Anh hỏi:
- Tôi ngồi chung được không?
- Vâng, vâng, mời anh ngồi. – Vương đại ca xởi lởi đứng dậy kéo ghế.
Ngồi xuống chiếc ghế đối diện, Tùng mỉm cười nhìn tôi:
- Chào Đỗ Quyên, chúng ta lại gặp nhau.
Vương đại ca nghi ngờ:
- Hai người quen biết nhau sao?
Tôi gật khẽ đầu, cố rặn ra một nụ cười thay cho lời chào. Phục vụ mang thực đơn tới, người đối diện chọn vài món đơn giản rồi sau đó ngồi nói chuyện với Vương đại ca. Họ nói những chuyện gỉ chuyện gì tôi nghe không hiểu, đành cắm đầu vào ăn cơm, tay cầm đũa gắp lia lịa. Vừa thò đũa chưa kịp chạm vào miếng cà rốt luộc, Vương đại ca đã chặn lại:
- Ăn thứ khác đi, đừng ăn cà rốt nữa.
Tùng nhìn thấy hai đôi đũa đấu đầu với nhau, trên mặt thoáng nét khó hiểu. Vương đại ca giải thích:
- Trước đây cô ấy ăn nhiều cà rốt đến nỗi bị bệnh vàng da. Bây giờ phòng còn hơn tránh.
Ngữ điệu y như người lớn chăm con nít, không thèm chấp. Tôi làu bàu chứ không dám phản đối ra miệng,ngoan ngoãn chuyển hướng sang mấy quả đậu bắp. Nhưng cái giống rau quả này trơn như cá kèo, gắp mãi, gắp mãi mà không được. Bực mình rồi đấy, tôi bặm môi chọc mạnh đầu đũa xuống cái đĩa. “Tót” một cái, miếng đậu bắp luộc chết tiệt nhảy cái vèo lên mặt Thanh Tùng trước khi vô tư hạ cánh xuống mặt bàn. Ôi trời ạ!
Tôi vội vã rút tờ giấy ăn, nhổm dậy lau lau mấy cái hạt đậu lầy nhầy dính trên mặt Tùng, rối rít:
- Em xin lỗi, em xin lỗi...
Tùng đỡ lấy giấy ăn, miệng nói "Không sao đâu!". Khi đó, những ngón tay của anh vô tình chạm vào tay tôi và ánh mắt hai đứa giao nhau. Đôi mắt của người đối diện sáng lấp lánh, trong đó lại còn có cả nét dịu dàng, trìu mến và cả thoáng yêu chiều. Tôi vội thả tay ra, bối rối ngồi xuống.
Vương đập nhẹ lòng bàn tay lên trán tôi:
- Đừng có nghịch ngợm nữa, Cà Rốt!
Tùng cười:
- Tôi không sao. - Sau đó hỏi: - Dường như hai người rất thân thiết?
Đến lượt Vương đại ca cười cười, giọng nham hiểm:
- Tôi với Cà Rốt thân nhau từ tận hồi học đại học cơ. Ngày nào anh em cũng gặp nhau. Anh tin không, đến độ tôi có thể cởi trần ngồi chung một phòng với cô ấy luôn đấy!
Xạo quá! Anh ta chỉ cởi áo có mỗi một lần tỉ thí với tôi trước giải Cờ Trẻ. Sau này, dù thời tiết có nóng nực đến cỡ nào, mồ hôi mồ kê đầm đìa nhưng tôi lại không thấy anh ta "cởi" thêm một lần nào nữa. Tôi phản đối:
- Trước mặt người khác anh đừng có gọi em là Cà Rốt này, Cà Rốt nọ nữa.
Vương đáp:
- Được rồi, sau này anh sẽ gọi Cà Rốt khi chỉ có hai chúng ta thôi.
Hừ, thế còn tạm được. Tôi lại cắm mặt vào ăn, không để ý thấy đôi mắt của người mới đến đang dần tối lại.
Kết thúc bữa trưa, chúng tôi chào tạm biệt nhau trước cửa nhà hàng. Trước khi lên xe, Tùng nhìn tôi, hỏi:
- Danh thiếp của Vương thì anh có rồi, còn em... Có thể cho anh xin một tấm danh thiếp được không?
