− Em ngâm trong nước ấm khoảng mười phút. Lau khô người trước khi mặc quần áo vào – nhìn thẳng vào Nam Giao, anh chậm rãi – và không khóa cửa, được không em?
Hàng mi dày chớp khẽ như dấu hiệu của sự đồng ý. Vẻ yếu đuối, thụ động của Nam Giao trông dịu dàng, nữ tính nhưng ẩn chứa sức mạnh và sự cương quyết vừa thu hút quyến rũ vừa bí ẩn xa cách. Anh chưa lo lắng, nặng lòng và yêu ai đến thế. Với biểu hiện của cô, nếu ở người khác Phong Châu tin vấn đề đã được giải quyết nhưng với Nam Giao thì anh không dám chắc. Tệ hơn nữa là tất cả những việc anh đang làm qua biểu hiện của Nam Giao là làm cho ai khác chứ không phải cho cô vậy.
Nam Giao xuất hiện ở ngưỡng cửa, gương mặt nhợt nhạt và ánh mắt của cô là ánh mắt của khán giả chờ diễn viên diễn nốt lớp cuối trước khi hạ màn. Không quen với việc phải giải thích với ai về hành động của mình và lần này cũng vậy, Phong Châu bước đến gần cô:
− Để anh giúp em.
Không chờ phản ứng của Nam Giao, anh cúi xuống nâng thân thể nhẹ bỏng trên tay. Quá yếu ớt, cô cần được nghỉ ngơi và anh cũng quá yếu đuối không dám bước qua cửa phòng đặt Nam Giao lên chiếc giường nhỏ phủ drap trắng viền ren. Tình cảm dâng cao và Phong Châu không tin mình có thể đè ngọn sóng ấy xuống. Anh đặt Nam Giao xuống chiếc divan nhỏ ở phòng ngoài. Rất ân cần làm như không nhận ra im lặng và thụ động của cô là chờ anh đi. Giống như xong việc anh sẽ đi và Nam Giao chờ.
− Em ăn chút gì anh nhé?
Vòng hai tay qua gối khiến dáng cô thu lu:
− Tôi đã ăn chiều rồi, giờ chỉ muốn ngủ. Tôi mệt quá. Anh…
Điện thoại vụt the thé. 10 giờ 30 – Mặt Nam Giao tái đi. Đó là âm thanh duy nhất cô không muốn nghe. Mỗi lần thế này, Nam Giao ước mình là đứa trẻ lên ba để không biết đau khỗ và tuyệt vọng. Họ nhìn nhau, vẻ thảng thốt, sợ hãi, ngờ vực của Nam Giao khiến Phong Châu đau lòng giống như anh ở đây và vẫn còn người nào đó đang chờ cô ở đầu dây bên kia vậy. Một cách vô thức, Nam Giao áp mặt vào giữa hai chân chờ cho điện thoại ngừng reo. Dáng nhẫn nhục mách với Phong Châu cô đã chịu đựng thế này từ rất lâu.
− Không phải anh.
Nâng mặt Nam Giao lên, anh lắc đầu:
− Không phải anh đâu, em nghe đi!
Mắt Nam Giao nhìn chiếc điện thoại như nhìn mối đe dọa đang đến gần và cố tránh. Niềm vui, nỗi buồn, tuyệt vọng của cô đều đến từ đó. Đột nhiên nó im bặt, Phong Châu cố xác định tâm trạng của Nam Giao lúc này để biết liệu có thể tìm thấy ở cô sự cảm thông không vì đổ lỗi cho những việc đã làm trong quá khứ là cái cớ để người ta không hành động trong hiện tại và không hành động thì chẳng giúp gì được cho tương lai. Nhưng hành động thế nào thì anh cũng không biết vì xưa nay người ta đâu cần học cách phạm lỗi. Thế mà lỗi lầm của anh lại được lập kế hoạch một cách tinh vi và chi tiết cứ như giết người lại quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ của hành động phi nhân tính đó vậy.
