Tuy nhiên cô vẫn phải thay tóc khác, bởi cô không tài nào dám mang lại mớ tóc dài mà cô rất thích kia.
Tuy vẫn còn muốn ở lại, nhưng nhớ đến lời trong mảnh giấy, Hà giục mẹ đi về.
Hà cùng với mẹ lên xe đò trở về nhà ngay, nhưng xui cho họ, chiếc xe họ đi lại gặp tai nạn, trên xe có đến gần chục người bị thương, trong số đó có Hà và mẹ. Hà lại bị thương ở vùng đầu, nên hôn mê đến hai ngày hai đêm, đến khi tỉnh lại thì cô hoảng sợ vô cùng khi thấy tóc trên đầu mình không còn sợi nào!
- Trời ơi!
Cô y tá chăm sóc cô giải thích:
- Vết thương của cô nặng lắm, nếu không vào kịp bệnh viện thì có thể đã nguy tới tính mạng! Các bác sĩ đã phải làm hết sức mình. Bây giờ thì cô hết nguy hiểm rồi, nhưng phải nằm lại bệnh viện vài tuần để theo dõi.
Hà chợt nhớ tới mẹ, liền hỏi:
- Má tôi đâu?
Cô y tá đáp:
- Bà không sao, nhưng cũng bị gãy chân, đang nằm ở một phòng khác.
Và cô ý tá thắc mắc:
- Theo địa chỉ của má cô cho, bệnh viện đã cho người đi đánh điện tín về nhà, vậy mà đã hai ngày rồi chẳng thấy ai lên nuôi bệnh hết! Kể cả nhà bên chồng cô nữa...
Hà hoảng hồn:
- Sao cho bên chồng tôi hay làm gì! Cái đầu tôi...
Cô đưa tay sờ lên tóc, e ngại. Bỗng cô y tá nói:
- Khi điều trị vết thương cần phải cạo tóc để dễ phẫu thuật, lúc ấy tụi này mới biết là cô mang tóc giả. Chính tôi đã gở búi tóc của cô, đặt ở đầu giường này, nhưng sáng hôm sau thì chẳng hiểu sao lại biến mất!
Hà sững sờ một lúc lâu, cho đến khi cô y tá hỏi:
- Cô có tính làm lại tóc giả không? Nếu cần thì vừa rồi có người đem vào tặng cho cô một hộp tóc giả, tôi để ở đầu giường kìa...
Chị ta vừa nói vừa lấy chiếc hộp giấy lại. Vừa định mở ra thì Hà đã kêu thét lên:
- Đừng!
Trong hộp chứa một đầu tóc giả mà thoạt trông Hà đã nhận ra ngay, chính là đầu tóc mà cô đã gửi lại cho Tám Ni giao cho ông Henri!
- Sao nó lại ở đây?
Cô y tá nói:
- Tôi nghĩ có lẽ ai đó biết cô mất đầu tóc nên đem cho tóc mới.
- Người mang hộp này tới là ai vậy?
Cô y tá lắc đầu:
- Tôi cũng không biết, chỉ thấy nó nằm sẵn ở phòng trực, trên hộp có ghi nhờ chuyển cho bệnh nhân tên Ngọc Hà ở phòng số 3, nên tôi biết là gửi cho cô.
Hà sợ sệt:
- Chị làm ơn đem nó ra ngoài giùm, tôi không cần!
Chợt cô y tá nhìn thấy một mảnh giấy dưới đáy hộp, cô lấy ra đưa cho Hà, có mấy chữ: Đừng từ chối, hãy mang nó vào khi xuất viện. Không có tóc sẽ mất luôn chồng! .
Ngọc Hà bàng hoàng, cô lẩm bẩm:
- Ai vậy?
Nhìn kỹ lần nữa thì rõ ràng đúng là tóc mình đã mang thời gian gần đây.
Hà còn đang lưỡng lự thì cô y tá giục:
- Cô nên nhận rồi bỏ vào tủ kia khóa lại, để ngoài coi chừng mất nữa!
Không còn cách nào khác nên Hà đành phải chấp nhận như vậy và một lần nữa cô lại phải canh cánh bên lòng về cái tên Mỹ Dung.
