Kiều Phi
ZuZu là em trai của Audeux, anh ta chính là chàng hiến binh mà tôi gặp ở Paris. Chị em nhà họ thật nhiệt tình, tốt bụng như nhau.
Anh chàng mới mười tám tuổi, cao ráo đẹp trai, cứ cười tủm tỉm, trông hơi ngượng ngùng. Cậu đang được nghỉ phép nên về quê giúp bố mẹ khi hô đang vắng nhà, chăm sóc hiệu bánh của gia đình.
Gia đình Ferrandi là người gốc Ý. Hiệu bánh của họ đã có lịch sử mấy chục năm, được sáng lập bởi ông nội của ZuZu và Audeux. Tuy mặt tiền của hiệu bánh không lớn lắm nhưng luôn nhận được sự chào đón của mọi người xung quanh nên hiệu bánh rất nổi tiếng ở khu vực này.
“Thế nhưng tới đời của chị em nhà mình thì hiệu bánh lại đang có nguy cơ phá sản”. Audeux tâm sự.
“Làm gì nghiêm trọng tới mức đấy? Rốt cuộc đã có chuyện gì vậy?” Tôi hỏi.
Audeux chỉ vào em trai nói: “Nghệ thuật làm bánh của gia đình mình chỉ truyền cho trai, không truyền cho con gái, bố mình muốn giao hiệu bánh cho ZuZu, thế nhưng nó hoàn toàn không muốn kế nghiệp chút nào”.
“Thế nó muốn làm gì?”
ZuZu đang lắp các tấm gỗ che cửa hiệu lại để chuẩn bị đóng cửa.
“Nó muốn đi châu Phi, đội mũ nồi xanh gìn giữ hòa bình”. Audeux cười ngặt nghẽo rồi nói tiếp: “Cậu thấy có buồn cười không chứ? Bây giờ cậu không tài nào hiểu nổi bọn trẻ chúng nó muốn gì đâu”.
“ZuZu không thích thì cậu có thể học nghề để kế nghiệp hiệu bánh”.
“Mình á?” Audeux đưa tay ra ngắm nghía, lắc đầu đáp: “Dùng đôi bàn tay đã ám mùi nicotin để làm bánh cho người ta ăn ư? Thôi đi, thực ra mình chẳng có ân oán gì với chính phủ, vả lại cũng chẳng muốn tự tìm lấy phiền phức”.
Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau. ZuZu đóng cửa tiệm xong thì cũng làm việc của mình. Một lát sau cậu mời chúng tôi vào ăn cơm.
“Ở TQ các cô có ăn pho mát không?” ZuZu hỏi.
“Không, không ăn” Tôi nghĩ một lát rồi nói tiếp , “cũng có nhưng không nhiều”.
Tôi nhớ lại lần đầu được Trình gia Dương dẫn đi ăn đồ Tây. Tôi đã được nếm pho mát chính cống của Pháp, khi đó thì chưa quen, nhưng sau này lại rất thích.
“Món ăn nổi tiếng nhất của TQ là sủi cảo”. Tôi giới thiệu.
“Chúng tôi cũng có”. ZuZu nói.
“Cái đó không giống đâu”. Audeux nói với em trai mình, “Nhân sủi cảo của TQ không phải pho mát, mà là rau và thịt”.
“Có ngon không?” Anh chàng nhìn tôi hỏi.
“Mấy ngày nữa tôi sẽ làm sủi cảo mời hai chị em tới chỗ tôi ăn. Có được không?”
Anh chàng cười: “Đừng nói là vài ngày nữa, nói chính xác lúc nào đi, tôi không được nghỉ phép lâu đâu”.
“Thế thì hai ngày nữa nhé. Tôi sẽ mời thêm một vài người bạn nữa. Chúng ta tụ họp một chút”.
Hai chị em đều rất vui, ZuZu nói: “Em sẽ trộm rượu của bố mang tới”.
Audeux nheo mắt nói: “Hì hì, thế thì tốt quá, chúc em thành công”.
