người, kì cọ thân thể. Đến lúc anh lật mặt ông ấy, cũng chỉ nhận được câu trả lời không kém phần dễ thương: “Áo em sạch thơm, thầy mượn để lau người”…
Còn lần này là cái gì đây, vẫn khúm núm, vẫn to gan chà chà lên người anh; cô gái này có phải xui xẻo mang tên “Cà phê” không?
“Em…” – Lam Anh bị đôi mắt đen ấy nhìn xoáy vào mình thì ngại ngùng, cô cúi mặt xuống để che đi đôi má đã kịp ửng hồng
Nhìn Lam Anh ấp úng trước mắt, anh như nhận ra mình đã “ngắm” cô ta quá lâu thì vội vã rời mắt nhìn sang xung quanh, lại quay phía sau thấy Đăng từ đầu chí cuối vẫn đứng dò xét hành động của anh thì nói:
“Mấy giờ rồi?”
“15 phút nữa là khai giảng” – Đăng đưa đồng hồ lên xem
“Tao đi lấy áo, mày chuẩn bị trước hộ tao” – anh hít một hơi thật sâu để nuốt giận vào trong, quay người bước hướng đến khu kí túc nam
“Này” – Đăng thấy anh đi thì vội kéo tay lại – “…khóa phòng bị kẹt rồi, hai thằng quỷ đang bị nhốt trong đấy. Tao đến để báo mày đây” – Đăng thở dài
“…” – anh nhếch cao mày trái. Cái gì vậy? Đùa nhau à?
Còn 15 phút nữa là khai giảng rồi, giờ lấy đâu ra áo để mặc?
Về phía cô, nhìn khuôn mặt anh biến sắc liên tục rồi lại thấy bóng dáng lừng lững của anh vội vã mang theo tức giận rời khỏi, Lam Anh trong lòng muôn ngàn bứt rứt. Muốn nói vạn lần câu “xin lỗi”, nhưng cũng vì cái tâm trạng như bóp méo lon của anh làm ý chí của cô bị teo nhỏ.
Đăng đứng một bên thấy tay cô cứ vò vò tờ giấy giới thiệu trường, mắt thì hướng đến Huân mà lo lắng; bên cạnh chân là sách vở, cặp và vali đồ vẫn còn rơi vương *** thì lên tiếng:
“Đồ đạc rơi hết rồi kìa”
“Dạ?” – câu nói của Đăng đã kéo cô khỏi tình trạng thơ thẩn – “…à, vâng cám ơn anh” – Lam Anh vội vã cúi xuống nhặt lấy đống đồ đạc bừa phứa dưới chân
Đăng cũng rất lịch sự mà ngồi xuống giúp Lam Anh thu dọn đồ, chợt tay anh chạm vào quyển giới thiệu về ngành Quản trị kinh doanh thì lên tiếng hỏi
“Em học quản trị kinh doanh à?”
Lam Anh dừng hành động rồi nhìn lên quyển giới thiệu trong tay Đăng thì nói – “Vâng, em học quản trị”
“Vậy sao?” – Đăng nhướn cao mày, nghĩ đến tên đầu to kia lại học tài chính thì trầm tư – “…học khác ngành với tên đó sao?”
“Dạ? Tên đó là thế nào ạ?” – Lam Anh nghe thấy “tên đó” thì như bị gãi đúng chỗ ngứa, liền vồn vã hơn hẳn
“À không, chào em, anh là Đăng học ngành “Bất động sản”, rất vui được gặp em!” – Đăng đưa tay ra phía cô
“À, vâng” – tuy không hiểu gì nhưng Lam Anh vẫn lịch sự mà dùng hai bàn tay nhỏ bé nắm lấy cái thứ to to đang đưa ra kia – “…mà anh ơi, làm sao để xin lỗi anh ấy bây giờ?” – cô vẫn chưa thôi lo lắng
“Cái đó hả…chút nữa thôi em sẽ biết làm thế nào. Anh phải đi chuẩn bị đây, em thu dọn nhanh nhé, sắp đến giờ rồi, chào em!” – Đăng nhếch môi cười, anh đứng dậy đút hai tay vào túi quần rồi thong thả bước đi
Cơ bản là anh cũng hồi hộp không biết, chút nữa tên mọt sách ấy sẽ giải quyết thế nào với cái áo, để lên nói trước gần ngàn sinh viên như thế! Cũng đáng mong chờ đấy !!
“Vâng, con đang lượn lờ ở sân bay đây, mẹ có muốn mua cái gì không?” – cô vừa kéo va li, vừa đảo mắt qua các gian hàng túi sách quần áo gần đó
“Vâng, được rồi, còn một tiếng nữa là bay. Bao giờ xuống sân bay con sẽ báo mẹ biết”
Cụp máy điện thoại, Lam Anh kéo va li đi thẳng đến quầy cà phê Starbucks ở đó, check-in thủ tục hoàn tất cũng dư ra tận một tiếng, nhâm nhi một cốc Starbucks có lẽ là cách giết thời gian tốt nhất
Đứng nhìn bảng menu dài dằng dặc bao nhiêu hương vị, Lam Anh vừa cầm ví trong tay, chân vừa đung đưa thong thả cân nhắc xem sẽ chọn gì. Cuối cùng, sau năm phút cô nhìn cái bảng và nhân viên phục vụ cũng tròn năm phút đứng lịch sự nhoẻn miệng cười với cô:
“One Coffee Jelly, thanks” – cười tươi
Sau khi gửi tiền xong xuôi đâu đấy, cốc Starbucks thạch mát lạnh với cái làn khói nhè nhẹ tỏa ra từ những cục đá nhỏ đang thi nhau ngụp lặn hòa trong từng viên thạch trong suốt, Lam Anh khẽ đưa lên mũi hít lấy cái khí mát lạnh ấy. Mùa hè mà có thứ này trượt dài bên trong khoang họng thì không còn gì bằng!