Nằm bệnh viện đến mười ngày mà vẫn không thấy ai bên nhà chồng, kể cả Tuấn lên thăm. Chính bà Lệ cũng ngạc nhiên:
- Má đã nhờ người đi đánh hai lần điện tín rồi mà sao họ vẫn không lên thăm?
Qua ngày thứ mười hai thì má con bà Lệ được xuất viện. Ngọc Hà ở thế bắt buộc nên lại phải đeo bộ tóc giả... của Mỹ Dung. Bà Lệ lo lắng khi nhớ đã qua ngày đám cưới, bà nói:
- Không liên lạc được với nhà chồng con, chẳng biết dưới đó họ tính sao, tự nhiên má thấy lo...
Hà cũng bồn chồn:
- Linh tính cho con hay hình như có chuyện gì đó...
Và điều gì đó đã xảy ra!
Khi họ về tới gì nghe người nhà báo tin:
- Đám cưới đã diễn ra rồi. Anh Tuấn đã lấy vợ, đám cưới đúng ngày quy định mà sao nhà gái mình không có má, chỉ có tụi con được rước qua bên đó cùng với chị Hà. Mà má nữa, sao ngày hôm đó má không về, để chị Hà một mình, chị ấy buồn lắm!
Bà Lệ ngơ ngác:
- Sao có vụ đó? Tao với con Hà bị tai nạn tưởng chết, nằm bệnh viện bữa nay mới về, vậy đám cưới với ai?
Ngọc Liên, em Hà, cũng ngơ ngác:
- Bữa đám cưới con thấy chị Hà mặc bộ đồ cưới lộng lẫy, con nghĩ chắc chỉ đi Sài Gòn mua về, chị Hà còn đưa tay vẫy con nữa, má nói gì kỳ vậy? Bên nhà đó còn nói do má đi đâu không biết mà lâu quá, sợ lỡ việc nên họ cử hành lễ cưới luôn. Khi nào má về sẽ tính sau!
Bà Lệ tức giận quát nên:
- Đồ quân tráo trở, bạc tình! Lợi dụng lúc người ta bị tai nạn lại đi cưới vợ khác!
Nhưng đứa em của Hà lại nói:
- Con thấy đó là chị Hà, chứ có ai khác đâu?
Hà vùng đứng dậy, cô nói giọng nghiêm trọng:
- Vụ này không đơn giản nữa rồi! Nó dính tới việc an nguy của con nữa, má để con đi qua bên đó!
Cô nói xong đi liền, bà Lệ không kịp cản, nên phải giục Ngọc Liên cùng bà đi theo sau. Khi họ qua tới nơi thì thấy nhà sạp che làm đám cưới vẫn còn đó, trong nhà tuy bớt rộn ràng, nhưng vẫn còn đông. Mọi người vừa thấy Hà bước vào đã ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, mợ Ba mới đi hưởng tuần trăng mật sao về nhanh vậy?
Ngọc Hà trố mắt:
- Tuần trăng mật của ai?
- Thì của mợ...
Vừa lúc ấy bà Sương bước ra, bà chau mày hỏi:
- Sao con về, còn thằng Tuấn đâu?
Hà vốn đã bực tức về việc Tuấn làm đám cưới mà cô dâu không phải là cô, nên xẵng giọng:
- Má còn hỏi được sao? Tuấn đi đâu hẳn má biết rõ hơn ai hết mà?
Bà Sương ngạc nhiên:
- Kìa, con sao vậy Hà?
Hà xổ ra bao nhiêu uất ức:
- Con không ngờ má là người lớn mà lại xử sự như vậy. Sao chưa hỏi rõ đầu đuôi, trong lúc con vắng nhà có mấy ngày mà má đã đi cưới vợ cho anh Tuấn! Má biết mấy bữa nay con bị tai nạn thập tử nhất sinh, suýt nữa đã không trở về được rồi không!
Bà Sương ngơ ngác:
- Con nói gì má không hiểu? Cái gì mà tai nạn, rồi cái gì là má đi cưới vợ khác cho thằng Tuấn? Vậy cho đứa nào làm cô dâu rồi cùng thằng Tuấn đi hưởng tuần trăng mật?
