Kiều Phi
Hằng ngày tôi lên lớp, cuối tuần nghỉ. Nói chung chúng tôi chỉ học về những từ và mẫu câu mang đậm sắc thái TQ. Phần lớn thời gian chúng tôi luyện tập dịch đuổi và dịch cabin, giống như thời tôi học ở Montpellier. Có lúc lại đi kiến tập cùng những phiên dịch chủ chốt tại một số buổi gặp gỡ với người nước ngoài. Ngoài việc được bao ăn ba bữa một ngày, tôi còn được hưởng mức lương hơn hai nghìn tệ. Tôi cảm thấy thật sự hài lòng.
Đôi lúc tôi gặp Gia Dương, đôi khi chúng tôi đang học anh lại tới xem. Tôi liền giả bộ hỏi thầy giáo: “Cái anh họ Trình kia sao lại hay tới đây thế hả thầy?”
“Ngoài việc làm phiên dịch, anh ấy còn phụ trách quản lý chúng em nữa sao?”
“Người có năng lực thì phải làm nhiều thôi”. Thầy giáo của tôi đáp lại.
Trong lớp tôi xuất hiện một số bạn hâm mộ Gia Dương. Mỗi khi anh tới, đám con gái lại ồn ào hẳn lên. Tôi cảm thấy vô cùng tức giận, đã tốt nghiệp rồi có biết không hử? Sao cứ như là nữ sinh mãi vậy? Trong một buổi ăn trưa, cô gái tới từ Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải đã rất thẳng thắn lên tiếng: “Kiều Phi à, cậu ngoài miệng nói không thích, ai biết được trong lòng cậu đang suy tính gì chứ?”
Không ngờ lại có người mặt dày mày dạn tới vậy? Tôi tuy tức điên lên nhưng vẫn không nhịn được cười.
Bỗng sự chú ý của họ không hướng vào tôi nữa.
Có người vẫy tôi: “Anh à, anh à, tới chỗ này ngồi đi”.
Tôi quay lại thì thấy Trình Gia Dương đang bê khay thức ăn tới chỗ chúng tôi. Trong tay anh là hộp trà xanh đá.
Anh liền tiến đến bàn của chúng tôi, mọi người tranh nhau nói chuyện với anh. Nội dung câu chuyện rất hời hợt, phù phiếm chỉ là nói cho vui nhưng Gia Dương vẫn rất hòa nhã đáp lại.
Tôi ăn xong vừa cắm ống hút uống sữa tham gia nói chuyện, phụ họa, rồi cười.
Triệu Bằng Viễn cùng một số bạn nam nữa cũng vừa ăn xong liền nhập hội tán chuyện. Lúc đó chúng tôi đã rất thân với nhau rồi.
Tiểu Triệu hỏi Gia Dương: “Anh à tới khi nào thì bọn em mới có quyết định phân tới các bộ phận hả anh?”
Gia Dương đáp lại: “Sau Quốc khánh sẽ có. Mọi năm vào đều dịp này”.
Lúc này Gia Dương đưa mắt nhìn tôi.
Ăn xong cơm, anh cầm cốc trà xanh rồi đứng dậy. Trước khi đi còn nói với chúng tôi: “Các bạn cứ ngồi tiếp đi nhé, tôi phải về văn phòng đây”.
Lúc Gia Dương đi ngang qua tôi liền nhắc nhở: “Anh à, ăn cơm xong mà uống trà sẽ rất không tốt cho dạ dày đấy”.
Gia Dương dừng lại nhìn tôi rồi lại nhìn cốc trà trong tay: “Thế ư. Cảm ơn bạn. Tôi lại cứ tưởng như vậy sẽ tỉnh táo hơn”.
Nói rồi anh bỏ đi.
Tôi nhớ anh ấy từng kể, có một hôm đã bị đau dạ dày rất dữ dội.
Chiều hôm đó thầy Ngô đem tới rất nhiều tài liệu để chúng tôi dịch. Mọi người đều ấm ức nhưng vẫn phải làm, cuối tuần rồi mà còn cho nhiều bài tập thế này, không hiểu họ có cho chúng tôi được sống nữa không?
Thầy Ngô nói, làm thế này là tốt cho các bạn. Phiên dịch là gì, phiên dịch tức là phải chuẩn bị tốt hơn bất kì người nào. Bây giờ cho các bạn dịch nhiều còn tốt hơn sau này gặp phải những vấn đề mà cứng cả lưỡi không dịch nổi.
