Lúc mới đặt chân đến Phan Rí lần đầu thú thật tôi đã muốn khóc. Tôi cứ tưởng thành phố này phải to lớn lắm vì nó có tên trên bản đồ Việt Nam đàng hoàng, không ngờ nó là một cái xã còn nhỏ hơn lòng bàn tay.
Chiếc xe đò tôi đi có từ hồi Pháp thuộc loang lổ vết sơn xanh đỏ, chạy một mình không nổi lại chất đầy những rổ cá lớn, cá bé trên mui và trong lòng xe, những rổ cá này nghe đâu bị kẹt đường nên phải trở về nguyên quán. Phải mất 3 giờ đồng hồ chiếc xe mới lết được từ Phan Thiết đến Phan Rí. Trên đoạn đường chỉ dài hơn 60 cây số. Vừa vào đến bến xe nằm ngay ở trung tâm con phố tôi vội xách valy bước xuống vì không chịu nổi mùi cá tanh nồng bốc lên khi xe đậu. Đã sáu giờ chiều mà trời vẫn còn nắng gắt, thêm những ngọn gió thổi cát bụi bay mù khiến tôi nóng muốn điên người. Lấy khăn ra lau mồ hôi xong, tôi lững thững đi bộ dọc theo con đường trước mặt, nhìn lên tấm bảng một hiệu buôn, thấy đề Đại Lộ Trần Hưng Đạo mà buồn cười. Con đường chỉ rộng hơn một con hẻm ở Sài Gòn mà cũng xưng là Đại lộ. Địa chỉ tôi muốn đến : Công ty nước mắm Hoa Hồng số 3 Đại lộ Bạch Đằng. Cũng Đại lộ, không biết "đại lộ" đó lớn hơn "đại lộ" này được mấy phân. Đang lóng ngóng tìm một người hỏi thăm đường, tôi gặp một nữ sinh mặc quần áo trắng bước tới. Kinh nghiệm cho biết vào nhà hỏi bà già ra đường hỏi học trò nên tôi móc túi đưa mảnh giấy ghi địa chỉ cho cô bé.
- Em cho tôi hỏi thăm địa chỉ này ở đâu ?
Cô bé mở to đôi mắt đen láy quan sát tôi từ đầu đến chân xem tôi có phải là người lạ không rồi mới cúi đọc tờ giấy. Trước khi đến đây tôi nghe người ta đồn rằng con gái xứ này hai mắt đều toét vì bị cát bụi thổi vào, nhưng nhìn kỹ cô bé đây tôi chẳng thấy mắt em toét tí nào mà trái lại còn trong sáng hơn mắt mèo nhiều, tôi không hiểu thiên hạ đồn sai hay cô bé là người xứ lạ đến đây như tôi ?
- Ông mới đến đây lần đầu ?
- Phải, nếu đến đây lần thứ hai thì tôi khỏi làm phiền em.
- Em cũng ở đường đó, vậy ông cứ đi theo em là đến nơi.
Em trả lại tờ giấy rồi ôm cặp đi trước, tôi vội xách valy đi nhanh cho ngang hàng với em. Cô bé dừng lại lắc đầu.
- Đừng. Ông hãy đi sau em vài bước, ông đi bên em thiên hạ sẽ đồn thế này thế nọ ngay.
- Ở đây thiên hạ thích bàn chuyện của người khác lắm sao ?
- Vâng, chổ nhỏ bé mà. Ông cảm phiền.
Tôi đành đứng lại đợi cô bé đi trước rồi mới lẽo đẽo xách va ly theo saụ Tức mình, tôi rủa thầm mẹ kiếp thiên hạ, chắc quý vị no cơm ấm cật, dư thì giờ nên thích bàn chuyện người khác còn đói như tôi thì bàn chuyện bao tử của chính mình mãi vẫn chưa xong. Đến một con hẻm lầy cát, hai bên là bờ tường cao thấy không có bóng dáng "thiên hạ" tôi vội bước lên đi cạnh cô bé trò chuyện.
- Đi một mình lủi thủi ở sau tôi thấy tủi thân quá.
