Mưa dữ dội suốt ngày hôm qua, và cả ngày hôm nay. Nhật Phượng ngồi co ro trong nhà nhìn ra sân, nơi có những cái bong bóng phập phòng. Bà Nga nhắc nhở cô bằng giọng lo lắng:
- Sao con không chịu bóp chân cho mau hết. Thằng Thiên nói chai dầu nóng Hồng Kông này hay lắm đó! Trong người có sao không mà cứ ngồi cú rú một chỗ hoài vậy?
Nhật Uyên tủm tỉm cười:
- Nếu có sao thì đã có rồi, mẹ khéo lo cho con gái út quá! Nó đang đợi anh chàng Thiên tới bóp chân, chớ đâu phải cú rú một chỗ. Mà mẹ thấy anh chàng được không?
Bà Nga chưa kịp trả lời thì Nhật Trung đang ngồi với tờ báo trên tay vội… ăn cơm hớt:
- Bảo đảm được hơn ông Sơn của bà!
- Thằng vô duyên! Tao có hỏi mày đâu?
- Biết chị chẳng đời nào thăm dò dư luận quần chúng, nên em phải chớp thời cơ để phát biểu chứ!
Nhật Uyên liếc Trung một cái sắc lẻm:
- Đúng là ham ăn hay nói!
- Nhưng em toàn nói… đúng không hà. Còn chị chuyên môn mang át nạt dũa, cố chấp, chủ quan, có ai ý kiến gì đâu. Sao chị ác cảm với em.
Bà Nga gắt lên:
- Có im dùm chưa! Tụi bây già đầu cả rồi mà cứ như con nít. Hễ xáp lại là gây…
Nhật Trung cười hì hì:
- Tụi con “đấu lý” mà mẹ bảo là gây. Nhờ lúc nào cũng có sẵn người để tranh luận, nên thi hùng biện con mới được giải đó.
- Hay ho gì ba cái giải lẻo mép ấy mà khoe.
Nhật Uyên cố… kè thêm môt câu nữa, trước khi đeo cái earphone lên tai để nghe nhạc từ máy cassette mini bỏ túi, nhỏ bằng quyển sổ.
Nhật Trung nhún vai, cúi đầu trên tờ báo. Bà Nga nhìn trời nói bâng quơ:
- Mưa dầm như vậy ngày mai đi chợ dơ phải biết!
Nghe mẹ than, Nhật Phượng thấy thương bà quá! Suốt đời mẹ quanh quẩn trong nhà, lo ăn lo mặc cho lũ con tươm tất đầy đủ. Với bà như vậy đã là chu toàn bổn phận và trách nhiệm làm mẹ rồi. Bản tính rụt rè khép kín khiến bà ngại tiếp xúc với bạn trai lẫn bạn gái của các con. Thông thường sau vài câu xã giao chào hỏi, bà Nga lặng lẽ đi vào, mặc cho lũ trẻ trò chuyện, tâm tình, thế nhưng vừa có “hiện tượng” lạ xảy ra. Phượng không hiểu gã cậu trời mồm mép ấy đã nói chuyện trên trời dưới đất gì với mẹ cô gần cả tiếng đồng hồ, để bây giờ động một cái bà lại đem Thiên ra để… trấn áp cô. Thật thấy ghét! Mẹ làm sao ngờ được Thiên là thứ giả nhân giả nghĩa cơ chứ! Rồi anh Trung nữa, chẳng biết vì đâu anh lại có cảm tình với hắn dữ vậy, nghe ai nhắc tới Thiên là anh khen lấy khen để làm Phượng bực mình quá sức. Khó chuyển, và lúc này là lúc hơn bao giờ hết Phượng không muốn để lộ nỗi buồn của mình cho mọi người biết. Chỉ thỉnh thoảng đón lấy cái nhìn hơi quan tâm của anh Trung thôi, cô đã thấy tự ái ngó đi nơi khác, huống hồ chi có thêm nhiều đôi mắt nữa.
Nhật Minh mang chiếc áo mưa ngoài của anh bước vào nhà với mái tóc hơi ướt:
- Chân em đi lại bình thường được chưa Phượng?
Ngạc nhiên vì câu hỏi đầy vẻ quan tâm khác thường của Minh. Nhật Phượng gật đầu:
- Em đi được rồi nhưng không nhanh và còn hơi cà nhắc, chi vậy anh Minh?
- Vậy ngày mốt đi làm được chưa?
Bà Nga lật đật hỏi:
- Đi làm ở đâu lận?
- Chỗ bạn con cần một điện thoại viên nữ phụ trách mục kể chuyện cho trẻ con nghe qua điện thoại. Con thấy con Phượng có thể nhận công việc này, không cực lắm và cũng không phải đi xa.
Bà Nga nói ngay:
- Bên công ty của con Linh cũng cần người, mẹ thấy vào làm ở đó có chị có em không sợ bị ai ăn hiếp.
Nhật Phượng phản đối:
- Con không thích làm cho chị Linh đâu. Kể chuyện cho con nít nghe thích hơn.
Nhìn con gái với vẻ không bằng lòng bà Nga nói:
- Làm ở công ty này phải bảo đảm hơn nghe điện thoại không? Đã vậy chỉ được làm mỗi việc cho mấy đứa con nít gọi để yêu cầu kể chuyện cho nó nghe. Mẹ thấy không xứng với công ăn học cha mẹ cực khổ nuôi nấng hai chục năm ròng. Chắc gì ba bây đồng ý.
Nhật Minh làm thinh, Nhật Trung lên tiếng:
- Bây giờ con Phượng còn chờ bằng tốt nghiệp mới đi kiếm việc làm. Bộ mẹ tưởng thời buổi này đi xin việc làm dễ lắm sao? Thiên hạ có bằng đại học vẫn thất nghiệp đặc trời. Nó thích làm “Chị Thủy Tiên ơi!” cho bọn con nít vui vẻ thì cứ để nó làm. Chừng nào xin được việc ngon hơn hẳng hay!
- Tại sao chỗ con Linh nó lại chê?
Nhật Phượng rầu rĩ:
- Không phải con chê, mà là con ngán…
Nhật Minh cười cười, trong khi Nhật Trung gật gù nói toẹt ra:
- Ngán là phải! Vừa là chị vừa là phó giám đốc, có em út nào chịu nỗi bà Linh ở cái độ “Tuổi đá buồn” đâu mà bảo không ngán.
Kéo cái earphone ra khỏi tai, Nhật Uyên chỉ vào Trung nạt lớn:
- Đủ rồi thằng quỷ! Tao cũng chờ xem vợ mày sau này ra thế nào, mà chị em trong nhà này ai mày cũng chê hết.
- Ủa! Nghe nhạc mà cũng nghe cả chuyện… đời nữa à. May mà nãy giờ không ai đá động gì tới chị hay ông Sơn. Hú hồn.
Bà Nga bực bội:
- Riết rồi tao không hiểu nổi tụi bây. Người ta chỉ mong gia đình được chừng một người có chức có quyền để nhờ cả họ, chúng bây lại đi sợ với ngán chị ruột mình. Đâu phải cái địa vị hiện nay của con Linh tự nhiên mà có. Nó phải làm việc ngày đêm đổ mồ hôi, xót con mắt mỗi lần hơi ngốc lến ấy chứ! Tụi bây đi sau có người dẫn dắt mà còn chê.
Đảo mắt nhìn hai cô con gái và hai cậu con trai một cái, bà Nga rầy:
- Tui bây ngán con Linh nhất nhà này, chẳng qua tại chúng bay ham chơi không cầu tiến, không có ý thức như nó.
Nhật Trung vẫn là người phản ứng đầu tiên:
- Mẹ nói có một chiều. Đâu phải ai cũng đủ khả năng làm mặt lạnh lùng không tình cảm, để chỉ năm ngón tay sai khiến người khác kiểu như chị Linh được đâu! Trước đây con từng không thích vào công ty của chị Linh một phần vì muốn mình tự lực vươn lên, một phần cũng vì không thích cách làm việc của chị. Đối với nhân viên chị Linh độc đoán lắm, chẳng ai ưa chị đâu!
Bà Nga bênh vực Nhật Linh:
- Cứ hễ làm việc đàng hoàng, đúng nguyên tắc là bị ghét. Ai chẳng thích gặp được lãnh đạo dễ dãi chứ. Muốn nên thân phải chịu trên đè dưới bua một thời gian. Đây tụi con coi, ở nhà này có đứa nào lương cao, chức vụ ngon lành bằng nó? Hồi mới vào công ty này chị Linh bây làm việc thấy mà thương, mỗi ngày cộc ca cộc cạch chiếc xe rơ líp tuột sên, đạp mười mấy cây số, đi làm suốt buổi, chiều về tới nhà ăn đại ăn đùa ba hột cơm với rau muống xào, xong lại hấp tấp chạy đi học thêm nữa. Nó cực quá mà thành ra phải cố gắng ngoi lên bằng khả năng của mình thôi. Bù lại bây giờ nó được đi Mã Lai, Singapore, Philippin thường xuyên như đi chợ. Ai như tụi bây cứ lò dò tựa lục bình trôi. Chán!
Nhật Uyên hờn mắt:
- Nhà này có chị Linh với anh Vi là con ruột thôi, còn tụi con đều là con ghẻ hết!
Bà Nga mắng yêu:
- Tổ cha bây! Nhà này có mày với thằng Trung là vừa bẻm mép lại vừa lẻo lự, tao sợ bây luôn!
Nhật Uyên nheo mắt nhìn Nhật Phượng rồi khúc khích cười:
- Có con gái út của mẹ là ngoan hiền nhất. Gã quách nó cho nhà giàu phải hay hơn không?
- Tội quá mà chị Uyên! Em đâu dám bóp còi qua mặt anh chị mình.