Đúng lúc này, một con chó màu trắng rất to từ phía sau chạy tới, nó cứ cọ người vào chân tôi khiến tôi sợ hết hồn. Hai chân trước của nó gác lên người ZuZu, cậu vuốt ve phần lông trên trán, che cả mắt của nó rồi nói: “Đây là Ou Luoer, em trai của tôi”.Chỉ có người Pháp mới yêu chó như vậy, coi chó như thành viên trong gia đình.
Cậu chàng lại quay ra giới thiệu với “cậu em trai” của mình: “Ou Luoer, đây là Phi, em xem cô ấy nói tiếng Pháp có giỏi không?”.
Chú chó sủa lên một tiếng như chào tôi.
Đúng là cũng ngoan ra trò.
Nói chuyện thêm một lúc nữa thì chũng hơi muộn, tôi xin phép ra về.
Audeux nói: “Biết làm sao bây giờ? Bố mẹ mình đã lái xe đi mất rồi”.
Zu Zu nói: “Để em tiễn cho”.
Audeux nói: “Thôi đi cậu, lại định đem chiếc xe máy cà tàng của mình ra khoe khoang đấy”.
“Em đi bộ tiễn cô ấy mà”.
“Vậy cũng được”. Audeux đáp, “Phi à, có ZuZu tiễn cậu về cậu cứ yên tâm đi, nói thật cậu em mình thân thủ phi phàm đấy”.
Buổi tối ở miền Nam nước Pháp khiến tôi có cảm giác dường như biển sâu hơn và bầu trời cũng cao hơn. Bầu trời hình vòng cung đen thẫm lấp lánh muôn ngàn ánh sao, gió biển thổi tới mang theo mùi mằn mặn của nước biển và tiếng hát của đàn hải âu khiến cây cối xào xạc. Những âm thanh này khiến ta nhớ về những âm thanh trong lòng của một thời niên thiếu.
Lúc này trông ZuZu chẳng giống chị gái mình chút nào. Chúng tôi cùng nhau đi tới bến xe điện trong thành phố, cậu ấy vẫn im lặng suốt.
Xe điện đã tới, lúc sắp lên xe tôi chúc cậu ta ngủ ngon rồi tạm biệt.
Cậu ta lại lên xe cùng tôi và nói: “Tôi sẽ tiễn cô tới làng sinh viên”.
Cảnh tượng lúc này giống hệt với ngày đầu tiên tôi tới Paris, khi cậu đưa tôi tới khách sạn Thanh Niên. Đây quả là một chàng hiến binh tận tụy hết lòng.
Cậu tiễn tôi vào tận khu kí túc xá, tôi chỉ vào cánh cửa sổ trước mặt rồi nói: “Cậu nhìn thấy chưa? Kia là phòng của tôi, hai ngày nữa tới đây, chắc cậu sẽ không đi lộn phòng chứ?”
“Không đâu”. Cậu cười đáp lại, “Có điều cô phải làm nhiều sủi cảo đấy nhé”.
“Không thành vấn đề”.
Tôi nhảy chân sáo lên gác, trở về phòng mình, thay quần áo, tắm rửa. Nhìn đồng hồ tôi giật mình, đã muộn rồi. Chắc lúc nãy tôi đã đi chuyến xe cuối cùng, không hiểu lúc này ZuZu về bằng gì nữa?
Trình Gia Dương
Minh Phương vừa sinh con gái, con bé có gương mặt tròn, tóc đen dày. Ngón tay tôi bị nó túm chặt.
Tôi mang quà mà mẹ đã chuẩn bị tới thăm cô ấy. Bất ngờ gặp lại Văn Tiểu Hoa ở đó.
Văn Tiểu Hoa bế đứa bé, nhưng tay nó lại túm lấy tay tôi.
Sau đó tôi tiễn Văn Tiểu Hoa về nhà. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện về đứa bé, bố mẹ con bé vẫn chưa đặt tên cho con, Minh Phương kêu gọi chúng tôi hợp sức nghĩ tên giùm.
Tôi nói còn phải về nhà xem từ điển, Tiểu Hoa bảo: “Chữ Hán phổ thông là tốt nhất, tên càng phổ biến thì càng thành đạt”.
