Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ 2012 đã tổ chức ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Ban tổ chức quyết định sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Unesco công nhận Đờn ca tài tử là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong một tuần diễn ra Liên hoan, tôi đã làm quen với nhạc sĩ Lê Hải, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao Thị xã Ngã Bảy. Anh có đọc bài tham luận “Đờn ca tài tử ở vùng sông nước Nam Bộ”. Kết thúc Liên hoan, anh Hải mời tôi về quê anh ở Phụng Hiệp. “Ông phải nghe người dân chơi đờn ca tài tử trên sông nước mới “đã”, khác hẳn với khi chơi đờn ca tài tử trên sân khấu đèn màu.” Tôi nghĩ đây là một dịp may giúp mình có thêm tư liệu sống động cho bài báo đang viết, nên tôi đồng ý đi cùng anh.
Mười năm trước, tôi đã đến Phụng Hiệp. Khi ấy Phụng Hiệp là một huyện của tỉnh Cần Thơ. Ngày nay thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp thuộc về tỉnh Hậu Giang. Anh Hải chạy xe máy chở tôi một vòng quanh thị xã, giới thiệu những địa điểm nên tham quan. Tôi không còn nhận ra những nơi mình đã đi qua. Những nhà lầu mới xây san sát trên bờ sông, che kín mặt sông. Cây cầu bê tông mới xây to lớn với hai làn xe chạy, thay cho cây cầu sắt nhỏ bé ngày trước.
Anh Hải dừng xe ở chợ rắn Phụng Hiệp. Nơi đây bán đủ các loại rắn, trăn, rùa, cua đinh và các loài chim vùng sông nước miền Tây. Chợ tấp nập người mua bán. Một cô gái mặc áo bà ba màu tím hồng từ trong chợ chạy ra , hỏi anh Hải:
- Anh Hai cần gì em lấy cho , khỏi phải vào chợ.
- Út lựa cho anh mấy con rắn rồi làm sẵn bốn món. Sáu giờ chiều nay , Út đem đến Trung tâm Văn hóa, cùng tụi anh đi chơi đờn ca tài tử trên sông. Anh muốn chiêu đãi ông bạn nhà báo mới ở Sài Gòn xuống.
Anh Hải chỉ tôi, cô gái mỉm cười nói:
- Em chỉ bán rắn nuôi thôi, không bán rắn hoang dã quý hiếm có ghi trong sách đỏ. Anh đừng đưa em lên báo, tội nghiệp!
Tôi giả bộ nghiêm mặt, nói:
- Tôi không đưa em lên báo nhưng sẽ đưa em vào sách đỏ. Vì em là một người quý hiếm.
Cô gái bật cười.
- Đêm nay em sẽ thưởng cho anh một trái tim con rắn.
Anh Hải chở tôi đi tìm một khách sạn nghỉ qua đêm. Tôi ngồi sau xe, hỏi anh:
- Cô gái đó tên gì vậy?
- Nguyễn Thị Bông Súng.
- Tên ngộ vậy?
- Hồi má nó mang bầu, đi hái bông súng thì chuyển bụng sanh trên xuồng. May ba nó kịp đưa bả vào bệnh viện sanh nên mẹ tròn con vuông. Ổng đặt tên nó là Nguyễn Thị Bông Súng, chắc để kỷ niệm bữa đi hái bông súng đó. Tụi tôi gọi nó là Út Bông Súng. Út có tham gia sinh hoạt CLB Đờn ca tài tử của Trung tâm, nên hát rất bài bản. Út đã được bằng khen Liên hoan văn nghệ quần chúng của tỉnh.
Tôi nhớ phụ nữ ở Sài Gòn thấy rắn là bỏ chạy, nên tôi hỏi anh Hải:
- Út cũng là phụ nữ sao không sợ rắn? Hay Út có bôi ngãi kị rắn?
