Sau này, An Tâm nói với tôi, giây phút em nghe tin Mao Kiệt thoát án tử hình và được thả, trong lòng bỗng cảm thấy thanh thản, có thể là do chuyện của Mao Kiệt đã để lại gánh nặng tinh thần quá nặng nề cho em. Phụ nữ thường không muốn người tình một thời chết trong tay mình, mặc dù em không yêu hoặc chưa từng yêu anh ta, nhưng suy cho cùng, em và anh ta đã từng có một quãng thời gian tươi đẹp. Tôi có thể hiểu được điều đó.
Cuối cùng Mao Kiệt được tuyên vô tội cũng là nhờ An Tâm. Một tuần sau khi An Tâm về Nam Đức làm chứng, tòa án lại mở phiên tòa xét xử, luật sư biện hộ bỗng đưa ra những luận cứ phản bác lại lời khai của An Tâm. Họ nói An Tâm không có tư cách làm nhân chứng vì khi em và Mao Kiệt nói chuyện trên thuyền, chỉ có trời biết đất biết, không có người thứ ba đứng ra làm chứng, nên không đủ để chứng minh lời An Tâm nói là thật, ít nhất thì cũng không thể coi đó là bằng chứng xử Mao Kiệt tội chết.
Chưa dừng ở đó, luật sư biện hộ còn đưa ra một lý do đơn giản, thẳng thắn nhưng lại có thể làm người ta thất kinh, đó chính là bị cáo và nhân chứng từng có quan hệ yêu đương, nhân chứng vì muốn kết hôn với người khác nên muốn bỏ bị cáo. Khi chia tay không thanh, không loại trừ khả năng nhân chứng đã dùng mọi thủ đoạn, bịa ra tội chứng nhằm đẩy bị cáo vào tội chết.
Có thể nói, lời phát biểu của luật sư đã làm tất cả những người có mặt tại tòa hôm đó có một cái nhìn khác về vụ án. Nghe nói hình như mọi người đều cố vươn cổ ra để nhìn về phía ghế nhân chứng, nơi một tuần trước đây, một cô gái xin như hoa như ngọc còn ngồi đó làm chứng. Ngoại hình, nghề nghiệp đều khiến người người nể trọng, vậy mà lại có quan hệ tình cảm với một tay buôn bán ma tuý nổi tiếng ở Nam Đức, thật là điều không thể tưởng tượng được. Luật sư vừa mới đưa ra nhận định ấy, hình tượng đẹp đẽ của An Tâm trong mắt họ phút chốc sụp đổ, sau sự ngạc nhiên là những tiếng thở dài, bàn tán: “Xinh như hoa như ngọc thế mà lại mang tâm địa độc ác nhường ấy, giống y như Phan Kim Liên vậy”, “Ông bà đã có câu: “Không có gì độc hơn tâm địa đàn bà” mà. Nghe xong mà nổi cả da gà, cô gái đó sao lại độc ác đến vậy nhỉ!”
Tòa tuyên bố tạm nghỉ trong tiếng bàn tán xôn xao. Người của Viện Kiểm sát và Bộ Công an đã có cuộc thảo luận gấp, có người còn đề nghị kiện tới cùng vì cho rằng luật sư đã thổi phồng mối quan hệ giữa An Tâm và Mao Kiệt. Quan hệ giữa họ rốt cuộc sâu đậm đến mức nào, có phải An Tâm muốn chia tay với Mao Kiệt không, trước tiên phải làm rõ những điểm này. Nhưng cũng có người phản đối việc tiếp tục tranh luận với luật sư biện hộ, trong đó có đội trưởng Phòng chống ma tuý, sếp Phan.
Giờ, tuy vụ án trôi qua đã lâu, nhung nghĩ lại, tôi vẩn thấy sếp Phan là người hiểu rõ tình hình lúc ấy nhất. Ông ta nhận ra hai luật sư đó rất lợi hại, họ ám chỉ việc Mao Kiệt và An Tam đã có quan hệ chăn gối với nhau nhiều lần. Họ còn đặc biệt nhấn mạnh vào chi tiết trước khi Mao Kiệt bị bắt không lâu, An Tâm đã hẹn Mao Kiệt đến chợ, sau đó dẫn anh ta đến một quán trà trên núi Nam Mãnh để nói chuyện. Ở đó, An Tâm đã đề nghị cắt đứt mối quan hệ với Mao Kiệt, kết quả hai người chia tay trong tức giận... Hôm đó, Mao Kiệt đã tát An Tâm một cái, đó là sự thật, có thể gọi chủ quán và bồi bàn ra làm chứng.
Xem ra luật sư của Mao Kiệt đã chuẩn bị đầy đủ đầy chứng cứ để chống lại An Tâm. Và điều khiến sếp Phan ngạc nhiên hơn là luật sư còn đưa ra một bài báo trên tờ Nhật Báo Nam Đức, viết về một nữ cảnh sát phòng chống ma tuý vì đại nghĩa mà hi sinh tình thân. Bài báo tuy không nêu tên cụ thể nhưng nội dung vụ việc, thời điểm và địa điểm thì trùng khớp với vụ bắt giữ Mao Kiệt. Trước tình hình này, sếp Phan đã phản đối việc đưa chuyện đời tư của một đồng chí nữ ra tòa để mổ xẻ đến từng chi tiết. Hơn nữa, nếu bị điều tra thì rất có thể mối quan hệ giữa An Tâm và Mao Kiệt sẽ bị lộ, kết quả chưa chắc đã có lợi cho An Tâm. Thế là mọi người đi đến quyết định Viện Kiểm sát rút lại bản báo trạng, trả về cho bên công an tiếp tục điều tra bổ sung chứng cứ. Nếu công an không bổ sung được chứng cứ gì thì có thể trả lại tự do cho Mao Kiệt.