Ngọc Liên cùng với mẹ chạy vừa tới, cô lên tiếng liền:
- Chị Hà con nói không phải chị là người trong đám cưới! Chị ấy với má con nằm bệnh viện hơn mười ngày mới về tới đây!
Bà Sương như từ trên trời rơi xuống, bà lắp bắp:
- Chuyện... chuyện đó... có chuyện đó sao?
Rồi bà quay vào nhà hỏi mấy người giúp việc:
- Tụi bay biết thằng Tuấn đưa vợ nó đi đâu không?
Một người nói:
- Dạ, nghe cậu Ba nói đưa mợ Ba đi Sài Gòn ở một tuần! Đây, cậu Ba có để lại địa chỉ, nói đây là nhà quen của mợ Ba.
Hà chụp lấy mảnh giấy ghi địa chỉ, cô hốt hoảng:
- Đường Hai Mươi, má có nhớ ngôi chùa Phước Hòa cũng ở đường này không? Nơi đó... cô Mỹ Dung treo cổ tự tử!
Cả mấy mẹ con đều sững sờ. Sau đó Hà vụt chạy đi trong hoảng loạn, vừa gào lên:
- Không xong rồi, anh Tuấn...
Hà chạy ra bến xe đò...
Cũng may là còn chuyến xe đêm, nên Hà không phải đợi qua sáng hôm sau.
Chuyến xe tốc hành đó đưa Hà trở lại Sài Gòn rất sớm. Vừa tới bến xe, Hà đã gọi chiếc xe kéo về đường Hai Mươi. Sợ không nhớ chỗ, Hà hỏi người phu xe:
- Chú biết chùa Phước Hòa ở đường Hai Mươi không?
Người kéo xe tỏ ra am hiểu:
- Ngôi chùa có cô gái tự tử chứ gì! Ở đây ai mà không biết chùa đó. Nhất là gần đây thiên hạ lại càng biết nó nhiều hơn, bởi cái hồn ma đêm nào cũng hiện ra nhát người qua lại, khiến ai nấy điếng hồn, thót tim luôn.
Hà tò mò:
- Chuyện đó có thật sao chú?
Người kéo xe rùng mình:
- Chuyện ma quỷ đâu phải chuyện giỡn đâu mà nói chơi! Mới hôm qua đây thôi, chính mắt tôi đây khi chở khách ngang qua đó còn nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc như một chú rể, chạy từ bên ngoài vào sân chùa, rồi từ đó bò lê ra phía sau chùa, là nơi mà trước đây nghe nói có cô gái treo cổ tự tử! Tôi không dám chạy vào coi, nhưng nghe người ta đồn là hễ đàn ông nào mà chạy vào đó thì coi như đi nạp mạng cho oan hồn con ma thắt cổ ấy! Tội nghiệp cho người đàn ông nào đó...
Hà hốt hoảng:
- Sao chú không giúp cho người ta?
Cô xuống xe trước chùa và đầu óc nghĩ tới Tuấn đang gặp nguy!
Chạy thẳng vào chùa, chẳng nhìn thấy ai, Hà đi luôn ra phía sau chùa. Ở gốc cây cổ thụ, rõ ràng là Tuấn đang quỳ gối một mình!
Hà bước tới, vừa định lên tiếng gọi thì chợt nhìn thấy trước mặt Tuấn, thòng từ cành cây xuống là thi thể của một người nữ. Nhìn kỹ hơn, Hà phát hiện người đang treo lơ lửng kia có cái đầu hầu như không có sợi tóc nào!
Tuấn thì như đang ngây dại, đôi mắt nhìn về phía thi thể kia mà như đang nhìn vào một nơi xa xăm nào đó... Thậm chí anh chẳng hề nghe tiếng bước chân rất gần của Hà. Cho đến khi Hà lên tiếng gọi:
- Anh Tuấn!
Vẫn như pho tượng gỗ, qua hai lần Hà gọi mà Tuấn chẳng có phản ứng gì. Bỗng nhiên anh ngã chúi về phía trước khi Hà gọi lần thứ ba! Tuấn vừa ngã xong thì thi thể kia cũng từ trên cây rơi xuống đất.
Hà chưa kịp có phản ứng gì thì trước mắt cô tối sầm lại, người cô lảo đảo...
