Sức mạnh từ cánh tay anh nâng cô dậy. Phong Châu quan sát thật nhanh và thấy hài lòng vì muốn ra khỏi chỗ này không có lối nào khác ngoài đi ngang qua họ. Chưa trông thấy Nam Giao nhưng dường như anh thu hút sự chú ý của đôi vợ chồng này. Càng tốt, Phong Châu nghĩ thầm.
Vòng tay quấn qua người Nam Giao thoạt trông âu yếm, mềm mại, chở che nhưng quan sát kỹ sẽ thấy nó cứng như gọng kềm giữ chặt lấy cô. Như đứa bé bị chặn mọi ngõ ngách, không thể bước đi, không thể lẩn tránh Nam Giao dừng lại trước người đàn ông đứng bật dậy và gọi tên cô tha thiết.
Lâu quá rồi, Uy Vũ vẫn chưa quen cảm giác không còn gặp lại Nam Giao. Anh cứ chờ, cứ chờ. Họ chưa từng nói với nhau lời nào nên không có cảm giác khắc khoải khi chia tay. Anh cứ chờ và cô không đến.
Phong Châu quan sát người đàn ông. Gương mặt không buồn, không vui, không hề suy suyển như chờ chồng xem xong trận bóng trên TV – môn thể thao mà mình không thích.
− Anh chờ em mãi. Em có biết anh tìm em không Giao?
Cúi mặt như người có lỗi, Nam Giao dạ khẽ. Uy Vũ thấp giọng, nghe khẩn khoản và nài ép:
− Sao vậy Giao?
− Tôi xin lỗi. Bác khỏe không anh?
− Mẹ tôi khỏe.
Quay sang người phụ nữ, Nam Giao mỉm cười. Phong Châu cảm nhận người cô căng như sợi dây đàn chứng tỏ Nam Giao cố gắng thế nào.
− Cu Bờm lớn quá. Em bé và Phúc vẫn khỏe hở?
− Cảm ơn Giao, chúng tôi vẫn khỏe.
Phong Châu quan sát, không có sự thân thiện nào trong ánh mắt, cả giọng nói cũng thế dù đã được điều chỉnh để phù hợp với nội dung. Người phụ nữ này không đơn giản. Để chồng tự do nhưng chỉ là tự do giả hiệu, tự do trong… khuôn khổ cho phép khi cô khư khư nắm chặt sợi dây.
Uy Vũ nhìn Nam Giao, hình bóng này khiến mỗi lần ôm Phúc trong tay, anh cảm giác có vị đắng ở cổ. Không phải vì thương hại hay một thứ trách nhiệm bổn phận nào khi Uy Vũ quyết định gắn bó với Phúc nhưng từ nơi sâu thẫm của tâm hồn anh nhận ra dường như sự tự nguyện của anh diễn biến theo ý muốn của Phúc. Thoạt tiên là nhẫn nhục, yên lặng, chờ đợi và thủy triều dâng mãi cũng làm đại dương cuộn sóng. Anh bắt đầu chấp nhận Phúc, tiếp theo là cứng cỏi, ít bộc lộ, vững chãi, Phúc biết cách sắp xếp mọi việc trên đời đâu vào đấy theo đúng ý cô. Uy Vũ cũng dần dần thay thế hình ảnh Nhật Văn trong lòng Phúc. Đôi khi Phúc cố mường tượng gương mặt thân yêu một thời nhưng rồi lắc đầu thất vọng vì gương mặt ây giờ đây nhạt nhòa trong làn sương hư ảo.
Lúc này Uy Vũ không nhìn Phúc, không quan tâm đến cu Bờm, anh đang bị hút vào Nam Giao. Thằng bé nín khóc đang nghịch nghịch ngón tay mẹ. Những kẽ tay thưa rỉnh khiến Phúc rúng mình và lời cảnh báo vang lên khe khẽ từ nội tâm. Phúc cố không để lộ ánh mắt tự vệ của người bị người khác đe dọa cướp đi vật quý giá.
− Giao có thường đến thăm Văn không?
Nam Giao tựa hẳn vào người Phong Châu, toàn thân rúng động. Gã đàn ông nhăn mặt như uống phải liều thuốc đắng. Rõ rồi, tự do mà người phụ nữ này dành cho chồng là thứ tự do dành cho vật nuôi trong nhà, không ràng, không buộc, không nhốt vì biết chẳng đi đâu mất. Lâu lâu đánh vài đòn gió để cảnh cáo.
− Không… không có…
− Sao Giao không đến thăm anh ấy?
Phong Châu ân hận, anh không nên bắt cô đối mặt với tình huống này. Bước lên phía trước, Phong Châu cắt ngang:
− Tôi bận nên chưa đưa Giao đi được. Hôm nào chúng tôi sẽ cùng đến thăm anh ấy. Giờ chúng tôi phải về. Xin phép anh chị.
Nam Giao đờ đẫn bước đi. Cảm giác chông chênh khi tay Phong Châu rời khỏi vai khiến cô loạng choạng muốn té.
− Đứng đây nhé, tôi sẽ lấy xe cho em .
Thật may, nếu đi nhanh anh đã không thấy Uy Vũ đến gần:
− Tôi có thể nói vài lời với Nam Giao không?
