Kiếm Châu Duyên
Chương 3: Gặp kỳ nhân, anh liều nên nghiệp lớn, Thấy sắc đẹp thầy sãi nổi lòng gian
/32
|
Trước đây vào khoảng mấy chục năm, ở đất Lật Dương thuộc tỉnh Giang Tô, có một người tên là Trần Nhị Lang vốn là một tay du đãng hoang dâm, khắp vùng ai ai cũng khiếp. Một hôm, Nhị Lang đương đi chơi lững thững ở phía ngoài thành, chợt đến một chỗ, thấy có một đám đông người đương đứng vây bọc với nhau. Nhị Lang len vào để xem, thì thấy giữa đám đông người, có một người ăn mặc ra dáng đạo sĩ, đương nằm rên rĩ ở trên mặt đất.
Hắn ta vào sát tận nơi, nhìn kỹ người đạo sĩ đó, thấy nét mặt hơi hơi có vẻ hung ác, hai hàng lông mi rậm như hai cái chổi, hai mắt xếch lên đến gần thái dương, dưới cái mũi là một hàng ria cứng, sắc mặt vàng bủng vàng beo, như người ngã nước. Bên cạnh đạo nhân có để một cái tráp con và một cái bao da vàng, trong đựng thanh kiếm, mũi kiếm thò ra sáng loáng như là ánh điện, nhác trông cũng biết là thanh bảo kiếm lạ lùng. Nhị Lang thấy vậy, đoán chắc đạo nhân đó cũng là một bậc kỳ dị chi đây, nhưng không biết bị bệnh tật gì mà lại nằm rên giữa đường như vậy.
Chàng nghĩ tới đó, trong lòng bỗng thấy bổi hổi bồi hồi, bèn cố len lỏi đến bên cạnh đạo nhân, cúi xuống se sẽ hỏi rằng:
- Dám thưa đạo trưởng, có phải đạo trưởng bị yếu hay không?
Đạo nhân đương nhắm mắt rên rĩ, nghe tiếng hỏi thì mở mắt ra nhìn Trần Nhị Lang một cái, rồi đáp lại bằng một cái gật đầu.
Nhị Lang bèn quay ra bảo những người đứng xem rằng:
- Các ngài, có ai rỗi, xin làm phúc đỡ đạo trưởng này về nhà tôi để tôi phục thuốc cho ông ta...
Bọn người quanh đó phần nhiều đều biết Nhị Lang là người vô đạo nay thấy chàng ta bỗng phát mối từ tâm như vậy thì ai cũng phải lấy làm ngạc nhiên không hiểu. Đoạn rồi trong bọn đó có một người đứng lên để cùng Nhị Lang vực người đạo nhân ấy về. Nhị Lang bèn đeo ngay cái tráp của đạo nhân lên vai, một tay cầm cái bảo kiếm và một tay cùng người kia nâng đạo nhân lên đưa thẳng về nhà.
Khi về tới nhà Nhị Lang cảm tạ và người kia rời đi, Nhị Lang đưa đạo nhân đặt vào nằm ở trong buồng tử tế rồi mới mời thầy về bắt mạch xem bệnh. Thầy thuốc xem xong quay ra bảo Nhị Lang là bệnh tình của đạo nhân không thể chữa được, chỉ nên liệu lí mà chôn thì hơn. Người nhà Nhị Lang thấy vậy thảy đều cười chàng là người ngu ngốc, bỗng dưng rước ngay cái nợ về nhà, tạo ra thiệt hại và vô ích cho mình. Nhưng Nhị Lang thấy vậy lại càng săn sóc hầu hạ đạo nhân, mặc cho người nhà cười nhạo.
Buổi chiều hôm ấy, Nhị Lang thấy bệnh tình đạo nhân lại càng trầm trọng, chàng bèn khẽ đến mơn man hỏi đạo nhân rằng:
- Đạo trưởng nghe trong mình có thể qua đỡ được không? Nếu khi vạn nhất mà có số hệ thế nào thì các việc về sau, xin ngài cứ để tôi lo liệu. Quê quán ngài ở đâu, xin cho tôi biết để sau này tôi sẽ đưa về an táng tận nơi.
Đạo nhân nghe mấy câu đó, bỗng dàn dụa hai hàng nước mắt, cất cái giọng run run, bảo Nhị Lang rằng:
- Tôi chẳng may gặp lúc vận cùng, được ông cứu vớt thế này thực là ơn bằng trời đất. Song tôi xét mình tôi, vì bị quân thù đánh nội thương, không còn thuốc nào mà chữa được nữa.
Đạo nhân vừa nói tới đó, Nhị Lang ngạc nhiên hỏi rằng:
- Đạo trưởng bị ai hạ độc thủ mà nguy tới thế?
Đạo nhân lặng lẽ hồi lâu, đưa mắt nhìn Nhị Lang ra vẻ buồn bã, rồi thở dài mà rằng:
- Thực là đáng tiếc ? Lẽ ra là hữu duyên, mà lại hóa ra vô duyên !!!
Nhị Lang vốn là tay tinh ranh ma mãnh, càng nghe đạo nhân nói, lại càng tỏ ý kinh ngạc, nghi ngờ, vội vàng quì ngay xuống trước chỗ đạo nhân nằm rồi cung kính mà rằng:
- Nếu đạo trưởng nói tên họ cừu nhân cho tôi biết, tôi xin vì người tìm cách báo thù lập tức...
Đạo nhân lắc đầu cười gằn một tiếng mà rằng:
- Anh không thể nào làm nổi. Duy khi tôi chết đi thì cái tráp này và thanh kiếm này, tôi xin lưu lại cho anh, anh nên cẩn thận giữ gìn, cố làm lấy điều tử tế, tự khắc sẽ được sung sướng một đời. Nhưng nếu đem tâm làm điều tàn ác thì tất là lại gặp ác báo đến ngay, không thể nào tránh được. Còn việc báo thù cho tôi thì sau khi anh chết đi rồi, người nào nhận được thanh kiếm của tôi tức là người ấy báo thù được, bây giờ chưa cần nói đến làm chi...
Nhị Lang nghe tới đó, trong bụng mừng rỡ vô cùng song không dám tỏ ra, bèn trân trọng hỏi lại đạo nhân rằng:
- Vậy đạo trưởng là ai và cừu nhân là người nào, cũng xin đạo trưởng cho đệ tử rõ, dù không báo được thù kia song cũng biết đường để mà bảo cho người khác...
Đạo trưởng gật đầu đáp rằng:
- Anh nói câu đó thì rất phải... Nhưng chẳng hay anh có nghe thấy cái tên Đổng Khánh Đăng trong đám giang hồ bao giờ hay không?
Nhị Lang gật đầu đáp rằng:
- Có tôi có nghe tên người ấy đã lâu... Nghe nói người ấy bản lĩnh giỏi tuyệt hơn người mà lại tinh thông pháp thuật; họ vẫn thường gọi là Thần linh báo hay là Hồ yêu dị nhân có phải hay không?
Đạo nhân thở dài gật đầu mà rằng:
- Người ấy chính là tôi đó.
Nhị Lang nghe tới đó có ý kinh ngạc mà rằng:
- Nếu vậy bản lĩnh của sư phụ như thế cũng còn bị người ám hại được sao?
Khánh Đăng trừng mặt nói to lên rằng:
- Anh phải biết, ở đời thiếu gì người tài giỏi hơn mình, tôi đây đã thấm vào đâu. Anh nên hiểu rằng những tay tài nghệ càng cao, lại càng dễ xảy ra cái họa sát thân... Ngay như tôi đây giữ gìn trai giới đã đến 3 chục năm trời, thế mà chỉ vì một bước sai lầm cũng đến nguy cho tính mệnh, gây nên câu chuyện ngày nay...
