Thanh Huyền

Q.2 - Chương 17 - Phù Văn Sơ Giải

/78


Làm chưởng môn Thanh Huyền, Trương Nhược Hư không hề tỏ ra tự cao, thái độ của hắn đối với Thẩm Luyện giống như là thầy giáo thụ nghiệp giải thích nghi ngờ.

Thẩm Luyện nhân cơ hội đó lại hỏi thêm một vài chuyện liên quan đến tu hành, Trương Nhược Hư cũng không hề thiếu kiên nhẫn, tất nhiên ngày thường nếu Thẩm Luyện muốn gặp Trương Nhược Hư cũng không dễ dàng thế này đâu, nên khi có cơ hội hắn sẽ không lãng phí.

Còn chưa đợi Trương Nhược Hư chủ động để Thẩm Luyện ra ngoài, Thẩm Luyện cũng đã sớm mở miệng cáo từ, đúng lúc đúng chỗ, đủ có phong thái đạm bạc.

Trương Nhược Hư vẫn ngồi trên chiếc giường đá kia, hắn đã ngồi một trăm năm rồi, không phải là không muốn di chuyển, mà là không thể di chuyển, cũng không nhúc nhích được.

Nhẹ nhàng đánh lên Thiên Địa Giám, trong đại điện trống trải phát ra vài tiếng vang vọng.

Cô đơn thật. Trương Nhược Hư nói nhỏ, vầng trán chảy ra một chút tiêu điều.

Cảnh Thanh đồng tử từ ngoài điện ung dung bước vào.

Trương Nhược Hư thu lại sự tiêu điều nơi đáy lòng, ánh mắt hắn nhìn vào Cảnh Thanh, nói: Ngươi không bị thương là tốt rồi.

Nữ ma đầu kia rốt cuộc cũng không phát điên. Cảnh Thanh đồng tử hơi mỉm cười nói.

Su thúc bước lên tu hành một lần nữa, tiến vào Phá Vọng, vô cùng khó khăn, hy vọng nàng có thể Khai Tâm, lại kết Đạo Quả. Trương Nhược Hư thở dài nói.

Lần thứ hai chém phá Hư Vọng lại khó khăn hơn lần đầu tiên gấp mười lần, nếu như nàng có thể làm được thì kiếp này quả thật có nhiều khả năng sẽ siêu thoát thiên địa. Cảnh Thanh bất giác lộ ra một chút vẻ mặt hâm mộ, tuy thọ nguyên hắn lâu dài, nhưng muốn đột phá cảnh giới lại khó hơn trăm lần. nghìn lần so với tu sĩ nhân loại, có lẽ đến thời điểm Thanh Huyền bị chôn vùi, hắn cũng không thể nhìn thấy hy vọng siêu thoát khỏi mảnh thiên địa này.

*******

Nguyên khí ở núi Tử Phủ nồng nặc, kết thành từng đóa từng đóa mây mù, lượn lờ khắp núi, khiến cho cả ngọn núi có thêm một sự thanh linh đặc biệt.

Nguyên khí trong núi nồng nặc là vậy, nhưng vẫn không sánh kịp với nơi sâu trong nhà trúc hạ viện.

Bởi vì tu sĩ thường bỏ cũ lấy mới, địa điểm dẫn thiên địa nguyên khí nhập thể đều là lựa chọn nơi linh cơ hội tụ trong núi, lại bày ra trận pháp Phong Thủy, khiến cho nguyên khí sung túc hơn nữa, tiện lợi cho tu hành.

Tử Phủ, Thiên Nguyên… nguyên khí ở hai ngọn núi này vượt qua Ngọc Dương, Thanh Lương, thế nên sau khi xây dựng động phủ, bố trí trận pháp Phong Thủy, nguyên khí cũng vượt xa thiện viện và hạ viện.

Đây cũng là 'Địa' trong Tài lữ pháp địa mà giới tu hành hay nói.

Loại đệ tử bình thường như Thẩm Luyện quả thật không có tư cách mở động phủ ở Tử Phủ, Thiên Nguyên, nhưng môn phái cũng không nghiêm cấm môn nhân đi vào hai ngọn núi đó.

