Lão đồ Tạ Hiền tiếp tục dẫn dắt hội thi: "Các vị, Thiên Thuấn Điển trong sách Thượng thư có đoạn chép: "Đế viết: Quỳ, mệnh nhữ điển nhạc, giáo trụ tử trực nhi ôn, khoan nhi lật, cương nhi vô ngược, giản nhi vô ngạo. Thi dĩ ngôn chí, ca vịnh ngôn,..." (*) Sau đây, Hiền mỗ xin đưa ra chủ đề thứ hai, đó là "chí làm trai.""
(* Nghĩa là: Này ông Quỳ, ta giao cho ông quản âm nhạc, ông hãy dùng nó để dạy con em, để chúng trở thành người chính trực ôn nhu, rộng lượng kiên nghị, cứng cỏi mà không thô bạo, giản dị mà không ngạo mạn. Thơ dùng để nói chí, ca dùng để ngân dài lời thơ,...
Trên đây là lời của vua Thuấn nói với quan cai quản âm nhạc là ông Quỳ, cũng là tài liệu đề cập đến "thi ngôn chí" sớm nhất hiện còn.)
Đám đông xôn xao, bởi ở đây đàn bà con gái cũng chiếm gần nửa. Chí làm trai? Chủ đề này có hơi mất công bằng với đám nữ tử, trong đó có ta. Nhưng mà không sao, ở trong cốc ta cũng từng đọc qua nhiều bài thơ nói về chí hướng của nam tử hán đại trượng phu, chủ đề này sẽ không làm khó được ta.
Thế nhưng cũng phải nói, đúng là khiến đám nam nhân như mở cờ trong bụng, bọn họ thi nhau làm thơ đến loạn cả lên.
Nam nhân Giáp nói: "Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh. Lên Đoài, Đoài yên."
Nam nhân Ất tiếp lời: "Làm trai lấy được vợ hiền, Như cầm đồng tiền mua được của ngon."
Rồi nam nhân Mậu cũng phụ họa thêm: "Làm trai quyết chí tu thân, Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo."
(Ba câu trên là Ca dao) Người đẩy xe lăn cho vị đại tỷ đeo mặt nạ thỏ vừa rồi cũng làm hai câu thơ tỏ rõ lập trường: "Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu." (**)
(** Dịch nghĩa:
"Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu."
Trích "Thuật hoài" - Phạm Ngũ Lão)
Mỗi người xướng một câu khiến ta nghe mà chóng cả mặt, nhất thời không nghĩ ra được câu thơ nào. Chủ đề này quả thực đã thiên vị cánh đàn ông quá rồi. Mẫu thân thấy ta vắt óc suy nghĩ mãi chưa ra liền nhẹ giọng bảo:
"Thôi bỏ đi, bọn họ đều là tài tử cả, muốn thắng được cũng không phải dễ. Mẹ con ta mua một đôi đèn khác là được rồi."
Ta bĩu môi, sao mẫu thân lại không tin tưởng vào năng lực của ta chứ? Ta nhất định phải giành được đôi đèn Long Phụng kia. Vừa thầm quyết tâm thì đột nhiên bên tai ta truyền đến giọng nói trầm trầm:
"Tiểu Bạch Hổ sợ rồi ư? Vừa nãy khí thế lắm cơ mà. Có muốn ta giúp ngươi có được Long Phụng Phi Tiên kia không?"
Ta ngạc nhiên quay sang người vừa nói, lại một tên nam nhân đeo mặt nạ bạc bắt chước Liễm Phong công tử, có khác là hắn khoác áo bào tử y (màu tím). Ở đây hễ là nam nhân thì hầu như ai cũng đeo kiểu mặt nạ y chang vậy, thật vô vị!
Ta cười đáp: "Nếu công tử cũng muốn tranh đèn trời với tiểu nữ thì xin mời cứ tự nhiên, không cần phải mượn cớ là giúp."
Hắn bật cười, ánh mắt sau chiếc mặt nạ sâu thăm thẳm, đen như đầm nước đêm thu lạnh lẽo, ánh lên tinh quang nhìn thẳng vào đôi mắt hổ con của ta. Ta giật mình, ánh mắt này... phải chăng là của kẻ dõi theo ta vừa nãy?
"Ồ! Vậy ta sẽ không khách khí. Nếu ngươi có thua thì cũng đừng oán ta đấy nhé."
Nói hết câu hắn liền bước lên chính giữa, dõng dạc đọc:
"Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng (1) vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (2)
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu." (***)
(*** "Chí Làm Trai" của Nguyễn Công Trứ.)