Tuy vẫn còn muốn ở lại, nhưng nhớ đến lời trong mảnh giấy, Hà giục mẹ đi về.
Hà cùng với mẹ lên xe đò trở về nhà ngay, nhưng xui cho họ, chiếc xe họ đi lại gặp tai nạn, trên xe có đến gần chục người bị thương, trong số đó có Hà và mẹ. Hà lại bị thương ở vùng đầu, nên hôn mê đến hai ngày hai đêm, đến khi tỉnh lại thì cô hoảng sợ vô cùng khi thấy tóc trên đầu mình không còn sợi nào!
- Trời ơi!
Cô y tá chăm sóc cô giải thích:
- Vết thương của cô nặng lắm, nếu không vào kịp bệnh viện thì có thể đã nguy tới tính mạng! Các bác sĩ đã phải làm hết sức mình. Bây giờ thì cô hết nguy hiểm rồi, nhưng phải nằm lại bệnh viện vài tuần để theo dõi.
Hà chợt nhớ tới mẹ, liền hỏi:
- Má tôi đâu?
Cô y tá đáp:
- Bà không sao, nhưng cũng bị gãy chân, đang nằm ở một phòng khác.
Và cô ý tá thắc mắc:
- Theo địa chỉ của má cô cho, bệnh viện đã cho người đi đánh điện tín về nhà, vậy mà đã hai ngày rồi chẳng thấy ai lên nuôi bệnh hết! Kể cả nhà bên chồng cô nữa...
Hà hoảng hồn:
- Sao cho bên chồng tôi hay làm gì! Cái đầu tôi...
Cô đưa tay sờ lên tóc, e ngại. Bỗng cô y tá nói:
- Khi điều trị vết thương cần phải cạo tóc để dễ phẫu thuật, lúc ấy tụi này mới biết là cô mang tóc giả. Chính tôi đã gở búi tóc của cô, đặt ở đầu giường này, nhưng sáng hôm sau thì chẳng hiểu sao lại biến mất!
Hà sững sờ một lúc lâu, cho đến khi cô y tá hỏi:
- Cô có tính làm lại tóc giả không? Nếu cần thì vừa rồi có người đem vào tặng cho cô một hộp tóc giả, tôi để ở đầu giường kìa...
Chị ta vừa nói vừa lấy chiếc hộp giấy lại. Vừa định mở ra thì Hà đã kêu thét lên:
- Đừng!
Trong hộp chứa một đầu tóc giả mà thoạt trông Hà đã nhận ra ngay, chính là đầu tóc mà cô đã gửi lại cho Tám Ni giao cho ông Henri!
- Sao nó lại ở đây?
Cô y tá nói:
- Tôi nghĩ có lẽ ai đó biết cô mất đầu tóc nên đem cho tóc mới.
- Người mang hộp này tới là ai vậy?
Cô y tá lắc đầu:
- Tôi cũng không biết, chỉ thấy nó nằm sẵn ở phòng trực, trên hộp có ghi nhờ chuyển cho bệnh nhân tên Ngọc Hà ở phòng số 3, nên tôi biết là gửi cho cô.
Hà sợ sệt:
- Chị làm ơn đem nó ra ngoài giùm, tôi không cần!
Chợt cô y tá nhìn thấy một mảnh giấy dưới đáy hộp, cô lấy ra đưa cho Hà, có mấy chữ: Đừng từ chối, hãy mang nó vào khi xuất viện. Không có tóc sẽ mất luôn chồng! .
Ngọc Hà bàng hoàng, cô lẩm bẩm:
- Ai vậy?
Nhìn kỹ lần nữa thì rõ ràng đúng là tóc mình đã mang thời gian gần đây.
Hà còn đang lưỡng lự thì cô y tá giục:
- Cô nên nhận rồi bỏ vào tủ kia khóa lại, để ngoài coi chừng mất nữa!
Không còn cách nào khác nên Hà đành phải chấp nhận như vậy và một lần nữa cô lại phải canh cánh bên lòng về cái tên Mỹ Dung.
