Trung Dũng choàng tay qua vai mẹ. Dường như ánh mắt bà cũng phảng phất nét hiền lành, nhẫn nhục, yếu đuối của cô.
− Má an tâm. Con biết phải làm gì.
− Vậy con có biết người tốt khác người xấu thế nào không?
Anh cười một cách độ lượng. Bà đang cố giải thích cho anh hiểu cô là người tốt đây.
− Con không biết.
− Người xấu thường ân hận về những việc đã làm, còn người tốt thì về những việc mà họ đã không làm, con ạ.
Sự thâm trầm, sâu sắc của bà khiến lòng anh chùng xuống cảm giác như người có lỗi. Nhưng cảm giác ấy không ở lâu, chỉ lớt phớt bay qua như những hạt mưa bụi, không đủ ướt đất, tan thật nhanh để lại không gian nhơm nhớp. Không gian nhơm nhớp ấy lại là thứ hiện hữu lâu nhất trong anh, xui anh làm những việc kì lạ, lắm lúc vượt ngoài tầm kiểm soát của lý trí.
Anh đã làm gì? Tim Trung Dũng se thắt, anh đã ghì Minh Thủy vào lòng khi nghe tiếng gõ cửa. Âm thanh nhè nhẹ, rụt rè rất đặc trưng của Nam Giao kích thích sự thô bạo trong anh. Cơ thể trẻ trung, óng nuột như thân cây non oằn oại bởi vòng tay siết chặt và nụ hôn có lửa của anh. Qua khóe mắt, Trung Dũng trông thấy Nam Giao bước vào. Nụ cười vừa nở thoắt đọng lại trên môi rồi từ từ biến mất. Yên tĩnh và nhỏ nhắn ở ngưỡng cửa, tay vẫn còn đặt trên nắm đấm để giữ cho mình đứng thẳng. Cái nhìn của cô chuyển từ anh sang người phụ nữ rồi chuyển về anh. Lúc này Trung Dũng mới buông Minh Thủy ra. Mỉm cười như vừa nhìn thấy Nam Giao. Thấp thoáng một vết hằn băng qua đôi mắt đẹp, rất nhanh rồi mất hút. Trả lại cái nhìn vẻ mềm mại của thảm cỏ xanh mướt mịn màng ngụy trang cho nét hoang dã của cánh rừng. Anh tự hỏi tại sao đầu óc đầy những toan tính lại không làm phai nét trong trắng ngây thơ trên gương mặt thánh thiện?
Cái nhìn giữa của hai người khiến Minh Thủy ngượng ngùng như thể cô là người thừa. Một cách vô thức, Thủy xoa nhè nhẹ đôi môi đỏ mọng, đau điếng sau nụ hôn lạ lùng, cuồng nhiệt.
− Anh tiếp khách đi. Em sang phòng bên đợi anh.
Anh nhìn mà như không thấy cô.
− Không cần đâu. Em cứ ở lại đây.
Không mời ngồi, không giới thiệu, Trung Dũng với tay rút phong bì rồi đưa cho người mới đến bằng cung cách và thái độ mà Minh Thủy đoán ngay được bên trong là gì. Cô nhìn chỗ khác để người phụ nữ khỏi ngượng.
Cô gái nhét phong bì vào ví. Cô làm ra vẻ tự nhiên, nhưng cái vỏ gượng gạo ấy không qua được mắt Minh Thủy. Dường như giữa họ có một cam kết ngầm, chỉ nói những điều cần thiết. Giờ họ im lặng, thậm chí không nhìn thẳng vào nhau. Trung Dũng quay lưng.
− Cảm ơn anh.
Cô gái bước đi, cũng yên tĩnh và nhỏ nhắn ở ngưỡng cửa, tay đặt trên nắm đấm để giữ cho dáng đứng thẳng. Mùi hương lưu lại rất lâu sau khi cô gái rời khỏi phòng. Trung Dũng đứng yên. Dáng cao lớn của anh che khuất ô cửa sổ. Minh Thủy có cảm giác rất lạ. Anh xoay lưng không phải để tránh, mà là để nhìn theo − ngay khi người phụ nữ chưa rời khỏi phòng.
Ngồi vào xe, Minh Thủy ngoái đầu nhìn. Bên ô cửa, Trung Dũng vẫn đứng bất động. Cô cắn môi. Hơi thở của anh quấn quýt quanh cô nhưng đôi mắt khiến Thủy rùng mình khi nhớ đến. Lạnh lẽo và trống rỗng như ánh thép. Nhìn mà không thấy gì.