Giờ nạn nhân đang ngồi trước mặt anh. Hậu quả hằn rõ trên nét mặt. Anh yêu cô. Vì yêu nạn nhân nên nỗi đau và ân hận của anh gấp hai lần. Mắt Nam Giao chớp khẽ tránh cái nhìn của Phong Châu. Hàng mi dày như đám mây vô tình che đi những hạt nắng cuối khiến Phong Châu thấy lòng trống trải đến lạnh giá.
− Tôi có thể biết anh đang là ai không?
Trong giao tiếp, phương châm của anh là lọc phần ý ra khỏi phần đẹp đẽ của ngôn từ để hiểu thực chất vấn đề. Giờ Phong Châu đang làm thế nhưng để tìm ra một chút mỉa mai trong giọng nói của cô. Theo kinh nghiệm của anh, khi phụ nữ mỉa mai bạn có quyền hy vọng vì mỉa mai thực chất là một loại khí giới che đậy dấu hiệu yếu lòng trước đối phương. Phong Châu thất vọng, không tìm được một chút mỉa mai nào trong giọng nói yếu ớt của cô.
Chậm rãi, dè dặt như phải sử dụng đến bửu bối cuối cùng, anh lấy chiếc card trong túi đưa cho Nam Giao. Lướt qua, mắt mở to khi nhận ra nét chữ ngoằn ngoè của mình. Cô nhìn anh, nét thông minh không hề tương phản chỉ làm đằm thắm hơn khuôn ngực tròn sau làn áo mỏng. Phong Châu nhìn sang nơi khác.
− Thuở bé, mẹ gọi anh là Vũ. Đến giờ những người thân trong gia đình vẫn gọi anh như thế. Cho đến lúc em đuổi theo anh qua mấy con đường anh vẫn là Phong Châu. Thú thật anh không có ý định gọi điện thoại vì anh… Dè dặt, Phong Châu nhìn cô, Nam Giao nghe chăm chú. Anh tặc lưỡi:
− Vì anh thấy hành động của em có vẻ bộc phát, không bình thường. Rồi anh quên luôn – Phong Châu vỗ nhẹ vào trán – Thật tệ hại. Hôm gặp em trong buổi họp mặt, em không nhận ra anh. Anh thấy thú vị và hiếu kỳ, lúc này anh tách thành hai người. Anh Châu tiếp cận với em từ bên ngoài và anh Phong tiếp cận với em…
Phong Châu lúng túng khi tìm từ diễn đạt:
− … Ừm bằng cách khác, anh muốn trong thời gian ngắn nhất khám phá em, tìm hiểu em. Đó là hành động ngu xuẩn và xúc phạm nhưng chỉ là thoạt tiên, anh khẳng định sau đó anh không hề đùa.
Phong Châu dừng lại, ngạc nhiên khi không có cơn giận nào cả. Cô im lặng nghe giải thích lý do và khi sự bùng nổ không xảy ra, anh lúng túng nói những điều không mạch lạc và ít thuyết phục ngay cả với anh.
− Dù là Vũ, Phong hay Châu thì anh vẫn là anh. Anh…
Nam Giao lẩm bẩm nhắc lại:
− Vũ Phong Châu.
− Anh…
Cô gật:
− Tôi hiểu rồi.
Phong Châu không mong những thứ nhẹ tênh thế này. Giận hờn, khóc lóc, đay nghiến dễ xử hơn nhiều. Phụ nữ hiện đại thích trình bày quan điểm, đồng ý chỗ này phê phán chỗ nọ. Tế nhị và chịu đựng chỉ thể hiện ở việc lập tức cắt ngang hay chờ nghe hết. Trong khi phụ nữ truyền thống, cổ điển thường im lặng lắng nghe nhưng bỏ ngoài tai những điều họ không chấp nhận.
Thật vô ích khi xếp Nam Giao vào loại này loại nọ vì cô không giống ai vì thế kinh nghiệm chẳng giúp gì cho Phong Châu. Biểu hiện anh đang nhìn thấy là vấn đề đã được giải quyết xong. Phong Châu không muốn thế này nhưng làm gì cũng không phải lúc. Anh gật đầu nhượng bộ như một kiểu đầu hàng dỏm – trá hàng.
− Giờ em ngủ đi. Anh sẽ ở đây đến khi chị Ca về.
− Không …
− Đừng cãi anh.
