“ Phu nhân, người mà phu nhân nhắc tới có phải là lão gia không?”
Người thiếu phụ lặng im không nói, chỉ dõi theo những cơn sóng dữ dội ở bên kia hồ.
“ Sao đêm nay hồ lại nổi sóng to vậy?”, nàng khẽ thở dài,” mưa to gió lớn thế này ít ai ngờ đây lại là nơi Tư Mã Giang Châu Bạch Cư Dị đã đề thơ.” Bỗng nhiên ngừoi thiếu phụ ấy đọc thơ, giọng vô cùng sầu cảm:
“ Cô sơn tự bắc giả đình tây
Thuỷ diện sơ bình vân cước đê.
Kỷ xứ tảo oanh tranh noãn thụ,
Thuỳ gia tân yến trác xuân nê.
Loạn hoa tiệm dục mê nhân nhãn,
Thiển thảo tài năng một mã đề.
Tối ái hồ đông hành bất túc,
Lục dương âm lý bạch sa đê.”(1)
Tiểu Hồng bưng đến một chén tra cười nói:
“Phu nhân, đó có phải là bài “ Tiền Đường hồ xuân hành”?
Người thiếu phụ cười:
“ Tiểu Hồng, ta lại không nghĩ ngươi lại am hiểu Đường thi đấy?”
“ Phu nhân, chẳng phải con am thiểu thi thư đâu, chẳng qua con vẫn thường nghe lão gia vẫn đọc mấy bài thơ này trong thư phòng đó thôi. Lão gia còn ngâm mấy câu như:
“Hồ thượng xuân lai tự họa đồ
Loạn phong vi nhiễu thủy bình phô …”
Đọc được hai câu, thị tỳ ấy ngừng lại cười trừ nói:
“ Đầu óc con ngu tối, chỉ thuộc được hai câu ấy thôi.”
Bất chợt phía cuối thuyền gần bờ vang lên giọng đọc ngân nga:
“Hồ thượng xuân lai tự họa đồ
Loạn phong vi nhiễu thủy bình phô
Tùng bài sơn diện thiên trùng thúy
Nguyệt điểm ba tâm nhất khỏa châu
Bích thảm tuyết đầu trừu tảo đạo
Thanh la quần đái triển tân bồ
Vi năng phao đắc Hàng Châu khứ
Nhất bán câu lưu thị thử hồ “(2)
Người vừa ngâm thơ là một thiếu nữ mặc áo lụa xanh, chừng mười bảy mười tám tuổi, dung mạo tươi tắn tựa như một đóa phù dung nhẹ nhành lướt tới. Thiếu nữ ấy vừa vân vê lọn tóc xinh xinh của mình vừa nói:
“ Mẹ, người khiến cho mẹ suốt đời không quên nếu không phải cha thì là ai?”
Người thiếu phụ chỉ khẽ lắc đầu rồi thưởng trà, nét mặt tựa như lưu luyến điều gì đó. Đoạn nàng quay sang nói:
“Yến nhi, con dạo chơi ở Hàng Châu có thấy vui không?”
Cô nương đương kia cầm cành kia khua xuống dưới nước, hờn dỗi đáp:
“ Mẹ, cảnh đẹp nơi đây đâu chỉ có hồ, hôm nay con đi nhiều nơi nhưng không có mẹ đi cùng nên con không thấy vui.”
“ Lý tiểu thư nói rất phải, Hàng Châu vô số cảnh đẹp nhưng Lý phu nhân chỉ thích ngắm cảnh Tây hồ này thôi”, một nam tử to béo bước tới. Người này ăn mặc rất sang trọng, tựa như một vị đại phú. “Vi năng phao đắc Hàng Châu khứ, nhất bán câu lưu thị thử hồ “ mà.”
“ Kim lão gia”, người thiếu phụ liền đứng dậy chào, “ Bệnh tình của lão gia đã tốt hơn chưa?”
Kim lão gia cười lớn nói:
“ Nhờ vào y thuật của phu nhân, bệnh tình của Kim mỗ đã thuyên giảm rõ rệt, thật không biết lấy gì để báo đáp đại ân cứu mạng của Lý phu nhân.”
Yến nhi vội xen vào:
“ Kim bá bá, mẫu thân cháu chẳng phải được võ lâm ca tụng là đệ nhất nữ thần y đó sao? Chỉ chút bệnh ấy thì có là gì?”
