Quên một người từng yêu tha thiết, bao đóa hoa thơm tịch mịch cũng đều vô duyên...
Ngày mười sáu tháng bảy năm Bảo Tĩnh thứ tám, Tâm Viễn thu thập đủ hành lý, cáo biệt toàn tự rồi đi vân du, Như Hằng gánh đồ đạc tiễn ông khỏi sơn môn.
“Chỉ có con khiến vi sư không yên tâm”. Ông nhìn xuống dòng nước chảy trong khe suối, cảm thán: “Con ngộ tính cực cao, trí nhớ rất dai, là thiên tài của cửa Phật nhưng...”
Như Hằng thần sắc bình tĩnh, thản nhiên nói: “Sư phụ cả nghĩ quá, con đã ngộ ra sinh tử, nhận rõ tình đời, một lòng tu đạo. Sư phụ cứ an tâm lên đường”.
Tâm Viễn chăm chú nhìn vào mắt y, gật đầu: “Thiện tai, thiện tai. Vi sư đi đây, con tự bảo trọng”.
Đi không đầy nửa ngày, Tâm Viễn xuyên qua một khu rừng trúc, gió lùa qua kẽ lá du dương như tiếng tiên nhạc, ông đắm mình trong bầu không khí an lành của trời đất, đặt hành lý xuống, tìm một nơi sạch sẽ đả tọa.
“Tâm Viễn?”
Ông mở bừng mắt, một thân ảnh mỹ lệ hình như đã gặp qua đâu đó từ trong rừng trúc xuất hiện. Nàng đeo một thanh trường đao mỏng mảnh, nhãn thần băng lãnh cực điểm, phát ra sát khí kinh nhân.
“A di đà Phật, lão nạp chính thị Tâm Viễn”. Ông hơi nhướng mãy, vẫn bình tâm tĩnh khí.
“Hay lắm”.
Nàng lập tức động thủ, đao ảnh như làn gió thổi đến trước mặt, ông khẽ đẩy, cây đao khác nào tờ giấy mỏng, suýt nữa rách toạch. Võ công của lão hòa thượng quả thật bất phàm, nàng không tin vào tà quái, từ một năm trước rời khỏi Vô Sắc tự liền lưu lạc giang hồ, thành một sát thủ, cây đao của nàng đã thật sự uống máu.
Nàng uốn cổ tay, đao thanh rít lên nghèn nghẹn như oan hồn cất tiếng khóc. Tâm Viễn bất giác rúng động, nhận ra đao thanh khác hẳn ngày trước, có phần hận, ba phần độc, ba phần cô đơn, cùng vô số hơi thở tuyệt vọng của người giang hồ. Oán khí của nàng và oán khí trên đao khiến đao ý lăng lệ cực độ.
Nàng không còn nhà nữa. Thu Thịnh Thiên biết nàng phạm tội liền lấy công chuộc lại, tự nguyện chinh thảo Tây Vực chư quốc, bất hạnh gặp lúc tuyết lở, xương cốt không còn. Tin tức đưa về lúc nàng ăn uống trong tửu lâu, phảng phất đang nhai xương thịt của cha, đầu lưỡi đắng ngắt. Nàng đã hại chết cha, từ đây chỉ còn một thân một mình, không còn ai để lưu luyến.
Mũi đao điểm tới, nàng rũ sạch hình ảnh cha, đao quang cuốn Tâm Viễn vào trong. Bất chợt ông đứng yên như tượng Phật, nguyện nhập Địa ngục để hóa giải nghiệt duyên nặng nề trên thân đao.
Mũi đao đâm thẳng vào ngực ông, bất giác nàng nhướng mày, lẽ nào mình đã sai?
“Thiện tai, thiện tai”. Tâm Viễn một tay chống xuống đất, một tay đỡ ngực: “Oán khí của thí chủ đã tan chưa?”
Nỗi hận trong mắt nàng khiến ông quay về ba mươi năm trước, món nợ ấy giờ đã hết chưa? Đôi mắt cũng hàm chứa oán hận giống thế này, dằng dặc suốt ba mươi năm chưa từng khép lại trong lòng ông. Mấy phen định bước vào trần thế lại thôi, ông biết bản thân không thể đạt đến thiên đạo Phật lý, không hiểu thấu được thế giới phiền não này. Tiếc thay, tiếc thay.
Nàng mím môi, hòa thượng này đã ngăn trở nhân duyên của nàng, đáng hận vô cùng, chỉ là nét bình tĩnh cam nguyện chịu chết ẩn chứa sức mạnh vô tận, dẹp tan nỗi hận của nàng. Y cũng thế, cũng làn my ánh mắt như vậy, vì sao lại cự tuyệt tình ái? Còn bản thân nàng, vì sao lại không buông bỏ được, không quên được?
