Từ thứ phụ lần đầu nghe nói đến chuyện hôn sự của Tố Hoa, vuốt râu trầm ngâm nói:
- Tố Hoa và A Lôi?
Chuyện này ở đâu ra, Ân gia cầu hôn sao, là chuyện lúc nào vậy?
Trượng phu sắc mặt bình tĩnh, hiển nhiên cũng không phản đối, Ân phu nhân được khích lệ, vui sướng nói:
- Phụ thân ở quê tịch mịch, toàn dựa vào A Lôi làm bạn nên cố ý vì A Lôi chọn một mối lương duyên. Ta liền nghĩ tới Tố Hoa, con bé này tài mạo song toàn, cùng A Lôi đúng là trời sinh một cặp.
Từ thứ phụ khó chịu:
- Phu nhân sai rồi, Tố Mẫn chẳng lẽ không tài mạo song toàn? Lớn nhỏ có thứ tự, vẫn là đem Tố Mẫn định cho A Lôi mới thỏa đáng. Phu nhân nghĩ xem, A Lôi là vãn bối mà nhạc phụ đại nhân thương yêu nhất, chúng ta dù sao cũng phải hứa hôn đích trưởng tôn nữ thì mới thể hiện ý tốt đối với nhạc phụ đại nhân.
Từ thứ phụ khi nói đến bốn chữ “đích trưởng tôn nữ” thì chậm rãi mà kéo dài. Đây là chuyện làm ông khó chịu suốt mười mấy năm qua. Rõ ràng là Tố Hoa sinh trước nhưng vợ kế cứ cố chấp bế Tố Mẫn mà gọi là “đại tiểu thư”, thân thích của Ân gia cũng gọi theo như thế, dần dần truyền ra ngoài không ngăn lại được. Vợ kế lòng ôm chấp niệm, trưởng tử thì một bước cũng không nhường, khiến Nam Kinh có một Từ đại tiểu thư, kinh thành có một Từ đại tiểu thư, kỳ cục.
Ân phu nhân nghe nói đến bốn chữ “đích trưởng tôn nữ” thì trong lòng cũng run. Trượng phu vẫn luôn bất mãn chuyện này, bà sao lại không biết, năm đó lúc Tố Mẫn đầy tháng, mình tiền trảm hậu tấu, ngay trước mặt đông đảo bạn bè thân thích mà cười nói:
- Đại tiểu thư nhà ta cùng với muội muội ở Nam Kinh xa xôi kia của nó chỉ hơn kém nhau chưa tới một canh giờ.
Mọi người đều kinh ngạc, bàn luận sôi nổi một hồi:
- Thật trùng hợp, hai tỷ muội lại sinh vào cùng ngày cùng tháng cùng năm.
Vốn tưởng rằng đây chỉ là chuyện nhỏ, trượng phu không vui thì không vui nhưng rất nhanh sẽ tan thành mây khói; cho dù Từ Sâm ở Nam Kinh xa xôi kia có tức giận hay phẫn nộ thế nào cũng chỉ có thể nắm mũi mà chấp nhận. Các bạn bè thân thích đã biết hết rồi, chẳng lẽ lại sửa lại hay sao? Vậy thì Từ gia còn mặt mũi nào chứ.
Ai ngờ Từ Sâm đáng ghét kia không viết thư phản bác, cũng không phân phải trái với mình mà để Tố Hoa ở Nam Kinh cũng gọi là Từ đại tiểu thư! Quá chọc tức người ta rồi, phụ mẫu nào không phải là phụ mẫu, phụ mẫu đã quyết định mà còn dám coi thường như thế.
Vậy mà trượng phu lại dung túng, cưng chiều đứa con của vợ trước là Từ Sâm này, Từ Sâm càn quấy như vậy mà trượng phu lại giả câm giả điếc xem như không biết. Ân phu nhân muốn truy hỏi đến cùng “Sau này hai nha đầu gặp mặt thì rốt cục phải xưng hô thế nào, ai lớn ai nhỏ?” nhưng lại ngại mình đuối lý trước nên từ đầu đến cuối vẫn không có lá gan này, cứ thế mà lần lữa đến nay.
Ân phu nhân cắn răng mấy lần, trước suy sau nghĩ, cuối cùng vẫn không dám bàn đến vấn đề “lớn nhỏ”, đành phải nói đến chuyện khác:
- Tố Mẫn lớn lên ở kinh thành, quen biết qua lại đều là danh môn quý nữ, dòng dõi cao quý; còn Tố Hoa sinh lớn lên ở Nam Kinh, quen với nơi vắng vẻ tĩnh mịch, gả cho A Lôi, cùng phụ thân sống ở quê nhà là thích hợp.
Từ thứ phụ vẻ mặt nhàn nhạt:
- Nam Kinh là nơi thái tổ Hoàng đế định đô, sao ở trong miệng phu nhân lại giống như là nông thôn vậy.
Cả nhà Bá Khải ở Phượng Hoàng Đài, là nơi mà các công thần thời khai quốc tranh nhau mua làm lâm viên tư gia, vậy mà bà lại xem như là nơi hoang vu dã ngoại, buồn cười.