Khánh Đăng nói tới đó thì bỗng ọe lên một tiếng, thổ ra một ít máu tươi rồi chân tay múa rối cả lên như người điên dại.
Nhị Lang hỏi vội lên rằng:
- Vậy còn tên họ cừu nhân là gì, sư phụ chưa cho tôi biết?
Đổng Khánh Đăng lại trợn mắt lên nói rằng:
- Trịnh Châu Tiêu Thất...
Nói tới đó thì Khánh Đăng nấc lên một tiếng rồi lìm lịm tắt hơi không thở. Trần Nhị Lang không biết Trịnh Châu Tiêu Thất song cũng nhớ chặt bốn chữ đó vào lòng, đoạn rồi đem thi thể của Khánh Đăng thuê người mua sắm áo quan cho đi mai táng.
Công việc mai táng xong rồi, Nhị Lang mở tráp của Khánh Đăng ra coi, thấy trong có mấy quyển sách nát toàn là dạy về pháp thuật rất hay. Nhị Lang xem thấy, vui mừng vô hạn, từ đó bèn đóng cửa ở nhà, tĩnh tâm theo sách luyện tập, nửa năm không bước ra ngoài.
Sau khi thuộc hết các món phù phép, chàng quên bẳng đi những lời Khánh Đăng đã dặn, bèn lập tâm thí nghiệm pháp thuật để sẽ thi hành. Một hôm Nhị Lang ngồi trong nhà kín, đầu bỏ xỏa tóc tay cầm thanh bảo kiếm, chân đạp Thiên cương, vẽ bùa bắt quyết làm suốt đêm để thử. Đến sáng ngày ra, chàng đi ra ngoài dò xem tin tức thì thấy nhân dân trong thành đều nhao nhao kháo nhau thuật những câu chuyện ly kỳ xảy ra đêm trước.
Có một lúc chàng đi tới một ngôi hàng nước kia, vào ngồi uống nước, chợt thấy trong đó cũng có hai người đương ngồi nói chuyện với nhau.
Nhị Lang lắng tai nghe, thấy một người nọ nói:
- Quái lạ, anh tưởng Lưu tiên sinh bị chết tối hôm qua thì còn trời đất nào nữa! Ông ta là một tay tấm thân trung trực có tiếng ở đất Lật Dương xưa nay, rất là ghét bỏ những tụi gian tham... Vậy mà hôm qua bỗng dưng bạo bệnh chết ngay, thực là kỳ quái! Nghe nói ông ta đi ngủ vẫn còn như thường, sau kêu nhức đầu một lúc rồi thì phát ra điên cuồng, cắn lưỡi tự tử. Thế là trước sau chỉ trong độ nửa trống canh, mà chết ngay lập tức không sao cứu gỡ cho được...
Một người kia gật gật mà rằng:
- Thấy nói ông ta nằm xuống rồi, thì người sưng trướng hẳn lên. Hay là có đứa nào phản trắc gì cũng nên... Nếu mình mà tóm được những đứa ấy, thì gọi là đánh cho nó một trận, cho nó biết tay...
Trần Nhị Lang nghe tới đó, mủm mỉm cười thầm một mình, rồi trong mồm lẩm nhẩm đọc mấy câu thần chú và quát lên một tiếng mau. Thì liền đó thấy một người trong đám hai người kia bỗng dưng kêu ngay lên, sắc mặt biến đi tái mét và ở phía dưới quần thấy máu chảy như suối, ngã vật ngay ra. Anh chàng cùng ngồi đấy thấy vậy cả kinh, vội vàng cùng bọn nhà hàng lột quần người nọ ra xem, thì thấy cái dương vật bị ai đã thiến mất rồi, hàng máu vẫn còn chảy ra lênh láng. Trần Nhị Lang biết vậy, lặng lẽ đứng dậy quay đi.
Đoạn rồi bọn nọ khiêng người kia về trả tận nhà, thì thấy trong nhà người kia cũng đương xôn xao nhớn nhác về chuyện người vợ đương ngồi rửa bát ở cửa bếp, bỗng thấy có một cái dương vật máu me đầm đìa vất vào làm cho người vợ hoảng hồn kêu gào ầm ĩ cả lên. Khi đó bọn nọ khiêng người chồng về, mới biết cái dương vật kia chính là của chồng mình đã bị ma quỷ nào cắt ném vô nhà. Mọi người thấy vậy đều lấy làm kỳ dị, kinh hoàng, cho là trong thành Lật Dương tất có tai biến đến nơi.
Rồi đó, khắp cả trong thành Lật Dương, nhà thì tiền của tự nhiên biến mất, nhà thì ốm đau lộn xộn, không một lúc nào là không có chuyện lạ xảy ra, khiến cho suốt lượt mọi người, thảy đều nhớn nha nhớn nhác, không biết kêu nài vào đâu cho được.
Thế mà trong đó riêng một nhà Trần Nhị Lang thủy chung không xảy ra việc gì, mà lại càng ngày càng giàu có thêm. Rồi thấy Nhị Lang tậu nhà tậu ruộng, nuôi thêm đầy tớ người nhà, không một cái gì là không sang trọng xa hoa hơn trước. Nhiều người thấy vậy cũng hơi có ý nghi ngờ, song không ai dám đường đột hỏi đến Nhị Lang. Bởi thế Nhị Lang lại càng tung hoành làm tợn, không còn kiêng nể việc chi.
Trong vùng có một chàng tú tài họ Tiền vốn là một tay hay chữ và lại bướng bỉnh xưa nay. Tiền tú tài nghe thấy tình hình như vậy, đoán chắc là chỉ tại Nhị Lang, nhân nói với mọi người rằng:
- Trần Nhị Lang nguyên là một thằng vô lại, nay bỗng phú quý như vậy, mà trong thành thì mọi người đều bị thiệt hại, vậy chắc là hắn mới học được các trò yêu quái để hãm hại người ta. Các người trong thành, nếu ai có muốn phát giác ra hắn, thì xin cứ theo tôi, tức khắc tôi có cách.
Mọi người nghe nói, cũng cho là phải, song không ai dám cả quyết đi theo. Tiền tú tài lấy làm tức bực, bèn hằm hằm quay về đóng cửa kín lại, định viết một bức cáo trạng toan để tố giác Nhị Lang. Ngờ đâu chàng vừa tới nhà, đã thấy người nhà chạy vào báo:
- Có người nhà Trần Nhị Lang đưa đồ lễ đến, xin vào để chào. Hiện có cái đơn đồ lễ đã đưa vào đây.
Tiền tú tài cười nhạt một tiếng, cất lấy đơn xem, thấy trong đó kê có: 30 lạng vàng, một đôi ngọc bích, ngoài còn lợn dê gấm vóc, tất cả giá tới mấy nghìn. Chàng xem xong nổi giận đùng đùng xé ngay đơn đi rồi chạy thốc ra cửa, mắng tát vào mặt người nhà Trần Nhị Lang mà đuổi cổ về không thèm nhận lễ. Đoạn rồi chàng quay vào phòng lấy giấy mực, viết bức cáo trạng, nhất định tố cáo không tha.