- Tại sao vậy?
- Tôi có cảm tưởng người ở đây đã bạc đãi mình.
Cô bé cười:
- Vậy ông đến đây làm gì ?
Tôi kể cho em nghe tôi là một quân nhân giải ngũ loại hạng hai đang thất nghiệp. Có một người bạn ở Sài Gòn giới thiệu tôi ra đây làm thư ký cho công ty nước mắm Hoa Hồng để sống qua ngày và tôi hy vọng người ta sẽ không từ chối.
- Em sợ ông không chịu nổi đâu.
- Làm thư ký có gì nặng nhọc mà hông chịu nổi ?
- Không, em muốn nói mùi nước mắm kìa.
- Đó là mùi quốc hồn quốc túy người Việt nào sống ở ngoại quốc cũng nhớ nó, sao em lại nói là chịu không nổi.
- Rồi ông sẽ biết.
Đi thêm một lúc cô bé dẫn tôi đến bờ sông. Con sông rộng ở gần cửa biển đậu đầy ghe chài sơn màu sắc rực rỡ. Trên bờ người ta qua lại tấp nập và những nong mực được phơi đầy hai bên đường choán cả lối đi. Cô bé chỉ tôi một ngôi nhà lớn quét vôi vàng cách chổ chúng tôi đứng một cột đèn.
- Đó là công ty Hoa Hồng. Em chúc ông may mắn.
Tôi thật cảm động nghe câu nói đó từ ngày thất nghiệp đến nay, chưa ai chúc tôi một lời may mắn nào. Tôi nhìn thẳng vào mắt cô bé.
- Cám ơn em, tôi tin người ta không nỡ từ chối một thương phế binh đói rách như tôị Nhà em ở đâu có dịp tôi sẽ đến thăm ?
Cô bé chỉ tay về một khu nhà lố nhố ở phía xa.
- Nhà em gần chợ cá kia kìa, chắc ông không nhìn thấy đâu. Nếu ông được làm việc ở công ty, em sẽ còn gặp ông vì thỉnh thoảng em vẫn đến đó nhận giấy giao hàng. Thôi, em xin chào ông.
Nhìn cô bé đi khuất vào đám người trên bờ, tôi mới lững thững xách va ly đến công ty. Phía trước nhà có một tấm bảng lớn hai bên vẽ hai bông hồng to ướng, tôi đi thẳng vào cửa và xin gặp ông giám đốc. Người lao công dẫn tôi đi vào một phòng nhỏ, tôi gặp một ông tóc bạc đang ngồi đọc nhật báo. Tôi cúi đầu chào ông và đưa lá thư giới thiệu việc làm do người cháu ruột ông ta viết. Đọc thư xong ông hỏi tôi những giấy tờ cần thiết, tôi mở va ly lấy và đưa ông xem. Ông nói được rồi cậu sẽ ở luôn đây và bắt đầu làm việc từ ngày mai. Được việc làm tôi mừng rỡ nói cảm ơn ông. Ông nói không có gì tôi sẽ xem cậu như cháu tôi, rồi ông gọi người lao công vào căn dặn thu xếp nơi ăn chốn ở cho tôi.
Công ty chiếm một khu đất khá rộng, người lao công dẫn tôi đi quanh một vòng cho biết và chỉ cho tôi chỗ ngủ là một cái chái nhỏ lợp tôn ở gần nhà ông. Về cơm nước ông nói nếu cậu muốn ăn ở ngoài, ngày mai tôi sẽ dẫn đến một nơi nấu cơm tháng. Tôi nói nếu tiện nhờ bác nấu cho tôi ăn luôn khỏi phải đi xa. Ông nói nhà tôi ăn uống bết lắm sợ cậu nuốt không nổi. Tôi cười nói có rau có cháo để ăn là may rồi tôi đang thất nghiệp mà bác. Ông cười nói vậy thì được.
