Lý Hạo mừng rơn khi tìm được hai nhân tài ưng ý. Trước khi quyết định chọn hai người Lý Văn Quý và Ngô Công Tài, hắn đã khoanh vùng ra mười người. Sau quá trình điều tra cặn kẽ về thân thế và quá khứ của họ, hắn liền chọn hai người này. Cho vời hai người vào điện Trường Xuân, phỏng vấn cả hai hết một buổi chiều, hắn cực kỳ hài lòng trước biểu hiện của họ, quyết định cho họ nhận chức vụ đặc biệt mà hắn mới quy định, chức thư ký.
Đối với việc hắn hạ chỉ đề xuất chức quan thư ký, Tô Trung Từ chẳng buồn phản đối. Đây là chức vị hữu danh vô thực, không có chút quyền hành nào, chức thư ký so với mấy tên thái giám ẻo lả cũng không khác nhau là mấy.
Nhiệm vụ hàng ngày của Lý Văn Quý và Ngô Công Tài là chủ yếu sắp xếp lại văn thư, tấu chương cho Lý Hạo. Ngoài ra, Lý Hạo còn yêu cầu họ một nhiệm vụ tuyệt đối bí mật, duyệt tất cả những tấu chương hàng ngày mà Lý Hạo đã đóng dấu qua. Cả hai phải sao chép ra một bản tấu chương khác. Đối với mỗi tấu chương, hai người sẽ thảo luận và nêu ra những ưu, khuyết điểm, phương hướng giải quyết, rồi ghi lại ý kiến của mỗi người vào bên dưới bản tấu chương sao chép.
* * * * * * * * * *
Chắp hai tay sau đít, lững thững đi dạo trong ngự hoa viên, Lý Hạo thở phào nhẹ nhõm, thỏa mãn với những bố trí, sắp xếp của mình. Cơ bản, mọi chuyện đã tiến triển theo đúng kế hoạch đã đề ra, chỉ còn một số vấn đề cần phải giải quyết nữa. Bước đi không mục đích hồi lâu, hắn cảm thấy nhàm chán. Mọi nơi trong Hoàng cung hắn đều đã dạo qua hết rồi, không còn nơi nào để thăm thú nữa.
Thế là Lý Hạo quyết định đổi gió, rảo bước tiến về phía cổng Hoàng thành. Lý Thông đang cưỡi ngựa đi nước kiệu dẫn theo một đội lính khoảng ba mươi người, trông thấy Lý Hạo chậm rãi tiến về phía hắn, Lý Thông vội vã xuống ngựa, nhanh chóng đi lên hành lễ: “Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.”
“Các khanh bình thân. Lý Thông đi với trẫm.” Lý Hạo vừa nói vừa tiến về phía cổng Hoàng thành.
Đám lính đồng loạt đứng dậy, Lý Thông bước theo phía sau Lý Hạo, cất tiếng hỏi: “Bẩm hoàng thượng, có chuyện gì vậy?”
“Buồn chán, muốn ra khỏi bức tường vô vị này, tham quan kinh thành xem có gì hứng thú hay không?” Lý Hạo bình thản trả lời.
“Hoàng thượng dự định đi vi hành sao? Hoàng thượng đợi một lát, để thần sai người kiếm vài bộ quần áo dân thường đã.” Lý Thông ngẫm nghĩ đoạn nói.
“Ha ha, không ngờ kẻ thô kệch như khanh lại là một người chu đáo. Đợi thì đợi.” Chăm chú nhìn Lý Thông, Lý Hạo cười cười nói.
Sau khi tha phục dân thường, Lý Hạo cùng với Lý Thông, Lê Việt Công và bốn cao thủ Túc vệ quân rời Hoàng thành, hòa mình vào đời sống nhộn nhịp của phố phường Thăng Long. Lúc đầu, Lý Thông định mang theo đội lính ba mươi người để bảo vệ Lý Hạo. Nhưng Lý Hạo cật lực phản đối, bảo rằng đi cả đám rình rang như thế sẽ mất cảm giác thú vị khi dạo chơi, rốt cuộc Lý Thông đành khuất phục mà chiều theo ý của hắn.
Phố phường ở kinh thành Thăng Long vốn là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất, nằm ở phía đông của Hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố ở Thăng Long là các phố nghề. Dân tài tứ xứ kéo về kinh thành, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Thăng Long, ở đất Thăng Long, đó là cách sành mặc, sành chơi, sành ăn, sành làm. Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng bao diêm. Các dãy nhà này vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.
“Việt Công, ngươi nhìn xem, dãy nhà này toàn là bán nón, những cái nón ở đây ngộ nghĩnh thế nhỉ.” Lý Hạo vờ vịt cầm cái nón rộng vành đang bày bán trên gian hàng lên quay ngang, quay dọc, giống hệt một thằng nhóc ăn mày mới lượm được cái đùi gà bị cắn dở. Hắn thừa sức biết về những khu phố trong kinh thành Thăng Long, nhưng lần đầu ngắm cảnh phố phường cổ xưa vẫn tạo cho hắn cảm giác lạ lẫm.