Tôi lật đật mở túi lấy danh thiếp ra. Lúc đưa cho Tùng, anh giả vờ cúi xuống, ghé sát tai tôi, nói thầm:
- Anh đã nhờ Giang đưa tận tay em một tấm danh thiếp. Sau đó anh cứ chờ mãi, nhưng không thấy ai liên lạc với anh cả.
Khi Vương lại gần, anh đã đứng thẳng dậy, phẩy phẩy tấm danh thiếp trong tay, nhìn tôi với ánh mắt khó gọi tên. Tôi không hiểu ánh mắt ấy có ý nghĩa gì. Cũng không hiểu tại sao anh lại nhờ Giang đưa danh thiếp của anh cho tôi và còn… nếu như lời Tùng nói là đúng thì tại sao anh lại chờ tôi liên lạc với anh.
Đột nhiên, tôi cảm thấy rất hoang mang. Khuôn mặt anh nhắc tôi nhớ đến một người, người mà mỗi ngày, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn phải nỗ lực từng chút từng chút một để quên đi.
Chiều thứ Sáu, một số di động lạ gọi điện cho tôi. Khi tôi bấm nút nhận, bên tai bất ngờ vang lên một giọng đàn ông, trầm ấm đến nỗi khiến cho đáy tim của tôi rung lên một nhịp.
- Chiều mai là thứ Bảy, anh có hai vé xem phim. Em có thể hỏi giúp cô Đỗ Quyên giùm anh là anh muốn tới đón cô ấy đi xem cùng, có được hay không?
Tôi bật cười. Xong rồi lại băn khoăn. Con người tôi như đang chia làm hai nửa. Một nửa lí trí kêu gào phản đối, rằng nhà ngươi hãy tỉnh táo lại một chút. Trừ một vài đường nét trên khuôn mặt giống Tuấn Anh ra, anh ta là anh ta, chẳng liên quan gì tới cậu ấy cả. Nhưng một nửa còn lại thì thủ thỉ rằng, có sao đâu, chỉ là một cuộc hẹn xem phim bình thường thôi mà.
Cuối cùng, cái nửa yếu đuối kia cũng chiến thắng. Khi tôi vừa gấp điện thoại lại, Vương đại ca từ bên ngoài bước vào phòng làm việc.
- Chiều mai tầm 5 giờ đi giao lưu cờ tướng với các bô lão trên quận nhé! Nghe nói hội cờ bô lão vừa mới xuất hiện một thành viên mới, người này từng đi du đấu giao hữu quốc tế. Anh đang ngứa tay. Anh em mình phải tới lĩnh giáo vài chiêu làm vốn chứ nhỉ!
Tôi ấp úng:
- Chiều tối mai em… em có hẹn rồi. - Điệu bộ như gà mắc tóc.
Giọng Vương nghiêm khắc như giọng giám thị:
- Hẹn? Hẹn hò á? Với ai thế? Ở đâu? Làm gì?
Thực ra, những câu tra hỏi của Vương rất chi là vô duyên và… vô lí. Bình thường thì ai hỏi bạn như vậy, bạn có thể hét vào mặt anh ta: Đi đâu, với ai, làm gì là quyền của tôi, không khiến anh chõ mũi vào… Nhưng trường hợp của Vương đại ca thì lại khác. Từ hồi học đại học cho đến tận bây giờ, suốt mấy năm trời ròng rã tôi làm nhân viên thực tập rồi đến làm cu li chính thức trong công ty của Vương đại ca, rất tự nhiên, tôi cứ cun cút phục tùng Vương một cách vô điều kiện.
Tôi lại ấp úng khai:
- Anh Tùng rủ em đi... xem phim. Cái anh lần trước ăn cơm chung ấy!
Sau đó, tôi len lén nhìn Vương đại ca, thấp thỏm y như học trò nhìn thầy giám thị. Quả nhiên, mặt Vương đại ca sầm sì lại, miệng lầu bầu một câu không đầu không cuối:
- Nhẽ nào lại vậy... nhẽ nào lại vậy...
Tôi thử thương lượng:
- Hay mai anh đi chơi cờ một mình nhé?
Mặt Vương lúc này đã đen như cái đít nồi, hạ giọng cương quyết:
- Mai tôi cũng đi xem phim. Lâu rồi không xem bộ phim nào ra hồn. Đi xem phim thôi!
- ...
Hết chương 3
- Tôi ngồi chung được không?