Vừa đi vừa hít hà nhâm nhi, do không để ý nên cô bị một đứa trẻ chạy ngược chiều đâm sầm vào…
“Á…” – cũng chỉ kịp kêu lên như vậy, còn đâu não không thể giúp cô vớt vát được tình hình trước mắt nữa rồi!
Vì cú va chạm có phần mạnh, thằng cu kia thì ngã ngửa ra đằng sau, ngồi ăn vạ bù lu bù loa, còn cô thì nhanh lẹ hơn nên tránh được cú ngã dập mông ê mặt. Nhưng tuyệt thay, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, thoát được vụ dập mông thì vớ phải ngay một vụ nhục mặt khác không kém phần ê chề - mà lại còn liên quan đến người ta
Đống “jelly” từ cốc Starbucks không nắp cùng nước cà phê và đá lạnh bay lên không trung như trong cảnh quay chậm, rồi rất đẹp mắt mà ào một cái hạ cánh xuống chiếc áo sơ mi trắng có dải cúc màu đen của ai đó…
Lam Anh hốt hoảng muôn phần, một là thằng nhóc va phải cô bị dập mông cứ ngồi khóc đòi mẹ ở trước mặt, một là cái áo màu trắng sáng choang của ai đó giờ đã bị màu cà phê nhuộm quá phân nửa, có điểm xuyết thêm mấy miếng thạch đang thi nhau trượt xuống theo đường cong cơ thể
Giờ Lam Anh đang bị kẹt giữa hai bên, không biết phải nên xin lỗi bên nào trước. Cô vẫn đang trong trạng thái một chân ngồi một chân quỳ, lúc nhìn đứa bé, lúc lại nhìn sang cái áo trắng bị vấy bẩn! Tiến thoái lưỡng nan, làm gì bây giờ?
May thay ông trời đã nhìn thấy nỗi khổ muôn phần của cô mà đặc phái người mẹ hiền dịu của cậu em kia đến đỡ lấy nó. Chắc chắn bác ấy có ý định hỏi cho ra nhẽ vụ thằng con quý tử bị dập mông, nhưng nhìn thấy khuôn mặt của cô biến dạng đen ngòm khi chằm chằm rơi mắt vào phần bụng áo của cậu trai vẫn đang bất động ở đó, thì liền xuôi xuôi mà dắt thằng nhỏ vẫn đang kêu gào thảm thiết đi
“Thật xin lỗi, xin lỗi rất nhiều” – Lam Anh vội vã vơ lấy đống giấy ăn ở bàn bên, rất nhanh chóng mà thấm cà phê trên áo của anh, cũng không quên gạt mấy miếng thạch hư đốn vẫn đang nằm lỳ ở trên đó. Cô hoảng đến nỗi nói luôn bằng tiếng Việt mà chẳng cần biết người bị hại thuộc quốc tịch nào!?
Sau một phút để cô tự do hoạt động trên người mình, Huân mới mở miệng:
“….Dừng-tay” – anh nghiến răng để hai chữ ngắn gọn đó được thoát ra khỏi cổ họng như tiếng gió rít gào. Đôi mắt anh cũng nhắm chặt lại, là anh đang rất cố để không nổi đóa lên
“Xin lỗi, thật sự xin lỗi, để tôi giúp anh lau đi…” – Lam Anh dường như không nghe thấy con mãnh thú đang rên rỉ mà vẫn to gan lấy thêm giấy lau lau vệt cà phê đã sớm bị hơi điều hòa làm cho khô quá nửa. Cô còn rất phóng khoáng lấy khăn mùi xoa trong túi sách mà chà chà lên chiếc áo sáng đẹp ấy
“Tôi-nói-cô-dừng-tay-lại” – lại một lần nữa, anh hít một hơi thật sâu vào trong phổi. Cố nuốt hết những thứ gọi là giận giữ, đập bàn đập ghế, đá biu con điên đang lau áo hay gì gì đó tương tự thế; anh nhịn để bản thân không bị mất hình tượng trước “n” con mắt đang nhìn kia
“Dạ?” – đôi mắt to tròn ngước lên long lanh như vẻ vô tội lắm!! Lần này thì đôi tai không tốt của cô cũng nghe thấy quái vật đang chuẩn bị phát hỏa nói gì rồi!
Anh chẳng nói chẳng rằng, đứng dậy rất hùng dũng mà làm cô đang lấy thân thể anh làm điểm tựa liền bị trượt ngã vô định. Anh nhìn quanh, đúng như những gì dự đoán, mọi người ở đây, tính cả mấy cô nhân viên tây xinh xắn, đều đang hướng đến anh mà bàn tán xôn xao. Lia mắt một loạt, cuối cùng anh ngồi xổm xuống đối diện cô gái đồng hương rất vô duyên vô cớ mà hất cà phê vào người anh, lại còn khoa trương lau cho anh nữa! Cô này là cố tình hay cố ý?
“Cô còn để tôi nhắc lại một lần nữa, cô chết chắc!” – giọng anh nhỏ như tiếng muỗi vo ve nhưng đủ lọt vào lỗ tai cô
Nói rồi anh rất thản nhiên mà đứng dậy xoay người bước đi, không quên nhoẻn miệng cười với bàn dân thiên hạ để thể hiện: Không sao đâu, tôi rất độ lượng!
