Từ thứ phụ tuy cảm thấy làm chuyện thừa thãi nhưng cũng động tâm. Lúc Từ Sâm gửi thư từ Nam Kinh đến xin ý kiến hôn sự này, Từ thứ phụ một mình ở trong thư phòng bóp cổ tay than thở:
- Tiếc là thứ nữ chi thứ hai, chi thứ ba thực sự không dùng được, nếu không thì hôn sự này của Tố Hoa có thể lợi dụng tốt biết mấy.
Tuy nói quan văn và võ tướng không chung đường nhưng Bình Bắc hầu phủ và Ngụy quốc công phủ đều là phủ đệ hiển hách ở kinh thành, Bình Bắc hầu lại càng là rường cột quốc gia được coi trọng từ thời Tiên đế đến nay, có thể cùng ông ấy kết làm thông gia là chuyện vinh hiển cỡ nào.
Lúc ấy trong lòng ông chỉ lo nghĩ đến họa lớn Nghiêm thủ phụ, Bình Bắc hầu tuy tốt nhưng dù sao cũng chưa đồng ý hôn sự nên vẫn còn đường lui. Vả lại, Nghiêm thủ phụ là tiểu nhân, Bình Bắc hầu là quân tử, thà đắc tội tiểu nhân chứ không thể đắc tội quân tử. Cho nên, Từ thứ phụ sẵn lòng đem Tố Hoa hứa gả cho Nghiêm gia, mà không phải là Trương gia.
Trong suy nghĩ của Từ thứ phụ, nữ nhi hay tôn nữ cũng vậy, sớm muộn đều là người nhà người ta. Chỉ có nhi tử và tôn tử mới luôn là người Từ gia, vĩnh viễn là người Từ gia, người nhà mình. Hi sinh người nhà người ta để bảo toàn người nhà mình, bảo toàn cho các tôn tử của mình, Từ thứ phụ không hề cảm thấy luyến tiếc hay không đành lòng.
Nữ nhi nên giống như Lạc Tú của Lý gia trong “Tấn thư. Liệt nữ liệt truyện”. Lạc Tú là nữ nhi của Lý phú hộ, Lý gia tuy giàu nhưng không có quyền thế, An Đông tướng quân Chu Tuấn muốn cưới Lạc Tú về làm thiếp, phụ thân và ca ca của Lạc Tú không đồng ý nhưng Lạc Tú rất dứt khoát:
- Gia đình gặp nạn, tiếc gì một nữ nhi!
Về sau nàng gả cho Chu Tuấn, sinh hạ ba nhi tử Chu Nghỉ, Chu Tung, Chu Mô, nhi tử có tiền đồ, Lý gia cũng được đối đãi trọng hậu.
“Tiếc gì một nữ nhi”, đây không chỉ là cách nghĩ của Lạc Tú mà còn là cách nghĩ của ngàn vạn người ở triều đại này. Hi sinh một nữ nhi để chấn hưng cả gia tộc, trên đời này làm gì có chuyện mua bán nào có lợi hơn chứ.
“Tố Hoa đọc nhiều thi thư, lễ nghi thanh nhã, tính tình hiếu thuận, chắc chắn sẽ cảm thông cho nỗi khó xử của tổ phụ, cảm thông cho khốn cảnh của Từ gia.” Với lời khuyên dành cho tôn nữ chưa bao giờ gặp mặt này, Từ thứ phụ rất có lòng tin, căn bản không hề nghĩ Tố Hoa sẽ cự tuyệt. Thân là một thành viên của Từ gia, lúc gia tộc cần ngươi hi sinh, về tình về lý, ngươi không phải là nên dũng cảm đứng ra, việc nghĩa chẳng nhường người khác sao?
Đáng tiếc, Tố Hoa giỏi thư họa, sở trường về cầm kỳ, tài hoa xuất chúng, Tố Hoa từ nhỏ được Nho gia giáo dục trưởng thành lại hoàn toàn không biết nhìn đại cục, cũng không chịu vì tổ phụ, vì Từ gia, vì các tỷ muội mà xả thân. Tố Hoa, Tố Hoa tài trí như vậy lại vô cùng ích kỷ, nhỏ nhen ngoài dự liệu của Từ thứ phụ.
Đến khi Từ Sâm lấy ra hôn thư, Từ thứ phụ cũng bỏ đi ý niệm đưa Tố Hoa đến Nghiêm gia------có người chứng hôn, có sính lễ, có hôn thư, hôn sự này là ván đã đóng thuyền, không thể thay đổi được nữa. Từ thứ phụ không phải người cố chấp, đối với chuyện đã rồi, thái độ của ông là “chuyện thành thì không nói, chuyện tốt thì không phá, chuyện cũ thì bỏ qua”, chuyện đã như vậy thì truy cứu có ích lợi gì.
Sau đó nữa, Từ Tố Tâm dường như thay đổi, không còn nhút nhát, dáng vẻ cũng tự nhiên hơn, tuy con bé không phải dung mạo tuyệt thế nhưng cũng tinh khôi đáng yêu. Từ thứ phụ càng hiểu rõ mình là bị vợ kế và con dâu thứ hai qua mặt, vậy mà để cho bọn họ ở dưới mí mắt mình ngược đãi tôn nữ ruột thịt của mình, ngược đãi tiểu thư chân chính của Từ gia.
Sau khi gả Từ Tố Tâm ra ngoài, Nghiêm thủ phụ không còn ngờ vực nữa, cuộc sống của Từ thứ phụ dễ chịu hơn nhiều. Trước mặt Hoàng đế không có người dâng lời gièm pha vu hãm, ngôn quan cũng sẽ không vô duyên vô cớ dâng sớ buộc tội, khi làm việc công cũng thuận lợi, trôi chảy hơn nhiều.
Từ thứ phụ đương nhiên không thỏa mãn những điều này, ông có tham vọng lớn hơn. Vị trí thứ hai trước giờ luôn rất khó ngồi, ông chỉ cách vị trí “dưới một người, trên vạn người” một bước ngắn mà thôi, không ngồi lên chỗ đó làm sao ông cam tâm cho được.
Từ thứ phụ vuốt râu nghĩ rồi lại nghĩ, càng nghĩ càng động tâm. Nếu sính lễ của Ngụy quốc công phủ đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, đồ cưới của Tố Hoa cũng từ đường lớn Chính Dương Môn đưa ra ngoài, xuất giá từ đường lớn Chính Dương Môn thì đúng là chuyện rất nở mày nở mặt. Cùng là chuyện Tố Hoa xuất giá nhưng mà xuất giá ở đường lớn Chính Dương Môn hay xuất giá ở đường lớn Đăng Thị Khẩu đối với Từ gia có sự khác biệt rất lớn.
Ân phu nhân phỏng đoán suy nghĩ của trượng phu, cười nói:
- Thê tử của lão đại còn trẻ tuổi, đã từng gả nữ nhi bao giờ? Chỗ không hiểu, không biết nhất định không ít, chuyện nhận sính lễ, chuẩn bị đồ cưới này có nhiều quy tắc lắm, không thể thiếu sự quan tâm của ta, đem hôn sự của Tố Hoa làm cho thật thỏa đáng. Ta ấy mà, cái khác không có chứ vàng bạc châu báu vẫn còn hai rương kìa, để thêm cho Tố Hoa. Nữ tử sắp làm Ngụy quốc công phu nhân, đồ cưới không thể kém được.
Từ thứ phụ mỉm cười, thê tử đúng là cách nhìn của phụ nhân, chỉ có thể nghĩ tới những chuyện nhỏ nhặt vặt vãnh trong nội trạch này. Mà thôi, nữ tử vốn là tóc dài óc ngắn, cũng khó trông đợi bà ấy có tầm nhìn xa gì. Bà ấy có thể biết cho Tố Hoa thêm đồ cưới, có thể suy nghĩ cho cuộc sống sau này của Tố Hoa đã rất không tệ rồi.
Nếu là trước đây, Từ thứ phụ có lẽ sẽ trực tiếp gật đầu:
- Được, cứ thế mà làm.
Nhưng kể từ sau khi Từ Sâm trở lại kinh thành, quan hệ phụ tử với Từ thứ phụ không còn thân thiết như trước, dường như có gì đó ngăn cách. Từ thứ phụ suy xét mấy lần, quyết định vẫn nên bí mật thảo luận với trưởng tử trước rồi hãy định đoạt.
Từ thứ phụ cười nói:
- Chuyện sính lễ, chuẩn bị đồ cưới để bàn sau đi. Dù sao cũng đến cuối tháng giêng mới nhận sính lễ, còn sớm mà. Ngược lại, chuyện chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa qua năm mới bà nên dần dần thu xếp đi, đừng để đến lúc đó rồi luống cuống tay chân.
Bất luận ở đâu tổ chức hôn lễ thì chuyện chuẩn bị đồ cưới đều phải lo liệu thật sớm.
Ân phu nhân tuy trong lòng hơi thất vọng, nhưng không lộ ra ngoài, vẫn khéo léo mỉm cười:
- Đúng vậy, ta định đích thân đến khố phòng chọn lựa một phen, từ kim ngân châu báu, lăng la tơ lụa, đồ cổ cho đến vật dụng hàng ngày đều phải đầy đủ.
Từ thứ phụ yên tâm trong lòng:
- Phu nhân hiền đức.
Thê tử có thể đối đãi với Tố Hoa đến mức này cũng không dễ dàng. Thứ mà nữ tử có thể mang đi từ nhà mẹ đẻ không phải chỉ là của hồi môn sao? Của hồi môn càng phong phú thì nữ tử càng có chỗ dựa.
Từ thứ phụ có địa vị nội các đại thần, tuy hiện nay bách quan đều được nghỉ nhưng ông vẫn phải xử lý một ít công vụ quan trọng.
- Việc trong nhà phiền phu nhân.