Người thiếu phụ nghiêm giọng :“ Thư Yến, không được ăn nói như vậy.” Rồi quay sang nói tiếp với Kim lão gia:
“ Nó còn nhỏ dại mong ngài gia bỏ quá cho”
Kim lão gia cười lớn :
“ Không có gì, Thư Yến cô nương thông minh lại xinh đẹp như vậy, tại hạ đâu thể trách cứ. Nhân tiện tại hạ cũng muốn thử lệnh ái mấy câu đố?”
Thư Yến nhướng lông mày hỏi:
“ A, lão gia định hỏi gì vậy?”
“ Cũng chẳng có gì cao siêu, chẳng qua đã biết cô nương đã vãn cảnh ở đây nên ta muốn hỏi về các thắng cảnh Tây Hồ này thôi. Tây Hồ có bao nhiêu tên gọi và cảnh đẹp,cô nương có thể kể ra được không?”
Thư Yến cười mỉm đáp lại:
“ Thế có gì là khó, Tây Hồ Hàng Châu có nhiều tên gọi . Thời Hán tương truyền trong hồ có nổi lên trâu vàng , là “ điềm lành của minh thánh” cho nên có tên là hồ Kim Ngưu và hồ Minh thánh. Cũng vì hồ ở gần Tiền Đường nên gọi là hồ Tiền Đường. Thứ sử Hàng Châu đời Đường là bạch Cư Dị đã đào thạch hàm để thoát nước cho hồ nên hồ cũng có tên là Hồ Thạch hàm. Hồ ở phía tây thành Hàng Châu nên thường gọi là Tây hồ. Thời Bắc Tống, Tô Đông Pha đã ví Tây Hồ với vẻ đẹp của Tây Thi nên Tây Hồ còn có tên là “Tây Tử Hồ”.
Kim lão gia không giấu được vẻ kinh ngạc nói ngay:
“ Lý tiểu thư quả nhiên kiến văn rộng rãi, vậy còn các danh thắng khác ở Tây Hồ?”
Thư Yến nói tiếp:
” Tây hồ đẹp không chỉ ở hồ mà còn ở núi. Quanh Tây Hồ , phía Tây nam có Long Tỉnh Sơn, Lý An sơn, Nam Cao phong, Yên Hà Lĩnh, Đại Từ sơn, Linh Thanh sơn, Nam Bình sơn, Phượng Hoành sơn, Ngô sơn, gọi chung là Nam sơn. Phía bắc có Linh Ẩn sơn, Bắc Cao Phong, Tiên Cô sơn, Thê Hà Lĩnh, Bảo Thạch sơn gọi chung là Bắc sơn. Ngoài ra nơi đây còn có những khe động như Yên hà động , Thủy nhạc động, Thạch ốc động và những dòng suối như Long tỉnh, Ngọc tuyền, Hổ bão. Còn như đê Tô , đê Bạch đã ngăn hồ thành năm phần là Ngoại hồ, Lý hồ , Nhạc hồ, Tây lý hồ và Tiểu nam hồ. Ngoại hồ có ba đảo nhỏ Tam đàn ấn nguyệt, Hồ tâm đình, nguyễn công đôn. Cô sơn nối liền với đê Bạch là đảo lớn nhất trong hồ. Quanh hồ có mười cảnh Tây Hồ nỏi tiếng là Tuyết tàn đoạn kiều, Trăng thu bình hồ, Trăng in tam đàm, Song phong xuyên mây, Sen gió khúc viện , Xuân sớm Tô đê, Ngắm cá Hoa cảng, Chuông chiều Nam bình, Nắng chiếu lôi phong, Oanh hót sóng liễu. Tên của mười cảnh Tây Hồ kỳ thực là đặt theo tên đề tập tranh về tây Hồ của Mã Viễn, họa sĩ cung đình Nam Tống.”
Nghe xong , Kim Lão gia liền tán thưởng :
“Bội phục, bội phục, Lý tiểu thư quả là kỳ nữ hiếm có trong thiên hạ. Lý minh chủ qủa thật diễm phúc đầy trời nên mới có được ái thê và ái nữ như nhị vị. “
Người thiếu phụ vội nói:
“ Yến nhi đã để lão gia phải chê cười rồi.”