Chàng vừa thảo xong bản cáo trạng thì trời vừa tối, bèn ăn cơm xong rồi lại đem ra viết lại cẩn thận một lượt, định để sáng mai rồi sẽ đi trình. Không ngờ tối hôm ấy đương khi ngồi viết thì bỗng có một trận cuồng phong đưa tới, thổi tắt cả đèn. Tiền tú tài bên gọi người nhà châm đèn lên để viết. Nhưng khi người nhà mang đuốc lửa lên, thì thấy Tiền tú tài đã nằm vật ra đó, bất tỉnh nhân sự, xúm vào kêu gọi cũng chẳng ăn thua. Tin đó đưa ra đến ngoài, từ đấy nội thành Lật Dương, không hề một ai dám đá động đến ba chữ tên Trần Nhị Lang nữa. Nhị Lang vì đó lại càng phóng túng tự do, không còn nể kiêng chi nữa.
Cách đó ít lâu, một hôm ngay vào ngày ăn tiệc thọ 30 tuổi của Trần Nhị Lang, Nhị Lang cao hứng, mở tiệc linh đình, mời đãi khắp các anh em thân thích và các người nha dịch trong thành. Đương khi ăn uống rậm rịch thì chợt thấy người nhà cầm cái danh thiếp đưa vào. Trần Nhị Lang cầm danh thiếp xem xong, bỗng nét mặt biến khác hẳn đi, làm cho mọi người ngồi đó cũng đều kinh ngạc không hiểu chuyện gì.
Trong đó có một người họ Kim hiện làm hộ dinh ở trong huyện cũng ngồi dự tiệc, thấy Nhị Lang như vậy, bèn giật lấy cái danh thiếp xem, rồi cười sằng sặc mà nói lên rằng:
- Tôi tưởng là cái gì mà Nhị Lang hoảng hốt không yên. Té ra cái danh thiếp của anh Tiêu Thất ở Trịnh Châu thì có gì làm lạ. Anh này là một anh đứa du côn trong đám giang hồ, hôm nay thấy nhà ta đây có việc vui mừng, chắc là hắn đến yêu cầu bữa chén chứ gì. Nhị ca cứ bảo người nhà lấy cho hắn một ít cơm rượu và năm lạng bạc, rồi đuổi hắn đi, thế là rảnh chuyện.
Trần Nhị Lang nghe nói, nghĩ bụng: Xử thế chưa chắc đã xong, song cũng gượng theo lời Kim bộ dịch, gọi tên người nhà cầm danh thiếp đến, quát mắng lên rằng:
- Bây ngu xuẩn quá! Những hạng đến xin ăn uống này, mày cũng nhận danh thiếp của chúng làm chi! Muốn sống cho nó cái gì rồi tống cổ đi ngay lập tức, không ông lột xác ra bây giờ...
Tên người nhà bị mắng, tức giận nổ ruột, định ra đánh cho Tiêu Thất một mẻ cho bõ. Ngờ đâu vừa mới quay ra thì đã thấy Tiêu Thất khoát tay dỏng dạc đi vào gần đến đại sảnh. Tên người nhà trông thấy, bèn giơ tay chắn lại, hằm hằm quát lên rằng:
- Anh này lạ thiệt! Ai cho phép vào đây, mà cứ sân sân đi vào như thế?
Tiêu Thất lẳng lặng không nói không rằng, giơ tay lên sẽ đẫy một cái thì tên người nhà Nhị Lang bỗng bị ngã bắn ngay ra thực xa, kêu gào ầm ĩ cả lên. Các người đương ngồi dự tiệc, nghe thấy tiếng kêu đều ngẩng cổ nhìn ra thì thấy phía ngoài có một người lửng thửng tiến lên.
Người này mình cao tám thước, mi dài mắt đẹp, dáng mặt xương xương, phía môi trên và phía môi dưới đều có để hai hàng râu thưa thớt. Người mình mặc cái áo bào rộng sắc vàng, ngoài thắt cái giây lưng lụa màu đen, chân đi đôi giày da bò, đầu đội cái khăn xéo, bên cạnh mái tóc cài một bông hoa đào vẫn còn tươi cười ngậm nhị, nhác trông ra dáng phong lưu phong nhã vô cùng.
Độc giả xem tới đây, không khỏi sốt sắng cùng muốn hỏi ngay lập tức. Vậy xin đem nguyên ủy người ấy giới thiệu ra đây để độc giả chư tôn cùng biết:
- Nguyên trước đây về hạt Trịnh Châu có một tòa cổ miếu tên là Thiết Phật Tự, là một ngôi chùa thiêng liêng có tiếng, khách thập phương hằng ngày đến lễ rất đông. Sư phụ tu ở chùa ấy tên là Đổng Khánh Đăng, tức là người đạo sĩ bị chết ở nhà Trần Nhị Lang hồi trước.
Đổng Khánh Đăng hồi lên 7 tuổi học đạo ở núi Mao sơn, đến năm 29 tuổi thì các phép tinh thông, bèn đi ngao du bốn bể, làm bùa làm thuốc cứu chữa nhân gian, rất được người đời khen phục.
Một hôm, Đổng Khánh Đăng đi qua chùa Thiết Phật thì trời vừa tối, chàng bèn vào chùa xin trọ ở đó. Bấy giờ nhà sư coi chùa đó tên là Đổng Nhất Thanh, lại là một nhà sư hổ mang xuất thế, chỉ chuyên chứa chấp gái đẹp trong chùa, tha hồ thỏa lòng tư dục, không thiết đến đạo đức tu hành. Khánh Đăng tới nơi xem biết tình hình như vậy, bèn giết ngay Đổng Nhất Thanh, đi thu phục các sư chú bác trong chùa, rồi đóng luôn trụ trì ở đó.
Sau khi đã chiếm ngôi chùa, Khánh Đăng bèn gia tăng khuyến hóa thập phương và xuất thêm tiền của, sửa lại ngôi chùa rất là chững chạc. Từ đó, các khách thập phương đem lòng tín nhiệm hằng năm đến lễ rất đông, cho là cầu khẩn việc gì cũng được linh thiêng như nguyện. Khánh Đăng từ đó càng thêm tích đức tu nhân, tiếng tăm đứng đắn, đồn khắp mọi nơi, gần xa ai cũng biết.
Không ngờ, bỗng một hôm kia, vào khoảng đầu năm xuân thủ, có một người con gái ở một nhà hàng xóm gần đó, đi đến lễ chùa. Người con gái này là con nhà họ Tiết, tên là Oanh Thư, năm đó mới có 19 tuổi, nhan sắc lộng lẫy, có vẻ rất là khả ái. Hôm ấy, vì người mẹ Oanh Thư là Tiết bà bị bệnh liên miên không khỏi nên Oanh Thư ra chùa lễ phật và xin thẻ để lấy thuốc cho mẹ. Ngờ đâu đương khi lúi húi khấn lễ, thì Đổng Khánh Đăng trong phương trượng chạy ra qua đó.
Khánh Đăng nhác trông thấy Oanh Thư ra dáng yểu điệu dễ coi bất giác băn khoăn vơ vẩn, liền đứng dừng lại đó để xem. Lúc ấy có mấy người tiểu đương đứng quanh trước phật đường, thấy Khánh Đăng ra thì bỏ chạy vào cả, không còn ai dám lảng vảng đứng đấy. Vừa hay, bấy giờ Oanh Thư xin thẻ vừa xong, cầm cái thẻ quay ra thì thấy Khánh Đăng đứng ở phía sau. Oanh Thư liền vái chào Khánh Đăng, đưa cho nhờ xem cái thẻ số mấy và nhờ lấy thẻ giúp cho. Khánh Đăng khi đó mới được nhìn kỹ nét mặt Oanh Thư lại càng thấy có vẻ khuynh thành khuynh quốc, rõ ra một bậc nhan sắc tuyệt vời. Nhân thế chàng bỗng thấy mê mẩn tâm thần, đứng lặng hẳn người một lúc rồi mới quay vào lấy quẻ thẻ đem ra .
