Mười giờ ba mươi phút, điện thoại reo...
− Chào em. Đang làm gì vậy?
− Anh Phong hở? Tôi đang xem bộ phim khá hay trên ti vi.
− Chàng công tước xứ Chantilly phải không?
− Dạ.
Anh đã xem bộ phim này nhưng vẫn hỏi theo mạch câu chuyện. Trò chuyện với cô như giữ thăng bằng trên sợi dây căng giữa không trung. Dù khéo léo, cẩn thận nhưng không biết sẽ lộn cổ vào lúc nào.
− Em có nghĩ một kết thúc tốt đẹp, một hạnh phúc trọn vẹn không?
− Không.
− Sao vậy?
− Dù anh ta tha thứ nhưng tôi nghĩ họ khó có thể hạnh phúc.
Cô sai. Kết thúc tốt đẹp, vẹn cả đôi đường. Có lẽ sợ khán giả không hình dung hoặc không cảm nhận được hết nên những điều tốt đẹp xuất hiện hàng loạt ở cuối phim − tràn cả ra màn hình: nụ hôn nghiêng ngả trời đất, đám cưới lộng lẫy sang trọng... tưởng như đạo diễn còn cho xuất hiện thêm một mớ con đàn cháu đống để minh chứng cho hạnh phúc của đôi uyên ương. Hoặc là óc phán đoán của Nam Giao kém hoặc là cô quá bi thương. Nghiêng về khả năng thứ hai, Phong Châu cười:
− Khác với phụ nữ, đàn ông chúng tôi tha thứ có nghĩa là quên và làm lại từ đầu. Phụ nữ tha thứ có nghĩa cất kỹ và đem ra sử dụng mỗi khi cần.
Không hưởng ứng, giọng cô hoàn toàn nghiêm túc:
− Tôi đọc được nét giễu cợt trong ánh mắt khi anh ta đi đón người yêu về.
Không biết chàng diễn viên sáng sủa của kinh đô Holywood, tên được ghi trên đại lộ danh tiếng cảm thấy thế nào khi nghe lời nhận xét đầy cảm tính này. Cảm tính ấy đã nhặt được chi tiết không hợp lý so với nội dung phim và mạch logic của câu chuyện. Phong Châu nghĩ thầm, nếu cô đúng, chắc khoảnh khắc ấy anh ta đang so sánh cô diễn viên xinh đẹp với bà vợ ở nhà.
− Theo tôi, mâu thuẫn giữa họ khá đơn giản. Em không thấy đạo diễn vẫn chừa một lối đi đó sao?
− Tôi nhận ra nhưng để hai người đi vào lối đó rất gượng ép. Khác nào đạo diễn đứng đấy trừng mắt ra lệnh họ rẽ vào vậy. Mâu thuẫn giữa họ không đơn giản vì trong tình yêu có sự khinh rẻ xen vào thì khó mà tồn tại. Phim có nhiều tình huống, chi tiết được xử lý rất tinh tế nên không thể hạnh phúc trọn vẹn một cách non tay như vậy. Tôi tin với cách dẫn dắt hợp lý và khôn ngoan, ông ấy không cần một hạnh phúc gượng gạo để thỏa mãn tâm lý khán giả.
− Ông ấy – em muốn nói đến đạo diễn à?
− Vâng. Dù không biết đạo diễn là ai, nhưng căn cứ vào trực giác của mình và tình huống trong phim, tôi nghĩ đạo diễn phải là một người đàn ông.
Phong Châu thấy thú vị:
− Trực giác à? Đó có phải là giác quan dùng để mách bảo phụ nữ rằng cô ấy đúng bất kể cô ấy đúng hay sai không?
Nam Giao cười. Anh cũng cười:
− Nói cho em biết, đạo diễn bộ phim này là một người phụ nữ đấy và có thể trực giác mà em đang sử dụng cũng được bà ấy dùng khi làm phần kết của bộ phim.
− Có nghĩa là đầy cảm tính, thiên vị, và đôi khi không chính xác phải không?
− Phim còn một buổi nữa mới kết thúc. Chúng ta chờ xem kết quả thế nào. Em có muốn một cá cược nhỏ không?
Dù ngày nào cũng gọi cho cô nhưng có lý do vẫn thấy tự nhiên và hợp lý hơn. Vốn người đa mưu túc trí mà phải dùng đến kế sách nhỏ mọn này không biết nên buồn hay vui. Một cách khôi hài, Phong Châu tự giễu mình:
− Không. Tôi không có duyên trong những trò đỏ đen. Nếu đạo diễn là phụ nữ... tôi nghĩ anh có lý. Một kết thúc tốt đẹp, một hạnh phúc có thể xảy ra.
Cơ hội nho nhỏ bị tước mất, anh thấy buồn cười:
− Thôi, ngủ đi cô bé. Hẹn gặp anh vào ngày mai.
