Chương 746: Mộng & Các tầng tư duy
Mộng là gì?
Là những thước phim mà tiềm thức chiếu cho não bộ chúng ta nhìn thấy trong giấc ngủ. Những giấc mơ có thể mang những hàm ý gì? Đã có 1 quãng thời gian thật dài trong lịch sử, nhân loại tin rằng giấc mơ là những bí mật của Vũ trụ được hé lộ cho con người trong 1 khoảnh khắc siêu việt nhận thức. Khi Phân Tâm học ra đời, người ta nhìn nhận rằng giấc mơ là 1 phạm trù thuộc về khía cạnh của các tầng Vô thức. Đã có nhiều ghi chép về hiện tượng mơ trong mơ, mà theo đó được nhìn nhận là người nằm mơ đã bước xuống 1 tầng Tiềm thức sâu hơn, và họ có thể làm như vậy tối đa 4 lần. Từ đó, tầng Vô thức thứ 4 đã được gọi là Vô thức tập thể, là tầng tối đa mà 1 sinh vật lí trí có thể (dưới những tác động ngoại giới tới mức cực đoan) đạt tới.
Vượt qua 4 tầng Vô thức, là 1 thế giới mà Khoa học hiện đại chưa cách nào vươn tới, quan sát hay nghiên cứu. Đó là ranh giới hiện tại phân định giữa thứ được gọi là Khoa học và Tâm linh. Thế giới vượt qua cả Vô thức tập thể, là thế giới vượt quá nhận thức của người sống, ở thế giới ấy, thời gian không còn là 1 chiều tuyến tính, nó không còn chỉ 1 hướng về phía trước. Ở thế giới ấy, thời gian từ 1 chiều đơn giản, đã diễn hóa thành vô số chiều, nó có thể vòng quanh, giật lùi, nhảy cóc, lặp lại chính nó, thậm chí triệt tiêu chính nó. Tại thế giới ấy, những người đã chết cũng không khác gì đang sống, những linh hồn âm thế và sinh mệnh trần thế không còn biên giới cách ngăn. Càng tiến về điểm kì dị của cõi Tâm linh ấy, quá khứ, hiện tại và tương lai càng tiến gần tới nhau, hòa với nhau thành 1 thể duy nhất.
Dựa theo những phỏng đoán có phần phi căn cứ khoa học, phía sau điểm kì dị của cõi Vô thức, cũng chính là điểm nối với cõi Siêu thức, thế giới của các tầng Tư duy.
Thế giới nhận thức của con người đã được chia thành 3 hướng: Ý thức nhận thức Hiện tại, Vô thức tìm về Quá khứ, và Suy tưởng hướng tới Tương lai. Và ở điểm kì dị của cảnh giới Siêu Hình, quá khứ và tương lai sẽ gặp nhau, tạo thành 1 vòng khép kín luân hồi.
Đối với xu hướng duy lý và duy chứng cứ của Khoa học Đại Nam hiện tại, quan điểm này thật sự quá mơ hồ và khó tưởng tượng, nó khó chấp nhận còn hơn cả những phỏng đoán cuồng dại nhất về Vũ trụ. Đối với Triết học Đại Nam, nền tảng của mọi môn Khoa học, nó chỉ công nhận Hiện tại, tất cả mọi phạm trù liên quan tới Quá khứ và Tương lai đều chỉ là những “khả năng” đã có thể xảy ra, hoặc sẽ có thể xảy ra, tất cả đều chỉ là những phỏng đoán dựa trên các phương trình Toán học, tất cả đều không phải “hiện thực”. Hiện thực của thế giới là những gì ý thức tỉnh táo có thể quan sát và phân tích, đó là hiện thực duy nhất.
Những nỗ lực của Khoa học Đại Nam được thể hiện trong công cuộc công phá “giấc mộng” của con người. Rất nhiều học giả Đại Nam đã từ bỏ thiên phú tâm linh của mình mà cống hiến cho ngành Sinh học thần kinh. Họ đã mổ xẻ não bộ cả 8 chủng loài, đo đạc những rung động nhỏ nhất của từng sợi nơ ron thần kinh, truy dấu từng xung thần kinh chạy qua các phần vỏ não.