Máu Tâm Viễn phun ra nóng hổi, chạm vào bụi trần liền nhuộm màu đen, cái chết đơn giản như vậy. Ông lặng lẽ nhìn sinh mệnh tan đi, hoàn toàn không thấy lòng bất an, túi da này vốn ông định rũ bỏ từ lâu, mượn tay nàng cũng được. Chỉ là ông vẫn lo nghĩ đến Như Hằng, trong khoảng khắc cuối cùng linh đài còn tỉnh táo, ông thầm mong ái đồ đừng đi theo con đường của mình.
Trên thi thể ông đáp xuống một đóa mẫu đơn màu máu nở rộ.
Mười năm sau, cõi đời không còn nhắc đến tên Thu Oánh Bích nhưng Mẫu Đơn Sát Thủ lại vang động võ lâm. Theo lời đồn, nàng ta không giết nữ tử nhưng cực hận nam nhân, đặc biệt là hòa thượng, gặp là giết ngay.
Năm Long Hữu thứ ba, do Yến vương gia bị mất bạc khiến thiên hạ đại loạn, nhiều môn phái giang hồ cùng tứ đại vương phủ bị kéo vào. Đương thời, giang hồ có lục đại sát thủ lợi hại nhất gồm Thất Hồn, Thương Tình, Mẫu Đơn, Phù Dung, Hồng Y, Tiểu Đồng buộc võ lâm nhân sĩ kết thành Giang Hồ minh hợp với quan phủ truy sát.
Ngày mười chín tháng chín, bỏ lại sau lưng bốn mươi bảy mạng người, Mẫu Đơn Thu Oánh Bích và Phù Dung Lam Táp Nhi xông ra khỏi trùng trùng bẫy rập mà Giang Hồ minh bày ra tại Thanh Loa sơn, cả hai đều mệt mỏi, ẩn mình trong căn nhà nhỏ bí ẩn cạnh Bích Thịnh hồ hai ngày, trong hai ngày này họ phải quyết định thoái ẩn hay phục cừu.
Nhưng hôm đó, tình cảnh vô cùng khác thường, trời tối rất sớm, chim ăn đêm hoàn toàn mất bóng khiến bốn bề im lặng đến ngạt thở. Lam Táp Nhi đổi thuốc trị thương, xách một thùng nước về căn nhà, bất ngờ thấy một người.
Thân ảnh này đến một cách lặng lẽ, tựa hồ từ dưới mộ chui lên, từ hư vô hiện về. Nàng đâm cảnh giác, đầu óc chấn kinh, đối phương cách mình có một trượng, động thủ e rằng không kịp, chỉ kịp lóe lên một ý nghĩ: Khinh công cao thâm như thế mà không hề có sát khí....là ma chăng? Không, là một người không còn sức sống...
Cùng lúc, Thu Oánh Bích ra khỏi nhà, vừa liếc nhìn người mới đến, khuôn mặt lạnh tanh chợt trắng nhợt như tử thi được trát phấn. Thân thể nàng run rẩy, phải đưa tay ra sau lưng đỡ lấy tường nhà mới đứng vững được. Quả nhiên... là y.
Lam Táp Nhi nhận ra dị thường, cảm ứng được hai người không phải địch nhân, liền lặng lẽ lui xa mấy bước quan sát.
Thu Oánh Bích nhìn đối phương chằm chằm, cơ hồ đất trời chỉ còn lại thân ảnh ấy. Bao đêm vương vấn trong mộng giờ y đang đứng trước mắt bằng xương bằng thịt. Lam Táp Nhi cũng kinh ngạc, chưa bao giờ nàng thấy tỷ tỷ của mình lại thất thái đến thế.
Đối phương đến trước mặt Thu Oánh Bích, cúi mái đầu trọc, bình thản nói: “Oánh Bích, đúng là nàng?” Lời bật ra khiến Trần Anh Hồng của tục thế đã ngủ say nhiều năm tỉnh lại, y quên đi thân phận xuất gia, nói ra một lời nên nói.
Ký ức đã quên đi nửa đời, tựa hồ bất ngờ sống lại, bao nhiều chuyện cũ như giấc mộng hiện về. Y ở gần quá, ngay trước mắt Thu Oánh Bích, chân chân thật thật khiến nàng sinh nghi. Nàng ngây người lui lại nửa nước, không biết nên làm gì. Y hình thông suốt nội tâm, bình hòa cất tiếng: “Quá khứ đã qua, nhân duyên có sinh có diệt. Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Y buông lời hết sức tự nhiên khiến tâm tình nàng nàng đang dậy sóng dần lặng lại.