Chàng ta nhìn quẻ thẻ ấy thấy có kê các vị thuốc giải cảm, thì biết ngay là Oanh Thư xin thẻ cầu thuốc, chàng bèn đưa thẻ cho Oanh Thư và lại hỏi rằng:
- Nhà cô có ai yếu đau chứng gì mà cô đến đây xin thuốc !
Oanh Thư tay cầm lấy đơn thuốc, miệng thì cung kính nói rằng:
- Thưa người, mẹ tôi bị ốm mấy bữa nay, tinh thần lúc nào cũng mệt mỏi khó chịu... Vậy người coi xem, đơn thuốc thánh cho có đúng bệnh ấy hay không?
Khánh Đăng nhân bảo đưa quả thẻ để chàng xem lại. Khi xem kỹ phương thuốc trong thẻ thì cho là phương thuốc giải cảm ấy không hợp với bệnh mệt mỏi tinh thần, chàng bèn bảo Oanh Thư rằng:
- Đơn thuốc này thánh cho cũng phải, song tôi còn có một vài cách chữa chạy hơn, vậy để tôi qua thăm bệnh bà cụ, rồi tôi cho bùa mà trị thì có lẽ khỏi ngay lập tức.
Oanh Thư lấy làm vui mừng vô hạn bèn quỳ ngay gối xuống lạy tạ Khánh Đăng. Khánh Đăng vội vàng cầm tay Oanh Thư giữ lại không cho nàng lạy xuống đất. Khi chàng cầm tới cổ tay Oanh Thư, thấy da thịt mềm mại, mát đến tận xương thì bất giác trong lòng cảm động lạnh toát hẳn người.
- Oanh Thư lúc đó hai má thẹn đỏ bừng lên, giật thoát tay Khánh Đăng ra rồi cung kính nói rằng:
- Người có lòng thương, cứu giúp mẹ tôi, như thế còn gì quý hoá hơn nữa! Vậy xin đón người quá bộ đến chơi một lát, xem bệnh giúp cho.
Khánh Đăng nghe thấy mấy tiếng oanh thỏ thẻ, lại như gọi sực tỉnh, bèn vâng lời đi ngay lập tức. Khi tới nhà, thấy trong nhà Oanh Thư chỉ trơ trọi có hai mẹ con, tịnh không thấy một người đàn ông nào ở đấy. Chàng xem bệnh tình bà mẹ của Oanh Thư, tuy là mệt mỏi, song cũng còn ở vào thời kỳ nhẹ nhàng dễ chữa, bèn vẽ luôn ba đạo bùa, bảo Oanh Thư đốt lên và hòa với nước mưa đem cho uống vào.
Quái lạ làm sao, bà lão vừa uống khỏi miệng chỉ trong một lát ước chừng chưa sôi nồi cơm, thì bỗng thấy bệnh thế mười phần hết hẳn cả mười, không còn một tí gì gọi là khó chịu. Oanh Thư thấy thế thán phục vô cùng, vội vàng thụp xuống lạy lấy lạy để và cho Đổng Khánh Đăng là một bậc thánh sống ở nhân gian. Khánh Đăng cũng thế lấy làm hả lòng hả dạ, song chợt nghĩ đến sắc đẹp của Oanh Thư thì trong bụng lại thấy bồi bồi khó chịu, như người điên dại đến nơi.
Nhân thế chàng sợ nấn ná lưu lại thì khó lòng mà nén được tấm lòng ao ước dâm tà, chàng bèn quả quyết đứng phắt ngay dậy, cáo từ mẹ con Oanh Thư để toan ra về. Bất đồ bà mẹ Oanh Thư nhất định không để cho về, cố ý lôi kéo giữ lại, và bắt Oanh Thư lập tức đi làm cơm chay để thết. Khánh Đăng từ chối đôi ba phen không được, bất đắc dĩ cũng phải dằn lòng lưu lại.
Hồi lâu, cơm rượu xong rồi, nhân khi chếnh choáng say sưa, trông thấy Oanh Thư thướt tha qua lại, thì quả nhiên Khánh Đăng lại thấy mê mẩn tâm hồn, bỗng như ma quỉ dẫn đường, không sao cầm lòng cho đặng. Đoạn rồi chàng ta cả gan quyền kế thi hành, miệng đọc mấy câu thần chú, lắp bấp trong họng trông vào mẹ con Oanh Thư thổi cho mỗi người một cái thì liền đó thấy mẹ con Oanh Thư đều choáng váng quay cuồng rồi cùng ngã lăn ra cả.
Khánh Đăng bèn chạy đến ôm ngay Oanh Thư ẵm vào trong buồng, lại dùng phép làm cho Oanh Thư tỉnh lại, để toan tính sự cầu hoan. Bất giác khi Oanh Thư tỉnh dậy, trông thấy tình cảnh như vậy thì cất tiếng kêu cứu ầm lên, làm cho Khánh Đăng không sao mà hạ thủ được. Khánh Đăng vì thế tức bực vô cùng, bèn dùng thần chú thổi vào Oanh Thư làm cho lại mê như trước. Đoạn rồi chàng ta mừng cuống cuồng, kéo ngay Oanh Thư nằm thẳng vào màn, cho là miếng ngon kề đến tận nơi, không còn sợ ai ngăn trở được nữa. Nhưng ngờ đâu, đương khi chàng ta vật Oanh Thư xuống thì chợt thấy ở phía cửa buồng, có người bước vào quát to lên rằng:
- Không được vô lễ như thế.
Khánh Đăng quay ra nhìn thì thấy người đó chính là Trịnh Châu Tiêu Thất. Chàng lấy làm ngạc nhiên sợ hoảng cả người, vội vàng bỏ Oanh Thư đó nhảy tót xuống đất, dùng phép ẩn hình, trốn ngay đi mất.
Tiêu Thất lúc đó không muốn làm cho Khánh Đăng chết ngay ở đấy, là vì e ngại lôi thôi đến cả mẹ con Oanh Thư, nên đành để mặc cho chạy trốn, không thèm dùng phép đánh bắt làm chi. Đoạn rồi Tiêu Thất cứu cho mẹ con Oanh Thư tỉnh lại và quay ra đi thẳng, không cho mẹ con Oanh Thư biết mình là ai.
Chàng Tiêu Thất đó, nguyên là một tay đại hiệp ở đất Trịnh Châu, không những tinh thông các môn kiếm thuật, mà cả đến các phép phù thủy pháp môn, cũng không gì là không giỏi thạo. Chàng ta tung hoành đất Trịnh Châu, xưa nay chỉ chuyên trừ kẻ gian tham, cứu người lương thiện, hễ gặp một việc bất bình, dẫu nguy hiểm đến đâu, cũng phải lăn vào can thiệp.
Hôm ấy, Tiêu Thất nhân đi ngao du qua cửa nhà Oanh Thư chợt nghe thấy tiếng Oanh Thư kêu cứu, nhân lẻn vào xem thì gặp Khánh Đăng ở đó. Chàng nhác trông thấy Khánh Đăng biết ngay là người trụ trì chùa Thiết Phật, nên sau khi Khánh Đăng trốn rồi, chàng bèn quay ra tìm ngay đến chùa để toan can thiệp...