Nhật Uyên hất hàm mặt ngâm nga:
- Ối! Đời này “Cứ tới duyên ai thì cưới trước cho chờ với đợi… lỡ thời sao?”
Nhật Trung chen vào:
- Chê số lỡ thời thì… bóp kèn qua mặt bà Linh trước đi. Con Phượng còn nhỏ, chị lo gì tới nó?
Giọng Nhật Uyên đầy châm chọc:
- Con Phượng thì còn nhỏ nhưng ông Thiên đâu còn nhỏ nữa. Ông ta sắp lên lão làng rồi ấy chớ!
Nhật Phượng nhìn mẹ kêu cứu:
- Mẹ nghe chị Uyên nói được không? Kỳ cục thật tự nhiên gán người ta với thằng cha đã có một đời vợ.
Bà Nga trố mắt:
- Nó… có một đời vợ thật à?
Phượng gật đầu, Trung và cả Uyên cũng ngỡ ngàng không kém mẹ. Anh chép miệng:
- Thì ra con gà xước chê anh ta vì lý do này… Ủa! mà sao Thiên bỏ vợ vậy Phượng?
- Em đâu biết chuyện của ông ta mà anh hỏi em, lạ lùng ghê!
Nhật Minh chợt lên tiếng:
- Có một đời vợ thì đã sao mà mọi người ngạc nhiên đến thế?
Nhật Trung tủm tỉm cười:
- Ông có… ý đồ gì mà nói như vậy? Bộ định sau này hai vợ hả?
Không đợi Nhật Minh trả lời, Nhật Uyên đã tiếp:
- Tẩm ngẩm tầm ngầm chẳng nói tới ai như thằng Minh, đến khi cưới vợ dám cưới một lúc hai cô lắm nghen!
Trung nhún vai:
- Làm người cưới một lúc cả hai chị em nữa là khác.
Từ từ, chậm chạp Minh nói:
- Chuyện đó tao không biết, nhưng tao biết có một gã kiên trì nhẫn nại cưới gần hết đám con gái của một gia đình chung xóm với gã.
Nhật Phượng chột dạ, cô hỏi tới:
- Nghĩa là sao hả anh Minh?
- Ngốc! Nghĩa là hắn tán tỉnh từ cô chị tới cô em út chớ sao nữa!
Nghe Nhật Trung bốp chát xen vào. Nhật Phượng làm thinh. Cô sợ cái mồm như loa phóng thanh của ông anh quá mức.
Thấy cô em út nhìn mình như chờ đợi Minh kể:
- Xóm thằng Vinh có gã thợ, may cũng khá giả, gặp thời thiên hạ thích moden nên tiệm của gã phát rất nhanh. Gã yêu cô chị Hai trong gia đình có đâu … bốn năm cô con gái gì đó. Thế nhưng cô Hai chê gã vừa lùn vừa bé đã đi lấy một ông chồng đẹp trai nhưng không giàu có. Gã buồn rầu một thời gian lại nhờ mai mối tới hỏi cô Ba. Cô Ba noi gương chị nên cũng bỉu môi khinh rẻ. Khi cô Ba đi lấy chồng, anh chàng lại xin cưới cô Tư, rồi sau đó tới cô Năm… cô Sáu…
Uyên nhếch môi:
- Mày kể chuyện này giống chuyện đàn kiến vào kho tha gạo của vua quá! Mau lên thằng cà kê, cuối cùng thì sao?
Vẫn từ tốn, Minh đáp:
- À! Kiến thì tha không hết kho gạo của vua, nhưng gã thợ may lại đạt được mục đích với cô Út.
Nhật Phượng buột miệng:
- Thiệt sao?
- Thiệt! Cô út này không tốt bụng, thương người như cô út trong chuyện “Sọ Dừa” đâu. Cô ta cũng chê gã thợ may giàu có kia xấu trai giống các cô chị. Điều này cũng dễ thông cảm thôi, vì con gái lúc nào lại không thích có ông chồng đẹp trai, ngặt nỗi gia đình cô Út dạo này xuống dốc do làm ăn suy sụp nên cô phải suy nghĩ thực tế. Mà thực tế rành rành trước mắt, các bà các chị cô chồng đẹp trai thì bà nào cũng khổ vì nghèo đói. Thực tế đó cho cô Út hiểu rằng người ta chỉ chiêm ngưỡng cái đẹp thôi chứ không no bụng nhờ nó. Ấy thế là cô Út đồng ý làm bà chủ tiệm may.
Nhật Uyên thắc mắc:
- Tính ra gã ta phải lớn tuổi hơn vợ nhiều?
- Cũng không nhiều. Vừa đủ một con giáp được rồi!
Nhật Trung rung đùi:
- Vậy là hết chuyện?
Lắc đầu, Minh nói:
- Hết ở đây thì quá dở! Đám cưới chỉ là cái khởi đầu của bi kịch thôi.
Bà Nga lên tiếng:
- À! Mẹ biết rồi! Mấy con chị ganh với con em, nên âm mưu cùng nhau hại cô Út chớ gì?
Bật cười thích chí Nhật Minh xua tay:
- Mẹ bị chuyện “Sọ Dừa” chi phối rồi! Các cô chị đời nay đâu đến nổi độc ác như trong chuyện cổ tích. Và gã thợ may cũng đâu phải do thần tiên đội lốt như Sọ Dừa, gã vẫn là kẻ phàm phu tục tử như đã từng bị mấy cô chị vợ chê bai đó thôi! Và lúc này là lúc gã thể hiện cái tục tử phàm phu của mình.
Chép miệng Minh nói tiếp:
- Thì ra gã thợ may là kẻ nuôi mối hận thù dai nhất thế giới, hận thù của gã cứ được nhân lên thêm sau mỗi lần đi hỏi vợ và bị chối từ. Đến khi cưới được cô Út, thì cô ta trở thành nạn nhân của sự thù hận đó. Gã trả thù tinh vi lắm. Ngoài mặt vẫn em em, anh anh ngọt sớt, nhưng thật ra cô vợ chỉ là một ả đầy tớ không hơn không kém, cứ mỗi lần nốc vào tý rượu, gã lại tha hồ mắng nhiếc đánh đập vợ, nhưng cô ta nào dám hé môi, vì hiện tại cô ta không có lấy một xu nên đâu dám nghĩ tới việc… bỏ chồng. Rốt cuộc bề trái của cuộc hôn nhân đó là một sự trả thù bệnh hoạn, thô bỉ của thằng đàn ông nhỏ mọn, độc ác.
Nhật Uyên sa sầm mặt xuống:
- Em kể Chuyện này nhằm mục đích gì vậy?
- Em kể nghe chơi thôi, chớ có nhằm mục đích gì đâu.
- Hừ! Mày thâm hơn thằng Trung nhiều, nhưng nè thực tế làm gì có thằng đàn ông nào tệ đến thế?
- Bữa hôm vui miệng kể cho chị Linh nghe, bả cũng nói như chị. Em tưởng chị từng trải phải thấy xa trông rộng hơn bà Linh chớ?
- Đương nhiên là tao hơn chị Linh ở khoản này, nhưng không phải nhờ câu chuyện ba láp của mày mở lối soi đường đâu.
Bà Nga đứng dậy giọng hơi sẵng:
- Tụi này kỳ thật, nghe chuyện thiên hạ mà cũng cải vã, móc ngóeo nhau được.
Đợi mẹ đi khuất sau tấm màn cửa, Nhật Phượng mới dè dặt lên tiếng:
- Tội nghiệp cô Út, tự nhiên lại nhận đòn thù suốt cả đời. Cô ta có tội gì đâu?
Nhật Uyên bĩu môi:
- Tới phiên em tin lời thằng Minh. Ba bốn năm mới mở miệng, tưởng nó nói cái gì hay ho, ai dè lại để kể chuyện tào lao.
Nhật Trung dài giọng:
- Vậy chớ cũng có người nghen cổ ra nghe ba cái tào lao ấy rồi nóng mũi. Chuyện anh Minh kể thì đã kết thúc nhưng chuyện ngoài đời vẫn còn triền miên.
Hình như không chú ý lời Trung và Uyên vừa nói, Phượng tự giải đáp câu hỏi của mình lúc nãy:
- Theo em nghĩ có lẽ lão thợ may biết cô vợ không yêu, mà chỉ lấy mình vì tiền nên lão ta mới hành hạ cho bõ ghét, chớ làm gì có việc trả thù quái đản như vậy.
- Cứ thắc mắc chuyện tưởng tượng đó hoài vậy con ngốc? A… có lẽ tại em là út nên phải lo xa phải không? Theo chị nghĩ đàn ông bây giờ chẳng có ai như gã thợ may đó, vả lại em cũng đâu phải khù khờ thiếu bản lãnh để sa vào bẫy giống cô Út của… thằng Minh.
Uể oải đứng dậy, Nhật Minh nói:
- Lẽ ra sau khi kể xong chuyện, em phải thêm phần “lời bàn” cái hay cái dở cho mọi người rút kinh nghiệm, nhưng hình như nhà này ai cũng thừa kinh nghiệm hơn em hết, nên thôi! Hồn ai nấy giữ. Mình vào lục cơm còn có lý hơn.
Đưa tay lên nhìn đồng hồ, Nhật Trung chợt nói:
- Bảy giờ rồi! A! Tối nay Thiên có ghé không Phượng?
Mặt lạnh như tiền, Phượng đáp:
- Nếu có hẹn với anh chắc ông ta sẽ ghé.
Nhật Trung châm chọc:
- Vậy thì em vào nhà coi tivi đi, ngồi đây làm gì, lỡ Thiên tới em lại trề ngúyt người ta, khó coi lắm!