Ân phu nhân vội nói:
- Ta nào dám ghét bỏ nơi thái tổ Hoàng đế định đô, chẳng qua là nói Tố Hoa tính tình thanh tĩnh, thích hợp với quê nhà. Còn con bé Tố Mẫn này, từ nhỏ đã bị ta chiều hư rồi, vẫn là tìm cho nó một người môn đăng hộ đối ở kinh thành, sống cuộc sống an ổn, giàu sang phú quý.
Có lẽ là để cho lời nói của mình thêm tính thuyết phục, Ân phu nhân cố ý nhắc đến vài vị phu nhân:
- An quốc công phu nhân đang chọn người kết duyên cho ấu tử, rất hài lòng với Tố Mẫn nhà chúng ta; tôn tử được Nghiêm thủ phụ yêu thương nhất cũng mười sáu tuổi rồi, thủ phụ phu nhân mỗi lần gặp Tố Mẫn đều nắm tay nó khen ngợi không ngớt. Tướng công nghĩ thử xem, hai nhà này chẳng phải là có tiền đồ hơn so với A Lôi sao?
- …….
- Còn có Bình Bắc hầu phu nhân, gặp Tố Mẫn thì thân mật vô cùng, lấy ra chiếc vòng ngọc trên cổ tay tặng nó. Chiếc vòng đó nước ngọc cực kỳ tốt, là pha lê Lão Khanh màu xanh đậm, Tố Mẫn thích lắm. Tướng công, trưởng tử của Bình Bắc hầu đã định hôn rồi nhưng thứ tử thì không có động tĩnh gì, đây chính là nhất đẳng quốc công tuổi trẻ đầy hứa hẹn. Ai mà gả cho hắn, vừa vào cửa đã là quốc công phu nhân, quản lý cả Ngụy quốc công phủ đó.
Thì ra Tố Mẫn nên chọn lựa người trong quốc công phủ, hầu phủ, các lão phủ, còn Tố Hoa thì nên gả cho Ân Lôi, ở nông thôn phụng bồi tằng tổ phụ tuổi già? Từ thứ phụ nhẹ nhàng nhìn thê tử:
- Nói tới cái này ta mới nhớ. Sau khi Ngụy quốc công đến Nam Kinh nhậm chức thì tới ở Tây Viên, cùng Bá Khải là hàng xóm, thường xuyên qua lại. Bá Khải nói, Ngụy quốc công tuy trẻ tuổi nhưng làm người chu đáo, ở trước mặt Bá Khải luô hành lễ của con cháu, không hề kiêu căng tự phụ. Điều này quả là quý giá, tuổi trẻ đầy triển vọng mà không ngạo mạn, khinh người.
Cái gì? Mặt Ân phu nhân trầm xuống:
- Bá Khải và Ngụy quốc công là hàng xóm, sao ta lại không biết?
Từ thứ phụ vẻ mặt hờ hững:
- Không có bao nhiêu ngày, họ mới làm hàng xóm cách đây không lâu.
Chuyện này có gì đâu, kinh thành cách xa Nam Kinh, chuyện nhà của Bá Khải, bà không biết cũng bình thường.
Ân phu nhân nổi cáu, nói lời thật với Từ thứ phụ:
- Phụ thân gửi thư tới, thay A Lôi cầu hôn nữ nhi Từ gia. Đích nữ dòng chính của Từ gia chỉ có Tố Mẫn và Tố Hoa, tướng công nói xem, chúng ta gả hay không gả? Nếu gả thì gả đứa nào?
Từ thứ phụ chậm rãi nói:
- Nhạc phụ đại nhân đã mở miệng thì sao có thể không gả. Tố Mẫn và A Lôi là biểu huynh muội ruột thịt, lại là trưởng tỷ, dĩ nhiên là gả Tố Mẫn rồi. Phu nhân nghĩ thử xem, đính hôn tôn nữ cho người của nhạc phụ đại nhân thì đương nhiên là Tố Mẫn hơn hẳn Tố Hoa.
Ân phu nhân bực bội, nghiêm mặt nói:
- Ông không thương Tố Mẫn, ta thương nó! Ta nhất định phải để cho nó nở mày nở mặt gả vào danh môn thế gia kinh thành, có thể thường xuyên về nhà mẹ đẻ, thường xuyên trở về thăm ta. Tố Mẫn rất được cưng chiều, mới không gả đến cái chỗ nông thôn đó đâu.
Từ thứ phụ ở Văn Uyên Các cùng với những lão thần trong triều đấu trí đấu dũng cả ngày, về nhà còn phải tranh cãi việc nhà cùng thê tử cũng thấy mệt mỏi:
- Tố Mẫn không thể gả đến nông thôn còn Tố Hoa thì có thể? Thôi được, nhánh gần dòng chính trong tộc chúng ta ở kinh thành của cũng có mấy nữ tử tuổi tác và diện mạo thích hợp, bà xem thử đi.
Ân phu nhân giật mình, sao bà không nghĩ đến cái này? Phụ thân chỉ nói là nữ tử Từ gia, chứ không chỉ định là chi nhà mình. Nhà tam lão thái gia con cháu đông đúc, tằng tôn nữ chắc phải có tới mười mấy người nhỉ? Bọn họ của hồi môn không cần nhiều là có thể gả tới Ân gia rồi, cũng rất không tệ. A Lôi tuấn tú văn nhã lại có tài hoa, chẳng qua là tổ mẫu, mẫu thân ở góa nhiều năm nên không khỏi hơi khó hầu hạ. Nếu là một cô nương tính tình hiền lương gả qua đó, chăm sóc cho mẹ chồng và tổ mẫu chồng từng li từng tí, hầu hạ họ cho tốt thì cuộc sống trôi qua cũng không tệ.