Mưa bắt đầu nặng hạt, quật ràn rạt trên mái nhà. Ánh chớp sáng rực nhoằng qua khung cửa kèm theo tiếng nổ vang. Đèn vụt tắt. Chung quanh tối om, nước tiếp tục tràn vào. Nam Giao vẫn ngồi yên khi Phong Châu bì bõm lội trong bóng tối. Ánh sáng giới hạn trong một không gian giới hạn, ngọn nến leo lét khiến ngôi nhà càng u sầu, ảm đạm. Bị giằng xé bởi những ước muốn, những dồn nén và những phản ứng đối lập nhau. Phong Châu cố giữ bình tĩnh bằng cách ngồi yên vì bất cứ hành động nào của anh lúc này cũng có thể phá vỡ mối quan hệ mỏng manh của họ. Có cái gì cao quý, kiêu hãnh, cao ngạo trong vẻ lãnh đạm, yếu đuối mà anh không dám chạm đến. Đã đi nhiều nơi gặp nhiều người, Phong Châu không nghĩ sẽ tìm được nửa kia ở người phụ nữ bé nhỏ, cần sự che chở nhưng đang xem anh là phiền toái kia.
Trời thoắt mưa thoắt tạnh, hạt thoắt to thoắt nhỏ. Có tiếng bước chân khua trên nước. Nhã Ca lội vào nhà. Quan sát cả hai, chị thầm nghĩ. Vẫn chưa ra đầu ra đũa gì vì trong im lặng họ ngồi xa nhau – tối thui đen ngòm như những bức tượng La Hán.
− Em về lâu chưa, Giao?
− Dạ lâu rồi ạ.
− Đã ăn uống gì chưa?
− Dạ rồi.
Phong Châu đứng lên, dáng sừng sững, vững chải trên sàn nhà ngập nước. Trong bóng tôi, đôi mắt rực lên như đom đóm, thật kỳ lạ chẳng biết anh ta giấu cảm xúc nồng nhiệt mà chị nhìn thấy ban nãy ở đâu.
− Nam Giao ngã xuống nước, chị chăm sóc cô ấy nhé. Tôi xin phép.
Trao túi xách cho Nhã Ca, Vĩnh Thông dặn dò:
− Chắc mưa cả đêm, hai chị em ngủ đi để còn sức tát hết chỗ nước này. Sáng mai anh qua phụ một tay.
Nhã Ca âu yếm:
− Dạ, anh về cẩn thận nhé.
Còn Nam Giao của anh như con búp bê chạy hết dây cót đang từ từ nằm xuống – nhẹ nhõm như chỉ chờ có thế.
Hẻm hẹp, hai người đàn ông sánh vai như những người bạn thân thiết. Mưa ngớt, bầu trời nhợt nhạt trước nụ cười ma quái của đêm. Mấy con chuột to xù túa ra lội roàn roạt. Rác trôi lềnh bềnh vướng vào ống quần căng phồng vì nước. Những viên đá sắc nhọn chực cứa vào lòng bàn chân lạnh buốt, tê cứng nhắc Phong Châu nhớ đôi giày. Thật buồn cười, anh cười và bật ra thành tiếng. Không ngạc nhiên, không hỏi tại sao, Vĩnh Thông bình thản đi cạnh. Rơi vào tình huống này mà vẫn cười được quả không xoàng. Hai người đàn ông ngầm đánh giá nhau.
− Sao lại để chị ấy ở chỗ này?
− Cô ấy chẳng chịu nhận gì từ tôi cả nên tôi vẫn dính chặt vào đây đấy thôi – Vĩnh Thông trầm ngâm như chiêm nghiệm một chân lý – Có thể vì thế mà tôi không thể mất cô ấy. Nói cách khác, tôi chỉ rời khỏi đây khi có Nhã Ca đi cùng. Nhưng chỗ này cũng thú vị đấy chứ.
Với vẻ mặt mãn nguyện, thư thái như đang ngắm cảnh trăng thanh gió mát, non nước hữu tình, Vĩnh Thông huýt sáo khe khẽ.