Nhật Phượng ấm ức nhìn Trung. Dạo này anh càng hay chọc cô với Thiên hơn trước nữa, hình như anh muốn loại bỏ khỏi trái tim cô bóng dáng của Nhã thay vào đó là Thiên thì phải. Xem chừng chiến thuật “thay màu da trên xác chết” của Trung có kết quả, cứ nghe anh, rồi chị Uyên chọc mãi, Phượng cũng quen. Cô không nhảy dựng lên la trời nữa. vì… nhàm quá! Im lặng có nghĩa là đồng ý, im lặng cũng có nghĩa là phản đối. Với Phượng bây giờ im lặng là chiến lược…
- Phải nhắc vàng nhắc bạc mà được như vậy thì đỡ quá!
Vừa nói Nhật Uyên vừa đứng dậy, cô tủm tỉm cười với Thiên khi anh bước vào nhà:
- Trời mưa hơi lạnh, nên cái chân bông gân của con bé Phượng nhức, nó cứ thút thít nãy giờ, khổ hết sức!
Mặt Thiên thật hớn hở, anh đưa tay vuốt mái tóc ước nước mưa ra sau và nói:
- Tôi biết thời tiết như vậy thế nào Phượng cũng nhức chân, nên dù mưa dầm, tôi cũng không dám ở nhà.
Quay sang chờ Nhật Phượng, Thiên vừa âu yếm vừa uy quyền:
- Nhức lắm phải không? Chắc tại lười xoa bóp chứ gì. Chai dầu nóng đâu? Đưa anh xức cho!
Thấy cô ngồi làm thinh, anh lại giục:
- Ngoan nào, nhanh lên! Xong rồi anh còn đi uống cà phê với anh Trung nữa.
Phượng ngó lơ ra cửa sổ:
- Me… cất ở đâu rồi… ai mà biết!
Nhật Uyên sốt sắng:
- Để chị hỏi giùm cho.
Nhật Trung cũng tìm cách rút lui, anh nhìn Thiên thân mật:
- Ngồi chơi nhe! Tôi đi tắm táp, giặt giũ, lát nữa tụi mình đi kiếm quán cà phê nào có nhạc hay hay ngồi giết thời gian.
Đợi Nhật Uyên để chai dầu nóng xuống bàn và quay lưng vào trong là Nhật Phượng hầm hừ liền:
- Tôi ghét nhất những người cơ hội.
Thiên gật đầu đồng tình:
- Tôi cũng vậy! Nhất là người lợi dụng cơ hội để mắng… oan lòng tốt của kẻ khác.
Chẳng đợi Phượng nổi sùng lên. Thiên tỉnh bơ ra lệnh:
- Nào đưa chân đây! Tôi phải chăm sóc cô tán tỉnh cô như lời tôi vừa tuyên bố, tôi không thích chỉ có cơ hội nói, mà không được cơ hội… làm bạn, uổng lắm!
Nhật Phượng cuống cuồng lên:
- Đừng có vô duyên nữa!
Thấy Nhậ.t Phượng bối rối dấu chân dưới gầm bàn bộ salon, Thiên liền ngồi chồm hỏm xuống đất, nhanh nhẹn nắm chân Phượng kéo ra…
Mặc cho cô nóng bừng cả mặt, Thiên tủm tỉm cười và để bàn chân nhỏ xíu của Phượng lên đùi mình. Giọng anh xót xa:
- Vẫn còn sưng đây nè! Đúng là tội lười xoa bóp. Đáng đánh đòn lắm!
Phượng hất mặt lên, lẩm bẩm:
- Dầu gì vừa nóng lại vừa hôi. Thấy ghét!… Thà đau chớ không thèm xức.
Vẫn thái độ bông đùa, bỡn cợt, Thiên cười cười nhìn Phượng:
- Ngoan nào, đưa anh bóp chân dùm cho, ngày mai anh sẽ mang tới một chai dầu thơm, mỗi lần xoa dầu nóng xong… cũng xịt tí dầu thơm. Thế là thơm phức!
Rút chân lại để Trên ghê, Phượng liếc Thiên, cô sốt ruột muốn biết tin tức của Nhã. Nhưng lần nào tới, Thiên cũng lách chách những chuyện trên trời dưới đất, thăm hỏi lịch sự mọi người rồi đi chơi với Trung. Phượng căm lắm, cô giận dỗi vùng vằng, cáu gắt cho đỡ bực, chớ làm sao dám hé môi để hỏi thăm.
Thiên ngồi trên ghế, mở nắp chai dầu nóng rồi thì thầm:
- Nhã về đây hồi sáng! Suốt một tuần thả trôi, thả nổi ngoài biển, trông anh ta đỏ như cua lột nhưng tinh thần lại xuống dốc trầm trọng.
Lợi dụng thoáng xúc động của Phượng, anh tự Nhiên kéo chân cô ra để trên đùi mình và bắt đầu thoa dầu
- Nhã đang gặp chuyện xui kinh khủng.
Phượng thảng thốt:
- Chuyện gì vậy anh Thiên?
Tay nhè nhẹ bóp mu bàn chân tròn trịa mềm mại của Nhật Phượng, Thiên hờ hững kể Như đang kể chuyện của ai đâu mà anh không hề quen làm cô thắc thỏm chờ nghe.
- Nó vừa được một cú điện thoại đường dài gọi từ Canada. Thế là mặc dù đang hú hí với ai ngon lành cỡ nào, Nhã cũng ba chân bốn cẳng về Sài Gòn gấp!
- Mà… chuyện gì?
Đổ thêm chút dầu vào lòng bàn tay rồi xoa xoa lên chân Phượng, Thiên ầm ự:
- A! Cơ sở Sản xuất ngọc trai của Nhã ở bên bị thần hỏa viếng.
- Trời ơi!
- Toàn bộ cháy ra tro
Phượng nhắm mắt lại, cô tưởng tượng gương mặt hốt hoảng, khổ sở của Nhã và thấy thương anh quá sức. Thế là toàn bộ cơ nghiệp của anh tiêu tan rồi!
Nhật Phượng than thở:
- Sáng mai tôi muốn gặp Nhã để an ủi cho anh ấy đỡ buồn! Anh có thể…
Thiên lắc đầu:
- Không được đâu! Nhã đang lo chạy cho ra vé máy bay.
Phượng kêu lên tuyệt vọng:
- Ảnh trở về Canada liền sao?
- Nhã dự định sáng mốt sẽ bay, cô chỉ có thể gặp anh ta lúc đó thôi!
Hất tay Thiên ra, Phượng giận dỗi:
- Vậy thì làm sao nói chuyện riêng được. Anh có tính không giúp tôi chớ gì? Hừ! Ác như thế kia mà lúc nào cũng vỗ ngực xưng tên là người chuyên làm việc thiện. Bạn bè bị đại nạn, anh kể lại bằng giọng dửng dưng kiểu sống chết mặc bay mà tự hào là hết mình với bạn.
Giọng đứt quãng vì tức, Phượng cay cú:
- May là anh Nhã quá rành con người anh nên có cho tôi biết để tôi cảnh giác. Tôi không tin anh như anh tưởng đâu. Ngày mai tôi sẽ gặp Nhã! Nhất định là như vậy.
Cẩn thận đậy nấp chai dầu và đặt nó dưới chân bàn. Thiên nhún vai:
- Càng tốt! Tôi khỏi mất công, chỉ sợ cô chẳng biết anh ta ở đâu để gặp ấy chứ? A! Hợp đồng giữa cô và tôi chấm dứt rồi. Cô thấy có đỡ hơn không?
Đang cố nghĩ xem sẽ gặp Nhã bằng cách nào, chợt nghe Thiên hỏi, Nhật Phượng ngơ ngác:
- Hả! Tôi có hợp đồng gì với anh đâu?
Nhếch mép cười rất đểu. Thiên hơi nghiêng đầu về phiá cô, nói nhỏ:
- Có chứ! Một hợp đồng ngầm giữa hai kẻ cơ hội. Tôi vừa lợi dụng cô hội để… bóp chân cho cô, nếu không muốn nghe tin tức của Nhã, dễ gì cô để cho tôi có cơ hội đó. Thú vị thật!
Chống hai tay xuống ghế, Phượng nhỏm người lên, cô xấu hổ vì bị Thiên nói tọac nguyên nhân vì sao cô dễ dãi khác thường ngày. Thật ra khi bị anh chị trong nhà chọc với Thiên, Phượng không bằng lòng, nhưng thấy thích khi nghĩ rằng gã đáng ghét ấy… si mình. Lúc nãy cô đã dại dột thử xem sức quyến rũ của mình tới đâu, và kết quả thật tồi tệ. Dưới mắt anh, cô không có trăm gờ ram nào hết. Lẽ ra Phượng phải nhận rõ điều này ngay hôm Thiên đến nhà, gặp cô ngồi ăn ổi vườn ngoài sau chớ! Cô đúng là chủ quan và ngu ngốc. Ngu ngốc đến mức không những Thiên buột miệng nói thẳng với cô rằng anh ta chê, mà qua hành động và câu nói vừa rồi anh ta còn khinh thường cô nữa.
Chưa bao giờ Nhật Phượng ê chê và thấm thiá như vậy! Với những gã đàn ông lõi đời, từng trãi như Thiên và cả Nhã nữa, cô chỉ là trò đùa. Bất chợt Phượng nhớ tới chuyện anh Minh kể lúc nãy với bao nỗi hoài nghi. Có bao giờ Nhã xem cô như vật thí để trả thù chị Nhật Thu không?
Sao lại không? Tự dưng Phượng thấy tủi dễ sợ, cô ghét cay ghét đắng bản thân mình.
Gục mặt vào đôi tay, Nhật Phượng òa khóc. Lần đầu tiên trong đời cô khóc trước mặt một gã đàn ông, khóc ngon lành, khóc tự nhiên như con nít. Anh ta có coi cô ra gì đâu mà phải làm bộ làm tịch chứ?