Khuôn mặt phóng to như máy ảnh zoom của anh ta làm Lam Anh ngơ ngẩn cả người đến nỗi anh đã đi một đoạn khá xa rồi, cô vẫn ngồi đó mà lòng mắt không thể cử động. Đôi mắt đen sâu hun hút như thể nhìn một lần sẽ bị rơi vào mê hồn trận, sống mũi thẳng tắp, bạc môi không dày cũng không mỏng – lúc nói với cô tựa như thứ ma mị khiến cô bị mù lòa tâm trí. Hương nước hoa nhè nhẹ hầu như không bị cà phê Jelly làm nhạt mùi, nó xộc vào mũi làm cô mê mẩn…Hình ảnh đôi môi ấy nói với cô cứ dần chậm lại trước mắt. Màu hồng – ánh sáng – những bông hoa xinh đẹp như đều tập trung làm màu thêm cho khuôn mặt như trí tưởng tượng…
Thiên thần: Này, đừng có mà mơ mộng nữa đi, anh ta vừa đay nghiến cô đấy. Ngồi mà ngẩn ngơ, đứng dậy đi!!
Ác quỷ: Hè hè, này này cô em phê lòi mắt ra rồi đúng không? Trời ơi, ai mà đẹp trai thế, cứ như thể nhặt hết các nét đẹp của tạo hóa ấy. Mau mau đứng dậy đi, anh ta cũng là người Việt Nam, chắc chắn đi cùng chuyến bay đấy
Thiên thần: Này, đây không phải phim Hàn Quốc, đây là hiện tại, là đời thực!
Ác quỷ: Phim thì cũng có thể biến thành đời thực! *cười gian*
Hai cái bóng một đen một trắng cứ thi nhau tranh cãi trong não cô. Ai nói cũng có lý và có cái đúng cả! Ừ thì đẹp nhưng chưa chắc đã hoàn hảo như Boy Over Flowers, ừ thì tuyệt nhưng chưa chắc tính cách đã mãn nguyện…
Lam Anh cứ ngồi đó, đầu suy nghĩ mặt ngẩn ngơ cho đến khi một nhân viên trong quầy Starbucks ra báo với cô còn 25 phút nữa là đến giờ bay, cô mới tá hỏa phủi rũ cái thứ đen trắng ấy ra khỏi đầu. Đứng dậy trong ánh nhìn miệt thị của người xung quanh, cô xấu hổ xin lỗi nhân viên tới tấp vì làm bẩn quầy. Sau khi được chị quản lý xinh đẹp rộng lượng tha thứ, cô mới vội vã kéo va li đi đến nơi soát vé. Xếp hàng dài thế kia, cô lại đứng cuối rồi!
Nhưng cũng phải thấy, chết vì trai là cái chết rất rất rất đáng mỉa mai, tuy vậy trái tim ngóng chờ cơ hội sẽ được gặp lại anh vì "là người Việt Nam" của cô vẫn đang đập thình thịch hồi hộp!
“Vừa nãy em ở đâu vậy? Tôi đi vệ sinh ra đã không thấy em đâu?” – một người đàn ông tầm 50 tuổi, được biết đến như phó chủ nhiệm khoa quản trị, hỏi anh
“Em đi uống cà phê” – anh lật mở tờ báo trên tay
“Ồ…” – ông thầy đang định chỉnh tư thế để chuẩn bị ngủ thì chợt nhớ ra gì liền hỏi – “…mà này, ai cho em lấy áo tôi mặc?”
Môi anh giật giật, nhìn xuống cái áo gì mà chim cò hoa lá, nắng biển Hawai làm anh muốn phát ói. Nhưng cũng chả biết làm cách nào, số anh xui nên bị người ta tưới nguyên cà phê vào người, chẳng nhẽ lại mặc cái áo loang lổ màu nâu nhàn nhạt còn thơm mùi thạch đấy lên máy bay?
“Em mượn tạm” – anh thở dài ngao ngán
Ông thầy thấy anh mặc áo của mình thì liền nở nụ cười gian tà, hơi kéo người ngồi dịch sát vào anh, làm anh thấy lạ phải lui lại phía sau, mày nheo vẻ tránh vi-rút lây bệnh
“Tôi đã bảo mà, mang nhiều quần áo đi một chút không nghe cơ!” – ông ấy bĩu môi một cái – “…nói thật đi, em cứ cố tỏ vẻ lạnh lùng làm gì, thích mặc kiểu này bao giờ tôi mua cho vài cái xài thả ga luôn” *mày nhếch nhếch liên tục*
“Em xin thầy…” – đôi mày của anh cũng giật giật vô định, giọng nói mang muôn phần uể oải. Đã nếm đủ vị xui giờ đến người đi cùng cũng bệnh hoạn thế này sao? Chẳng nhẽ anh lại bán nude?
Mà hình như cái sự xui xẻo chưa dừng lại ở đó! Ông thầy này máy bay vừa cất cánh là lăn ra ngủ, mà ngủ xấu tướng đến nỗi chân gác lên đùi anh, tay vắt đè sang bên anh, cổ họng rất không an phận mà thải ra cái tiếng như chục con bò thi nhau rống. Và tất nhiên, những người lịch sự sẽ rất nhanh chóng tỏ ra khó chịu mà quay lại nhìn, anh thấy vậy chỉ biết cười gượng chữa ngượng, đồng thời sắp đặt lại vị trí dáng ngủ của ông ấy cho duyên dáng.
Nhưng... tại sao mấy bác gái cùng với mấy cô tiếp viên cứ nhìn anh mà che miệng cười vậy? Khó hiểu, anh nhìn theo ánh mắt của họ xuống chiếc áo chim cò lai tạp thổ dân đang mặc trên người…lý do là đây sao?
Hai mày của anh không hẹn mà dính vào nhau, răng cắn lấy môi dưới, nắm tay siết chặt, anh cố điều chỉnh để kìm nén sự tức giận vẫn đang âm ỉ từ lúc ở sân bay! Ông thầy này là tiểu đại họa, cô gái đó là đại đại họa...chắc chắn sáng nay đi ra ngoài cửa anh bước nhầm chân trái rồi!
