Bầu trời trong xanh, ánh nắng soi sáng lên từng nhành cây, ngọn cỏ trong trong thôn, tiếng tiểu hài tử vui đùa chạy nhảy, tiếng nói chuyện, âm thanh cày cuốc của thôn dân vang vọng một vùng trời. Dấu hiệu của ngày mới.
Như thường lệ, sau khi chuẩn bị cơm nước xong, ta đi tìm cha đang ở một nơi nào đó uống rượu, thường là ở quán rượu nhỏ của Đinh thúc. Sau đó, ta về nhà gọi phu nhân và đại tỷ dùng cơm.
Tiểu đệ của ta rất ngoan, lúc nào cũng ngồi ngay ngắn chờ mọi người, đôi khi còn giúp ta ít việc nhỏ. Đệ ta tên là Diệp Tổ, mười hai tuổi – là nhi tử của phu nhân. Không giống như cha không có chí cầu tiến, không giống phu nhân hay la mắng ta, Diệp Tổ rất chăm chỉ đọc sách, tính tình ôn hòa, rất nghe lời và đối xử rất tốt với người tỷ này. Ta thật sự rất thích Tổ nhi – những lúc không có ai ta sẽ gọi như thế và đệ ấy luôn cười vui vẻ.
Mọi người đã có mặt nhưng vẫn không thấy đại tỷ nên phu nhân bảo ta vào gọi tỷ ấy. Ta vừa bước tới cửa phòng của đại tỷ thì cửa mở ra, một bóng dáng xinh đẹp hiện ra trước mắt ta. Khuôn mặt xinh xắn, nước da trắng hồng, mi thanh mục tú, dáng người mảnh mai và diện lên người bộ y phục thật hoa lệ. Đúng vậy, đại tỷ Diệp Diệu Hương rất xinh đẹp, là người đẹp nhất thôn, được rất nhiều người theo đuổi. Điều đó làm phu nhân vui mừng hớn hở, luôn nghĩ cách chau chuốt cho đại tỷ, từng chút, từng chút một.
Năm tháng cứ thế trôi qua, đại tỷ không cần làm việc gì cả, đầu ngón tay bị xước tí xíu sẽ làm phu nhân rối cả lên “Để lại xẹo thì làm sau bây giờ?” rồi bôi một lớp dược liệu quý và cẩn thận băng bó lại cho đại tỷ.
Cứ cách vài hôm bà mai sẽ đến đạp đổ cửa nhà ta mà vào mai mối. Người được làm mai đương nhiên không phải ta mà là đại tỷ. Với đối tượng xem mắt đại tỷ luôn chê bai người này, dè bỉu người nọ nói họ không xứng với mình. Bà mai cũng không nản chí, quyết tâm kết tóc se tơ cho tỷ ấy. Vì vậy, dù nắng hay mưa bà ấy cũng sẽ đều đặn qua nhà ta trước sau đó mới về nhà mình.
Đại tỷ của ta rất khó gần gũi, tỷ ấy là tâm can bảo bối của phu nhân, hơn hẳn phu nhân về mọi mặt. Đại biểu như lúc này đây, tỷ ấy nửa liếc nửa không hỏi ta:
“Ngươi đến phòng ta làm gì, có chuyện thì nói?”
“Phu nhân bảo tỷ ra dùng cơm.” Nói xong ta quay người đi.
“Đứng lại.” Đại tỷ hét lên một cách dứt khoác. Ta bình tĩnh xoay người lại hỏi: “Tỷ có chuyện gì?”
“Thái độ của ngươi là sao? Ta chưa cho đi mà ngươi đã bỏ đi, lại còn đi trước mặt ta?” Coi bộ tỷ ấy thật giận vì mặt thật đỏ chói. Da mặt đại tỷ vốn rất mỏng nên hỉ, nộ, ái, ố của tỷ ấy đều hiện hết trên gương mặt, muốn che dấu cũng không được, rất dễ nhận ra.
Ta nghe vậy không nói gì mà lui về phía sau, tránh qua một bên để tỷ ấy đi trước.
“Xem như ngươi biết điều.” Tỷ ấy vừa đi lướt qua ta vừa nói. Đợi tỷ ấy đi trước một lúc lâu ta mới theo sau.