Thấy Phượng khóc, Thiên bối rối, biết rằng sẽ không ai trong nhà bước ra phòng khách để nhìn thấy cảnh… xúc động này, anh vẫn lo lắng vì trót lỡ làm Nhật Phượng khóc. Lòng dạ người ta thật khó hiểu! Thiên đã xúc động khi săm soi bàn chân bé xíu sưng tím của Nhật Phượng, anh chăm sóc cô thật lòng, nhưng đến khi nghe Phượng cay cú lên mặt nói về anh không một kiêng nể. Thiên đã… đốp chát lại với mục đích làm cho con bé hôm nay thật đau, đau cho nhớ đời mới hả dạ. Bây giờ cô ta đau đớn đến bật khóc thì lòng anh lại mềm xuống như phím tơ chùng.
Có khi nào Thiên được nhìn thấy bờ vai thon mềm của con gai rung động theo tiếng nấc đến xót tim thế này đâu. Ngày xưa Phụng Hoàng, vợ anh không khi nào khóc, cô ta lớn hơn Thiên hai tuổi và luôn luôn thể hiện uy thế của đàn chị với anh chồng công tử bột.
Hai người học chung ở cấp ba, năm lớp mười hai lại ngồi chung bàn, Phụng Hoàng lanh lợi tinh ranh đã khiến được trái tim có “gen” đa tình của Thiên. Anh đã say cô đến mê muội, và cứ nghĩ mình sẽ chết mất nếu sau khi học xong lớp mười hai phải chia tay và không bao giờ được có Phụng Hoàng kế bên.
Gia đình Phụng Hoàng nghèo, lúc đó có thể cô không yêu anh nhiều như anh tưởng nhưng cô chấp nhận lấy anh vì muốn được sống sung sướng, giàu sang bên một anh chồng mà cô có thể lèo lái theo ý mình. Suốt hai năm trời chung sống Hoàng luôn biết cách thể hiện quyền hành của một cô vợ được chồng yêu dấu nể nang. Cô không khi nào dùng tới nước mắt, thứ vũ khi tối ưu của phụ nữ để làm eo làm sách với Thiên, vì bản tính cô lạnh lùng sắt đá thích dùng đầu óc sắc sảo thông minh để buộc chồng chiều ý mình hơn là sử dụng nước mắt. Thiên vì si mê luôn làm theo yêu cầu của Phụng Hoàng, dần dà cô đâm ra lờn mặt và bắt đầu coi thường chồng…
Tiếng nức nở của Nhật Phượng làm lòng anh xót như bị ai cắt. Thiên cuống quít:
- Anh… a… tôi xin lỗi, em đừng khóc Nhật Phượng. Anh xin em.
Nghe tiếng Thiên giở Giọng ngọt ngào năn nỉ. Phượng càng ghét hơn, cô vừa khóc vừa dỗi:
- Anh đi về đi! Tôi sợ bọn các anh quá. Anh và Nhã ác độc lắm khi cứ giả vờ thay phiên nhau chơi trò kẻ tung người hứng với tôi. Tôi chán ngấy cảnh chờ đợi Nhã nhưng lại phải gặp để nghe anh nói hươu tán vượn lắm rồi.
Hít hít mũi, Phượng ngước gương mặt nhòe nhọet nước mắt nhìn Thiên:
- Tôi không cần gặp Nhã nữa do đó anh cũng chẳng nên tới đây làm gì. Tôi muốn được yên.
Thấy nhật Phượng đứng dậy định đi, Thiên liền kéo cô ngồi xuống giọng ân hận:
- Một lần nữa, anh xin lỗi vì đã xúc phạm tới Phượng. Phượng đuổi anh cũng chịu, nhưng đừng nghĩ rằng anh và Nhã chơi trò tung hứng với em. Em còn trẻ người non dạ lắm nên chưa hiểu hết chuyện đời đâu.
Ngần ngừ một chút Thiên nói tiếp một hơi:
- Rất nhiều lúc em đối xử không tế nhị và không chút tình cảm với anh, trong khi anh bao giờ cũng muốn đem đến những điều tốt lành cho em. Tại sao em thích chứng tỏ cho anh thấy rằng em ghét cay ghét đắng anh vậy? Điều đó có chứng minh được với Nhã là em chỉ yêu duy nhất anh ta đâu?
Nhật Phượng có vẻ suy nghĩ, nhưng bản tính háo thắng trẻ con cố chấp khiến cô nghênh mặt lên:
- Tôi ghét anh là ghét thật, chớ chẳng cố tình chứng tỏ, cho thấy gì hết! Anh bảo anh luôn muốn đem đến những cái tốt cho tôi, nhưng trong quan hệ giữa tôi và Nhã, bao giờ anh cũng xuất hiện với tư thế kỳ đà cản mũi. Làm như vậy chắc chắn anh phải có mục đích hẳn hoi và mục đích ấy ắt là đến tôi!
Thiên cứ mãi miết nhìn đôi mắt ươn ướt của Phượng, dầu cô vẫn chứng nào tật nấy, nói rất ác về anh, nhưng những giọt lệ còn đọng trên gương mặt cô đã làm anh thấy… thương Phượng quá! … Cô bé còn giận nên phải nói cho hả thôi, chấp nhất cô làm gì…
Thấy Thiên không trả lời vốn theo thói thường ăn miếng trả miếng của anh, mà cứ ngó mình đăm đăm Nhật Phượng hậm hực nhìn xuống. Quả thật cho đến bây giờ Phượng vẫn chưa hiểu rõ con người Nhã ra sao, tình cảm của anh đối với cô thật giả thế nào, tại sao có lúc anh ân cần tình tứ, lúc anh lại cách xa lánh nhất. Anh có bỏ cô để đi lấy vợ như lời Thiên nói không, hay anh chỉ đến với cô để trả thù? Mà nếu anh muốn trả thù chị Thu, thì ít ra chỉ cũng phải biết điều đó chớ! Tại sao chị Thu vẫn sống bình yên ngoài Vũng Tàu, không một dòng thư hỏi han hốt hoảng gì về số phận của em mình hết?
- Ôi!…
Phượng buột miệng thốt lên tiếng như rên, cô lại lẩn thẩn suy diễn cho vấn đề từ không có gì trở thành quan trọng rồi!
Thiên ôm vai đỡ cô ngồi ngay ngắn lại trên ghế. Anh tự nhiên chùi nhè nhẹ nước mắt trên mặt Phượng. Mặc cho cô giận dỗi hất tay anh ra, Thiên cố tình đùa cợt cho Phượng không khóc nữa.
- Đừng nhè nữa! Không thôi Nhật Trung nghĩ rằng em nhõng nhẽo với anh, bắt anh ở kề bên để bóp chân thì ráng chịu. Bây giờ như vậy nhe, ngày mốt anh sẽ chở em tới nhà gặp Nhã trước khi hắn ra sân bay.
Phượng lạnh lùng:
- Không cần nữa! Tôi không đi đâu!
Thiên cười, nhưng giọng cương quyết vô cùng:
- Sao lạ vậy! Giận anh rồi giận luôn Nhã à? Nhất định sáng mốt anh sẽ lại đón em đi gặp người yêu…
- Tôi không cần! Tôi không cần ai hết mà!
- Miệng nói không cần, mà nước mắt cứ rưng rưng… ai chịu nỗi. Đã lỡ hứa giúp Phượng gặp Nhã, tôi phải làm cho xong, nếu không, cứ nhớ gương mặt… bánh bèo này tôi ăn không vô, ngủ không yên.
- Xí! Lại lên giọng nhân đức.
- Tôi vốn nhân đức từ lâu nay cần gì phải lên giọng.
- Hổng thèm cải lý với anh nữa đâu! Anh bảo người ta đối xử không tế nhị, không tình cảm với anh. Vậy chớ ai biểu lúc nào anh cũng thấy ghét, hở ra là đùa dai, đùa ác, không cần biết người ta đang buồn khổ sao hết.
Thiên định nói gì đó nhưng anh chợt im. Đôi mắt anh xa xôi nhìn ra khoảng tối ngoài sân. Mưa vẫn rơi đều nhỏ giọt:
- Phải chân Phượng không sưng anh em mình đi uống cà phê. Mưa như vậy ngồi trong quán phải biết là ở những nơi đông và ồn ào, người ta lại dễ gần nhau và nhận ra nhau hơn là phải ngồi trong phòng khách trang trọng như vậy. Đã rất nhiều lúc anh nghĩ em cởi mở, dễ cảm thông với người khác. Nhưng không ngờ em lại kín mít và khó tánh đến mức lúc nào cũng muốn ăn thua đủ với anh. Rồi đến một ngày nào đó em sẽ hiểu anh hơn. Anh tin là như thế!
Nhật Phượng buồn bã chống tay dưới cằm. Anh ta hứa hẹn một ngày nào đó với mình làm gì? Nhã đi rồi mình cũng chẳng còn quan hệ gì với anh ta hết. Mình sẽ đi làm và cũng chẳng có thời gian để dạy kèm Hoài Tú. Chấm dứt rồi mối tình vụng dại kéo dài suốt thời mới lớn. Chấm dứt rồi thời cấp sách đến trường. Mình có trưởng thành và khôn ngoan ra chưa hay vẫn còn lớ ngớ đứng bên lề cuộc đời rộng mở.
Thấy Phượng không thích bắt chuyện, Thiên đứng dậy bước ra hàng hiên, anh châm cho mình một điếu thuốc và thoáng mỉm cười. Không chừng anh là kẻ lún sâu vào chuyện tình của người khác mới kỳ. Tốt hơn hết sau lần sẽ chở Phượng đến tiễn Nhã, mình đừng gặp cô bé nữa!
Quay trở vào phòng khách Thiên không thấy Nhật Phượng ở đó nữa. Mùi dầu nóng thoang thoảng trên tay cho anh cảm giác ấm áp, bâng khuâng. Ngoài trời mưa vẫn mưa bay… Quán cà phê bên đường vang lên tiếng hát:
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau….