Công việc làm ở công ty tương đối nhàn hạ. Hàng ngày tôi đánh máy những hoá đơn giao hàng, nhận hàng, nhưng giấy tờ chứng nhận phân tích nước mắm đến các tỉnh khác. Phía sau công ty là nhà lều nước mắm của riêng ông giám đốc. Trong những thùng gỗ lớn người ta đổ cá vào đầy ướp muối rồi đợi ngày cá rã ra nhỏ giọt thành nước mắm. Mỗi lần vào lều kiểm soát các phu vợi nước mắm vào những thùng sắt nhỏ để chở đi bán tôi phải bôi dầu cù là vào mũi và phải châm thuốc hút liên miên. Hôm đầu nhìn người ta lấy xác mắm ra tôi phải chạy ra ngoài nôn ọe vì không chịu nổi mùi hôi kinh khủng từ xác mắm bốc ra. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao cô bé nói sợ tôi không chịu nổi mùi nước mắm. Nếu không vì cái bao tử mỗi gày đều đói chắc tôi đã xách va ly đi ngay sau lần nôn ọe đó.
Tôi lẩm cẩm nghĩ không hiểu tại sao các ông "hàm hộ" ở đây chẳng ông nào chịu lấy dấu hiệu nước mắm của mình là cá nục, cá thu, cá cơm, cá óc nóc... mà đi chọn những hình con thỏ, con gà, con én, hoa sen, hoa hồng...? Nếu những đôi tình nhân ở xa đều biết hoa hồng là dấu hiệu của công ty nước mắm lớn ở đây chắc họ sẽ không ham tặng người yêu một đóa hồng vì chẳng lẽ họ còn muốn tình yêu của họ sẽ mặn mòi và sực nước mắm ?
Dù không thích mùi hương của nó nhưng tôi cũng phải cám ơn nước mắm đã giúp tôi có công ăn việc làm và sống qua những ngày đói khát. Mỗi sáng để khỏi ăn điểm tâm tốn tiền tôi thường xuống lều múc một ly nhỏ nước mắm uống ực một hơi rồi chạy lên nhà uống luôn hai ly cối nước trà cho đã khát. Như vậy no suốt buổi. Cũng may nước mắm có nhiều chất đạm nên càng ngày tôi càng nặng xương.
Một buổi sáng khi tôi vừa uống xong ly nước mắm điểm tâm miệng đang mặn đắng thì cô bé tôi gặp hôm đầu tiên đến xứ này, đi vào. Em chào tôi, tôi chẳng kịp chào lại mà vội rót hai ly cối nước trà uống luôn một hơi. Em hỏi:
- Ông làm cái gì mà khát dữ vậy ?
- Tôi mới điểm tâm bằng nước mắm.
Cô bé trợn tròn mắt không hiểu. Tôi phải giải thích cặn kẽ cho em rõ. Nghe xong cô bé cười.
- Ông thật có duyên với nước mắm. Em chỉ uống một muỗng nhỏ thôi cũng đủ sặc chết người.
Tôi hỏi em sao cả tuần nay không đến chơi, tôi có ý đợi em mãi. Cô bé nói em cũng muốn đến thăm nhưng không có dịp, sáng nay em nghỉ học và ba em sai em đi phân chất nước mắm nên em mới có cơ hội đến đây. Em trao tôi một chai nước mắm nhỏ, tôi cầm lấy đem vào phòng giảo nghiệm. Ở đây các nhà lều trước khi đem bán nước mắm đều phải đem đi giảo nghiệm để xem nước mắm của mình có bao nhiêu chất cá, chất cá càng nhiều nước mắm bán giá càng cao. Phòng giảo nghiệm chưa có người làm việc, tôi trở ra kéo ghế mời em ngồi đợi. Em hỏi:
- Ông đã đi đâu chơi chưa ?
- Ở đây có chỗ nào mà đi chơi. Mỗi tối tôi chỉ biết ra bờ sông nhìn thiên hạ qua lại hay đến quán Lều Gỗ uống nước rồi về ngủ.