Chú thích thêm:
(1) Tang bồng: từ "tang bồng hồ thỉ" - cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ.
(2) Hai câu thơ trong bài "Quá Linh Đinh Dương" của Văn Thiên Tường đời Tống. Người ở đời chẳng ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh.
Cũng giống như khi ta đọc "Chinh Phụ Ngâm", tất cả mọi người đều kinh ngạc. Nữ nhân thì thẹn thùng, ngưỡng mộ nhìn hắn. Nam nhân thì có cả khâm phục lẫn ghen tị, tên nam tử đó cư nhiên lại quay sang nhìn ta khiêu khích. Tính háo thắng trong người ta bùng lên, thi thố thì phải gặp được đối thủ như thế này mới kích thích.
Vị đại tỷ ngồi xe lăn lên tiếng cỗ vũ ta: "Tiểu cô nương, mau thể hiện cho các huynh đệ ở đây thấy, nữ nhi chúng ta cũng không hề kém cạnh nam nhi bọn họ!"
Ta mỉm cười gật đầu, không thèm để ý đến ánh mắt đang chờ xem kịch vui của tên nào đó, tự tin đọc: "Sinh vi nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di!" (4*)
(4*) Trích "Lưu Biệt Khi Xuất Dương" của Phan Bội Châu. Dịch nghĩa: Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ. Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!
Thầy đồ Tạ Hiền vuốt vuốt chòm râu trắng, tấm tắc nhìn ta:
"Cô nương đây quả nhiên khác với nữ tử bình thường, rất có khí chất! Chỉ hai câu thơ ngắn gọn đã có thể lột tả được bản lĩnh của nam tử hán. Đúng là tuổi trẻ tài cao, nữ tử tài cao!"
Dừng một chút, lão đồ hết nhìn ta lại quay qua nhìn nam nhân tử y đọc bài thơ "Chí Làm Trai" vừa rồi, vẻ mặt khó xử:
"Chỉ có điều... cô nương và công tử đây thật là kẻ tám lạng, người nửa cân. Hiền mỗ không biết phải quyết định ai trong hai vị sẽ là người chiến thắng ở chủ đề thứ hai này..."
Mọi người xôn xao, đa số nữ nhân lên tiếng ủng hộ nam nhân tử y đeo mặt nạ bạc. Đại tỷ ngồi xe lăn thấy thế liền cất giọng:
"Chủ đề "chí làm trai" xét cho cùng vẫn là thiên vị nam nhân. Cô nương ấy lại là nữ nhi, có thể làm được hai câu thơ hàm súc, triết lí như vậy đã là đáng nể phục lắm rồi. Cộng thêm cô nương ấy là người thắng ở chủ đề "Ánh trăng". Vậy nên người thắng trong hội thi này không ai xứng đáng hơn cô ấy."
"Đúng thế!"
"Đúng thế!"
Có vài người cũng tán thành ta, xem ra khả năng ta thắng là rất cao. Tử y nam nhân nãy giờ vẫn quan sát ta, hắn cố nhìn biểu tình của ta qua ánh mắt khuất sau chiếc mặt nạ hổ con tươi cười này, sau đó hắn chậm rãi bước đến gần ta, chắp hai tay lại nói:
"Hôm nay, bản công tử ngộ ra một điều "trời cao còn có trời cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn". Tiểu Bạch Hổ, ngươi khiến ta cam bái hạ phong!"
Đây là hắn nhận thua rồi sao? Thật sự mà nói, hắn làm thơ rất tài giỏi, xuất phàm, cũng rất xứng đáng giành được đôi đèn trời Long Phụng phi tiên... nếu như không gặp phải đối thủ là ta. Ta âm thầm cười hăm hở trong lòng, ngoài mặt thì vẫn khách sáo đáp:
"Đâu có, thơ của công tử bộc lộ khí phách nam tử xuất sắc, phi thường. Tiểu nữ tin rằng, công tử nhất định sẽ là một trang hào kiệt ở đời."
Hắn cười hào sảng, cứ như lời ta nói rất chính xác và hiển nhiên.
Thầy đồ Tạ Hiền cầm đôi đèn Long Phụng trao tận tay cho ta, mọi người liền nhiệt liệt vỗ tay chúc mừng.
Phu quân vị đại tỷ đeo mặt nạ thỏ đẩy xe lăn đến chỗ ta. Tỷ tỷ ấy tỏ thái độ quý mến hỏi ta:
"Tiểu muội muội, có thể cho ta biết quý danh tôn tính của muội được không?"