Dù nhìn thẳng vào Phong Châu nhưng không phải để hỏi ý kiến, cũng chẳng phải thăm dò Nam Giao. Điều hắn muốn bây giờ là anh cút đi cho rảnh. Rất lịch sự, Phong Châu cười nhẹ:
− Tất nhiên là được nếu Nam Giao đồng ý.
Cô đứng yên. Uy Vũ cười gượng, không biết điều gì thôi thúc anh theo cô. Cảm giác không còn trông thấy Nam Giao, không được phép nhớ thương cô khiến Uy Vũ tiếc nuối và phản ứng tức thời của anh là níu kéo. Uy Vũ chỉ muốn ở bên Nam Giao nói vài lời nhưng ích gì. Anh còn Phúc, cô có người đàn ông bên cạnh – dù tỏ ra lơ đãng nhưng không cử chỉ nhỏ nào của anh lọt qua mắt hắn. Hắn bảo vệ Nam Giao giống như anh đang làm hại cô vậy. Uy Vũ gọi tên cô. Âm thanh dịu dàng trước kia giờ biến thành mũi dao nhọn xuyên qua tim anh. Như con chim, Nam Giao chỉ đậu một lần và anh không giữ được cô.
− Xin em tha thứ cho những xúc phạm, những cay đắng, những điều không trọn vẹn giữa chúng ta. Tất cả là lỗi của anh.
Bàn tay thanh mảnh, mềm mại đan vào nhau. Những ngón tay đã từng lướt trên gương mặt Nhật Văn từ mái tóc, vầng trán, gương mặt đến đôi mắt, sống mũi rồi dừng lại ở môi, miết nhè nhẹ. Run rẩy vì thềm đá lạnh. Những ngón tay mà Uy Vũ muốn hôn hơn bất cứ đôi môi phục nữ nào.
− Mẹ anh rất buồn khi nghĩ đến em, cả anh cũng thế.
Uy Vũ không dám thú nhận bà buồn hơn khi anh quyết định gắn bó với Phúc. Không phản đối, không chỉ trích, chấp nhận nhưng buồn. Mẹ, Nhật Văn, cu Bờm, Phúc… anh đau lòng vì cảm giác xa lạ, lạc lõng giữa những người thân. Tim Nam Giao se thắt khi hình dung gương mặt mẹ Nhật Văn. Cái bẫy tình cảm nằm yên nhưng chỉ cần chạm nhẹ vào là hàng trăm mũi tên đồng loạt phóng ra đâm thẳng vào lòng cô.
Siết Nam Giao trong bàn tay khỏe rộng, Phong Châu nghĩ thầm, trông người kia tội nghiệp như kẻ giữ báu vật bằng cái túi thủng hai đầu, túm đầu này hở đầu kia. Sao anh ta không hiểu chẳng ai thoát khỏi cái hố bằng cách kéo người khác xuống với mình. Lúc Nam Giao quay mặt đi, cố ghìm nước mắt, Phong Châu vỗ vai Uy Vũ trong một cử chỉ an ủi cảm thông như rùa và thỏ khi kết thúc cuộc đua, như hai vận động viên chạy tiếp sức – một người chấm dứt một người bắt đầu, như hai đội bóng vào sân với cái bắt tay đậm chất thủ tục và cuối cùng như lời khuyến cáo “Để cô ấy yên”. Uy Vũ bất động khi Nam Giao bước đi theo sự hướng dẫn từ bàn tay và thân người Phong Châu.
− Mình đi em.
Xe gửi ở công viên đối diện, anh dắt cô theo và nói nhỏ khi họ đi được vài bước.
− Để em đứng một mình tôi không yên tâm chút nào cả.
Công viên chỉ ít người tập thể dục, mấy chiếc ghế đá buồn thiu không ai ngồi, nhạc vẳng ra từ nhà hàng trong khuôn viên. Nam Giao lặng lẽ đi bên anh, im lặng của cô khiến Phong Châu lo ngại:
− Em ngồi xuống một lúc đi.
Từ một người mà mọi phản xạ tình cảm thuần khiết đều chai lì và quên luôn cả việc thoạt tiên anh chú ý đến Nam Giao chỉ vì ánh mắt thản nhiên khi cô lướt qua anh. Giờ như tên nô lệ tự nguyện làm và mong muốn được nụ cười hài lòng của chủ nhân. Phong Châu đặt tay lên tay Nam Giao, những ngón tay rắn chắc vốn quen chỉ huy và bắt người khác phục tùng giờ dịu dàng với người phụ nữ anh thích. Chúng nhẹ nhàng âu yếm bàn tay cô. Một lúc lâu Nam Giao nhè nhẹ rút tay về, tiếc nuối nhưng an tâm vì Phong Châu biết đây là dấy hiệu cô đã bình tĩnh trở lại.
Anh đùa:
− Thì ra em có một cuộc rút lui kém vinh quang. Sao em không nói với tôi?
Rút hẳn tay về, Nam Giao cười gượng:
− Nếu anh đã gọi đó là một cuộc rút lui kém vinh quang thì tại sao tôi phải khua chiêng múa trống cho cuộc rút lui kém vinh quang ấy?
Phong Châu quan tâm đến nhân vật có tên Nhật Văn hơn. Cô đã phản ứng kỳ lạ khi nghe đến tên này:
− Tôi hơi tò mò, Nhật Văn là ai vậy?