Chỉ cần đừng quấy rầy đến sư trưởng trong tông tu hành thì được rồi, nếu như có ý định mạo phạm đến, cũng tự bị nếm mùi đau khổ.

Không biết những Tiên môn khác trên đời ra sao, Thẩm Luyện có thể cảm giác được nội quy trong Thanh Huyền quả thật rất ít, đại khái có hai nguyên tắc 'Đừng quấy rầy người khác, không phản bội tông môn'.

Rất có ý vị mà Đạo Đức Kinh có nói 'Kê khuyển chi thanh tương văn, lão tử bất tương vãng lai'

(*Tiếng gà tiếng chó đều nghe thấy, cả đời không qua lại với nhau)


Đường núi khúc khuỷu tĩnh mịch, ve xướng trùng minh, từng con đường mon quanh co phức tạp, ngẫu nhiên có thể nhìn thấy lác đác vài đạo quán tinh xảo, lộ ra mái cong, hoặc là động phủ dựa núi mà mở, cũng bắt gặp vài ngôi nhà trúc xây ở phía trên vách núi cao.

Những kiến trúc này giống như sao thưa đêm rét, lác đác thưa thớt, nhưng lại trông vẻ tự nhiên, không có cảm giác đột ngột bất ngờ gì.

Thái Vi Các nằm sâu trong núi Tử Phủ, u nhiên độc lập, chia làm ba tầng.

Cả tòa gác xép này cũng không cũ nát, nhưng lại để người ta cảm thấy một loại mùi vị năm tháng bể dâu.

Kiếp trước Thẩm Luyện từng đi qua Cố cung nên có thể cảm nhận loại uẩn ý thời gian như dòng nước lặng lẽ trôi bên trong đó, mà Thái Vi Các cũng cho mọi người cảm giác tượng tự như vậy, nhưng không quá mãnh liệt, mà loại tang thương xa xôi kia giống như dòng suối chảy chậm vào trong lòng, khiến mọi người bất giác sinh ra một sự kính nể.

Độc thư tùy xử tịnh thổ (1).

Tàng thư trong Thái Vi Các chính là tịnh thổ của tu sĩ Thanh Huyền.

Đương nhiên nơi này cũng không phải mỗi ngày đều có người đến, chí ít lúc Thẩm Luyện đến đây, nơi này ngoại trừ một vị trưởng lão trông coi Thái Vi Các ra thì chẳng còn ai khác cả.

Vị trưởng lão này là một lão đạo sĩ, tu luyện một loại đạo thuật tương tự với Bế Khẩu Thiền của Phật môn, không biết hắn đã sống bao lâu, nhưng xem tinh thần diện mạo hắn thì không tìm thấy bất cứ dấu vết suy sụp gì.

Ngay cả vết nhăn trên trán hắn cũng hiện ra giống như những đạo phù văn tinh vi huyền diệu.

Lão đạo sĩ không phụ trách việc kiểm tra bản thân người vào các, mà Thái Vi Các tự có một pháp khí, chỉ cần lần đầu tiên đăng ký tên lên đó, sau này sẽ có thể ra vào tùy ý.

Đương nhiên nếu tu vi không đủ thì không thể lên lầu hai.

Thẩm Luyện bước vào bên trong, lão đạo sĩ đều chẳng muốn liếc hắn một cái, tựa như ngủ mà không phải ngủ, hoàn toàn không có hô hấp, giống y như mất hồn lạc phách.

Hô hấp, luyện khí chỉ là thủ đoạn kéo dài tuổi thọ, không phải căn bản của cầu Đạo, Thẩm Luyện từng nghe Trương Nhược Hư nói như vậy.

Mà từ trên thân lão đạo sĩ này lại mơ hồ có chút lĩnh hội khó nói thành lời.

Tuy rằng thiên địa nguyên khí có thể tẩm bổ thân thể, ôn hòa thần hồn, nhưng thần thể, thần hồn thì giống như máy móc tinh vi, làm sao có thể bao dưỡng bảo vệ trọn được, một ngày nào đó sẽ hoàn toàn biến mất.

Tựa như nhật nguyệt tinh thần (*mặt trời, mặt trăng, ngôi sao), cũng không phãi vĩnh hằng bất diệt.