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Sân bay Nội Bài…
Suốt lúc lên máy bay cô đã không ngớt dùng nhãn thần xem anh ta rúc vào khóm nào. Nhưng chắc có lẽ không ngồi cùng khoang nên cô đành ngậm ngùi về chỗ sau một loạt những ánh nhìn không mấy thiện cảm của hành khách. Có vẻ anh ta làm cô phát điên rồi!
Rất muốn kiềm chế bản thân rằng: anh ta chỉ xuất hiện thoáng qua một lần, trai đẹp cũng chỉ được ngắm một lần trong đời! Không nên quá tham vọng mà thất vọng! Nhưng hình như bộ não của cô giờ đây cũng bắt tay với trái tim ngập tràn mơ tưởng, mà khiến cô đến khi đặt chân xuống sân bay quê nhà thì mắt vẫn tìm anh ta không thôi
Hướng Đông, hướng Tây, hướng Nam rồi lại hướng Bắc; cứ thể như anh ta đã thành bọt biển tan biến ngay sau lần đầu xuất hiện trước mặt cô vậy. Tiếc nuối ư? Có chứ! Bọn con trai thì nhìn gái đẹp là điên loạn cả lên; con gái cũng đâu khác gì – nhìn thấy giai đẹp mà không mê mẩn thì quả không phải một đứa con gái đã trưởng thành.
Lam Anh thở dài ngao ngán đi ra cổng sân bay, vẫy gọi một chiếc taxi, cô tự ra về. Cũng chẳng phải chuyện gì làm lạ, cô từ năm cấp hai đã sang Anh học, đến hết cấp ba đáng nhẽ phải học tiếp lên đại học thì người mẹ chơi bạt mạng mà cũng kiệt tỉ mỉ của cô lại lôi cổ cô về nước học. Hỏi “n” câu cũng chỉ nhận được một câu trả lời: “Nuôi mày bên Anh tao phải bớt mấy buổi vẽ móng, spa, yoga. Nay tao già rồi, thiếu những cái đó sẽ thành quái vật mất. Chịu khó về nước đi con”. Bởi vậy, cái việc con đi học nước ngoài về mà chả thấy gia đình đi đón đâu cũng chỉ là bình thường ở nhà cô.
Tự lập là số một!
Cũng đã một năm kể từ lần gần nhất cô về thăm nhà, Hà Nội đã thay đổi nhiều quá. Nhiều cái mới hơn, làm cô đi đường về nhà mà ngỡ tưởng ông taxi lừa đảo rẽ hướng khác để bán cô sang Trung Quốc. Nhà cô ở trên mạn phố cổ, năm trước về, phố cổ vẫn chưa tấp nập, bây giờ thì đông đến nỗi cô phải bảo ông taxi dừng ở đầu đường, cô tự kéo vali vào nhà. Thật là có nhiều đổi khác!
“Mẹ ơi! Con về rồi” – cô từ đầu cửa đã nói lớn
“A, chị Lam về rồi” – thằng Bin nghe thấy giọng cô thì liền siêu vẹo chạy ra đón như thằng say rượu
Lam Anh hơi nhún người xuống, đưa hai tay ra đón thằng em yêu quý. Cô bế nó lên, không quên thơm vào cái má búng ra sữa của nó
“Mẹ đâu Bin?”
“Mẹ vừa chạy sang nhà bác Bình mua gạo rồi” – nó nói với cái giọng trẻ con cao cao chua chua, nghe đến là muốn yêu
“Thế à, thế Bin ở đây đợi chị à?” – cô một tay kéo va li, một tay bế Bin vào nhà – “…dạo này có được nhiều phiếu bé ngoan không?”
“Có, Bin được nhiều lắm, bố còn thưởng cho Bin một con lật đật hình cô gái trên phiếu bé ngoan cơ” – nó vui vẻ kể lể
Con lật đật - hình cô gái - trên phiếu bé ngoan…bố có nhất thiết phải tặng món quà mị dân lòng trẻ thế không? Bá đạo quá đi! = =
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Ăn xong cơm nước, hàn huyên với gia đình, giúp mẹ rửa bát chán chê, Lam Anh lên căn phòng cô gắn bó tuyền có ba năm = =/ Cũng tại là khi xây phòng riêng thì năm sau cô sang Anh rồi, nên thật sự để nói nhớ nhung đến nỗi hít hà từng cái vữa tường thì không phải, chỉ là thấy phòng mình vẫn gọn gẽ như mọi khi, cô có cảm giác rằng: Mình đã về nhà!
Nhưng…
Cái cảm giác “Mình đã về” cũng chỉ kéo dài một tiếng hai mươi ba phút ba mươi sáu giây. Vì sau tiếng mở cửa cái “Rầm” thô bạo của mẹ, đời cô lại lần nữa rẽ sang một hướng hoàn toàn mới!
“Gì vậy mẹ?” – cô có phần mệt mỏi nhìn mẹ mà nói
Mẹ không nói, chỉ quẳng vào người cô một quyển catalogue về cái gì đó
“Đọc đi rồi mẹ nói tiếp” – cái giọng điệu nghiêm túc đến sởn da gà của mẹ làm cô không muốn cũng phải ngó ngàng qua
“Học viện Emerald – học viên hàng đầu tại Mỹ chuyên đào tạo những ngành nghề trọng điểm. Thành lập từ năm 1983, học viện Emerald là một trong những lựa chọn hàng đầu của sinh viên tại Mỹ. Năm 2010, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp sau đại học và kiếm được việc làm với mức lương cao (>$130.000/tháng) ở Mỹ là 49.34%; trong đó sinh viên của học viện Emerald chiếm 18.7%. Được cung cấp trang thiết bị hiện đại nhất, kiến trúc tinh xảo mang đến một không gian học cuốn hút và hiệu quả cho sinh viên, việc giáo dục ở Emerald luôn được đánh giá cao và đứng trong top 20 thế giới. Hơn thế nữa, theo học tại học viện Emerald, sinh viên sẽ có cơ hội được tham gia những hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này sẽ giúp sinh viên có những thời gian trải nghiệm thật sự…” – đọc một loạt, Lam Anh vẫn thấy khó hiếu bèn quay ra hỏi mẹ - “…cái gì đây mẹ?”