Phong Châu chợt nhận ra một điều: không giống người đàn ông này, trước khi gặp cô, anh chưa bao giờ yêu ai thật sự cả.
Hàng mi dày chớp khẽ như dấu hiệu của sự đồng ý. Vẻ yếu đuối, thụ động của Nam Giao trông dịu dàng, nữ tính nhưng ẩn chứa sức mạnh và sự cương quyết vừa thu hút quyến rũ vừa bí ẩn xa cách. Anh chưa lo lắng, nặng lòng và yêu ai đến thế. Với biểu hiện của cô, nếu ở người khác Phong Châu tin vấn đề đã được giải quyết nhưng với Nam Giao thì anh không dám chắc. Tệ hơn nữa là tất cả những việc anh đang làm qua biểu hiện của Nam Giao là làm cho ai khác chứ không phải cho cô vậy.
Nam Giao xuất hiện ở ngưỡng cửa, gương mặt nhợt nhạt và ánh mắt của cô là ánh mắt của khán giả chờ diễn viên diễn nốt lớp cuối trước khi hạ màn. Không quen với việc phải giải thích với ai về hành động của mình và lần này cũng vậy, Phong Châu bước đến gần cô:
− Để anh giúp em.
Không chờ phản ứng của Nam Giao, anh cúi xuống nâng thân thể nhẹ bỏng trên tay. Quá yếu ớt, cô cần được nghỉ ngơi và anh cũng quá yếu đuối không dám bước qua cửa phòng đặt Nam Giao lên chiếc giường nhỏ phủ drap trắng viền ren. Tình cảm dâng cao và Phong Châu không tin mình có thể đè ngọn sóng ấy xuống. Anh đặt Nam Giao xuống chiếc divan nhỏ ở phòng ngoài. Rất ân cần làm như không nhận ra im lặng và thụ động của cô là chờ anh đi. Giống như xong việc anh sẽ đi và Nam Giao chờ.
− Em ăn chút gì anh nhé?
Vòng hai tay qua gối khiến dáng cô thu lu:
− Tôi đã ăn chiều rồi, giờ chỉ muốn ngủ. Tôi mệt quá. Anh…
Điện thoại vụt the thé. 10 giờ 30 – Mặt Nam Giao tái đi. Đó là âm thanh duy nhất cô không muốn nghe. Mỗi lần thế này, Nam Giao ước mình là đứa trẻ lên ba để không biết đau khỗ và tuyệt vọng. Họ nhìn nhau, vẻ thảng thốt, sợ hãi, ngờ vực của Nam Giao khiến Phong Châu đau lòng giống như anh ở đây và vẫn còn người nào đó đang chờ cô ở đầu dây bên kia vậy. Một cách vô thức, Nam Giao áp mặt vào giữa hai chân chờ cho điện thoại ngừng reo. Dáng nhẫn nhục mách với Phong Châu cô đã chịu đựng thế này từ rất lâu.
− Không phải anh.
Nâng mặt Nam Giao lên, anh lắc đầu:
− Không phải anh đâu, em nghe đi!
Mắt Nam Giao nhìn chiếc điện thoại như nhìn mối đe dọa đang đến gần và cố tránh. Niềm vui, nỗi buồn, tuyệt vọng của cô đều đến từ đó. Đột nhiên nó im bặt, Phong Châu cố xác định tâm trạng của Nam Giao lúc này để biết liệu có thể tìm thấy ở cô sự cảm thông không vì đổ lỗi cho những việc đã làm trong quá khứ là cái cớ để người ta không hành động trong hiện tại và không hành động thì chẳng giúp gì được cho tương lai. Nhưng hành động thế nào thì anh cũng không biết vì xưa nay người ta đâu cần học cách phạm lỗi. Thế mà lỗi lầm của anh lại được lập kế hoạch một cách tinh vi và chi tiết cứ như giết người lại quan tâm đến yếu tố thẩm mỹ của hành động phi nhân tính đó vậy.
Giờ nạn nhân đang ngồi trước mặt anh. Hậu quả hằn rõ trên nét mặt. Anh yêu cô. Vì yêu nạn nhân nên nỗi đau và ân hận của anh gấp hai lần. Mắt Nam Giao chớp khẽ tránh cái nhìn của Phong Châu. Hàng mi dày như đám mây vô tình che đi những hạt nắng cuối khiến Phong Châu thấy lòng trống trải đến lạnh giá.