“ Lý minh chủ”, “ ái thê, ái nữ”, thì ra hai người này là vợ con của Lý Tu Di, đương kim minh chủ võ lâm Trung Nguyên. Người thiếu phụ kia chính là vợ của y, Minh Nguyệt, cũng chính là người mà Hoắc Phong thương nhớ suốt hai mươi năm ròng. Trớ trêu thay, hai người ở ngay Tây Hồ mà không gặp được nhau. Trảm Ác Tử mà biết nàng đang ngự thuyền trên hồ không biết sẽ phải xử trí ra sao?
Lại nhắc đến con người si tình ấy, lúc này y đang nốc rượu không ngừng. Càng uống , ảnh hình của Minh Nguyệt cứ như mộng hồn đeo đuổi mãi không thôi, cơ hồ y càng muốn quên thì ảnh hình ấy càng tìm tới. Càng uống, càng nhớ, cứ như vậy cho đến hết đêm, y không biết đã uống hết bao nhiêu vò rượu . Ngoài trời, mưa vẫn rơi hoài, tựa như đồng cảm với hai kẻ hữu duyên vô phận. Trong mộng, thỉnh thoảng trong tai y vang lên mấy câu thơ:
"Thuỷ quang liễm diễm tình phương hảo,
Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ.
Dục bả Tây hồ tỷ Tây Tử,
Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi"
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Tiền Đường hồ xuân hành (Bạch Cư Dị - 白居易)
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=24884
Cô sơn tự bắc giả đình tây
Thuỷ diện sơ bình vân cước đê.
Kỷ xứ tảo oanh tranh noãn thụ,
Thuỳ gia tân yến trác xuân nê.
Loạn hoa tiệm dục mê nhân nhãn,
Thiển thảo tài năng một mã đề.
Tối ái hồ đông hành bất túc,
Lục dương âm lý bạch sa đê.
Mùa xuân dạo hồ Tiền Đường (Người dịch: Ngô Văn Phú)
孤山寺北賈亭西,
水面初平雲腳低。
幾處早鶯爭暖樹,
誰家新燕啄春泥。
亂花漸欲迷人眼,
淺草才能沒馬蹄。
最愛湖東行不足,
綠楊陰里白沙堤。
Chùa Cô Sơn bắc, Giả đình tây,
Êm phẳng dòng sông, thấp lớp mây.
Cây ấm, đó đây oanh đến hót,
Tổ bùn, én đắp rộn nhà ai.
Loạn hoa những khiến người nheo mắt,
Vó ngựa mờ che, lối cỏ gầy.
Thích nhất hồ đông đi chẳng xuể,
Dương xanh rợp mát, rặng đê dài.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
(2)Xuân Đề Hồ Thượng -Bạch Cư Dị
http://thuvien.maivoo.com/tho/Bach-C...huong-685.html
Hồ thượng xuân lai tự họa đồ
Loạn phong vi nhiễu thủy bình phô
Tùng bài sơn diện thiên trùng thúy
Nguyệt điểm ba tâm nhất khỏa châu
Bích thảm tuyết đầu trừu tảo đạo
Thanh la quần đái triển tân bồ
Vi năng phao đắc Hàng Châu khứ
Nhất bán câu lưu thị thử hồ
Dịch Nghĩa
Xuân về, cảnh hồ như một bức tranh
Núi lô nhô vây quanh mặt nước phẳng lặng
Những hàng thông trên mặt núi trập trùng xanh ngắt
Ánh trăng rọi vào lòng sóng thành hạt ngọc châu
Lúa sớm trổ bông, như những sợi trên tấm thảm biếc
Lá bồ mới nảy, như những dải quần lụa xanh
(Ta) chưa bỏ Hàng Châu đi ngay được
Một nửa vì bịn rịnh cảnh hồ này
Dịch Thơ
Mùa Xuân, Đề Thơ Trên Hồ
Xuân đến trên hồ tựa bức tranh,
Nước êm phăng phẳng núi vòng quanh
Sườn non bích trải: tùng muôn cụm
Đáy nước châu gieo : nguyệt một vành
Lúa mới dập dờn vuông đệm biếc,
Bồ non phơ phất dải là xanh
Hàng Châu chưa bỏ đi cho dứt
Một nửa vì đây vướng vít tình
Bản Dịch: Khương Hữu Dụng
Người thiếu phụ lặng im không nói, chỉ dõi theo những cơn sóng dữ dội ở bên kia hồ.