Từ thứ phụ nói xong thì khách khí đi đến thư phòng ở ngoại viện. Chức thứ phụ này của ông, cho dù không bị Nghiêm thủ phụ tính toán thì cũng không dễ làm. Có những công văn thông thường nhưng ông cũng phải suy nghĩ, nhất thiết phải cẩn thận phỏng đoán thánh ý, mới dám hạ bút.
Sau khi Từ thứ phụ rời đi, Ân phu nhân quả thực hăng hái lấy sổ sách khố phòng ra xem:
- Sổ đính tơ vàng này giá trị liên thành, dùng làm của hồi môn nhất định có thể kinh diễm bốn phương.
Ngụy quốc công phủ phú quý thì sao chứ, cũng có thể trấn trụ bọn họ.
Úc ma ma thân tín nghe đến hồ đồ, len lén nhìn tới nhìn lui, trong lòng cảm thấy nghi hoặc. Nếu nói Ân phu nhân thật sự có ý chuẩn bị đồ cưới quý giá cho Tố Hoa thì bà không tin; nhưng Ân phu nhân rõ ràng đang chỉ về những thứ đáng giá nhất, hấp dẫn ánh mắt nhất trong khố phòng, làm người ta không thể không tin.
Việc trong nhà ở đường lớn Chính Dương Môn tuy là Ân phu nhân quản lý, nhưng thật ra rất nhiều chuyện bà đã ủy quyền cho con dâu ruột thịt là Từ nhị phu nhân, bởi vậy mấy ngày trước Tết Từ nhị phu nhân rất bận rộn, chân không chạm đất. Từ tam phu nhân ngược lại rảnh rỗi không có chuyện gì làm, nhưng bà ước ao đến đỏ cả mắt cũng không có biện pháp------quản lý việc nhà là việc rất béo bở, có thể giúp trượng phu và nữ nhi tích cóp vốn riêng, bà nằm mơ cũng muốn quản lý việc nhà. Nhưng Ân phu nhân sao lại cho phép con dâu của thứ tử như bà làm để kiếm chỗ tốt, “lớn nhỏ có thứ tự”, chỉ năm chữ này khiến Từ tam phu nhân không còn gì để nói.
Từ nhị phu nhân rất khôn khéo, tuy bận đến tối mày tối mặt nhưng vẫn để ý động tĩnh trong phòng mẹ chồng. Tin tức Ân phu nhân hăng hái bừng bừng chọn đồ cưới cho Tố Hoa cũng không phải bí mật cho nên Từ nhị phu nhân rất nhanh liền biết.
Tức thì, Từ nhị phu nhân tay chân lạnh như băng. Phải, việc đó hấp dẫn quá lớn, thật sự rất lớn, vừa nghĩ đến Tố Mẫn có thể nở mày nở mặt xuất giá, gả cho Ngụy quốc công trẻ tuổi anh tuấn làm đích thê chính thất, làm quốc công phu nhân nhất phẩm…………quá cám dỗ! Nếu như dùng chút tâm kế, hoặc âm thầm làm chuyện mờ ám, Từ nhị phu nhân là vô cùng vô cùng nguyện ý.
Nhưng hiện tại hôn sự đã định rồi! Muốn thay đổi thì phải có thủ đoạn đặc biệt dữ dội, bộ dễ dàng sao? Chi lớn không đáng sợ, bọn họ sống là người Từ gia, chết là quỷ Từ gia, bất kể thế nào cũng không tự phơi bày chuyện xấu trong nhà, bất kể thế nào cũng không thể cùng Từ gia trở mặt, nhưng ba phụ tử Trương gia kia đều là nhân trung long phượng, anh hùng hào kiệt, bọn họ sao có thể mặc người ta chi phối?
Từ nhị phu nhân lúc thì lạnh cả người, lúc thì trong lòng hừng hực, đấu tranh rất cực khổ. “Mẹ chồng yêu thương Tố Mẫn, không gì không thể làm. Vốn nghĩ là chuyện cực tốt nhưng hiện tại xem ra, là phúc hay họa còn chưa biết.”
Từ nhị phu nhân thật muốn sai người gọi Từ nhị gia đang quấn quýt trong phòng di nương về bàn bạc kỹ lưỡng một phen. Nhưng bà nghĩ một lát thì thấy không thể gọi. Thứ nhất, Từ nhị gia cùng Ân phu nhân là mẫu tử ruột thịt, không có chỗ cho mình nói; thứ hai, chuyện này chỉ là suy đoán của mình chứ không có chứng cứ xác thực.
Trượng phu Từ nhị gia cùng mình ngày càng xa cách, hoặc là không về phủ, lêu lổng bên ngoài; hoặc là về phủ, nhưng ở trong phòng di nương tìm thú vui. Nếu mình không cẩn thận “nói xấu” mẹ chồng trước mặt ông, vậy càng là họa vô đơn chí.
Từ nhị phu nhân rất muốn tiếp tục xử lý việc nhà như không có gì xảy ra nhưng sao bà ngồi yên được? Đứng ngồi không yên hồi lâu, Từ nhị phu nhân giả vờ như có chuyện quan trọng cần xin ý kiến mẹ chồng nên dẫn theo thị nữ đến phòng Ân phu nhân.
Ân phu nhân thấy bà tới thì phất tay cho tất cả thị nữ, bà tử đều lui ra rồi từ từ hỏi:
- Đến nhìn xem, đây là đồ cưới của Mẫn nhi, cần thêm gì nữa không?
Trước mặt bà bày ra mấy hộp nữ trang tinh xảo bằng gỗ lim, trong hộp là châu ngọc bảo thạch màu sắc rực rỡ.
Đầu gối Từ nhị phu nhân mềm nhũn, quỳ xuống trước mặt bà:
- Mẹ, không thể được! Trương gia cùng Tố Hoa, tất cả đều đã định rồi, làm sao sửa được?
Tố Mẫn chưa có người thích hợp để cầu thân nhưng mẹ chồng lại gấp rút lo liệu đồ cưới cho Tố Mẫn, hiển nhiên là muốn cướp nhà chồng của Tố Hoa rồi.
Ngay lúc Ân phu nhân nói chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa, Từ nhị phu nhân biết ngay là không bình thường. Nhiều năm qua người Ân phu nhân không thích nhất là ai? Là Từ Sâm. Từ Sâm là đích tử của chính thất, bởi vì sự tồn tại của Từ Sâm mà thân phận kế thất của Ân phu nhân luôn bị người ta nhắc tới, Từ nhị gia càng không được làm trưởng tử mà phải uất ức làm lão nhị.
Tố Hoa sắp gả cho Trương Mại, làm quốc công phu nhân, chuyện này sao có thể. Kể từ khi xảy ra chuyện Tố Tâm gả đến Nghiêm gia làm thiếp thì thân phận của nữ tử Từ gia xuống dốc không phanh, căn bản không có người có thân phận đến cầu hôn. Sau này cho dù Từ thứ phụ có trở thành thủ phụ, quyền khuynh thiên hạ thì Từ Tố Mẫn cũng không tìm được nhà chồng tốt hơn Ngụy quốc công phủ, cả đời luôn bị nha đầu nhà quê Tố Hoa này áp chế.
Chuyện này không chỉ Ân phu nhân không phục mà Từ nhị phu nhân cũng không phục. Tố Hoa chi lớn kia ngoại trừ dung mạo xinh đẹp ra thì có chỗ nào đáng nói? Đáng thương cho Tố Mẫn được nâng niu từ nhỏ, là người tôn quý nhất trong số các tỷ muội nhưng khi xuất giá lại không bằng nha đầu nhà quê Tố Hoa kia.
Từ nhị phu nhân cũng từng có ý nghĩ này nhưng đã bị Từ nhị gia mắng cho một trận:
- Biết cái gì gọi là hôn thư không? Có chính thư, còn có tờ giấy đính kèm, trên tờ giấy đính kèm ghi rõ rành rành tên húy của tổ tông ba đời!
Mắng xong, Từ nhị gia liền xoay người đến trong phòng di nương tìm thú vui.
Từ nhị gia cũng không thực sự hiểu rõ ràng, nhưng ông và Từ thứ phụ cha ông giống nhau, chấp nhận chuyện đã rồi. Tố Hoa và Trương Mại đã chính thức định hôn, chuyện thế rồi thì các ngươi còn nghĩ vớ va vớ vẩn cái gì?
Ông cũng đã mắng cho Từ nhị phu nhân không nói nên lời. Đúng vậy, trên tờ giấy riêng đính kèm viết rất rõ ràng là Từ Sâm gả nữ nhi, liên quan gì tới nhà mình? Càng đừng nói Từ Sâm đã ra riêng ở, nhà huynh ấy gả nữ nhi cùng mọi người ở đường lớn Chính Dương Môn càng không mấy quan hệ.
Đang lúc Từ nhị phu nhân chết tâm, cho rằng hết thảy đều đã định thì nghe tin bất ngờ về đủ loại hành động của Ân phu nhân nên khó tránh hoảng hốt trong lòng. Bà cùng Ân phu nhân làm mẹ chồng nàng dâu hơn hai mươi năm, hiểu nhau quá rõ. Ân phu nhân tuyệt đối không có lòng tốt chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa, càng không phải là sổ tơ vàng giá trị liên thành như vậy. Bà lấy của riêng trân quý cất giấu nhiều năm ra chỉ có thể là cho Tố Mẫn mà không thể nào là Tố Hoa.
Từ nhị phu nhân quỳ hai gối xuống khổ sở cầu khẩn, Ân phu nhân buồn bực:
- Con sợ cái gì? Ta đã nghĩ tốt rồi. Sính lễ đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, Ngụy quốc công cưới là tôn nữ Từ gia. Ngay trước đêm xuất giá, nếu tân nương chẳng may thân mang trọng bệnh, chẳng lẽ dừng hôn sự ngay lúc đó? Thế là Từ gia đổi tôn nữ gả đi, vẫn như cũ kết được mối nhân duyên tốt.
