Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Chương 36: Rượu tiễn chưa tàn

/49


Nửa đêm Phạm Thái thức giấc, thấy mình nằm ngay Ở sập rượu. Mâm và các

thức đã cất hết cả rồi, chỉ còn trơ cây sáp cháy trên cái đài làm theo hình hoa sen

và lá sen.

Phạm Thái ngồi vỗ trán nghĩ mãi mới nhớ ra rằng buổi chiều có ngồi uống

rượu với Kiến Xuyến hầu. Chàng cũng chỉ nhớ thế thôi, còn mọi sự xảy ra trong

bữa tiệc, chàng quên hết.

Bỗng chàng nhác trông thấy bức tranh treo trên vách cạnh bàn, liền cầm đài

sáp ghé gần lại xem. Đọc bại vịnh mỹ nữ, chàng vụt nhớ đến truyện đề thi và hơn

nữa, đến bức rèm rung động trước cửa buồng bên. Ngẫu nhiên, chàng quay lại

nhìn: Cánh cửa buồng đóng chặt, mà hai cành rèm the màu xanh đã mắc lên đôi

móc bạc.

Phạm Thái mỉm cười, chống tay vào cầm ngồi mơ màng tưởng tới những

truyện Liêu Trai đầy tiên cô và yêu quái. Chàng đăm đăm nhìn về phía buồng

ngâm lại bài thơ nôm, và ao ước hão huyền rằng đến câu "Nguyệt bên rèm tỏ dễ si

tình , thì tự nhiên cánh cửa buồng sẽ mở tung ra để đón mời chàng vào.

Tiếng gà gáy nửa đêm làm chàng giật mình. Chàng sợ mướt mồ hôi, đưa tay

lên vẩn vơ xoa đầu. Lúc bấy giờ chàng mới kịp nhớ ra rằng mình là sư, và hơn nữa

là đảng viện, một đảng Lê thần.

Chàng lấy làm tự thẹn và tự giật mình: "Chẳng lẽ nào mình lại thế được." Rồi

dần dần, trí chàng trở nên sáng suốt. Chàng cố ôn lại những lời bàn với Kiến

Xuyên hầu trong bữa tiệc. Chàng nghĩ thầm: "Chẳng biết mình có vô ý để tiết lộ

những điêu bí mật của đảng không?

Chàng lo lắng và hối hận vô cùng. Nhác thấy một tờ giấy hoa tiên màu xanh lá

mạ, gấp trong gối xếp và để thò ra một nửa, hình như cốt để chàng lưu ý đến.

Chàng rút ra xem, thì đó là một bài thơ thất ngôn bát cú. Liền ghé vào ánh sáng

cây sáp, lẩm nhẩm đọc:

Véo von bên liễu liế cng hoàng oanh,

Khuyên khắc đừng quên chí chiếa n tranh.

Giữa lúc nước nhà đang hoạn nạn,

phải khi tráng sĩ vướng tơ tình ?

Sông trơi đất Bắc in giòng đỏ,

Núi đứng trời Nam nhuộm vẻ thanh.

Khúc khải hoàn ca rồi mạnh mẽ,

Phòng tiêu đầm ấm rạng ngày xanh.

Phạm Thái sung sướng mỉm cười:

- Bài thơ họa không có lạc khoản, nhưng còn ai vào đây nữa? Kín đáo và tình

tứ, mà lẫm liệt biết bao, tuy viết vội, nên lời thơ không được chuốt.

Chàng tưởng tượng ra một cảnh lặng lẽ, khi mâm rượn bưng đi rồi, Trương

Quỳnh Như từ khuê phòng rón rén bước ra.

Bức vẽ dần dần hoạt động. Phạm Thái mơ màng thấy một thiếu nữ mặt trắng

như ngà, giơ bàn tay xinh xắn vén cánh rèm the ngó nhìn quanh phòng một lượt.