“ Sao đêm nay hồ lại nổi sóng to vậy?”, nàng khẽ thở dài,” mưa to gió lớn thế này ít ai ngờ đây lại là nơi Tư Mã Giang Châu Bạch Cư Dị đã đề thơ.” Bỗng nhiên ngừoi thiếu phụ ấy đọc thơ, giọng vô cùng sầu cảm:
“ Cô sơn tự bắc giả đình tây
Thuỷ diện sơ bình vân cước đê.
Kỷ xứ tảo oanh tranh noãn thụ,
Thuỳ gia tân yến trác xuân nê.
Loạn hoa tiệm dục mê nhân nhãn,
Thiển thảo tài năng một mã đề.
Tối ái hồ đông hành bất túc,
Lục dương âm lý bạch sa đê.”(1)
Tiểu Hồng bưng đến một chén tra cười nói:
“Phu nhân, đó có phải là bài “ Tiền Đường hồ xuân hành”?
Người thiếu phụ cười:
“ Tiểu Hồng, ta lại không nghĩ ngươi lại am hiểu Đường thi đấy?”
“ Phu nhân, chẳng phải con am thiểu thi thư đâu, chẳng qua con vẫn thường nghe lão gia vẫn đọc mấy bài thơ này trong thư phòng đó thôi. Lão gia còn ngâm mấy câu như:
“Hồ thượng xuân lai tự họa đồ
Loạn phong vi nhiễu thủy bình phô …”
Đọc được hai câu, thị tỳ ấy ngừng lại cười trừ nói:
“ Đầu óc con ngu tối, chỉ thuộc được hai câu ấy thôi.”
Bất chợt phía cuối thuyền gần bờ vang lên giọng đọc ngân nga:
“Hồ thượng xuân lai tự họa đồ
Loạn phong vi nhiễu thủy bình phô
Tùng bài sơn diện thiên trùng thúy
Nguyệt điểm ba tâm nhất khỏa châu
Bích thảm tuyết đầu trừu tảo đạo
Thanh la quần đái triển tân bồ
Vi năng phao đắc Hàng Châu khứ
Nhất bán câu lưu thị thử hồ “(2)
Người vừa ngâm thơ là một thiếu nữ mặc áo lụa xanh, chừng mười bảy mười tám tuổi, dung mạo tươi tắn tựa như một đóa phù dung nhẹ nhành lướt tới. Thiếu nữ ấy vừa vân vê lọn tóc xinh xinh của mình vừa nói:
“ Mẹ, người khiến cho mẹ suốt đời không quên nếu không phải cha thì là ai?”
Người thiếu phụ chỉ khẽ lắc đầu rồi thưởng trà, nét mặt tựa như lưu luyến điều gì đó. Đoạn nàng quay sang nói:
“Yến nhi, con dạo chơi ở Hàng Châu có thấy vui không?”
Cô nương đương kia cầm cành kia khua xuống dưới nước, hờn dỗi đáp:
“ Mẹ, cảnh đẹp nơi đây đâu chỉ có hồ, hôm nay con đi nhiều nơi nhưng không có mẹ đi cùng nên con không thấy vui.”
“ Lý tiểu thư nói rất phải, Hàng Châu vô số cảnh đẹp nhưng Lý phu nhân chỉ thích ngắm cảnh Tây hồ này thôi”, một nam tử to béo bước tới. Người này ăn mặc rất sang trọng, tựa như một vị đại phú. “Vi năng phao đắc Hàng Châu khứ, nhất bán câu lưu thị thử hồ “ mà.”
“ Kim lão gia”, người thiếu phụ liền đứng dậy chào, “ Bệnh tình của lão gia đã tốt hơn chưa?”
Kim lão gia cười lớn nói:
“ Nhờ vào y thuật của phu nhân, bệnh tình của Kim mỗ đã thuyên giảm rõ rệt, thật không biết lấy gì để báo đáp đại ân cứu mạng của Lý phu nhân.”
Yến nhi vội xen vào:
“ Kim bá bá, mẫu thân cháu chẳng phải được võ lâm ca tụng là đệ nhất nữ thần y đó sao? Chỉ chút bệnh ấy thì có là gì?”