Từ nhị phu nhân trong lòng thoáng thở phào nhẹ nhõm, cũng may cũng may, mẹ chồng không định làm ra chuyện có liên quan đến mạng người. Tố Hoa suy cho cùng cũng là tôn nữ ruột thịt của cha chồng, nếu bị ông ấy biết được chân tướng…………Từ nhị gia chắc chắn vô sự nhưng phu nhân và mình thì không chắc.
Ân phu nhân thản nhiên nói:
- Nha đầu chi lớn kia tuy quá đáng nhưng ta cũng không chấp nhặt với nó. Việc qua rồi, ta sẽ tìm cho nó một nhà giàu có để nó được sống sung túc, chẳng phải là rất tốt sao? Dựa vào nó mà cũng muốn hơn Tố Mẫn, đúng là si tâm vọng tưởng.
Từ nhị phu nhân rất muốn khuyên mẹ chồng bỏ đi ý niệm này trong đầu nhưng bà lại không nỡ mở miệng. Nếu quả thật như lời mẹ chồng nói, Tố Mẫn gả vào quốc công phủ, Tố Hoa cũng có thể gả cho nhà giàu có thì mình một trăm lần nguyện ý, một ngàn lần nguyện ý.
Ân phu nhân lẳng lặng ngồi, bàn tay ngọc nhỏ dài vuốt vuốt một cây trâm thanh ngọc. Tuổi bà tuy lớn nhưng bảo dưỡng rất tốt, đôi tay trắng mịn. Từ nhị phu nhân nhìn mẹ chồng trấn định như thường thì xấu hổ trong lòng, từ từ đứng dậy, kính cẩn hầu một bên.
Ân phu nhân vuốt cây trâm thanh ngọc trong tay, suy nghĩ bay xa. Năm đó ông ấy vừa mất thê tử, cả người mặc tang phục đến An Chiêu Tự dâng hương, mặt trắng trẻo, mắt như sơn, tao nhã lịch sự đứng trong khách hành hương như hạc giữa bầy gà, phong thái thanh tao, xuất chúng hơn người, mình vừa thấy ông ấy một lần liền yêu say đắm, không thể từ bỏ.
Mặc dù biết ông ấy đã từng cưới vợ, mặc dù biết người vợ đã mất của ông ấy còn để lại một đích trưởng tử nhưng mình vẫn bất chấp mà cầu khẩn mẫu thân để gả cho ông. Thế nhân đều nói có kế mẫu thì sẽ có kế phụ, vốn tưởng rằng sau khi thành thân, mình và ông ấy ân ân ái ái thì hài tử mà người vợ trước kia để lại không tính là gì.
Nào ngờ ông ấy hay mẫu thân ông ấy Từ lão phu nhân cũng vậy, đều quý trọng Từ Sâm như bảo bối. Từ Sâm này ngay cả mẹ ruột cũng không có mà lại bình an trưởng thành, so với nhi tử ruột thịt Từ Dương của mình còn xuất sắc hơn.
Ân phu nhân trong lòng rất đau, mình bị một người chết đè đầu cưỡi cổ thì cũng thôi, hài tử Dương nhi tốt như vậy, khi so sánh với Từ Sâm lại thành kẻ quần áo lụa là; đến Tố Mẫn thì lại bị Tố Hoa áp chế sao? Tuyệt đối không thể!
Hai ngày sau, đêm giao thừa.
Bình thường một nhà Từ Sâm có thể ở đường lớn Đăng Thị Khẩu hưởng an nhàn nhưng đêm giao thừa, tế tổ thì nhất định phải về Từ phủ đường lớn Chính Dương Môn. Tiệc đón giao thừa đêm đó được đặt trong phòng khách lớn, nam một bàn, nữ một bàn, ở giữa không có bình phong ngăn cách.
Trong bữa tiệc là một cảnh hài hòa. Lúc cả nhà đoàn tụ là thời điểm không thích hợp xảy ra tranh chấp nhất, cho dù trong lòng có gì bất mãn cũng phải kiềm chế lại. Huống hồ trước mắt sắp sang năm mới, càng là không khí vui vẻ, trên mặt ai nấy đều mang theo nụ cười.
Từ Tố Lan dường như vô tâm khen ngợi:
- Áo lụa hoa này của tỷ tỷ thật là nghệ thuật.
A Trì mặc một bộ áo lụa hoa lông chồn bạc, phần dưới có màu hồng cánh sen, lụa hoa vô cùng tinh tế, trông như một bức tranh tuyệt vời.
Từ Tố Phương cùng Từ Tố Lan cực kỳ ăn ý, vừa nghe Từ Tố Lan muốn mượn việc tán tụng A Trì để đả kích Từ Tố Mẫn ngạo mạn thì thích thú nói:
- Ngay cả người không có kiến thức như muội cũng nhìn ra được, bộ áo này của tỷ tỷ cực kỳ sang trọng, nhất định là vật ngự tứ, bên ngoài không thể có!
Nàng vừa khen vừa như thị uy nhìn về phía Từ Tố Mẫn, ngươi đó, cũng chỉ đắc ý được ở trước mặt hai tỷ muội chúng ta thôi, so sánh với Tố Hoa, ngươi so được sao?
Từ Tố Mẫn tối nay vốn định ra vẻ thục nữ, tổ phụ, phụ thân, các bá bá thúc thúc và các huynh trưởng đều ở đây, mắt sáng như tuyết, ở trước mặt họ dĩ nhiên là phải đoan trang dịu dàng. Nhưng Từ Tố Mẫn đã quen lớn lối trong các tỷ muội, vừa nhìn đến ánh mắt khiêu khích của Từ Tố Phương thì làm sao mà nhẫn nại? Lại nhìn kỹ A Trì, trang phục trên người rất sang trọng, càng tôn lên khuôn mặt nhỏ nhắn trắng nõn của nàng, sáng chói rực rỡ, Từ Tố Mẫn nhìn thấy mà ghen ghét cực độ.
Y phục A Trì mặc đúng là vật ngự tứ, lụa hoa làm chiếc áo này vô cùng tinh tế, do thợ giỏi về lụa hoa trong cung làm ra, dân gian hiếm thấy. Từ tam phu nhân hâm mộ sờ thử:
- Thật xinh đẹp.
Ôi, vải tốt như vậy mình đời này cũng đừng mong được mặc, chỉ hi vọng Tố Lan có phúc khí này.
A Trì chỉ khẽ mỉm cười không nói gì. Từ Tố Lan và Từ Tố Phương kẻ xướng người họa khen A Trì thành người chỉ có ở trên trời. Hiển nhiên khí sắc của Từ Tố Mẫn càng lúc càng không tốt, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương trong lòng sảng khoái khỏi phải nói. Hai nàng nói đều là những lời hay, vẻ mặt tươi cười, dù là ai cũng tìm không được khuyết điểm nào.
Ân phu nhân cười từ ái:
- Mấy ngày không gặp, con bé Tố Hoa này càng ngày càng xinh ra. Tam nha đầu, tứ nha đầu nói rất đúng, lụa hoa này thủ công rất tuyệt, tạo nên dáng vẻ thướt tha, cũng chỉ có Tố Hoa mới xứng mặc.
Từ Tố Mẫn tức giận, tổ mẫu sao lại khen Tố Hoa? Người hẳn là phải khen con mới đúng, con mới là tôn nữ ruột thịt của người! Từ Tố Mẫn tuy quyết tâm tối nay phải dịu dàng thục nữ nhưng ánh mắt nhìn về phía Ân phu nhân vẫn lộ ra uất ức và bất mãn.
Ân phu nhân mỉm cười, nha đầu ngốc biết cái gì, tổ mẫu còn không phải đều vì con sao. Tạm thời nhẫn nại chút, Mẫn nhi, con sau này sẽ trải qua cuộc sống rất tốt. Còn về phần Tố Hoa, cái phúc cả đời nó không hưởng nổi nhưng cái phúc nhất thời thì không ngại.
Sau tiệc đón giao thừa, có người đốt pháo trong viện, có người tụm năm tụm ba ở phòng khách nói chuyện phiếm, cũng có người vây quanh Từ thứ phụ và Ân phu nhân nịnh nọt. Từ thứ phụ tự mình gọi trưởng tử Từ Sâm đến gần, ôn hòa hỏi:
- Sâm nhi, hôn sự của Tố Hoa, ở chỗ phụ thân bên này nhận sính lễ và xuất giá có được không? Đây là lần đầu tiên phụ thân chính thức gả tôn nữ.
Mũi Từ Sâm chua xót. Tố Tâm đáng thương, phụ thân cũng đáng thương, ông ấy suýt chút nữa bị Nghiêm thủ phụ bức phải trí sĩ hồi hương, suýt chút nữa lâm vào cảnh vạn kiếp bất phục. Hứa gả tôn nữ cho Nghiêm gia làm thiếp, không biết phụ thân khổ sở đến mức nào.
Từ Sâm đang định mở miệng đáp ứng thì Từ thứ phụ mỉm cười nói tiếp:
- Phu nhân nhiệt tình chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa, những thứ tốt trong khố phòng của bà ấy đều lấy ra. Sâm nhi, bà ấy đã có tâm thì hôn sự của Tố Hoa nhất định sẽ thỏa đáng.
Từ Sâm bỗng giật mình, cười trả lời:
- Phụ thân, hài nhi đã đáp ứng với Cát thị lang, ngày ba mươi tháng giêng sẽ chuẩn bị ổn thỏa để Ngụy quốc công phủ đưa sính lễ đến đường lớn Đăng Thị Khẩu. Bây giờ muốn đổi thì có thể để hài nhi thương lượng với Cát thị lang không?
Từ thứ phụ cười nói:
- Đương nhiên nên làm vậy. Chúng ta là nhà gái, không thể quá tự tiện được, nếu không, Tố Hoa gả đi, chẳng phải là khó làm người sao.