“Lại có lí luận như vậy sao?”
“Đúng thế mà. Anh thấy đấy, Gia Dương, Tiểu Hoa nhũng cái tên phổ biến bình thường biết bao, thế mà những người có tên như vậy lại rất tài giỏi”.
Tôi bật cười.
“Lát nữa anh có việc à?”
“Không có”. Tôi nói rồi nhìn cô ấy, cô ấy cũng nhìn tôi.
“Hay là chúng mình đi uống trà đi”. Tôi đề nghị.
“Được thôi, em biết một quán trà Đài Loan, có đủ loại hoa quả dầm đá bào”.
Văn Tiểu Hoa ăn một cốc xoài dầm, lại ăn thêm một cốc măng cụt, cô ấy thưởng thức rất say mê. Tôi cũng gọi một cốc đá bào, nhưng nó đã tan thành nước mà tôi mới ăn được một nửa. Cô ấy ăn mãi tới khi không ăn được nữa, mới ngẩng đầu lên cười với tôi: “Cảm ơn anh”.
“Cảm ơn cái gì cơ?” Tôi hỏi.
“Chờ một chút đi, chẳng kiên nhẫn chút nào. Chờ em ăn hết đã chứ”.
“Con người anh chẳng có thứ gì tốt cã, có mỗi lòng kiên nhẫn thôi”. Tôi nói thực lòng.
“Đôi khi em cảm thấy, anh là người lịch sự quá tới mức kiêu ngạo, ít nói, luôn xa cách người khác. Thực ra...”
“Ít nói chẳng qua là không biết ăn nói, còn lịch sự thì không cần biểu lộ vẻ mặt nào khác. Trên nguyên tắc, anh là người rất lười biếng”.
Cô nhìn tôi rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Từ nhỏ, em đã là người hiếu thắng. Thời học đại học, em luôn là người học giỏi nhất, đi tới những đất nước xa xôi nhất. Khi đi làm rồi cũng vậy, luôn làm những đề tài khoa học gian nan nhất, đi tới những nơi nguy hiểm, khó khăn nhất để phỏng vấn. Làm người thì nên cố gắng bởi em tin chắc rằng chỉ cần mình cố gắng là sẽ có thể hoàn thành được mục tiêu”.
Cô nhấp một ngụm nước, trên mặt vẫn là nụ cười lạnh lùng: “Mãi tới khi em gặp anh”.
“Trình gia Dương, anh có biết không, anh chính là kiểu người mà theo người nước ngoài nói, rất khó hiểu”.
“Em bắt đầu chỉ trích anh như vậy sao?”
“Em không biết anh nghĩ gì nữa. Cho dù cố gắng hết sức và tìm mọi cách để tiếp cận, nhưng sau mỗi lần gặp anh, em lại thấy anh giống như một người xa lạ. Lại trở về vạch xuất phát”.
“Bác trai bác gái khen em, anh cũng chỉ cười. Khi còn lại một mình em, đến nhìn anh cũng chẳng thèm nhìn, một câu cũng chẳng nói”.
“Đôi khi anh khiến em khủng hoảng. Khi tâm trạng tốt anh sẵn lòng cho em đi nhờ về nhà, em vui tới mức bỏ cả xe của mình lại bệnh viện. Khi rảnh rỗi lại có thể ngồi với em cả buổi chiều ăn hoa quả dầm”.
“Anh không biết em đi xe”.
“Bản thân em cũng quên mất”.
Cô cười to thừa nhận: “Cứ gặp anh là IQ của em lại về 0”.
tôi không biết nói gì nữa, vấn đề quá khó khiến người ta không biết nên trả lời như thế nào.
Cũng không thể nói xin lỗi, xin lỗi cái gì mới được chứ? Làm như vậy sẽ tồn thương cô ấy.
Tôi ngẩng đầu lên thì thấy cô đang nhìn mình đắm đuối.
Tôi cảm thấy cổ họng khô rang, không nói được gì.
Cuối cùng cô ấy thấy thất vọng, cầm lấy túi xách rồi bỏ đi.
