Nam Giao nhăn mặt khi cảm giác đau nhói như cơn địa chấn xuyên qua lồng ngực. Chết ư? Chết không chừa một ai. Rẻ rúng hay lộng ngôn, vội vã hay chần chừ, ý thức hay mù lòa, thì cũng vậy thôi, tất cả đều bại trước nó. Chết là sở hữu chung không sợ mất phần, ai rồi cũng về tới đích. Thoắt nhẩn nha, thoắt vùn vụt, thoắt lạnh lùng là đặc tính của thời gian, vô tâm đến nghiệt ngã vì thời gian không mang trái tim người. Từng ngày trôi qua là những bước chân đến gần hơn nấm mồ của mỗi người, ở cuối con đường. Đau đớn nhất không phải là cái chết của chính mình mà là chứng kiến những cái chết.
− Uống với tôi náo! Chúng ta đi làm vài li đi. Tỉnh táo chỉ khiến người ta nhạt nhẽo và thủ đoạn với nhau thôi nên lúc nào tôi cũng say túy lúy... Nào, đi...
Hai người đàn ông đùm túm trong mưa. Chủ quán khom người trước đám li tách, dáng nhẫn nhục, chịu đựng. Người Nam Giao rung nhẹ. Giọng khẩn khoản của mẹ lại thấp thoáng quay về. “Đừng gọi anh về. Mẹ sẽ qua khỏi mà. Đừng gọi anh về, nhé con”. Có cái gì đó chặn ngang khiến cổ họng cô tắc nghẹn. Cả hai việc đều không thể xảy ra. Nam Giao biết rõ như thế nhưng vẫn bám víu vào niềm tin của mẹ để đứng vững, để đi, để cười, để nói, để mắt mẹ đau đáu nhìn cô vào giây phút cuối cùng. Mẹ đến chỗ cha và các anh con đây. Mẹ xin lỗi phải để con lại một mình. Mẹ đã biết. Mắt Nam Giao mở to, kinh hoàng đau đớn chứng kiến đôi mắt mẹ khép lại. Cô khuỵu xuống. Bằng linh cảm của người mẹ, bà đã biết. Nam Giao nhớ có lần mẹ vuốt tóc cô, nghẹn ngào: “Tội nghiệp con tôi. Đến khóc mà cũng chẳng được khóc”. Những giọt nước ứa ra không còn trong như pha lê cũng không chảy thẳng từ mắt tới môi như ngày cha mất. Thời gian khiến chúng đục mờ, chắt chiu đặc quánh, chậm rãi lăn qua những nếp nhăn. Mẹ biết. Mẹ biết nhưng vẫn im lặng. Nỗi đau nén chặt trong lòng dã gặm nhắm dần sức lực và ăn mòn cuộc đời của mẹ cô. Từ bao giờ bà biết con trai mình không về được nữa. Chính gã say ngớ ngẩn nào đấy cũng không biết đã đâm phải anh trai cô. Hôm ấy là lễ hội bia Oktoberfest. Đường phố ở Munich đầy những kẻ nốc thứ chất lỏng lên men ấy đến bí tỉ. Chắc chắn hắn là một trong những người Đức tự hào về thành tích của xứ sở mình− uống hết 6 triệu lít bia, đủ đổ đầy 6 hồ bơi đạt tiêu chuẩn Olympic − chỉ trong vòng 2 tuần lễ. Anh nằm vật bên đường như 1 gã say và không ai phát hiện. Không ai biết cái chết đến từ từ. Những ngón chân lạnh dần và sự chống trả kịch liệt của bản năng gói trong thân xác người đàn ông nằm thoi thóp, bất động.
Nam Giao cúi nhìn lớp bụi nước phủ li ti đầy mặt gỗ vàng vọt. Có tiếng thủy tinh vỡ. Âm thanh sắc như lưỡi dao nhọn xộc vào tim. Đôi mắt chủ quán ngân ngấn nước. Máu chảy ngoằn ngòeo qua kẽ những ngón tay. Nam Giao vụt đứng lên, thảng thốt:
− Bác... bác có sao không?
Có tiếng bước chân bước vội. Cái nhìn gườm gườm của chàng trai đẩy Nam Giao lùi lại. Giọng mới vỡ nhưng đã đầy đủ uy quyền của 1 người đàn ông:
− Gì vậy má?
− Má trượt tay làm vỡ cái ly.
− Con đã bảo má để công việc này cho con mà. Mưa gió thế này, má cũng không chịu nghỉ 1 hôm cho khỏe. Vài hôm nữa con vắng nhà, má tham công tiếc việc rồi ngã bệnh thì sao?