Từ gia nói đổi chỗ là đổi chỗ mà không thương lượng với Trương gia, khó tránh có hơi quá đáng.
Từ Sâm trong lòng hơi bình tĩnh lại. Ông đâu có nói với Cát thị lang chuyện này, đợi khi gặp Trương Mại con rể chưa qua cửa thì trực tiếp nói cho nó biết. Dù sao đứa con rể này cũng thường xuyên qua lại, thỉnh thoảng sẽ đến nhạc gia lấy lòng nhạc phụ, ông không sợ tóm không được người.
Đêm giao thừa trôi qua trong khung cảnh hài hòa và tiếng cười nói vui vẻ. Ngày hôm sau, các quan viên đều phải dậy rất sớm, mặc quan phục theo phẩm cấp vào cung chầu mừng. Sau khi dự yến trong cung về, họ mới lại lần nữa cử hành gia yến. Sau gia yến, Từ Sâm dẫn theo thê tử và con cái cáo từ trở về đường lớn Đăng Thị Khẩu.
Từ Sâm chưa đợi Trương Mại đến thì Trương Tịnh và Du Nhiên đã biết biến cố ở Từ gia. Hai tỷ muội Trần Lam, Trần Đại rất cơ trí, theo A Trì đi ăn bữa cơm tất niên đã nghe ngóng được chuyện “Ân phu nhân nhiệt tình chuẩn bị đồ cưới cho đại tiểu thư, ngay cả sổ tơ vàng cũng lấy ra” “Sính lễ sẽ đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, đại tiểu thư sẽ ở đường lớn Chính Dương Môn xuất giá” đưa tin về Bình Bắc hầu phủ.
Du Nhiên gọi Trương Mại đến, vẻ mặt thông cảm:
- Làm sao đây Mại Mại, chỉ có ngàn năm làm giặc chứ không có ngàn năm đề phòng giặc.
Trong nhà tiểu cô nương xinh đẹp có sói tổ mẫu, sói muội muội, khó lòng phòng bị.
Trương Mại sắc mặt bình tĩnh, lặng lẽ đưa tay làm động tác “giết”. Dám tính kế nàng, dám tính kế thê tử chưa qua cửa của ta, há có thể dễ dàng bỏ qua?
Trương Tịnh lắc đầu:
- A Mại, không phải như vậy. Trong quan hệ thông gia dính dáng rất nhiều, không nên lỗ mãng qua loa. Nhi tử, nghĩ biện pháp khác đi.
Vị nhạc phụ kia của con rất nho nhã, nhất thiết đừng động võ trong nhà ông ấy.
Trương Mại ngẫm nghĩ một lát:
- Đem gả Từ Tố Mẫn!
Trương Tịnh còn chưa kịp nói gì, Du Nhiên đã mỉm cười gật đầu:
- Mại Mại thật thông minh, đúng là nhi tử ngoan của ta!
Sói muội muội có nơi có chốn thì sói tổ mẫu sẽ không thể nghĩ bậy nghĩ bạ nữa.
Trương Mại oán trách liếc Du Nhiên, Trương Tịnh dịu dàng nhìn bà:
- Phu nhân, Đồng Đồng hôm nay hình như không được vui, chúng ta đi trêu chọc nó nhé?
Du Nhiên chế giễu:
- Hầu gia ngài sao biết dỗ hài tử chứ, vẫn là để ta đi.
Nói rồi bà đứng dậy đi dỗ nữ nhi bảo bối.
Hai cha con Trương Tịnh, Trương Mại rốt cuộc thương lượng cái gì, Trương Tịnh không nói, Du Nhiên cũng không hỏi. Muốn gả Từ Tố Mẫn đi quả thực có chút khó khăn, không phú quý, không trẻ tuổi anh tuấn thì sợ Từ Tố Mẫn chán ghét. Nhưng nếu muốn mọi thứ đều tốt thì người đó không nhất định sẽ vừa mắt Từ Tố Mẫn--------Kể từ khi Từ Tố Tâm làm thiếp Nghiêm gia, Từ Tố Mẫn trong danh môn vọng tộc liền ít người thăm hỏi.
Mồng năm tháng giêng, tiệc rượu tất niên ở phủ Thanh Dương trưởng công chúa, cho ra một mối hôn sự tốt trời đất tác hợp – nhi tử duy nhất của Thanh Dương trưởng công chúa Vu Thủ Đức cùng tôn nữ của Từ thứ phụ Từ Tố Mẫn.
Thanh Dương trưởng công chúa là nữ nhi của Tiên đế, tuy không do Thái hậu thân sinh nhưng được Thái hậu tự mình nuôi lớn, rất xem trọng bà, gả bà cho đích tử của Định quốc công là thế tử Vu Đăng. Thanh Dương trưởng công chúa chỉ sinh được một nhi tử là Vu Thủ Đức, năm nay vừa mới hai mươi, dáng vẻ phong lưu, môi hồng răng trắng, chưa nói đã cười, tính tình vô cùng nhã nhặn.
Vị công tử có gia thế và ngoại hình đều tốt như vậy nhưng các nhà môn đăng hộ đối trong kinh thành, người biết rõ nội tình đều không chịu gả nữ nhi. Bởi vì Vu Thủ Đức tiên sinh này thích nam phong, không ham nữ sắc. Người bình thường nếu có sở thích này thường là giữ kín không nói ra thì người ngoài cũng không thể nào biết. Nhưng Vu Thủ Đức rất thẳng thắn, chưa từng giấu giếm:
- Đệ bình sinh ghét nhất nữ nhân, cảm thấy nữ nhân trong thiên hạ đều đáng chết.
May mà Vu Thủ Đức tính tình an tĩnh, giao du không rộng nên chuyện này cũng không phải là người người đều biết. Không ít kẻ thấy người sang bắt quàng làm họ, có ý định hỏi thăm Vu Thủ Đức nhưng những người này không phải là gia thế bình thường thì là nữ tử bình thường, Thanh Dương trưởng công chúa nhìn không vừa mắt.
Nhưng Vu Thủ Đức tuổi ngày càng lớn, dù sao cũng phải cưới vợ cho hắn, ép hắn sinh con. Đang lúc Thanh Dương trưởng công chúa đau đầu tìm con dâu thì Đặng quý phi có ý tốt nhắc nhở bà:
- Sao không thử chọn Từ gia? Nữ tử nhà đó nuôi dạy rất được, dung mạo không tệ, tính tình cũng tốt.
Đặng quý phi là phi tử Hoàng đế sủng ái nhất, lời kia của bà vừa thốt ra, đừng nói đến dung mạo, gia thế của Từ Tố Mẫn, cho dù là người không được như ý, Thanh Dương trưởng công chúa cũng không thoái thác được------Mình chẳng qua là muội muội khác mẹ của Hoàng đế, là người sống nhờ vào Thái hậu và Hoàng đế, Đặng quý phi này bất cứ lúc nào cũng có thể thổi gió bên gối Hoàng đế, mình nào dám đắc tội.
Đúng lúc tiệc rượu tất niên mồng năm tháng giêng này, Thanh Dương trưởng công chúa ở đây, Từ nhị phu nhân cũng ở đây, Từ nhị gia ở khách sảnh ngoại viện vui vẻ nghe hí kịch. Vai diễn ông chủ Trình trên sân khấu đang hát “Ròng rọc sắt”*, giọng hát lanh lảnh, cao vút tận mây, làm người nghe cảm động.
* “Ròng rọc sắt” là tên vở kinh kịch truyền thống của Trung Quốc. Nội dung: Đầu thời Nam Tống, quân Kim xâm phạm Giang Nam. Nhạc Phi cùng Kim Ngột Truật đánh nhau, binh mã của Nhạc Phi bị quân Kim vây khốn ở Ngưu Đầu Sơn (Tống Cao Tông Triệu Cấu cũng bị vây ở Ngưu Đầu Sơn). Kim Ngột Truật biết binh tướng của Nhạc dũng mãnh thiện chiến, khó giành thắng lợi nên sử dụng ròng rọc sắt để ngăn quân Tống lao ra sơn khẩu. Lúc hai bên giao chiến thì Cao Sủng xông ra viện trợ, đánh bại Kim Ngột Truật, ngay sau đó thừa thắng xông lên, ở Tây Bắc chiến trường Ngưu Đầu Sơn gặp đại doanh quân Kim liền cho là nơi cất giữ quân lương và chiến mã. Nguyên soái quân Kim Cáp Thiết Long dùng ròng rọc sắt ngăn trở. Cao Sủng dũng cảm chiến đấu, dùng thương liên tục phá hủy mười một cái ròng rọc, cuối cùng bởi vì ngựa cưỡi bị kiệt sức, đến cái ròng rọc thứ mười hai thì ông bị đè chết. Ròng rọc bị phá, quân Kim không thể chống đỡ liền thất bại bỏ chạy, Nhạc Phi thu được toàn thắng, giải phóng Ngưu Đầu Sơn.
Thanh Dương trưởng công chúa tùy ý đề cập:
- Hôn sự của tiểu nhi quả thực làm người ta rắc rối, thục nữ khó cầu.
Bà là trưởng công chúa tôn quý, người nịnh bợ bà sao có thể không có, lập tức con dâu chi khác của Định quốc công phủ là Vu cửu phu nhân lại gần nói:
- Từ nhị phu nhân trong nhà còn giấu một khuê nữ bảo bối, sao người không ở trước mặt cầu thân? Ân phu nhân và Từ nhị phu nhân đều ở đây, Từ thứ phụ và Từ nhị gia cũng đang ở ngoại viện, nếu hai nhà đều có ý thì hôm nay cũng có thể định ra hôn sự này luôn.