Nằm bệnh viện đến mười ngày mà vẫn không thấy ai bên nhà chồng, kể cả Tuấn lên thăm. Chính bà Lệ cũng ngạc nhiên:
- Má đã nhờ người đi đánh hai lần điện tín rồi mà sao họ vẫn không lên thăm?
Qua ngày thứ mười hai thì má con bà Lệ được xuất viện. Ngọc Hà ở thế bắt buộc nên lại phải đeo bộ tóc giả... của Mỹ Dung. Bà Lệ lo lắng khi nhớ đã qua ngày đám cưới, bà nói:
- Không liên lạc được với nhà chồng con, chẳng biết dưới đó họ tính sao, tự nhiên má thấy lo...
Hà cũng bồn chồn:
- Linh tính cho con hay hình như có chuyện gì đó...
Và điều gì đó đã xảy ra!
Khi họ về tới gì nghe người nhà báo tin:
- Đám cưới đã diễn ra rồi. Anh Tuấn đã lấy vợ, đám cưới đúng ngày quy định mà sao nhà gái mình không có má, chỉ có tụi con được rước qua bên đó cùng với chị Hà. Mà má nữa, sao ngày hôm đó má không về, để chị Hà một mình, chị ấy buồn lắm!
Bà Lệ ngơ ngác:
- Sao có vụ đó? Tao với con Hà bị tai nạn tưởng chết, nằm bệnh viện bữa nay mới về, vậy đám cưới với ai?
Ngọc Liên, em Hà, cũng ngơ ngác:
- Bữa đám cưới con thấy chị Hà mặc bộ đồ cưới lộng lẫy, con nghĩ chắc chỉ đi Sài Gòn mua về, chị Hà còn đưa tay vẫy con nữa, má nói gì kỳ vậy? Bên nhà đó còn nói do má đi đâu không biết mà lâu quá, sợ lỡ việc nên họ cử hành lễ cưới luôn. Khi nào má về sẽ tính sau!
Bà Lệ tức giận quát nên:
- Đồ quân tráo trở, bạc tình! Lợi dụng lúc người ta bị tai nạn lại đi cưới vợ khác!
Nhưng đứa em của Hà lại nói:
- Con thấy đó là chị Hà, chứ có ai khác đâu?
Hà vùng đứng dậy, cô nói giọng nghiêm trọng:
- Vụ này không đơn giản nữa rồi! Nó dính tới việc an nguy của con nữa, má để con đi qua bên đó!
Cô nói xong đi liền, bà Lệ không kịp cản, nên phải giục Ngọc Liên cùng bà đi theo sau. Khi họ qua tới nơi thì thấy nhà sạp che làm đám cưới vẫn còn đó, trong nhà tuy bớt rộn ràng, nhưng vẫn còn đông. Mọi người vừa thấy Hà bước vào đã ngạc nhiên hỏi:
- Ủa, mợ Ba mới đi hưởng tuần trăng mật sao về nhanh vậy?
Ngọc Hà trố mắt:
- Tuần trăng mật của ai?
- Thì của mợ...
Vừa lúc ấy bà Sương bước ra, bà chau mày hỏi:
- Sao con về, còn thằng Tuấn đâu?
Hà vốn đã bực tức về việc Tuấn làm đám cưới mà cô dâu không phải là cô, nên xẵng giọng:
- Má còn hỏi được sao? Tuấn đi đâu hẳn má biết rõ hơn ai hết mà?
Bà Sương ngạc nhiên:
- Kìa, con sao vậy Hà?
Hà xổ ra bao nhiêu uất ức:
- Con không ngờ má là người lớn mà lại xử sự như vậy. Sao chưa hỏi rõ đầu đuôi, trong lúc con vắng nhà có mấy ngày mà má đã đi cưới vợ cho anh Tuấn! Má biết mấy bữa nay con bị tai nạn thập tử nhất sinh, suýt nữa đã không trở về được rồi không!
Bà Sương ngơ ngác:
- Con nói gì má không hiểu? Cái gì mà tai nạn, rồi cái gì là má đi cưới vợ khác cho thằng Tuấn? Vậy cho đứa nào làm cô dâu rồi cùng thằng Tuấn đi hưởng tuần trăng mật?
Ngọc Liên cùng với mẹ chạy vừa tới, cô lên tiếng liền:
- Chị Hà con nói không phải chị là người trong đám cưới! Chị ấy với má con nằm bệnh viện hơn mười ngày mới về tới đây!