“Bẩm hoàng... thiếu gia, khu phố này gọi là phố Hàng Nón, những thứ buôn bán chủ yếu ở đây là nón ạ.” Lê Việt Công bình thản trả lời.
“Bà chủ, bán nón.” Hắn dự định mua vài cái nón về nịnh vợ, tuy rằng không phải món đồ quý giá nhưng biết cách tặng, biết cách lấy lòng thì đối với nữ giới, cái gì cũng sẽ trở thành ngôi sao trên trời. Vàng, bạc, châu báu, các phi tần đâu có thiếu gì những món đó, hiện tại các nàng chỉ thiếu những món đồ lạ mắt mà thôi.
Một người phụ nữ khoảng tam tuần, đi từ trong gian hàng ra, tươi cười đon đả: “Chào cậu chủ, cậu muốn mua chiếc nón nào, ở quán của tôi có rất nhiều loại nón. Cậu muốn mua nón để làm gì? Quán chúng tôi nón nào cũng có, dùng để đi lễ, hay đội để đi làm, quán chúng tôi còn mới chế tạo ra loại nón đội khi đi cày giữa trưa nắng nữa kìa.”
Lý Hạo khá vui vẻ khi nghe bà chủ quảng cáo về những mặt hàng trong quán. Thực kỳ lạ, dân Việt thời xưa đã biết cách chào hàng rất điệu nghệ rồi, hắn trả lời: “Bán cho ta loại nón đẹp nhất, tốt nhất, mới nhất của quán, cứ mang ra, ta mua hết.”
Bà chủ quán khẽ nhíu mày liếc ngang liếc dọc Lý Hạo. Nhìn bộ quần áo của hắn và những người đi theo đang mặc, bà chủ nghĩ vỡ đầu cũng không ra hắn có thể là một đại phú ông. Có ai đời một phú ông lại đi mặc bộ quần áo bình thường tới như vậy ra đường bao giờ. Bộ quần áo hắn đang mặc chắc chỉ khoảng 10 đồng. Một gã mặc bộ quần áo 10 đồng lại dám vênh vang đòi mua hết những cái nón tốt nhất của quán. Thế sự đổi thay mà!
Đối với việc hắn hạ chỉ đề xuất chức quan thư ký, Tô Trung Từ chẳng buồn phản đối. Đây là chức vị hữu danh vô thực, không có chút quyền hành nào, chức thư ký so với mấy tên thái giám ẻo lả cũng không khác nhau là mấy.
Nhiệm vụ hàng ngày của Lý Văn Quý và Ngô Công Tài là chủ yếu sắp xếp lại văn thư, tấu chương cho Lý Hạo. Ngoài ra, Lý Hạo còn yêu cầu họ một nhiệm vụ tuyệt đối bí mật, duyệt tất cả những tấu chương hàng ngày mà Lý Hạo đã đóng dấu qua. Cả hai phải sao chép ra một bản tấu chương khác. Đối với mỗi tấu chương, hai người sẽ thảo luận và nêu ra những ưu, khuyết điểm, phương hướng giải quyết, rồi ghi lại ý kiến của mỗi người vào bên dưới bản tấu chương sao chép.
* * * * * * * * * *
Chắp hai tay sau đít, lững thững đi dạo trong ngự hoa viên, Lý Hạo thở phào nhẹ nhõm, thỏa mãn với những bố trí, sắp xếp của mình. Cơ bản, mọi chuyện đã tiến triển theo đúng kế hoạch đã đề ra, chỉ còn một số vấn đề cần phải giải quyết nữa. Bước đi không mục đích hồi lâu, hắn cảm thấy nhàm chán. Mọi nơi trong Hoàng cung hắn đều đã dạo qua hết rồi, không còn nơi nào để thăm thú nữa.
Thế là Lý Hạo quyết định đổi gió, rảo bước tiến về phía cổng Hoàng thành. Lý Thông đang cưỡi ngựa đi nước kiệu dẫn theo một đội lính khoảng ba mươi người, trông thấy Lý Hạo chậm rãi tiến về phía hắn, Lý Thông vội vã xuống ngựa, nhanh chóng đi lên hành lễ: “Hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế.”
“Các khanh bình thân. Lý Thông đi với trẫm.” Lý Hạo vừa nói vừa tiến về phía cổng Hoàng thành.
Đám lính đồng loạt đứng dậy, Lý Thông bước theo phía sau Lý Hạo, cất tiếng hỏi: “Bẩm hoàng thượng, có chuyện gì vậy?”
“Buồn chán, muốn ra khỏi bức tường vô vị này, tham quan kinh thành xem có gì hứng thú hay không?” Lý Hạo bình thản trả lời.