Cả đời Vu cửu phu nhân có lẽ chỉ có lời này là mang tính điềm báo. Quả nhiên, hôn sự giữa nhi tử duy nhất của Thanh Dương trưởng công chúa Vu Thủ Đức và đích trưởng nữ của vị công tử thứ hai của Từ thứ phụ ngay hôm đó đã được định ra
- Tiếc là thứ nữ chi thứ hai, chi thứ ba thực sự không dùng được, nếu không thì hôn sự này của Tố Hoa có thể lợi dụng tốt biết mấy.
Tuy nói quan văn và võ tướng không chung đường nhưng Bình Bắc hầu phủ và Ngụy quốc công phủ đều là phủ đệ hiển hách ở kinh thành, Bình Bắc hầu lại càng là rường cột quốc gia được coi trọng từ thời Tiên đế đến nay, có thể cùng ông ấy kết làm thông gia là chuyện vinh hiển cỡ nào.
Lúc ấy trong lòng ông chỉ lo nghĩ đến họa lớn Nghiêm thủ phụ, Bình Bắc hầu tuy tốt nhưng dù sao cũng chưa đồng ý hôn sự nên vẫn còn đường lui. Vả lại, Nghiêm thủ phụ là tiểu nhân, Bình Bắc hầu là quân tử, thà đắc tội tiểu nhân chứ không thể đắc tội quân tử. Cho nên, Từ thứ phụ sẵn lòng đem Tố Hoa hứa gả cho Nghiêm gia, mà không phải là Trương gia.
Trong suy nghĩ của Từ thứ phụ, nữ nhi hay tôn nữ cũng vậy, sớm muộn đều là người nhà người ta. Chỉ có nhi tử và tôn tử mới luôn là người Từ gia, vĩnh viễn là người Từ gia, người nhà mình. Hi sinh người nhà người ta để bảo toàn người nhà mình, bảo toàn cho các tôn tử của mình, Từ thứ phụ không hề cảm thấy luyến tiếc hay không đành lòng.
Nữ nhi nên giống như Lạc Tú của Lý gia trong “Tấn thư. Liệt nữ liệt truyện”. Lạc Tú là nữ nhi của Lý phú hộ, Lý gia tuy giàu nhưng không có quyền thế, An Đông tướng quân Chu Tuấn muốn cưới Lạc Tú về làm thiếp, phụ thân và ca ca của Lạc Tú không đồng ý nhưng Lạc Tú rất dứt khoát:
- Gia đình gặp nạn, tiếc gì một nữ nhi!
Về sau nàng gả cho Chu Tuấn, sinh hạ ba nhi tử Chu Nghỉ, Chu Tung, Chu Mô, nhi tử có tiền đồ, Lý gia cũng được đối đãi trọng hậu.
“Tiếc gì một nữ nhi”, đây không chỉ là cách nghĩ của Lạc Tú mà còn là cách nghĩ của ngàn vạn người ở triều đại này. Hi sinh một nữ nhi để chấn hưng cả gia tộc, trên đời này làm gì có chuyện mua bán nào có lợi hơn chứ.
“Tố Hoa đọc nhiều thi thư, lễ nghi thanh nhã, tính tình hiếu thuận, chắc chắn sẽ cảm thông cho nỗi khó xử của tổ phụ, cảm thông cho khốn cảnh của Từ gia.” Với lời khuyên dành cho tôn nữ chưa bao giờ gặp mặt này, Từ thứ phụ rất có lòng tin, căn bản không hề nghĩ Tố Hoa sẽ cự tuyệt. Thân là một thành viên của Từ gia, lúc gia tộc cần ngươi hi sinh, về tình về lý, ngươi không phải là nên dũng cảm đứng ra, việc nghĩa chẳng nhường người khác sao?
Đáng tiếc, Tố Hoa giỏi thư họa, sở trường về cầm kỳ, tài hoa xuất chúng, Tố Hoa từ nhỏ được Nho gia giáo dục trưởng thành lại hoàn toàn không biết nhìn đại cục, cũng không chịu vì tổ phụ, vì Từ gia, vì các tỷ muội mà xả thân. Tố Hoa, Tố Hoa tài trí như vậy lại vô cùng ích kỷ, nhỏ nhen ngoài dự liệu của Từ thứ phụ.
Đến khi Từ Sâm lấy ra hôn thư, Từ thứ phụ cũng bỏ đi ý niệm đưa Tố Hoa đến Nghiêm gia------có người chứng hôn, có sính lễ, có hôn thư, hôn sự này là ván đã đóng thuyền, không thể thay đổi được nữa. Từ thứ phụ không phải người cố chấp, đối với chuyện đã rồi, thái độ của ông là “chuyện thành thì không nói, chuyện tốt thì không phá, chuyện cũ thì bỏ qua”, chuyện đã như vậy thì truy cứu có ích lợi gì.
Sau đó nữa, Từ Tố Tâm dường như thay đổi, không còn nhút nhát, dáng vẻ cũng tự nhiên hơn, tuy con bé không phải dung mạo tuyệt thế nhưng cũng tinh khôi đáng yêu. Từ thứ phụ càng hiểu rõ mình là bị vợ kế và con dâu thứ hai qua mặt, vậy mà để cho bọn họ ở dưới mí mắt mình ngược đãi tôn nữ ruột thịt của mình, ngược đãi tiểu thư chân chính của Từ gia.
Sau khi gả Từ Tố Tâm ra ngoài, Nghiêm thủ phụ không còn ngờ vực nữa, cuộc sống của Từ thứ phụ dễ chịu hơn nhiều. Trước mặt Hoàng đế không có người dâng lời gièm pha vu hãm, ngôn quan cũng sẽ không vô duyên vô cớ dâng sớ buộc tội, khi làm việc công cũng thuận lợi, trôi chảy hơn nhiều.
Từ thứ phụ đương nhiên không thỏa mãn những điều này, ông có tham vọng lớn hơn. Vị trí thứ hai trước giờ luôn rất khó ngồi, ông chỉ cách vị trí “dưới một người, trên vạn người” một bước ngắn mà thôi, không ngồi lên chỗ đó làm sao ông cam tâm cho được.
Từ thứ phụ vuốt râu nghĩ rồi lại nghĩ, càng nghĩ càng động tâm. Nếu sính lễ của Ngụy quốc công phủ đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, đồ cưới của Tố Hoa cũng từ đường lớn Chính Dương Môn đưa ra ngoài, xuất giá từ đường lớn Chính Dương Môn thì đúng là chuyện rất nở mày nở mặt. Cùng là chuyện Tố Hoa xuất giá nhưng mà xuất giá ở đường lớn Chính Dương Môn hay xuất giá ở đường lớn Đăng Thị Khẩu đối với Từ gia có sự khác biệt rất lớn.
Ân phu nhân phỏng đoán suy nghĩ của trượng phu, cười nói:
- Thê tử của lão đại còn trẻ tuổi, đã từng gả nữ nhi bao giờ? Chỗ không hiểu, không biết nhất định không ít, chuyện nhận sính lễ, chuẩn bị đồ cưới này có nhiều quy tắc lắm, không thể thiếu sự quan tâm của ta, đem hôn sự của Tố Hoa làm cho thật thỏa đáng. Ta ấy mà, cái khác không có chứ vàng bạc châu báu vẫn còn hai rương kìa, để thêm cho Tố Hoa. Nữ tử sắp làm Ngụy quốc công phu nhân, đồ cưới không thể kém được.
Từ thứ phụ mỉm cười, thê tử đúng là cách nhìn của phụ nhân, chỉ có thể nghĩ tới những chuyện nhỏ nhặt vặt vãnh trong nội trạch này. Mà thôi, nữ tử vốn là tóc dài óc ngắn, cũng khó trông đợi bà ấy có tầm nhìn xa gì. Bà ấy có thể biết cho Tố Hoa thêm đồ cưới, có thể suy nghĩ cho cuộc sống sau này của Tố Hoa đã rất không tệ rồi.
Nếu là trước đây, Từ thứ phụ có lẽ sẽ trực tiếp gật đầu:
- Được, cứ thế mà làm.
Nhưng kể từ sau khi Từ Sâm trở lại kinh thành, quan hệ phụ tử với Từ thứ phụ không còn thân thiết như trước, dường như có gì đó ngăn cách. Từ thứ phụ suy xét mấy lần, quyết định vẫn nên bí mật thảo luận với trưởng tử trước rồi hãy định đoạt.
Từ thứ phụ cười nói:
- Chuyện sính lễ, chuẩn bị đồ cưới để bàn sau đi. Dù sao cũng đến cuối tháng giêng mới nhận sính lễ, còn sớm mà. Ngược lại, chuyện chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa qua năm mới bà nên dần dần thu xếp đi, đừng để đến lúc đó rồi luống cuống tay chân.
Bất luận ở đâu tổ chức hôn lễ thì chuyện chuẩn bị đồ cưới đều phải lo liệu thật sớm.
Ân phu nhân tuy trong lòng hơi thất vọng, nhưng không lộ ra ngoài, vẫn khéo léo mỉm cười:
- Đúng vậy, ta định đích thân đến khố phòng chọn lựa một phen, từ kim ngân châu báu, lăng la tơ lụa, đồ cổ cho đến vật dụng hàng ngày đều phải đầy đủ.
Từ thứ phụ yên tâm trong lòng:
- Phu nhân hiền đức.
Thê tử có thể đối đãi với Tố Hoa đến mức này cũng không dễ dàng. Thứ mà nữ tử có thể mang đi từ nhà mẹ đẻ không phải chỉ là của hồi môn sao? Của hồi môn càng phong phú thì nữ tử càng có chỗ dựa.
Từ thứ phụ có địa vị nội các đại thần, tuy hiện nay bách quan đều được nghỉ nhưng ông vẫn phải xử lý một ít công vụ quan trọng.
- Việc trong nhà phiền phu nhân.
Từ thứ phụ nói xong thì khách khí đi đến thư phòng ở ngoại viện. Chức thứ phụ này của ông, cho dù không bị Nghiêm thủ phụ tính toán thì cũng không dễ làm. Có những công văn thông thường nhưng ông cũng phải suy nghĩ, nhất thiết phải cẩn thận phỏng đoán thánh ý, mới dám hạ bút.