- Vâng, vâng, mời anh ngồi. – Vương đại ca xởi lởi đứng dậy kéo ghế.
Ngồi xuống chiếc ghế đối diện, Tùng mỉm cười nhìn tôi:
- Chào Đỗ Quyên, chúng ta lại gặp nhau.
Vương đại ca nghi ngờ:
- Hai người quen biết nhau sao?
Tôi gật khẽ đầu, cố rặn ra một nụ cười thay cho lời chào. Phục vụ mang thực đơn tới, người đối diện chọn vài món đơn giản rồi sau đó ngồi nói chuyện với Vương đại ca. Họ nói những chuyện gỉ chuyện gì tôi nghe không hiểu, đành cắm đầu vào ăn cơm, tay cầm đũa gắp lia lịa. Vừa thò đũa chưa kịp chạm vào miếng cà rốt luộc, Vương đại ca đã chặn lại:
- Ăn thứ khác đi, đừng ăn cà rốt nữa.
Tùng nhìn thấy hai đôi đũa đấu đầu với nhau, trên mặt thoáng nét khó hiểu. Vương đại ca giải thích:
- Trước đây cô ấy ăn nhiều cà rốt đến nỗi bị bệnh vàng da. Bây giờ phòng còn hơn tránh.
Ngữ điệu y như người lớn chăm con nít, không thèm chấp. Tôi làu bàu chứ không dám phản đối ra miệng,ngoan ngoãn chuyển hướng sang mấy quả đậu bắp. Nhưng cái giống rau quả này trơn như cá kèo, gắp mãi, gắp mãi mà không được. Bực mình rồi đấy, tôi bặm môi chọc mạnh đầu đũa xuống cái đĩa. “Tót” một cái, miếng đậu bắp luộc chết tiệt nhảy cái vèo lên mặt Thanh Tùng trước khi vô tư hạ cánh xuống mặt bàn. Ôi trời ạ!
Tôi vội vã rút tờ giấy ăn, nhổm dậy lau lau mấy cái hạt đậu lầy nhầy dính trên mặt Tùng, rối rít:
- Em xin lỗi, em xin lỗi...
Tùng đỡ lấy giấy ăn, miệng nói "Không sao đâu!". Khi đó, những ngón tay của anh vô tình chạm vào tay tôi và ánh mắt hai đứa giao nhau. Đôi mắt của người đối diện sáng lấp lánh, trong đó lại còn có cả nét dịu dàng, trìu mến và cả thoáng yêu chiều. Tôi vội thả tay ra, bối rối ngồi xuống.
Vương đập nhẹ lòng bàn tay lên trán tôi:
- Đừng có nghịch ngợm nữa, Cà Rốt!
Tùng cười:
- Tôi không sao. - Sau đó hỏi: - Dường như hai người rất thân thiết?
Đến lượt Vương đại ca cười cười, giọng nham hiểm:
- Tôi với Cà Rốt thân nhau từ tận hồi học đại học cơ. Ngày nào anh em cũng gặp nhau. Anh tin không, đến độ tôi có thể cởi trần ngồi chung một phòng với cô ấy luôn đấy!
Xạo quá! Anh ta chỉ cởi áo có mỗi một lần tỉ thí với tôi trước giải Cờ Trẻ. Sau này, dù thời tiết có nóng nực đến cỡ nào, mồ hôi mồ kê đầm đìa nhưng tôi lại không thấy anh ta "cởi" thêm một lần nào nữa. Tôi phản đối:
- Trước mặt người khác anh đừng có gọi em là Cà Rốt này, Cà Rốt nọ nữa.
Vương đáp:
- Được rồi, sau này anh sẽ gọi Cà Rốt khi chỉ có hai chúng ta thôi.
Hừ, thế còn tạm được. Tôi lại cắm mặt vào ăn, không để ý thấy đôi mắt của người mới đến đang dần tối lại.
Kết thúc bữa trưa, chúng tôi chào tạm biệt nhau trước cửa nhà hàng. Trước khi lên xe, Tùng nhìn tôi, hỏi:
- Danh thiếp của Vương thì anh có rồi, còn em... Có thể cho anh xin một tấm danh thiếp được không?