Nam Giao ngần ngừ:
− Gọi thế này có mất nhiều thời gian của anh không?
− Em an tâm. Tôi còn cả kho thời gian chưa dùng đến.
..............................
Mười giờ ba mươi phút, điện thoại reo...
− Đang xem ti vi à? Phim kết thúc thế nào?
− Hôm nay tôi đi học nên không xem. Anh có xem không?
Phong Châu cười nhẹ - như người có lỗi:
− Tôi cũng thế, bận quá.
− Tiếc thật!
− Đi học à? Hay đấy. Em bắt đầu từ bao giờ thế?
− Gần đây thôi.
− Tốt không em?
Giọng ân cần, âu yếm của anh khiến cô cảm động:
− Không tốt lắm vì tôi...
Có âm thanh lạ lọt vào ống nghe, Nam Giao nhìn số hiển thị. Không phải số máy anh thường gọi.
− Anh vẫn chưa về nhà sao?
− Ừ.
− Muộn rồi. Anh về đi.
Hình như âm thanh cô nghe phát ra từ loa và chung quanh anh đầy tiếng lao xao. Nam Giao lo lắng:
− Anh đang ở đâu vậy?
− Tôi đi công tác vài hôm. Phải bay vào giờ này chỉ sợ không kịp gọi cho em. Chà, đến giờ rồi, tôi đi nhé.
− Bao giờ anh về nhớ điện thoại cho tôi biết.
− Không. Tôi sẽ gọi cho em mỗi ngày... vào giờ của chúng ta.
− Nhưng... mất thời gian của anh lắm.
− Em đừng lo. Vì đi ngược nên tôi đến nơi thì ngày hôm nay vẫn chưa hết đâu.
Cô ngập ngừng:
− Anh nhớ cẩn thận nhé.
− Anh nhớ em.
− ..............
− À, bộ phim đó tôi đã xem rồi. Một happy-end đấy.
Anh gác máy đã lâu nhưng Nam Giao vẫn giữ điện thoại trên tay. Lần nào anh cũng bảo “Em cúp máy trước đi, để tôi nhìn theo em”. Giờ chỉ tiếng tít tít vọng lại nghe lạnh lung, vô cảm. Có lẽ cô nhầm. Hôm sau... hôm sau... và ngày nào anh cũng gọi nhưng thái độ vẫn bình thường không có gì khác biệt. Nam Giao càng tin rằng cô đã nghe nhầm.
− Chào em. Đang làm gì vậy?
− Anh Phong hở? Tôi đang xem bộ phim khá hay trên ti vi.
− Chàng công tước xứ Chantilly phải không?
− Dạ.
Anh đã xem bộ phim này nhưng vẫn hỏi theo mạch câu chuyện. Trò chuyện với cô như giữ thăng bằng trên sợi dây căng giữa không trung. Dù khéo léo, cẩn thận nhưng không biết sẽ lộn cổ vào lúc nào.
− Em có nghĩ một kết thúc tốt đẹp, một hạnh phúc trọn vẹn không?
− Không.
− Sao vậy?
− Dù anh ta tha thứ nhưng tôi nghĩ họ khó có thể hạnh phúc.
Cô sai. Kết thúc tốt đẹp, vẹn cả đôi đường. Có lẽ sợ khán giả không hình dung hoặc không cảm nhận được hết nên những điều tốt đẹp xuất hiện hàng loạt ở cuối phim − tràn cả ra màn hình: nụ hôn nghiêng ngả trời đất, đám cưới lộng lẫy sang trọng... tưởng như đạo diễn còn cho xuất hiện thêm một mớ con đàn cháu đống để minh chứng cho hạnh phúc của đôi uyên ương. Hoặc là óc phán đoán của Nam Giao kém hoặc là cô quá bi thương. Nghiêng về khả năng thứ hai, Phong Châu cười:
− Khác với phụ nữ, đàn ông chúng tôi tha thứ có nghĩa là quên và làm lại từ đầu. Phụ nữ tha thứ có nghĩa cất kỹ và đem ra sử dụng mỗi khi cần.
Không hưởng ứng, giọng cô hoàn toàn nghiêm túc:
− Tôi đọc được nét giễu cợt trong ánh mắt khi anh ta đi đón người yêu về.
Không biết chàng diễn viên sáng sủa của kinh đô Holywood, tên được ghi trên đại lộ danh tiếng cảm thấy thế nào khi nghe lời nhận xét đầy cảm tính này. Cảm tính ấy đã nhặt được chi tiết không hợp lý so với nội dung phim và mạch logic của câu chuyện. Phong Châu nghĩ thầm, nếu cô đúng, chắc khoảnh khắc ấy anh ta đang so sánh cô diễn viên xinh đẹp với bà vợ ở nhà.