Sau khi Từ thứ phụ rời đi, Ân phu nhân quả thực hăng hái lấy sổ sách khố phòng ra xem:
- Sổ đính tơ vàng này giá trị liên thành, dùng làm của hồi môn nhất định có thể kinh diễm bốn phương.
Ngụy quốc công phủ phú quý thì sao chứ, cũng có thể trấn trụ bọn họ.
Úc ma ma thân tín nghe đến hồ đồ, len lén nhìn tới nhìn lui, trong lòng cảm thấy nghi hoặc. Nếu nói Ân phu nhân thật sự có ý chuẩn bị đồ cưới quý giá cho Tố Hoa thì bà không tin; nhưng Ân phu nhân rõ ràng đang chỉ về những thứ đáng giá nhất, hấp dẫn ánh mắt nhất trong khố phòng, làm người ta không thể không tin.
Việc trong nhà ở đường lớn Chính Dương Môn tuy là Ân phu nhân quản lý, nhưng thật ra rất nhiều chuyện bà đã ủy quyền cho con dâu ruột thịt là Từ nhị phu nhân, bởi vậy mấy ngày trước Tết Từ nhị phu nhân rất bận rộn, chân không chạm đất. Từ tam phu nhân ngược lại rảnh rỗi không có chuyện gì làm, nhưng bà ước ao đến đỏ cả mắt cũng không có biện pháp------quản lý việc nhà là việc rất béo bở, có thể giúp trượng phu và nữ nhi tích cóp vốn riêng, bà nằm mơ cũng muốn quản lý việc nhà. Nhưng Ân phu nhân sao lại cho phép con dâu của thứ tử như bà làm để kiếm chỗ tốt, “lớn nhỏ có thứ tự”, chỉ năm chữ này khiến Từ tam phu nhân không còn gì để nói.
Từ nhị phu nhân rất khôn khéo, tuy bận đến tối mày tối mặt nhưng vẫn để ý động tĩnh trong phòng mẹ chồng. Tin tức Ân phu nhân hăng hái bừng bừng chọn đồ cưới cho Tố Hoa cũng không phải bí mật cho nên Từ nhị phu nhân rất nhanh liền biết.
Tức thì, Từ nhị phu nhân tay chân lạnh như băng. Phải, việc đó hấp dẫn quá lớn, thật sự rất lớn, vừa nghĩ đến Tố Mẫn có thể nở mày nở mặt xuất giá, gả cho Ngụy quốc công trẻ tuổi anh tuấn làm đích thê chính thất, làm quốc công phu nhân nhất phẩm…………quá cám dỗ! Nếu như dùng chút tâm kế, hoặc âm thầm làm chuyện mờ ám, Từ nhị phu nhân là vô cùng vô cùng nguyện ý.
Nhưng hiện tại hôn sự đã định rồi! Muốn thay đổi thì phải có thủ đoạn đặc biệt dữ dội, bộ dễ dàng sao? Chi lớn không đáng sợ, bọn họ sống là người Từ gia, chết là quỷ Từ gia, bất kể thế nào cũng không tự phơi bày chuyện xấu trong nhà, bất kể thế nào cũng không thể cùng Từ gia trở mặt, nhưng ba phụ tử Trương gia kia đều là nhân trung long phượng, anh hùng hào kiệt, bọn họ sao có thể mặc người ta chi phối?
Từ nhị phu nhân lúc thì lạnh cả người, lúc thì trong lòng hừng hực, đấu tranh rất cực khổ. “Mẹ chồng yêu thương Tố Mẫn, không gì không thể làm. Vốn nghĩ là chuyện cực tốt nhưng hiện tại xem ra, là phúc hay họa còn chưa biết.”
Từ nhị phu nhân thật muốn sai người gọi Từ nhị gia đang quấn quýt trong phòng di nương về bàn bạc kỹ lưỡng một phen. Nhưng bà nghĩ một lát thì thấy không thể gọi. Thứ nhất, Từ nhị gia cùng Ân phu nhân là mẫu tử ruột thịt, không có chỗ cho mình nói; thứ hai, chuyện này chỉ là suy đoán của mình chứ không có chứng cứ xác thực.
Trượng phu Từ nhị gia cùng mình ngày càng xa cách, hoặc là không về phủ, lêu lổng bên ngoài; hoặc là về phủ, nhưng ở trong phòng di nương tìm thú vui. Nếu mình không cẩn thận “nói xấu” mẹ chồng trước mặt ông, vậy càng là họa vô đơn chí.
Từ nhị phu nhân rất muốn tiếp tục xử lý việc nhà như không có gì xảy ra nhưng sao bà ngồi yên được? Đứng ngồi không yên hồi lâu, Từ nhị phu nhân giả vờ như có chuyện quan trọng cần xin ý kiến mẹ chồng nên dẫn theo thị nữ đến phòng Ân phu nhân.
Ân phu nhân thấy bà tới thì phất tay cho tất cả thị nữ, bà tử đều lui ra rồi từ từ hỏi:
- Đến nhìn xem, đây là đồ cưới của Mẫn nhi, cần thêm gì nữa không?
Trước mặt bà bày ra mấy hộp nữ trang tinh xảo bằng gỗ lim, trong hộp là châu ngọc bảo thạch màu sắc rực rỡ.
Đầu gối Từ nhị phu nhân mềm nhũn, quỳ xuống trước mặt bà:
- Mẹ, không thể được! Trương gia cùng Tố Hoa, tất cả đều đã định rồi, làm sao sửa được?
Tố Mẫn chưa có người thích hợp để cầu thân nhưng mẹ chồng lại gấp rút lo liệu đồ cưới cho Tố Mẫn, hiển nhiên là muốn cướp nhà chồng của Tố Hoa rồi.
Ngay lúc Ân phu nhân nói chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa, Từ nhị phu nhân biết ngay là không bình thường. Nhiều năm qua người Ân phu nhân không thích nhất là ai? Là Từ Sâm. Từ Sâm là đích tử của chính thất, bởi vì sự tồn tại của Từ Sâm mà thân phận kế thất của Ân phu nhân luôn bị người ta nhắc tới, Từ nhị gia càng không được làm trưởng tử mà phải uất ức làm lão nhị.
Tố Hoa sắp gả cho Trương Mại, làm quốc công phu nhân, chuyện này sao có thể. Kể từ khi xảy ra chuyện Tố Tâm gả đến Nghiêm gia làm thiếp thì thân phận của nữ tử Từ gia xuống dốc không phanh, căn bản không có người có thân phận đến cầu hôn. Sau này cho dù Từ thứ phụ có trở thành thủ phụ, quyền khuynh thiên hạ thì Từ Tố Mẫn cũng không tìm được nhà chồng tốt hơn Ngụy quốc công phủ, cả đời luôn bị nha đầu nhà quê Tố Hoa này áp chế.
Chuyện này không chỉ Ân phu nhân không phục mà Từ nhị phu nhân cũng không phục. Tố Hoa chi lớn kia ngoại trừ dung mạo xinh đẹp ra thì có chỗ nào đáng nói? Đáng thương cho Tố Mẫn được nâng niu từ nhỏ, là người tôn quý nhất trong số các tỷ muội nhưng khi xuất giá lại không bằng nha đầu nhà quê Tố Hoa kia.
Từ nhị phu nhân cũng từng có ý nghĩ này nhưng đã bị Từ nhị gia mắng cho một trận:
- Biết cái gì gọi là hôn thư không? Có chính thư, còn có tờ giấy đính kèm, trên tờ giấy đính kèm ghi rõ rành rành tên húy của tổ tông ba đời!
Mắng xong, Từ nhị gia liền xoay người đến trong phòng di nương tìm thú vui.
Từ nhị gia cũng không thực sự hiểu rõ ràng, nhưng ông và Từ thứ phụ cha ông giống nhau, chấp nhận chuyện đã rồi. Tố Hoa và Trương Mại đã chính thức định hôn, chuyện thế rồi thì các ngươi còn nghĩ vớ va vớ vẩn cái gì?
Ông cũng đã mắng cho Từ nhị phu nhân không nói nên lời. Đúng vậy, trên tờ giấy riêng đính kèm viết rất rõ ràng là Từ Sâm gả nữ nhi, liên quan gì tới nhà mình? Càng đừng nói Từ Sâm đã ra riêng ở, nhà huynh ấy gả nữ nhi cùng mọi người ở đường lớn Chính Dương Môn càng không mấy quan hệ.
Đang lúc Từ nhị phu nhân chết tâm, cho rằng hết thảy đều đã định thì nghe tin bất ngờ về đủ loại hành động của Ân phu nhân nên khó tránh hoảng hốt trong lòng. Bà cùng Ân phu nhân làm mẹ chồng nàng dâu hơn hai mươi năm, hiểu nhau quá rõ. Ân phu nhân tuyệt đối không có lòng tốt chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa, càng không phải là sổ tơ vàng giá trị liên thành như vậy. Bà lấy của riêng trân quý cất giấu nhiều năm ra chỉ có thể là cho Tố Mẫn mà không thể nào là Tố Hoa.
Từ nhị phu nhân quỳ hai gối xuống khổ sở cầu khẩn, Ân phu nhân buồn bực:
- Con sợ cái gì? Ta đã nghĩ tốt rồi. Sính lễ đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, Ngụy quốc công cưới là tôn nữ Từ gia. Ngay trước đêm xuất giá, nếu tân nương chẳng may thân mang trọng bệnh, chẳng lẽ dừng hôn sự ngay lúc đó? Thế là Từ gia đổi tôn nữ gả đi, vẫn như cũ kết được mối nhân duyên tốt.