Chắc chắn trước khi hết giờ sẽ không dịch hết được, chúng tôi chia nhỏ ra cho từng người mang về nhà dịch. Tới thứ Hai tuần sau ghép lại rồi nộp cho thầy.
Tôi dịch tương đối nhanh, vì đã định ở lại văn phòng dịch xong mới về. Một là từ điển và các tư liệu ở đây tương đối đầy đủ, hai là tôi rất hiêu thói quen sinh hoạt của chị Đặng, cùng phòng. Cuối tuần bạn trai của chị ấy tới chơi, tôi sẽ cố gắng nhường không gian rộng rãi cho họ.
Tôi ăn cơm ở nhà ăn, sau đó mua một ít đồ ăn vặt rồi trở về phòng làm việc tiếp. Tới khi dịch gần xong thì tôi mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Có ai đó kéo tay gọi tôi dậy.
Tôi còn tưởng mình đang mơ, bởi trước mắt tôi lúc này là Trình Gia Dương.
Tôi nhìn anh, đầu đau dữ dội.
Gia Dương lấy khăm mùi soa ra lau miệng cho tôi: “Có phải hồi nhỏ em bị người khác nhéo má nhiều quá phải không? Đã lớn thế này rồi mà ngủ còn chảy rãi”.
Hóa ra không phải là tôi đang nằm mơ, vậy là có rất nhiều việc không thể làm được nữa rồi.
Tôi thở dài, thu dọn đồ đạc của mình.
Vẫn còn một ít tài liệu chưa dịch xong, đành phải mang về nhà dịch tiếp vậy.
“Sao em chăm chỉ vậy?” Gia Dương hỏi.
“Chẳng có cách nào cả, bài tập nhiều quá. Mấy giờ rồi anh?”
“Mười giờ”.
“Thế anh còn ở đây làm gì nữa? Đã muộn thế này rồi”.
“Anh đang viết một văn bản, nhìn thấy chỗ bọn em vẫn sáng đèn, anh liền qua xem sao”.
Anh tắt đèn, hai chúng tôi cùng xuống cầu thang.
Lúc này trong Bộ Ngoại giao, một số phòng ban vẫn sáng đèn, các đồng nghiệp vội vàng ra vào làm việc. Chú đầu bếp vẫn còn mang đồ ăn đêm lên.
Chúng tôi đi ra bên ngoài, Gia Dương hỏi tôi: “Em đi về bằng gì?”.
“Đi tàu điện ngầm thôi”.
Anh ấy nhìn tôi: “Để anh đưa em về”
“Có tiện không anh?”
“Em nói gì thế?”
Tôi đi cùng anh ra bãi đỗ xe, sau đó ngồi lên xe.
Anh ấy cúi đầu, không nói gì, sau đó giúp tôi thắt dây an toàn. Cánh tay anh nóng rực.
“Nhà em ở đường Ngọc Tuyền”
“Ừ”.
tôi ngồi trên chiếc xe đã từng rất quen thuộc. Bên cạnh tôi là người đàn ông cũng từng rất quen thuộc. Chúng tôi đi xuyên qua thành phố.
Thành phố giờ này đã không còn huyên náo, nhộn nhịp như ban ngày nữa mà bỗng trở nên im ắng và dịu dàng vô cùng.
Tôi mở cửa sổ, dựa vào ghế, sau đó đưa mắt chăm chú quan sát màn đêm bên ngoài, cảm nhận được sự mơn trớn, ẩm ướt của những cơn gió đêm.
Chúng tôi cứ như vậy cho đến khi tới tòa nhà xây kiểu thời xưa mà tôi ở.
Tôi nói: “Sao anh biết em sống ở đây?”
“Anh thấy địa chỉ em điền trong bảng đăng kí”.
“Ồ”
“Ở tầng mấy?”
“Tầng ba”.
Trong màn đêm, ánh đèn trong xe phát ra những tia sáng màu vàng nhạt, khuôn mặt anh, đôi mắt anh lúc này bỗng trở nên sinh động, đẹp đẽ vô cùng.
“Đã khuya lắm rồi”. Tôi nói.
“Đúng vậy”. Anh trả lời.
“Em về đi”
“Vâng”
Tôi mở cửa xuống xe, tớ cổng toà nhà tôi quay lại nói: “Cảm ơn anh”.
Trong xe, anh lắc lắc đầu.
Tôi về nhà chị Đặng đang ngồi xem ti vi trong phòng, người yêu chị vẫn chưa tới.
Tôi chạy lên sân thượng, nhìn xe của Gia Dương phóng đi.