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”
- Sao con không chịu bóp chân cho mau hết. Thằng Thiên nói chai dầu nóng Hồng Kông này hay lắm đó! Trong người có sao không mà cứ ngồi cú rú một chỗ hoài vậy?
Nhật Uyên tủm tỉm cười:
- Nếu có sao thì đã có rồi, mẹ khéo lo cho con gái út quá! Nó đang đợi anh chàng Thiên tới bóp chân, chớ đâu phải cú rú một chỗ. Mà mẹ thấy anh chàng được không?
Bà Nga chưa kịp trả lời thì Nhật Trung đang ngồi với tờ báo trên tay vội… ăn cơm hớt:
- Bảo đảm được hơn ông Sơn của bà!
- Thằng vô duyên! Tao có hỏi mày đâu?
- Biết chị chẳng đời nào thăm dò dư luận quần chúng, nên em phải chớp thời cơ để phát biểu chứ!
Nhật Uyên liếc Trung một cái sắc lẻm:
- Đúng là ham ăn hay nói!
- Nhưng em toàn nói… đúng không hà. Còn chị chuyên môn mang át nạt dũa, cố chấp, chủ quan, có ai ý kiến gì đâu. Sao chị ác cảm với em.
Bà Nga gắt lên:
- Có im dùm chưa! Tụi bây già đầu cả rồi mà cứ như con nít. Hễ xáp lại là gây…
Nhật Trung cười hì hì:
- Tụi con “đấu lý” mà mẹ bảo là gây. Nhờ lúc nào cũng có sẵn người để tranh luận, nên thi hùng biện con mới được giải đó.
- Hay ho gì ba cái giải lẻo mép ấy mà khoe.
Nhật Uyên cố… kè thêm môt câu nữa, trước khi đeo cái earphone lên tai để nghe nhạc từ máy cassette mini bỏ túi, nhỏ bằng quyển sổ.
Nhật Trung nhún vai, cúi đầu trên tờ báo. Bà Nga nhìn trời nói bâng quơ:
- Mưa dầm như vậy ngày mai đi chợ dơ phải biết!
Nghe mẹ than, Nhật Phượng thấy thương bà quá! Suốt đời mẹ quanh quẩn trong nhà, lo ăn lo mặc cho lũ con tươm tất đầy đủ. Với bà như vậy đã là chu toàn bổn phận và trách nhiệm làm mẹ rồi. Bản tính rụt rè khép kín khiến bà ngại tiếp xúc với bạn trai lẫn bạn gái của các con. Thông thường sau vài câu xã giao chào hỏi, bà Nga lặng lẽ đi vào, mặc cho lũ trẻ trò chuyện, tâm tình, thế nhưng vừa có “hiện tượng” lạ xảy ra. Phượng không hiểu gã cậu trời mồm mép ấy đã nói chuyện trên trời dưới đất gì với mẹ cô gần cả tiếng đồng hồ, để bây giờ động một cái bà lại đem Thiên ra để… trấn áp cô. Thật thấy ghét! Mẹ làm sao ngờ được Thiên là thứ giả nhân giả nghĩa cơ chứ! Rồi anh Trung nữa, chẳng biết vì đâu anh lại có cảm tình với hắn dữ vậy, nghe ai nhắc tới Thiên là anh khen lấy khen để làm Phượng bực mình quá sức. Khó chuyển, và lúc này là lúc hơn bao giờ hết Phượng không muốn để lộ nỗi buồn của mình cho mọi người biết. Chỉ thỉnh thoảng đón lấy cái nhìn hơi quan tâm của anh Trung thôi, cô đã thấy tự ái ngó đi nơi khác, huống hồ chi có thêm nhiều đôi mắt nữa.
Nhật Minh mang chiếc áo mưa ngoài của anh bước vào nhà với mái tóc hơi ướt:
- Chân em đi lại bình thường được chưa Phượng?
Ngạc nhiên vì câu hỏi đầy vẻ quan tâm khác thường của Minh. Nhật Phượng gật đầu:
- Em đi được rồi nhưng không nhanh và còn hơi cà nhắc, chi vậy anh Minh?
- Vậy ngày mốt đi làm được chưa?
Bà Nga lật đật hỏi:
- Đi làm ở đâu lận?
- Chỗ bạn con cần một điện thoại viên nữ phụ trách mục kể chuyện cho trẻ con nghe qua điện thoại. Con thấy con Phượng có thể nhận công việc này, không cực lắm và cũng không phải đi xa.
Bà Nga nói ngay:
- Bên công ty của con Linh cũng cần người, mẹ thấy vào làm ở đó có chị có em không sợ bị ai ăn hiếp.
Nhật Phượng phản đối:
- Con không thích làm cho chị Linh đâu. Kể chuyện cho con nít nghe thích hơn.
Nhìn con gái với vẻ không bằng lòng bà Nga nói:
- Làm ở công ty này phải bảo đảm hơn nghe điện thoại không? Đã vậy chỉ được làm mỗi việc cho mấy đứa con nít gọi để yêu cầu kể chuyện cho nó nghe. Mẹ thấy không xứng với công ăn học cha mẹ cực khổ nuôi nấng hai chục năm ròng. Chắc gì ba bây đồng ý.
Nhật Minh làm thinh, Nhật Trung lên tiếng:
- Bây giờ con Phượng còn chờ bằng tốt nghiệp mới đi kiếm việc làm. Bộ mẹ tưởng thời buổi này đi xin việc làm dễ lắm sao? Thiên hạ có bằng đại học vẫn thất nghiệp đặc trời. Nó thích làm “Chị Thủy Tiên ơi!” cho bọn con nít vui vẻ thì cứ để nó làm. Chừng nào xin được việc ngon hơn hẳng hay!
- Tại sao chỗ con Linh nó lại chê?
Nhật Phượng rầu rĩ:
- Không phải con chê, mà là con ngán…
Nhật Minh cười cười, trong khi Nhật Trung gật gù nói toẹt ra:
- Ngán là phải! Vừa là chị vừa là phó giám đốc, có em út nào chịu nỗi bà Linh ở cái độ “Tuổi đá buồn” đâu mà bảo không ngán.
Kéo cái earphone ra khỏi tai, Nhật Uyên chỉ vào Trung nạt lớn:
- Đủ rồi thằng quỷ! Tao cũng chờ xem vợ mày sau này ra thế nào, mà chị em trong nhà này ai mày cũng chê hết.
- Ủa! Nghe nhạc mà cũng nghe cả chuyện… đời nữa à. May mà nãy giờ không ai đá động gì tới chị hay ông Sơn. Hú hồn.
Bà Nga bực bội:
- Riết rồi tao không hiểu nổi tụi bây. Người ta chỉ mong gia đình được chừng một người có chức có quyền để nhờ cả họ, chúng bây lại đi sợ với ngán chị ruột mình. Đâu phải cái địa vị hiện nay của con Linh tự nhiên mà có. Nó phải làm việc ngày đêm đổ mồ hôi, xót con mắt mỗi lần hơi ngốc lến ấy chứ! Tụi bây đi sau có người dẫn dắt mà còn chê.
Đảo mắt nhìn hai cô con gái và hai cậu con trai một cái, bà Nga rầy:
- Tui bây ngán con Linh nhất nhà này, chẳng qua tại chúng bay ham chơi không cầu tiến, không có ý thức như nó.
Nhật Trung vẫn là người phản ứng đầu tiên:
- Mẹ nói có một chiều. Đâu phải ai cũng đủ khả năng làm mặt lạnh lùng không tình cảm, để chỉ năm ngón tay sai khiến người khác kiểu như chị Linh được đâu! Trước đây con từng không thích vào công ty của chị Linh một phần vì muốn mình tự lực vươn lên, một phần cũng vì không thích cách làm việc của chị. Đối với nhân viên chị Linh độc đoán lắm, chẳng ai ưa chị đâu!
Bà Nga bênh vực Nhật Linh:
- Cứ hễ làm việc đàng hoàng, đúng nguyên tắc là bị ghét. Ai chẳng thích gặp được lãnh đạo dễ dãi chứ. Muốn nên thân phải chịu trên đè dưới bua một thời gian. Đây tụi con coi, ở nhà này có đứa nào lương cao, chức vụ ngon lành bằng nó? Hồi mới vào công ty này chị Linh bây làm việc thấy mà thương, mỗi ngày cộc ca cộc cạch chiếc xe rơ líp tuột sên, đạp mười mấy cây số, đi làm suốt buổi, chiều về tới nhà ăn đại ăn đùa ba hột cơm với rau muống xào, xong lại hấp tấp chạy đi học thêm nữa. Nó cực quá mà thành ra phải cố gắng ngoi lên bằng khả năng của mình thôi. Bù lại bây giờ nó được đi Mã Lai, Singapore, Philippin thường xuyên như đi chợ. Ai như tụi bây cứ lò dò tựa lục bình trôi. Chán!
Nhật Uyên hờn mắt:
- Nhà này có chị Linh với anh Vi là con ruột thôi, còn tụi con đều là con ghẻ hết!
Bà Nga mắng yêu:
- Tổ cha bây! Nhà này có mày với thằng Trung là vừa bẻm mép lại vừa lẻo lự, tao sợ bây luôn!
Nhật Uyên nheo mắt nhìn Nhật Phượng rồi khúc khích cười:
- Có con gái út của mẹ là ngoan hiền nhất. Gã quách nó cho nhà giàu phải hay hơn không?
- Tội quá mà chị Uyên! Em đâu dám bóp còi qua mặt anh chị mình.
Nhật Uyên hất hàm mặt ngâm nga:
- Ối! Đời này “Cứ tới duyên ai thì cưới trước cho chờ với đợi… lỡ thời sao?”