Mặc dù có biện pháp hay nhưng Ân phu nhân cũng buồn bực không vui. Con bé Tố Mẫn ngày ngày đều ở bên hầu hạ, rất lanh lợi đáng yêu, vậy mà ông chỉ nhớ tới Tố Hoa, chỉ nghĩ cho Tố Hoa! Vừa nghĩ tới là thấy ấm ức.
Từ thứ phụ đứng dậy định tới thư phòng ở ngoại viện nghỉ ngơi, Ân phu nhân vội ngăn lại:
- Bá Khải sắp vào kinh báo cáo công việc phải không? Nó đã nhiều năm không dẫn theo tôn tử và tôn nữ vào kinh rồi, năm nay bảo nó dẫn theo con dâu, tôn tử và tôn nữ cùng về đi, cả nhà chúng ta đoàn tụ với nhau.
Từ thứ phụ mỉm cười gật đầu:
- Phu nhân nói có lý, cả nhà nên đoàn tụ với nhau.
Nói xong thì xoay người đi ra cửa, đến thư phòng ở ngoại viện. Ân phu nhân oán hận, ta muốn nhìn thử xem, Tố Hoa tôn nữ bảo bối kia của ông trở lại, có dám tự xưng cái gì mà Từ đại tiểu thư nữa hay không! Còn đứa con riêng bất hiếu kia và thê tử của nó ở trước mặt ta có dám ngỗ ngược hay không!
Hơn nửa cuộc đời của Ân phu nhân mọi chuyện đều thuận lợi, chỉ có một điều là trượng phu đã từng cưới vợ, mà người vợ đó lại để lại đích tử Từ Sâm. Sự có mặt của Từ Sâm thời thời khắc khắc nhắc nhở bà rằng: mình là kế thất. Có thể nghĩ được, Ân phu nhân không thích Từ Sâm, không thích cả nhà Từ Sâm đến mức nào.
Tây Viên, Trương Khế căn dặn các thị nữ quét dọn, chuẩn bị phòng, bận đến quay mòng mòng. An Hiệp chỉ đứng nhìn:
- Ngũ cữu cữu không để ý mấy cái này đâu, mẹ không cần phải vất vả như thế.
Trương Khế xua tay về phía nàng:
- Tiểu hài tử thì biết cái gì? Ngũ cữu cữu con tuy không để ý nhưng ngũ cữu mẫu con lại rất xem trọng đấy.
Nha đầu A Du này, mấy chuyện ăn, mặc, ở, đi lại không gì là không tỉ mỉ.
Gương mặt thanh tú của An Hiệp không có biểu cảm gì, Trương Khế vừa bận rộn vừa luôn miệng trò chuyện cùng nàng:
- Ngũ cữu cữu và ngũ cữu mẫu con đường xa tới đây, dọc đường bôn ba, sao lại không mệt? Về tới nhà mình, thế nào cũng phải để cho bọn họ thoải mái.
An Hiệp không biết nghĩ tới điều gì, trên khuôn mặt nhỏ nhắn lộ ra nụ cười:
- Ngũ cữu cữu, ngũ cữu mẫu ra ngoài không dẫn theo A Đồng biểu tỷ, còn người và phụ thân ra ngoài lần nào cũng dẫn theo con. Mẹ à, người thật tốt.
Không có như ngũ cữu mẫu, bỏ lại một mình A Đồng biểu tỷ ở nhà.
Trương Khế trong lúc bận rộn vẫn quay đầu lại nghiêm túc nhìn nữ nhi:
- Khách khí khách khí. Thực ra mẹ không định dẫn con theo đâu, tính đem con gửi ở nhà ngoại tổ phụ, hoặc là sai ca ca tẩu tẩu chăm sóc con. Là phụ thân con không đồng ý, không nỡ đem con bỏ lại.
An Hiệp đứng dậy, trên khuôn mặt thanh tú đầy vẻ ghét bỏ:
- Mẹ thật là không biết nói mấy câu dễ nghe gì hết. Không nói chuyện với mẹ nữa, con đi tìm phụ thân chơi. Phụ thân biết cách nói chuyện, chứ không có phá hoại không khí như mẹ đâu.
Trương Khế liếc nữ nhi một cái:
- Thánh nhân đã nói ‘Người nói chuyện xảo quyệt hoa hòe là người không có lòng tốt’.
An Hiệp vẻ mặt nghiêm túc:
- Thánh nhân cũng đã nói ‘Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác’, mẹ không thích nghe mấy lời êm tai, dễ nghe phải không? Nếu mẹ thích nghe thì tại sao không thể nói cho người khác nghe?
- Được rồi, hôm khác rảnh mẹ sẽ nói cho con nghe.