Bà Sương như từ trên trời rơi xuống, bà lắp bắp:
- Chuyện... chuyện đó... có chuyện đó sao?
Rồi bà quay vào nhà hỏi mấy người giúp việc:
- Tụi bay biết thằng Tuấn đưa vợ nó đi đâu không?
Một người nói:
- Dạ, nghe cậu Ba nói đưa mợ Ba đi Sài Gòn ở một tuần! Đây, cậu Ba có để lại địa chỉ, nói đây là nhà quen của mợ Ba.
Hà chụp lấy mảnh giấy ghi địa chỉ, cô hốt hoảng:
- Đường Hai Mươi, má có nhớ ngôi chùa Phước Hòa cũng ở đường này không? Nơi đó... cô Mỹ Dung treo cổ tự tử!
Cả mấy mẹ con đều sững sờ. Sau đó Hà vụt chạy đi trong hoảng loạn, vừa gào lên:
- Không xong rồi, anh Tuấn...
Hà chạy ra bến xe đò...
Cũng may là còn chuyến xe đêm, nên Hà không phải đợi qua sáng hôm sau.
Chuyến xe tốc hành đó đưa Hà trở lại Sài Gòn rất sớm. Vừa tới bến xe, Hà đã gọi chiếc xe kéo về đường Hai Mươi. Sợ không nhớ chỗ, Hà hỏi người phu xe:
- Chú biết chùa Phước Hòa ở đường Hai Mươi không?
Người kéo xe tỏ ra am hiểu:
- Ngôi chùa có cô gái tự tử chứ gì! Ở đây ai mà không biết chùa đó. Nhất là gần đây thiên hạ lại càng biết nó nhiều hơn, bởi cái hồn ma đêm nào cũng hiện ra nhát người qua lại, khiến ai nấy điếng hồn, thót tim luôn.
Hà tò mò:
- Chuyện đó có thật sao chú?
Người kéo xe rùng mình:
- Chuyện ma quỷ đâu phải chuyện giỡn đâu mà nói chơi! Mới hôm qua đây thôi, chính mắt tôi đây khi chở khách ngang qua đó còn nhìn thấy một người đàn ông ăn mặc như một chú rể, chạy từ bên ngoài vào sân chùa, rồi từ đó bò lê ra phía sau chùa, là nơi mà trước đây nghe nói có cô gái treo cổ tự tử! Tôi không dám chạy vào coi, nhưng nghe người ta đồn là hễ đàn ông nào mà chạy vào đó thì coi như đi nạp mạng cho oan hồn con ma thắt cổ ấy! Tội nghiệp cho người đàn ông nào đó...
Hà hốt hoảng:
- Sao chú không giúp cho người ta?
Cô xuống xe trước chùa và đầu óc nghĩ tới Tuấn đang gặp nguy!
Chạy thẳng vào chùa, chẳng nhìn thấy ai, Hà đi luôn ra phía sau chùa. Ở gốc cây cổ thụ, rõ ràng là Tuấn đang quỳ gối một mình!
Hà bước tới, vừa định lên tiếng gọi thì chợt nhìn thấy trước mặt Tuấn, thòng từ cành cây xuống là thi thể của một người nữ. Nhìn kỹ hơn, Hà phát hiện người đang treo lơ lửng kia có cái đầu hầu như không có sợi tóc nào!
Tuấn thì như đang ngây dại, đôi mắt nhìn về phía thi thể kia mà như đang nhìn vào một nơi xa xăm nào đó... Thậm chí anh chẳng hề nghe tiếng bước chân rất gần của Hà. Cho đến khi Hà lên tiếng gọi:
- Anh Tuấn!
Vẫn như pho tượng gỗ, qua hai lần Hà gọi mà Tuấn chẳng có phản ứng gì. Bỗng nhiên anh ngã chúi về phía trước khi Hà gọi lần thứ ba! Tuấn vừa ngã xong thì thi thể kia cũng từ trên cây rơi xuống đất.
Hà chưa kịp có phản ứng gì thì trước mắt cô tối sầm lại, người cô lảo đảo...
/9
|