ZuZu là em trai của Audeux, anh ta chính là chàng hiến binh mà tôi gặp ở Paris. Chị em nhà họ thật nhiệt tình, tốt bụng như nhau.
Anh chàng mới mười tám tuổi, cao ráo đẹp trai, cứ cười tủm tỉm, trông hơi ngượng ngùng. Cậu đang được nghỉ phép nên về quê giúp bố mẹ khi hô đang vắng nhà, chăm sóc hiệu bánh của gia đình.
Gia đình Ferrandi là người gốc Ý. Hiệu bánh của họ đã có lịch sử mấy chục năm, được sáng lập bởi ông nội của ZuZu và Audeux. Tuy mặt tiền của hiệu bánh không lớn lắm nhưng luôn nhận được sự chào đón của mọi người xung quanh nên hiệu bánh rất nổi tiếng ở khu vực này.
“Thế nhưng tới đời của chị em nhà mình thì hiệu bánh lại đang có nguy cơ phá sản”. Audeux tâm sự.
“Làm gì nghiêm trọng tới mức đấy? Rốt cuộc đã có chuyện gì vậy?” Tôi hỏi.
Audeux chỉ vào em trai nói: “Nghệ thuật làm bánh của gia đình mình chỉ truyền cho trai, không truyền cho con gái, bố mình muốn giao hiệu bánh cho ZuZu, thế nhưng nó hoàn toàn không muốn kế nghiệp chút nào”.
“Thế nó muốn làm gì?”
ZuZu đang lắp các tấm gỗ che cửa hiệu lại để chuẩn bị đóng cửa.
“Nó muốn đi châu Phi, đội mũ nồi xanh gìn giữ hòa bình”. Audeux cười ngặt nghẽo rồi nói tiếp: “Cậu thấy có buồn cười không chứ? Bây giờ cậu không tài nào hiểu nổi bọn trẻ chúng nó muốn gì đâu”.
“ZuZu không thích thì cậu có thể học nghề để kế nghiệp hiệu bánh”.
“Mình á?” Audeux đưa tay ra ngắm nghía, lắc đầu đáp: “Dùng đôi bàn tay đã ám mùi nicotin để làm bánh cho người ta ăn ư? Thôi đi, thực ra mình chẳng có ân oán gì với chính phủ, vả lại cũng chẳng muốn tự tìm lấy phiền phức”.
Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau. ZuZu đóng cửa tiệm xong thì cũng làm việc của mình. Một lát sau cậu mời chúng tôi vào ăn cơm.
“Ở TQ các cô có ăn pho mát không?” ZuZu hỏi.
“Không, không ăn” Tôi nghĩ một lát rồi nói tiếp , “cũng có nhưng không nhiều”.
Tôi nhớ lại lần đầu được Trình gia Dương dẫn đi ăn đồ Tây. Tôi đã được nếm pho mát chính cống của Pháp, khi đó thì chưa quen, nhưng sau này lại rất thích.
“Món ăn nổi tiếng nhất của TQ là sủi cảo”. Tôi giới thiệu.
“Chúng tôi cũng có”. ZuZu nói.
“Cái đó không giống đâu”. Audeux nói với em trai mình, “Nhân sủi cảo của TQ không phải pho mát, mà là rau và thịt”.
“Có ngon không?” Anh chàng nhìn tôi hỏi.
“Mấy ngày nữa tôi sẽ làm sủi cảo mời hai chị em tới chỗ tôi ăn. Có được không?”
Anh chàng cười: “Đừng nói là vài ngày nữa, nói chính xác lúc nào đi, tôi không được nghỉ phép lâu đâu”.
“Thế thì hai ngày nữa nhé. Tôi sẽ mời thêm một vài người bạn nữa. Chúng ta tụ họp một chút”.
Hai chị em đều rất vui, ZuZu nói: “Em sẽ trộm rượu của bố mang tới”.
Audeux nheo mắt nói: “Hì hì, thế thì tốt quá, chúc em thành công”.