Người thiếu phụ nghiêm giọng :“ Thư Yến, không được ăn nói như vậy.” Rồi quay sang nói tiếp với Kim lão gia:
“ Nó còn nhỏ dại mong ngài gia bỏ quá cho”
Kim lão gia cười lớn :
“ Không có gì, Thư Yến cô nương thông minh lại xinh đẹp như vậy, tại hạ đâu thể trách cứ. Nhân tiện tại hạ cũng muốn thử lệnh ái mấy câu đố?”
Thư Yến nhướng lông mày hỏi:
“ A, lão gia định hỏi gì vậy?”
“ Cũng chẳng có gì cao siêu, chẳng qua đã biết cô nương đã vãn cảnh ở đây nên ta muốn hỏi về các thắng cảnh Tây Hồ này thôi. Tây Hồ có bao nhiêu tên gọi và cảnh đẹp,cô nương có thể kể ra được không?”
Thư Yến cười mỉm đáp lại:
“ Thế có gì là khó, Tây Hồ Hàng Châu có nhiều tên gọi . Thời Hán tương truyền trong hồ có nổi lên trâu vàng , là “ điềm lành của minh thánh” cho nên có tên là hồ Kim Ngưu và hồ Minh thánh. Cũng vì hồ ở gần Tiền Đường nên gọi là hồ Tiền Đường. Thứ sử Hàng Châu đời Đường là bạch Cư Dị đã đào thạch hàm để thoát nước cho hồ nên hồ cũng có tên là Hồ Thạch hàm. Hồ ở phía tây thành Hàng Châu nên thường gọi là Tây hồ. Thời Bắc Tống, Tô Đông Pha đã ví Tây Hồ với vẻ đẹp của Tây Thi nên Tây Hồ còn có tên là “Tây Tử Hồ”.
Kim lão gia không giấu được vẻ kinh ngạc nói ngay:
“ Lý tiểu thư quả nhiên kiến văn rộng rãi, vậy còn các danh thắng khác ở Tây Hồ?”
Thư Yến nói tiếp:
” Tây hồ đẹp không chỉ ở hồ mà còn ở núi. Quanh Tây Hồ , phía Tây nam có Long Tỉnh Sơn, Lý An sơn, Nam Cao phong, Yên Hà Lĩnh, Đại Từ sơn, Linh Thanh sơn, Nam Bình sơn, Phượng Hoành sơn, Ngô sơn, gọi chung là Nam sơn. Phía bắc có Linh Ẩn sơn, Bắc Cao Phong, Tiên Cô sơn, Thê Hà Lĩnh, Bảo Thạch sơn gọi chung là Bắc sơn. Ngoài ra nơi đây còn có những khe động như Yên hà động , Thủy nhạc động, Thạch ốc động và những dòng suối như Long tỉnh, Ngọc tuyền, Hổ bão. Còn như đê Tô , đê Bạch đã ngăn hồ thành năm phần là Ngoại hồ, Lý hồ , Nhạc hồ, Tây lý hồ và Tiểu nam hồ. Ngoại hồ có ba đảo nhỏ Tam đàn ấn nguyệt, Hồ tâm đình, nguyễn công đôn. Cô sơn nối liền với đê Bạch là đảo lớn nhất trong hồ. Quanh hồ có mười cảnh Tây Hồ nỏi tiếng là Tuyết tàn đoạn kiều, Trăng thu bình hồ, Trăng in tam đàm, Song phong xuyên mây, Sen gió khúc viện , Xuân sớm Tô đê, Ngắm cá Hoa cảng, Chuông chiều Nam bình, Nắng chiếu lôi phong, Oanh hót sóng liễu. Tên của mười cảnh Tây Hồ kỳ thực là đặt theo tên đề tập tranh về tây Hồ của Mã Viễn, họa sĩ cung đình Nam Tống.”
Nghe xong , Kim Lão gia liền tán thưởng :
“Bội phục, bội phục, Lý tiểu thư quả là kỳ nữ hiếm có trong thiên hạ. Lý minh chủ qủa thật diễm phúc đầy trời nên mới có được ái thê và ái nữ như nhị vị. “
Người thiếu phụ vội nói:
“ Yến nhi đã để lão gia phải chê cười rồi.”