Nào ngờ chị Đặng cũng chạy theo lên sân thượng, chị hỏi: “Sao thế? Ai đưa em về vậy?”
“Chị quan tâm đến nhiều việc như vậy làm gì thế?”
“Một chiếc xe hạng sang”.
Tôi đi xuống phòng, bỗng cảm thấy rất đói, liền đun nước nấu mì ăn.
Tôi hỏi: “Sao hôm nay bạn trai chị không tới?”.
Chị không trả lời nét mặt chị trông rất lạ.
Chị Đặng ngồi xếp tròn trên ghế sô pha, hai tay đặt trên hai đầu gối, nhắm mắt hít thở sâu.
“Sao chị lại luyện khí công giờ này?”
“Trẻ con biết gì mà nói, chị đang luyện yoga”. Chị chậm rãi trả lời.
Lúc chúng tôi cùng đánh răng trước khi đi ngủ, chị Đặng nói: “Chị và anh ấy đã chia tay nhau rồi”.
“Tại sao? Nguyên nhân là gì vậy? Tuần trước anh chị còn quấn quít bên nhau kia mà, anh chị yêu nhau đã được sáu năm rồi phải không?”
“Them vào ba năm cấp ba tổng cộng đã chín năm rồi”.
“Cũng chẳng có cách nào nữa, chị cảm thấy ở cùng anh ấy rất gian nan, vất vả. Tiền kiếm không được bao nhiêu lại suốt ngày đi ngoại tỉnh, tới lúc nào bọn chị mới có đủ tiền để làm đám cưới, để mua nhà chứ? Con cái sau này sẽ nuôi dạy thế nào?”
“Thế chia tay với anh ấy rồi, chị thấy thế nào?”
“Ít nhất chị thấy áp lực đối với mình giảm hẳn, không cần phải suy nghĩ cho người khác nữa, chỉ cần mình cảm thấy vu là tốt rồi”.
Chị rửa mặt, lau mặt, nhìn tôi trong gương.
“Chị sẽ tìm một người có tiền. Ít nhất phải có xe, có nhà ở thành phố này”.
Chị Đặng nói chẳng sai chút nào, hiện thực cuốc sống khiến mọi thứ đều dễ dàng đổi thay, huống hồ bản thân con người vốn đã vô thường.
Hằng ngày tôi lên lớp, cuối tuần nghỉ. Nói chung chúng tôi chỉ học về những từ và mẫu câu mang đậm sắc thái TQ. Phần lớn thời gian chúng tôi luyện tập dịch đuổi và dịch cabin, giống như thời tôi học ở Montpellier. Có lúc lại đi kiến tập cùng những phiên dịch chủ chốt tại một số buổi gặp gỡ với người nước ngoài. Ngoài việc được bao ăn ba bữa một ngày, tôi còn được hưởng mức lương hơn hai nghìn tệ. Tôi cảm thấy thật sự hài lòng.
Đôi lúc tôi gặp Gia Dương, đôi khi chúng tôi đang học anh lại tới xem. Tôi liền giả bộ hỏi thầy giáo: “Cái anh họ Trình kia sao lại hay tới đây thế hả thầy?”
“Ngoài việc làm phiên dịch, anh ấy còn phụ trách quản lý chúng em nữa sao?”
“Người có năng lực thì phải làm nhiều thôi”. Thầy giáo của tôi đáp lại.
Trong lớp tôi xuất hiện một số bạn hâm mộ Gia Dương. Mỗi khi anh tới, đám con gái lại ồn ào hẳn lên. Tôi cảm thấy vô cùng tức giận, đã tốt nghiệp rồi có biết không hử? Sao cứ như là nữ sinh mãi vậy? Trong một buổi ăn trưa, cô gái tới từ Học viện Ngoại ngữ Thượng Hải đã rất thẳng thắn lên tiếng: “Kiều Phi à, cậu ngoài miệng nói không thích, ai biết được trong lòng cậu đang suy tính gì chứ?”
Không ngờ lại có người mặt dày mày dạn tới vậy? Tôi tuy tức điên lên nhưng vẫn không nhịn được cười.
Bỗng sự chú ý của họ không hướng vào tôi nữa.
Có người vẫy tôi: “Anh à, anh à, tới chỗ này ngồi đi”.
Tôi quay lại thì thấy Trình Gia Dương đang bê khay thức ăn tới chỗ chúng tôi. Trong tay anh là hộp trà xanh đá.