Trương Khế chỉ tay ra cửa, ý bảo An Hiệp có thể đi rồi:
- Thực ra là trí nhớ con không tốt, chuyện hồi nhỏ đều quên sạch. Lúc con còn nhỏ, mẹ ẵm con nói tới hai xe ngựa lời ngon tiếng ngọt mà con chỉ biết có a a a.
An Hiệp tập trung suy nghĩ:
- Nghe mẹ nói vậy, con thấy mình cũng là một đứa trẻ có phúc, con thật cao hứng.
Nàng ngửa mặt lên trời cười cười, đi đến thư phòng của An Ký.
An Ký đang cặm cụi viết gì đó, thấy An Hiệp đi vào thì thuận miệng hỏi:
- Sao không tìm Từ tỷ tỷ của con chơi?
An Hiệp ngồi xuống trước mặt ông:
- Từ tỷ tỷ không tiện qua nhà chúng ta, con cũng không tiện qua bên đó.
An Ký dừng bút, ngẩng đầu hỏi An Hiệp:
- Tại sao vậy?
Trọng Khải làm việc luôn chu đáo chặt chẽ, lại bị Từ gia phát hiện manh mối hay sao, cũng quá không cẩn thận rồi. An Hiệp lơ đãng nói:
- Không có gì. Tháng năm là mừng thọ ngoại tổ mẫu của Từ tỷ tỷ, tỷ ấy phải sao chép một quyển kinh thư làm thọ lễ, thể hiện hiếu tâm.
An Ký cười cười:
- Hóa ra là vậy.
Chân mày thanh tú của An Hiệp nhíu lại:
- Mấy lão phu nhân này thật không làm cho người ta thích được mà, không biết bản thân là thật lòng tin Phật hay giả bộ tin Phật mà hành hạ các vãn bối quá chừng.
An Ký mỉm cười nói:
- Hiệp nhi, không được nói lung tung.
Lời này chỉ có thể nghĩ trong lòng, chứ không được nói ra miệng. An Hiệp khẽ thở dài:
- Con với cha là không biết thì không nói, còn biết thì nói hết mà. Phụ thân, thật may nhà mình không có lão phu nhân.
Giống như Trình tỷ tỷ, trong nhà có một lão phu nhân hồ đồ, làm cho cả nhà không yên ổn. Bởi vì có lão phu nhân đó dung túng mà Thu di nương có thể ăn mặc cao sang quý phái, đường đường chính chính tới Tây Viên thăm Trình Bạch, quả thực làm người ta không biết nói gì cho phải.
Giống như Từ tỷ tỷ, cuộc sống vốn thoải mái bao nhiêu, Lục lão phu nhân ở An Khánh kia vừa gửi thư tới là tỷ ấy phải tự tay sao chép kinh thư, thật đáng thương. Tuy là sao chép kinh thư có thể xem như luyện chữ nhưng vẫn rất khó chịu.
An Ký nhẹ nhàng nói:
- Mấy chuyện vặt vãnh này, không cần quá để ý. Hiệp nhi, đến giá sách tìm giúp cha quyển “Sơn hà chí” đem lại đây.
An Hiệp cất giọng trong trẻo đáp ứng:
- Phụ thân, con làm tiểu thư đồng cho ngài.
Thư phòng Từ gia, Lục Mân cầm quyển “Lễ ký” lật xem, lặng lẽ học thuộc lòng. Rèm cửa được vén lên, Hồng Tụ mặc chiếc áo màu hồng cánh hoa, váy lụa phỉ thúy kiều mỵ bước vào, lả lướt bưng khay trà tiến đến:
- Thiếu gia, uống trà.
Lục Mân thản nhiên nhìn nàng một cái:
- Đã nói rồi, ngươi chỉ quản y phục giầy vớ, những thứ này cứ giao cho sai vặt đi.
Tại sao lại bưng trà tới? Đây là Từ gia, chứ không phải Lục gia.
Hồng Tụ tức giận nén ở trong ngực, thật sự không nhịn được bèn che miệng cười nói:
- Phải chúc mừng thiếu gia rồi, nghe nói phu nhân đã mời Nghiêm gia đại tiểu thư đến phủ ở, cả phủ từ trên xuống dưới đều khen ngợi Nghiêm đại tiểu thư.
Nghiêm gia đại tiểu thư là nữ nhi của cữu cữu Lục Mân.
Đôi mắt dài nhỏ tuấn mỹ của Lục Mân lạnh lùng nhìn Hồng Tụ:
- Ra ngoài!
Hồng Tụ bị ánh mắt của hắn trấn áp, không dám nói gì nữa, khuỵu gối hành lễ rồi lui ra ngoài. Mặc dù bị khiển trách nhưng trong lòng Hồng Tụ lại không khỏi hưng phấn, thiếu gia ngài cứ trách mắng ta đi, có bản lãnh thì vượt qua phu nhân kìa!
Sau khi Hồng Tụ rời khỏi, Lục Mân tâm phiền ý loạn, “Lễ ký” cũng không xem nữa, bèn đứng dậy đến bên giá sách tiện tay rút ra quyển “Thi tam bách”, lại ngồi xuống ghế.
Tiện tay lật sách ra thì thấy bài “Dung phong. Bách chu”: “Mẫu dã thiên chích, bất lượng nhân chích!” (dịch thơ: Mẹ yêu xin hãy tác thành cho con, Sao không thấu hiểu lòng con?) tám chữ như kim châm vào mắt Lục Mân đau nhói.