- Rắn sợ nó thì có, còn nó gặp rắn thì mừng rơn. Từ thuở nhỏ, nó đã đi theo ba má hái bông súng và bắt rắn bông súng đem ra chợ bán. Lớn lên nó mở sạp bán rắn ở chợ. Sáng sớm nó đi thu mua rắn ở các xóm nuôi rắn rồi đem ra chợ bán. Ở Phụng Hiệp có rất nhiều hộ nuôi rắn. Nổi tiếng nhất là CLB nuôi rắn hổ hèo. Loại rắn này không có nọc độc, thịt lại ngon, được cơ quan chức năng cấp phép cho đem đi bán ở các quán nhậu trên thành phố. Nhờ đó một số người nuôi rắn hổ hèo đã trở thành tỉ phú.
Anh Hải dừng xe trước khách sạn Bông Lúa.
- Ông vào tìm phòng nghỉ. Sáu giờ tôi sẽ đến chở ông đi nghe đờn ca tài tử.
*
Sáu giờ chiều. Anh Hải đến khách sạn với túi đàn đeo trên vai.
Anh chở tôi về phía bờ sông. Anh gửi xe ở nhà một người quen rồi chúng tôi đi bộ ra bờ sông. Những chiếc ghe lớn đang thả neo gần bờ. Tất cả là ghe của thương hồ, buôn bán hàng hóa ở chợ nổi trên sông vào lúc rạng sáng. Chúng tôi bước xuống chiếc ghe có “cây bẹo” treo tòn teng một chùm quýt ửng vàng, cho biết ghe này chuyên bán quýt. Vợ chồng chủ ghe ra chào anh Hải. Anh giới thiệu với tôi, vợ chồng Tư Lành cũng sinh hoạt trong CLB Đờn ca tài tử. Chúng tôi ngồi nói chuyện, uống trà, ăn quýt. Một lúc sau , Út bước xuống ghe với giỏ đựng đồ ăn rồi cùng chị Tư Lành đi xuống khoang sau ghe nấu nướng. Người thanh niên đi cùng Út, tay cầm cây đờn kìm, tay cầm chai rượu có ngâm ba con rắn. Anh Hải giới thiệu: Năm Điền, chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử kiêm phó chủ nhiệm CLB nuôi rắn hổ hèo.
Anh Hải hỏi Năm Điền:
- Rượu tam xà của mày ngâm tới nước thứ mấy rồi?
- Dạ nước nhứt của ba con: hổ mang, hổ lửa, hổ hành.
- Đúng không mày? Tao nghi đây là nước thứ một trăm quá!
- Đâu có anh Hai. Biết đêm nay anh Hai đãi khách Sài Gòn, em đâu dám giỡn mặt.
Tư Lành hỏi:
- Đủ người chưa anh Hai?
- Đủ rồi.
- Vậy để em đưa ghe ra mé sông cho mát.
Tư Lành lấy sào chống ghe rời bến, lui ra mé sông một đoạn rồi cắmsào cột ghe. Trời tối dần. Tư Lành để một cây đèn sạc pin ở khoang trước và một cây đèn dầu ở khoang sau. Một lúc sau, vợ Tư Lành bưng lên một dĩa rắn hổ hèo bằm xúc bánh phồng tôm, một dĩa rắn hổ hèo xào lăn với hành tây và nấm mèo. Út bưng lên một lò than đỏ rực, ở trên đặt một kẹp nướng.
Sáu người ngồi vòng tròn. Anh Hải giới thiệu tôi với các bạn. Năm Điền rót rượu rắn vào một cái ly nhỏ, hỏi tôi:
- Ở đây mọi người gọi tên theo thứ. Anh cho biết anh thứ mấy?
- Tôi thứ bảy.
- Vậy tiên khách hậu chủ, mời anh Bảy uống ly đầu tiên.
Tôi cầm ly rượu uống cạn. Uống tiếp theo là anh Hải rồi ly rượu được
chuyền xoay vòng theo chiều kim đồng hồ để mọi người cùng uống, kể cả hai phụ nữ. Anh Hải nói:
- Chào mừng người bạn mới, tụi mình hòa tấu bản “Lý giao duyên”.