Kể cả với những máy móc hiện đại nhất của Sa Li Khan và số lượng phép tính khổng lồ mà các siêu máy tính hiện nay có thể tính toán, Khoa học vẫn đang thất bại ê chề trong việc giải mã “giấc mộng”. Dựa vào các kết quả đo đạc xung động thần kinh và rất nhiều những lời mô tả về giấc mộng của những người nằm mộng, Khoa học vẫn chỉ dừng lại ở thành tựu: đại khái nắm được 1 số mô tả về giấc mơ tương ứng với các xung động thần kinh. Họ còn xa mới có thể tái dựng được 1 đoạn phim thể hiện chính xác những gì mà người nằm mộng nhìn thấy. Bằng con đường Khoa học, tới nay vẫn chưa có 1 ai có thể nhìn thấy giấc mơ của người khác.
Với sự sụp đổ của Quận 2 Sa Li Khan và sự rò rỉ công nghệ chắc chắn sẽ xảy ra, 1 số lượng lớn công nghệ cao cấp nhất sẽ sớm được ứng dụng vào các lĩnh vực Khoa học, nhiều người đã lạc quan tin tưởng rằng 1 mô hình ma trận siêu máy tính đủ mạnh sẽ giúp họ tái hiện được các hình ảnh giấc mơ.
Nhưng, phải tốn quá nhiều công sức như vậy, mới chỉ để tái hiện tầng đầu tiên của giấc mộng… Tầng Vô thức đầu tiên…
Trong khi đó, hàng ngàn năm nay, các Tâm Linh Sư, những người “man rợ” theo cách gọi của Khoa học, chẳng cần máy móc hiện đại và các công thức phức tạp, đã có thể đi đi về về giữa các tầng Vô thức, đã có thể nhảy múa trong giấc mơ của người khác, gửi gắm vào đó những lời thì thầm chết chóc.
Khoa học và Tâm linh có lẽ chỉ là những hướng tiếp cận khác nhau để tiến về khái niệm Chân lý. Nhưng với thái độ cực đoan hiện nay của Khoa học, có lẽ sẽ còn rất rất lâu nữa để nó phát triển tới mức đủ để tỉnh ngộ: rằng nó đã tốn quá nhiều thời gian chỉ để đi đường vòng. Tới lúc ấy, có lẽ bản thân Khoa học cũng đã tiến hóa để không còn là Khoa học, mà là 1 loại Siêu học vấn tiếp cận gần hơn tới Chân lí, đủ thông tuệ để bao hàm mọi loại nhận thức mà nó từng bác bỏ.
Đó là câu chuyện của tương lai rất lâu rất lâu về sau, nếu nền văn minh này còn có thể kéo dài tới ngày ấy…
Ít nhất, ở thời điểm hiện tại, với số lượng đáng kể các nghiên cứu về “cõi mộng” của Người Bướm, đã có nhiều kết luận đáng tin rằng trong lúc “nằm mộng”, não bộ của Người Bướm đã liên tục thay đổi giữa các tầng Vô thức và tầng Tư duy Siêu thức. Tần suất thay đổi dựa trên tốc độ truyền tải thông tin đạt tới tốc độ ánh sáng của các nơ ron thần kinh, khiến nhân loại nhận định rằng: về mặt Toán học, 1 Người Bướm đã song song tồn tại trong cả 2 thế giới phi lí trí: tầng Tư duy của sự Suy tưởng, và tầng Vô thức của Tiềm thức.
Điều này càng dấy lên nghi vấn về việc liệu tầng Tư duy và tầng Vô thức liệu chỉ là 2 mặt của 1 đồng xu, hay liệu có 1 thế giới tồn tại ngoài sự nhận thức khả dĩ của nhân loại, mà nơi đó giao hòa cả sự Suy tưởng và Tiềm thức? Sau khi thuyết Thứ Nguyên Va Chạm dần trở nên được chấp nhận rộng rãi trong giới Học thuật, cách lí giải thứ 2 dường như đã chiếm lợi thế trong các nhận định: Người Bướm nằm mộng trong 1 khoảnh khắc nơi 2 Thứ Nguyên va chạm, tạo ra 1 vùng trung gian vừa Suy tưởng, vừa Tiềm thức. Và vì trong các cõi phi lí trí, thời gian không tuyến tính, nên khoảnh khắc Va chạm thứ nguyên dường như đã tồn tại trong vô hạn, giống như Chân trời sự kiện của 1 hố đen.