Đại tỷ được phu nhân thương yêu từ nhỏ nên tính tình tùy hứng, không muốn thua thiệt một ai mà đặc biệt là “loại chẳng ra gì” như ta. Vì vậy, từ nhỏ đại tỷ hay so sánh mọi thứ với ta, mặc dù thực tế ta chẳng có gì để so với tỷ cả. Tỷ ấy luôn nhắc đi nhắc lại điệp khúc “Cái gì ngươi có ta nhất định phải có còn của ta ngươi đừng bao giờ mơ tưởng” mỗi khi tỷ ấy có thứ gì mới. Cho dù ta tỏ ra không quan tâm nhưng vẫn cảm thấy thê lương trong lòng.
Nếu như ánh nắng chan hòa mang đến cho ta cảm giác bình yên ấm áp thì đại tỷ như cái lạnh của mùa đông xua tan đi chút niềm an ủi mà ta chắt chiu có được.
Khi vào đại sảnh, ta bắt gặp ánh mắt lạnh lẽo của phu nhân, vẻ mặt đắc ý của đại tỷ, ta mặc kệ không nhìn đến nữa. Lúc này phu nhân mới mặt lạnh nhướng mi:
“Ta bảo ngươi đi gọi Hương nhi, mà giờ người đã ở đây ngươi lại không thấy bóng dáng, ngươi định để bọn ta đói chết à?”
Ta lẳng lặng đi về phía đó, bắt đầu xới cơm cho từng người lại nghe phu nhân lẩm bẩm “Đúng là con của tiện nhân thì không thể nào vừa mắt được.” Đến lượt đưa cơm cho Tổ nhi thì ta thấy nó nhìn ta bằng ánh mắt ái ngại, ta cười nhẹ với nó ý là không sao nhưng Tổ nhi vẫn không được vui.
Đang lúc ăn cơm, đột nhiên đại tỷ buông tay làm chén cơm rơi xuống bàn văng tung tóe còn sắc mặt đại tỷ thì hết xanh lại trắng rồi đỏ làm phu nhân hoảng cả lên. Thì ra, đại tỷ ăn cá bị mắc xương, phu nhân vội lấy thêm cơm cho đại tỷ ăn nhưng vẫn không khởi sắc. Vì vậy, phu nhân đưa tỷ ấy đi tìm đại phu, trước khi đi còn không quên trừng ta một cái làm ta lạnh cả sống lưng. Cha ta thì không tỏ ra lo lắng gì cả nhưng cũng bỏ ra ngoài. Ta bảo Tổ nhi không cần hoảng sợ, cứ dùng cơm lát sau ta sẽ đến thu dọn. Tổ nhi không nói gì chỉ gật đầu và chỉ gấp qua loa vài đũa.
Ta trở về phòng bếp múc lấy chén cháo đem qua phòng cho nương. Bệnh tình của nương dạo này nặng thêm, tuy ta có mời đại phu nhưng ông cũng lực bất tòng tâm không thể chữa khỏi được. Đại phu nói bệnh do tâm sinh, tâm khởi thì cho dù có linh đơn diệu dược cũng không chữa khỏi, huống chi Lý Lâm chỉ là thôn nhỏ nghèo nàn. Ta vừa vào phòng nương đã cất tiếng hỏi:
“Phù nhi, sau hôm nay con mang cháo cho nương sớm thế, có chuyện gì à?”
Ta cũng không dám nói thật với nương nên đành nói gạt người:
“Nương, không có gì đâu nương đừng lo, do hôm nay mọi người dùng xong sớm nên nữ nhi đến đây sớm hơn thôi.”
Nương cũng không hỏi thêm nữa mà ăn cháo và trò chuyện với ta. Đa phần đều nhắc ta phải cố gắng làm việc, không được lười biếng, phải nghe lời cha, phu nhân…còn nhiều điều nữa mà ta không nhớ rõ, ta chỉ đáp lại cho qua thôi. Thực tế, ta đang nghĩ khi phu nhân về sẽ làm gì ta? Đánh hay mắng ta không phải phu nhân chưa từng làm qua. Nhưng đại tỷ bị mắc xương thì liên quan gì đến ta, vì thế ta lại vui vẻ nói chuyện với nương, mặc kệ sau đó ra sau thì ra, thuyền đến đầu cầu tự nhiên thẳng.