Anh Hải mở túi da lấy cây đàn ghita phím lõm. Năm Điền chơi đàn kìm, Tư lành chơi đàn cò, vợ Tư Lành gõ song lang. Bản nhạc tấu lên, tâm hồn tôi như hòa vào sông nước mênh mông… Bản hòa tấu dứt, anh Hải giới thiệu Út Bông Súng ca bài “Ngã Bảy quê em”, do anh sáng tác. Tôi không ngờ Út ca “mùi” như vậy. Út ca xong, tôi mời Út một ly rượu.
- Út Bông Súng, tên em còn đẹp hơn tên Út Bạch Lan.
- Em đâu dám so sánh với danh ca Út Bạch Lan.
- Đối với tôi hoa nào “ăn” được mới đẹp. Bông lan không ăn được , còn bông súng chấm mắm kho quẹt ăn hết sảy! Các bạn đồng ý không?
Mọi người nói đồng ý và Út Bông Súng cầm ly rượu uống cạn.
- Anh Bảy đợi đó. Em sẽ thưởng cho anh Bảy một trái tim con rắn.
Út đi ra khoang ghe sau, cầm lên một bọc nylon màu đen. Út mở bọc lôi ra một con rắn sống màu xám, có những vạch nâu trên lưng.
- Đây là rắn bông súng. Em sẽ làm món rắn nướng lèo.
Út cầm đuôi con rắn quay một vòng trên không rồi đập đầu nó xuống khoang ghe. Con rắn nằm im. Út mổ bụng rắn lấy trái tim và mật bỏ vào dĩa. Rồi Út khoanh tròn con rắn bỏ vào kẹp nướng, đặt lên bếp than đỏ hồng. Chị Tư Lành xuống bếp, bưng lên mấy dĩa muối hột đâm ớt tươi xanh.
Út bỏ mật rắn vào chai rượu tam xà và bỏ trái tim rắn vào ly rượu, đưa cho tôi.
- Mời anh Bảy.
Nhìn trái tim rắn còn đập phập phồng trong ly rượu, tôi hơi “dợn” nhưng cũng nói cứng:
- Ăn gì bổ nấy. Tôi đang bị đau tim nên cần ăn tim.
Tôi cầm ly rượu uống một hơi, trái tim rắn trôi qua cổ họng và hình như còn đập thình thịch trong bụng tôi! Mùi rắn nướng thơm lừng. Út bẻ con rắn, đưa cho mỗi người một khúc là hết con rắn.
Rồi Út mở bọc nylon lấy ra một con rắn sống khác, đưa cho tôi.
- Anh Bảy có gan đập đầu rắn như em không?
Phụ nữ không sợ rắn, mình là nam nhi mà sợ rắn sao! Tôi cầm đuôi
con rắn Út đưa, quay một vòng trên đầu. Tôi định đập đầu rắn xuống khoang ghe, lính quýnh tôi lại đập đầu nó vào cánh tay trái của mình. Con rắn mổ ngay một phát. Đau thấu trời xanh! Tôi vội buông con rắn, nắm chặt vết thương trên cánh tay và hét lên:
- Rắn cắn tôi rồi! Gọi thầy rắn cứu tôi với!
- Thầy rắn đây.
Út Bông Súng cầm tay tôi, em đưa miệng vào hai dấu răng rắn cắn đang rỉ máu. Tôi nghĩ em sẽ hút nọc độc ra nào ngờ em hôn chụt một cái rồi bật cười ha hả.
- Rắn bông súng thuộc loại rắn nước, không có nọc độc. Anh Bảy an tâm không sao đâu.
Tôi thở phào, lấy lại bình tĩnh.
- Sao em không nói trước. Biết vậy tôi để rắn cắn vào môi và nhờ em chữa vết thương “phê” hơn.