Buổi trưa hôm sếp Phan gọi điện về nhà cho An Tâm, cũng chính là lúc Mao Kiệt được thả tự do. Anh ta chẳng nói chẳng rằng, đi ra khỏi phòng tạm giam.
Từ khi hồ sơ vụ án được giao cho Viện Kiểm sát, đội Phòng chống ma túy Nam Đức coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng sếp Phan vẫn tiến hành theo dõi nhà của Mao Kiệt, đồng thời xin thành ủy cho phép tiếp tục lập án. Sau khi được thả, Mao Kiệt đã về nhà một lần. Từ lúc về nhà cho tới lúc đi chưa đầy nửa tiếng, anh ta mang theo một số đồ đạc rồi ra khỏi nhà, đi thẳng về hướng tây, từ đó bặt vô am tín.
Giọng của sếp Phan có vẻ buồn bã, khiến An Tâm khong sao mở lời xin được nghỉ phép thêm, thôi thì đợi quay lại Nam Đức rồi nói.
Một tuần sau, An Tâm về Nam Đức gặp sếp Phan. Ông ta nói vụ án của Mao Kiệt đang được điều tra lại nhưng anh ta đã chạy trốn. Mọi công tác điều tra đều tạm dừng, không chừng Mao Kiệt đã không còn ở Nam Đức nữa mà đã đi Quảng Tây, Quảng Đông hoặc một nơi nào đó xa hơn rồi. Còn người anh chưa từng lộ mặt của Mao Kiệt nữa, hẳn cũng không ở Nam Đức, có thể đã sang Thái Lan hoặc Myanmar. Anh trai Mao Kiệt chắc chắn có điều gì đó bất thường, nếu không sao khi bố chết, mẹ bị tuyên án tử và em trai bị bắt, tòa công khai xử mấy lần, gia đình tan nát lại không thấy bóng dáng hắn ta đâu, đến thi thể của bố mẹ cũng không dám đến nhận?
An Tâm nghe sếp Phan kể về tình hình vụ án của Mao Kiệt có thể nhận thấy ông ta rất mệt mỏi. Em kiên nhẫn nghe ông ta nói, sau đó an ùi, dặn dò ông ta phải giữ gìn sức khoẻ, chú ý làm việc, nghỉ ngơi điều độ. Sau đó, em nói về chuyện của mình, con trai cai sữa sớm nên sức khoé yếu, nhiều bệnh.
Thấy vậy, sếp Phan liền cắt ngang lời em: “Chú thấy cháu cứ sốt ruột muốn quay lại đây sớm. Cháu có thể nghỉ thêm một thời gian nữa, dù sao cháu cũng chỉ là cảnh sát thực tập, đợi đứa bé được một tuổi rồi hẵng đi làm, như thế sẽ tốt cho cả mẹ lẫn con.”
An Tâm không ngờ sếp Phan lại chủ động đề nghị điều đó, khiến em cảm động vô cùng. Em cứ tưởng ông ta sẽ không vui, rồi lại giáo huấn em như trước. Mắt em bỗng chốc đỏ hoe, em nói: “Đội trưởng, cháu... thực ra cháu không nỡ rời xa anh em trong đội, chỉ có điều gần đây, lòng dạ cháu rối bời, cháu cũng không biết phải làm thế nào.”
Sếp Phan thấy lạ, liền hỏi: “Haizz... Chẳng phải cháu đã nói sau này sẽ làm việc ở đây sao, có phải là về nhà rồi không quay lại nữa đâu.”
An Tâm ngẩn ra hồi lâu, không nói nên lời, cuối cùng chỉ đành gật đầu. Em không thể nào tốt ra lời tạm biệt được.
Sau đó, An Tâm ở lại Nam Đức thêm hai ngày nữa để bàn giao công việc cho đồng nghiệp. Em không hay biết trong hai ngày em lưu lại Nam Đức, ở nhà đã xảy ra một chuyện làm thay đổi cả cuộc đời em.
Chuyện đó xảy ra vào buổi sáng hôm em rời Bình Quảng để đi Nam Đức, một người bạn thân của bố Thiết Quân đã gọi điện thoại cho mẹ Thiết Quân, nói có việc gấp cần gặp. Cuộc gọi làm mẹ Thiết Quân lo lắng không yên, bởi trong ấn tượng của bà, người bạn này không có chuyện thì không chủ động gọi điện đến.
Mẹ Thiết Quan vội vội vàng vàng đến gặp ông ta, không có xe taxi, bà liền ngồi xe buýt và phải đi bộ hơn mười phút mới tới nơi. Ông ta mời mẹ Thiết Quan vào thư phòng, đưa mắt ra hiệu cho vợ mình lui ra, sau đó nói:
“Có chuyện này, tôi nghĩ vẫn nên nói với bà. Tôi và ông Trương là chỗ bạn bè thân thiết, khi còn sống, ông Trương và tôi không có việc gì giấu nhau, khi ông ấy bệnh nặng, cũng gửi gắm mẹ con bà cho tôi. Tôi nghĩ tôi nên có trách nhiệm.”
Lời mở đầu nghiêm trọng khiến mặt mẹ Thiết Quân tái nhợt, run run nói: “Chủ nhiệm, rốt cuộc là có chuyện gì vậy? Ông nói đi, tôi chịu đựng được.”