Ngày mười sáu tháng bảy năm Bảo Tĩnh thứ tám, Tâm Viễn thu thập đủ hành lý, cáo biệt toàn tự rồi đi vân du, Như Hằng gánh đồ đạc tiễn ông khỏi sơn môn.
“Chỉ có con khiến vi sư không yên tâm”. Ông nhìn xuống dòng nước chảy trong khe suối, cảm thán: “Con ngộ tính cực cao, trí nhớ rất dai, là thiên tài của cửa Phật nhưng...”
Như Hằng thần sắc bình tĩnh, thản nhiên nói: “Sư phụ cả nghĩ quá, con đã ngộ ra sinh tử, nhận rõ tình đời, một lòng tu đạo. Sư phụ cứ an tâm lên đường”.
Tâm Viễn chăm chú nhìn vào mắt y, gật đầu: “Thiện tai, thiện tai. Vi sư đi đây, con tự bảo trọng”.
Đi không đầy nửa ngày, Tâm Viễn xuyên qua một khu rừng trúc, gió lùa qua kẽ lá du dương như tiếng tiên nhạc, ông đắm mình trong bầu không khí an lành của trời đất, đặt hành lý xuống, tìm một nơi sạch sẽ đả tọa.
“Tâm Viễn?”
Ông mở bừng mắt, một thân ảnh mỹ lệ hình như đã gặp qua đâu đó từ trong rừng trúc xuất hiện. Nàng đeo một thanh trường đao mỏng mảnh, nhãn thần băng lãnh cực điểm, phát ra sát khí kinh nhân.
“A di đà Phật, lão nạp chính thị Tâm Viễn”. Ông hơi nhướng mãy, vẫn bình tâm tĩnh khí.
“Hay lắm”.
Nàng lập tức động thủ, đao ảnh như làn gió thổi đến trước mặt, ông khẽ đẩy, cây đao khác nào tờ giấy mỏng, suýt nữa rách toạch. Võ công của lão hòa thượng quả thật bất phàm, nàng không tin vào tà quái, từ một năm trước rời khỏi Vô Sắc tự liền lưu lạc giang hồ, thành một sát thủ, cây đao của nàng đã thật sự uống máu.
Nàng uốn cổ tay, đao thanh rít lên nghèn nghẹn như oan hồn cất tiếng khóc. Tâm Viễn bất giác rúng động, nhận ra đao thanh khác hẳn ngày trước, có phần hận, ba phần độc, ba phần cô đơn, cùng vô số hơi thở tuyệt vọng của người giang hồ. Oán khí của nàng và oán khí trên đao khiến đao ý lăng lệ cực độ.
Nàng không còn nhà nữa. Thu Thịnh Thiên biết nàng phạm tội liền lấy công chuộc lại, tự nguyện chinh thảo Tây Vực chư quốc, bất hạnh gặp lúc tuyết lở, xương cốt không còn. Tin tức đưa về lúc nàng ăn uống trong tửu lâu, phảng phất đang nhai xương thịt của cha, đầu lưỡi đắng ngắt. Nàng đã hại chết cha, từ đây chỉ còn một thân một mình, không còn ai để lưu luyến.
Mũi đao điểm tới, nàng rũ sạch hình ảnh cha, đao quang cuốn Tâm Viễn vào trong. Bất chợt ông đứng yên như tượng Phật, nguyện nhập Địa ngục để hóa giải nghiệt duyên nặng nề trên thân đao.
Mũi đao đâm thẳng vào ngực ông, bất giác nàng nhướng mày, lẽ nào mình đã sai?
“Thiện tai, thiện tai”. Tâm Viễn một tay chống xuống đất, một tay đỡ ngực: “Oán khí của thí chủ đã tan chưa?”
Nỗi hận trong mắt nàng khiến ông quay về ba mươi năm trước, món nợ ấy giờ đã hết chưa? Đôi mắt cũng hàm chứa oán hận giống thế này, dằng dặc suốt ba mươi năm chưa từng khép lại trong lòng ông. Mấy phen định bước vào trần thế lại thôi, ông biết bản thân không thể đạt đến thiên đạo Phật lý, không hiểu thấu được thế giới phiền não này. Tiếc thay, tiếc thay.
Nàng mím môi, hòa thượng này đã ngăn trở nhân duyên của nàng, đáng hận vô cùng, chỉ là nét bình tĩnh cam nguyện chịu chết ẩn chứa sức mạnh vô tận, dẹp tan nỗi hận của nàng. Y cũng thế, cũng làn my ánh mắt như vậy, vì sao lại cự tuyệt tình ái? Còn bản thân nàng, vì sao lại không buông bỏ được, không quên được?