Mẫu thân khẽ kéo tay ta nhắc nhở, người cũng quá là đề phòng đi. Bất cứ khi nào, ở đâu và với ai, mẫu thân cũng luôn nhắc nhở ta phải cẩn thận. Nhưng mà ta nhớ là luật lệ trong đại lễ Cầu An không cho phép để lộ dung mạo và khai ra danh tính với người lạ. Trừ phi được vua chúa hoặc người trong hoàng thất hỏi đến. Không lẽ vị đại tỷ này là...
Ta liếc nam nhân tử y, vừa nãy hắn gọi ta là Tiểu Bạch Hổ, chi bằng cứ lấy cái tên này vậy.
"Khuê danh của tiểu nữ là Tiểu Bạch Hổ." Ta đáp.
Ta thấy tên nam nhân tử y hơi sửng sốt, nhìn ta rồi dùng ánh mắt cười đầy thâm ý. Đại tỷ nhìn ta nghĩ ngợi một chút, rồi cất lời hỏi:
"Tiểu Bạch Hổ? Trong số các tiểu thư con của các đại thần trong triều không có ai tên vậy. Không lẽ muội muội là thần tiên hạ phàm?"
Ta ngạc nhiên, đại tỷ này nói ra những lời đó, thì hẳn đúng là người có liên quan đến hoàng gia. Cơ mà tại sao không phải tiểu thư con quan thì là thần tiên chứ?
Ta mỉm cười đáp: "Tiểu nữ chỉ là một thường dân, không đáng để công chúa điện hạ biết đến."
Lần này cả mẫu thân, tử y nam nhân, phu quân của vị đại tỷ này và người được ta gọi là công chúa đều đồng thời kinh ngạc nhìn ta.
Chuyện của hoàng tộc, Nhược Ảnh tỷ rất hay huyên thuyên với ta. Nếu ta đoán không nhầm thì đại tỷ ngồi xe lăn chính là trưởng công chúa, tỷ tỷ ruột của hoàng đế Đông Lạc hiện giờ.
(* Nghĩa là: Này ông Quỳ, ta giao cho ông quản âm nhạc, ông hãy dùng nó để dạy con em, để chúng trở thành người chính trực ôn nhu, rộng lượng kiên nghị, cứng cỏi mà không thô bạo, giản dị mà không ngạo mạn. Thơ dùng để nói chí, ca dùng để ngân dài lời thơ,...
Trên đây là lời của vua Thuấn nói với quan cai quản âm nhạc là ông Quỳ, cũng là tài liệu đề cập đến "thi ngôn chí" sớm nhất hiện còn.)
Đám đông xôn xao, bởi ở đây đàn bà con gái cũng chiếm gần nửa. Chí làm trai? Chủ đề này có hơi mất công bằng với đám nữ tử, trong đó có ta. Nhưng mà không sao, ở trong cốc ta cũng từng đọc qua nhiều bài thơ nói về chí hướng của nam tử hán đại trượng phu, chủ đề này sẽ không làm khó được ta.
Thế nhưng cũng phải nói, đúng là khiến đám nam nhân như mở cờ trong bụng, bọn họ thi nhau làm thơ đến loạn cả lên.
Nam nhân Giáp nói: "Làm trai cho đáng nên trai Xuống Đông, Đông tĩnh. Lên Đoài, Đoài yên."
Nam nhân Ất tiếp lời: "Làm trai lấy được vợ hiền, Như cầm đồng tiền mua được của ngon."
Rồi nam nhân Mậu cũng phụ họa thêm: "Làm trai quyết chí tu thân, Công danh chớ vội, nợ nần chớ lo."
(Ba câu trên là Ca dao) Người đẩy xe lăn cho vị đại tỷ đeo mặt nạ thỏ vừa rồi cũng làm hai câu thơ tỏ rõ lập trường: "Nam nhi vị liễu công danh trái, Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu." (**)
(** Dịch nghĩa:
"Thân nam nhi nếu chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu."
Trích "Thuật hoài" - Phạm Ngũ Lão)
Mỗi người xướng một câu khiến ta nghe mà chóng cả mặt, nhất thời không nghĩ ra được câu thơ nào. Chủ đề này quả thực đã thiên vị cánh đàn ông quá rồi. Mẫu thân thấy ta vắt óc suy nghĩ mãi chưa ra liền nhẹ giọng bảo:
"Thôi bỏ đi, bọn họ đều là tài tử cả, muốn thắng được cũng không phải dễ. Mẹ con ta mua một đôi đèn khác là được rồi."