- Vậy thì còn thiếu sót nhiều. Ở đây có nhiều chổ đáng đi chơi lắm như đi rẫy ăn táo, đi xóm Rừng ăn mận, đi tắm biển ở bãi Trùng
Dương hay Ghềnh Son. Đi thăm chùa ông Hai Đại, đi xem thắng cảnh đập Đồng Mới ...vv...
- Vậy hôm nào rảnh tôi mượn xe Honda chở em đi chơi nghe.
- Đâu được thiên hạ nói chết.
Lại thiên hạ. Tôi rủa thầm mẹ kiếp thiên hạ, xin quí vị để cho tôi sống với chứ. Tôi phân bua với cô bé.
- Thây kệ họ. Chúng ta hãy sống cho chính chúng ta, họ đâu có sống giùm chúng ta mà chúng ta lo.
Cô bé cũng đồng ý với tôi như vậy nên vào những chúa nhật kế tiếp em đã đến dẫn tôi đi thăm những nơi chốn em nói. Từ khi chúng tôi thân với nhau, những tối rảnh rỗi em thường đến nơi tôi ở, nấu chè chuối bột báng nước dừa hay em đem cá hấp ở nhà đến chúng tôi quấn bánh tráng rau sống chấm với nước mắm "nhĩ" ăn thật ngon lành.
Một tối em đến chơi, tôi vui miệng nói lại với em những điều cậu học sinh con trai bác lao công cho tôi biết là có rất nhiều nam sinh ở trường đã si em bỏ cả học hành. Cô bé cười nói :
- Ai mà si em, em cho chết luôn.
Tôi khoái chí cười:
- Đúng, đúng. Nhưng còn tôi ?
- Ông hả, em cũng cho chết luôn.
Tôi chưng hửng hỏi:
- Bộ nhất định em không khóc thương ?
- Khóc hả, cười bể bụng thì có.
- Chúa ơi, chắc tim em bằng sắt?
- Sắt hả, ai mà ưa thứ mau rỉ sét.
- Bằng đá chăng?
- Nước chảy đá mòn, đá yếu xìu.
- Bằng gỗ thùng nước mắm?
- Vâng bằng gỗ, nhưng không phải gỗ làm thùng nước mắm đâu mà là gỗ thông sản xuất từ rừng thông Đà Lạt.
- Vậy chắc em sinh ở Đà Lạt?
Cô bé gật đầu kể cho tôi biết gia đình em trước kia ở Đà Lạt sau đó dời xuống đây lập nghiệp đã được 10 năm và bây giờ ở chốn này em là một cây thông nhớ rừng.
Cô bé cười nói:
- Em mới nhận được một lá thư tình.
Tôi ngạc nhiên nói :
- Tôi có viết thư cho em hồi nào đâu mà em nhận được?
- Ai nói ông viết bao giờ đâu, thư này của một người khác.
- Em đã có một người tình khác?
- Không phải đâu, thư này của người dạy kèm em gửi cho em, để em đưa cho ông đọc.
Cô bé móc túi đưa cho tôi một phong thư màu xanh để ngỏ, bên trong có một tờ giấy màu hồng viết đầy chữ Anh. Tôi hỏi :
- Thầy dạy em người Mỹ à?
- Không, ông ấy dạy kèm Anh Văn cho em và mấy nhỏ bạn.
Anh văn tôi mới học đến lession 10 trong quyển English For Today book one nên chẳng hiểu ông giáo viết gì, tôi trao lại lá thư cho cô bé.
- Em dịch dùm tôi đi. Lần sau em nhớ nói ổng viết bằng chữ Việt tôi mới có thể đọc được.
- Đại ý ông ấy viết, ông ấy thương yêu em và muốn gặp em chiều Chúa Nhật này tại nhà trọ ông ấy.
Tôi nổi sùng nói :
- Sao em không đưa lá thư mắc dịch này cho ba má em đọc.
- Thôi, em sợ rùm beng cả nhà đều biết em dị chết.
- Em có viết thư trả lời cho ông ấy không? Em có định đến thăm ông ấy không?
- Còn lâu. Nhưng em sợ ông ấy cứ viết thư hay gọi em tập đọc hoài tụi bạn biết được chúng chọc em chết. Vậy em nhờ ông đóng vai anh em đến nói ông ấy đừng có viết thư cho em nữa.