Đúng lúc này, một con chó màu trắng rất to từ phía sau chạy tới, nó cứ cọ người vào chân tôi khiến tôi sợ hết hồn. Hai chân trước của nó gác lên người ZuZu, cậu vuốt ve phần lông trên trán, che cả mắt của nó rồi nói: “Đây là Ou Luoer, em trai của tôi”.Chỉ có người Pháp mới yêu chó như vậy, coi chó như thành viên trong gia đình.
Cậu chàng lại quay ra giới thiệu với “cậu em trai” của mình: “Ou Luoer, đây là Phi, em xem cô ấy nói tiếng Pháp có giỏi không?”.
Chú chó sủa lên một tiếng như chào tôi.
Đúng là cũng ngoan ra trò.
Nói chuyện thêm một lúc nữa thì chũng hơi muộn, tôi xin phép ra về.
Audeux nói: “Biết làm sao bây giờ? Bố mẹ mình đã lái xe đi mất rồi”.
Zu Zu nói: “Để em tiễn cho”.
Audeux nói: “Thôi đi cậu, lại định đem chiếc xe máy cà tàng của mình ra khoe khoang đấy”.
“Em đi bộ tiễn cô ấy mà”.
“Vậy cũng được”. Audeux đáp, “Phi à, có ZuZu tiễn cậu về cậu cứ yên tâm đi, nói thật cậu em mình thân thủ phi phàm đấy”.
Buổi tối ở miền Nam nước Pháp khiến tôi có cảm giác dường như biển sâu hơn và bầu trời cũng cao hơn. Bầu trời hình vòng cung đen thẫm lấp lánh muôn ngàn ánh sao, gió biển thổi tới mang theo mùi mằn mặn của nước biển và tiếng hát của đàn hải âu khiến cây cối xào xạc. Những âm thanh này khiến ta nhớ về những âm thanh trong lòng của một thời niên thiếu.
Lúc này trông ZuZu chẳng giống chị gái mình chút nào. Chúng tôi cùng nhau đi tới bến xe điện trong thành phố, cậu ấy vẫn im lặng suốt.
Xe điện đã tới, lúc sắp lên xe tôi chúc cậu ta ngủ ngon rồi tạm biệt.
Cậu ta lại lên xe cùng tôi và nói: “Tôi sẽ tiễn cô tới làng sinh viên”.
Cảnh tượng lúc này giống hệt với ngày đầu tiên tôi tới Paris, khi cậu đưa tôi tới khách sạn Thanh Niên. Đây quả là một chàng hiến binh tận tụy hết lòng.
Cậu tiễn tôi vào tận khu kí túc xá, tôi chỉ vào cánh cửa sổ trước mặt rồi nói: “Cậu nhìn thấy chưa? Kia là phòng của tôi, hai ngày nữa tới đây, chắc cậu sẽ không đi lộn phòng chứ?”
“Không đâu”. Cậu cười đáp lại, “Có điều cô phải làm nhiều sủi cảo đấy nhé”.
“Không thành vấn đề”.
Tôi nhảy chân sáo lên gác, trở về phòng mình, thay quần áo, tắm rửa. Nhìn đồng hồ tôi giật mình, đã muộn rồi. Chắc lúc nãy tôi đã đi chuyến xe cuối cùng, không hiểu lúc này ZuZu về bằng gì nữa?
Trình Gia Dương
Minh Phương vừa sinh con gái, con bé có gương mặt tròn, tóc đen dày. Ngón tay tôi bị nó túm chặt.
Tôi mang quà mà mẹ đã chuẩn bị tới thăm cô ấy. Bất ngờ gặp lại Văn Tiểu Hoa ở đó.
Văn Tiểu Hoa bế đứa bé, nhưng tay nó lại túm lấy tay tôi.
Sau đó tôi tiễn Văn Tiểu Hoa về nhà. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện về đứa bé, bố mẹ con bé vẫn chưa đặt tên cho con, Minh Phương kêu gọi chúng tôi hợp sức nghĩ tên giùm.
Tôi nói còn phải về nhà xem từ điển, Tiểu Hoa bảo: “Chữ Hán phổ thông là tốt nhất, tên càng phổ biến thì càng thành đạt”.
“Lại có lí luận như vậy sao?”