Tầm một canh giờ sau, bầu trời u ám kéo mây và những giọt mưa đầu tiên rơi xuống sau một khoảng thời gian dài cái nắng bao trùm khắp thôn. Lúc ta đang quét dọn đại sảnh thì phu nhân và đại tỷ trở về. Sắc mặt đại tỷ đã hồng hào trở lại chắc là không sao rồi. Phu nhân vừa vào nhà đã hung hăn chạy đến chỗ ta, giơ tay lên và…
“Bốp…”
Ta té xuống sàn nhà, khóe môi rỉ máu. Phu nhân thở phì phò, sắc mặt giận giữ chỉ tay vào ta mà quát:
“Chỉ tại ngươi mà Hương nhi suýt nghẹn chết, ngươi, ngươi muốn lấy mạng nó có phải không?”
“Con không có.” Ta chùi máu ở khóe môi, phủi bụi trên người và đứng dậy. Thật may là nương ta ở tây phòng chắc không nghe thấy, Tổ nhi thì đến nhà bạn đồng học để ôn bài. Nếu để hai người họ thấy thì không biết phải làm sao.
“Ngươi còn không nhận, rõ ràng là món canh cá thái lát thì tại sao lại có xương trong đó. Còn là một cái xương lớn như thế kia?”
“Là con sơ ý.” Số ta đúng là đen đủi mà, để sót xương trong canh cá lại bị đại tỷ ăn trúng. Mà lạ thật, nếu cái xương lớn như thế mà khi ăn đại tỷ lại không phát hiện thì quả thật là thần kì vì tỷ ấy có còn là hài tử đâu chứ.
“Không cần biết ngươi có cố ý hay không, làm sai phải chịu phạt.” Phu nhân trừng ta và xoay người bảo đại tỷ: “Con lấy roi ra đây.” Đại tỷ chạy thật nhanh vào phòng lấy roi như sợ chậm chân thì phu nhân sẽ đổi ý. Ta cũng chỉ biết nhếch môi cười cay đắng.
Đại tỷ mang roi đến, phu nhân quất từng roi vào người ta, ta không chống cự, không cầu xin cũng không rơi nước mắt mà chỉ đứng im cho phu nhân thỏa sức mà đánh. Vì ta biết chống cự là vô ích, cầu xin là vô nghĩa, nước mắt không đổi được sự cảm thông, trong nhà này phu nhân chính là công đạo.
Tiếng roi hòa cùng tiếng mưa giờ đã nặng hạt tạo nên âm thanh nghe chua chát trong lòng, giá lạnh đến tận tâm can.
Sau khi đã cảm thấy thỏa mãn phu nhân vứt roi và nhìn ta một cách chăm chọc:
“Nhớ lần sau làm việc gì cũng phải chú ý, ngươi chỉ có một…cái mạng.”
Đúng lúc ta nghĩ mọi việc đã xong thì Đinh thúc đội mưa chạy vào nhà ta một cách hốt hoảng và nói với phu nhân:
“Phu nhân, lão gia nhà bà đang bị người ta đánh sắp chết ở đỗ phường, bà mau đến đó xem!” Phu nhân giận tái mặt nhưng vẫn đi theo Đinh thúc đến đó. Đại tỷ thì vui vẻ trở về phòng, giờ chỉ còn ta với thân mình chi chít vết thương đau rát đứng ở đại sảnh.
Từng làn gió lạnh thổi qua nhẹ nhàng, khoan khoái mang theo hương hoa phi yến thanh khiết đang bị dùi dập trong mưa như cuốn đi chút muộn phiền thoáng qua. Thân ta không phải là hòn đá vạn năm, không buồn, không đau, bách độc bất xâm nhưng đòn, roi với ta mà nói đã trở thành thông lệ, trở thành một thói quen. Nếu đã không thể chống lại thì chỉ có thể học cách chấp nhận mà thôi. Ta hít một hơi thật sâu và trở về phòng thay y phục, tuyệt đối không để nương nhìn thấy hình hài bây giờ của ta được.