- Tố Hoa và A Lôi?
Chuyện này ở đâu ra, Ân gia cầu hôn sao, là chuyện lúc nào vậy?
Trượng phu sắc mặt bình tĩnh, hiển nhiên cũng không phản đối, Ân phu nhân được khích lệ, vui sướng nói:
- Phụ thân ở quê tịch mịch, toàn dựa vào A Lôi làm bạn nên cố ý vì A Lôi chọn một mối lương duyên. Ta liền nghĩ tới Tố Hoa, con bé này tài mạo song toàn, cùng A Lôi đúng là trời sinh một cặp.
Từ thứ phụ khó chịu:
- Phu nhân sai rồi, Tố Mẫn chẳng lẽ không tài mạo song toàn? Lớn nhỏ có thứ tự, vẫn là đem Tố Mẫn định cho A Lôi mới thỏa đáng. Phu nhân nghĩ xem, A Lôi là vãn bối mà nhạc phụ đại nhân thương yêu nhất, chúng ta dù sao cũng phải hứa hôn đích trưởng tôn nữ thì mới thể hiện ý tốt đối với nhạc phụ đại nhân.
Từ thứ phụ khi nói đến bốn chữ “đích trưởng tôn nữ” thì chậm rãi mà kéo dài. Đây là chuyện làm ông khó chịu suốt mười mấy năm qua. Rõ ràng là Tố Hoa sinh trước nhưng vợ kế cứ cố chấp bế Tố Mẫn mà gọi là “đại tiểu thư”, thân thích của Ân gia cũng gọi theo như thế, dần dần truyền ra ngoài không ngăn lại được. Vợ kế lòng ôm chấp niệm, trưởng tử thì một bước cũng không nhường, khiến Nam Kinh có một Từ đại tiểu thư, kinh thành có một Từ đại tiểu thư, kỳ cục.
Ân phu nhân nghe nói đến bốn chữ “đích trưởng tôn nữ” thì trong lòng cũng run. Trượng phu vẫn luôn bất mãn chuyện này, bà sao lại không biết, năm đó lúc Tố Mẫn đầy tháng, mình tiền trảm hậu tấu, ngay trước mặt đông đảo bạn bè thân thích mà cười nói:
- Đại tiểu thư nhà ta cùng với muội muội ở Nam Kinh xa xôi kia của nó chỉ hơn kém nhau chưa tới một canh giờ.
Mọi người đều kinh ngạc, bàn luận sôi nổi một hồi:
- Thật trùng hợp, hai tỷ muội lại sinh vào cùng ngày cùng tháng cùng năm.
Vốn tưởng rằng đây chỉ là chuyện nhỏ, trượng phu không vui thì không vui nhưng rất nhanh sẽ tan thành mây khói; cho dù Từ Sâm ở Nam Kinh xa xôi kia có tức giận hay phẫn nộ thế nào cũng chỉ có thể nắm mũi mà chấp nhận. Các bạn bè thân thích đã biết hết rồi, chẳng lẽ lại sửa lại hay sao? Vậy thì Từ gia còn mặt mũi nào chứ.
Ai ngờ Từ Sâm đáng ghét kia không viết thư phản bác, cũng không phân phải trái với mình mà để Tố Hoa ở Nam Kinh cũng gọi là Từ đại tiểu thư! Quá chọc tức người ta rồi, phụ mẫu nào không phải là phụ mẫu, phụ mẫu đã quyết định mà còn dám coi thường như thế.
Vậy mà trượng phu lại dung túng, cưng chiều đứa con của vợ trước là Từ Sâm này, Từ Sâm càn quấy như vậy mà trượng phu lại giả câm giả điếc xem như không biết. Ân phu nhân muốn truy hỏi đến cùng “Sau này hai nha đầu gặp mặt thì rốt cục phải xưng hô thế nào, ai lớn ai nhỏ?” nhưng lại ngại mình đuối lý trước nên từ đầu đến cuối vẫn không có lá gan này, cứ thế mà lần lữa đến nay.
Ân phu nhân cắn răng mấy lần, trước suy sau nghĩ, cuối cùng vẫn không dám bàn đến vấn đề “lớn nhỏ”, đành phải nói đến chuyện khác:
- Tố Mẫn lớn lên ở kinh thành, quen biết qua lại đều là danh môn quý nữ, dòng dõi cao quý; còn Tố Hoa sinh lớn lên ở Nam Kinh, quen với nơi vắng vẻ tĩnh mịch, gả cho A Lôi, cùng phụ thân sống ở quê nhà là thích hợp.
Từ thứ phụ vẻ mặt nhàn nhạt:
- Nam Kinh là nơi thái tổ Hoàng đế định đô, sao ở trong miệng phu nhân lại giống như là nông thôn vậy.
Cả nhà Bá Khải ở Phượng Hoàng Đài, là nơi mà các công thần thời khai quốc tranh nhau mua làm lâm viên tư gia, vậy mà bà lại xem như là nơi hoang vu dã ngoại, buồn cười.