Bản thân Vật lý tự nhiên hiện đại với những học thuyết kinh khủng về Vũ trụ đã đủ khiến người ta nhức đầu, nhưng những thảo luận này dần hình thành nên chuyên ngành Vật lý tâm linh, phát sinh những học thuyết còn đau não hơn nữa, đủ khiến toàn bộ nhận thức của nhân loại về thứ được coi là nhận thức, đảo lộn hoàn toàn.
Tất nhiên, đó cũng lại là câu chuyện của rất lâu rất lâu về sau này, nếu nền văn minh này còn tồn tại đến lúc ấy.
===
Còn ở thời điểm hiện tại, trong 1 lĩnh vực mà nhân loại còn chưa nghiên cứu tới, hoặc rất ít người đủ khả năng tiếp cận để nhận thức rằng nó tồn tại, tầng Tư duy lí trí, Vương Thành Văn đã gặp lại Elexa.
Hay đúng hơn, là thế giới mộng của Elexa đã gặp gỡ với thế giới Tư duy lí trí của Vương Thành Văn, trong 1 sự giao thoa kì dị mà, biết đâu, cũng có thể coi là Sâm La Vạn Tượng.
===
*Chú thích: Trước đây tác giả hay sử dụng cụm từ Tầng Tư duy để nói về thế giới tưởng tượng siêu hình, nay nên gọi cho chuẩn xác là Tầng Tư duy Siêu thức, để phân biệt với Tư duy lí trí. Và tầng Vô thức cũng có thể được gọi là Tư duy Vô thức. Suy cho cùng thì tất cả đều là các loại hình tư duy.
Mộng là gì?
Là những thước phim mà tiềm thức chiếu cho não bộ chúng ta nhìn thấy trong giấc ngủ. Những giấc mơ có thể mang những hàm ý gì? Đã có 1 quãng thời gian thật dài trong lịch sử, nhân loại tin rằng giấc mơ là những bí mật của Vũ trụ được hé lộ cho con người trong 1 khoảnh khắc siêu việt nhận thức. Khi Phân Tâm học ra đời, người ta nhìn nhận rằng giấc mơ là 1 phạm trù thuộc về khía cạnh của các tầng Vô thức. Đã có nhiều ghi chép về hiện tượng mơ trong mơ, mà theo đó được nhìn nhận là người nằm mơ đã bước xuống 1 tầng Tiềm thức sâu hơn, và họ có thể làm như vậy tối đa 4 lần. Từ đó, tầng Vô thức thứ 4 đã được gọi là Vô thức tập thể, là tầng tối đa mà 1 sinh vật lí trí có thể (dưới những tác động ngoại giới tới mức cực đoan) đạt tới.
Vượt qua 4 tầng Vô thức, là 1 thế giới mà Khoa học hiện đại chưa cách nào vươn tới, quan sát hay nghiên cứu. Đó là ranh giới hiện tại phân định giữa thứ được gọi là Khoa học và Tâm linh. Thế giới vượt qua cả Vô thức tập thể, là thế giới vượt quá nhận thức của người sống, ở thế giới ấy, thời gian không còn là 1 chiều tuyến tính, nó không còn chỉ 1 hướng về phía trước. Ở thế giới ấy, thời gian từ 1 chiều đơn giản, đã diễn hóa thành vô số chiều, nó có thể vòng quanh, giật lùi, nhảy cóc, lặp lại chính nó, thậm chí triệt tiêu chính nó. Tại thế giới ấy, những người đã chết cũng không khác gì đang sống, những linh hồn âm thế và sinh mệnh trần thế không còn biên giới cách ngăn. Càng tiến về điểm kì dị của cõi Tâm linh ấy, quá khứ, hiện tại và tương lai càng tiến gần tới nhau, hòa với nhau thành 1 thể duy nhất.