Cũng đã trễ từ lúc ta từ nhà Tô thúc về mà cha và phu nhân vẫn chưa thấy bóng dáng nên đại tỷ và Tổ nhi dùng cơm trước rồi đi ngủ, còn ta thì ở lại chờ cửa cho hai người. Đến tối muộn thì phu nhân dìu cha ta mình đầy thương tích, ướt đẫm về nhà. Phu nhân để cha ngồi xuống ghế và nói với ta:
“Diệp Phù.”
Đây là lần đầu tiên phu nhân gọi tên ta nhưng ta còn chưa kịp vui mừng thì phu nhân lại nói:
“Ngươi chuẩn bị đồ đạc ngày mai xuất giá, đi thật xa cho khuất mắt ta.”
“Tại sao?” Ta máy móc hỏi vì giờ ta hoàn toàn rối loạn vì hai từ “xuất giá”, nó đến một cách quá chóng vánh và đột ngột. Nếu bây giờ ta đi thì ai sẽ chăm sóc cho nương? Chẳng phải đại tỷ sẽ lấy phu quân trước ta sao? Tại sao lại nói gả là gả như thế? Tại sao họ không hỏi ý kiến của ta? Tại sao…
“Con không...”
“Không cần hỏi gì cả, phụ mẫu nói sao ngươi phải làm vậy, việc này đã định.” Để lại một câu nói như đinh đóng cột phu nhân dìu cha vào phòng.
Ta đứng lặng người một lúc lâu. Một lời đã định phán quyết cả số phận lay lắt của con người. Không được quyền phản kháng, không được quyền chống đối mà chỉ có thể nghe theo, chỉ có thể làm theo trước sự bất lực của bản thân.
Trong đầu ta chợt thoáng qua suy nghĩ bỏ trốn khỏi nơi này, nương là lẻ sống của ta, xa người làm sao ta sống tiếp? Nhưng biết phải đi đâu, hơn nữa nương đang bệnh đến đi còn không vững thì trốn bằng cách nào?
Cơn mưa thật lớn, thật lâu kia vẫn rơi hoài không dứt. Tâm ta như hòa vào màn mưa ấy, tất cả trở nên nhạt nhòa, mơ hồ không rõ. Ta sắp bị gả đi, sắp phải xa nương, sắp phải lấy một người mà ta không biết, nếu đây chỉ là một giấc mộng… một giấc mộng thì xin hãy cho ta tỉnh lại!
Như thường lệ, sau khi chuẩn bị cơm nước xong, ta đi tìm cha đang ở một nơi nào đó uống rượu, thường là ở quán rượu nhỏ của Đinh thúc. Sau đó, ta về nhà gọi phu nhân và đại tỷ dùng cơm.
Tiểu đệ của ta rất ngoan, lúc nào cũng ngồi ngay ngắn chờ mọi người, đôi khi còn giúp ta ít việc nhỏ. Đệ ta tên là Diệp Tổ, mười hai tuổi – là nhi tử của phu nhân. Không giống như cha không có chí cầu tiến, không giống phu nhân hay la mắng ta, Diệp Tổ rất chăm chỉ đọc sách, tính tình ôn hòa, rất nghe lời và đối xử rất tốt với người tỷ này. Ta thật sự rất thích Tổ nhi – những lúc không có ai ta sẽ gọi như thế và đệ ấy luôn cười vui vẻ.
Mọi người đã có mặt nhưng vẫn không thấy đại tỷ nên phu nhân bảo ta vào gọi tỷ ấy. Ta vừa bước tới cửa phòng của đại tỷ thì cửa mở ra, một bóng dáng xinh đẹp hiện ra trước mắt ta. Khuôn mặt xinh xắn, nước da trắng hồng, mi thanh mục tú, dáng người mảnh mai và diện lên người bộ y phục thật hoa lệ. Đúng vậy, đại tỷ Diệp Diệu Hương rất xinh đẹp, là người đẹp nhất thôn, được rất nhiều người theo đuổi. Điều đó làm phu nhân vui mừng hớn hở, luôn nghĩ cách chau chuốt cho đại tỷ, từng chút, từng chút một.
Năm tháng cứ thế trôi qua, đại tỷ không cần làm việc gì cả, đầu ngón tay bị xước tí xíu sẽ làm phu nhân rối cả lên “Để lại xẹo thì làm sau bây giờ?” rồi bôi một lớp dược liệu quý và cẩn thận băng bó lại cho đại tỷ.