Hắn rịt vết thương cho mẹ và càu nhàu. Thái độ như lời xua đuổi thẳng thừng dành cho vị khách duy nhất trong quán. Nam Giao vừa ngồi xuống lại dợm đứng lên.
− Bác Huy lại đến nữa hả má?
Người phụ nữ nhỏ thót gật đầu 1 cách yếu ớt.
− Má lại buồn nữa à? Bác Huy nói gì với má vậy?
− .............
− Lại ca cẩm về cái thứ men tình thời cổ đại ấy à?
Gương mặt đầy vẻ nhẫn nhịn và chịu đựng:
− Thôi con... Bác Thành đã đưa bác ấy về rồi.
− Nếu nhà bên ấy còn kéo sang đây lần nữa, con không nhịn đâu.
− Thôi con...
Giọng hắn dịu xuống 1 cách bất ngờ:
− Má vào nghỉ đi. Để con dọn dẹp cho.
Bà lắc đầu. Nam Giao tin rằng cái lắc đầu này là vì cô.
− Nằm sớm khiến má mệt mỏi vì khó ngủ. Má muốn ngồi thêm chút nữa để đan cho xong chỗ này. Con vào làm việc tiếp đi.
− Má đừng thức khuya quá. Khi nào dọn hàng, má nhớ gọi con nếu con ngủ quên nhé.
− Ừ, má biết rồi.
Nam Giao đoán, gia đình này cũng thiếu 1 người đàn ông. Từ ngày cha mất, mẹ cô gầy sọp đi, tinh lực chỉ còn sót lại trong đôi mắt hõm sâu. Ở tuổi 15, Phương Đàn trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà, thay cha cáng đáng việc nặng nhọc. Gương mặt trẻ con quắt lại vì lo toan và trách nhiệm, trái ngược với thân hình lớn võng lên, trầm ngâm và khắc nghiệt. Đến 1 ngày, mẹ lặng lẽ lấy dầu xoa vết roi bầm đen ở đùi cô, khẽ suýt xoa. Trên chiếc ghế của cha, anh ngồi im lìm. Nam Giao ngộ ra, anh trai cô không còn là người bạn, người anh thưở ấu thơ nữa. Anh là chủ gia đình trong hình bóng người cha. Con không cha như nhà không nóc, em muốn chúng ta như thế phải không? Công việc của em là đây à? Em phải học. Anh cần em học. Ánh mắt nghiêm khắc của anh khiến người cô run bắn, loạng choạng. Đất nhão nhoẹt dưới chân. Gánh nước trên vai chao đi. Nước òa ra đất, cô òa khóc.
− Uống với tôi náo! Chúng ta đi làm vài li đi. Tỉnh táo chỉ khiến người ta nhạt nhẽo và thủ đoạn với nhau thôi nên lúc nào tôi cũng say túy lúy... Nào, đi...
Hai người đàn ông đùm túm trong mưa. Chủ quán khom người trước đám li tách, dáng nhẫn nhục, chịu đựng. Người Nam Giao rung nhẹ. Giọng khẩn khoản của mẹ lại thấp thoáng quay về. “Đừng gọi anh về. Mẹ sẽ qua khỏi mà. Đừng gọi anh về, nhé con”. Có cái gì đó chặn ngang khiến cổ họng cô tắc nghẹn. Cả hai việc đều không thể xảy ra. Nam Giao biết rõ như thế nhưng vẫn bám víu vào niềm tin của mẹ để đứng vững, để đi, để cười, để nói, để mắt mẹ đau đáu nhìn cô vào giây phút cuối cùng. Mẹ đến chỗ cha và các anh con đây. Mẹ xin lỗi phải để con lại một mình. Mẹ đã biết. Mắt Nam Giao mở to, kinh hoàng đau đớn chứng kiến đôi mắt mẹ khép lại. Cô khuỵu xuống. Bằng linh cảm của người mẹ, bà đã biết. Nam Giao nhớ có lần mẹ vuốt tóc cô, nghẹn ngào: “Tội nghiệp con tôi. Đến khóc mà cũng chẳng được khóc”. Những giọt nước ứa ra không còn trong như pha lê cũng không chảy thẳng từ mắt tới môi như ngày cha mất. Thời gian khiến chúng đục mờ, chắt chiu đặc quánh, chậm rãi lăn qua những nếp nhăn. Mẹ biết. Mẹ biết nhưng vẫn im lặng. Nỗi đau nén chặt trong lòng dã gặm nhắm dần sức lực và ăn mòn cuộc đời của mẹ cô. Từ bao giờ bà biết con trai mình không về được nữa. Chính gã say ngớ ngẩn nào đấy cũng không biết đã đâm phải anh trai cô. Hôm ấy là lễ hội bia Oktoberfest. Đường phố ở Munich đầy những kẻ nốc thứ chất lỏng lên men ấy đến bí tỉ. Chắc chắn hắn là một trong những người Đức tự hào về thành tích của xứ sở mình− uống hết 6 triệu lít bia, đủ đổ đầy 6 hồ bơi đạt tiêu chuẩn Olympic − chỉ trong vòng 2 tuần lễ. Anh nằm vật bên đường như 1 gã say và không ai phát hiện. Không ai biết cái chết đến từ từ. Những ngón chân lạnh dần và sự chống trả kịch liệt của bản năng gói trong thân xác người đàn ông nằm thoi thóp, bất động.