Dựa theo những phỏng đoán có phần phi căn cứ khoa học, phía sau điểm kì dị của cõi Vô thức, cũng chính là điểm nối với cõi Siêu thức, thế giới của các tầng Tư duy.
Thế giới nhận thức của con người đã được chia thành 3 hướng: Ý thức nhận thức Hiện tại, Vô thức tìm về Quá khứ, và Suy tưởng hướng tới Tương lai. Và ở điểm kì dị của cảnh giới Siêu Hình, quá khứ và tương lai sẽ gặp nhau, tạo thành 1 vòng khép kín luân hồi.
Đối với xu hướng duy lý và duy chứng cứ của Khoa học Đại Nam hiện tại, quan điểm này thật sự quá mơ hồ và khó tưởng tượng, nó khó chấp nhận còn hơn cả những phỏng đoán cuồng dại nhất về Vũ trụ. Đối với Triết học Đại Nam, nền tảng của mọi môn Khoa học, nó chỉ công nhận Hiện tại, tất cả mọi phạm trù liên quan tới Quá khứ và Tương lai đều chỉ là những “khả năng” đã có thể xảy ra, hoặc sẽ có thể xảy ra, tất cả đều chỉ là những phỏng đoán dựa trên các phương trình Toán học, tất cả đều không phải “hiện thực”. Hiện thực của thế giới là những gì ý thức tỉnh táo có thể quan sát và phân tích, đó là hiện thực duy nhất.
Những nỗ lực của Khoa học Đại Nam được thể hiện trong công cuộc công phá “giấc mộng” của con người. Rất nhiều học giả Đại Nam đã từ bỏ thiên phú tâm linh của mình mà cống hiến cho ngành Sinh học thần kinh. Họ đã mổ xẻ não bộ cả 8 chủng loài, đo đạc những rung động nhỏ nhất của từng sợi nơ ron thần kinh, truy dấu từng xung thần kinh chạy qua các phần vỏ não.
Kể cả với những máy móc hiện đại nhất của Sa Li Khan và số lượng phép tính khổng lồ mà các siêu máy tính hiện nay có thể tính toán, Khoa học vẫn đang thất bại ê chề trong việc giải mã “giấc mộng”. Dựa vào các kết quả đo đạc xung động thần kinh và rất nhiều những lời mô tả về giấc mộng của những người nằm mộng, Khoa học vẫn chỉ dừng lại ở thành tựu: đại khái nắm được 1 số mô tả về giấc mơ tương ứng với các xung động thần kinh. Họ còn xa mới có thể tái dựng được 1 đoạn phim thể hiện chính xác những gì mà người nằm mộng nhìn thấy. Bằng con đường Khoa học, tới nay vẫn chưa có 1 ai có thể nhìn thấy giấc mơ của người khác.
Với sự sụp đổ của Quận 2 Sa Li Khan và sự rò rỉ công nghệ chắc chắn sẽ xảy ra, 1 số lượng lớn công nghệ cao cấp nhất sẽ sớm được ứng dụng vào các lĩnh vực Khoa học, nhiều người đã lạc quan tin tưởng rằng 1 mô hình ma trận siêu máy tính đủ mạnh sẽ giúp họ tái hiện được các hình ảnh giấc mơ.
Nhưng, phải tốn quá nhiều công sức như vậy, mới chỉ để tái hiện tầng đầu tiên của giấc mộng… Tầng Vô thức đầu tiên…
Trong khi đó, hàng ngàn năm nay, các Tâm Linh Sư, những người “man rợ” theo cách gọi của Khoa học, chẳng cần máy móc hiện đại và các công thức phức tạp, đã có thể đi đi về về giữa các tầng Vô thức, đã có thể nhảy múa trong giấc mơ của người khác, gửi gắm vào đó những lời thì thầm chết chóc.