Ông ta lấy ra một tờ báo, đưa cho mẹ Thiết Quân. Mẹ Thiết Quân nhìn thấy đó là tờ Nhật Báo Nam Đức xuất bản từ mấy tháng trước. Trên mặt tờ báo hiện lên tiêu đề Vệ sĩ của dân, anh hùng đương đại, bài viết bên dưới không biết đã được ai dùng bút mực màu đỏ gạch chân. Đọc xong bài báo, mẹ Thiết Quân dường như đã hiểu ra vấn đề, tim đập thình thịch liên hồi. Sau đó, vị chủ nhiệm đó lại đưa cho bà ta một tập tài liệu, là một bản báo cáo về tình hình thực thi pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Bình Quảng. Đoạn mở đầu bài viết khiến mẹ Thiết Quân thất kinh: “Công an thành phố Nam Đức xét xử công khai vụ án buôn bán ma túy, đồng thời vén bức màn bí mật về chuyện tình giữa cảnh sát và tội phạm.”
Mẹ Thiết Quân vội vàng đọc tiếp, đầu óc quay cuồng rồi bỗng dưng khóc òa lên.
Bài viết cực kỳ sắc sảo, nói về nhân cách, phẩm chất của một nữ cảnh sát. Vị chủ nhiệm kia nói: “Tôi cũng mới đọc được bài viết này, không thể nào là giả được. Tôi biết tình cảm của Thiết Quân và cô ta rất tốt, bà cũng đối xử tốt với con dâu, nhưng đã xảy ra loại chuyện này thì bà cũng nên tìm hiểu cho rõ phẩm hạnh của cô ta. Trong khi yêu Thiết Quân, cô ta còn qua lại với một thanh niên khác, sau này vì muốn kết hôn với Thiết Quân nên đã ruồng bỏ cậu ta. Chia tay không thành, cô ta đã rắp tâm hãm hại người tình của mình. Chuyện này mà đồn ra ngoài thì đối với Thiết Quân, đối với bà và ông Trương nơi chín suối cũng chẳng hay ho gì. Chuyện này sớm muộn rồi cũng lộ ra ngoài nên bà cũng nên chuẩn bị tâm lý. Danh dự là một chuyện, nhưng tôi còn lo cho đứa bé nữa, không biết nó có phải là con của Thiết Quân hay không. An Tâm mang thai khi ở Nam Đức, cũng là quãng thời than cô ta vụng trộm với cậu thanh niên kia. Tên của đứa bé do tôi đặt, Tục Chí tức là tiếp tục kế thừa ý chí của ông Trượng, cho nên tôi cũng muốn nhắc nhở hai mẹ con bà, nếu đứa bé không phải là con của Thiết Quân mà vẫn giữ cái tên này thì sẽ có lỗi với ông Trương. Tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra ADN, nếu bà sợ người khác biết, tôi có thể giúp bà nói với lãnh đạo bệnh viện, giữ bí mật chuyện này.”
Về đến nhà, việc đầu tiên của mẹ Thiết Quân là gọi cho anh ta, báo về nhà có việc gấp. Sau đó, bà ta thất thần đi vào phòng của An Tâm, bảo người giúp việc đi ra rồi tự mình đóng của lại, ngẩn ra một hồi rồi lục tung đồ đạc của An Tâm lên để kiểm tra. Thư từ, nhật ký đều không có, chỉ có một cuốn sổ theo dõi thu chi, không có gì khả nghi. Đọc cuốn sổ thu chi được trình bày chi tiết, rõ ràng, mẹ Thiết Quân không khỏi lặng người rồi bất giác thở dài. Thực ra, nếu không có lời nói của vị chủ nhiệm kia thì An Tâm thực sự là một người con dâu tốt, không có điểm nào đáng chê trách cả.
Mẹ Thiết Quân quay người lại, chợt nhìn thấy đứa bé đang nằm trên giường. Thằng bé có khuôn mặt bầu bĩnh, xem ra cũng có nét giống Thiết Quân. Có người còn nói no giống ông nội đã khuất, nhìn chiêc mũi cao thì thấy đúng là có nét giống. Bà ta nghi hoặc nhìn một hồi, lòng thầm nghĩ, thời buổi này thanh niên yêu đương nhiều lần trước khi kết hôn cũng không phải là chuyện hiếm, nhắc nhở mấy câu là được rồi, nhưng đứa bé này nhất định không được là con của kẻ khác không được là nghiệt chủng của tên tội phạm buôn ma túy kia. Cứ cho là Thiết Quân có thể chấp nhận, mà nếu như bà có chấp nhận thì ông Trương dưới suối vàng cũng không thể nào nhắm mắt. Bà không thể làm gì có lỗi với chồng được, vấn đề liên quan đến hương hỏa nhà họ Trương, là một người vợ và chiến hữu của chồng, bà không có quyền làm điều thất đức với nhà họ Trương.
Trưa hôm đó, Trương Thiết Quân về đến nhà, hai mẹ con họ nói chuyện trong phòng ngủ. Sau đó, mẹ Thiết Quân gọi điện thoại cho một người, rồi Thiết Quân ôm đứa bé cùng đi với mẹ. Trương Thiết Quân mang đứa bé mới được mấy tháng tuổi đến thử máu ở một bệnh viện lớn. Viện trưởng gọi y tá ra, nói nhỏ vào tai mấy câu. Y tá biết ý, vẻ mặt nghiêm túc, thận trọng hơn hẳn, chỉ dặn dò Thiết Quân cần làm những gì, ngoài ra không hỏi một câu nào.
Xong việc, họ lại bế đứa bé về nhà. Thiết Quân ôm hôn thằng bé đang ngủ say, bỗng nhíu mày, lòng nặng trĩu, thấy có vài phần xa lạ. Ai biết được nó có phải máu thịt của anh ta không.