Cứ cách vài hôm bà mai sẽ đến đạp đổ cửa nhà ta mà vào mai mối. Người được làm mai đương nhiên không phải ta mà là đại tỷ. Với đối tượng xem mắt đại tỷ luôn chê bai người này, dè bỉu người nọ nói họ không xứng với mình. Bà mai cũng không nản chí, quyết tâm kết tóc se tơ cho tỷ ấy. Vì vậy, dù nắng hay mưa bà ấy cũng sẽ đều đặn qua nhà ta trước sau đó mới về nhà mình.
Đại tỷ của ta rất khó gần gũi, tỷ ấy là tâm can bảo bối của phu nhân, hơn hẳn phu nhân về mọi mặt. Đại biểu như lúc này đây, tỷ ấy nửa liếc nửa không hỏi ta:
“Ngươi đến phòng ta làm gì, có chuyện thì nói?”
“Phu nhân bảo tỷ ra dùng cơm.” Nói xong ta quay người đi.
“Đứng lại.” Đại tỷ hét lên một cách dứt khoác. Ta bình tĩnh xoay người lại hỏi: “Tỷ có chuyện gì?”
“Thái độ của ngươi là sao? Ta chưa cho đi mà ngươi đã bỏ đi, lại còn đi trước mặt ta?” Coi bộ tỷ ấy thật giận vì mặt thật đỏ chói. Da mặt đại tỷ vốn rất mỏng nên hỉ, nộ, ái, ố của tỷ ấy đều hiện hết trên gương mặt, muốn che dấu cũng không được, rất dễ nhận ra.
Ta nghe vậy không nói gì mà lui về phía sau, tránh qua một bên để tỷ ấy đi trước.
“Xem như ngươi biết điều.” Tỷ ấy vừa đi lướt qua ta vừa nói. Đợi tỷ ấy đi trước một lúc lâu ta mới theo sau.
Đại tỷ được phu nhân thương yêu từ nhỏ nên tính tình tùy hứng, không muốn thua thiệt một ai mà đặc biệt là “loại chẳng ra gì” như ta. Vì vậy, từ nhỏ đại tỷ hay so sánh mọi thứ với ta, mặc dù thực tế ta chẳng có gì để so với tỷ cả. Tỷ ấy luôn nhắc đi nhắc lại điệp khúc “Cái gì ngươi có ta nhất định phải có còn của ta ngươi đừng bao giờ mơ tưởng” mỗi khi tỷ ấy có thứ gì mới. Cho dù ta tỏ ra không quan tâm nhưng vẫn cảm thấy thê lương trong lòng.
Nếu như ánh nắng chan hòa mang đến cho ta cảm giác bình yên ấm áp thì đại tỷ như cái lạnh của mùa đông xua tan đi chút niềm an ủi mà ta chắt chiu có được.
Khi vào đại sảnh, ta bắt gặp ánh mắt lạnh lẽo của phu nhân, vẻ mặt đắc ý của đại tỷ, ta mặc kệ không nhìn đến nữa. Lúc này phu nhân mới mặt lạnh nhướng mi:
“Ta bảo ngươi đi gọi Hương nhi, mà giờ người đã ở đây ngươi lại không thấy bóng dáng, ngươi định để bọn ta đói chết à?”
Ta lẳng lặng đi về phía đó, bắt đầu xới cơm cho từng người lại nghe phu nhân lẩm bẩm “Đúng là con của tiện nhân thì không thể nào vừa mắt được.” Đến lượt đưa cơm cho Tổ nhi thì ta thấy nó nhìn ta bằng ánh mắt ái ngại, ta cười nhẹ với nó ý là không sao nhưng Tổ nhi vẫn không được vui.
Đang lúc ăn cơm, đột nhiên đại tỷ buông tay làm chén cơm rơi xuống bàn văng tung tóe còn sắc mặt đại tỷ thì hết xanh lại trắng rồi đỏ làm phu nhân hoảng cả lên. Thì ra, đại tỷ ăn cá bị mắc xương, phu nhân vội lấy thêm cơm cho đại tỷ ăn nhưng vẫn không khởi sắc. Vì vậy, phu nhân đưa tỷ ấy đi tìm đại phu, trước khi đi còn không quên trừng ta một cái làm ta lạnh cả sống lưng. Cha ta thì không tỏ ra lo lắng gì cả nhưng cũng bỏ ra ngoài. Ta bảo Tổ nhi không cần hoảng sợ, cứ dùng cơm lát sau ta sẽ đến thu dọn. Tổ nhi không nói gì chỉ gật đầu và chỉ gấp qua loa vài đũa.