“Đọc tiếp đi”
“…học viên Emerald hiện giờ đã có mặt ở 20 nước trên thế giới bao gồm:…..” – cô đọc hết tất cả các đất nước và khựng lại tại chữ VIỆT NAM to oành ở cuối dòng! – “Cái gì, cái học viện khủng hoảng này xây ở Việt Nam rồi á?” – mắt chữ A mồm chữ O, Lam Anh không thể tin vào mắt mình
“Đúng, từ bốn năm trước rồi” – mẹ bình thản đến khó hiểu
“Vậy…mẹ…” – cô vừa giơ cái catalogue vừa chỉ vào đó, mắt mở to như đã mập mờ đoán ra ý định của mẹ
“Ừ, đúng, mẹ định cho con vào học ở đấy” – mẹ nhún vai
“Ha! Hóa ra mẹ kéo con về đây là đã có cả một kế hoạch hoàn hảo rồi đúng không?” – cô vẫn không thể tin nổi
“Mày nói như mẹ tống mày đi nghĩa vụ quân sự ấy” – mẹ đánh thùm thụp vào vai cô
“A..A…” – Lam Anh vừa kêu vừa ôm lấy bả vai đang bị tra tấn – “…mẹ nói như thể con chuyển giới mới về ấy”
“Mày mà không nghe lời mẹ, mẹ cho mày đi chuyển thành đàn ông luôn”
“Thế giờ mẹ muốn gì ở con?” – Lam Anh vùng tay kéo rụt người lại để tránh mấy cú đánh như búa tạ - “…làm thế nào để vào trường?”
Nghe thấy cô đã bị khuất phục, mẹ Lam Anh mới tha cho cái vai của cô mà nhẹ giọng:
“Vụ đó nếu thẳng căng ra thì mày mướt mùa mới vào được, nhưng không sao, mẹ lo đâu đấy rồi”
“Thế là thế nào?” – cô xoa vai nhíu mày nói
“Lại nói nữa tao cho mày phế liệt luôn bây giờ” – mẹ tiếp tục giơ tay lên dọa nạt – “...nuôi mày như nuôi lợn, cho mày học toàn trường tốt mà kết quả của mày lẹt đa lẹt đẹt đến thảm hỏa thế hả? Để bố mày biết thì ở nhà bán rau con nhé”
Bị dọa phun ra bí mật động trời, Lam Anh chợt xum xoe ra mặt. Rất nhanh lẹ mà nhảy vào bóp vai xoa đầu cho mẹ: “Con cám ơn mẹ nhiều lắm, con sẽ chăm học! Vậy bao giờ học thế mẹ?” *giọng ngọt như mía lùi*
“Cái mỏ của mày mà đổi ra điểm số có phải tốt không? 25 tôi đưa chị đến trường”
“Vâng, tuân lệnh sếp” – Lam Anh đưa tay kiểu quân đội, ngực ưỡn, thẳng lưng, khuôn mặt nghiêm túc – “…giờ con đi gỡ đồ mẹ nhé”
“Khỏi”
“Dạ?”
“4 năm đại học, con ở trong kí túc xá trường” – mẹ nhoẻn miệng cười hiền hòa
“Dạ?” – Lam Anh bật nhảy như tôm – “…sao lại kí túc xá?”
“Ơ kìa, cái trường đấy ở cách trung tâm thành phố 30km có lẻ, mày tính đốt tiền hay sao mà định về nhà?” – mẹ bày ra vẻ mặt: Chắc chắn phải thế!
Không còn nói được gì nữa. Đây đúng là đại họa mà! Đúng là không đâu tự nhiên mẹ cô bắt năm cấp ba phải học cho tử tế. Nghĩ là nhắc nhở theo năm, nên thực lực thế nào cô vẫn học như vậy. Ai ngờ là có bài cả?
Cái gì mà học viện, cái gì mà ở kí túc xá, cái gì mà….! Thà học đại học trong nước còn được ở nhà, học đại học quốc tế chả khác gì thay cho đày ải sang Anh thì giờ đày ải sang Mỹ… ở Việt Nam. Nói gì thì nói, ở Anh vẫn còn được sống với nhà dì ruột, nay sống chung chạm với một loạt những cá thể cùng loài nhưng không cùng suy nghĩ…ngày mốt ngày hai sẽ đánh nhau bửa sọ mất thôi ><
Tương lai thảm họa sắp mở ra rồi….!!!
Công nhận là đường đi rất xa! Lam Anh nghe đến mười bài nhạc rồi mà ngửng dậy hỏi mẹ còn bao lâu sẽ tới, mẹ vẫn rất thản nhiên bảo: Cứ yên chí ngủ thêm giấc nữa đi = =
Đi qua tất cả các thể loại đường, đường đẹp, đường bụi rồi đến đường làng vẫn còn gồ ghề khúc khuỷu. Chỗ đáng sợ nhất dẫn đến học viện là con đường bé tới nỗi nếu hai xe đi ngược chiều thì một cái chắc chắn phải lùi lại!