Về đến nhà, chẳng ai còn lòng dã ăn cơm hay nói với nhau câu nào. Đến tối, mẹ Thiết Quân còn buồn bực đến nỗi mắng người giúp việc đến phát khóc, Thiết Quân thấy thế cũng không can. Họ đang thấp thỏm, bất an, chờ đợi tin tức từ bệnh việc như phạm nhân chờ đợi sự phán quyết của tòa án. Thiết Quân định gọi điện cho An Tâm để hỏi rõ sự tình, nhưng mẹ anh ta ngăn lại.
Hai ngày sau, vẫn là một buổi sáng, vẫn là vị chủ nhiệm kia gọi đến nhà Thiết Quân. Mẹ Thiết Quân nghe điện thoại rồi vội ra khỏi nhà. Bà ta đến cơ quan của Thiết Quân, gọi anh ta cùng đi. Đến nơi, họ nói tẳng vào chuyện chính ,mẹ Thiết Quân vừa ngồi xuống đã hỏi: “Chủ nhiệm, kết quả thế nào rồi?”
Vị chủ nhiệm gật đầu.
Mẹ Thiết Quân vội hỏi tiếp: “Là con của Thiết Quân phải không?”
Vị chủ nhiệm không nhìn Thiết Quân mà trả lời luôn: “Không phải.”
Mẹ Thiết Quân nhìn chằm chằm vào vị chủ nhiệm, hồi lâu không nói được gì. Bà ta không dám quay sang nhìn con trai mình vì sợ ánh mắt của anh ta. Vị chủ nhiệm nói tiếp: “Kết quả kiểm tra còn ở bệnh viện, nhưng viện trưởng đã báo cho tôi. Mấy hôm nữa bệnh viện sẽ gửi giấy báo về, hai mẹ con hãy đọc thật kĩ.”
Đến lúc đó, mẹ Thiết Quân mới liếc trộm con trai một cái. Thiết Quân buồn bã cúi gằm mặt xuống. Mẹ anh ta lòng rối như tơ vò nhưng vẫn có trấn tĩnh, nói: “Chắc là không sai đâu, việc chủ nhiệm giao, sao họ có thể làm qua quýt được.”
Chủ nhiệm châm một điếu thuốc, hút một hơi rồi cố gắng tỏ vẻ thản nhiên, nói: “Mẹ con bà vẫn nên xem và giữ kết quả, sau này nếu Thiết Quân muốn ly hôn thì còn có bằng chứng, mang đến tòa án nào người ta cũng chấp nhận. Còn xử lý việc này thế nào, vẫn là do hai người quyết định. Tôi thấy nên nghe theo ý của Thiết Quân. Nhưng tên của đứa bé thì bắt buộc phải đổi. Cái tên hiện tại là do tôi đặt, tôi có tư cách đề nghị như vậy. Nó không phải máu mủ nhà họ Trương, không thể nào gọi là Trượng Tục Chí được.”
Mẹ Thiết Quân hai mắt đỏ hoe, nghẹn ngào nói: “Ông Trương, tôi có lỗi với ông... Cuộc hôn nhân này do tôi làm chủ, tôi có lỗi với nhà họ Trương, có lỗi với Thiết Quân.”
Thiết Quân từ đầu vẫn im lặng, bấy giờ mới lên tiếng: “Mẹ, chúng ta về thôi, cám ơn chú.”
Nói xong, anh ta đứng dậy, bà mẹ cũng lau nước mắt, đứng lên chào vị chủ nhiệm. “Cám ơn chủ nhiệm. Tôi thay mặt ông Trương cám ơn ông.”
Suốt quãng đường từ chỗ vị chủ nhiệm về nhà, Thiết Quân trầm ngâm không nói một lời, ánh mắt đau đáu dõi ra ngoải của xe. Về đến nhà đã là buổi trưa, Thiết Quân đi ngay vào thư phòng rồi đóng của lại. Người giúp việc không nấu cơm, mẹ Thiết Quân liền cho chị ta mấy đồng, nói ra ngoài ăn tạm cái gì đó rồi bước đến cửa thư phòng nghe ngóng. Bà ta gõ cửa nhưng không thấy Thiết Quân mở, cũng không nghe thấy bên trong có động tĩnh gì. Thực lòng bà ta muốn khóc một trận cho thỏa, nhưng thấy con trai buồn bã như vậy nên cũng phải dằn lòng, bắt mình mạnh mẽ lên. Bà đứng bên ngoài của, nói vọng vào: “Thiết Quân, con là một người đàn ông cơ mà, có gì phải sợ chứ. Nếu buồn thì cứ khóc, cứ hét lên, đừng có im lặng như vậy...”
Trong phòng vẫn yên ắng như tờ, Thiết Quân là người có học thức, tính cách hướng nội nên không quen với việc gào thét, đập phá đồ đạc. Mẹ Thiết Quân thương con nên cũng không dám gõ cửa mạnh. Bà biết con trai rất yêu vợ, luôn cảm thấy vợ mình rất tuyệt vời, không ngờ cô ta lại làm cái chuyện bôi tro trát trấu vào mặt gia đình chồng như thế, đối với Thiết Quân mà nói, đó đúng là một việc động trời.
Đang lúc hoảng loạn, bỗng của thư phòng bật mở, mẹ Thiết Quân giật thót cả người. Thiết Quân đi thẳng về phía phòng ngủ, bế đứa bé ra. Thằng bé đang ngủ, bị bế lên bất ngờ nên khóc váng lên. Tiếng khóc chói tai và vẻ mặt hằm hằm như muốn giết người của Thiết Quân khiến mẹ anh ta sợ đến đứng tim.
Bà ta hét lên: “Thiết Quân, con muốn làm gì vậy? Đứa bé này không có tội!”
Thiết Quân đi thẳng ra cửa, không quay đầu lại, cũng không nói một câu.