“ Lý minh chủ”, “ ái thê, ái nữ”, thì ra hai người này là vợ con của Lý Tu Di, đương kim minh chủ võ lâm Trung Nguyên. Người thiếu phụ kia chính là vợ của y, Minh Nguyệt, cũng chính là người mà Hoắc Phong thương nhớ suốt hai mươi năm ròng. Trớ trêu thay, hai người ở ngay Tây Hồ mà không gặp được nhau. Trảm Ác Tử mà biết nàng đang ngự thuyền trên hồ không biết sẽ phải xử trí ra sao?
Lại nhắc đến con người si tình ấy, lúc này y đang nốc rượu không ngừng. Càng uống , ảnh hình của Minh Nguyệt cứ như mộng hồn đeo đuổi mãi không thôi, cơ hồ y càng muốn quên thì ảnh hình ấy càng tìm tới. Càng uống, càng nhớ, cứ như vậy cho đến hết đêm, y không biết đã uống hết bao nhiêu vò rượu . Ngoài trời, mưa vẫn rơi hoài, tựa như đồng cảm với hai kẻ hữu duyên vô phận. Trong mộng, thỉnh thoảng trong tai y vang lên mấy câu thơ:
"Thuỷ quang liễm diễm tình phương hảo,
Sơn sắc không mông vũ diệc kỳ.
Dục bả Tây hồ tỷ Tây Tử,
Đạm trang nùng mạt tổng tương nghi"
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(1) Tiền Đường hồ xuân hành (Bạch Cư Dị - 白居易)
http://www.thivien.net/viewpoem.php?ID=24884
Cô sơn tự bắc giả đình tây
Thuỷ diện sơ bình vân cước đê.
Kỷ xứ tảo oanh tranh noãn thụ,
Thuỳ gia tân yến trác xuân nê.
Loạn hoa tiệm dục mê nhân nhãn,
Thiển thảo tài năng một mã đề.
Tối ái hồ đông hành bất túc,
Lục dương âm lý bạch sa đê.
Mùa xuân dạo hồ Tiền Đường (Người dịch: Ngô Văn Phú)
孤山寺北賈亭西,
水面初平雲腳低。
幾處早鶯爭暖樹,
誰家新燕啄春泥。
亂花漸欲迷人眼,
淺草才能沒馬蹄。
最愛湖東行不足,
綠楊陰里白沙堤。
Chùa Cô Sơn bắc, Giả đình tây,
Êm phẳng dòng sông, thấp lớp mây.
Cây ấm, đó đây oanh đến hót,
Tổ bùn, én đắp rộn nhà ai.
Loạn hoa những khiến người nheo mắt,
Vó ngựa mờ che, lối cỏ gầy.
Thích nhất hồ đông đi chẳng xuể,
Dương xanh rợp mát, rặng đê dài.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
(2)Xuân Đề Hồ Thượng -Bạch Cư Dị
http://thuvien.maivoo.com/tho/Bach-C...huong-685.html
Hồ thượng xuân lai tự họa đồ
Loạn phong vi nhiễu thủy bình phô
Tùng bài sơn diện thiên trùng thúy
Nguyệt điểm ba tâm nhất khỏa châu
Bích thảm tuyết đầu trừu tảo đạo
Thanh la quần đái triển tân bồ
Vi năng phao đắc Hàng Châu khứ
Nhất bán câu lưu thị thử hồ
Dịch Nghĩa
Xuân về, cảnh hồ như một bức tranh
Núi lô nhô vây quanh mặt nước phẳng lặng
Những hàng thông trên mặt núi trập trùng xanh ngắt
Ánh trăng rọi vào lòng sóng thành hạt ngọc châu
Lúa sớm trổ bông, như những sợi trên tấm thảm biếc
Lá bồ mới nảy, như những dải quần lụa xanh
(Ta) chưa bỏ Hàng Châu đi ngay được
Một nửa vì bịn rịnh cảnh hồ này
Dịch Thơ
Mùa Xuân, Đề Thơ Trên Hồ
Xuân đến trên hồ tựa bức tranh,
Nước êm phăng phẳng núi vòng quanh
Sườn non bích trải: tùng muôn cụm
Đáy nước châu gieo : nguyệt một vành
Lúa mới dập dờn vuông đệm biếc,
Bồ non phơ phất dải là xanh
Hàng Châu chưa bỏ đi cho dứt
Một nửa vì đây vướng vít tình
Bản Dịch: Khương Hữu Dụng
/27
|