Mặt Nam Giao thoắt đau đớn khiến Phong Châu ân hận nhưng anh vẫn muốn biết điều này vượt trên tất cả.
− Khi tôi nâng Nhật Văn lên, tôi không tin anh đã chết. Tôi lay bàn tay rồi lay cả người Nhật Văn, lay mãi lay mãi… - cô nghẹn ngào – từ lúc ấm nóng, mềm mại đến khi lạnh giá, cứng đơ.
Phong Châu thường ví cảm xúc của phụ nữ như ngọn lửa thiêu đốt đàn ông – chỉ cháy, đẹp và nóng trong khoảnh khắc. Giờ trong đôi mắt đang nhìn anh có cả nước lẫn lửa. Anh vẫn thấy mình bị thiêu đốt, dù sao cũng không dừng lại được, Phong Châu muốn biết rõ ngọn nguồn:
− Còn người đàn ông đó?
Nam Giao thì thầm:
− Họ bảo anh ấy chết ngay khi va chạm nhưng tôi chắc anh ấy đau đớn lắm. Không có cái chết nào nhẹ nhàng, êm ái cả.
Phong Châu lắc tay cô:
− Tôi hỏi em người đàn ông ấy là ai?
− Là anh trai của Văn.
Phong Châu nhíu mày:
− Thế người phụ nữ?
− Là người yêu của Nhật Văn và thằng bé là con của anh ấy.
Anh đặt cả hai tay lên vai cô:
− Vậy còn em? Em giữ vai tròn gì trong tất cả những chuyện này?
– Tôi dối Uy Vũ rằng tôi là người chứng kiến tai nạn. Với mẹ Nhật Văn, tôi là người yêu anh ấy. Với Phúc, tôi là người sau khi cướp đi Nhật Văn lại chuyển sang giành Uy Vũ. Không phải nợ tình hay nợ tiền như anh nói, tôi nợ họ mạng sống của chính tôi. Anh nghĩ xem phải trả thế nào?
Phong Châu xót xa:
− Nếu họ không tha thứ, không phải em mà chính họ là những người phải chịu đựng.
− Không, vì họ tha thứ nên gánh chịu đựng của tôi càng nặng nề hơn.
Nam Giao nghẹn ngào nhưng không khóc:
− Anh nói đúng, không có thành tựu nào gặt hái được từ những việc định làm vì thế tôi không bao giờ thắng nỗi sợ hãi trong lòng.
− Em an tâm. Tôi không bao giờ chỉ trích những người cố gắng và thất bại:
Nam Giao lẩm bẩm:
− Tôi luôn luôn thất bại.
Phong Châu xoa nhẹ bờ vai cô:
− Đừng nói thế.
Lần này hành động thân thiện lại khiến Nam Giao đề phòng. Cô nhích ra xa, Phong Châu im lặng nhìn bàn tay mình rơi xuống.
− Tôi có một nỗi sợ hãi vô lý nhưng mãnh liệt và dai dẳng.
Nam Giao đang rào đón và tất nhiên đối tượng mà cô hướng đến không ai khác chính là anh, Phong Châu gật:
− Em nói đi.
− Tôi có kinh nghiệm về những người liên quan hoặc gắn bó với tôi. Thường họ không nhận được điều tốt đẹp nào cả. Tôi không muốn mang rắc rối đến bất cứ ai và tôi không muốn mình bị tổn thương nên tôi nghĩ anh nên…
Thế đấy, sau những câu mào đầu chung chung là một cá nhân cụ thể. Khi vấn đề đã được đặt ra dứt khoát thế này thì phủ nhận nó là một việc làm ngu ngốc. Phong Châu cắt ngang:
− Em nói nghe hay quá. Em không muốn bị tổn thương, em không muốn rắc rối khi gần gũi ai đó vì họ sẽ chết, sẽ chọn người khác hoặc bỏ em mả đi, phải không? Tôi không chết, tôi không chọn người khác và tôi không bỏ em mà đi.
Nam Giao nhìn anh đăm đăm:
− Nếu tôi tin như thế thì điều này đáng để anh giễu cợt hay sao?
Phong Châu thấy lạ. Hình như anh chỉ mong xảy ra rắc rối thế này để đón nhận và lăn xả vào một cách công khai.
− Tôi không giễu cợt, tôi không muốn chết cũng không có ý định gắn bó hoặc gần gũi với em, tôi chỉ muốn em nhận biết rằng em đang đầu độc thể xác, ý chí của em bằng lối nhận thức ngu xuẩn. Lúc nào em cũmg thấy có lỗi trong việc mình còn sống, còn hít thở thì cuộc sống của em có ý nghĩa gì? Cuộc sống đó không giúp ích gì cho ai, ngay cả với chính em.
Người ta thường cẩn thận với những vết thương. Chưa ai chạm vào vết thương của Nam Giao thô bạo như người này. Cô lắc đầu:
− Chẳng bao giờ có được hạnh phúc hay cuộc sống trọn vẹn từ nỗi đau đớn mất mát của người khác. Nếu được lựa chọn, nhất định tôi sẽ chọn cho mình phần mất mát, thiệt thòi thậm chí là cái chết. Tôi sẽ được nhẹ nhàng, thanh thản chứ không thế này.