Ngờ đâu Khánh Đăng cũng là một tay tinh ma quỉ quái, đoán chắc thế nào Tiêu Thất cũng đuổi theo mình, chàng bèn qua về chùa, cuốn lấy một ít vàng bạc, rồi dắt thanh bảo kiếm và đeo cái tráp con quay ra đi thẳng.
Lửa lòng tưới nước cành dương
Biết đâu còn lúc vấn vương việc đời
Gớm cho sóng dục đầy trời.
Đắm chìm kể biết bao người xưa nay!
Hắn ta vào sát tận nơi, nhìn kỹ người đạo sĩ đó, thấy nét mặt hơi hơi có vẻ hung ác, hai hàng lông mi rậm như hai cái chổi, hai mắt xếch lên đến gần thái dương, dưới cái mũi là một hàng ria cứng, sắc mặt vàng bủng vàng beo, như người ngã nước. Bên cạnh đạo nhân có để một cái tráp con và một cái bao da vàng, trong đựng thanh kiếm, mũi kiếm thò ra sáng loáng như là ánh điện, nhác trông cũng biết là thanh bảo kiếm lạ lùng. Nhị Lang thấy vậy, đoán chắc đạo nhân đó cũng là một bậc kỳ dị chi đây, nhưng không biết bị bệnh tật gì mà lại nằm rên giữa đường như vậy.
Chàng nghĩ tới đó, trong lòng bỗng thấy bổi hổi bồi hồi, bèn cố len lỏi đến bên cạnh đạo nhân, cúi xuống se sẽ hỏi rằng:
- Dám thưa đạo trưởng, có phải đạo trưởng bị yếu hay không?
Đạo nhân đương nhắm mắt rên rĩ, nghe tiếng hỏi thì mở mắt ra nhìn Trần Nhị Lang một cái, rồi đáp lại bằng một cái gật đầu.
Nhị Lang bèn quay ra bảo những người đứng xem rằng:
- Các ngài, có ai rỗi, xin làm phúc đỡ đạo trưởng này về nhà tôi để tôi phục thuốc cho ông ta...
Bọn người quanh đó phần nhiều đều biết Nhị Lang là người vô đạo nay thấy chàng ta bỗng phát mối từ tâm như vậy thì ai cũng phải lấy làm ngạc nhiên không hiểu. Đoạn rồi trong bọn đó có một người đứng lên để cùng Nhị Lang vực người đạo nhân ấy về. Nhị Lang bèn đeo ngay cái tráp của đạo nhân lên vai, một tay cầm cái bảo kiếm và một tay cùng người kia nâng đạo nhân lên đưa thẳng về nhà.
Khi về tới nhà Nhị Lang cảm tạ và người kia rời đi, Nhị Lang đưa đạo nhân đặt vào nằm ở trong buồng tử tế rồi mới mời thầy về bắt mạch xem bệnh. Thầy thuốc xem xong quay ra bảo Nhị Lang là bệnh tình của đạo nhân không thể chữa được, chỉ nên liệu lí mà chôn thì hơn. Người nhà Nhị Lang thấy vậy thảy đều cười chàng là người ngu ngốc, bỗng dưng rước ngay cái nợ về nhà, tạo ra thiệt hại và vô ích cho mình. Nhưng Nhị Lang thấy vậy lại càng săn sóc hầu hạ đạo nhân, mặc cho người nhà cười nhạo.
Buổi chiều hôm ấy, Nhị Lang thấy bệnh tình đạo nhân lại càng trầm trọng, chàng bèn khẽ đến mơn man hỏi đạo nhân rằng:
- Đạo trưởng nghe trong mình có thể qua đỡ được không? Nếu khi vạn nhất mà có số hệ thế nào thì các việc về sau, xin ngài cứ để tôi lo liệu. Quê quán ngài ở đâu, xin cho tôi biết để sau này tôi sẽ đưa về an táng tận nơi.
Đạo nhân nghe mấy câu đó, bỗng dàn dụa hai hàng nước mắt, cất cái giọng run run, bảo Nhị Lang rằng:
- Tôi chẳng may gặp lúc vận cùng, được ông cứu vớt thế này thực là ơn bằng trời đất. Song tôi xét mình tôi, vì bị quân thù đánh nội thương, không còn thuốc nào mà chữa được nữa.
Đạo nhân vừa nói tới đó, Nhị Lang ngạc nhiên hỏi rằng:
- Đạo trưởng bị ai hạ độc thủ mà nguy tới thế?
Đạo nhân lặng lẽ hồi lâu, đưa mắt nhìn Nhị Lang ra vẻ buồn bã, rồi thở dài mà rằng:
- Thực là đáng tiếc ? Lẽ ra là hữu duyên, mà lại hóa ra vô duyên !!!
Nhị Lang vốn là tay tinh ranh ma mãnh, càng nghe đạo nhân nói, lại càng tỏ ý kinh ngạc, nghi ngờ, vội vàng quì ngay xuống trước chỗ đạo nhân nằm rồi cung kính mà rằng:
- Nếu đạo trưởng nói tên họ cừu nhân cho tôi biết, tôi xin vì người tìm cách báo thù lập tức...
Đạo nhân lắc đầu cười gằn một tiếng mà rằng:
- Anh không thể nào làm nổi. Duy khi tôi chết đi thì cái tráp này và thanh kiếm này, tôi xin lưu lại cho anh, anh nên cẩn thận giữ gìn, cố làm lấy điều tử tế, tự khắc sẽ được sung sướng một đời. Nhưng nếu đem tâm làm điều tàn ác thì tất là lại gặp ác báo đến ngay, không thể nào tránh được. Còn việc báo thù cho tôi thì sau khi anh chết đi rồi, người nào nhận được thanh kiếm của tôi tức là người ấy báo thù được, bây giờ chưa cần nói đến làm chi...
Nhị Lang nghe tới đó, trong bụng mừng rỡ vô cùng song không dám tỏ ra, bèn trân trọng hỏi lại đạo nhân rằng:
- Vậy đạo trưởng là ai và cừu nhân là người nào, cũng xin đạo trưởng cho đệ tử rõ, dù không báo được thù kia song cũng biết đường để mà bảo cho người khác...
Đạo trưởng gật đầu đáp rằng:
- Anh nói câu đó thì rất phải... Nhưng chẳng hay anh có nghe thấy cái tên Đổng Khánh Đăng trong đám giang hồ bao giờ hay không?
Nhị Lang gật đầu đáp rằng:
- Có tôi có nghe tên người ấy đã lâu... Nghe nói người ấy bản lĩnh giỏi tuyệt hơn người mà lại tinh thông pháp thuật; họ vẫn thường gọi là Thần linh báo hay là Hồ yêu dị nhân có phải hay không?
Đạo nhân thở dài gật đầu mà rằng:
- Người ấy chính là tôi đó.
Nhị Lang nghe tới đó có ý kinh ngạc mà rằng:
- Nếu vậy bản lĩnh của sư phụ như thế cũng còn bị người ám hại được sao?
Khánh Đăng trừng mặt nói to lên rằng:
- Anh phải biết, ở đời thiếu gì người tài giỏi hơn mình, tôi đây đã thấm vào đâu. Anh nên hiểu rằng những tay tài nghệ càng cao, lại càng dễ xảy ra cái họa sát thân... Ngay như tôi đây giữ gìn trai giới đã đến 3 chục năm trời, thế mà chỉ vì một bước sai lầm cũng đến nguy cho tính mệnh, gây nên câu chuyện ngày nay...
Khánh Đăng nói tới đó thì bỗng ọe lên một tiếng, thổ ra một ít máu tươi rồi chân tay múa rối cả lên như người điên dại.