Từ nhị phu nhân trong lòng thoáng thở phào nhẹ nhõm, cũng may cũng may, mẹ chồng không định làm ra chuyện có liên quan đến mạng người. Tố Hoa suy cho cùng cũng là tôn nữ ruột thịt của cha chồng, nếu bị ông ấy biết được chân tướng…………Từ nhị gia chắc chắn vô sự nhưng phu nhân và mình thì không chắc.
Ân phu nhân thản nhiên nói:
- Nha đầu chi lớn kia tuy quá đáng nhưng ta cũng không chấp nhặt với nó. Việc qua rồi, ta sẽ tìm cho nó một nhà giàu có để nó được sống sung túc, chẳng phải là rất tốt sao? Dựa vào nó mà cũng muốn hơn Tố Mẫn, đúng là si tâm vọng tưởng.
Từ nhị phu nhân rất muốn khuyên mẹ chồng bỏ đi ý niệm này trong đầu nhưng bà lại không nỡ mở miệng. Nếu quả thật như lời mẹ chồng nói, Tố Mẫn gả vào quốc công phủ, Tố Hoa cũng có thể gả cho nhà giàu có thì mình một trăm lần nguyện ý, một ngàn lần nguyện ý.
Ân phu nhân lẳng lặng ngồi, bàn tay ngọc nhỏ dài vuốt vuốt một cây trâm thanh ngọc. Tuổi bà tuy lớn nhưng bảo dưỡng rất tốt, đôi tay trắng mịn. Từ nhị phu nhân nhìn mẹ chồng trấn định như thường thì xấu hổ trong lòng, từ từ đứng dậy, kính cẩn hầu một bên.
Ân phu nhân vuốt cây trâm thanh ngọc trong tay, suy nghĩ bay xa. Năm đó ông ấy vừa mất thê tử, cả người mặc tang phục đến An Chiêu Tự dâng hương, mặt trắng trẻo, mắt như sơn, tao nhã lịch sự đứng trong khách hành hương như hạc giữa bầy gà, phong thái thanh tao, xuất chúng hơn người, mình vừa thấy ông ấy một lần liền yêu say đắm, không thể từ bỏ.
Mặc dù biết ông ấy đã từng cưới vợ, mặc dù biết người vợ đã mất của ông ấy còn để lại một đích trưởng tử nhưng mình vẫn bất chấp mà cầu khẩn mẫu thân để gả cho ông. Thế nhân đều nói có kế mẫu thì sẽ có kế phụ, vốn tưởng rằng sau khi thành thân, mình và ông ấy ân ân ái ái thì hài tử mà người vợ trước kia để lại không tính là gì.
Nào ngờ ông ấy hay mẫu thân ông ấy Từ lão phu nhân cũng vậy, đều quý trọng Từ Sâm như bảo bối. Từ Sâm này ngay cả mẹ ruột cũng không có mà lại bình an trưởng thành, so với nhi tử ruột thịt Từ Dương của mình còn xuất sắc hơn.
Ân phu nhân trong lòng rất đau, mình bị một người chết đè đầu cưỡi cổ thì cũng thôi, hài tử Dương nhi tốt như vậy, khi so sánh với Từ Sâm lại thành kẻ quần áo lụa là; đến Tố Mẫn thì lại bị Tố Hoa áp chế sao? Tuyệt đối không thể!
Hai ngày sau, đêm giao thừa.
Bình thường một nhà Từ Sâm có thể ở đường lớn Đăng Thị Khẩu hưởng an nhàn nhưng đêm giao thừa, tế tổ thì nhất định phải về Từ phủ đường lớn Chính Dương Môn. Tiệc đón giao thừa đêm đó được đặt trong phòng khách lớn, nam một bàn, nữ một bàn, ở giữa không có bình phong ngăn cách.
Trong bữa tiệc là một cảnh hài hòa. Lúc cả nhà đoàn tụ là thời điểm không thích hợp xảy ra tranh chấp nhất, cho dù trong lòng có gì bất mãn cũng phải kiềm chế lại. Huống hồ trước mắt sắp sang năm mới, càng là không khí vui vẻ, trên mặt ai nấy đều mang theo nụ cười.
Từ Tố Lan dường như vô tâm khen ngợi:
- Áo lụa hoa này của tỷ tỷ thật là nghệ thuật.
A Trì mặc một bộ áo lụa hoa lông chồn bạc, phần dưới có màu hồng cánh sen, lụa hoa vô cùng tinh tế, trông như một bức tranh tuyệt vời.
Từ Tố Phương cùng Từ Tố Lan cực kỳ ăn ý, vừa nghe Từ Tố Lan muốn mượn việc tán tụng A Trì để đả kích Từ Tố Mẫn ngạo mạn thì thích thú nói:
- Ngay cả người không có kiến thức như muội cũng nhìn ra được, bộ áo này của tỷ tỷ cực kỳ sang trọng, nhất định là vật ngự tứ, bên ngoài không thể có!
Nàng vừa khen vừa như thị uy nhìn về phía Từ Tố Mẫn, ngươi đó, cũng chỉ đắc ý được ở trước mặt hai tỷ muội chúng ta thôi, so sánh với Tố Hoa, ngươi so được sao?
Từ Tố Mẫn tối nay vốn định ra vẻ thục nữ, tổ phụ, phụ thân, các bá bá thúc thúc và các huynh trưởng đều ở đây, mắt sáng như tuyết, ở trước mặt họ dĩ nhiên là phải đoan trang dịu dàng. Nhưng Từ Tố Mẫn đã quen lớn lối trong các tỷ muội, vừa nhìn đến ánh mắt khiêu khích của Từ Tố Phương thì làm sao mà nhẫn nại? Lại nhìn kỹ A Trì, trang phục trên người rất sang trọng, càng tôn lên khuôn mặt nhỏ nhắn trắng nõn của nàng, sáng chói rực rỡ, Từ Tố Mẫn nhìn thấy mà ghen ghét cực độ.
Y phục A Trì mặc đúng là vật ngự tứ, lụa hoa làm chiếc áo này vô cùng tinh tế, do thợ giỏi về lụa hoa trong cung làm ra, dân gian hiếm thấy. Từ tam phu nhân hâm mộ sờ thử:
- Thật xinh đẹp.
Ôi, vải tốt như vậy mình đời này cũng đừng mong được mặc, chỉ hi vọng Tố Lan có phúc khí này.
A Trì chỉ khẽ mỉm cười không nói gì. Từ Tố Lan và Từ Tố Phương kẻ xướng người họa khen A Trì thành người chỉ có ở trên trời. Hiển nhiên khí sắc của Từ Tố Mẫn càng lúc càng không tốt, Từ Tố Lan và Từ Tố Phương trong lòng sảng khoái khỏi phải nói. Hai nàng nói đều là những lời hay, vẻ mặt tươi cười, dù là ai cũng tìm không được khuyết điểm nào.
Ân phu nhân cười từ ái:
- Mấy ngày không gặp, con bé Tố Hoa này càng ngày càng xinh ra. Tam nha đầu, tứ nha đầu nói rất đúng, lụa hoa này thủ công rất tuyệt, tạo nên dáng vẻ thướt tha, cũng chỉ có Tố Hoa mới xứng mặc.
Từ Tố Mẫn tức giận, tổ mẫu sao lại khen Tố Hoa? Người hẳn là phải khen con mới đúng, con mới là tôn nữ ruột thịt của người! Từ Tố Mẫn tuy quyết tâm tối nay phải dịu dàng thục nữ nhưng ánh mắt nhìn về phía Ân phu nhân vẫn lộ ra uất ức và bất mãn.
Ân phu nhân mỉm cười, nha đầu ngốc biết cái gì, tổ mẫu còn không phải đều vì con sao. Tạm thời nhẫn nại chút, Mẫn nhi, con sau này sẽ trải qua cuộc sống rất tốt. Còn về phần Tố Hoa, cái phúc cả đời nó không hưởng nổi nhưng cái phúc nhất thời thì không ngại.
Sau tiệc đón giao thừa, có người đốt pháo trong viện, có người tụm năm tụm ba ở phòng khách nói chuyện phiếm, cũng có người vây quanh Từ thứ phụ và Ân phu nhân nịnh nọt. Từ thứ phụ tự mình gọi trưởng tử Từ Sâm đến gần, ôn hòa hỏi:
- Sâm nhi, hôn sự của Tố Hoa, ở chỗ phụ thân bên này nhận sính lễ và xuất giá có được không? Đây là lần đầu tiên phụ thân chính thức gả tôn nữ.
Mũi Từ Sâm chua xót. Tố Tâm đáng thương, phụ thân cũng đáng thương, ông ấy suýt chút nữa bị Nghiêm thủ phụ bức phải trí sĩ hồi hương, suýt chút nữa lâm vào cảnh vạn kiếp bất phục. Hứa gả tôn nữ cho Nghiêm gia làm thiếp, không biết phụ thân khổ sở đến mức nào.
Từ Sâm đang định mở miệng đáp ứng thì Từ thứ phụ mỉm cười nói tiếp:
- Phu nhân nhiệt tình chuẩn bị đồ cưới cho Tố Hoa, những thứ tốt trong khố phòng của bà ấy đều lấy ra. Sâm nhi, bà ấy đã có tâm thì hôn sự của Tố Hoa nhất định sẽ thỏa đáng.
Từ Sâm bỗng giật mình, cười trả lời:
- Phụ thân, hài nhi đã đáp ứng với Cát thị lang, ngày ba mươi tháng giêng sẽ chuẩn bị ổn thỏa để Ngụy quốc công phủ đưa sính lễ đến đường lớn Đăng Thị Khẩu. Bây giờ muốn đổi thì có thể để hài nhi thương lượng với Cát thị lang không?
Từ thứ phụ cười nói:
- Đương nhiên nên làm vậy. Chúng ta là nhà gái, không thể quá tự tiện được, nếu không, Tố Hoa gả đi, chẳng phải là khó làm người sao.
Từ gia nói đổi chỗ là đổi chỗ mà không thương lượng với Trương gia, khó tránh có hơi quá đáng.