Anh giận. Cơn giận chồm lên như ngọn sóng thần hung hãn. Cuồn cuộn ập vào lan khắp người cuốn phăng mọi lịch lãm, thân thiện và cả lý trí khiến Phong Châu không hiểu tại sao mình lại giận đến thế.
− Chọn cái chết à? Hay lắm. Em muốn chọn cái chết nào vậy? Êm dịu bởi thuốc ngủ hay oằn oại đau đớn vì trúng độc? Nhảy lầu hay lao vào bánh xe? Đâm một nhát tận tim hay cắt mạch máu? À, nói cho em biết nếu cắt dọc thì mau chết hơn đấy vì người ta không thể nối động mạch bởi nhát cắt dọc dài và bén ngót. Theo cách thông thường một vết cắt ngang chỉ tốn công người khác mang em vào bệnh viện mà thôi. Tôi đề nghị cái chết này vì em sẽ nhìn thấy sự sống chảy ra từ cơ thể, thấy mình từ từ tiếp cận với cái chết. Em sẽ nhìn rõ gương mặt của cái chết khi tử thần chờn vờn nhảy múa trước mặt em.
Mặt Nam Giao tái nhợt nhưng không chịu thua, cô sẵn sàng đương đầu với anh và vũ khí là những điều mà cô tin là đúng.
− Vậy anh bảo tôi phải làm sao đây? Đi tìm một phương thuốc thần hay một phép màu nào có thể giải thoát tôi khỏi mặc cảm tội lỗi khi mà bản thân tôi ý thức được điều này một cách rõ ràng?
Phong Châu lắc đầu:
− Tôi thấy vô ích khi Nhật Văn quan tâm đến em, dù đó chỉ là lời nhắc nhở có thể ìm thấy ở bất cứ người nào. Trùng hợp là sau đó anh ấy gặp tai nạn và em cho đó là trách nhiệm của em. Nhật Văn muốn giúp em tránh một rủi ro nhỏ có thể xảy ra vậy mà giờ đây em lại chọn cho mình phần mất mát, thiệt thòi thậm chí là cái chết. Khi quan trọng hóa tai nạn, em đã tầm thường cái chết của Nhật Văn. Em đủ gan để chết nhưng không có can đảm để sống phải không? Cả sống và chết của em đều không có ích cho ai cả, với Nhật Văn lại càng không. Nếu em không yêu quý chính mình thì không ai yêu quý em cả.
Cơn giận như trận đại hồng thủy cuốn phăng những thành trì những giới hạn trên đường đi:
− Để tôi nói cho em biết, trên đời này vẫn còn có những người sẵn sàng hy sinh vì người khác một cách có ý nghĩa chứ không phải chết vô ích như em. Hãy nghĩ xem, những người được cứu từ một tai nạn, một đám cháy, một căn bệnh hiểm nghèo sẽ thấy cuộc sống mình ý nghĩa hơn nhất là khi nó được đổi từ chính mạng sống của người khác. Nhất định họ sẽ sống có ích hơn, giá trị hơn chứ không đòi sống đòi chết như em.
Bế tắc, tuyệt vọng khiến Nam Giao mang gương mặt của người đang đối diện với kẻ sát nhân và không có lối thoát nào dành cho cô cả:
− Tôi biết mình phải làm gì.
− Vậy em định thế nào? Sẽ dằn vặt đay nghiến bản thân hay ép xác khổ hạnh suốt đời? Thay vì làm cái việc điên rồ đó, em hãy đứng lên nhìn lại mình và quên đi khoảng thời gian sống vật vờ vô ích kia đi.
Nam Giao đứng lên, cố ghìm tiếng nấc giữa đôi môi run run:
− Đủ rồi, cuộc đời tôi có thể không ra gì nhưng không có khoảng nào đáng bỏ đi cả.
Mặt Nam Giao tái mét nhưng trên môi lại điểm nụ cười kỳ lạ:
− Anh vẫn chưa biết được điều này khi đã lần lượt chứng kiến những cái chết, nó không còn làm người ta sợ nữa. Tôi biết nhiều cái chết lắm, anh có muốn tôi kể ra không? – Thân thể xám ngoét của cha hiện về trong ký ức – Tôi đã chứng kiến người đàn ông trụ cột của cả gia đình gục ngã trên đường mưu sinh. Người ta đưa ông về trong đêm mưa gió trên chiếc xe phủ bạt. Thân thể lạnh giá gói trong mớ quần áo ướt sũng, rách bươm. Những ngón tay cứng đờ không khép lại được. Một đứa trẻ chết trong cơn mê sảng mang theo nỗi đau đớn, tức tưởi, kinh ngạc về cái chết của chính mình. Một người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo hàng ngày nhìn cái chết từ từ vẫn không muốn con mình biết dù đứa con trai mà bà kỳ vọng đã vĩnh viễn nằm lại ở xứ người với một thân thể không toàn vẹn – Chiếc bình chịu đựng vỡ tung nhưng mắt Nam Giao ráo hoảnh – Anh còn muốn biết thêm cái chết nào nữa?
Là người chưa bao giờ bối rối trước những tình huống bất ngờ và luôn nhạy bén khi nhận định tình hình nhưng lần này phản ứng của Phong Châu vượt ngoài sức tưởng tượng của chính anh. Thường thì anh không bao giờ để sự việc đi quá xa vì sau đó không thể nói đến chuyện thỏa thuận được nữa.