Chả phải “nếu”, tình huống đó đang ở ngay trước mắt đây! Hai bên là ruộng lúa mênh mông, đối diện là chiếc xe ô tô tải to oành đang tiến đến.
“Mẹ ơi, cẩn thận” – cô sợ hãi mà hét lên
“Để yên mẹ đi xe” – mẹ khó chịu ra mặt khi đang tập trung lại bị làm cho giật mình
Trời ơi, tại sao con đường đi học lại gian truân trắc trở như thế này. Tại sao cái học viện nghe thì vĩ đại mà lại nằm trên đồng ruộng chứ? Chiếm đất của người nông dân là không tốt!! Bởi vậy chắc chắn học viện này chỉ quảng cáo cho lấy được, mẹ mình bị lừa to rồi!! AAAA – vừa nhắm mắt vừa nghe tiếng vọng từ não rên rỉ, Lam Anh nắm chặt hai bàn tay tự nhủ những suy nghĩ của mình phải đến 90% chuẩn xác. Nước mắt thương xót bản thân đã sớm vòng quanh tròng mắt…
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
“Thế nào? Không ngậm được mồm nữa hả?” – mẹ nhìn cái miệng vẫn đang bỏ lửng sắp rớt xuống đất đến nơi của Lam Anh mà nhếch mép cười
Thật là khi qua con đường chỉ đáng dành cho người đi bộ ấy và sau một lần rẽ vào con ngõ nhỏ, thế giới mới hoàn toàn mở ra! Tưởng tượng như đang từ đường rừng mà đi ra đường lớn ấy! Đúng, đúng là cảm giác đó!
Thể nào học viện E E này phải xây ở nơi cách xa trung tâm đến hơn ba mươi cây lại còn phải nằm trên ruộng, đơn giản nó cần một vùng đất rộng lớn để an tọa cho cái siêu biệt thự khổng lồ đang chềnh ềnh trước mắt. Áng chừng tòa nhà trước mặt phải rộng khoảng hơn 150.000 mét vuông, đấy là chưa tính khoản cây cối đua ra lấn chiếm diện tích nhé.
“Ực!” – Lam Anh nuốt một ngụm nước bọt rõ to khi bước vào đại sảnh của học viện
Tất cả bốn bể đều được lắp kính chịu lực dày khực, trên đầu là cái đèn chùm to bự chảng rủ xuống hàng ngàn tia sáng vàng chói lòa, sàn đá bóng loáng được xếp lát tỉ mỉ thành hình “viên đá lục bảo” như tên của viện.
Đi qua đại sảnh xa hoa và tráng lệ, tiếp tục bay nhảy trong mơ giữa con đường nối đến bốn tòa nhà cao cao chói chói dưới ánh nắng mặt trời tháng tám. Nhìn xung quanh hai bên, cảm giác như mình đang đứng giữa đất trời vậy! Không gian rộng mở, mọi thứ ùa vào trong tầm mắt hạn hẹp, mùi thực vật man mát xộc vào khoang mũi khô khan, nơi đây là tiên cảnh, không phải là đời thật nữa!!!
Mẹ vẫn đang nói chuyện rất rôm rả với cô quản sinh trường, cũng là bạn thân cấp ba của mẹ. Cô ấy tự giới thiệu mình tên là An – quản lý trưởng của học viện. Và hình như cũng vì đặc thù nghề nghiệp mà những dãy phòng học tuyệt đẹp trong mơ của Lam Anh bị cô giáo An bỏ qua không thương tiếc. Rẽ ngay ra khu ở của nữ sinh sau khi mất 15 phút đi bộ, cái gọi là ký túc xá mở rộng trước mắt cô
“Sao? Muốn ở đây hay về nhà?” – mẹ hỏi trong lúc mặt cô vẫn còn đang mê mẩn nhìn cái gọi là “kí túc xá”
“Ở đây, ngàn vạn lần ở đây” – Lam Anh ngửng mặt lên nhìn, đôi mắt đờ đẫn mà trả lời vô định
Mẹ cười tươi roi rói tỏ vẻ hài lòng lắm, vì bà biết chắc đứa con gái hám của lạ sẽ bị khuất phục bởi độ hoành tráng này!
Tiến sâu vào trong, các phòng của ký túc mỗi dãy được đánh số từ 1 đến 20, tổng là có khoảng sáu bảy dãy gì đấy. Nội thất bên trong mới gọi là hoành tráng! Sàn được ốp gỗ toàn bộ; đèn trắng, đèn vàng, đèn tuýp, đèn mắt trâu đủ cả. Trong phòng có hai giường tầng và hai bàn học dài để dành cho bốn sinh viên ở chung với nhau. Khoái nhất là nhà vệ sinh rất rộng và đẹp, bồn tắm đứng nhé…có phải hơi khoa trương không?
“Đẹp mẹ nhỉ?” – Lam Anh cười ngu ngơ với người mẹ từ nãy đến giờ vẫn cứ soi thái độ của cô chằm chằm
“Học khoa quốc tế ở trong thành phố nhé, để về nhà với mẹ” – mẹ Lam Anh nói với giọng châm biếm
“Con biết mình sai rồi” – kí túc còn đẹp hơn ở nhà thế này dại gì không ở? Đánh nhau vỡ sọ ư, ta chiến hết. Hà Hà!!!
Rời khỏi kí túc xá, cô An còn rất độ lượng mà dẫn mẹ và Lam Anh đi xem một số nơi khác như: nhà ăn, nhà truyền thống, nhà thể chất, nhà văn hóa,…Quay mòng mòng, đi bộ rã cả cẳng cuối cùng cũng quay về điểm xuất phát. Ngó qua đồng hồ đã được một tiếng, mà cô giáo An vẫn còn bảo: Chưa hết đâu, đấy chỉ là những khu chính cần quan tâm thôi!