Máu Tâm Viễn phun ra nóng hổi, chạm vào bụi trần liền nhuộm màu đen, cái chết đơn giản như vậy. Ông lặng lẽ nhìn sinh mệnh tan đi, hoàn toàn không thấy lòng bất an, túi da này vốn ông định rũ bỏ từ lâu, mượn tay nàng cũng được. Chỉ là ông vẫn lo nghĩ đến Như Hằng, trong khoảng khắc cuối cùng linh đài còn tỉnh táo, ông thầm mong ái đồ đừng đi theo con đường của mình.
Trên thi thể ông đáp xuống một đóa mẫu đơn màu máu nở rộ.
Mười năm sau, cõi đời không còn nhắc đến tên Thu Oánh Bích nhưng Mẫu Đơn Sát Thủ lại vang động võ lâm. Theo lời đồn, nàng ta không giết nữ tử nhưng cực hận nam nhân, đặc biệt là hòa thượng, gặp là giết ngay.
Năm Long Hữu thứ ba, do Yến vương gia bị mất bạc khiến thiên hạ đại loạn, nhiều môn phái giang hồ cùng tứ đại vương phủ bị kéo vào. Đương thời, giang hồ có lục đại sát thủ lợi hại nhất gồm Thất Hồn, Thương Tình, Mẫu Đơn, Phù Dung, Hồng Y, Tiểu Đồng buộc võ lâm nhân sĩ kết thành Giang Hồ minh hợp với quan phủ truy sát.
Ngày mười chín tháng chín, bỏ lại sau lưng bốn mươi bảy mạng người, Mẫu Đơn Thu Oánh Bích và Phù Dung Lam Táp Nhi xông ra khỏi trùng trùng bẫy rập mà Giang Hồ minh bày ra tại Thanh Loa sơn, cả hai đều mệt mỏi, ẩn mình trong căn nhà nhỏ bí ẩn cạnh Bích Thịnh hồ hai ngày, trong hai ngày này họ phải quyết định thoái ẩn hay phục cừu.
Nhưng hôm đó, tình cảnh vô cùng khác thường, trời tối rất sớm, chim ăn đêm hoàn toàn mất bóng khiến bốn bề im lặng đến ngạt thở. Lam Táp Nhi đổi thuốc trị thương, xách một thùng nước về căn nhà, bất ngờ thấy một người.
Thân ảnh này đến một cách lặng lẽ, tựa hồ từ dưới mộ chui lên, từ hư vô hiện về. Nàng đâm cảnh giác, đầu óc chấn kinh, đối phương cách mình có một trượng, động thủ e rằng không kịp, chỉ kịp lóe lên một ý nghĩ: Khinh công cao thâm như thế mà không hề có sát khí....là ma chăng? Không, là một người không còn sức sống...
Cùng lúc, Thu Oánh Bích ra khỏi nhà, vừa liếc nhìn người mới đến, khuôn mặt lạnh tanh chợt trắng nhợt như tử thi được trát phấn. Thân thể nàng run rẩy, phải đưa tay ra sau lưng đỡ lấy tường nhà mới đứng vững được. Quả nhiên... là y.
Lam Táp Nhi nhận ra dị thường, cảm ứng được hai người không phải địch nhân, liền lặng lẽ lui xa mấy bước quan sát.
Thu Oánh Bích nhìn đối phương chằm chằm, cơ hồ đất trời chỉ còn lại thân ảnh ấy. Bao đêm vương vấn trong mộng giờ y đang đứng trước mắt bằng xương bằng thịt. Lam Táp Nhi cũng kinh ngạc, chưa bao giờ nàng thấy tỷ tỷ của mình lại thất thái đến thế.
Đối phương đến trước mặt Thu Oánh Bích, cúi mái đầu trọc, bình thản nói: “Oánh Bích, đúng là nàng?” Lời bật ra khiến Trần Anh Hồng của tục thế đã ngủ say nhiều năm tỉnh lại, y quên đi thân phận xuất gia, nói ra một lời nên nói.
Ký ức đã quên đi nửa đời, tựa hồ bất ngờ sống lại, bao nhiều chuyện cũ như giấc mộng hiện về. Y ở gần quá, ngay trước mắt Thu Oánh Bích, chân chân thật thật khiến nàng sinh nghi. Nàng ngây người lui lại nửa nước, không biết nên làm gì. Y hình thông suốt nội tâm, bình hòa cất tiếng: “Quá khứ đã qua, nhân duyên có sinh có diệt. Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Y buông lời hết sức tự nhiên khiến tâm tình nàng nàng đang dậy sóng dần lặng lại.
/10
|