Thẩm Luyện chỉ xúc động một chút, vẫn chưa nghĩ sâu về vấn đề này, càng không suy xét cách thức tu hành hiện tại của lão đạo sĩ, bởi vì hắn biết phải lượng sức mà đi, chớ theo đuổi quá cao.

Tư liệu ở lầu một Thái Vi Các đều được đóng thành sách, chất liệu giấy vô cùng tốt, không giống như giấy sách nơi thế tục, để lâu ngày sẽ bị ố vàng.

Tất nhiên nơi này quả thực không có thứ tốt thật sự, đại pháp căn bản của Thanh Huyền từ trước đến giờ đều không dùng văn tự, không dùng đồ vật đặc biệt nào đó để lưu giữ.

Huống chi trước giờ Thanh Huyền luôn tuân theo tư tưởng 'Thuật có thể dễ dàng truyền, pháp thì cần phải thận trọng'

Dù cho Thẩm Luyện thu được Huyền Cực Công, cũng chỉ đủ cho hắn tu luyện lên Khiếu Động, không có phần liên quan tới cảnh giới phía sau.

Đạo thuật ở lầu thứ nhất chủ yếu là pháp thuật tu hành thích hợp cho tu sĩ từ Hoàn Đan trở xuống, đại thể Hoàn Đan là ranh giới quan trọng trong tu hành, từ tu vi Hoàn Đan trở lên mới dần dần chuyển hóa sang lục địa thần tiên, giơ tay nhấc chân cũng thành thần thông, khác xa một trời một vực so với phàm nhân, khó mà tưởng tượng.

Thẩm Luyện tìm được một quyển Phù Đạo sơ giải, chính là một quyển đạo thư liên quan tới cơ sở Phù đạo do một vị sư trưởng am hiểu phù đạo tên là Đông Linh Tử trong Thanh Huyền biên soạn ra.

Sách này mở đầu liền nhắc đến trong thiên địa có tám loại sức mạnh thần bí, có thể chia làm 'Thiên địa sơn trạch lôi hỏa thủy phong', Đạo phù dùng một phương thức đặc biệt để dẫn dắt tám loại sức mạnh này sinh ra uy lực to lớn, hoặc dùng để trị bệnh cứu người, hoặc dùng để trảm yêu trừ ma, hoặc dùng để trợ giúp tu hành v.v…

Tác dụng của Phù có rất nhiều, đại khái xem nhu cầu của tu sĩ mà định ra.

Bên trong có nói đến một chuyện vô cùng thú vị, nghe đâu đã từng có một loại người tu hành kết ra 'Chân Phù Chủng Tử' để thay thế 'Hoàn Đan', thành tựu một loại Trường Sinh Đạo Quả khác.

Còn về loại người tu hành này khác như thế nào với tu sĩ bây giờ, ngược lại nói không tỉ mỉ, căn cứ theo lời giải thích của vị tiền bối Đông Linh Tử này thì Phù tu coi trọng ngoại giới, am hiểu mượn dùng sức mạnh của thiên địa vạn vật.

Có lẽ Đông Linh Tử vì để cho mọi người có hứng thú xem Phù Đạo chân giải này mới mới nhắc tới một điểm trên kia.

Thẩm Luyện tiếp tục xem tiếp phía sau, rốt cuộc bắt đầu giới thiệu về Phù đạo nhập môn.

Phù đạo nhập môn có chỗ giống với học thư pháp.

Thư pháp luyện đến cao siêu, sẽ nhìn ra được bút lực và ý vận.

Phù pháp đến cảnh giới sâu, sẽ nhìn ra pháp lực và lý giải về Phù đạo của người chế phù.

Đương nhiên nếu chỉ là cơ sở thì không cần chú trọng những thứ này.

Trong sách có giới thiệu ba loại hệ thống phù văn tương đối phổ biến.

-----oo0oo-----

Chú thích:

(1) Đầy đủ là Bế môn tức thị thâm sơn, độc thư tùy xử tịnh thổ (Đóng cửa tức là núi sâu, đọc sách thì khắp nơi đều là tịnh thổ), tác giả chỉ lấy vế sau.


/78

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status