Vòng tay quấn qua người Nam Giao thoạt trông âu yếm, mềm mại, chở che nhưng quan sát kỹ sẽ thấy nó cứng như gọng kềm giữ chặt lấy cô. Như đứa bé bị chặn mọi ngõ ngách, không thể bước đi, không thể lẩn tránh Nam Giao dừng lại trước người đàn ông đứng bật dậy và gọi tên cô tha thiết.
Lâu quá rồi, Uy Vũ vẫn chưa quen cảm giác không còn gặp lại Nam Giao. Anh cứ chờ, cứ chờ. Họ chưa từng nói với nhau lời nào nên không có cảm giác khắc khoải khi chia tay. Anh cứ chờ và cô không đến.
Phong Châu quan sát người đàn ông. Gương mặt không buồn, không vui, không hề suy suyển như chờ chồng xem xong trận bóng trên TV – môn thể thao mà mình không thích.
− Anh chờ em mãi. Em có biết anh tìm em không Giao?
Cúi mặt như người có lỗi, Nam Giao dạ khẽ. Uy Vũ thấp giọng, nghe khẩn khoản và nài ép:
− Sao vậy Giao?
− Tôi xin lỗi. Bác khỏe không anh?
− Mẹ tôi khỏe.
Quay sang người phụ nữ, Nam Giao mỉm cười. Phong Châu cảm nhận người cô căng như sợi dây đàn chứng tỏ Nam Giao cố gắng thế nào.
− Cu Bờm lớn quá. Em bé và Phúc vẫn khỏe hở?
− Cảm ơn Giao, chúng tôi vẫn khỏe.
Phong Châu quan sát, không có sự thân thiện nào trong ánh mắt, cả giọng nói cũng thế dù đã được điều chỉnh để phù hợp với nội dung. Người phụ nữ này không đơn giản. Để chồng tự do nhưng chỉ là tự do giả hiệu, tự do trong… khuôn khổ cho phép khi cô khư khư nắm chặt sợi dây.
Uy Vũ nhìn Nam Giao, hình bóng này khiến mỗi lần ôm Phúc trong tay, anh cảm giác có vị đắng ở cổ. Không phải vì thương hại hay một thứ trách nhiệm bổn phận nào khi Uy Vũ quyết định gắn bó với Phúc nhưng từ nơi sâu thẫm của tâm hồn anh nhận ra dường như sự tự nguyện của anh diễn biến theo ý muốn của Phúc. Thoạt tiên là nhẫn nhục, yên lặng, chờ đợi và thủy triều dâng mãi cũng làm đại dương cuộn sóng. Anh bắt đầu chấp nhận Phúc, tiếp theo là cứng cỏi, ít bộc lộ, vững chãi, Phúc biết cách sắp xếp mọi việc trên đời đâu vào đấy theo đúng ý cô. Uy Vũ cũng dần dần thay thế hình ảnh Nhật Văn trong lòng Phúc. Đôi khi Phúc cố mường tượng gương mặt thân yêu một thời nhưng rồi lắc đầu thất vọng vì gương mặt ây giờ đây nhạt nhòa trong làn sương hư ảo.
Lúc này Uy Vũ không nhìn Phúc, không quan tâm đến cu Bờm, anh đang bị hút vào Nam Giao. Thằng bé nín khóc đang nghịch nghịch ngón tay mẹ. Những kẽ tay thưa rỉnh khiến Phúc rúng mình và lời cảnh báo vang lên khe khẽ từ nội tâm. Phúc cố không để lộ ánh mắt tự vệ của người bị người khác đe dọa cướp đi vật quý giá.
− Giao có thường đến thăm Văn không?
Nam Giao tựa hẳn vào người Phong Châu, toàn thân rúng động. Gã đàn ông nhăn mặt như uống phải liều thuốc đắng. Rõ rồi, tự do mà người phụ nữ này dành cho chồng là thứ tự do dành cho vật nuôi trong nhà, không ràng, không buộc, không nhốt vì biết chẳng đi đâu mất. Lâu lâu đánh vài đòn gió để cảnh cáo.
− Không… không có…
− Sao Giao không đến thăm anh ấy?
Phong Châu ân hận, anh không nên bắt cô đối mặt với tình huống này. Bước lên phía trước, Phong Châu cắt ngang:
− Tôi bận nên chưa đưa Giao đi được. Hôm nào chúng tôi sẽ cùng đến thăm anh ấy. Giờ chúng tôi phải về. Xin phép anh chị.
Nam Giao đờ đẫn bước đi. Cảm giác chông chênh khi tay Phong Châu rời khỏi vai khiến cô loạng choạng muốn té.
− Đứng đây nhé, tôi sẽ lấy xe cho em .
Thật may, nếu đi nhanh anh đã không thấy Uy Vũ đến gần:
− Tôi có thể nói vài lời với Nam Giao không?
Dù nhìn thẳng vào Phong Châu nhưng không phải để hỏi ý kiến, cũng chẳng phải thăm dò Nam Giao. Điều hắn muốn bây giờ là anh cút đi cho rảnh. Rất lịch sự, Phong Châu cười nhẹ:
− Tất nhiên là được nếu Nam Giao đồng ý.