Ân phu nhân vội nói:
- Ta nào dám ghét bỏ nơi thái tổ Hoàng đế định đô, chẳng qua là nói Tố Hoa tính tình thanh tĩnh, thích hợp với quê nhà. Còn con bé Tố Mẫn này, từ nhỏ đã bị ta chiều hư rồi, vẫn là tìm cho nó một người môn đăng hộ đối ở kinh thành, sống cuộc sống an ổn, giàu sang phú quý.
Có lẽ là để cho lời nói của mình thêm tính thuyết phục, Ân phu nhân cố ý nhắc đến vài vị phu nhân:
- An quốc công phu nhân đang chọn người kết duyên cho ấu tử, rất hài lòng với Tố Mẫn nhà chúng ta; tôn tử được Nghiêm thủ phụ yêu thương nhất cũng mười sáu tuổi rồi, thủ phụ phu nhân mỗi lần gặp Tố Mẫn đều nắm tay nó khen ngợi không ngớt. Tướng công nghĩ thử xem, hai nhà này chẳng phải là có tiền đồ hơn so với A Lôi sao?
- …….
- Còn có Bình Bắc hầu phu nhân, gặp Tố Mẫn thì thân mật vô cùng, lấy ra chiếc vòng ngọc trên cổ tay tặng nó. Chiếc vòng đó nước ngọc cực kỳ tốt, là pha lê Lão Khanh màu xanh đậm, Tố Mẫn thích lắm. Tướng công, trưởng tử của Bình Bắc hầu đã định hôn rồi nhưng thứ tử thì không có động tĩnh gì, đây chính là nhất đẳng quốc công tuổi trẻ đầy hứa hẹn. Ai mà gả cho hắn, vừa vào cửa đã là quốc công phu nhân, quản lý cả Ngụy quốc công phủ đó.
Thì ra Tố Mẫn nên chọn lựa người trong quốc công phủ, hầu phủ, các lão phủ, còn Tố Hoa thì nên gả cho Ân Lôi, ở nông thôn phụng bồi tằng tổ phụ tuổi già? Từ thứ phụ nhẹ nhàng nhìn thê tử:
- Nói tới cái này ta mới nhớ. Sau khi Ngụy quốc công đến Nam Kinh nhậm chức thì tới ở Tây Viên, cùng Bá Khải là hàng xóm, thường xuyên qua lại. Bá Khải nói, Ngụy quốc công tuy trẻ tuổi nhưng làm người chu đáo, ở trước mặt Bá Khải luô hành lễ của con cháu, không hề kiêu căng tự phụ. Điều này quả là quý giá, tuổi trẻ đầy triển vọng mà không ngạo mạn, khinh người.
Cái gì? Mặt Ân phu nhân trầm xuống:
- Bá Khải và Ngụy quốc công là hàng xóm, sao ta lại không biết?
Từ thứ phụ vẻ mặt hờ hững:
- Không có bao nhiêu ngày, họ mới làm hàng xóm cách đây không lâu.
Chuyện này có gì đâu, kinh thành cách xa Nam Kinh, chuyện nhà của Bá Khải, bà không biết cũng bình thường.
Ân phu nhân nổi cáu, nói lời thật với Từ thứ phụ:
- Phụ thân gửi thư tới, thay A Lôi cầu hôn nữ nhi Từ gia. Đích nữ dòng chính của Từ gia chỉ có Tố Mẫn và Tố Hoa, tướng công nói xem, chúng ta gả hay không gả? Nếu gả thì gả đứa nào?
Từ thứ phụ chậm rãi nói:
- Nhạc phụ đại nhân đã mở miệng thì sao có thể không gả. Tố Mẫn và A Lôi là biểu huynh muội ruột thịt, lại là trưởng tỷ, dĩ nhiên là gả Tố Mẫn rồi. Phu nhân nghĩ thử xem, đính hôn tôn nữ cho người của nhạc phụ đại nhân thì đương nhiên là Tố Mẫn hơn hẳn Tố Hoa.
Ân phu nhân bực bội, nghiêm mặt nói:
- Ông không thương Tố Mẫn, ta thương nó! Ta nhất định phải để cho nó nở mày nở mặt gả vào danh môn thế gia kinh thành, có thể thường xuyên về nhà mẹ đẻ, thường xuyên trở về thăm ta. Tố Mẫn rất được cưng chiều, mới không gả đến cái chỗ nông thôn đó đâu.
Từ thứ phụ ở Văn Uyên Các cùng với những lão thần trong triều đấu trí đấu dũng cả ngày, về nhà còn phải tranh cãi việc nhà cùng thê tử cũng thấy mệt mỏi:
- Tố Mẫn không thể gả đến nông thôn còn Tố Hoa thì có thể? Thôi được, nhánh gần dòng chính trong tộc chúng ta ở kinh thành của cũng có mấy nữ tử tuổi tác và diện mạo thích hợp, bà xem thử đi.
Ân phu nhân giật mình, sao bà không nghĩ đến cái này? Phụ thân chỉ nói là nữ tử Từ gia, chứ không chỉ định là chi nhà mình. Nhà tam lão thái gia con cháu đông đúc, tằng tôn nữ chắc phải có tới mười mấy người nhỉ? Bọn họ của hồi môn không cần nhiều là có thể gả tới Ân gia rồi, cũng rất không tệ. A Lôi tuấn tú văn nhã lại có tài hoa, chẳng qua là tổ mẫu, mẫu thân ở góa nhiều năm nên không khỏi hơi khó hầu hạ. Nếu là một cô nương tính tình hiền lương gả qua đó, chăm sóc cho mẹ chồng và tổ mẫu chồng từng li từng tí, hầu hạ họ cho tốt thì cuộc sống trôi qua cũng không tệ.