Nhị Lang hỏi vội lên rằng:
- Vậy còn tên họ cừu nhân là gì, sư phụ chưa cho tôi biết?
Đổng Khánh Đăng lại trợn mắt lên nói rằng:
- Trịnh Châu Tiêu Thất...
Nói tới đó thì Khánh Đăng nấc lên một tiếng rồi lìm lịm tắt hơi không thở. Trần Nhị Lang không biết Trịnh Châu Tiêu Thất song cũng nhớ chặt bốn chữ đó vào lòng, đoạn rồi đem thi thể của Khánh Đăng thuê người mua sắm áo quan cho đi mai táng.
Công việc mai táng xong rồi, Nhị Lang mở tráp của Khánh Đăng ra coi, thấy trong có mấy quyển sách nát toàn là dạy về pháp thuật rất hay. Nhị Lang xem thấy, vui mừng vô hạn, từ đó bèn đóng cửa ở nhà, tĩnh tâm theo sách luyện tập, nửa năm không bước ra ngoài.
Sau khi thuộc hết các món phù phép, chàng quên bẳng đi những lời Khánh Đăng đã dặn, bèn lập tâm thí nghiệm pháp thuật để sẽ thi hành. Một hôm Nhị Lang ngồi trong nhà kín, đầu bỏ xỏa tóc tay cầm thanh bảo kiếm, chân đạp Thiên cương, vẽ bùa bắt quyết làm suốt đêm để thử. Đến sáng ngày ra, chàng đi ra ngoài dò xem tin tức thì thấy nhân dân trong thành đều nhao nhao kháo nhau thuật những câu chuyện ly kỳ xảy ra đêm trước.
Có một lúc chàng đi tới một ngôi hàng nước kia, vào ngồi uống nước, chợt thấy trong đó cũng có hai người đương ngồi nói chuyện với nhau.
Nhị Lang lắng tai nghe, thấy một người nọ nói:
- Quái lạ, anh tưởng Lưu tiên sinh bị chết tối hôm qua thì còn trời đất nào nữa! Ông ta là một tay tấm thân trung trực có tiếng ở đất Lật Dương xưa nay, rất là ghét bỏ những tụi gian tham... Vậy mà hôm qua bỗng dưng bạo bệnh chết ngay, thực là kỳ quái! Nghe nói ông ta đi ngủ vẫn còn như thường, sau kêu nhức đầu một lúc rồi thì phát ra điên cuồng, cắn lưỡi tự tử. Thế là trước sau chỉ trong độ nửa trống canh, mà chết ngay lập tức không sao cứu gỡ cho được...
Một người kia gật gật mà rằng:
- Thấy nói ông ta nằm xuống rồi, thì người sưng trướng hẳn lên. Hay là có đứa nào phản trắc gì cũng nên... Nếu mình mà tóm được những đứa ấy, thì gọi là đánh cho nó một trận, cho nó biết tay...
Trần Nhị Lang nghe tới đó, mủm mỉm cười thầm một mình, rồi trong mồm lẩm nhẩm đọc mấy câu thần chú và quát lên một tiếng mau. Thì liền đó thấy một người trong đám hai người kia bỗng dưng kêu ngay lên, sắc mặt biến đi tái mét và ở phía dưới quần thấy máu chảy như suối, ngã vật ngay ra. Anh chàng cùng ngồi đấy thấy vậy cả kinh, vội vàng cùng bọn nhà hàng lột quần người nọ ra xem, thì thấy cái dương vật bị ai đã thiến mất rồi, hàng máu vẫn còn chảy ra lênh láng. Trần Nhị Lang biết vậy, lặng lẽ đứng dậy quay đi.
Đoạn rồi bọn nọ khiêng người kia về trả tận nhà, thì thấy trong nhà người kia cũng đương xôn xao nhớn nhác về chuyện người vợ đương ngồi rửa bát ở cửa bếp, bỗng thấy có một cái dương vật máu me đầm đìa vất vào làm cho người vợ hoảng hồn kêu gào ầm ĩ cả lên. Khi đó bọn nọ khiêng người chồng về, mới biết cái dương vật kia chính là của chồng mình đã bị ma quỷ nào cắt ném vô nhà. Mọi người thấy vậy đều lấy làm kỳ dị, kinh hoàng, cho là trong thành Lật Dương tất có tai biến đến nơi.
Rồi đó, khắp cả trong thành Lật Dương, nhà thì tiền của tự nhiên biến mất, nhà thì ốm đau lộn xộn, không một lúc nào là không có chuyện lạ xảy ra, khiến cho suốt lượt mọi người, thảy đều nhớn nha nhớn nhác, không biết kêu nài vào đâu cho được.
Thế mà trong đó riêng một nhà Trần Nhị Lang thủy chung không xảy ra việc gì, mà lại càng ngày càng giàu có thêm. Rồi thấy Nhị Lang tậu nhà tậu ruộng, nuôi thêm đầy tớ người nhà, không một cái gì là không sang trọng xa hoa hơn trước. Nhiều người thấy vậy cũng hơi có ý nghi ngờ, song không ai dám đường đột hỏi đến Nhị Lang. Bởi thế Nhị Lang lại càng tung hoành làm tợn, không còn kiêng nể việc chi.
Trong vùng có một chàng tú tài họ Tiền vốn là một tay hay chữ và lại bướng bỉnh xưa nay. Tiền tú tài nghe thấy tình hình như vậy, đoán chắc là chỉ tại Nhị Lang, nhân nói với mọi người rằng:
- Trần Nhị Lang nguyên là một thằng vô lại, nay bỗng phú quý như vậy, mà trong thành thì mọi người đều bị thiệt hại, vậy chắc là hắn mới học được các trò yêu quái để hãm hại người ta. Các người trong thành, nếu ai có muốn phát giác ra hắn, thì xin cứ theo tôi, tức khắc tôi có cách.
Mọi người nghe nói, cũng cho là phải, song không ai dám cả quyết đi theo. Tiền tú tài lấy làm tức bực, bèn hằm hằm quay về đóng cửa kín lại, định viết một bức cáo trạng toan để tố giác Nhị Lang. Ngờ đâu chàng vừa tới nhà, đã thấy người nhà chạy vào báo:
- Có người nhà Trần Nhị Lang đưa đồ lễ đến, xin vào để chào. Hiện có cái đơn đồ lễ đã đưa vào đây.
Tiền tú tài cười nhạt một tiếng, cất lấy đơn xem, thấy trong đó kê có: 30 lạng vàng, một đôi ngọc bích, ngoài còn lợn dê gấm vóc, tất cả giá tới mấy nghìn. Chàng xem xong nổi giận đùng đùng xé ngay đơn đi rồi chạy thốc ra cửa, mắng tát vào mặt người nhà Trần Nhị Lang mà đuổi cổ về không thèm nhận lễ. Đoạn rồi chàng quay vào phòng lấy giấy mực, viết bức cáo trạng, nhất định tố cáo không tha.
Chàng vừa thảo xong bản cáo trạng thì trời vừa tối, bèn ăn cơm xong rồi lại đem ra viết lại cẩn thận một lượt, định để sáng mai rồi sẽ đi trình. Không ngờ tối hôm ấy đương khi ngồi viết thì bỗng có một trận cuồng phong đưa tới, thổi tắt cả đèn. Tiền tú tài bên gọi người nhà châm đèn lên để viết. Nhưng khi người nhà mang đuốc lửa lên, thì thấy Tiền tú tài đã nằm vật ra đó, bất tỉnh nhân sự, xúm vào kêu gọi cũng chẳng ăn thua. Tin đó đưa ra đến ngoài, từ đấy nội thành Lật Dương, không hề một ai dám đá động đến ba chữ tên Trần Nhị Lang nữa. Nhị Lang vì đó lại càng phóng túng tự do, không còn nể kiêng chi nữa.