− Tôi có thể biết anh đang là ai không?
Trong giao tiếp, phương châm của anh là lọc phần ý ra khỏi phần đẹp đẽ của ngôn từ để hiểu thực chất vấn đề. Giờ Phong Châu đang làm thế nhưng để tìm ra một chút mỉa mai trong giọng nói của cô. Theo kinh nghiệm của anh, khi phụ nữ mỉa mai bạn có quyền hy vọng vì mỉa mai thực chất là một loại khí giới che đậy dấu hiệu yếu lòng trước đối phương. Phong Châu thất vọng, không tìm được một chút mỉa mai nào trong giọng nói yếu ớt của cô.
Chậm rãi, dè dặt như phải sử dụng đến bửu bối cuối cùng, anh lấy chiếc card trong túi đưa cho Nam Giao. Lướt qua, mắt mở to khi nhận ra nét chữ ngoằn ngoè của mình. Cô nhìn anh, nét thông minh không hề tương phản chỉ làm đằm thắm hơn khuôn ngực tròn sau làn áo mỏng. Phong Châu nhìn sang nơi khác.
− Thuở bé, mẹ gọi anh là Vũ. Đến giờ những người thân trong gia đình vẫn gọi anh như thế. Cho đến lúc em đuổi theo anh qua mấy con đường anh vẫn là Phong Châu. Thú thật anh không có ý định gọi điện thoại vì anh… Dè dặt, Phong Châu nhìn cô, Nam Giao nghe chăm chú. Anh tặc lưỡi:
− Vì anh thấy hành động của em có vẻ bộc phát, không bình thường. Rồi anh quên luôn – Phong Châu vỗ nhẹ vào trán – Thật tệ hại. Hôm gặp em trong buổi họp mặt, em không nhận ra anh. Anh thấy thú vị và hiếu kỳ, lúc này anh tách thành hai người. Anh Châu tiếp cận với em từ bên ngoài và anh Phong tiếp cận với em…
Phong Châu lúng túng khi tìm từ diễn đạt:
− … Ừm bằng cách khác, anh muốn trong thời gian ngắn nhất khám phá em, tìm hiểu em. Đó là hành động ngu xuẩn và xúc phạm nhưng chỉ là thoạt tiên, anh khẳng định sau đó anh không hề đùa.
Phong Châu dừng lại, ngạc nhiên khi không có cơn giận nào cả. Cô im lặng nghe giải thích lý do và khi sự bùng nổ không xảy ra, anh lúng túng nói những điều không mạch lạc và ít thuyết phục ngay cả với anh.
− Dù là Vũ, Phong hay Châu thì anh vẫn là anh. Anh…
Nam Giao lẩm bẩm nhắc lại:
− Vũ Phong Châu.
− Anh…
Cô gật:
− Tôi hiểu rồi.
Phong Châu không mong những thứ nhẹ tênh thế này. Giận hờn, khóc lóc, đay nghiến dễ xử hơn nhiều. Phụ nữ hiện đại thích trình bày quan điểm, đồng ý chỗ này phê phán chỗ nọ. Tế nhị và chịu đựng chỉ thể hiện ở việc lập tức cắt ngang hay chờ nghe hết. Trong khi phụ nữ truyền thống, cổ điển thường im lặng lắng nghe nhưng bỏ ngoài tai những điều họ không chấp nhận.
Thật vô ích khi xếp Nam Giao vào loại này loại nọ vì cô không giống ai vì thế kinh nghiệm chẳng giúp gì cho Phong Châu. Biểu hiện anh đang nhìn thấy là vấn đề đã được giải quyết xong. Phong Châu không muốn thế này nhưng làm gì cũng không phải lúc. Anh gật đầu nhượng bộ như một kiểu đầu hàng dỏm – trá hàng.
− Giờ em ngủ đi. Anh sẽ ở đây đến khi chị Ca về.
− Không …
− Đừng cãi anh.