Rồi hai bàn chân nhỏ nhắn trong đôi hài con phượng nhẹ nhàng khoan thai đặt trên

nền gạch Bát tràng to bản, một bước một ngừng vì sợ chàng nghe tiếng động giật

mình thức dậy.

Thiếu nữ lại gần sập ngắm chàng say mềm nằm gục đầu vào gối xếp, rồi thong

thả bước lên sập, đứng đọc bài thơ đề trên tranh, vừa mỉm cười, Phạm Thái như

còn ngửi thấy mùi hương phảng phất trong phòng và nghĩ thầm vơ vẩn: "Biết đâu

cô Quỳnh Như không lay mình dậy, như vì mình say quá, không hay '.

Chàng lắc đầu nghĩ tiếp: "Không, chắc không thể thế được?"

Giấc mơ tỉnh của Phạm Thái vẫn đi. Chàng thấy Quỳnh Như quay về phòng

khuê lấy bút mực để họa bài thơ của chàng, rồi lại như lần trước, rón rén bước ra

nhà ngoài khẽ đặt tờ giấy hoa tiên vào trong gối xếp.

Một tiếng gà gáy làm tan giấc mộng. Chàng cầm bài thơ đọc lại một lượt:

"Nàng khuyên ta nên đi Kinh Bắc để dấn thân vào nơi nguy hiểm: Sông trôi đất

Bắc in dòng đỏ. Sao nàng biết ta... biết chí lớn của ta? Thôi, chỉ vì trong khi ta quá

chén, ta thốt hết tâm sự ra với Kiến Xuyên hầu. Nàng đứng nấp sau bức rèm đã

nghe rõ câu chuyện.

Chàng sung sướng thì thầm:

- Thực ta đoán không sai, nàng quả là một bực cân quắc anh hùng. Nàng

khuyên ta làm việc lớn, rong ruổi bước đường gió bụi, chờ lúc hát khúc khải hoàn

trở về Nàng ước hẹn cùng ta. âu yếm biết bao ? . . . Phòng tiêu đầm ấm rạng ngày

xanh .

Một bức tranh khác kế tiếp hiện ra: Bức tranh náo động vẽ một bãi chiến

trường: Cả một thời kỳ theo Nguyễn Đoàn, thời kỳ đầy nguy hiểm, gian lao.

Chàng cười con ngựa tía phi trong đám dáo, gươm, tên, đạn, coi cái chết nhẹ như

chiếc lông hồng. Cái chí nguyện bình sinh của chàng là được da ngựa bọc thây

chôn trên cồn cát trắng. Ngẫu nhiên, chàng ngâm khẽ mấy câu thơ trong truyện

Trinh phụ của bà Thị Điểm.

Chàng trẻ tuổi vố hn giòng hào hệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm thề quyết chẳng dong giặc trời.

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,

Giao Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Dã nhà đeo bức ch iếựn bào. . .

Phạm Thái cười chua chát, ngừng lại "mình làm gì có chiến bào chỉ có tấm áo

cà sa. Còn nhà thì chẳng còn nhà đâu mà dã, họa chăng dã cô Quỳnh Như...

Nhưng chẳng hay cô có... đưa chàng lòng dằng dặc buồn không?"

Chàng ngẫm nghĩ một lát rồi quả quyết đứng dậy, dáng bộ hùng dũng. "Phải

đi, phải đi ngay?"

Tiếng gà gáy ran nghe như tiếng giục quân.

Quên hẳn rằng mình đương Ở đâu, Phạm Thái cất tiếng ca dõng dạc:

Bóng cờ tiế nng trống xa xa.

Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.

Nghiên mực và quản bút vẫn cón để trên một tủ trè. Chàng tìm giấy không

thấy, liền xé nửa mảnh hoa tiên không có chữ và viết mấyu câu sau này:

"Xin hnh chào tướng công cùngphu nhân.

~ có việc khẩn cấp phải hấp tấp ra đi, nên không hp bái biệt, xin tướng công

cùng phu nhân tha tội.