Vị trợ lý không giấu được vẻ ngạc nhiên khi được lệnh tiếp vị khách đều đặn xuất hiện mỗi cuối tháng. Vị khách rất đặc biệt. Lần nào xuất hiện cũng phết lên gương mặt Trung Dũng những vệt tối sầm, rồi đi. Lạ một điều, anh chưa bao giờ vắng, thậm chí không giấu được vẻ nôn nóng khi vị khách trễ hẹn. Càng hay, chị nghĩ thầm, mình có dịp ngắm đôi mắt rất đẹp nhưng lặng lẽ ấy.
Trái với suy đoán của chị, đôi mắt đẹp và lặng lẽ không hề ngạc nhiên khi đón phong bì từ tay người lạ. Viên trợ lý bàng hoàng nhìn vào đôi mắt. Trên cái nền âm u, buồn thảm như vạt màu cẩu thả quét ngang bầu trời, tất cả mọi đau khổ trên đời này đều dồn ứ trong đôi mắt ấy.
o0o
Mưa trắng trời. Không gian mờ mịt hơi nước. Cái lạnh châm vào da thịt buôn buốt. Mưa là hiện thân của nỗi sợ hãi mơ hồ, dai dẳng đeo theo Nam Giao từ tấm bé. Chỉ khi ngồi ở nơi trú ẩn thân thiết và tin cậy, cô mới dám nhìn thẳng vào gương mặt của mưa. Đầu tiên là cha. Ông được đưa về nhà trong một đêm mưa. Người xám ngóet, lạnh giá. Đêm ấy, mưa như mũi khoan nhọn xới vào lòng đất. Ngày anh Viên Đàn mất, mẹ vật vã oằn oại gào khóc trong tay cha. Giờ mẹ đứng lặng, đôi tay buông thong, vai nhô cao, bất động. Hai anh em lay mẹ, khóc ngất, át cả tiếng mưa. Rồi anh Phương Đàn... Rồi mẹ... Đêm nay trời lại mưa. Nam Giao cúi nhìn khoảng không hẹp giữa hai bàn tay. Chẳng còn gì để mất nên bộ mặt dài lê thê của mưa không còn làm cô sợ nữa.
Sau ngày cha mất, mẹ sắm gánh, sắm hàng chạy chợ. Nắng gió sấy mẹ đến quắt queo. Chẳng một ai biết mẹ xuất thân từ hàng khuê các, trong họ từng có người là một trong tứ trụ đại thần của triều Nguyễn. Về sau suy yếu dần, chỉ giữ những chức bị nhỏ nhưng con cái trong nhà vẫn được truyền dạy theo lối hoàng cung và hình ảnh duy nhất còn lưu lại trong ký ức của mẹ là những ngày hội Tế Giao tưng bừng ở đất Thần Kinh.
Cậu bé − đúng rồi, lúc đó ông chỉ là cậu bé nghịch ngợm, ranh mãnh đánh lừa lão bộc để dắt mẹ đi xem hội. Hai đứa trẻ luồn qua đám đông theo gót đoàn Ngự Đạo từ Đại Hội đến Trai Cung. Đám rước gồm tiền đạo, trung đạo và hậu đạo đi giữa rừng cờ lễ, tang, lọng, kiếm quạt, đèn hoa cùng dàn chiêng trống, đại nhạc, nhã nhạc, đội múa Bát Dật long trọng, tưng bừng suốt dọc đường. Trong mỗi đạo đều có các hoàng thân quốc thích, các quan văn võ trong triều, các chỉ huy như thống chế, đô thống... Cậu bé đi cạnh nắm tay mẹ chỉ vào đám rước reo lên:
− Mi nhìn tề, cha tau.
Hai đứa trẻ không đến được Giao Đàn. Mẹ khóc rấm rứt. Để dỗ mẹ, cậu bé trèo lên cây, mồm miệng liến thoắng như đang trông thấy bằng mắt chứ không phải được nghe từ cha:
− Tau nhìn thấy nhiều cây thông lắm. Cha tau bảo là do chính tay các vị đại thần trồng. Hôm nay cây được đeo tên của vị đại thần đó. Trong đó chắc chắn có cây đeo tên của ôn tau.
Mẹ xuýt xoa:
− Rứa à?.
Thằng bé hãnh diện:
− Ừ. Tau nhìn thấy Giao Đàn rồi. Có ba tầng. Tầng trên là Viên Đàn tượng trưng cho trời nên có màu xanh và hình tròn. Tầng dưới là Phương Đàn có màu vàng hình vuông tượng trưng cho đất.
Con bé ngày ấy chăm chú nghe đến há hốc mồm. Cậu bé càng khoái chí thao thao:
− Tầng dưới cùng hình vuông màu đỏ tượng trưng... ờ ờ tượng trưng cho con người.
Mẹ ríu rít:
− Còn thấy gì nữa?.