Tôi lật đật mở túi lấy danh thiếp ra. Lúc đưa cho Tùng, anh giả vờ cúi xuống, ghé sát tai tôi, nói thầm:
- Anh đã nhờ Giang đưa tận tay em một tấm danh thiếp. Sau đó anh cứ chờ mãi, nhưng không thấy ai liên lạc với anh cả.
Khi Vương lại gần, anh đã đứng thẳng dậy, phẩy phẩy tấm danh thiếp trong tay, nhìn tôi với ánh mắt khó gọi tên. Tôi không hiểu ánh mắt ấy có ý nghĩa gì. Cũng không hiểu tại sao anh lại nhờ Giang đưa danh thiếp của anh cho tôi và còn… nếu như lời Tùng nói là đúng thì tại sao anh lại chờ tôi liên lạc với anh.
Đột nhiên, tôi cảm thấy rất hoang mang. Khuôn mặt anh nhắc tôi nhớ đến một người, người mà mỗi ngày, cho đến tận bây giờ, tôi vẫn phải nỗ lực từng chút từng chút một để quên đi.
Chiều thứ Sáu, một số di động lạ gọi điện cho tôi. Khi tôi bấm nút nhận, bên tai bất ngờ vang lên một giọng đàn ông, trầm ấm đến nỗi khiến cho đáy tim của tôi rung lên một nhịp.
- Chiều mai là thứ Bảy, anh có hai vé xem phim. Em có thể hỏi giúp cô Đỗ Quyên giùm anh là anh muốn tới đón cô ấy đi xem cùng, có được hay không?
Tôi bật cười. Xong rồi lại băn khoăn. Con người tôi như đang chia làm hai nửa. Một nửa lí trí kêu gào phản đối, rằng nhà ngươi hãy tỉnh táo lại một chút. Trừ một vài đường nét trên khuôn mặt giống Tuấn Anh ra, anh ta là anh ta, chẳng liên quan gì tới cậu ấy cả. Nhưng một nửa còn lại thì thủ thỉ rằng, có sao đâu, chỉ là một cuộc hẹn xem phim bình thường thôi mà.
Cuối cùng, cái nửa yếu đuối kia cũng chiến thắng. Khi tôi vừa gấp điện thoại lại, Vương đại ca từ bên ngoài bước vào phòng làm việc.
- Chiều mai tầm 5 giờ đi giao lưu cờ tướng với các bô lão trên quận nhé! Nghe nói hội cờ bô lão vừa mới xuất hiện một thành viên mới, người này từng đi du đấu giao hữu quốc tế. Anh đang ngứa tay. Anh em mình phải tới lĩnh giáo vài chiêu làm vốn chứ nhỉ!
Tôi ấp úng:
- Chiều tối mai em… em có hẹn rồi. - Điệu bộ như gà mắc tóc.
Giọng Vương nghiêm khắc như giọng giám thị:
- Hẹn? Hẹn hò á? Với ai thế? Ở đâu? Làm gì?
Thực ra, những câu tra hỏi của Vương rất chi là vô duyên và… vô lí. Bình thường thì ai hỏi bạn như vậy, bạn có thể hét vào mặt anh ta: Đi đâu, với ai, làm gì là quyền của tôi, không khiến anh chõ mũi vào… Nhưng trường hợp của Vương đại ca thì lại khác. Từ hồi học đại học cho đến tận bây giờ, suốt mấy năm trời ròng rã tôi làm nhân viên thực tập rồi đến làm cu li chính thức trong công ty của Vương đại ca, rất tự nhiên, tôi cứ cun cút phục tùng Vương một cách vô điều kiện.
Tôi lại ấp úng khai:
- Anh Tùng rủ em đi... xem phim. Cái anh lần trước ăn cơm chung ấy!
Sau đó, tôi len lén nhìn Vương đại ca, thấp thỏm y như học trò nhìn thầy giám thị. Quả nhiên, mặt Vương đại ca sầm sì lại, miệng lầu bầu một câu không đầu không cuối:
- Nhẽ nào lại vậy... nhẽ nào lại vậy...
Tôi thử thương lượng:
- Hay mai anh đi chơi cờ một mình nhé?
Mặt Vương lúc này đã đen như cái đít nồi, hạ giọng cương quyết:
- Mai tôi cũng đi xem phim. Lâu rồi không xem bộ phim nào ra hồn. Đi xem phim thôi!
- ...
Hết chương 3
/18
|