Mọi người bật cười. Út đỏ mặt, chụp con rắn nằm ở khoang ghe, quay quay con rắn trên đầu tôi. Tôi vội cúi đầu né tránh. Bộp! Đầu con rắn bị đập xuống khoang ghe. Út cầm dao mổ bụng rắn, lấy ra cái mật xanh lè, bóp bể mật trong ly rượu của tôi.
- Anh Bảy phải uống hết ly rượu mật rắn đó cho bớt nhát!
Mọi người hô dzô dzô. Tôi nhắm mắt, uống cạn ly rượu đắng nghét.
Năm Điền hỏi:
- Bây giờ anh Bảy có yêu cầu bản gì không?
- Tôi rất thích bài “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu.
- Đó là bài ruột của anh Hai. Xin mời anh Hai ca.
Anh Hải nói:
- Thôi để Út Bông Súng ca.
- Bài này của nam ca mà anh Hai.
- Út cứ ca đi. Anh xuống tông đờn là em ca được.
Anh Hải dạo đàn và Út cất giọng hò:
Hò ơ ơ ơ…
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô không gặp, hò ơ ơ ơ…
Tôi gối đầu mỗi đêm…
Ghe chiếu Cà Mau cắm sào trên kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào…
Bài vọng cổ dứt. Mọi người vỗ tay rần rần. Năm Điền nói:
- Đến đây không hát thì hò. Đâu phải con cò ngóng cổ đứng nghe. Bây giờ mời anh Bảy ca một bài.
- Tôi không biết ca vọng cổ, vậy xin góp vui một điệu hò “chế”, nói về tình yêu của anh chàng bắt rắn với cô nàng mua bán rắn.
Hò ơ ơ ơ…
Rắn Ngã Bảy nhiều loài ngon lắm
Công tôi bắt rắn mưa nắng dãi dầu
Rắn này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô Bông Súng không gặp, hò ơ ơ ơ…
Tôi đập đầu rắn mỗi đêm…
Mọi người ôm bụng cười. Út hỏi theo thói quen nghề nghiệp:
- Anh đập đầu rắn, nó chết rồi làm sao bán được?
- Tôi phải đập đầu rắn cho nó chết, để nó sống nó mổ lung tung khiến tôi không ngủ được.
Chị Tư Lành ghé tai Út nói nhỏ gì đó, Út đỏ mặt, ném một cái đầu rắn vào người tôi.
- Rượu mật rắn ngấm làm anh Bảy “xung” rồi nha!
Mười giờ đêm. Mỗi người ăn một chén cháo rắn bông súng nấu đậu xanh cho giã rượu. Trước khi chia tay, tôi nói:
- Xin cám ơn các bạn đã cho tôi một đêm đờn ca tài tử tuyệt vời. Tôi sẽ nhớ đêm nay suốt đời.
Năm Điền cười, hỏi:
- Anh nhớ đờn ca tài tử hay nhớ rắn bông súng?
*
Buổi sáng hôm sau. Anh Hải chở tôi đi uống cà phê và ăn tô hủ tíu rắn đặc sản. Rồi anh chở tôi ra bến xe, tôi mua vé xe đò về Sài Gòn. Anh trao tôi một bọc nylon, nói:
- Út Bông Súng gửi tặng ông một ký khô rắn. Ông mang về Sài Gòn nướng sơ rồi chấm nước mắm me, nhậu rất bắt.
- Anh chở giúp tôi ra chợ rắn, để tôi cám ơn Út.
- Út đi các xóm nuôi rắn, thu mua rắn từ sáng sớm rồi.
- Vậy tôi cám ơn anh và cho tôi gửi lời cám ơn Út. Hẹn sẽ gặp lại anh, khi anh đi công tác ở Sài Gòn.