Mưa bắt đầu nặng hạt, quật ràn rạt trên mái nhà. Ánh chớp sáng rực nhoằng qua khung cửa kèm theo tiếng nổ vang. Đèn vụt tắt. Chung quanh tối om, nước tiếp tục tràn vào. Nam Giao vẫn ngồi yên khi Phong Châu bì bõm lội trong bóng tối. Ánh sáng giới hạn trong một không gian giới hạn, ngọn nến leo lét khiến ngôi nhà càng u sầu, ảm đạm. Bị giằng xé bởi những ước muốn, những dồn nén và những phản ứng đối lập nhau. Phong Châu cố giữ bình tĩnh bằng cách ngồi yên vì bất cứ hành động nào của anh lúc này cũng có thể phá vỡ mối quan hệ mỏng manh của họ. Có cái gì cao quý, kiêu hãnh, cao ngạo trong vẻ lãnh đạm, yếu đuối mà anh không dám chạm đến. Đã đi nhiều nơi gặp nhiều người, Phong Châu không nghĩ sẽ tìm được nửa kia ở người phụ nữ bé nhỏ, cần sự che chở nhưng đang xem anh là phiền toái kia.
Trời thoắt mưa thoắt tạnh, hạt thoắt to thoắt nhỏ. Có tiếng bước chân khua trên nước. Nhã Ca lội vào nhà. Quan sát cả hai, chị thầm nghĩ. Vẫn chưa ra đầu ra đũa gì vì trong im lặng họ ngồi xa nhau – tối thui đen ngòm như những bức tượng La Hán.
− Em về lâu chưa, Giao?
− Dạ lâu rồi ạ.
− Đã ăn uống gì chưa?
− Dạ rồi.
Phong Châu đứng lên, dáng sừng sững, vững chải trên sàn nhà ngập nước. Trong bóng tôi, đôi mắt rực lên như đom đóm, thật kỳ lạ chẳng biết anh ta giấu cảm xúc nồng nhiệt mà chị nhìn thấy ban nãy ở đâu.
− Nam Giao ngã xuống nước, chị chăm sóc cô ấy nhé. Tôi xin phép.
Trao túi xách cho Nhã Ca, Vĩnh Thông dặn dò:
− Chắc mưa cả đêm, hai chị em ngủ đi để còn sức tát hết chỗ nước này. Sáng mai anh qua phụ một tay.
Nhã Ca âu yếm:
− Dạ, anh về cẩn thận nhé.
Còn Nam Giao của anh như con búp bê chạy hết dây cót đang từ từ nằm xuống – nhẹ nhõm như chỉ chờ có thế.
Hẻm hẹp, hai người đàn ông sánh vai như những người bạn thân thiết. Mưa ngớt, bầu trời nhợt nhạt trước nụ cười ma quái của đêm. Mấy con chuột to xù túa ra lội roàn roạt. Rác trôi lềnh bềnh vướng vào ống quần căng phồng vì nước. Những viên đá sắc nhọn chực cứa vào lòng bàn chân lạnh buốt, tê cứng nhắc Phong Châu nhớ đôi giày. Thật buồn cười, anh cười và bật ra thành tiếng. Không ngạc nhiên, không hỏi tại sao, Vĩnh Thông bình thản đi cạnh. Rơi vào tình huống này mà vẫn cười được quả không xoàng. Hai người đàn ông ngầm đánh giá nhau.
− Sao lại để chị ấy ở chỗ này?
− Cô ấy chẳng chịu nhận gì từ tôi cả nên tôi vẫn dính chặt vào đây đấy thôi – Vĩnh Thông trầm ngâm như chiêm nghiệm một chân lý – Có thể vì thế mà tôi không thể mất cô ấy. Nói cách khác, tôi chỉ rời khỏi đây khi có Nhã Ca đi cùng. Nhưng chỗ này cũng thú vị đấy chứ.
Với vẻ mặt mãn nguyện, thư thái như đang ngắm cảnh trăng thanh gió mát, non nước hữu tình, Vĩnh Thông huýt sáo khe khẽ.
Phong Châu chợt nhận ra một điều: không giống người đàn ông này, trước khi gặp cô, anh chưa bao giờ yêu ai thật sự cả.
/38
|