Ta trở về phòng bếp múc lấy chén cháo đem qua phòng cho nương. Bệnh tình của nương dạo này nặng thêm, tuy ta có mời đại phu nhưng ông cũng lực bất tòng tâm không thể chữa khỏi được. Đại phu nói bệnh do tâm sinh, tâm khởi thì cho dù có linh đơn diệu dược cũng không chữa khỏi, huống chi Lý Lâm chỉ là thôn nhỏ nghèo nàn. Ta vừa vào phòng nương đã cất tiếng hỏi:
“Phù nhi, sau hôm nay con mang cháo cho nương sớm thế, có chuyện gì à?”
Ta cũng không dám nói thật với nương nên đành nói gạt người:
“Nương, không có gì đâu nương đừng lo, do hôm nay mọi người dùng xong sớm nên nữ nhi đến đây sớm hơn thôi.”
Nương cũng không hỏi thêm nữa mà ăn cháo và trò chuyện với ta. Đa phần đều nhắc ta phải cố gắng làm việc, không được lười biếng, phải nghe lời cha, phu nhân…còn nhiều điều nữa mà ta không nhớ rõ, ta chỉ đáp lại cho qua thôi. Thực tế, ta đang nghĩ khi phu nhân về sẽ làm gì ta? Đánh hay mắng ta không phải phu nhân chưa từng làm qua. Nhưng đại tỷ bị mắc xương thì liên quan gì đến ta, vì thế ta lại vui vẻ nói chuyện với nương, mặc kệ sau đó ra sau thì ra, thuyền đến đầu cầu tự nhiên thẳng.
Tầm một canh giờ sau, bầu trời u ám kéo mây và những giọt mưa đầu tiên rơi xuống sau một khoảng thời gian dài cái nắng bao trùm khắp thôn. Lúc ta đang quét dọn đại sảnh thì phu nhân và đại tỷ trở về. Sắc mặt đại tỷ đã hồng hào trở lại chắc là không sao rồi. Phu nhân vừa vào nhà đã hung hăn chạy đến chỗ ta, giơ tay lên và…
“Bốp…”
Ta té xuống sàn nhà, khóe môi rỉ máu. Phu nhân thở phì phò, sắc mặt giận giữ chỉ tay vào ta mà quát:
“Chỉ tại ngươi mà Hương nhi suýt nghẹn chết, ngươi, ngươi muốn lấy mạng nó có phải không?”
“Con không có.” Ta chùi máu ở khóe môi, phủi bụi trên người và đứng dậy. Thật may là nương ta ở tây phòng chắc không nghe thấy, Tổ nhi thì đến nhà bạn đồng học để ôn bài. Nếu để hai người họ thấy thì không biết phải làm sao.
“Ngươi còn không nhận, rõ ràng là món canh cá thái lát thì tại sao lại có xương trong đó. Còn là một cái xương lớn như thế kia?”
“Là con sơ ý.” Số ta đúng là đen đủi mà, để sót xương trong canh cá lại bị đại tỷ ăn trúng. Mà lạ thật, nếu cái xương lớn như thế mà khi ăn đại tỷ lại không phát hiện thì quả thật là thần kì vì tỷ ấy có còn là hài tử đâu chứ.
“Không cần biết ngươi có cố ý hay không, làm sai phải chịu phạt.” Phu nhân trừng ta và xoay người bảo đại tỷ: “Con lấy roi ra đây.” Đại tỷ chạy thật nhanh vào phòng lấy roi như sợ chậm chân thì phu nhân sẽ đổi ý. Ta cũng chỉ biết nhếch môi cười cay đắng.
Đại tỷ mang roi đến, phu nhân quất từng roi vào người ta, ta không chống cự, không cầu xin cũng không rơi nước mắt mà chỉ đứng im cho phu nhân thỏa sức mà đánh. Vì ta biết chống cự là vô ích, cầu xin là vô nghĩa, nước mắt không đổi được sự cảm thông, trong nhà này phu nhân chính là công đạo.