Lên xe đò ngồi, tôi tò mò mở bọc nylon: Những con rắn phơi khô bị chặt đầu, chặt đuôi, cuộn tròn và một bông súng tươi rói. Tôi thắc mắc không biết Út gửi cho tôi “thông điệp” gì qua gói quà này? Út muốn nói: Những con rắn phơi khô có tên là rắn bông súng? Hay nhậu khô rắn phải ăn kèm với bông súng tươi mới thấy ngon?
Mười năm trước, tôi đã đến Phụng Hiệp. Khi ấy Phụng Hiệp là một huyện của tỉnh Cần Thơ. Ngày nay thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp thuộc về tỉnh Hậu Giang. Anh Hải chạy xe máy chở tôi một vòng quanh thị xã, giới thiệu những địa điểm nên tham quan. Tôi không còn nhận ra những nơi mình đã đi qua. Những nhà lầu mới xây san sát trên bờ sông, che kín mặt sông. Cây cầu bê tông mới xây to lớn với hai làn xe chạy, thay cho cây cầu sắt nhỏ bé ngày trước.
Anh Hải dừng xe ở chợ rắn Phụng Hiệp. Nơi đây bán đủ các loại rắn, trăn, rùa, cua đinh và các loài chim vùng sông nước miền Tây. Chợ tấp nập người mua bán. Một cô gái mặc áo bà ba màu tím hồng từ trong chợ chạy ra , hỏi anh Hải:
- Anh Hai cần gì em lấy cho , khỏi phải vào chợ.
- Út lựa cho anh mấy con rắn rồi làm sẵn bốn món. Sáu giờ chiều nay , Út đem đến Trung tâm Văn hóa, cùng tụi anh đi chơi đờn ca tài tử trên sông. Anh muốn chiêu đãi ông bạn nhà báo mới ở Sài Gòn xuống.
Anh Hải chỉ tôi, cô gái mỉm cười nói:
- Em chỉ bán rắn nuôi thôi, không bán rắn hoang dã quý hiếm có ghi trong sách đỏ. Anh đừng đưa em lên báo, tội nghiệp!
Tôi giả bộ nghiêm mặt, nói:
- Tôi không đưa em lên báo nhưng sẽ đưa em vào sách đỏ. Vì em là một người quý hiếm.
Cô gái bật cười.
- Đêm nay em sẽ thưởng cho anh một trái tim con rắn.
Anh Hải chở tôi đi tìm một khách sạn nghỉ qua đêm. Tôi ngồi sau xe, hỏi anh:
- Cô gái đó tên gì vậy?
- Nguyễn Thị Bông Súng.
- Tên ngộ vậy?
- Hồi má nó mang bầu, đi hái bông súng thì chuyển bụng sanh trên xuồng. May ba nó kịp đưa bả vào bệnh viện sanh nên mẹ tròn con vuông. Ổng đặt tên nó là Nguyễn Thị Bông Súng, chắc để kỷ niệm bữa đi hái bông súng đó. Tụi tôi gọi nó là Út Bông Súng. Út có tham gia sinh hoạt CLB Đờn ca tài tử của Trung tâm, nên hát rất bài bản. Út đã được bằng khen Liên hoan văn nghệ quần chúng của tỉnh.
Tôi nhớ phụ nữ ở Sài Gòn thấy rắn là bỏ chạy, nên tôi hỏi anh Hải:
- Út cũng là phụ nữ sao không sợ rắn? Hay Út có bôi ngãi kị rắn?
- Rắn sợ nó thì có, còn nó gặp rắn thì mừng rơn. Từ thuở nhỏ, nó đã đi theo ba má hái bông súng và bắt rắn bông súng đem ra chợ bán. Lớn lên nó mở sạp bán rắn ở chợ. Sáng sớm nó đi thu mua rắn ở các xóm nuôi rắn rồi đem ra chợ bán. Ở Phụng Hiệp có rất nhiều hộ nuôi rắn. Nổi tiếng nhất là CLB nuôi rắn hổ hèo. Loại rắn này không có nọc độc, thịt lại ngon, được cơ quan chức năng cấp phép cho đem đi bán ở các quán nhậu trên thành phố. Nhờ đó một số người nuôi rắn hổ hèo đã trở thành tỉ phú.