“Đúng thế mà. Anh thấy đấy, Gia Dương, Tiểu Hoa nhũng cái tên phổ biến bình thường biết bao, thế mà những người có tên như vậy lại rất tài giỏi”.
Tôi bật cười.
“Lát nữa anh có việc à?”
“Không có”. Tôi nói rồi nhìn cô ấy, cô ấy cũng nhìn tôi.
“Hay là chúng mình đi uống trà đi”. Tôi đề nghị.
“Được thôi, em biết một quán trà Đài Loan, có đủ loại hoa quả dầm đá bào”.
Văn Tiểu Hoa ăn một cốc xoài dầm, lại ăn thêm một cốc măng cụt, cô ấy thưởng thức rất say mê. Tôi cũng gọi một cốc đá bào, nhưng nó đã tan thành nước mà tôi mới ăn được một nửa. Cô ấy ăn mãi tới khi không ăn được nữa, mới ngẩng đầu lên cười với tôi: “Cảm ơn anh”.
“Cảm ơn cái gì cơ?” Tôi hỏi.
“Chờ một chút đi, chẳng kiên nhẫn chút nào. Chờ em ăn hết đã chứ”.
“Con người anh chẳng có thứ gì tốt cã, có mỗi lòng kiên nhẫn thôi”. Tôi nói thực lòng.
“Đôi khi em cảm thấy, anh là người lịch sự quá tới mức kiêu ngạo, ít nói, luôn xa cách người khác. Thực ra...”
“Ít nói chẳng qua là không biết ăn nói, còn lịch sự thì không cần biểu lộ vẻ mặt nào khác. Trên nguyên tắc, anh là người rất lười biếng”.
Cô nhìn tôi rồi lại nhìn ra ngoài cửa sổ.
“Từ nhỏ, em đã là người hiếu thắng. Thời học đại học, em luôn là người học giỏi nhất, đi tới những đất nước xa xôi nhất. Khi đi làm rồi cũng vậy, luôn làm những đề tài khoa học gian nan nhất, đi tới những nơi nguy hiểm, khó khăn nhất để phỏng vấn. Làm người thì nên cố gắng bởi em tin chắc rằng chỉ cần mình cố gắng là sẽ có thể hoàn thành được mục tiêu”.
Cô nhấp một ngụm nước, trên mặt vẫn là nụ cười lạnh lùng: “Mãi tới khi em gặp anh”.
“Trình gia Dương, anh có biết không, anh chính là kiểu người mà theo người nước ngoài nói, rất khó hiểu”.
“Em bắt đầu chỉ trích anh như vậy sao?”
“Em không biết anh nghĩ gì nữa. Cho dù cố gắng hết sức và tìm mọi cách để tiếp cận, nhưng sau mỗi lần gặp anh, em lại thấy anh giống như một người xa lạ. Lại trở về vạch xuất phát”.
“Bác trai bác gái khen em, anh cũng chỉ cười. Khi còn lại một mình em, đến nhìn anh cũng chẳng thèm nhìn, một câu cũng chẳng nói”.
“Đôi khi anh khiến em khủng hoảng. Khi tâm trạng tốt anh sẵn lòng cho em đi nhờ về nhà, em vui tới mức bỏ cả xe của mình lại bệnh viện. Khi rảnh rỗi lại có thể ngồi với em cả buổi chiều ăn hoa quả dầm”.
“Anh không biết em đi xe”.
“Bản thân em cũng quên mất”.
Cô cười to thừa nhận: “Cứ gặp anh là IQ của em lại về 0”.
tôi không biết nói gì nữa, vấn đề quá khó khiến người ta không biết nên trả lời như thế nào.
Cũng không thể nói xin lỗi, xin lỗi cái gì mới được chứ? Làm như vậy sẽ tồn thương cô ấy.
Tôi ngẩng đầu lên thì thấy cô đang nhìn mình đắm đuối.
Tôi cảm thấy cổ họng khô rang, không nói được gì.
Cuối cùng cô ấy thấy thất vọng, cầm lấy túi xách rồi bỏ đi.
/69
|