Ta bĩu môi, sao mẫu thân lại không tin tưởng vào năng lực của ta chứ? Ta nhất định phải giành được đôi đèn Long Phụng kia. Vừa thầm quyết tâm thì đột nhiên bên tai ta truyền đến giọng nói trầm trầm:
"Tiểu Bạch Hổ sợ rồi ư? Vừa nãy khí thế lắm cơ mà. Có muốn ta giúp ngươi có được Long Phụng Phi Tiên kia không?"
Ta ngạc nhiên quay sang người vừa nói, lại một tên nam nhân đeo mặt nạ bạc bắt chước Liễm Phong công tử, có khác là hắn khoác áo bào tử y (màu tím). Ở đây hễ là nam nhân thì hầu như ai cũng đeo kiểu mặt nạ y chang vậy, thật vô vị!
Ta cười đáp: "Nếu công tử cũng muốn tranh đèn trời với tiểu nữ thì xin mời cứ tự nhiên, không cần phải mượn cớ là giúp."
Hắn bật cười, ánh mắt sau chiếc mặt nạ sâu thăm thẳm, đen như đầm nước đêm thu lạnh lẽo, ánh lên tinh quang nhìn thẳng vào đôi mắt hổ con của ta. Ta giật mình, ánh mắt này... phải chăng là của kẻ dõi theo ta vừa nãy?
"Ồ! Vậy ta sẽ không khách khí. Nếu ngươi có thua thì cũng đừng oán ta đấy nhé."
Nói hết câu hắn liền bước lên chính giữa, dõng dạc đọc:
"Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Nợ tang bồng (1) vay trả, trả vay.
Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (2)
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ.
Cũng có lúc mưa dồn sóng vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong.
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ.
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ,
Nợ tang bồng trang trắng, vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu." (***)
(*** "Chí Làm Trai" của Nguyễn Công Trứ.)
Chú thích thêm:
(1) Tang bồng: từ "tang bồng hồ thỉ" - cung bằng gỗ dâu, tên bằng cỏ bồng. Theo Lễ Kinh: cha mẹ mới sinh con trai, lấy cung tên bằng gỗ dâu và tên bằng cỏ bồng treo ở ngoài cửa, có ý mong cho con mình sau này lấy cung tên làm nên sự nghiệp vang thiên hạ.
(2) Hai câu thơ trong bài "Quá Linh Đinh Dương" của Văn Thiên Tường đời Tống. Người ở đời chẳng ai mà không chết, phải làm sao lưu lại tấm lòng son soi trong sử xanh.
Cũng giống như khi ta đọc "Chinh Phụ Ngâm", tất cả mọi người đều kinh ngạc. Nữ nhân thì thẹn thùng, ngưỡng mộ nhìn hắn. Nam nhân thì có cả khâm phục lẫn ghen tị, tên nam tử đó cư nhiên lại quay sang nhìn ta khiêu khích. Tính háo thắng trong người ta bùng lên, thi thố thì phải gặp được đối thủ như thế này mới kích thích.
Vị đại tỷ ngồi xe lăn lên tiếng cỗ vũ ta: "Tiểu cô nương, mau thể hiện cho các huynh đệ ở đây thấy, nữ nhi chúng ta cũng không hề kém cạnh nam nhi bọn họ!"
Ta mỉm cười gật đầu, không thèm để ý đến ánh mắt đang chờ xem kịch vui của tên nào đó, tự tin đọc: "Sinh vi nam tử yếu hi kì, Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di!" (4*)
(4*) Trích "Lưu Biệt Khi Xuất Dương" của Phan Bội Châu. Dịch nghĩa: Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ. Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao!
Thầy đồ Tạ Hiền vuốt vuốt chòm râu trắng, tấm tắc nhìn ta:
"Cô nương đây quả nhiên khác với nữ tử bình thường, rất có khí chất! Chỉ hai câu thơ ngắn gọn đã có thể lột tả được bản lĩnh của nam tử hán. Đúng là tuổi trẻ tài cao, nữ tử tài cao!"
Dừng một chút, lão đồ hết nhìn ta lại quay qua nhìn nam nhân tử y đọc bài thơ "Chí Làm Trai" vừa rồi, vẻ mặt khó xử:
"Chỉ có điều... cô nương và công tử đây thật là kẻ tám lạng, người nửa cân. Hiền mỗ không biết phải quyết định ai trong hai vị sẽ là người chiến thắng ở chủ đề thứ hai này..."