Anh Hải dừng xe trước khách sạn Bông Lúa.
- Ông vào tìm phòng nghỉ. Sáu giờ tôi sẽ đến chở ông đi nghe đờn ca tài tử.
*
Sáu giờ chiều. Anh Hải đến khách sạn với túi đàn đeo trên vai.
Anh chở tôi về phía bờ sông. Anh gửi xe ở nhà một người quen rồi chúng tôi đi bộ ra bờ sông. Những chiếc ghe lớn đang thả neo gần bờ. Tất cả là ghe của thương hồ, buôn bán hàng hóa ở chợ nổi trên sông vào lúc rạng sáng. Chúng tôi bước xuống chiếc ghe có “cây bẹo” treo tòn teng một chùm quýt ửng vàng, cho biết ghe này chuyên bán quýt. Vợ chồng chủ ghe ra chào anh Hải. Anh giới thiệu với tôi, vợ chồng Tư Lành cũng sinh hoạt trong CLB Đờn ca tài tử. Chúng tôi ngồi nói chuyện, uống trà, ăn quýt. Một lúc sau , Út bước xuống ghe với giỏ đựng đồ ăn rồi cùng chị Tư Lành đi xuống khoang sau ghe nấu nướng. Người thanh niên đi cùng Út, tay cầm cây đờn kìm, tay cầm chai rượu có ngâm ba con rắn. Anh Hải giới thiệu: Năm Điền, chủ nhiệm CLB Đờn ca tài tử kiêm phó chủ nhiệm CLB nuôi rắn hổ hèo.
Anh Hải hỏi Năm Điền:
- Rượu tam xà của mày ngâm tới nước thứ mấy rồi?
- Dạ nước nhứt của ba con: hổ mang, hổ lửa, hổ hành.
- Đúng không mày? Tao nghi đây là nước thứ một trăm quá!
- Đâu có anh Hai. Biết đêm nay anh Hai đãi khách Sài Gòn, em đâu dám giỡn mặt.
Tư Lành hỏi:
- Đủ người chưa anh Hai?
- Đủ rồi.
- Vậy để em đưa ghe ra mé sông cho mát.
Tư Lành lấy sào chống ghe rời bến, lui ra mé sông một đoạn rồi cắmsào cột ghe. Trời tối dần. Tư Lành để một cây đèn sạc pin ở khoang trước và một cây đèn dầu ở khoang sau. Một lúc sau, vợ Tư Lành bưng lên một dĩa rắn hổ hèo bằm xúc bánh phồng tôm, một dĩa rắn hổ hèo xào lăn với hành tây và nấm mèo. Út bưng lên một lò than đỏ rực, ở trên đặt một kẹp nướng.
Sáu người ngồi vòng tròn. Anh Hải giới thiệu tôi với các bạn. Năm Điền rót rượu rắn vào một cái ly nhỏ, hỏi tôi:
- Ở đây mọi người gọi tên theo thứ. Anh cho biết anh thứ mấy?
- Tôi thứ bảy.
- Vậy tiên khách hậu chủ, mời anh Bảy uống ly đầu tiên.
Tôi cầm ly rượu uống cạn. Uống tiếp theo là anh Hải rồi ly rượu được
chuyền xoay vòng theo chiều kim đồng hồ để mọi người cùng uống, kể cả hai phụ nữ. Anh Hải nói:
- Chào mừng người bạn mới, tụi mình hòa tấu bản “Lý giao duyên”.
Anh Hải mở túi da lấy cây đàn ghita phím lõm. Năm Điền chơi đàn kìm, Tư lành chơi đàn cò, vợ Tư Lành gõ song lang. Bản nhạc tấu lên, tâm hồn tôi như hòa vào sông nước mênh mông… Bản hòa tấu dứt, anh Hải giới thiệu Út Bông Súng ca bài “Ngã Bảy quê em”, do anh sáng tác. Tôi không ngờ Út ca “mùi” như vậy. Út ca xong, tôi mời Út một ly rượu.