Nhật Trung chen vào:
- Chê số lỡ thời thì… bóp kèn qua mặt bà Linh trước đi. Con Phượng còn nhỏ, chị lo gì tới nó?
Giọng Nhật Uyên đầy châm chọc:
- Con Phượng thì còn nhỏ nhưng ông Thiên đâu còn nhỏ nữa. Ông ta sắp lên lão làng rồi ấy chớ!
Nhật Phượng nhìn mẹ kêu cứu:
- Mẹ nghe chị Uyên nói được không? Kỳ cục thật tự nhiên gán người ta với thằng cha đã có một đời vợ.
Bà Nga trố mắt:
- Nó… có một đời vợ thật à?
Phượng gật đầu, Trung và cả Uyên cũng ngỡ ngàng không kém mẹ. Anh chép miệng:
- Thì ra con gà xước chê anh ta vì lý do này… Ủa! mà sao Thiên bỏ vợ vậy Phượng?
- Em đâu biết chuyện của ông ta mà anh hỏi em, lạ lùng ghê!
Nhật Minh chợt lên tiếng:
- Có một đời vợ thì đã sao mà mọi người ngạc nhiên đến thế?
Nhật Trung tủm tỉm cười:
- Ông có… ý đồ gì mà nói như vậy? Bộ định sau này hai vợ hả?
Không đợi Nhật Minh trả lời, Nhật Uyên đã tiếp:
- Tẩm ngẩm tầm ngầm chẳng nói tới ai như thằng Minh, đến khi cưới vợ dám cưới một lúc hai cô lắm nghen!
Trung nhún vai:
- Làm người cưới một lúc cả hai chị em nữa là khác.
Từ từ, chậm chạp Minh nói:
- Chuyện đó tao không biết, nhưng tao biết có một gã kiên trì nhẫn nại cưới gần hết đám con gái của một gia đình chung xóm với gã.
Nhật Phượng chột dạ, cô hỏi tới:
- Nghĩa là sao hả anh Minh?
- Ngốc! Nghĩa là hắn tán tỉnh từ cô chị tới cô em út chớ sao nữa!
Nghe Nhật Trung bốp chát xen vào. Nhật Phượng làm thinh. Cô sợ cái mồm như loa phóng thanh của ông anh quá mức.
Thấy cô em út nhìn mình như chờ đợi Minh kể:
- Xóm thằng Vinh có gã thợ, may cũng khá giả, gặp thời thiên hạ thích moden nên tiệm của gã phát rất nhanh. Gã yêu cô chị Hai trong gia đình có đâu … bốn năm cô con gái gì đó. Thế nhưng cô Hai chê gã vừa lùn vừa bé đã đi lấy một ông chồng đẹp trai nhưng không giàu có. Gã buồn rầu một thời gian lại nhờ mai mối tới hỏi cô Ba. Cô Ba noi gương chị nên cũng bỉu môi khinh rẻ. Khi cô Ba đi lấy chồng, anh chàng lại xin cưới cô Tư, rồi sau đó tới cô Năm… cô Sáu…
Uyên nhếch môi:
- Mày kể chuyện này giống chuyện đàn kiến vào kho tha gạo của vua quá! Mau lên thằng cà kê, cuối cùng thì sao?
Vẫn từ tốn, Minh đáp:
- À! Kiến thì tha không hết kho gạo của vua, nhưng gã thợ may lại đạt được mục đích với cô Út.
Nhật Phượng buột miệng:
- Thiệt sao?
- Thiệt! Cô út này không tốt bụng, thương người như cô út trong chuyện “Sọ Dừa” đâu. Cô ta cũng chê gã thợ may giàu có kia xấu trai giống các cô chị. Điều này cũng dễ thông cảm thôi, vì con gái lúc nào lại không thích có ông chồng đẹp trai, ngặt nỗi gia đình cô Út dạo này xuống dốc do làm ăn suy sụp nên cô phải suy nghĩ thực tế. Mà thực tế rành rành trước mắt, các bà các chị cô chồng đẹp trai thì bà nào cũng khổ vì nghèo đói. Thực tế đó cho cô Út hiểu rằng người ta chỉ chiêm ngưỡng cái đẹp thôi chứ không no bụng nhờ nó. Ấy thế là cô Út đồng ý làm bà chủ tiệm may.
Nhật Uyên thắc mắc:
- Tính ra gã ta phải lớn tuổi hơn vợ nhiều?
- Cũng không nhiều. Vừa đủ một con giáp được rồi!
Nhật Trung rung đùi:
- Vậy là hết chuyện?
Lắc đầu, Minh nói:
- Hết ở đây thì quá dở! Đám cưới chỉ là cái khởi đầu của bi kịch thôi.
Bà Nga lên tiếng:
- À! Mẹ biết rồi! Mấy con chị ganh với con em, nên âm mưu cùng nhau hại cô Út chớ gì?
Bật cười thích chí Nhật Minh xua tay:
- Mẹ bị chuyện “Sọ Dừa” chi phối rồi! Các cô chị đời nay đâu đến nổi độc ác như trong chuyện cổ tích. Và gã thợ may cũng đâu phải do thần tiên đội lốt như Sọ Dừa, gã vẫn là kẻ phàm phu tục tử như đã từng bị mấy cô chị vợ chê bai đó thôi! Và lúc này là lúc gã thể hiện cái tục tử phàm phu của mình.
Chép miệng Minh nói tiếp:
- Thì ra gã thợ may là kẻ nuôi mối hận thù dai nhất thế giới, hận thù của gã cứ được nhân lên thêm sau mỗi lần đi hỏi vợ và bị chối từ. Đến khi cưới được cô Út, thì cô ta trở thành nạn nhân của sự thù hận đó. Gã trả thù tinh vi lắm. Ngoài mặt vẫn em em, anh anh ngọt sớt, nhưng thật ra cô vợ chỉ là một ả đầy tớ không hơn không kém, cứ mỗi lần nốc vào tý rượu, gã lại tha hồ mắng nhiếc đánh đập vợ, nhưng cô ta nào dám hé môi, vì hiện tại cô ta không có lấy một xu nên đâu dám nghĩ tới việc… bỏ chồng. Rốt cuộc bề trái của cuộc hôn nhân đó là một sự trả thù bệnh hoạn, thô bỉ của thằng đàn ông nhỏ mọn, độc ác.
Nhật Uyên sa sầm mặt xuống:
- Em kể Chuyện này nhằm mục đích gì vậy?
- Em kể nghe chơi thôi, chớ có nhằm mục đích gì đâu.
- Hừ! Mày thâm hơn thằng Trung nhiều, nhưng nè thực tế làm gì có thằng đàn ông nào tệ đến thế?
- Bữa hôm vui miệng kể cho chị Linh nghe, bả cũng nói như chị. Em tưởng chị từng trải phải thấy xa trông rộng hơn bà Linh chớ?
- Đương nhiên là tao hơn chị Linh ở khoản này, nhưng không phải nhờ câu chuyện ba láp của mày mở lối soi đường đâu.
Bà Nga đứng dậy giọng hơi sẵng:
- Tụi này kỳ thật, nghe chuyện thiên hạ mà cũng cải vã, móc ngóeo nhau được.
Đợi mẹ đi khuất sau tấm màn cửa, Nhật Phượng mới dè dặt lên tiếng:
- Tội nghiệp cô Út, tự nhiên lại nhận đòn thù suốt cả đời. Cô ta có tội gì đâu?
Nhật Uyên bĩu môi:
- Tới phiên em tin lời thằng Minh. Ba bốn năm mới mở miệng, tưởng nó nói cái gì hay ho, ai dè lại để kể chuyện tào lao.
Nhật Trung dài giọng:
- Vậy chớ cũng có người nghen cổ ra nghe ba cái tào lao ấy rồi nóng mũi. Chuyện anh Minh kể thì đã kết thúc nhưng chuyện ngoài đời vẫn còn triền miên.
Hình như không chú ý lời Trung và Uyên vừa nói, Phượng tự giải đáp câu hỏi của mình lúc nãy:
- Theo em nghĩ có lẽ lão thợ may biết cô vợ không yêu, mà chỉ lấy mình vì tiền nên lão ta mới hành hạ cho bõ ghét, chớ làm gì có việc trả thù quái đản như vậy.
- Cứ thắc mắc chuyện tưởng tượng đó hoài vậy con ngốc? A… có lẽ tại em là út nên phải lo xa phải không? Theo chị nghĩ đàn ông bây giờ chẳng có ai như gã thợ may đó, vả lại em cũng đâu phải khù khờ thiếu bản lãnh để sa vào bẫy giống cô Út của… thằng Minh.
Uể oải đứng dậy, Nhật Minh nói:
- Lẽ ra sau khi kể xong chuyện, em phải thêm phần “lời bàn” cái hay cái dở cho mọi người rút kinh nghiệm, nhưng hình như nhà này ai cũng thừa kinh nghiệm hơn em hết, nên thôi! Hồn ai nấy giữ. Mình vào lục cơm còn có lý hơn.
Đưa tay lên nhìn đồng hồ, Nhật Trung chợt nói:
- Bảy giờ rồi! A! Tối nay Thiên có ghé không Phượng?
Mặt lạnh như tiền, Phượng đáp:
- Nếu có hẹn với anh chắc ông ta sẽ ghé.
Nhật Trung châm chọc:
- Vậy thì em vào nhà coi tivi đi, ngồi đây làm gì, lỡ Thiên tới em lại trề ngúyt người ta, khó coi lắm!