“Hoàng thượng dự định đi vi hành sao? Hoàng thượng đợi một lát, để thần sai người kiếm vài bộ quần áo dân thường đã.” Lý Thông ngẫm nghĩ đoạn nói.
“Ha ha, không ngờ kẻ thô kệch như khanh lại là một người chu đáo. Đợi thì đợi.” Chăm chú nhìn Lý Thông, Lý Hạo cười cười nói.
Sau khi tha phục dân thường, Lý Hạo cùng với Lý Thông, Lê Việt Công và bốn cao thủ Túc vệ quân rời Hoàng thành, hòa mình vào đời sống nhộn nhịp của phố phường Thăng Long. Lúc đầu, Lý Thông định mang theo đội lính ba mươi người để bảo vệ Lý Hạo. Nhưng Lý Hạo cật lực phản đối, bảo rằng đi cả đám rình rang như thế sẽ mất cảm giác thú vị khi dạo chơi, rốt cuộc Lý Thông đành khuất phục mà chiều theo ý của hắn.
Phố phường ở kinh thành Thăng Long vốn là khu dân cư sinh hoạt và buôn bán sầm uất, nằm ở phía đông của Hoàng thành Thăng Long ra đến sát sông Hồng. Đặc trưng nổi tiếng nhất của khu phố ở Thăng Long là các phố nghề. Dân tài tứ xứ kéo về kinh thành, họ cọ xát, đua trí, đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Thăng Long, ở đất Thăng Long, đó là cách sành mặc, sành chơi, sành ăn, sành làm. Thương nhân và thợ thủ công sống rải rác trong tất cả các phố phường. Các thuyền buôn có thể vào giữa phố để buôn bán trao đổi, khiến các phố nghề càng phát triển. Và chính sản phẩm được buôn bán trở thành tên phố, với chữ "Hàng" đằng trước, mỗi phố chuyên môn buôn bán một loại mặt hàng.
Các phố được ngăn với nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt. Trong mỗi phố là những dãy nhà san sát làm theo kiểu chồng bao diêm. Các dãy nhà này vừa là nhà ở lại vừa là cửa hiệu.
“Việt Công, ngươi nhìn xem, dãy nhà này toàn là bán nón, những cái nón ở đây ngộ nghĩnh thế nhỉ.” Lý Hạo vờ vịt cầm cái nón rộng vành đang bày bán trên gian hàng lên quay ngang, quay dọc, giống hệt một thằng nhóc ăn mày mới lượm được cái đùi gà bị cắn dở. Hắn thừa sức biết về những khu phố trong kinh thành Thăng Long, nhưng lần đầu ngắm cảnh phố phường cổ xưa vẫn tạo cho hắn cảm giác lạ lẫm.
“Bẩm hoàng... thiếu gia, khu phố này gọi là phố Hàng Nón, những thứ buôn bán chủ yếu ở đây là nón ạ.” Lê Việt Công bình thản trả lời.
“Bà chủ, bán nón.” Hắn dự định mua vài cái nón về nịnh vợ, tuy rằng không phải món đồ quý giá nhưng biết cách tặng, biết cách lấy lòng thì đối với nữ giới, cái gì cũng sẽ trở thành ngôi sao trên trời. Vàng, bạc, châu báu, các phi tần đâu có thiếu gì những món đó, hiện tại các nàng chỉ thiếu những món đồ lạ mắt mà thôi.
Một người phụ nữ khoảng tam tuần, đi từ trong gian hàng ra, tươi cười đon đả: “Chào cậu chủ, cậu muốn mua chiếc nón nào, ở quán của tôi có rất nhiều loại nón. Cậu muốn mua nón để làm gì? Quán chúng tôi nón nào cũng có, dùng để đi lễ, hay đội để đi làm, quán chúng tôi còn mới chế tạo ra loại nón đội khi đi cày giữa trưa nắng nữa kìa.”
Lý Hạo khá vui vẻ khi nghe bà chủ quảng cáo về những mặt hàng trong quán. Thực kỳ lạ, dân Việt thời xưa đã biết cách chào hàng rất điệu nghệ rồi, hắn trả lời: “Bán cho ta loại nón đẹp nhất, tốt nhất, mới nhất của quán, cứ mang ra, ta mua hết.”
Bà chủ quán khẽ nhíu mày liếc ngang liếc dọc Lý Hạo. Nhìn bộ quần áo của hắn và những người đi theo đang mặc, bà chủ nghĩ vỡ đầu cũng không ra hắn có thể là một đại phú ông. Có ai đời một phú ông lại đi mặc bộ quần áo bình thường tới như vậy ra đường bao giờ. Bộ quần áo hắn đang mặc chắc chỉ khoảng 10 đồng. Một gã mặc bộ quần áo 10 đồng lại dám vênh vang đòi mua hết những cái nón tốt nhất của quán. Thế sự đổi thay mà!
/100
|