Mẹ Thiết Quân ngẩn ra một hồi mới vội vàng vớ lấy cái chăn của đứa bé, tất tả đuổi theo Thiết Quân, nhưng vửa ra khỏi của đã không thấy bóng dáng anh ta đâu. Lẽ nào Thiết Quân muốn bế đứa bé đi Nam Đức?
Cuối cùng Mao Kiệt được tuyên vô tội cũng là nhờ An Tâm. Một tuần sau khi An Tâm về Nam Đức làm chứng, tòa án lại mở phiên tòa xét xử, luật sư biện hộ bỗng đưa ra những luận cứ phản bác lại lời khai của An Tâm. Họ nói An Tâm không có tư cách làm nhân chứng vì khi em và Mao Kiệt nói chuyện trên thuyền, chỉ có trời biết đất biết, không có người thứ ba đứng ra làm chứng, nên không đủ để chứng minh lời An Tâm nói là thật, ít nhất thì cũng không thể coi đó là bằng chứng xử Mao Kiệt tội chết.
Chưa dừng ở đó, luật sư biện hộ còn đưa ra một lý do đơn giản, thẳng thắn nhưng lại có thể làm người ta thất kinh, đó chính là bị cáo và nhân chứng từng có quan hệ yêu đương, nhân chứng vì muốn kết hôn với người khác nên muốn bỏ bị cáo. Khi chia tay không thanh, không loại trừ khả năng nhân chứng đã dùng mọi thủ đoạn, bịa ra tội chứng nhằm đẩy bị cáo vào tội chết.
Có thể nói, lời phát biểu của luật sư đã làm tất cả những người có mặt tại tòa hôm đó có một cái nhìn khác về vụ án. Nghe nói hình như mọi người đều cố vươn cổ ra để nhìn về phía ghế nhân chứng, nơi một tuần trước đây, một cô gái xin như hoa như ngọc còn ngồi đó làm chứng. Ngoại hình, nghề nghiệp đều khiến người người nể trọng, vậy mà lại có quan hệ tình cảm với một tay buôn bán ma tuý nổi tiếng ở Nam Đức, thật là điều không thể tưởng tượng được. Luật sư vừa mới đưa ra nhận định ấy, hình tượng đẹp đẽ của An Tâm trong mắt họ phút chốc sụp đổ, sau sự ngạc nhiên là những tiếng thở dài, bàn tán: “Xinh như hoa như ngọc thế mà lại mang tâm địa độc ác nhường ấy, giống y như Phan Kim Liên vậy”, “Ông bà đã có câu: “Không có gì độc hơn tâm địa đàn bà” mà. Nghe xong mà nổi cả da gà, cô gái đó sao lại độc ác đến vậy nhỉ!”
Tòa tuyên bố tạm nghỉ trong tiếng bàn tán xôn xao. Người của Viện Kiểm sát và Bộ Công an đã có cuộc thảo luận gấp, có người còn đề nghị kiện tới cùng vì cho rằng luật sư đã thổi phồng mối quan hệ giữa An Tâm và Mao Kiệt. Quan hệ giữa họ rốt cuộc sâu đậm đến mức nào, có phải An Tâm muốn chia tay với Mao Kiệt không, trước tiên phải làm rõ những điểm này. Nhưng cũng có người phản đối việc tiếp tục tranh luận với luật sư biện hộ, trong đó có đội trưởng Phòng chống ma tuý, sếp Phan.
Giờ, tuy vụ án trôi qua đã lâu, nhung nghĩ lại, tôi vẩn thấy sếp Phan là người hiểu rõ tình hình lúc ấy nhất. Ông ta nhận ra hai luật sư đó rất lợi hại, họ ám chỉ việc Mao Kiệt và An Tam đã có quan hệ chăn gối với nhau nhiều lần. Họ còn đặc biệt nhấn mạnh vào chi tiết trước khi Mao Kiệt bị bắt không lâu, An Tâm đã hẹn Mao Kiệt đến chợ, sau đó dẫn anh ta đến một quán trà trên núi Nam Mãnh để nói chuyện. Ở đó, An Tâm đã đề nghị cắt đứt mối quan hệ với Mao Kiệt, kết quả hai người chia tay trong tức giận... Hôm đó, Mao Kiệt đã tát An Tâm một cái, đó là sự thật, có thể gọi chủ quán và bồi bàn ra làm chứng.
Xem ra luật sư của Mao Kiệt đã chuẩn bị đầy đủ đầy chứng cứ để chống lại An Tâm. Và điều khiến sếp Phan ngạc nhiên hơn là luật sư còn đưa ra một bài báo trên tờ Nhật Báo Nam Đức, viết về một nữ cảnh sát phòng chống ma tuý vì đại nghĩa mà hi sinh tình thân. Bài báo tuy không nêu tên cụ thể nhưng nội dung vụ việc, thời điểm và địa điểm thì trùng khớp với vụ bắt giữ Mao Kiệt. Trước tình hình này, sếp Phan đã phản đối việc đưa chuyện đời tư của một đồng chí nữ ra tòa để mổ xẻ đến từng chi tiết. Hơn nữa, nếu bị điều tra thì rất có thể mối quan hệ giữa An Tâm và Mao Kiệt sẽ bị lộ, kết quả chưa chắc đã có lợi cho An Tâm. Thế là mọi người đi đến quyết định Viện Kiểm sát rút lại bản báo trạng, trả về cho bên công an tiếp tục điều tra bổ sung chứng cứ. Nếu công an không bổ sung được chứng cứ gì thì có thể trả lại tự do cho Mao Kiệt.
Buổi trưa hôm sếp Phan gọi điện về nhà cho An Tâm, cũng chính là lúc Mao Kiệt được thả tự do. Anh ta chẳng nói chẳng rằng, đi ra khỏi phòng tạm giam.