Mặc dù có biện pháp hay nhưng Ân phu nhân cũng buồn bực không vui. Con bé Tố Mẫn ngày ngày đều ở bên hầu hạ, rất lanh lợi đáng yêu, vậy mà ông chỉ nhớ tới Tố Hoa, chỉ nghĩ cho Tố Hoa! Vừa nghĩ tới là thấy ấm ức.
Từ thứ phụ đứng dậy định tới thư phòng ở ngoại viện nghỉ ngơi, Ân phu nhân vội ngăn lại:
- Bá Khải sắp vào kinh báo cáo công việc phải không? Nó đã nhiều năm không dẫn theo tôn tử và tôn nữ vào kinh rồi, năm nay bảo nó dẫn theo con dâu, tôn tử và tôn nữ cùng về đi, cả nhà chúng ta đoàn tụ với nhau.
Từ thứ phụ mỉm cười gật đầu:
- Phu nhân nói có lý, cả nhà nên đoàn tụ với nhau.
Nói xong thì xoay người đi ra cửa, đến thư phòng ở ngoại viện. Ân phu nhân oán hận, ta muốn nhìn thử xem, Tố Hoa tôn nữ bảo bối kia của ông trở lại, có dám tự xưng cái gì mà Từ đại tiểu thư nữa hay không! Còn đứa con riêng bất hiếu kia và thê tử của nó ở trước mặt ta có dám ngỗ ngược hay không!
Hơn nửa cuộc đời của Ân phu nhân mọi chuyện đều thuận lợi, chỉ có một điều là trượng phu đã từng cưới vợ, mà người vợ đó lại để lại đích tử Từ Sâm. Sự có mặt của Từ Sâm thời thời khắc khắc nhắc nhở bà rằng: mình là kế thất. Có thể nghĩ được, Ân phu nhân không thích Từ Sâm, không thích cả nhà Từ Sâm đến mức nào.
Tây Viên, Trương Khế căn dặn các thị nữ quét dọn, chuẩn bị phòng, bận đến quay mòng mòng. An Hiệp chỉ đứng nhìn:
- Ngũ cữu cữu không để ý mấy cái này đâu, mẹ không cần phải vất vả như thế.
Trương Khế xua tay về phía nàng:
- Tiểu hài tử thì biết cái gì? Ngũ cữu cữu con tuy không để ý nhưng ngũ cữu mẫu con lại rất xem trọng đấy.
Nha đầu A Du này, mấy chuyện ăn, mặc, ở, đi lại không gì là không tỉ mỉ.
Gương mặt thanh tú của An Hiệp không có biểu cảm gì, Trương Khế vừa bận rộn vừa luôn miệng trò chuyện cùng nàng:
- Ngũ cữu cữu và ngũ cữu mẫu con đường xa tới đây, dọc đường bôn ba, sao lại không mệt? Về tới nhà mình, thế nào cũng phải để cho bọn họ thoải mái.
An Hiệp không biết nghĩ tới điều gì, trên khuôn mặt nhỏ nhắn lộ ra nụ cười:
- Ngũ cữu cữu, ngũ cữu mẫu ra ngoài không dẫn theo A Đồng biểu tỷ, còn người và phụ thân ra ngoài lần nào cũng dẫn theo con. Mẹ à, người thật tốt.
Không có như ngũ cữu mẫu, bỏ lại một mình A Đồng biểu tỷ ở nhà.
Trương Khế trong lúc bận rộn vẫn quay đầu lại nghiêm túc nhìn nữ nhi:
- Khách khí khách khí. Thực ra mẹ không định dẫn con theo đâu, tính đem con gửi ở nhà ngoại tổ phụ, hoặc là sai ca ca tẩu tẩu chăm sóc con. Là phụ thân con không đồng ý, không nỡ đem con bỏ lại.
An Hiệp đứng dậy, trên khuôn mặt thanh tú đầy vẻ ghét bỏ:
- Mẹ thật là không biết nói mấy câu dễ nghe gì hết. Không nói chuyện với mẹ nữa, con đi tìm phụ thân chơi. Phụ thân biết cách nói chuyện, chứ không có phá hoại không khí như mẹ đâu.
Trương Khế liếc nữ nhi một cái:
- Thánh nhân đã nói ‘Người nói chuyện xảo quyệt hoa hòe là người không có lòng tốt’.
An Hiệp vẻ mặt nghiêm túc:
- Thánh nhân cũng đã nói ‘Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác’, mẹ không thích nghe mấy lời êm tai, dễ nghe phải không? Nếu mẹ thích nghe thì tại sao không thể nói cho người khác nghe?
- Được rồi, hôm khác rảnh mẹ sẽ nói cho con nghe.
Trương Khế chỉ tay ra cửa, ý bảo An Hiệp có thể đi rồi:
- Thực ra là trí nhớ con không tốt, chuyện hồi nhỏ đều quên sạch. Lúc con còn nhỏ, mẹ ẵm con nói tới hai xe ngựa lời ngon tiếng ngọt mà con chỉ biết có a a a.