Cô đứng yên. Uy Vũ cười gượng, không biết điều gì thôi thúc anh theo cô. Cảm giác không còn trông thấy Nam Giao, không được phép nhớ thương cô khiến Uy Vũ tiếc nuối và phản ứng tức thời của anh là níu kéo. Uy Vũ chỉ muốn ở bên Nam Giao nói vài lời nhưng ích gì. Anh còn Phúc, cô có người đàn ông bên cạnh – dù tỏ ra lơ đãng nhưng không cử chỉ nhỏ nào của anh lọt qua mắt hắn. Hắn bảo vệ Nam Giao giống như anh đang làm hại cô vậy. Uy Vũ gọi tên cô. Âm thanh dịu dàng trước kia giờ biến thành mũi dao nhọn xuyên qua tim anh. Như con chim, Nam Giao chỉ đậu một lần và anh không giữ được cô.
− Xin em tha thứ cho những xúc phạm, những cay đắng, những điều không trọn vẹn giữa chúng ta. Tất cả là lỗi của anh.
Bàn tay thanh mảnh, mềm mại đan vào nhau. Những ngón tay đã từng lướt trên gương mặt Nhật Văn từ mái tóc, vầng trán, gương mặt đến đôi mắt, sống mũi rồi dừng lại ở môi, miết nhè nhẹ. Run rẩy vì thềm đá lạnh. Những ngón tay mà Uy Vũ muốn hôn hơn bất cứ đôi môi phục nữ nào.
− Mẹ anh rất buồn khi nghĩ đến em, cả anh cũng thế.
Uy Vũ không dám thú nhận bà buồn hơn khi anh quyết định gắn bó với Phúc. Không phản đối, không chỉ trích, chấp nhận nhưng buồn. Mẹ, Nhật Văn, cu Bờm, Phúc… anh đau lòng vì cảm giác xa lạ, lạc lõng giữa những người thân. Tim Nam Giao se thắt khi hình dung gương mặt mẹ Nhật Văn. Cái bẫy tình cảm nằm yên nhưng chỉ cần chạm nhẹ vào là hàng trăm mũi tên đồng loạt phóng ra đâm thẳng vào lòng cô.
Siết Nam Giao trong bàn tay khỏe rộng, Phong Châu nghĩ thầm, trông người kia tội nghiệp như kẻ giữ báu vật bằng cái túi thủng hai đầu, túm đầu này hở đầu kia. Sao anh ta không hiểu chẳng ai thoát khỏi cái hố bằng cách kéo người khác xuống với mình. Lúc Nam Giao quay mặt đi, cố ghìm nước mắt, Phong Châu vỗ vai Uy Vũ trong một cử chỉ an ủi cảm thông như rùa và thỏ khi kết thúc cuộc đua, như hai vận động viên chạy tiếp sức – một người chấm dứt một người bắt đầu, như hai đội bóng vào sân với cái bắt tay đậm chất thủ tục và cuối cùng như lời khuyến cáo “Để cô ấy yên”. Uy Vũ bất động khi Nam Giao bước đi theo sự hướng dẫn từ bàn tay và thân người Phong Châu.
− Mình đi em.
Xe gửi ở công viên đối diện, anh dắt cô theo và nói nhỏ khi họ đi được vài bước.
− Để em đứng một mình tôi không yên tâm chút nào cả.
Công viên chỉ ít người tập thể dục, mấy chiếc ghế đá buồn thiu không ai ngồi, nhạc vẳng ra từ nhà hàng trong khuôn viên. Nam Giao lặng lẽ đi bên anh, im lặng của cô khiến Phong Châu lo ngại:
− Em ngồi xuống một lúc đi.
Từ một người mà mọi phản xạ tình cảm thuần khiết đều chai lì và quên luôn cả việc thoạt tiên anh chú ý đến Nam Giao chỉ vì ánh mắt thản nhiên khi cô lướt qua anh. Giờ như tên nô lệ tự nguyện làm và mong muốn được nụ cười hài lòng của chủ nhân. Phong Châu đặt tay lên tay Nam Giao, những ngón tay rắn chắc vốn quen chỉ huy và bắt người khác phục tùng giờ dịu dàng với người phụ nữ anh thích. Chúng nhẹ nhàng âu yếm bàn tay cô. Một lúc lâu Nam Giao nhè nhẹ rút tay về, tiếc nuối nhưng an tâm vì Phong Châu biết đây là dấy hiệu cô đã bình tĩnh trở lại.
Anh đùa:
− Thì ra em có một cuộc rút lui kém vinh quang. Sao em không nói với tôi?
Rút hẳn tay về, Nam Giao cười gượng:
− Nếu anh đã gọi đó là một cuộc rút lui kém vinh quang thì tại sao tôi phải khua chiêng múa trống cho cuộc rút lui kém vinh quang ấy?
Phong Châu quan tâm đến nhân vật có tên Nhật Văn hơn. Cô đã phản ứng kỳ lạ khi nghe đến tên này:
− Tôi hơi tò mò, Nhật Văn là ai vậy?
Mặt Nam Giao thoắt đau đớn khiến Phong Châu ân hận nhưng anh vẫn muốn biết điều này vượt trên tất cả.