Từ khi hồ sơ vụ án được giao cho Viện Kiểm sát, đội Phòng chống ma túy Nam Đức coi như đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng sếp Phan vẫn tiến hành theo dõi nhà của Mao Kiệt, đồng thời xin thành ủy cho phép tiếp tục lập án. Sau khi được thả, Mao Kiệt đã về nhà một lần. Từ lúc về nhà cho tới lúc đi chưa đầy nửa tiếng, anh ta mang theo một số đồ đạc rồi ra khỏi nhà, đi thẳng về hướng tây, từ đó bặt vô am tín.
Giọng của sếp Phan có vẻ buồn bã, khiến An Tâm khong sao mở lời xin được nghỉ phép thêm, thôi thì đợi quay lại Nam Đức rồi nói.
Một tuần sau, An Tâm về Nam Đức gặp sếp Phan. Ông ta nói vụ án của Mao Kiệt đang được điều tra lại nhưng anh ta đã chạy trốn. Mọi công tác điều tra đều tạm dừng, không chừng Mao Kiệt đã không còn ở Nam Đức nữa mà đã đi Quảng Tây, Quảng Đông hoặc một nơi nào đó xa hơn rồi. Còn người anh chưa từng lộ mặt của Mao Kiệt nữa, hẳn cũng không ở Nam Đức, có thể đã sang Thái Lan hoặc Myanmar. Anh trai Mao Kiệt chắc chắn có điều gì đó bất thường, nếu không sao khi bố chết, mẹ bị tuyên án tử và em trai bị bắt, tòa công khai xử mấy lần, gia đình tan nát lại không thấy bóng dáng hắn ta đâu, đến thi thể của bố mẹ cũng không dám đến nhận?
An Tâm nghe sếp Phan kể về tình hình vụ án của Mao Kiệt có thể nhận thấy ông ta rất mệt mỏi. Em kiên nhẫn nghe ông ta nói, sau đó an ùi, dặn dò ông ta phải giữ gìn sức khoẻ, chú ý làm việc, nghỉ ngơi điều độ. Sau đó, em nói về chuyện của mình, con trai cai sữa sớm nên sức khoé yếu, nhiều bệnh.
Thấy vậy, sếp Phan liền cắt ngang lời em: “Chú thấy cháu cứ sốt ruột muốn quay lại đây sớm. Cháu có thể nghỉ thêm một thời gian nữa, dù sao cháu cũng chỉ là cảnh sát thực tập, đợi đứa bé được một tuổi rồi hẵng đi làm, như thế sẽ tốt cho cả mẹ lẫn con.”
An Tâm không ngờ sếp Phan lại chủ động đề nghị điều đó, khiến em cảm động vô cùng. Em cứ tưởng ông ta sẽ không vui, rồi lại giáo huấn em như trước. Mắt em bỗng chốc đỏ hoe, em nói: “Đội trưởng, cháu... thực ra cháu không nỡ rời xa anh em trong đội, chỉ có điều gần đây, lòng dạ cháu rối bời, cháu cũng không biết phải làm thế nào.”
Sếp Phan thấy lạ, liền hỏi: “Haizz... Chẳng phải cháu đã nói sau này sẽ làm việc ở đây sao, có phải là về nhà rồi không quay lại nữa đâu.”
An Tâm ngẩn ra hồi lâu, không nói nên lời, cuối cùng chỉ đành gật đầu. Em không thể nào tốt ra lời tạm biệt được.
Sau đó, An Tâm ở lại Nam Đức thêm hai ngày nữa để bàn giao công việc cho đồng nghiệp. Em không hay biết trong hai ngày em lưu lại Nam Đức, ở nhà đã xảy ra một chuyện làm thay đổi cả cuộc đời em.
Chuyện đó xảy ra vào buổi sáng hôm em rời Bình Quảng để đi Nam Đức, một người bạn thân của bố Thiết Quân đã gọi điện thoại cho mẹ Thiết Quân, nói có việc gấp cần gặp. Cuộc gọi làm mẹ Thiết Quân lo lắng không yên, bởi trong ấn tượng của bà, người bạn này không có chuyện thì không chủ động gọi điện đến.
Mẹ Thiết Quan vội vội vàng vàng đến gặp ông ta, không có xe taxi, bà liền ngồi xe buýt và phải đi bộ hơn mười phút mới tới nơi. Ông ta mời mẹ Thiết Quan vào thư phòng, đưa mắt ra hiệu cho vợ mình lui ra, sau đó nói:
“Có chuyện này, tôi nghĩ vẫn nên nói với bà. Tôi và ông Trương là chỗ bạn bè thân thiết, khi còn sống, ông Trương và tôi không có việc gì giấu nhau, khi ông ấy bệnh nặng, cũng gửi gắm mẹ con bà cho tôi. Tôi nghĩ tôi nên có trách nhiệm.”
Lời mở đầu nghiêm trọng khiến mặt mẹ Thiết Quân tái nhợt, run run nói: “Chủ nhiệm, rốt cuộc là có chuyện gì vậy? Ông nói đi, tôi chịu đựng được.”
Ông ta lấy ra một tờ báo, đưa cho mẹ Thiết Quân. Mẹ Thiết Quân nhìn thấy đó là tờ Nhật Báo Nam Đức xuất bản từ mấy tháng trước. Trên mặt tờ báo hiện lên tiêu đề Vệ sĩ của dân, anh hùng đương đại, bài viết bên dưới không biết đã được ai dùng bút mực màu đỏ gạch chân. Đọc xong bài báo, mẹ Thiết Quân dường như đã hiểu ra vấn đề, tim đập thình thịch liên hồi. Sau đó, vị chủ nhiệm đó lại đưa cho bà ta một tập tài liệu, là một bản báo cáo về tình hình thực thi pháp luật của Ủy ban nhân dân thành phố Bình Quảng. Đoạn mở đầu bài viết khiến mẹ Thiết Quân thất kinh: “Công an thành phố Nam Đức xét xử công khai vụ án buôn bán ma túy, đồng thời vén bức màn bí mật về chuyện tình giữa cảnh sát và tội phạm.”