Thằng bé tụt xuống:
− Mai mốt lớn, tau lên trên nớ dự lễ rồi kể cho nghe.
− Má an tâm. Con biết phải làm gì.
− Vậy con có biết người tốt khác người xấu thế nào không?
Anh cười một cách độ lượng. Bà đang cố giải thích cho anh hiểu cô là người tốt đây.
− Con không biết.
− Người xấu thường ân hận về những việc đã làm, còn người tốt thì về những việc mà họ đã không làm, con ạ.
Sự thâm trầm, sâu sắc của bà khiến lòng anh chùng xuống cảm giác như người có lỗi. Nhưng cảm giác ấy không ở lâu, chỉ lớt phớt bay qua như những hạt mưa bụi, không đủ ướt đất, tan thật nhanh để lại không gian nhơm nhớp. Không gian nhơm nhớp ấy lại là thứ hiện hữu lâu nhất trong anh, xui anh làm những việc kì lạ, lắm lúc vượt ngoài tầm kiểm soát của lý trí.
Anh đã làm gì? Tim Trung Dũng se thắt, anh đã ghì Minh Thủy vào lòng khi nghe tiếng gõ cửa. Âm thanh nhè nhẹ, rụt rè rất đặc trưng của Nam Giao kích thích sự thô bạo trong anh. Cơ thể trẻ trung, óng nuột như thân cây non oằn oại bởi vòng tay siết chặt và nụ hôn có lửa của anh. Qua khóe mắt, Trung Dũng trông thấy Nam Giao bước vào. Nụ cười vừa nở thoắt đọng lại trên môi rồi từ từ biến mất. Yên tĩnh và nhỏ nhắn ở ngưỡng cửa, tay vẫn còn đặt trên nắm đấm để giữ cho mình đứng thẳng. Cái nhìn của cô chuyển từ anh sang người phụ nữ rồi chuyển về anh. Lúc này Trung Dũng mới buông Minh Thủy ra. Mỉm cười như vừa nhìn thấy Nam Giao. Thấp thoáng một vết hằn băng qua đôi mắt đẹp, rất nhanh rồi mất hút. Trả lại cái nhìn vẻ mềm mại của thảm cỏ xanh mướt mịn màng ngụy trang cho nét hoang dã của cánh rừng. Anh tự hỏi tại sao đầu óc đầy những toan tính lại không làm phai nét trong trắng ngây thơ trên gương mặt thánh thiện?
Cái nhìn giữa của hai người khiến Minh Thủy ngượng ngùng như thể cô là người thừa. Một cách vô thức, Thủy xoa nhè nhẹ đôi môi đỏ mọng, đau điếng sau nụ hôn lạ lùng, cuồng nhiệt.
− Anh tiếp khách đi. Em sang phòng bên đợi anh.
Anh nhìn mà như không thấy cô.
− Không cần đâu. Em cứ ở lại đây.
Không mời ngồi, không giới thiệu, Trung Dũng với tay rút phong bì rồi đưa cho người mới đến bằng cung cách và thái độ mà Minh Thủy đoán ngay được bên trong là gì. Cô nhìn chỗ khác để người phụ nữ khỏi ngượng.
Cô gái nhét phong bì vào ví. Cô làm ra vẻ tự nhiên, nhưng cái vỏ gượng gạo ấy không qua được mắt Minh Thủy. Dường như giữa họ có một cam kết ngầm, chỉ nói những điều cần thiết. Giờ họ im lặng, thậm chí không nhìn thẳng vào nhau. Trung Dũng quay lưng.
− Cảm ơn anh.
Cô gái bước đi, cũng yên tĩnh và nhỏ nhắn ở ngưỡng cửa, tay đặt trên nắm đấm để giữ cho dáng đứng thẳng. Mùi hương lưu lại rất lâu sau khi cô gái rời khỏi phòng. Trung Dũng đứng yên. Dáng cao lớn của anh che khuất ô cửa sổ. Minh Thủy có cảm giác rất lạ. Anh xoay lưng không phải để tránh, mà là để nhìn theo − ngay khi người phụ nữ chưa rời khỏi phòng.
Ngồi vào xe, Minh Thủy ngoái đầu nhìn. Bên ô cửa, Trung Dũng vẫn đứng bất động. Cô cắn môi. Hơi thở của anh quấn quýt quanh cô nhưng đôi mắt khiến Thủy rùng mình khi nhớ đến. Lạnh lẽo và trống rỗng như ánh thép. Nhìn mà không thấy gì.