Nhật Phượng ấm ức nhìn Trung. Dạo này anh càng hay chọc cô với Thiên hơn trước nữa, hình như anh muốn loại bỏ khỏi trái tim cô bóng dáng của Nhã thay vào đó là Thiên thì phải. Xem chừng chiến thuật “thay màu da trên xác chết” của Trung có kết quả, cứ nghe anh, rồi chị Uyên chọc mãi, Phượng cũng quen. Cô không nhảy dựng lên la trời nữa. vì… nhàm quá! Im lặng có nghĩa là đồng ý, im lặng cũng có nghĩa là phản đối. Với Phượng bây giờ im lặng là chiến lược…
- Phải nhắc vàng nhắc bạc mà được như vậy thì đỡ quá!
Vừa nói Nhật Uyên vừa đứng dậy, cô tủm tỉm cười với Thiên khi anh bước vào nhà:
- Trời mưa hơi lạnh, nên cái chân bông gân của con bé Phượng nhức, nó cứ thút thít nãy giờ, khổ hết sức!
Mặt Thiên thật hớn hở, anh đưa tay vuốt mái tóc ước nước mưa ra sau và nói:
- Tôi biết thời tiết như vậy thế nào Phượng cũng nhức chân, nên dù mưa dầm, tôi cũng không dám ở nhà.
Quay sang chờ Nhật Phượng, Thiên vừa âu yếm vừa uy quyền:
- Nhức lắm phải không? Chắc tại lười xoa bóp chứ gì. Chai dầu nóng đâu? Đưa anh xức cho!
Thấy cô ngồi làm thinh, anh lại giục:
- Ngoan nào, nhanh lên! Xong rồi anh còn đi uống cà phê với anh Trung nữa.
Phượng ngó lơ ra cửa sổ:
- Me… cất ở đâu rồi… ai mà biết!
Nhật Uyên sốt sắng:
- Để chị hỏi giùm cho.
Nhật Trung cũng tìm cách rút lui, anh nhìn Thiên thân mật:
- Ngồi chơi nhe! Tôi đi tắm táp, giặt giũ, lát nữa tụi mình đi kiếm quán cà phê nào có nhạc hay hay ngồi giết thời gian.
Đợi Nhật Uyên để chai dầu nóng xuống bàn và quay lưng vào trong là Nhật Phượng hầm hừ liền:
- Tôi ghét nhất những người cơ hội.
Thiên gật đầu đồng tình:
- Tôi cũng vậy! Nhất là người lợi dụng cơ hội để mắng… oan lòng tốt của kẻ khác.
Chẳng đợi Phượng nổi sùng lên. Thiên tỉnh bơ ra lệnh:
- Nào đưa chân đây! Tôi phải chăm sóc cô tán tỉnh cô như lời tôi vừa tuyên bố, tôi không thích chỉ có cơ hội nói, mà không được cơ hội… làm bạn, uổng lắm!
Nhật Phượng cuống cuồng lên:
- Đừng có vô duyên nữa!
Thấy Nhậ.t Phượng bối rối dấu chân dưới gầm bàn bộ salon, Thiên liền ngồi chồm hỏm xuống đất, nhanh nhẹn nắm chân Phượng kéo ra…
Mặc cho cô nóng bừng cả mặt, Thiên tủm tỉm cười và để bàn chân nhỏ xíu của Phượng lên đùi mình. Giọng anh xót xa:
- Vẫn còn sưng đây nè! Đúng là tội lười xoa bóp. Đáng đánh đòn lắm!
Phượng hất mặt lên, lẩm bẩm:
- Dầu gì vừa nóng lại vừa hôi. Thấy ghét!… Thà đau chớ không thèm xức.
Vẫn thái độ bông đùa, bỡn cợt, Thiên cười cười nhìn Phượng:
- Ngoan nào, đưa anh bóp chân dùm cho, ngày mai anh sẽ mang tới một chai dầu thơm, mỗi lần xoa dầu nóng xong… cũng xịt tí dầu thơm. Thế là thơm phức!
Rút chân lại để Trên ghê, Phượng liếc Thiên, cô sốt ruột muốn biết tin tức của Nhã. Nhưng lần nào tới, Thiên cũng lách chách những chuyện trên trời dưới đất, thăm hỏi lịch sự mọi người rồi đi chơi với Trung. Phượng căm lắm, cô giận dỗi vùng vằng, cáu gắt cho đỡ bực, chớ làm sao dám hé môi để hỏi thăm.
Thiên ngồi trên ghế, mở nắp chai dầu nóng rồi thì thầm:
- Nhã về đây hồi sáng! Suốt một tuần thả trôi, thả nổi ngoài biển, trông anh ta đỏ như cua lột nhưng tinh thần lại xuống dốc trầm trọng.
Lợi dụng thoáng xúc động của Phượng, anh tự Nhiên kéo chân cô ra để trên đùi mình và bắt đầu thoa dầu
- Nhã đang gặp chuyện xui kinh khủng.
Phượng thảng thốt:
- Chuyện gì vậy anh Thiên?
Tay nhè nhẹ bóp mu bàn chân tròn trịa mềm mại của Nhật Phượng, Thiên hờ hững kể Như đang kể chuyện của ai đâu mà anh không hề quen làm cô thắc thỏm chờ nghe.
- Nó vừa được một cú điện thoại đường dài gọi từ Canada. Thế là mặc dù đang hú hí với ai ngon lành cỡ nào, Nhã cũng ba chân bốn cẳng về Sài Gòn gấp!
- Mà… chuyện gì?
Đổ thêm chút dầu vào lòng bàn tay rồi xoa xoa lên chân Phượng, Thiên ầm ự:
- A! Cơ sở Sản xuất ngọc trai của Nhã ở bên bị thần hỏa viếng.
- Trời ơi!
- Toàn bộ cháy ra tro
Phượng nhắm mắt lại, cô tưởng tượng gương mặt hốt hoảng, khổ sở của Nhã và thấy thương anh quá sức. Thế là toàn bộ cơ nghiệp của anh tiêu tan rồi!
Nhật Phượng than thở:
- Sáng mai tôi muốn gặp Nhã để an ủi cho anh ấy đỡ buồn! Anh có thể…
Thiên lắc đầu:
- Không được đâu! Nhã đang lo chạy cho ra vé máy bay.
Phượng kêu lên tuyệt vọng:
- Ảnh trở về Canada liền sao?
- Nhã dự định sáng mốt sẽ bay, cô chỉ có thể gặp anh ta lúc đó thôi!
Hất tay Thiên ra, Phượng giận dỗi:
- Vậy thì làm sao nói chuyện riêng được. Anh có tính không giúp tôi chớ gì? Hừ! Ác như thế kia mà lúc nào cũng vỗ ngực xưng tên là người chuyên làm việc thiện. Bạn bè bị đại nạn, anh kể lại bằng giọng dửng dưng kiểu sống chết mặc bay mà tự hào là hết mình với bạn.
Giọng đứt quãng vì tức, Phượng cay cú:
- May là anh Nhã quá rành con người anh nên có cho tôi biết để tôi cảnh giác. Tôi không tin anh như anh tưởng đâu. Ngày mai tôi sẽ gặp Nhã! Nhất định là như vậy.
Cẩn thận đậy nấp chai dầu và đặt nó dưới chân bàn. Thiên nhún vai:
- Càng tốt! Tôi khỏi mất công, chỉ sợ cô chẳng biết anh ta ở đâu để gặp ấy chứ? A! Hợp đồng giữa cô và tôi chấm dứt rồi. Cô thấy có đỡ hơn không?
Đang cố nghĩ xem sẽ gặp Nhã bằng cách nào, chợt nghe Thiên hỏi, Nhật Phượng ngơ ngác:
- Hả! Tôi có hợp đồng gì với anh đâu?
Nhếch mép cười rất đểu. Thiên hơi nghiêng đầu về phiá cô, nói nhỏ:
- Có chứ! Một hợp đồng ngầm giữa hai kẻ cơ hội. Tôi vừa lợi dụng cô hội để… bóp chân cho cô, nếu không muốn nghe tin tức của Nhã, dễ gì cô để cho tôi có cơ hội đó. Thú vị thật!
Chống hai tay xuống ghế, Phượng nhỏm người lên, cô xấu hổ vì bị Thiên nói tọac nguyên nhân vì sao cô dễ dãi khác thường ngày. Thật ra khi bị anh chị trong nhà chọc với Thiên, Phượng không bằng lòng, nhưng thấy thích khi nghĩ rằng gã đáng ghét ấy… si mình. Lúc nãy cô đã dại dột thử xem sức quyến rũ của mình tới đâu, và kết quả thật tồi tệ. Dưới mắt anh, cô không có trăm gờ ram nào hết. Lẽ ra Phượng phải nhận rõ điều này ngay hôm Thiên đến nhà, gặp cô ngồi ăn ổi vườn ngoài sau chớ! Cô đúng là chủ quan và ngu ngốc. Ngu ngốc đến mức không những Thiên buột miệng nói thẳng với cô rằng anh ta chê, mà qua hành động và câu nói vừa rồi anh ta còn khinh thường cô nữa.
Chưa bao giờ Nhật Phượng ê chê và thấm thiá như vậy! Với những gã đàn ông lõi đời, từng trãi như Thiên và cả Nhã nữa, cô chỉ là trò đùa. Bất chợt Phượng nhớ tới chuyện anh Minh kể lúc nãy với bao nỗi hoài nghi. Có bao giờ Nhã xem cô như vật thí để trả thù chị Nhật Thu không?
Sao lại không? Tự dưng Phượng thấy tủi dễ sợ, cô ghét cay ghét đắng bản thân mình.
Gục mặt vào đôi tay, Nhật Phượng òa khóc. Lần đầu tiên trong đời cô khóc trước mặt một gã đàn ông, khóc ngon lành, khóc tự nhiên như con nít. Anh ta có coi cô ra gì đâu mà phải làm bộ làm tịch chứ?