Ặc…
Thằng cha kiến trúc sư dựng cái đồ án này ăn phải cái gì mà nghĩ ra lắm chỗ vậy?
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Được ở nhà với mẹ ba ngày thì cô lại phải lết em va li từ Anh di chuyển sang “Mỹ”.
Hôm nay cả nhà cùng đi chia tay cô lên trường, mẹ cho cô xuống đầu cổng, dặn dò qua loa rồi cũng nhanh chóng bye bye cô. Bố trước nay vẫn là người lạnh khốc, chỉ nói “Cố gắng học” với bộ mặt kỉ băng hà rồi cũng quay vào ghế lái chuẩn bị ra về. May thay có thằng Bin còn nở nụ cười với cô, tuy nhiên, cái nụ cười của nó như thể “Ta đây lại tiếp tục độc chiếm mẹ rồi!” ấy.
Gia đình của em thật tuyệt vời *nước mắt vòng quanh* - Mà cũng phải, cô tự lập quen rồi, nếu mẹ nhắc nữa, chắc tự bản thân sẽ cảm thấy mẹ già lẩm cẩm mất thôi!
Nhưng mà cũng tủi thân cơ, các bạn được bố mẹ xoa đầu vuốt tai dặn dò tỉ mỉ, còn có gia đình khoa trương khóc lóc nữa mà. Nhìn chiếc xe gia đình của mình khuất dần sau làn khói bụi, nghĩ đến cảnh thằng Bin còn cười hớ hớ lúc thấy cô chia tay mẹ - ỨC!
“Chả thèm nhớ!” – rất hùng hồn bĩu môi một cái rõ cong, cô kéo cái va li “trước giờ vẫn thế” của mình vào trường
Về việc cô học ngành gì, thì…mẹ rất không cần hỏi han đã đăng ký cho cô vào học ngành “Quản trị kinh doanh” – chuyên ngành “Quản trị kinh doanh tổng hợp”. Mẹ giải thích như sau: Con gái học tài chính bị to não, học marketing bị lắm mồm! Quản trị vừa không to não lại vừa điềm đạm. Rất chuẩn mực!
Vâng! Con cám ơn mẹ - sao đời cô cứ bị bà la sát ở nhà sắp đặt như vậy? Đừng nói đến khi tuần trăng mật mẹ cũng sắp đặt tư thế nhé. = =
Hương vị cà phê - Mờ Nhạt
Vừa cầm lon Highland Coffee trên tay, Lam Anh vừa đi tìm lớp mình. Lớp của cô là C4-MNG2 mà tìm lòi mắt luôn chỉ thấy C4-MKT1 hay C4-F4. Đang mải ngáo ngơ xem chỗ đứng của lớp ở đâu thì…
Uỵch!
Cô đâm sầm vào lưng ai đó đằng trước và “Xoạt” cà phê bị đổ hết trơn.
Nhưng….
Tuyệt thay, nó lại rất biết chọn lựa vị trí mà văng thẳng vào áo của người đó mà không phải là đổ xuống đất…
“Oái…” – sau khi định thần được cô đã gây họa, Lam Anh chỉ biết hét lên, dùng tay che miệng, mắt mở to vì choáng khi thấy chiếc áo trắng đằng trước đã thành màu nâu cà phê. Tay cầm lon Highland tang vật, mọi ánh mắt đều đồ dồn về đó!
“Tô…tôi…tôi xin lỗi” – Lam Anh vừa hốt hoảng vừa sợ hãi khi nhìn lưng áo trắng của người đó giờ đây đã nhuốm màu cà phê sữa. Tay cô luống cuống tìm lấy khăn giấy bên trong cặp đến nỗi làm rơi sách vở liểng kiểng xuống đất, vali quần áo cũng buông rơi tự do. Nhưng mặc kệ, trong đầu cô lúc này chỉ nghĩ đến làm sao lau sạch được cà phê vẫn đang lăn dài trên áo của người ta
“Huâ…” – Hải Đăng đi ngược lại, nhìn thấy anh thì tính báo vụ khóa phòng bị kẹt, giờ hai đứa trong đấy đang đập cửa ầm ĩ vì không ra được. Nhưng bước chân của cậu chợt bị khựng lại khi đối diện với khuôn mặt thâm đen mây xám đến bao phủ của anh
“Sao vậy…?” – Đăng ngó ra đằng sau anh, lại vừa bất ngờ vừa buồn cười khi thấy một con cá dọn bể nào đó đang rất kì cụi mà chà chà lên chiếc áo đồng phục thẳng thớm
“Ê này, dừng tay lại đi cô em” – nhìn dáng vẻ sợ hãi đến tái mặt của cô, Đăng liền nổi máu độ lượng mà ngăn kịp thời hành động “có kết quả không tốt” lại
“Dạ?” – Lam Anh ngước lên, si ngốc nhìn Đăng, rồi lại nhìn tấm lưng to to của người bị hại vẫn đang bất động một chỗ
Mây đen bao phủ cả một vùng trời làm đám sinh viên năm nhất mới tới sợ hãi mà phải dãn ra một khoảng, tay chân khua khoắng chỉ trỏ bàn tán xôn xao rì rào. Có đứa còn chỉnh chế độ zoom camera điện thoại để vừa tránh “mây đen” vừa có thể chụp được bức ảnh chào mừng ngày khai giảng để đời!
Huân siết chặt tay thành nắm đấm, lần này lại cái gì nữa đây, cà phê thạch hay cà phê hoa quả? Quay người lại với ý định ghi nhớ mặt hung thủ, môi anh ngay lập tức nhếch lên nửa centimet, da mặt nhăn nhúm vài phần…Cái thứ này sao lại ở trước mặt anh?