Tiếng roi hòa cùng tiếng mưa giờ đã nặng hạt tạo nên âm thanh nghe chua chát trong lòng, giá lạnh đến tận tâm can.
Sau khi đã cảm thấy thỏa mãn phu nhân vứt roi và nhìn ta một cách chăm chọc:
“Nhớ lần sau làm việc gì cũng phải chú ý, ngươi chỉ có một…cái mạng.”
Đúng lúc ta nghĩ mọi việc đã xong thì Đinh thúc đội mưa chạy vào nhà ta một cách hốt hoảng và nói với phu nhân:
“Phu nhân, lão gia nhà bà đang bị người ta đánh sắp chết ở đỗ phường, bà mau đến đó xem!” Phu nhân giận tái mặt nhưng vẫn đi theo Đinh thúc đến đó. Đại tỷ thì vui vẻ trở về phòng, giờ chỉ còn ta với thân mình chi chít vết thương đau rát đứng ở đại sảnh.
Từng làn gió lạnh thổi qua nhẹ nhàng, khoan khoái mang theo hương hoa phi yến thanh khiết đang bị dùi dập trong mưa như cuốn đi chút muộn phiền thoáng qua. Thân ta không phải là hòn đá vạn năm, không buồn, không đau, bách độc bất xâm nhưng đòn, roi với ta mà nói đã trở thành thông lệ, trở thành một thói quen. Nếu đã không thể chống lại thì chỉ có thể học cách chấp nhận mà thôi. Ta hít một hơi thật sâu và trở về phòng thay y phục, tuyệt đối không để nương nhìn thấy hình hài bây giờ của ta được.
Cũng đã trễ từ lúc ta từ nhà Tô thúc về mà cha và phu nhân vẫn chưa thấy bóng dáng nên đại tỷ và Tổ nhi dùng cơm trước rồi đi ngủ, còn ta thì ở lại chờ cửa cho hai người. Đến tối muộn thì phu nhân dìu cha ta mình đầy thương tích, ướt đẫm về nhà. Phu nhân để cha ngồi xuống ghế và nói với ta:
“Diệp Phù.”
Đây là lần đầu tiên phu nhân gọi tên ta nhưng ta còn chưa kịp vui mừng thì phu nhân lại nói:
“Ngươi chuẩn bị đồ đạc ngày mai xuất giá, đi thật xa cho khuất mắt ta.”
“Tại sao?” Ta máy móc hỏi vì giờ ta hoàn toàn rối loạn vì hai từ “xuất giá”, nó đến một cách quá chóng vánh và đột ngột. Nếu bây giờ ta đi thì ai sẽ chăm sóc cho nương? Chẳng phải đại tỷ sẽ lấy phu quân trước ta sao? Tại sao lại nói gả là gả như thế? Tại sao họ không hỏi ý kiến của ta? Tại sao…
“Con không...”
“Không cần hỏi gì cả, phụ mẫu nói sao ngươi phải làm vậy, việc này đã định.” Để lại một câu nói như đinh đóng cột phu nhân dìu cha vào phòng.
Ta đứng lặng người một lúc lâu. Một lời đã định phán quyết cả số phận lay lắt của con người. Không được quyền phản kháng, không được quyền chống đối mà chỉ có thể nghe theo, chỉ có thể làm theo trước sự bất lực của bản thân.
Trong đầu ta chợt thoáng qua suy nghĩ bỏ trốn khỏi nơi này, nương là lẻ sống của ta, xa người làm sao ta sống tiếp? Nhưng biết phải đi đâu, hơn nữa nương đang bệnh đến đi còn không vững thì trốn bằng cách nào?
Cơn mưa thật lớn, thật lâu kia vẫn rơi hoài không dứt. Tâm ta như hòa vào màn mưa ấy, tất cả trở nên nhạt nhòa, mơ hồ không rõ. Ta sắp bị gả đi, sắp phải xa nương, sắp phải lấy một người mà ta không biết, nếu đây chỉ là một giấc mộng… một giấc mộng thì xin hãy cho ta tỉnh lại!
/16
|