Thấy Phượng khóc, Thiên bối rối, biết rằng sẽ không ai trong nhà bước ra phòng khách để nhìn thấy cảnh… xúc động này, anh vẫn lo lắng vì trót lỡ làm Nhật Phượng khóc. Lòng dạ người ta thật khó hiểu! Thiên đã xúc động khi săm soi bàn chân bé xíu sưng tím của Nhật Phượng, anh chăm sóc cô thật lòng, nhưng đến khi nghe Phượng cay cú lên mặt nói về anh không một kiêng nể. Thiên đã… đốp chát lại với mục đích làm cho con bé hôm nay thật đau, đau cho nhớ đời mới hả dạ. Bây giờ cô ta đau đớn đến bật khóc thì lòng anh lại mềm xuống như phím tơ chùng.
Có khi nào Thiên được nhìn thấy bờ vai thon mềm của con gai rung động theo tiếng nấc đến xót tim thế này đâu. Ngày xưa Phụng Hoàng, vợ anh không khi nào khóc, cô ta lớn hơn Thiên hai tuổi và luôn luôn thể hiện uy thế của đàn chị với anh chồng công tử bột.
Hai người học chung ở cấp ba, năm lớp mười hai lại ngồi chung bàn, Phụng Hoàng lanh lợi tinh ranh đã khiến được trái tim có “gen” đa tình của Thiên. Anh đã say cô đến mê muội, và cứ nghĩ mình sẽ chết mất nếu sau khi học xong lớp mười hai phải chia tay và không bao giờ được có Phụng Hoàng kế bên.
Gia đình Phụng Hoàng nghèo, lúc đó có thể cô không yêu anh nhiều như anh tưởng nhưng cô chấp nhận lấy anh vì muốn được sống sung sướng, giàu sang bên một anh chồng mà cô có thể lèo lái theo ý mình. Suốt hai năm trời chung sống Hoàng luôn biết cách thể hiện quyền hành của một cô vợ được chồng yêu dấu nể nang. Cô không khi nào dùng tới nước mắt, thứ vũ khi tối ưu của phụ nữ để làm eo làm sách với Thiên, vì bản tính cô lạnh lùng sắt đá thích dùng đầu óc sắc sảo thông minh để buộc chồng chiều ý mình hơn là sử dụng nước mắt. Thiên vì si mê luôn làm theo yêu cầu của Phụng Hoàng, dần dà cô đâm ra lờn mặt và bắt đầu coi thường chồng…
Tiếng nức nở của Nhật Phượng làm lòng anh xót như bị ai cắt. Thiên cuống quít:
- Anh… a… tôi xin lỗi, em đừng khóc Nhật Phượng. Anh xin em.
Nghe tiếng Thiên giở Giọng ngọt ngào năn nỉ. Phượng càng ghét hơn, cô vừa khóc vừa dỗi:
- Anh đi về đi! Tôi sợ bọn các anh quá. Anh và Nhã ác độc lắm khi cứ giả vờ thay phiên nhau chơi trò kẻ tung người hứng với tôi. Tôi chán ngấy cảnh chờ đợi Nhã nhưng lại phải gặp để nghe anh nói hươu tán vượn lắm rồi.
Hít hít mũi, Phượng ngước gương mặt nhòe nhọet nước mắt nhìn Thiên:
- Tôi không cần gặp Nhã nữa do đó anh cũng chẳng nên tới đây làm gì. Tôi muốn được yên.
Thấy nhật Phượng đứng dậy định đi, Thiên liền kéo cô ngồi xuống giọng ân hận:
- Một lần nữa, anh xin lỗi vì đã xúc phạm tới Phượng. Phượng đuổi anh cũng chịu, nhưng đừng nghĩ rằng anh và Nhã chơi trò tung hứng với em. Em còn trẻ người non dạ lắm nên chưa hiểu hết chuyện đời đâu.
Ngần ngừ một chút Thiên nói tiếp một hơi:
- Rất nhiều lúc em đối xử không tế nhị và không chút tình cảm với anh, trong khi anh bao giờ cũng muốn đem đến những điều tốt lành cho em. Tại sao em thích chứng tỏ cho anh thấy rằng em ghét cay ghét đắng anh vậy? Điều đó có chứng minh được với Nhã là em chỉ yêu duy nhất anh ta đâu?
Nhật Phượng có vẻ suy nghĩ, nhưng bản tính háo thắng trẻ con cố chấp khiến cô nghênh mặt lên:
- Tôi ghét anh là ghét thật, chớ chẳng cố tình chứng tỏ, cho thấy gì hết! Anh bảo anh luôn muốn đem đến những cái tốt cho tôi, nhưng trong quan hệ giữa tôi và Nhã, bao giờ anh cũng xuất hiện với tư thế kỳ đà cản mũi. Làm như vậy chắc chắn anh phải có mục đích hẳn hoi và mục đích ấy ắt là đến tôi!
Thiên cứ mãi miết nhìn đôi mắt ươn ướt của Phượng, dầu cô vẫn chứng nào tật nấy, nói rất ác về anh, nhưng những giọt lệ còn đọng trên gương mặt cô đã làm anh thấy… thương Phượng quá! … Cô bé còn giận nên phải nói cho hả thôi, chấp nhất cô làm gì…
Thấy Thiên không trả lời vốn theo thói thường ăn miếng trả miếng của anh, mà cứ ngó mình đăm đăm Nhật Phượng hậm hực nhìn xuống. Quả thật cho đến bây giờ Phượng vẫn chưa hiểu rõ con người Nhã ra sao, tình cảm của anh đối với cô thật giả thế nào, tại sao có lúc anh ân cần tình tứ, lúc anh lại cách xa lánh nhất. Anh có bỏ cô để đi lấy vợ như lời Thiên nói không, hay anh chỉ đến với cô để trả thù? Mà nếu anh muốn trả thù chị Thu, thì ít ra chỉ cũng phải biết điều đó chớ! Tại sao chị Thu vẫn sống bình yên ngoài Vũng Tàu, không một dòng thư hỏi han hốt hoảng gì về số phận của em mình hết?
- Ôi!…
Phượng buột miệng thốt lên tiếng như rên, cô lại lẩn thẩn suy diễn cho vấn đề từ không có gì trở thành quan trọng rồi!
Thiên ôm vai đỡ cô ngồi ngay ngắn lại trên ghế. Anh tự nhiên chùi nhè nhẹ nước mắt trên mặt Phượng. Mặc cho cô giận dỗi hất tay anh ra, Thiên cố tình đùa cợt cho Phượng không khóc nữa.
- Đừng nhè nữa! Không thôi Nhật Trung nghĩ rằng em nhõng nhẽo với anh, bắt anh ở kề bên để bóp chân thì ráng chịu. Bây giờ như vậy nhe, ngày mốt anh sẽ chở em tới nhà gặp Nhã trước khi hắn ra sân bay.
Phượng lạnh lùng:
- Không cần nữa! Tôi không đi đâu!
Thiên cười, nhưng giọng cương quyết vô cùng:
- Sao lạ vậy! Giận anh rồi giận luôn Nhã à? Nhất định sáng mốt anh sẽ lại đón em đi gặp người yêu…
- Tôi không cần! Tôi không cần ai hết mà!
- Miệng nói không cần, mà nước mắt cứ rưng rưng… ai chịu nỗi. Đã lỡ hứa giúp Phượng gặp Nhã, tôi phải làm cho xong, nếu không, cứ nhớ gương mặt… bánh bèo này tôi ăn không vô, ngủ không yên.
- Xí! Lại lên giọng nhân đức.
- Tôi vốn nhân đức từ lâu nay cần gì phải lên giọng.
- Hổng thèm cải lý với anh nữa đâu! Anh bảo người ta đối xử không tế nhị, không tình cảm với anh. Vậy chớ ai biểu lúc nào anh cũng thấy ghét, hở ra là đùa dai, đùa ác, không cần biết người ta đang buồn khổ sao hết.
Thiên định nói gì đó nhưng anh chợt im. Đôi mắt anh xa xôi nhìn ra khoảng tối ngoài sân. Mưa vẫn rơi đều nhỏ giọt:
- Phải chân Phượng không sưng anh em mình đi uống cà phê. Mưa như vậy ngồi trong quán phải biết là ở những nơi đông và ồn ào, người ta lại dễ gần nhau và nhận ra nhau hơn là phải ngồi trong phòng khách trang trọng như vậy. Đã rất nhiều lúc anh nghĩ em cởi mở, dễ cảm thông với người khác. Nhưng không ngờ em lại kín mít và khó tánh đến mức lúc nào cũng muốn ăn thua đủ với anh. Rồi đến một ngày nào đó em sẽ hiểu anh hơn. Anh tin là như thế!
Nhật Phượng buồn bã chống tay dưới cằm. Anh ta hứa hẹn một ngày nào đó với mình làm gì? Nhã đi rồi mình cũng chẳng còn quan hệ gì với anh ta hết. Mình sẽ đi làm và cũng chẳng có thời gian để dạy kèm Hoài Tú. Chấm dứt rồi mối tình vụng dại kéo dài suốt thời mới lớn. Chấm dứt rồi thời cấp sách đến trường. Mình có trưởng thành và khôn ngoan ra chưa hay vẫn còn lớ ngớ đứng bên lề cuộc đời rộng mở.
Thấy Phượng không thích bắt chuyện, Thiên đứng dậy bước ra hàng hiên, anh châm cho mình một điếu thuốc và thoáng mỉm cười. Không chừng anh là kẻ lún sâu vào chuyện tình của người khác mới kỳ. Tốt hơn hết sau lần sẽ chở Phượng đến tiễn Nhã, mình đừng gặp cô bé nữa!
Quay trở vào phòng khách Thiên không thấy Nhật Phượng ở đó nữa. Mùi dầu nóng thoang thoảng trên tay cho anh cảm giác ấm áp, bâng khuâng. Ngoài trời mưa vẫn mưa bay… Quán cà phê bên đường vang lên tiếng hát:
“Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau….
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau…”
/24
|