Cách đó ít lâu, một hôm ngay vào ngày ăn tiệc thọ 30 tuổi của Trần Nhị Lang, Nhị Lang cao hứng, mở tiệc linh đình, mời đãi khắp các anh em thân thích và các người nha dịch trong thành. Đương khi ăn uống rậm rịch thì chợt thấy người nhà cầm cái danh thiếp đưa vào. Trần Nhị Lang cầm danh thiếp xem xong, bỗng nét mặt biến khác hẳn đi, làm cho mọi người ngồi đó cũng đều kinh ngạc không hiểu chuyện gì.
Trong đó có một người họ Kim hiện làm hộ dinh ở trong huyện cũng ngồi dự tiệc, thấy Nhị Lang như vậy, bèn giật lấy cái danh thiếp xem, rồi cười sằng sặc mà nói lên rằng:
- Tôi tưởng là cái gì mà Nhị Lang hoảng hốt không yên. Té ra cái danh thiếp của anh Tiêu Thất ở Trịnh Châu thì có gì làm lạ. Anh này là một anh đứa du côn trong đám giang hồ, hôm nay thấy nhà ta đây có việc vui mừng, chắc là hắn đến yêu cầu bữa chén chứ gì. Nhị ca cứ bảo người nhà lấy cho hắn một ít cơm rượu và năm lạng bạc, rồi đuổi hắn đi, thế là rảnh chuyện.
Trần Nhị Lang nghe nói, nghĩ bụng: Xử thế chưa chắc đã xong, song cũng gượng theo lời Kim bộ dịch, gọi tên người nhà cầm danh thiếp đến, quát mắng lên rằng:
- Bây ngu xuẩn quá! Những hạng đến xin ăn uống này, mày cũng nhận danh thiếp của chúng làm chi! Muốn sống cho nó cái gì rồi tống cổ đi ngay lập tức, không ông lột xác ra bây giờ...
Tên người nhà bị mắng, tức giận nổ ruột, định ra đánh cho Tiêu Thất một mẻ cho bõ. Ngờ đâu vừa mới quay ra thì đã thấy Tiêu Thất khoát tay dỏng dạc đi vào gần đến đại sảnh. Tên người nhà trông thấy, bèn giơ tay chắn lại, hằm hằm quát lên rằng:
- Anh này lạ thiệt! Ai cho phép vào đây, mà cứ sân sân đi vào như thế?
Tiêu Thất lẳng lặng không nói không rằng, giơ tay lên sẽ đẫy một cái thì tên người nhà Nhị Lang bỗng bị ngã bắn ngay ra thực xa, kêu gào ầm ĩ cả lên. Các người đương ngồi dự tiệc, nghe thấy tiếng kêu đều ngẩng cổ nhìn ra thì thấy phía ngoài có một người lửng thửng tiến lên.
Người này mình cao tám thước, mi dài mắt đẹp, dáng mặt xương xương, phía môi trên và phía môi dưới đều có để hai hàng râu thưa thớt. Người mình mặc cái áo bào rộng sắc vàng, ngoài thắt cái giây lưng lụa màu đen, chân đi đôi giày da bò, đầu đội cái khăn xéo, bên cạnh mái tóc cài một bông hoa đào vẫn còn tươi cười ngậm nhị, nhác trông ra dáng phong lưu phong nhã vô cùng.
Độc giả xem tới đây, không khỏi sốt sắng cùng muốn hỏi ngay lập tức. Vậy xin đem nguyên ủy người ấy giới thiệu ra đây để độc giả chư tôn cùng biết:
- Nguyên trước đây về hạt Trịnh Châu có một tòa cổ miếu tên là Thiết Phật Tự, là một ngôi chùa thiêng liêng có tiếng, khách thập phương hằng ngày đến lễ rất đông. Sư phụ tu ở chùa ấy tên là Đổng Khánh Đăng, tức là người đạo sĩ bị chết ở nhà Trần Nhị Lang hồi trước.
Đổng Khánh Đăng hồi lên 7 tuổi học đạo ở núi Mao sơn, đến năm 29 tuổi thì các phép tinh thông, bèn đi ngao du bốn bể, làm bùa làm thuốc cứu chữa nhân gian, rất được người đời khen phục.
Một hôm, Đổng Khánh Đăng đi qua chùa Thiết Phật thì trời vừa tối, chàng bèn vào chùa xin trọ ở đó. Bấy giờ nhà sư coi chùa đó tên là Đổng Nhất Thanh, lại là một nhà sư hổ mang xuất thế, chỉ chuyên chứa chấp gái đẹp trong chùa, tha hồ thỏa lòng tư dục, không thiết đến đạo đức tu hành. Khánh Đăng tới nơi xem biết tình hình như vậy, bèn giết ngay Đổng Nhất Thanh, đi thu phục các sư chú bác trong chùa, rồi đóng luôn trụ trì ở đó.
Sau khi đã chiếm ngôi chùa, Khánh Đăng bèn gia tăng khuyến hóa thập phương và xuất thêm tiền của, sửa lại ngôi chùa rất là chững chạc. Từ đó, các khách thập phương đem lòng tín nhiệm hằng năm đến lễ rất đông, cho là cầu khẩn việc gì cũng được linh thiêng như nguyện. Khánh Đăng từ đó càng thêm tích đức tu nhân, tiếng tăm đứng đắn, đồn khắp mọi nơi, gần xa ai cũng biết.
Không ngờ, bỗng một hôm kia, vào khoảng đầu năm xuân thủ, có một người con gái ở một nhà hàng xóm gần đó, đi đến lễ chùa. Người con gái này là con nhà họ Tiết, tên là Oanh Thư, năm đó mới có 19 tuổi, nhan sắc lộng lẫy, có vẻ rất là khả ái. Hôm ấy, vì người mẹ Oanh Thư là Tiết bà bị bệnh liên miên không khỏi nên Oanh Thư ra chùa lễ phật và xin thẻ để lấy thuốc cho mẹ. Ngờ đâu đương khi lúi húi khấn lễ, thì Đổng Khánh Đăng trong phương trượng chạy ra qua đó.
Khánh Đăng nhác trông thấy Oanh Thư ra dáng yểu điệu dễ coi bất giác băn khoăn vơ vẩn, liền đứng dừng lại đó để xem. Lúc ấy có mấy người tiểu đương đứng quanh trước phật đường, thấy Khánh Đăng ra thì bỏ chạy vào cả, không còn ai dám lảng vảng đứng đấy. Vừa hay, bấy giờ Oanh Thư xin thẻ vừa xong, cầm cái thẻ quay ra thì thấy Khánh Đăng đứng ở phía sau. Oanh Thư liền vái chào Khánh Đăng, đưa cho nhờ xem cái thẻ số mấy và nhờ lấy thẻ giúp cho. Khánh Đăng khi đó mới được nhìn kỹ nét mặt Oanh Thư lại càng thấy có vẻ khuynh thành khuynh quốc, rõ ra một bậc nhan sắc tuyệt vời. Nhân thế chàng bỗng thấy mê mẩn tâm thần, đứng lặng hẳn người một lúc rồi mới quay vào lấy quẻ thẻ đem ra .