− Khi tôi nâng Nhật Văn lên, tôi không tin anh đã chết. Tôi lay bàn tay rồi lay cả người Nhật Văn, lay mãi lay mãi… - cô nghẹn ngào – từ lúc ấm nóng, mềm mại đến khi lạnh giá, cứng đơ.
Phong Châu thường ví cảm xúc của phụ nữ như ngọn lửa thiêu đốt đàn ông – chỉ cháy, đẹp và nóng trong khoảnh khắc. Giờ trong đôi mắt đang nhìn anh có cả nước lẫn lửa. Anh vẫn thấy mình bị thiêu đốt, dù sao cũng không dừng lại được, Phong Châu muốn biết rõ ngọn nguồn:
− Còn người đàn ông đó?
Nam Giao thì thầm:
− Họ bảo anh ấy chết ngay khi va chạm nhưng tôi chắc anh ấy đau đớn lắm. Không có cái chết nào nhẹ nhàng, êm ái cả.
Phong Châu lắc tay cô:
− Tôi hỏi em người đàn ông ấy là ai?
− Là anh trai của Văn.
Phong Châu nhíu mày:
− Thế người phụ nữ?
− Là người yêu của Nhật Văn và thằng bé là con của anh ấy.
Anh đặt cả hai tay lên vai cô:
− Vậy còn em? Em giữ vai tròn gì trong tất cả những chuyện này?
– Tôi dối Uy Vũ rằng tôi là người chứng kiến tai nạn. Với mẹ Nhật Văn, tôi là người yêu anh ấy. Với Phúc, tôi là người sau khi cướp đi Nhật Văn lại chuyển sang giành Uy Vũ. Không phải nợ tình hay nợ tiền như anh nói, tôi nợ họ mạng sống của chính tôi. Anh nghĩ xem phải trả thế nào?
Phong Châu xót xa:
− Nếu họ không tha thứ, không phải em mà chính họ là những người phải chịu đựng.
− Không, vì họ tha thứ nên gánh chịu đựng của tôi càng nặng nề hơn.
Nam Giao nghẹn ngào nhưng không khóc:
− Anh nói đúng, không có thành tựu nào gặt hái được từ những việc định làm vì thế tôi không bao giờ thắng nỗi sợ hãi trong lòng.
− Em an tâm. Tôi không bao giờ chỉ trích những người cố gắng và thất bại:
Nam Giao lẩm bẩm:
− Tôi luôn luôn thất bại.
Phong Châu xoa nhẹ bờ vai cô:
− Đừng nói thế.
Lần này hành động thân thiện lại khiến Nam Giao đề phòng. Cô nhích ra xa, Phong Châu im lặng nhìn bàn tay mình rơi xuống.
− Tôi có một nỗi sợ hãi vô lý nhưng mãnh liệt và dai dẳng.
Nam Giao đang rào đón và tất nhiên đối tượng mà cô hướng đến không ai khác chính là anh, Phong Châu gật:
− Em nói đi.
− Tôi có kinh nghiệm về những người liên quan hoặc gắn bó với tôi. Thường họ không nhận được điều tốt đẹp nào cả. Tôi không muốn mang rắc rối đến bất cứ ai và tôi không muốn mình bị tổn thương nên tôi nghĩ anh nên…
Thế đấy, sau những câu mào đầu chung chung là một cá nhân cụ thể. Khi vấn đề đã được đặt ra dứt khoát thế này thì phủ nhận nó là một việc làm ngu ngốc. Phong Châu cắt ngang:
− Em nói nghe hay quá. Em không muốn bị tổn thương, em không muốn rắc rối khi gần gũi ai đó vì họ sẽ chết, sẽ chọn người khác hoặc bỏ em mả đi, phải không? Tôi không chết, tôi không chọn người khác và tôi không bỏ em mà đi.
Nam Giao nhìn anh đăm đăm:
− Nếu tôi tin như thế thì điều này đáng để anh giễu cợt hay sao?
Phong Châu thấy lạ. Hình như anh chỉ mong xảy ra rắc rối thế này để đón nhận và lăn xả vào một cách công khai.
− Tôi không giễu cợt, tôi không muốn chết cũng không có ý định gắn bó hoặc gần gũi với em, tôi chỉ muốn em nhận biết rằng em đang đầu độc thể xác, ý chí của em bằng lối nhận thức ngu xuẩn. Lúc nào em cũmg thấy có lỗi trong việc mình còn sống, còn hít thở thì cuộc sống của em có ý nghĩa gì? Cuộc sống đó không giúp ích gì cho ai, ngay cả với chính em.
Người ta thường cẩn thận với những vết thương. Chưa ai chạm vào vết thương của Nam Giao thô bạo như người này. Cô lắc đầu:
− Chẳng bao giờ có được hạnh phúc hay cuộc sống trọn vẹn từ nỗi đau đớn mất mát của người khác. Nếu được lựa chọn, nhất định tôi sẽ chọn cho mình phần mất mát, thiệt thòi thậm chí là cái chết. Tôi sẽ được nhẹ nhàng, thanh thản chứ không thế này.
Anh giận. Cơn giận chồm lên như ngọn sóng thần hung hãn. Cuồn cuộn ập vào lan khắp người cuốn phăng mọi lịch lãm, thân thiện và cả lý trí khiến Phong Châu không hiểu tại sao mình lại giận đến thế.