Vị trợ lý không giấu được vẻ ngạc nhiên khi được lệnh tiếp vị khách đều đặn xuất hiện mỗi cuối tháng. Vị khách rất đặc biệt. Lần nào xuất hiện cũng phết lên gương mặt Trung Dũng những vệt tối sầm, rồi đi. Lạ một điều, anh chưa bao giờ vắng, thậm chí không giấu được vẻ nôn nóng khi vị khách trễ hẹn. Càng hay, chị nghĩ thầm, mình có dịp ngắm đôi mắt rất đẹp nhưng lặng lẽ ấy.
Trái với suy đoán của chị, đôi mắt đẹp và lặng lẽ không hề ngạc nhiên khi đón phong bì từ tay người lạ. Viên trợ lý bàng hoàng nhìn vào đôi mắt. Trên cái nền âm u, buồn thảm như vạt màu cẩu thả quét ngang bầu trời, tất cả mọi đau khổ trên đời này đều dồn ứ trong đôi mắt ấy.
o0o
Mưa trắng trời. Không gian mờ mịt hơi nước. Cái lạnh châm vào da thịt buôn buốt. Mưa là hiện thân của nỗi sợ hãi mơ hồ, dai dẳng đeo theo Nam Giao từ tấm bé. Chỉ khi ngồi ở nơi trú ẩn thân thiết và tin cậy, cô mới dám nhìn thẳng vào gương mặt của mưa. Đầu tiên là cha. Ông được đưa về nhà trong một đêm mưa. Người xám ngóet, lạnh giá. Đêm ấy, mưa như mũi khoan nhọn xới vào lòng đất. Ngày anh Viên Đàn mất, mẹ vật vã oằn oại gào khóc trong tay cha. Giờ mẹ đứng lặng, đôi tay buông thong, vai nhô cao, bất động. Hai anh em lay mẹ, khóc ngất, át cả tiếng mưa. Rồi anh Phương Đàn... Rồi mẹ... Đêm nay trời lại mưa. Nam Giao cúi nhìn khoảng không hẹp giữa hai bàn tay. Chẳng còn gì để mất nên bộ mặt dài lê thê của mưa không còn làm cô sợ nữa.
Sau ngày cha mất, mẹ sắm gánh, sắm hàng chạy chợ. Nắng gió sấy mẹ đến quắt queo. Chẳng một ai biết mẹ xuất thân từ hàng khuê các, trong họ từng có người là một trong tứ trụ đại thần của triều Nguyễn. Về sau suy yếu dần, chỉ giữ những chức bị nhỏ nhưng con cái trong nhà vẫn được truyền dạy theo lối hoàng cung và hình ảnh duy nhất còn lưu lại trong ký ức của mẹ là những ngày hội Tế Giao tưng bừng ở đất Thần Kinh.
Cậu bé − đúng rồi, lúc đó ông chỉ là cậu bé nghịch ngợm, ranh mãnh đánh lừa lão bộc để dắt mẹ đi xem hội. Hai đứa trẻ luồn qua đám đông theo gót đoàn Ngự Đạo từ Đại Hội đến Trai Cung. Đám rước gồm tiền đạo, trung đạo và hậu đạo đi giữa rừng cờ lễ, tang, lọng, kiếm quạt, đèn hoa cùng dàn chiêng trống, đại nhạc, nhã nhạc, đội múa Bát Dật long trọng, tưng bừng suốt dọc đường. Trong mỗi đạo đều có các hoàng thân quốc thích, các quan văn võ trong triều, các chỉ huy như thống chế, đô thống... Cậu bé đi cạnh nắm tay mẹ chỉ vào đám rước reo lên:
− Mi nhìn tề, cha tau.
Hai đứa trẻ không đến được Giao Đàn. Mẹ khóc rấm rứt. Để dỗ mẹ, cậu bé trèo lên cây, mồm miệng liến thoắng như đang trông thấy bằng mắt chứ không phải được nghe từ cha:
− Tau nhìn thấy nhiều cây thông lắm. Cha tau bảo là do chính tay các vị đại thần trồng. Hôm nay cây được đeo tên của vị đại thần đó. Trong đó chắc chắn có cây đeo tên của ôn tau.
Mẹ xuýt xoa:
− Rứa à?.
Thằng bé hãnh diện:
− Ừ. Tau nhìn thấy Giao Đàn rồi. Có ba tầng. Tầng trên là Viên Đàn tượng trưng cho trời nên có màu xanh và hình tròn. Tầng dưới là Phương Đàn có màu vàng hình vuông tượng trưng cho đất.
Con bé ngày ấy chăm chú nghe đến há hốc mồm. Cậu bé càng khoái chí thao thao:
− Tầng dưới cùng hình vuông màu đỏ tượng trưng... ờ ờ tượng trưng cho con người.
Mẹ ríu rít:
− Còn thấy gì nữa?.
Thằng bé tụt xuống:
− Mai mốt lớn, tau lên trên nớ dự lễ rồi kể cho nghe.
/38
|