- Út Bông Súng, tên em còn đẹp hơn tên Út Bạch Lan.
- Em đâu dám so sánh với danh ca Út Bạch Lan.
- Đối với tôi hoa nào “ăn” được mới đẹp. Bông lan không ăn được , còn bông súng chấm mắm kho quẹt ăn hết sảy! Các bạn đồng ý không?
Mọi người nói đồng ý và Út Bông Súng cầm ly rượu uống cạn.
- Anh Bảy đợi đó. Em sẽ thưởng cho anh Bảy một trái tim con rắn.
Út đi ra khoang ghe sau, cầm lên một bọc nylon màu đen. Út mở bọc lôi ra một con rắn sống màu xám, có những vạch nâu trên lưng.
- Đây là rắn bông súng. Em sẽ làm món rắn nướng lèo.
Út cầm đuôi con rắn quay một vòng trên không rồi đập đầu nó xuống khoang ghe. Con rắn nằm im. Út mổ bụng rắn lấy trái tim và mật bỏ vào dĩa. Rồi Út khoanh tròn con rắn bỏ vào kẹp nướng, đặt lên bếp than đỏ hồng. Chị Tư Lành xuống bếp, bưng lên mấy dĩa muối hột đâm ớt tươi xanh.
Út bỏ mật rắn vào chai rượu tam xà và bỏ trái tim rắn vào ly rượu, đưa cho tôi.
- Mời anh Bảy.
Nhìn trái tim rắn còn đập phập phồng trong ly rượu, tôi hơi “dợn” nhưng cũng nói cứng:
- Ăn gì bổ nấy. Tôi đang bị đau tim nên cần ăn tim.
Tôi cầm ly rượu uống một hơi, trái tim rắn trôi qua cổ họng và hình như còn đập thình thịch trong bụng tôi! Mùi rắn nướng thơm lừng. Út bẻ con rắn, đưa cho mỗi người một khúc là hết con rắn.
Rồi Út mở bọc nylon lấy ra một con rắn sống khác, đưa cho tôi.
- Anh Bảy có gan đập đầu rắn như em không?
Phụ nữ không sợ rắn, mình là nam nhi mà sợ rắn sao! Tôi cầm đuôi
con rắn Út đưa, quay một vòng trên đầu. Tôi định đập đầu rắn xuống khoang ghe, lính quýnh tôi lại đập đầu nó vào cánh tay trái của mình. Con rắn mổ ngay một phát. Đau thấu trời xanh! Tôi vội buông con rắn, nắm chặt vết thương trên cánh tay và hét lên:
- Rắn cắn tôi rồi! Gọi thầy rắn cứu tôi với!
- Thầy rắn đây.
Út Bông Súng cầm tay tôi, em đưa miệng vào hai dấu răng rắn cắn đang rỉ máu. Tôi nghĩ em sẽ hút nọc độc ra nào ngờ em hôn chụt một cái rồi bật cười ha hả.
- Rắn bông súng thuộc loại rắn nước, không có nọc độc. Anh Bảy an tâm không sao đâu.
Tôi thở phào, lấy lại bình tĩnh.
- Sao em không nói trước. Biết vậy tôi để rắn cắn vào môi và nhờ em chữa vết thương “phê” hơn.
Mọi người bật cười. Út đỏ mặt, chụp con rắn nằm ở khoang ghe, quay quay con rắn trên đầu tôi. Tôi vội cúi đầu né tránh. Bộp! Đầu con rắn bị đập xuống khoang ghe. Út cầm dao mổ bụng rắn, lấy ra cái mật xanh lè, bóp bể mật trong ly rượu của tôi.
- Anh Bảy phải uống hết ly rượu mật rắn đó cho bớt nhát!
Mọi người hô dzô dzô. Tôi nhắm mắt, uống cạn ly rượu đắng nghét.