Chàng ta nhìn quẻ thẻ ấy thấy có kê các vị thuốc giải cảm, thì biết ngay là Oanh Thư xin thẻ cầu thuốc, chàng bèn đưa thẻ cho Oanh Thư và lại hỏi rằng:
- Nhà cô có ai yếu đau chứng gì mà cô đến đây xin thuốc !
Oanh Thư tay cầm lấy đơn thuốc, miệng thì cung kính nói rằng:
- Thưa người, mẹ tôi bị ốm mấy bữa nay, tinh thần lúc nào cũng mệt mỏi khó chịu... Vậy người coi xem, đơn thuốc thánh cho có đúng bệnh ấy hay không?
Khánh Đăng nhân bảo đưa quả thẻ để chàng xem lại. Khi xem kỹ phương thuốc trong thẻ thì cho là phương thuốc giải cảm ấy không hợp với bệnh mệt mỏi tinh thần, chàng bèn bảo Oanh Thư rằng:
- Đơn thuốc này thánh cho cũng phải, song tôi còn có một vài cách chữa chạy hơn, vậy để tôi qua thăm bệnh bà cụ, rồi tôi cho bùa mà trị thì có lẽ khỏi ngay lập tức.
Oanh Thư lấy làm vui mừng vô hạn bèn quỳ ngay gối xuống lạy tạ Khánh Đăng. Khánh Đăng vội vàng cầm tay Oanh Thư giữ lại không cho nàng lạy xuống đất. Khi chàng cầm tới cổ tay Oanh Thư, thấy da thịt mềm mại, mát đến tận xương thì bất giác trong lòng cảm động lạnh toát hẳn người.
- Oanh Thư lúc đó hai má thẹn đỏ bừng lên, giật thoát tay Khánh Đăng ra rồi cung kính nói rằng:
- Người có lòng thương, cứu giúp mẹ tôi, như thế còn gì quý hoá hơn nữa! Vậy xin đón người quá bộ đến chơi một lát, xem bệnh giúp cho.
Khánh Đăng nghe thấy mấy tiếng oanh thỏ thẻ, lại như gọi sực tỉnh, bèn vâng lời đi ngay lập tức. Khi tới nhà, thấy trong nhà Oanh Thư chỉ trơ trọi có hai mẹ con, tịnh không thấy một người đàn ông nào ở đấy. Chàng xem bệnh tình bà mẹ của Oanh Thư, tuy là mệt mỏi, song cũng còn ở vào thời kỳ nhẹ nhàng dễ chữa, bèn vẽ luôn ba đạo bùa, bảo Oanh Thư đốt lên và hòa với nước mưa đem cho uống vào.
Quái lạ làm sao, bà lão vừa uống khỏi miệng chỉ trong một lát ước chừng chưa sôi nồi cơm, thì bỗng thấy bệnh thế mười phần hết hẳn cả mười, không còn một tí gì gọi là khó chịu. Oanh Thư thấy thế thán phục vô cùng, vội vàng thụp xuống lạy lấy lạy để và cho Đổng Khánh Đăng là một bậc thánh sống ở nhân gian. Khánh Đăng cũng thế lấy làm hả lòng hả dạ, song chợt nghĩ đến sắc đẹp của Oanh Thư thì trong bụng lại thấy bồi bồi khó chịu, như người điên dại đến nơi.
Nhân thế chàng sợ nấn ná lưu lại thì khó lòng mà nén được tấm lòng ao ước dâm tà, chàng bèn quả quyết đứng phắt ngay dậy, cáo từ mẹ con Oanh Thư để toan ra về. Bất đồ bà mẹ Oanh Thư nhất định không để cho về, cố ý lôi kéo giữ lại, và bắt Oanh Thư lập tức đi làm cơm chay để thết. Khánh Đăng từ chối đôi ba phen không được, bất đắc dĩ cũng phải dằn lòng lưu lại.
Hồi lâu, cơm rượu xong rồi, nhân khi chếnh choáng say sưa, trông thấy Oanh Thư thướt tha qua lại, thì quả nhiên Khánh Đăng lại thấy mê mẩn tâm hồn, bỗng như ma quỉ dẫn đường, không sao cầm lòng cho đặng. Đoạn rồi chàng ta cả gan quyền kế thi hành, miệng đọc mấy câu thần chú, lắp bấp trong họng trông vào mẹ con Oanh Thư thổi cho mỗi người một cái thì liền đó thấy mẹ con Oanh Thư đều choáng váng quay cuồng rồi cùng ngã lăn ra cả.
Khánh Đăng bèn chạy đến ôm ngay Oanh Thư ẵm vào trong buồng, lại dùng phép làm cho Oanh Thư tỉnh lại, để toan tính sự cầu hoan. Bất giác khi Oanh Thư tỉnh dậy, trông thấy tình cảnh như vậy thì cất tiếng kêu cứu ầm lên, làm cho Khánh Đăng không sao mà hạ thủ được. Khánh Đăng vì thế tức bực vô cùng, bèn dùng thần chú thổi vào Oanh Thư làm cho lại mê như trước. Đoạn rồi chàng ta mừng cuống cuồng, kéo ngay Oanh Thư nằm thẳng vào màn, cho là miếng ngon kề đến tận nơi, không còn sợ ai ngăn trở được nữa. Nhưng ngờ đâu, đương khi chàng ta vật Oanh Thư xuống thì chợt thấy ở phía cửa buồng, có người bước vào quát to lên rằng:
- Không được vô lễ như thế.
Khánh Đăng quay ra nhìn thì thấy người đó chính là Trịnh Châu Tiêu Thất. Chàng lấy làm ngạc nhiên sợ hoảng cả người, vội vàng bỏ Oanh Thư đó nhảy tót xuống đất, dùng phép ẩn hình, trốn ngay đi mất.
Tiêu Thất lúc đó không muốn làm cho Khánh Đăng chết ngay ở đấy, là vì e ngại lôi thôi đến cả mẹ con Oanh Thư, nên đành để mặc cho chạy trốn, không thèm dùng phép đánh bắt làm chi. Đoạn rồi Tiêu Thất cứu cho mẹ con Oanh Thư tỉnh lại và quay ra đi thẳng, không cho mẹ con Oanh Thư biết mình là ai.
Chàng Tiêu Thất đó, nguyên là một tay đại hiệp ở đất Trịnh Châu, không những tinh thông các môn kiếm thuật, mà cả đến các phép phù thủy pháp môn, cũng không gì là không giỏi thạo. Chàng ta tung hoành đất Trịnh Châu, xưa nay chỉ chuyên trừ kẻ gian tham, cứu người lương thiện, hễ gặp một việc bất bình, dẫu nguy hiểm đến đâu, cũng phải lăn vào can thiệp.
Hôm ấy, Tiêu Thất nhân đi ngao du qua cửa nhà Oanh Thư chợt nghe thấy tiếng Oanh Thư kêu cứu, nhân lẻn vào xem thì gặp Khánh Đăng ở đó. Chàng nhác trông thấy Khánh Đăng biết ngay là người trụ trì chùa Thiết Phật, nên sau khi Khánh Đăng trốn rồi, chàng bèn quay ra tìm ngay đến chùa để toan can thiệp...
Ngờ đâu Khánh Đăng cũng là một tay tinh ma quỉ quái, đoán chắc thế nào Tiêu Thất cũng đuổi theo mình, chàng bèn qua về chùa, cuốn lấy một ít vàng bạc, rồi dắt thanh bảo kiếm và đeo cái tráp con quay ra đi thẳng.
Lửa lòng tưới nước cành dương
Biết đâu còn lúc vấn vương việc đời
Gớm cho sóng dục đầy trời.
Đắm chìm kể biết bao người xưa nay!
/32
|