Anh liền tiến đến bàn của chúng tôi, mọi người tranh nhau nói chuyện với anh. Nội dung câu chuyện rất hời hợt, phù phiếm chỉ là nói cho vui nhưng Gia Dương vẫn rất hòa nhã đáp lại.
Tôi ăn xong vừa cắm ống hút uống sữa tham gia nói chuyện, phụ họa, rồi cười.
Triệu Bằng Viễn cùng một số bạn nam nữa cũng vừa ăn xong liền nhập hội tán chuyện. Lúc đó chúng tôi đã rất thân với nhau rồi.
Tiểu Triệu hỏi Gia Dương: “Anh à tới khi nào thì bọn em mới có quyết định phân tới các bộ phận hả anh?”
Gia Dương đáp lại: “Sau Quốc khánh sẽ có. Mọi năm vào đều dịp này”.
Lúc này Gia Dương đưa mắt nhìn tôi.
Ăn xong cơm, anh cầm cốc trà xanh rồi đứng dậy. Trước khi đi còn nói với chúng tôi: “Các bạn cứ ngồi tiếp đi nhé, tôi phải về văn phòng đây”.
Lúc Gia Dương đi ngang qua tôi liền nhắc nhở: “Anh à, ăn cơm xong mà uống trà sẽ rất không tốt cho dạ dày đấy”.
Gia Dương dừng lại nhìn tôi rồi lại nhìn cốc trà trong tay: “Thế ư. Cảm ơn bạn. Tôi lại cứ tưởng như vậy sẽ tỉnh táo hơn”.
Nói rồi anh bỏ đi.
Tôi nhớ anh ấy từng kể, có một hôm đã bị đau dạ dày rất dữ dội.
Chiều hôm đó thầy Ngô đem tới rất nhiều tài liệu để chúng tôi dịch. Mọi người đều ấm ức nhưng vẫn phải làm, cuối tuần rồi mà còn cho nhiều bài tập thế này, không hiểu họ có cho chúng tôi được sống nữa không?
Thầy Ngô nói, làm thế này là tốt cho các bạn. Phiên dịch là gì, phiên dịch tức là phải chuẩn bị tốt hơn bất kì người nào. Bây giờ cho các bạn dịch nhiều còn tốt hơn sau này gặp phải những vấn đề mà cứng cả lưỡi không dịch nổi.
Chắc chắn trước khi hết giờ sẽ không dịch hết được, chúng tôi chia nhỏ ra cho từng người mang về nhà dịch. Tới thứ Hai tuần sau ghép lại rồi nộp cho thầy.
Tôi dịch tương đối nhanh, vì đã định ở lại văn phòng dịch xong mới về. Một là từ điển và các tư liệu ở đây tương đối đầy đủ, hai là tôi rất hiêu thói quen sinh hoạt của chị Đặng, cùng phòng. Cuối tuần bạn trai của chị ấy tới chơi, tôi sẽ cố gắng nhường không gian rộng rãi cho họ.
Tôi ăn cơm ở nhà ăn, sau đó mua một ít đồ ăn vặt rồi trở về phòng làm việc tiếp. Tới khi dịch gần xong thì tôi mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Có ai đó kéo tay gọi tôi dậy.
Tôi còn tưởng mình đang mơ, bởi trước mắt tôi lúc này là Trình Gia Dương.
Tôi nhìn anh, đầu đau dữ dội.
Gia Dương lấy khăm mùi soa ra lau miệng cho tôi: “Có phải hồi nhỏ em bị người khác nhéo má nhiều quá phải không? Đã lớn thế này rồi mà ngủ còn chảy rãi”.
Hóa ra không phải là tôi đang nằm mơ, vậy là có rất nhiều việc không thể làm được nữa rồi.
Tôi thở dài, thu dọn đồ đạc của mình.
Vẫn còn một ít tài liệu chưa dịch xong, đành phải mang về nhà dịch tiếp vậy.
“Sao em chăm chỉ vậy?” Gia Dương hỏi.
“Chẳng có cách nào cả, bài tập nhiều quá. Mấy giờ rồi anh?”
“Mười giờ”.
“Thế anh còn ở đây làm gì nữa? Đã muộn thế này rồi”.
“Anh đang viết một văn bản, nhìn thấy chỗ bọn em vẫn sáng đèn, anh liền qua xem sao”.
Anh tắt đèn, hai chúng tôi cùng xuống cầu thang.
Lúc này trong Bộ Ngoại giao, một số phòng ban vẫn sáng đèn, các đồng nghiệp vội vàng ra vào làm việc. Chú đầu bếp vẫn còn mang đồ ăn đêm lên.