Mọi người xôn xao, đa số nữ nhân lên tiếng ủng hộ nam nhân tử y đeo mặt nạ bạc. Đại tỷ ngồi xe lăn thấy thế liền cất giọng:
"Chủ đề "chí làm trai" xét cho cùng vẫn là thiên vị nam nhân. Cô nương ấy lại là nữ nhi, có thể làm được hai câu thơ hàm súc, triết lí như vậy đã là đáng nể phục lắm rồi. Cộng thêm cô nương ấy là người thắng ở chủ đề "Ánh trăng". Vậy nên người thắng trong hội thi này không ai xứng đáng hơn cô ấy."
"Đúng thế!"
"Đúng thế!"
Có vài người cũng tán thành ta, xem ra khả năng ta thắng là rất cao. Tử y nam nhân nãy giờ vẫn quan sát ta, hắn cố nhìn biểu tình của ta qua ánh mắt khuất sau chiếc mặt nạ hổ con tươi cười này, sau đó hắn chậm rãi bước đến gần ta, chắp hai tay lại nói:
"Hôm nay, bản công tử ngộ ra một điều "trời cao còn có trời cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn". Tiểu Bạch Hổ, ngươi khiến ta cam bái hạ phong!"
Đây là hắn nhận thua rồi sao? Thật sự mà nói, hắn làm thơ rất tài giỏi, xuất phàm, cũng rất xứng đáng giành được đôi đèn trời Long Phụng phi tiên... nếu như không gặp phải đối thủ là ta. Ta âm thầm cười hăm hở trong lòng, ngoài mặt thì vẫn khách sáo đáp:
"Đâu có, thơ của công tử bộc lộ khí phách nam tử xuất sắc, phi thường. Tiểu nữ tin rằng, công tử nhất định sẽ là một trang hào kiệt ở đời."
Hắn cười hào sảng, cứ như lời ta nói rất chính xác và hiển nhiên.
Thầy đồ Tạ Hiền cầm đôi đèn Long Phụng trao tận tay cho ta, mọi người liền nhiệt liệt vỗ tay chúc mừng.
Phu quân vị đại tỷ đeo mặt nạ thỏ đẩy xe lăn đến chỗ ta. Tỷ tỷ ấy tỏ thái độ quý mến hỏi ta:
"Tiểu muội muội, có thể cho ta biết quý danh tôn tính của muội được không?"
Mẫu thân khẽ kéo tay ta nhắc nhở, người cũng quá là đề phòng đi. Bất cứ khi nào, ở đâu và với ai, mẫu thân cũng luôn nhắc nhở ta phải cẩn thận. Nhưng mà ta nhớ là luật lệ trong đại lễ Cầu An không cho phép để lộ dung mạo và khai ra danh tính với người lạ. Trừ phi được vua chúa hoặc người trong hoàng thất hỏi đến. Không lẽ vị đại tỷ này là...
Ta liếc nam nhân tử y, vừa nãy hắn gọi ta là Tiểu Bạch Hổ, chi bằng cứ lấy cái tên này vậy.
"Khuê danh của tiểu nữ là Tiểu Bạch Hổ." Ta đáp.
Ta thấy tên nam nhân tử y hơi sửng sốt, nhìn ta rồi dùng ánh mắt cười đầy thâm ý. Đại tỷ nhìn ta nghĩ ngợi một chút, rồi cất lời hỏi:
"Tiểu Bạch Hổ? Trong số các tiểu thư con của các đại thần trong triều không có ai tên vậy. Không lẽ muội muội là thần tiên hạ phàm?"
Ta ngạc nhiên, đại tỷ này nói ra những lời đó, thì hẳn đúng là người có liên quan đến hoàng gia. Cơ mà tại sao không phải tiểu thư con quan thì là thần tiên chứ?
Ta mỉm cười đáp: "Tiểu nữ chỉ là một thường dân, không đáng để công chúa điện hạ biết đến."
Lần này cả mẫu thân, tử y nam nhân, phu quân của vị đại tỷ này và người được ta gọi là công chúa đều đồng thời kinh ngạc nhìn ta.
Chuyện của hoàng tộc, Nhược Ảnh tỷ rất hay huyên thuyên với ta. Nếu ta đoán không nhầm thì đại tỷ ngồi xe lăn chính là trưởng công chúa, tỷ tỷ ruột của hoàng đế Đông Lạc hiện giờ.
/14
|