Từ Sâm trong lòng hơi bình tĩnh lại. Ông đâu có nói với Cát thị lang chuyện này, đợi khi gặp Trương Mại con rể chưa qua cửa thì trực tiếp nói cho nó biết. Dù sao đứa con rể này cũng thường xuyên qua lại, thỉnh thoảng sẽ đến nhạc gia lấy lòng nhạc phụ, ông không sợ tóm không được người.
Đêm giao thừa trôi qua trong khung cảnh hài hòa và tiếng cười nói vui vẻ. Ngày hôm sau, các quan viên đều phải dậy rất sớm, mặc quan phục theo phẩm cấp vào cung chầu mừng. Sau khi dự yến trong cung về, họ mới lại lần nữa cử hành gia yến. Sau gia yến, Từ Sâm dẫn theo thê tử và con cái cáo từ trở về đường lớn Đăng Thị Khẩu.
Từ Sâm chưa đợi Trương Mại đến thì Trương Tịnh và Du Nhiên đã biết biến cố ở Từ gia. Hai tỷ muội Trần Lam, Trần Đại rất cơ trí, theo A Trì đi ăn bữa cơm tất niên đã nghe ngóng được chuyện “Ân phu nhân nhiệt tình chuẩn bị đồ cưới cho đại tiểu thư, ngay cả sổ tơ vàng cũng lấy ra” “Sính lễ sẽ đưa đến đường lớn Chính Dương Môn, đại tiểu thư sẽ ở đường lớn Chính Dương Môn xuất giá” đưa tin về Bình Bắc hầu phủ.
Du Nhiên gọi Trương Mại đến, vẻ mặt thông cảm:
- Làm sao đây Mại Mại, chỉ có ngàn năm làm giặc chứ không có ngàn năm đề phòng giặc.
Trong nhà tiểu cô nương xinh đẹp có sói tổ mẫu, sói muội muội, khó lòng phòng bị.
Trương Mại sắc mặt bình tĩnh, lặng lẽ đưa tay làm động tác “giết”. Dám tính kế nàng, dám tính kế thê tử chưa qua cửa của ta, há có thể dễ dàng bỏ qua?
Trương Tịnh lắc đầu:
- A Mại, không phải như vậy. Trong quan hệ thông gia dính dáng rất nhiều, không nên lỗ mãng qua loa. Nhi tử, nghĩ biện pháp khác đi.
Vị nhạc phụ kia của con rất nho nhã, nhất thiết đừng động võ trong nhà ông ấy.
Trương Mại ngẫm nghĩ một lát:
- Đem gả Từ Tố Mẫn!
Trương Tịnh còn chưa kịp nói gì, Du Nhiên đã mỉm cười gật đầu:
- Mại Mại thật thông minh, đúng là nhi tử ngoan của ta!
Sói muội muội có nơi có chốn thì sói tổ mẫu sẽ không thể nghĩ bậy nghĩ bạ nữa.
Trương Mại oán trách liếc Du Nhiên, Trương Tịnh dịu dàng nhìn bà:
- Phu nhân, Đồng Đồng hôm nay hình như không được vui, chúng ta đi trêu chọc nó nhé?
Du Nhiên chế giễu:
- Hầu gia ngài sao biết dỗ hài tử chứ, vẫn là để ta đi.
Nói rồi bà đứng dậy đi dỗ nữ nhi bảo bối.
Hai cha con Trương Tịnh, Trương Mại rốt cuộc thương lượng cái gì, Trương Tịnh không nói, Du Nhiên cũng không hỏi. Muốn gả Từ Tố Mẫn đi quả thực có chút khó khăn, không phú quý, không trẻ tuổi anh tuấn thì sợ Từ Tố Mẫn chán ghét. Nhưng nếu muốn mọi thứ đều tốt thì người đó không nhất định sẽ vừa mắt Từ Tố Mẫn--------Kể từ khi Từ Tố Tâm làm thiếp Nghiêm gia, Từ Tố Mẫn trong danh môn vọng tộc liền ít người thăm hỏi.
Mồng năm tháng giêng, tiệc rượu tất niên ở phủ Thanh Dương trưởng công chúa, cho ra một mối hôn sự tốt trời đất tác hợp – nhi tử duy nhất của Thanh Dương trưởng công chúa Vu Thủ Đức cùng tôn nữ của Từ thứ phụ Từ Tố Mẫn.
Thanh Dương trưởng công chúa là nữ nhi của Tiên đế, tuy không do Thái hậu thân sinh nhưng được Thái hậu tự mình nuôi lớn, rất xem trọng bà, gả bà cho đích tử của Định quốc công là thế tử Vu Đăng. Thanh Dương trưởng công chúa chỉ sinh được một nhi tử là Vu Thủ Đức, năm nay vừa mới hai mươi, dáng vẻ phong lưu, môi hồng răng trắng, chưa nói đã cười, tính tình vô cùng nhã nhặn.
Vị công tử có gia thế và ngoại hình đều tốt như vậy nhưng các nhà môn đăng hộ đối trong kinh thành, người biết rõ nội tình đều không chịu gả nữ nhi. Bởi vì Vu Thủ Đức tiên sinh này thích nam phong, không ham nữ sắc. Người bình thường nếu có sở thích này thường là giữ kín không nói ra thì người ngoài cũng không thể nào biết. Nhưng Vu Thủ Đức rất thẳng thắn, chưa từng giấu giếm:
- Đệ bình sinh ghét nhất nữ nhân, cảm thấy nữ nhân trong thiên hạ đều đáng chết.
May mà Vu Thủ Đức tính tình an tĩnh, giao du không rộng nên chuyện này cũng không phải là người người đều biết. Không ít kẻ thấy người sang bắt quàng làm họ, có ý định hỏi thăm Vu Thủ Đức nhưng những người này không phải là gia thế bình thường thì là nữ tử bình thường, Thanh Dương trưởng công chúa nhìn không vừa mắt.
Nhưng Vu Thủ Đức tuổi ngày càng lớn, dù sao cũng phải cưới vợ cho hắn, ép hắn sinh con. Đang lúc Thanh Dương trưởng công chúa đau đầu tìm con dâu thì Đặng quý phi có ý tốt nhắc nhở bà:
- Sao không thử chọn Từ gia? Nữ tử nhà đó nuôi dạy rất được, dung mạo không tệ, tính tình cũng tốt.
Đặng quý phi là phi tử Hoàng đế sủng ái nhất, lời kia của bà vừa thốt ra, đừng nói đến dung mạo, gia thế của Từ Tố Mẫn, cho dù là người không được như ý, Thanh Dương trưởng công chúa cũng không thoái thác được------Mình chẳng qua là muội muội khác mẹ của Hoàng đế, là người sống nhờ vào Thái hậu và Hoàng đế, Đặng quý phi này bất cứ lúc nào cũng có thể thổi gió bên gối Hoàng đế, mình nào dám đắc tội.
Đúng lúc tiệc rượu tất niên mồng năm tháng giêng này, Thanh Dương trưởng công chúa ở đây, Từ nhị phu nhân cũng ở đây, Từ nhị gia ở khách sảnh ngoại viện vui vẻ nghe hí kịch. Vai diễn ông chủ Trình trên sân khấu đang hát “Ròng rọc sắt”*, giọng hát lanh lảnh, cao vút tận mây, làm người nghe cảm động.
* “Ròng rọc sắt” là tên vở kinh kịch truyền thống của Trung Quốc. Nội dung: Đầu thời Nam Tống, quân Kim xâm phạm Giang Nam. Nhạc Phi cùng Kim Ngột Truật đánh nhau, binh mã của Nhạc Phi bị quân Kim vây khốn ở Ngưu Đầu Sơn (Tống Cao Tông Triệu Cấu cũng bị vây ở Ngưu Đầu Sơn). Kim Ngột Truật biết binh tướng của Nhạc dũng mãnh thiện chiến, khó giành thắng lợi nên sử dụng ròng rọc sắt để ngăn quân Tống lao ra sơn khẩu. Lúc hai bên giao chiến thì Cao Sủng xông ra viện trợ, đánh bại Kim Ngột Truật, ngay sau đó thừa thắng xông lên, ở Tây Bắc chiến trường Ngưu Đầu Sơn gặp đại doanh quân Kim liền cho là nơi cất giữ quân lương và chiến mã. Nguyên soái quân Kim Cáp Thiết Long dùng ròng rọc sắt ngăn trở. Cao Sủng dũng cảm chiến đấu, dùng thương liên tục phá hủy mười một cái ròng rọc, cuối cùng bởi vì ngựa cưỡi bị kiệt sức, đến cái ròng rọc thứ mười hai thì ông bị đè chết. Ròng rọc bị phá, quân Kim không thể chống đỡ liền thất bại bỏ chạy, Nhạc Phi thu được toàn thắng, giải phóng Ngưu Đầu Sơn.
Thanh Dương trưởng công chúa tùy ý đề cập:
- Hôn sự của tiểu nhi quả thực làm người ta rắc rối, thục nữ khó cầu.
Bà là trưởng công chúa tôn quý, người nịnh bợ bà sao có thể không có, lập tức con dâu chi khác của Định quốc công phủ là Vu cửu phu nhân lại gần nói:
- Từ nhị phu nhân trong nhà còn giấu một khuê nữ bảo bối, sao người không ở trước mặt cầu thân? Ân phu nhân và Từ nhị phu nhân đều ở đây, Từ thứ phụ và Từ nhị gia cũng đang ở ngoại viện, nếu hai nhà đều có ý thì hôm nay cũng có thể định ra hôn sự này luôn.
Cả đời Vu cửu phu nhân có lẽ chỉ có lời này là mang tính điềm báo. Quả nhiên, hôn sự giữa nhi tử duy nhất của Thanh Dương trưởng công chúa Vu Thủ Đức và đích trưởng nữ của vị công tử thứ hai của Từ thứ phụ ngay hôm đó đã được định ra
/121
|