− Theo tôi, mâu thuẫn giữa họ khá đơn giản. Em không thấy đạo diễn vẫn chừa một lối đi đó sao?
− Tôi nhận ra nhưng để hai người đi vào lối đó rất gượng ép. Khác nào đạo diễn đứng đấy trừng mắt ra lệnh họ rẽ vào vậy. Mâu thuẫn giữa họ không đơn giản vì trong tình yêu có sự khinh rẻ xen vào thì khó mà tồn tại. Phim có nhiều tình huống, chi tiết được xử lý rất tinh tế nên không thể hạnh phúc trọn vẹn một cách non tay như vậy. Tôi tin với cách dẫn dắt hợp lý và khôn ngoan, ông ấy không cần một hạnh phúc gượng gạo để thỏa mãn tâm lý khán giả.
− Ông ấy – em muốn nói đến đạo diễn à?
− Vâng. Dù không biết đạo diễn là ai, nhưng căn cứ vào trực giác của mình và tình huống trong phim, tôi nghĩ đạo diễn phải là một người đàn ông.
Phong Châu thấy thú vị:
− Trực giác à? Đó có phải là giác quan dùng để mách bảo phụ nữ rằng cô ấy đúng bất kể cô ấy đúng hay sai không?
Nam Giao cười. Anh cũng cười:
− Nói cho em biết, đạo diễn bộ phim này là một người phụ nữ đấy và có thể trực giác mà em đang sử dụng cũng được bà ấy dùng khi làm phần kết của bộ phim.
− Có nghĩa là đầy cảm tính, thiên vị, và đôi khi không chính xác phải không?
− Phim còn một buổi nữa mới kết thúc. Chúng ta chờ xem kết quả thế nào. Em có muốn một cá cược nhỏ không?
Dù ngày nào cũng gọi cho cô nhưng có lý do vẫn thấy tự nhiên và hợp lý hơn. Vốn người đa mưu túc trí mà phải dùng đến kế sách nhỏ mọn này không biết nên buồn hay vui. Một cách khôi hài, Phong Châu tự giễu mình:
− Không. Tôi không có duyên trong những trò đỏ đen. Nếu đạo diễn là phụ nữ... tôi nghĩ anh có lý. Một kết thúc tốt đẹp, một hạnh phúc có thể xảy ra.
Cơ hội nho nhỏ bị tước mất, anh thấy buồn cười:
− Thôi, ngủ đi cô bé. Hẹn gặp anh vào ngày mai.
Nam Giao ngần ngừ:
− Gọi thế này có mất nhiều thời gian của anh không?
− Em an tâm. Tôi còn cả kho thời gian chưa dùng đến.
..............................
Mười giờ ba mươi phút, điện thoại reo...
− Đang xem ti vi à? Phim kết thúc thế nào?
− Hôm nay tôi đi học nên không xem. Anh có xem không?
Phong Châu cười nhẹ - như người có lỗi:
− Tôi cũng thế, bận quá.
− Tiếc thật!
− Đi học à? Hay đấy. Em bắt đầu từ bao giờ thế?
− Gần đây thôi.
− Tốt không em?
Giọng ân cần, âu yếm của anh khiến cô cảm động:
− Không tốt lắm vì tôi...
Có âm thanh lạ lọt vào ống nghe, Nam Giao nhìn số hiển thị. Không phải số máy anh thường gọi.
− Anh vẫn chưa về nhà sao?
− Ừ.
− Muộn rồi. Anh về đi.
Hình như âm thanh cô nghe phát ra từ loa và chung quanh anh đầy tiếng lao xao. Nam Giao lo lắng:
− Anh đang ở đâu vậy?
− Tôi đi công tác vài hôm. Phải bay vào giờ này chỉ sợ không kịp gọi cho em. Chà, đến giờ rồi, tôi đi nhé.
− Bao giờ anh về nhớ điện thoại cho tôi biết.
− Không. Tôi sẽ gọi cho em mỗi ngày... vào giờ của chúng ta.
− Nhưng... mất thời gian của anh lắm.
− Em đừng lo. Vì đi ngược nên tôi đến nơi thì ngày hôm nay vẫn chưa hết đâu.
Cô ngập ngừng:
− Anh nhớ cẩn thận nhé.
− Anh nhớ em.
− ..............
− À, bộ phim đó tôi đã xem rồi. Một happy-end đấy.
Anh gác máy đã lâu nhưng Nam Giao vẫn giữ điện thoại trên tay. Lần nào anh cũng bảo “Em cúp máy trước đi, để tôi nhìn theo em”. Giờ chỉ tiếng tít tít vọng lại nghe lạnh lung, vô cảm. Có lẽ cô nhầm. Hôm sau... hôm sau... và ngày nào anh cũng gọi nhưng thái độ vẫn bình thường không có gì khác biệt. Nam Giao càng tin rằng cô đã nghe nhầm.
/38
|