Mẹ Thiết Quân vội vàng đọc tiếp, đầu óc quay cuồng rồi bỗng dưng khóc òa lên.
Bài viết cực kỳ sắc sảo, nói về nhân cách, phẩm chất của một nữ cảnh sát. Vị chủ nhiệm kia nói: “Tôi cũng mới đọc được bài viết này, không thể nào là giả được. Tôi biết tình cảm của Thiết Quân và cô ta rất tốt, bà cũng đối xử tốt với con dâu, nhưng đã xảy ra loại chuyện này thì bà cũng nên tìm hiểu cho rõ phẩm hạnh của cô ta. Trong khi yêu Thiết Quân, cô ta còn qua lại với một thanh niên khác, sau này vì muốn kết hôn với Thiết Quân nên đã ruồng bỏ cậu ta. Chia tay không thành, cô ta đã rắp tâm hãm hại người tình của mình. Chuyện này mà đồn ra ngoài thì đối với Thiết Quân, đối với bà và ông Trương nơi chín suối cũng chẳng hay ho gì. Chuyện này sớm muộn rồi cũng lộ ra ngoài nên bà cũng nên chuẩn bị tâm lý. Danh dự là một chuyện, nhưng tôi còn lo cho đứa bé nữa, không biết nó có phải là con của Thiết Quân hay không. An Tâm mang thai khi ở Nam Đức, cũng là quãng thời than cô ta vụng trộm với cậu thanh niên kia. Tên của đứa bé do tôi đặt, Tục Chí tức là tiếp tục kế thừa ý chí của ông Trượng, cho nên tôi cũng muốn nhắc nhở hai mẹ con bà, nếu đứa bé không phải là con của Thiết Quân mà vẫn giữ cái tên này thì sẽ có lỗi với ông Trương. Tốt nhất nên đến bệnh viện kiểm tra ADN, nếu bà sợ người khác biết, tôi có thể giúp bà nói với lãnh đạo bệnh viện, giữ bí mật chuyện này.”
Về đến nhà, việc đầu tiên của mẹ Thiết Quân là gọi cho anh ta, báo về nhà có việc gấp. Sau đó, bà ta thất thần đi vào phòng của An Tâm, bảo người giúp việc đi ra rồi tự mình đóng của lại, ngẩn ra một hồi rồi lục tung đồ đạc của An Tâm lên để kiểm tra. Thư từ, nhật ký đều không có, chỉ có một cuốn sổ theo dõi thu chi, không có gì khả nghi. Đọc cuốn sổ thu chi được trình bày chi tiết, rõ ràng, mẹ Thiết Quân không khỏi lặng người rồi bất giác thở dài. Thực ra, nếu không có lời nói của vị chủ nhiệm kia thì An Tâm thực sự là một người con dâu tốt, không có điểm nào đáng chê trách cả.
Mẹ Thiết Quân quay người lại, chợt nhìn thấy đứa bé đang nằm trên giường. Thằng bé có khuôn mặt bầu bĩnh, xem ra cũng có nét giống Thiết Quân. Có người còn nói no giống ông nội đã khuất, nhìn chiêc mũi cao thì thấy đúng là có nét giống. Bà ta nghi hoặc nhìn một hồi, lòng thầm nghĩ, thời buổi này thanh niên yêu đương nhiều lần trước khi kết hôn cũng không phải là chuyện hiếm, nhắc nhở mấy câu là được rồi, nhưng đứa bé này nhất định không được là con của kẻ khác không được là nghiệt chủng của tên tội phạm buôn ma túy kia. Cứ cho là Thiết Quân có thể chấp nhận, mà nếu như bà có chấp nhận thì ông Trương dưới suối vàng cũng không thể nào nhắm mắt. Bà không thể làm gì có lỗi với chồng được, vấn đề liên quan đến hương hỏa nhà họ Trương, là một người vợ và chiến hữu của chồng, bà không có quyền làm điều thất đức với nhà họ Trương.
Trưa hôm đó, Trương Thiết Quân về đến nhà, hai mẹ con họ nói chuyện trong phòng ngủ. Sau đó, mẹ Thiết Quân gọi điện thoại cho một người, rồi Thiết Quân ôm đứa bé cùng đi với mẹ. Trương Thiết Quân mang đứa bé mới được mấy tháng tuổi đến thử máu ở một bệnh viện lớn. Viện trưởng gọi y tá ra, nói nhỏ vào tai mấy câu. Y tá biết ý, vẻ mặt nghiêm túc, thận trọng hơn hẳn, chỉ dặn dò Thiết Quân cần làm những gì, ngoài ra không hỏi một câu nào.
Xong việc, họ lại bế đứa bé về nhà. Thiết Quân ôm hôn thằng bé đang ngủ say, bỗng nhíu mày, lòng nặng trĩu, thấy có vài phần xa lạ. Ai biết được nó có phải máu thịt của anh ta không.
Về đến nhà, chẳng ai còn lòng dã ăn cơm hay nói với nhau câu nào. Đến tối, mẹ Thiết Quân còn buồn bực đến nỗi mắng người giúp việc đến phát khóc, Thiết Quân thấy thế cũng không can. Họ đang thấp thỏm, bất an, chờ đợi tin tức từ bệnh việc như phạm nhân chờ đợi sự phán quyết của tòa án. Thiết Quân định gọi điện cho An Tâm để hỏi rõ sự tình, nhưng mẹ anh ta ngăn lại.