− Chọn cái chết à? Hay lắm. Em muốn chọn cái chết nào vậy? Êm dịu bởi thuốc ngủ hay oằn oại đau đớn vì trúng độc? Nhảy lầu hay lao vào bánh xe? Đâm một nhát tận tim hay cắt mạch máu? À, nói cho em biết nếu cắt dọc thì mau chết hơn đấy vì người ta không thể nối động mạch bởi nhát cắt dọc dài và bén ngót. Theo cách thông thường một vết cắt ngang chỉ tốn công người khác mang em vào bệnh viện mà thôi. Tôi đề nghị cái chết này vì em sẽ nhìn thấy sự sống chảy ra từ cơ thể, thấy mình từ từ tiếp cận với cái chết. Em sẽ nhìn rõ gương mặt của cái chết khi tử thần chờn vờn nhảy múa trước mặt em.
Mặt Nam Giao tái nhợt nhưng không chịu thua, cô sẵn sàng đương đầu với anh và vũ khí là những điều mà cô tin là đúng.
− Vậy anh bảo tôi phải làm sao đây? Đi tìm một phương thuốc thần hay một phép màu nào có thể giải thoát tôi khỏi mặc cảm tội lỗi khi mà bản thân tôi ý thức được điều này một cách rõ ràng?
Phong Châu lắc đầu:
− Tôi thấy vô ích khi Nhật Văn quan tâm đến em, dù đó chỉ là lời nhắc nhở có thể ìm thấy ở bất cứ người nào. Trùng hợp là sau đó anh ấy gặp tai nạn và em cho đó là trách nhiệm của em. Nhật Văn muốn giúp em tránh một rủi ro nhỏ có thể xảy ra vậy mà giờ đây em lại chọn cho mình phần mất mát, thiệt thòi thậm chí là cái chết. Khi quan trọng hóa tai nạn, em đã tầm thường cái chết của Nhật Văn. Em đủ gan để chết nhưng không có can đảm để sống phải không? Cả sống và chết của em đều không có ích cho ai cả, với Nhật Văn lại càng không. Nếu em không yêu quý chính mình thì không ai yêu quý em cả.
Cơn giận như trận đại hồng thủy cuốn phăng những thành trì những giới hạn trên đường đi:
− Để tôi nói cho em biết, trên đời này vẫn còn có những người sẵn sàng hy sinh vì người khác một cách có ý nghĩa chứ không phải chết vô ích như em. Hãy nghĩ xem, những người được cứu từ một tai nạn, một đám cháy, một căn bệnh hiểm nghèo sẽ thấy cuộc sống mình ý nghĩa hơn nhất là khi nó được đổi từ chính mạng sống của người khác. Nhất định họ sẽ sống có ích hơn, giá trị hơn chứ không đòi sống đòi chết như em.
Bế tắc, tuyệt vọng khiến Nam Giao mang gương mặt của người đang đối diện với kẻ sát nhân và không có lối thoát nào dành cho cô cả:
− Tôi biết mình phải làm gì.
− Vậy em định thế nào? Sẽ dằn vặt đay nghiến bản thân hay ép xác khổ hạnh suốt đời? Thay vì làm cái việc điên rồ đó, em hãy đứng lên nhìn lại mình và quên đi khoảng thời gian sống vật vờ vô ích kia đi.
Nam Giao đứng lên, cố ghìm tiếng nấc giữa đôi môi run run:
− Đủ rồi, cuộc đời tôi có thể không ra gì nhưng không có khoảng nào đáng bỏ đi cả.
Mặt Nam Giao tái mét nhưng trên môi lại điểm nụ cười kỳ lạ:
− Anh vẫn chưa biết được điều này khi đã lần lượt chứng kiến những cái chết, nó không còn làm người ta sợ nữa. Tôi biết nhiều cái chết lắm, anh có muốn tôi kể ra không? – Thân thể xám ngoét của cha hiện về trong ký ức – Tôi đã chứng kiến người đàn ông trụ cột của cả gia đình gục ngã trên đường mưu sinh. Người ta đưa ông về trong đêm mưa gió trên chiếc xe phủ bạt. Thân thể lạnh giá gói trong mớ quần áo ướt sũng, rách bươm. Những ngón tay cứng đờ không khép lại được. Một đứa trẻ chết trong cơn mê sảng mang theo nỗi đau đớn, tức tưởi, kinh ngạc về cái chết của chính mình. Một người mẹ mắc bệnh hiểm nghèo hàng ngày nhìn cái chết từ từ vẫn không muốn con mình biết dù đứa con trai mà bà kỳ vọng đã vĩnh viễn nằm lại ở xứ người với một thân thể không toàn vẹn – Chiếc bình chịu đựng vỡ tung nhưng mắt Nam Giao ráo hoảnh – Anh còn muốn biết thêm cái chết nào nữa?
Là người chưa bao giờ bối rối trước những tình huống bất ngờ và luôn nhạy bén khi nhận định tình hình nhưng lần này phản ứng của Phong Châu vượt ngoài sức tưởng tượng của chính anh. Thường thì anh không bao giờ để sự việc đi quá xa vì sau đó không thể nói đến chuyện thỏa thuận được nữa.
/38
|