Phổ Chiêu thiền sư bái bút. "

Chàng đã toan thêm một câu chào cô Quỳnh Như và nàng Long Cơ, nhưng

nghĩ kỹ thấy không tiện, chàng lại thôi.

Ra sân chàng ngửa mặt nhìn trời: Trời đầy sao lấp lánh, nên chàng trông cũng

rõ lối đi Chàng sung sướng nghĩ đến anh em đồng chí nhất là Trần Quang ngọc,

Lê Báo, Nhị nương mà chàng xa cách đã bao lâu, không biết tin tức ra sao. Chàng

coi như vừa thoát được tai nạn gớm ghê hơn cả những tai nạn trong rừng gươm

dáo ? "Trời ơi, mình mà chìm đắm vào bể tình, thì bao giờ báo đền được ơn vua, trả

thù cho nhà, cho đảng?"

Đến cổng, chàng đã tưởng cổng đóng, và phải trèo qua để vượt ra ngoài.

Nhưng lạ thay, cánh cửa hé mởi. Chàng vừa ra khỏi, quay đầu nhìn lại thì chẳng

hiểu ai đã đóng sập lại rồi, hình như để bảo cho chàng hay rằng đừng do dự nữa.

Chàng còn bỡ ngỡ chưa biết tiến về phương nào. Bỗng bên bờ tre trong bóng

tối có tiếng lạt sạt. Chàng định thần trố mắt nhìn kỹ, thấy một con ngựa, thắng yên

cương đứng ngoạm lá tre. Giữa lúc ấy, một người Ở trong nếp nhà tranh bên đường

chạy ra hỏi:

- CÓ phải sư ông Phổ Chiêu đó không?

Phạm Thái kinh ngạc hỏi lại:

- Ai biết bần tăng thế?

- Chúng tôi chờ thiền sư Ở đây từ giờ Hợi, để dâng thiền sư con ngựa này, với

cái roi này.

người lạ mặt vừa nói vừa đưa cho Phạm Thái một cái tay nải nâu:

- Xin mời thiền sư khoác khăn gói vào vai, lên ngựa đi ngay cho, kẻo trời sắp

sáng rồi. Thiền sư không cần sang đò, cứ rẻo bờ sông bên này đi chừng tờ mờ sáng

thì ra tới đại lộ.

Phạm Thái càng kinh ngạc:

- Nhưng tôn ông là ai?

- Thiền sư không cần hỏi điều ấy. Mời thiền sư lên ngựa ngay đi cho.

Phạm Thái theo lời, khoác tay nải, nhảy phắt lên yên, nói:

- Đa tạ tôn ông, tôn ông đã muốn giữ bí mật không cho bần tăng rõ tung tích

thì bần tăng cũng chẳng biết làm thế nào, chỉ xin cầu Phật tổ phù hộ cho tôn ông

mà thôi.

Dứt lời, chàng ra roi, Vẳng theo sau lưng câu dặn với:

- Không cần phải trả lại ngựa. Các thứ nhu dụng đã có đủ cả trong gói.

Phạm Thái rẽ ngựa qua cánh đồng khô vừa gặt hái xong, còn lởm chởm những

chân rạ, và theo ven bờ sông, trông phía Tây Nam thẳng tiến. Nắn tay nải, thấy có

nhiều vật rắn và nặng, chàng đoán chắc đó là những nén bạc.

/49

THICH DOC TRUYEN

Đa số thông tin và hình ảnh trên website đều được sưu tầm từ các nguồn trên Internet. Website hay upload-er không sở hữu hay chịu trách nhiệm bất kỳ thông tin nào trên đây. Nếu làm ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức nào, khi được yêu cầu, chúng tôi sẽ xem xét và gỡ bỏ ngay lập tức.

LIÊN HỆ ADMIN

adsdoctruyen@gmail.com

DMCA.com Protection Status