Hai ngày sau, vẫn là một buổi sáng, vẫn là vị chủ nhiệm kia gọi đến nhà Thiết Quân. Mẹ Thiết Quân nghe điện thoại rồi vội ra khỏi nhà. Bà ta đến cơ quan của Thiết Quân, gọi anh ta cùng đi. Đến nơi, họ nói tẳng vào chuyện chính ,mẹ Thiết Quân vừa ngồi xuống đã hỏi: “Chủ nhiệm, kết quả thế nào rồi?”
Vị chủ nhiệm gật đầu.
Mẹ Thiết Quân vội hỏi tiếp: “Là con của Thiết Quân phải không?”
Vị chủ nhiệm không nhìn Thiết Quân mà trả lời luôn: “Không phải.”
Mẹ Thiết Quân nhìn chằm chằm vào vị chủ nhiệm, hồi lâu không nói được gì. Bà ta không dám quay sang nhìn con trai mình vì sợ ánh mắt của anh ta. Vị chủ nhiệm nói tiếp: “Kết quả kiểm tra còn ở bệnh viện, nhưng viện trưởng đã báo cho tôi. Mấy hôm nữa bệnh viện sẽ gửi giấy báo về, hai mẹ con hãy đọc thật kĩ.”
Đến lúc đó, mẹ Thiết Quân mới liếc trộm con trai một cái. Thiết Quân buồn bã cúi gằm mặt xuống. Mẹ anh ta lòng rối như tơ vò nhưng vẫn có trấn tĩnh, nói: “Chắc là không sai đâu, việc chủ nhiệm giao, sao họ có thể làm qua quýt được.”
Chủ nhiệm châm một điếu thuốc, hút một hơi rồi cố gắng tỏ vẻ thản nhiên, nói: “Mẹ con bà vẫn nên xem và giữ kết quả, sau này nếu Thiết Quân muốn ly hôn thì còn có bằng chứng, mang đến tòa án nào người ta cũng chấp nhận. Còn xử lý việc này thế nào, vẫn là do hai người quyết định. Tôi thấy nên nghe theo ý của Thiết Quân. Nhưng tên của đứa bé thì bắt buộc phải đổi. Cái tên hiện tại là do tôi đặt, tôi có tư cách đề nghị như vậy. Nó không phải máu mủ nhà họ Trương, không thể nào gọi là Trượng Tục Chí được.”
Mẹ Thiết Quân hai mắt đỏ hoe, nghẹn ngào nói: “Ông Trương, tôi có lỗi với ông... Cuộc hôn nhân này do tôi làm chủ, tôi có lỗi với nhà họ Trương, có lỗi với Thiết Quân.”
Thiết Quân từ đầu vẫn im lặng, bấy giờ mới lên tiếng: “Mẹ, chúng ta về thôi, cám ơn chú.”
Nói xong, anh ta đứng dậy, bà mẹ cũng lau nước mắt, đứng lên chào vị chủ nhiệm. “Cám ơn chủ nhiệm. Tôi thay mặt ông Trương cám ơn ông.”
Suốt quãng đường từ chỗ vị chủ nhiệm về nhà, Thiết Quân trầm ngâm không nói một lời, ánh mắt đau đáu dõi ra ngoải của xe. Về đến nhà đã là buổi trưa, Thiết Quân đi ngay vào thư phòng rồi đóng của lại. Người giúp việc không nấu cơm, mẹ Thiết Quân liền cho chị ta mấy đồng, nói ra ngoài ăn tạm cái gì đó rồi bước đến cửa thư phòng nghe ngóng. Bà ta gõ cửa nhưng không thấy Thiết Quân mở, cũng không nghe thấy bên trong có động tĩnh gì. Thực lòng bà ta muốn khóc một trận cho thỏa, nhưng thấy con trai buồn bã như vậy nên cũng phải dằn lòng, bắt mình mạnh mẽ lên. Bà đứng bên ngoài của, nói vọng vào: “Thiết Quân, con là một người đàn ông cơ mà, có gì phải sợ chứ. Nếu buồn thì cứ khóc, cứ hét lên, đừng có im lặng như vậy...”
Trong phòng vẫn yên ắng như tờ, Thiết Quân là người có học thức, tính cách hướng nội nên không quen với việc gào thét, đập phá đồ đạc. Mẹ Thiết Quân thương con nên cũng không dám gõ cửa mạnh. Bà biết con trai rất yêu vợ, luôn cảm thấy vợ mình rất tuyệt vời, không ngờ cô ta lại làm cái chuyện bôi tro trát trấu vào mặt gia đình chồng như thế, đối với Thiết Quân mà nói, đó đúng là một việc động trời.
Đang lúc hoảng loạn, bỗng của thư phòng bật mở, mẹ Thiết Quân giật thót cả người. Thiết Quân đi thẳng về phía phòng ngủ, bế đứa bé ra. Thằng bé đang ngủ, bị bế lên bất ngờ nên khóc váng lên. Tiếng khóc chói tai và vẻ mặt hằm hằm như muốn giết người của Thiết Quân khiến mẹ anh ta sợ đến đứng tim.
Bà ta hét lên: “Thiết Quân, con muốn làm gì vậy? Đứa bé này không có tội!”
Thiết Quân đi thẳng ra cửa, không quay đầu lại, cũng không nói một câu.
Mẹ Thiết Quân ngẩn ra một hồi mới vội vàng vớ lấy cái chăn của đứa bé, tất tả đuổi theo Thiết Quân, nhưng vửa ra khỏi của đã không thấy bóng dáng anh ta đâu. Lẽ nào Thiết Quân muốn bế đứa bé đi Nam Đức?
/32
|