Năm Điền hỏi:
- Bây giờ anh Bảy có yêu cầu bản gì không?
- Tôi rất thích bài “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu.
- Đó là bài ruột của anh Hai. Xin mời anh Hai ca.
Anh Hải nói:
- Thôi để Út Bông Súng ca.
- Bài này của nam ca mà anh Hai.
- Út cứ ca đi. Anh xuống tông đờn là em ca được.
Anh Hải dạo đàn và Út cất giọng hò:
Hò ơ ơ ơ…
Chiếu Cà Mau nhuộm màu tươi thắm
Công tôi cực lắm mưa nắng dãi dầu
Chiếu này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô không gặp, hò ơ ơ ơ…
Tôi gối đầu mỗi đêm…
Ghe chiếu Cà Mau cắm sào trên kinh Ngã Bảy
Sao cô gái năm xưa chẳng thấy ra chào…
Bài vọng cổ dứt. Mọi người vỗ tay rần rần. Năm Điền nói:
- Đến đây không hát thì hò. Đâu phải con cò ngóng cổ đứng nghe. Bây giờ mời anh Bảy ca một bài.
- Tôi không biết ca vọng cổ, vậy xin góp vui một điệu hò “chế”, nói về tình yêu của anh chàng bắt rắn với cô nàng mua bán rắn.
Hò ơ ơ ơ…
Rắn Ngã Bảy nhiều loài ngon lắm
Công tôi bắt rắn mưa nắng dãi dầu
Rắn này tôi chẳng bán đâu
Tìm cô Bông Súng không gặp, hò ơ ơ ơ…
Tôi đập đầu rắn mỗi đêm…
Mọi người ôm bụng cười. Út hỏi theo thói quen nghề nghiệp:
- Anh đập đầu rắn, nó chết rồi làm sao bán được?
- Tôi phải đập đầu rắn cho nó chết, để nó sống nó mổ lung tung khiến tôi không ngủ được.
Chị Tư Lành ghé tai Út nói nhỏ gì đó, Út đỏ mặt, ném một cái đầu rắn vào người tôi.
- Rượu mật rắn ngấm làm anh Bảy “xung” rồi nha!
Mười giờ đêm. Mỗi người ăn một chén cháo rắn bông súng nấu đậu xanh cho giã rượu. Trước khi chia tay, tôi nói:
- Xin cám ơn các bạn đã cho tôi một đêm đờn ca tài tử tuyệt vời. Tôi sẽ nhớ đêm nay suốt đời.
Năm Điền cười, hỏi:
- Anh nhớ đờn ca tài tử hay nhớ rắn bông súng?
*
Buổi sáng hôm sau. Anh Hải chở tôi đi uống cà phê và ăn tô hủ tíu rắn đặc sản. Rồi anh chở tôi ra bến xe, tôi mua vé xe đò về Sài Gòn. Anh trao tôi một bọc nylon, nói:
- Út Bông Súng gửi tặng ông một ký khô rắn. Ông mang về Sài Gòn nướng sơ rồi chấm nước mắm me, nhậu rất bắt.
- Anh chở giúp tôi ra chợ rắn, để tôi cám ơn Út.
- Út đi các xóm nuôi rắn, thu mua rắn từ sáng sớm rồi.
- Vậy tôi cám ơn anh và cho tôi gửi lời cám ơn Út. Hẹn sẽ gặp lại anh, khi anh đi công tác ở Sài Gòn.
Lên xe đò ngồi, tôi tò mò mở bọc nylon: Những con rắn phơi khô bị chặt đầu, chặt đuôi, cuộn tròn và một bông súng tươi rói. Tôi thắc mắc không biết Út gửi cho tôi “thông điệp” gì qua gói quà này? Út muốn nói: Những con rắn phơi khô có tên là rắn bông súng? Hay nhậu khô rắn phải ăn kèm với bông súng tươi mới thấy ngon?
/39
|