Khoa học và Tâm linh có lẽ chỉ là những hướng tiếp cận khác nhau để tiến về khái niệm Chân lý. Nhưng với thái độ cực đoan hiện nay của Khoa học, có lẽ sẽ còn rất rất lâu nữa để nó phát triển tới mức đủ để tỉnh ngộ: rằng nó đã tốn quá nhiều thời gian chỉ để đi đường vòng. Tới lúc ấy, có lẽ bản thân Khoa học cũng đã tiến hóa để không còn là Khoa học, mà là 1 loại Siêu học vấn tiếp cận gần hơn tới Chân lí, đủ thông tuệ để bao hàm mọi loại nhận thức mà nó từng bác bỏ.
Đó là câu chuyện của tương lai rất lâu rất lâu về sau, nếu nền văn minh này còn có thể kéo dài tới ngày ấy…
Ít nhất, ở thời điểm hiện tại, với số lượng đáng kể các nghiên cứu về “cõi mộng” của Người Bướm, đã có nhiều kết luận đáng tin rằng trong lúc “nằm mộng”, não bộ của Người Bướm đã liên tục thay đổi giữa các tầng Vô thức và tầng Tư duy Siêu thức. Tần suất thay đổi dựa trên tốc độ truyền tải thông tin đạt tới tốc độ ánh sáng của các nơ ron thần kinh, khiến nhân loại nhận định rằng: về mặt Toán học, 1 Người Bướm đã song song tồn tại trong cả 2 thế giới phi lí trí: tầng Tư duy của sự Suy tưởng, và tầng Vô thức của Tiềm thức.
Điều này càng dấy lên nghi vấn về việc liệu tầng Tư duy và tầng Vô thức liệu chỉ là 2 mặt của 1 đồng xu, hay liệu có 1 thế giới tồn tại ngoài sự nhận thức khả dĩ của nhân loại, mà nơi đó giao hòa cả sự Suy tưởng và Tiềm thức? Sau khi thuyết Thứ Nguyên Va Chạm dần trở nên được chấp nhận rộng rãi trong giới Học thuật, cách lí giải thứ 2 dường như đã chiếm lợi thế trong các nhận định: Người Bướm nằm mộng trong 1 khoảnh khắc nơi 2 Thứ Nguyên va chạm, tạo ra 1 vùng trung gian vừa Suy tưởng, vừa Tiềm thức. Và vì trong các cõi phi lí trí, thời gian không tuyến tính, nên khoảnh khắc Va chạm thứ nguyên dường như đã tồn tại trong vô hạn, giống như Chân trời sự kiện của 1 hố đen.
Bản thân Vật lý tự nhiên hiện đại với những học thuyết kinh khủng về Vũ trụ đã đủ khiến người ta nhức đầu, nhưng những thảo luận này dần hình thành nên chuyên ngành Vật lý tâm linh, phát sinh những học thuyết còn đau não hơn nữa, đủ khiến toàn bộ nhận thức của nhân loại về thứ được coi là nhận thức, đảo lộn hoàn toàn.
Tất nhiên, đó cũng lại là câu chuyện của rất lâu rất lâu về sau này, nếu nền văn minh này còn tồn tại đến lúc ấy.
===
Còn ở thời điểm hiện tại, trong 1 lĩnh vực mà nhân loại còn chưa nghiên cứu tới, hoặc rất ít người đủ khả năng tiếp cận để nhận thức rằng nó tồn tại, tầng Tư duy lí trí, Vương Thành Văn đã gặp lại Elexa.
Hay đúng hơn, là thế giới mộng của Elexa đã gặp gỡ với thế giới Tư duy lí trí của Vương Thành Văn, trong 1 sự giao thoa kì dị mà, biết đâu, cũng có thể coi là Sâm La Vạn Tượng.
===
*Chú thích: Trước đây tác giả hay sử dụng cụm từ Tầng Tư duy để nói về thế giới tưởng tượng siêu hình, nay nên gọi cho chuẩn xác là Tầng Tư duy Siêu thức, để phân biệt với Tư duy lí trí. Và tầng Vô thức cũng có thể được gọi là Tư duy Vô thức. Suy cho cùng thì tất cả đều là các loại hình tư duy.
/802
|