An Hiệp tập trung suy nghĩ:
- Nghe mẹ nói vậy, con thấy mình cũng là một đứa trẻ có phúc, con thật cao hứng.
Nàng ngửa mặt lên trời cười cười, đi đến thư phòng của An Ký.
An Ký đang cặm cụi viết gì đó, thấy An Hiệp đi vào thì thuận miệng hỏi:
- Sao không tìm Từ tỷ tỷ của con chơi?
An Hiệp ngồi xuống trước mặt ông:
- Từ tỷ tỷ không tiện qua nhà chúng ta, con cũng không tiện qua bên đó.
An Ký dừng bút, ngẩng đầu hỏi An Hiệp:
- Tại sao vậy?
Trọng Khải làm việc luôn chu đáo chặt chẽ, lại bị Từ gia phát hiện manh mối hay sao, cũng quá không cẩn thận rồi. An Hiệp lơ đãng nói:
- Không có gì. Tháng năm là mừng thọ ngoại tổ mẫu của Từ tỷ tỷ, tỷ ấy phải sao chép một quyển kinh thư làm thọ lễ, thể hiện hiếu tâm.
An Ký cười cười:
- Hóa ra là vậy.
Chân mày thanh tú của An Hiệp nhíu lại:
- Mấy lão phu nhân này thật không làm cho người ta thích được mà, không biết bản thân là thật lòng tin Phật hay giả bộ tin Phật mà hành hạ các vãn bối quá chừng.
An Ký mỉm cười nói:
- Hiệp nhi, không được nói lung tung.
Lời này chỉ có thể nghĩ trong lòng, chứ không được nói ra miệng. An Hiệp khẽ thở dài:
- Con với cha là không biết thì không nói, còn biết thì nói hết mà. Phụ thân, thật may nhà mình không có lão phu nhân.
Giống như Trình tỷ tỷ, trong nhà có một lão phu nhân hồ đồ, làm cho cả nhà không yên ổn. Bởi vì có lão phu nhân đó dung túng mà Thu di nương có thể ăn mặc cao sang quý phái, đường đường chính chính tới Tây Viên thăm Trình Bạch, quả thực làm người ta không biết nói gì cho phải.
Giống như Từ tỷ tỷ, cuộc sống vốn thoải mái bao nhiêu, Lục lão phu nhân ở An Khánh kia vừa gửi thư tới là tỷ ấy phải tự tay sao chép kinh thư, thật đáng thương. Tuy là sao chép kinh thư có thể xem như luyện chữ nhưng vẫn rất khó chịu.
An Ký nhẹ nhàng nói:
- Mấy chuyện vặt vãnh này, không cần quá để ý. Hiệp nhi, đến giá sách tìm giúp cha quyển “Sơn hà chí” đem lại đây.
An Hiệp cất giọng trong trẻo đáp ứng:
- Phụ thân, con làm tiểu thư đồng cho ngài.
Thư phòng Từ gia, Lục Mân cầm quyển “Lễ ký” lật xem, lặng lẽ học thuộc lòng. Rèm cửa được vén lên, Hồng Tụ mặc chiếc áo màu hồng cánh hoa, váy lụa phỉ thúy kiều mỵ bước vào, lả lướt bưng khay trà tiến đến:
- Thiếu gia, uống trà.
Lục Mân thản nhiên nhìn nàng một cái:
- Đã nói rồi, ngươi chỉ quản y phục giầy vớ, những thứ này cứ giao cho sai vặt đi.
Tại sao lại bưng trà tới? Đây là Từ gia, chứ không phải Lục gia.
Hồng Tụ tức giận nén ở trong ngực, thật sự không nhịn được bèn che miệng cười nói:
- Phải chúc mừng thiếu gia rồi, nghe nói phu nhân đã mời Nghiêm gia đại tiểu thư đến phủ ở, cả phủ từ trên xuống dưới đều khen ngợi Nghiêm đại tiểu thư.
Nghiêm gia đại tiểu thư là nữ nhi của cữu cữu Lục Mân.
Đôi mắt dài nhỏ tuấn mỹ của Lục Mân lạnh lùng nhìn Hồng Tụ:
- Ra ngoài!
Hồng Tụ bị ánh mắt của hắn trấn áp, không dám nói gì nữa, khuỵu gối hành lễ rồi lui ra ngoài. Mặc dù bị khiển trách nhưng trong lòng Hồng Tụ lại không khỏi hưng phấn, thiếu gia ngài cứ trách mắng ta đi, có bản lãnh thì vượt qua phu nhân kìa!
Sau khi Hồng Tụ rời khỏi, Lục Mân tâm phiền ý loạn, “Lễ ký” cũng không xem nữa, bèn đứng dậy đến bên giá sách tiện tay rút ra quyển “Thi tam bách”, lại ngồi xuống ghế.
Tiện tay lật sách ra thì thấy bài “Dung phong. Bách chu”: “Mẫu dã thiên chích, bất lượng nhân chích!” (dịch thơ: Mẹ yêu xin hãy tác thành cho con, Sao không thấu hiểu lòng con?) tám chữ như kim châm vào mắt Lục Mân đau nhói.
/121
|