“Ơ…anh là…” – Lam Anh thấy chàng trai bọt biển của mình thì vội chỉ vào mặt anh, giọng nói còn lộ rõ vẻ ngạc nhiên
“…”
Sau một khoảng ngây dại trước hình bóng vài ngày trước còn làm cô thất điên bát đảo, Lam Anh ngay lập tức quay trở lại hiện tại khi nhớ đến mình chính là hung thủ lần thứ hai vấy bẩn áo của anh…
“Thôi chết rồi!” – Lam Anh trở về trạng thái vội vã lúc đầu – “…thật xin lỗi anh, em sẽ đền anh chiếc áo khác” – cô luống cuống nói
Mặt anh từ lúc quay lại như thế nào thì giờ vẫn thế, chỉ khác là mây đen bao phủ dày thêm vài phân so với lúc trước. Đây có thể gọi là “oan gia ngõ hẹp” trong truyền thuyết được không? Chính xác là tuần trước, cũng chính con người này, chính dáng vẻ này đã tặng cho anh một cốc cà phê thạch - trong khi đó là chiếc áo cuối cùng anh có trong va li. Đáng nhẽ phải còn hai cái, nhưng hôm trước do ông thầy tắm mà không mang khăn vào, thấy chiếc áo trắng mới của anh vất gần đó thì rất dễ thương mà lấy để lau người, kì cọ thân thể. Đến lúc anh lật mặt ông ấy, cũng chỉ nhận được câu trả lời không kém phần dễ thương: “Áo em sạch thơm, thầy mượn để lau người”…
Còn lần này là cái gì đây, vẫn khúm núm, vẫn to gan chà chà lên người anh; cô gái này có phải xui xẻo mang tên “Cà phê” không?
“Em…” – Lam Anh bị đôi mắt đen ấy nhìn xoáy vào mình thì ngại ngùng, cô cúi mặt xuống để che đi đôi má đã kịp ửng hồng
Nhìn Lam Anh ấp úng trước mắt, anh như nhận ra mình đã “ngắm” cô ta quá lâu thì vội vã rời mắt nhìn sang xung quanh, lại quay phía sau thấy Đăng từ đầu chí cuối vẫn đứng dò xét hành động của anh thì nói:
“Mấy giờ rồi?”
“15 phút nữa là khai giảng” – Đăng đưa đồng hồ lên xem
“Tao đi lấy áo, mày chuẩn bị trước hộ tao” – anh hít một hơi thật sâu để nuốt giận vào trong, quay người bước hướng đến khu kí túc nam
“Này” – Đăng thấy anh đi thì vội kéo tay lại – “…khóa phòng bị kẹt rồi, hai thằng quỷ đang bị nhốt trong đấy. Tao đến để báo mày đây” – Đăng thở dài
“…” – anh nhếch cao mày trái. Cái gì vậy? Đùa nhau à?
Còn 15 phút nữa là khai giảng rồi, giờ lấy đâu ra áo để mặc?
Về phía cô, nhìn khuôn mặt anh biến sắc liên tục rồi lại thấy bóng dáng lừng lững của anh vội vã mang theo tức giận rời khỏi, Lam Anh trong lòng muôn ngàn bứt rứt. Muốn nói vạn lần câu “xin lỗi”, nhưng cũng vì cái tâm trạng như bóp méo lon của anh làm ý chí của cô bị teo nhỏ.
Đăng đứng một bên thấy tay cô cứ vò vò tờ giấy giới thiệu trường, mắt thì hướng đến Huân mà lo lắng; bên cạnh chân là sách vở, cặp và vali đồ vẫn còn rơi vương *** thì lên tiếng:
“Đồ đạc rơi hết rồi kìa”
“Dạ?” – câu nói của Đăng đã kéo cô khỏi tình trạng thơ thẩn – “…à, vâng cám ơn anh” – Lam Anh vội vã cúi xuống nhặt lấy đống đồ đạc bừa phứa dưới chân
Đăng cũng rất lịch sự mà ngồi xuống giúp Lam Anh thu dọn đồ, chợt tay anh chạm vào quyển giới thiệu về ngành Quản trị kinh doanh thì lên tiếng hỏi
“Em học quản trị kinh doanh à?”
Lam Anh dừng hành động rồi nhìn lên quyển giới thiệu trong tay Đăng thì nói – “Vâng, em học quản trị”
“Vậy sao?” – Đăng nhướn cao mày, nghĩ đến tên đầu to kia lại học tài chính thì trầm tư – “…học khác ngành với tên đó sao?”
“Dạ? Tên đó là thế nào ạ?” – Lam Anh nghe thấy “tên đó” thì như bị gãi đúng chỗ ngứa, liền vồn vã hơn hẳn
“À không, chào em, anh là Đăng học ngành “Bất động sản”, rất vui được gặp em!” – Đăng đưa tay ra phía cô
“À, vâng” – tuy không hiểu gì nhưng Lam Anh vẫn lịch sự mà dùng hai bàn tay nhỏ bé nắm lấy cái thứ to to đang đưa ra kia – “…mà anh ơi, làm sao để xin lỗi anh ấy bây giờ?” – cô vẫn chưa thôi lo lắng
“Cái đó hả…chút nữa thôi em sẽ biết làm thế nào. Anh phải đi chuẩn bị đây, em thu dọn nhanh nhé, sắp đến giờ rồi, chào em!” – Đăng nhếch môi cười, anh đứng dậy đút hai tay vào túi quần rồi thong thả bước đi
Cơ bản là anh cũng hồi hộp không biết, chút nữa tên mọt sách ấy sẽ giải quyết thế nào với cái áo, để lên nói trước gần ngàn sinh viên như thế! Cũng đáng mong chờ đấy !!
/13
|