Nam Giao cúi nhìn lớp bụi nước phủ li ti đầy mặt gỗ vàng vọt. Có tiếng thủy tinh vỡ. Âm thanh sắc như lưỡi dao nhọn xộc vào tim. Đôi mắt chủ quán ngân ngấn nước. Máu chảy ngoằn ngòeo qua kẽ những ngón tay. Nam Giao vụt đứng lên, thảng thốt:
− Bác... bác có sao không?
Có tiếng bước chân bước vội. Cái nhìn gườm gườm của chàng trai đẩy Nam Giao lùi lại. Giọng mới vỡ nhưng đã đầy đủ uy quyền của 1 người đàn ông:
− Gì vậy má?
− Má trượt tay làm vỡ cái ly.
− Con đã bảo má để công việc này cho con mà. Mưa gió thế này, má cũng không chịu nghỉ 1 hôm cho khỏe. Vài hôm nữa con vắng nhà, má tham công tiếc việc rồi ngã bệnh thì sao?
Hắn rịt vết thương cho mẹ và càu nhàu. Thái độ như lời xua đuổi thẳng thừng dành cho vị khách duy nhất trong quán. Nam Giao vừa ngồi xuống lại dợm đứng lên.
− Bác Huy lại đến nữa hả má?
Người phụ nữ nhỏ thót gật đầu 1 cách yếu ớt.
− Má lại buồn nữa à? Bác Huy nói gì với má vậy?
− .............
− Lại ca cẩm về cái thứ men tình thời cổ đại ấy à?
Gương mặt đầy vẻ nhẫn nhịn và chịu đựng:
− Thôi con... Bác Thành đã đưa bác ấy về rồi.
− Nếu nhà bên ấy còn kéo sang đây lần nữa, con không nhịn đâu.
− Thôi con...
Giọng hắn dịu xuống 1 cách bất ngờ:
− Má vào nghỉ đi. Để con dọn dẹp cho.
Bà lắc đầu. Nam Giao tin rằng cái lắc đầu này là vì cô.
− Nằm sớm khiến má mệt mỏi vì khó ngủ. Má muốn ngồi thêm chút nữa để đan cho xong chỗ này. Con vào làm việc tiếp đi.
− Má đừng thức khuya quá. Khi nào dọn hàng, má nhớ gọi con nếu con ngủ quên nhé.
− Ừ, má biết rồi.
Nam Giao đoán, gia đình này cũng thiếu 1 người đàn ông. Từ ngày cha mất, mẹ cô gầy sọp đi, tinh lực chỉ còn sót lại trong đôi mắt hõm sâu. Ở tuổi 15, Phương Đàn trở thành người đàn ông duy nhất trong nhà, thay cha cáng đáng việc nặng nhọc. Gương mặt trẻ con quắt lại vì lo toan và trách nhiệm, trái ngược với thân hình lớn võng lên, trầm ngâm và khắc nghiệt. Đến 1 ngày, mẹ lặng lẽ lấy dầu xoa vết roi bầm đen ở đùi cô, khẽ suýt xoa. Trên chiếc ghế của cha, anh ngồi im lìm. Nam Giao ngộ ra, anh trai cô không còn là người bạn, người anh thưở ấu thơ nữa. Anh là chủ gia đình trong hình bóng người cha. Con không cha như nhà không nóc, em muốn chúng ta như thế phải không? Công việc của em là đây à? Em phải học. Anh cần em học. Ánh mắt nghiêm khắc của anh khiến người cô run bắn, loạng choạng. Đất nhão nhoẹt dưới chân. Gánh nước trên vai chao đi. Nước òa ra đất, cô òa khóc.
/38
|