Chúng tôi đi ra bên ngoài, Gia Dương hỏi tôi: “Em đi về bằng gì?”.
“Đi tàu điện ngầm thôi”.
Anh ấy nhìn tôi: “Để anh đưa em về”
“Có tiện không anh?”
“Em nói gì thế?”
Tôi đi cùng anh ra bãi đỗ xe, sau đó ngồi lên xe.
Anh ấy cúi đầu, không nói gì, sau đó giúp tôi thắt dây an toàn. Cánh tay anh nóng rực.
“Nhà em ở đường Ngọc Tuyền”
“Ừ”.
tôi ngồi trên chiếc xe đã từng rất quen thuộc. Bên cạnh tôi là người đàn ông cũng từng rất quen thuộc. Chúng tôi đi xuyên qua thành phố.
Thành phố giờ này đã không còn huyên náo, nhộn nhịp như ban ngày nữa mà bỗng trở nên im ắng và dịu dàng vô cùng.
Tôi mở cửa sổ, dựa vào ghế, sau đó đưa mắt chăm chú quan sát màn đêm bên ngoài, cảm nhận được sự mơn trớn, ẩm ướt của những cơn gió đêm.
Chúng tôi cứ như vậy cho đến khi tới tòa nhà xây kiểu thời xưa mà tôi ở.
Tôi nói: “Sao anh biết em sống ở đây?”
“Anh thấy địa chỉ em điền trong bảng đăng kí”.
“Ồ”
“Ở tầng mấy?”
“Tầng ba”.
Trong màn đêm, ánh đèn trong xe phát ra những tia sáng màu vàng nhạt, khuôn mặt anh, đôi mắt anh lúc này bỗng trở nên sinh động, đẹp đẽ vô cùng.
“Đã khuya lắm rồi”. Tôi nói.
“Đúng vậy”. Anh trả lời.
“Em về đi”
“Vâng”
Tôi mở cửa xuống xe, tớ cổng toà nhà tôi quay lại nói: “Cảm ơn anh”.
Trong xe, anh lắc lắc đầu.
Tôi về nhà chị Đặng đang ngồi xem ti vi trong phòng, người yêu chị vẫn chưa tới.
Tôi chạy lên sân thượng, nhìn xe của Gia Dương phóng đi.
Nào ngờ chị Đặng cũng chạy theo lên sân thượng, chị hỏi: “Sao thế? Ai đưa em về vậy?”
“Chị quan tâm đến nhiều việc như vậy làm gì thế?”
“Một chiếc xe hạng sang”.
Tôi đi xuống phòng, bỗng cảm thấy rất đói, liền đun nước nấu mì ăn.
Tôi hỏi: “Sao hôm nay bạn trai chị không tới?”.
Chị không trả lời nét mặt chị trông rất lạ.
Chị Đặng ngồi xếp tròn trên ghế sô pha, hai tay đặt trên hai đầu gối, nhắm mắt hít thở sâu.
“Sao chị lại luyện khí công giờ này?”
“Trẻ con biết gì mà nói, chị đang luyện yoga”. Chị chậm rãi trả lời.
Lúc chúng tôi cùng đánh răng trước khi đi ngủ, chị Đặng nói: “Chị và anh ấy đã chia tay nhau rồi”.
“Tại sao? Nguyên nhân là gì vậy? Tuần trước anh chị còn quấn quít bên nhau kia mà, anh chị yêu nhau đã được sáu năm rồi phải không?”
“Them vào ba năm cấp ba tổng cộng đã chín năm rồi”.
“Cũng chẳng có cách nào nữa, chị cảm thấy ở cùng anh ấy rất gian nan, vất vả. Tiền kiếm không được bao nhiêu lại suốt ngày đi ngoại tỉnh, tới lúc nào bọn chị mới có đủ tiền để làm đám cưới, để mua nhà chứ? Con cái sau này sẽ nuôi dạy thế nào?”
“Thế chia tay với anh ấy rồi, chị thấy thế nào?”
“Ít nhất chị thấy áp lực đối với mình giảm hẳn, không cần phải suy nghĩ cho người khác nữa, chỉ cần mình cảm thấy vu là tốt rồi”.
Chị rửa mặt, lau mặt, nhìn tôi trong gương.
“Chị sẽ tìm một người có tiền. Ít nhất phải có xe, có nhà ở thành phố này”.
Chị Đặng nói chẳng sai chút nào, hiện thực cuốc sống khiến mọi thứ đều dễ dàng đổi thay, huống hồ bản thân con người vốn đã vô thường.
/69
|