- Xong rồi, chiều chủ nhật này tôi sẽ thay em đóng vai người tình đến thăm ông ấy.
- Khỏi đợi đến chiều chủ nhật, chiều mai khoảng 6 giờ ông đợi em ở quán Lều Gỗ rồi em sẽ chỉ cho ông thấy thầy em vì ông ấy ăn cơm tháng gần đó.
Buổi chiều, mới 5 giờ tôi đã có mặt ở quán Lều Gỗ, một quán nước vĩ đại nhất ở xứ Phan Rí này. Quán gồm hai phần : một sân rộng đặt bàn ghế bán nước uống và một căn nhà có những tủ kính (trước bày bán đồ điện sau ế dẹp luôn) bày những quyển sách truyện cho thuê. Tôi vẫn thường đến đây trước để uống một ly đá chanh cho đã khát vì lỡ uống nước mắm quá nhiều, sau đó thuê vài quyển truyện chưởng về nhà tối đọc đở buồn. Tôi thuộc loại khách đặc biệt được chủ quán đeo kính cận trông rất trí thức thông cảm cho ký sổ vàng cuối tháng trả tiền nên chiều nay dù trong túi không có đồng nào tôi vẫn mạnh dạn bước vào quán gọi một chai 33, nữa gói Capstan. Tôi uống bia dở ẹc, chỉ một chai mặt cũng đỏ bừng như gà đá nhưng vì sắp đụng độ với ông giáo nên tôi muốn mặt mình phải sừng sừng một tí cho ông ấy ớn.
Buổi tối quán thường đông nghẹt khách nhưng vào giờ này thì vắng như chùa bà đanh. Học sinh còn đi học và những ông "ba đờ ghe" còn bận bán cá chưa có thì giờ rảnh đến ngồi thưởng thức nhạc "tiền chiến hậu chiến" do chính tay chủ quán chọn lọc. Tôi chúa ghét nghe nhạc ở các quán nước, ồn ào điếc tai nên rất thích ngồi ở đây vào buổi xế chiều để được thiên nhiên ca bản The Sound Of Silence. Trên chiếc sàn xi măng rộng (trước là sân patin sau ế dẹp luôn) đọng đầy những vũng nước do ông chủ tưới những chậu kiểng, chưa đến tuổi tam thập nhị lập mà ông ta đã thích cái thú "vạch lá tìm sâu" kể cũng lo hưởng nhàn hơi sớm.
Nắng càng lúc càng đậm màu trên cây bạc đầu ở cuối sân, tôi ngồi im chờ đợi buổi chiều len lén vào hồn xem nó ra làm sao nhưng đợi mãi chẳng thấy buổi chiều đâu cả mà chỉ thấy có cô bé len lén đi vào sân.
- Ông đợi lâu chưa ?
- Chưa, chỉ mới hơi dài cổ thôi.
- Em hẹn ông sáu giờ mà.
- Quân đội dạy tôi muốn phục kích địch phải đến sớm quan sát địa thế cho chắc ăn.
- Nhưng ngồi chổ này làm sao ông quan sát được ?
Cô bé kéo tôi ngồi ở một chiếc bàn khác gần hàng rào được kết bằng những ống tre chẻ đôi. Ngồi đây nhìn qua kẻ hở hai thân tre có thể thấy rõ bên ngoài. Nhìn mãi mỏi cả mắt chẳng thấy ông giáo dạy kèm đâu tôi nói cô bé quan sát thay tôi, khi nào thấy ông ta đến thì báo động. Tôi vừa hút xong điếu thuốc, cô bé nói :
- Ông ấy kìa. Tôi ghé mắt nhìn qua khe hở thấy có hai người đang từ xa đi đến, tôi hỏi cô bé.
- Thầy của em là người đeo kính cận, mặt mũi sáng sủa đi bên kia đường phải không ?
- Không phải đâu, đó là học sinh. Thầy của em đang đi gần gốc me kìa.
Tôi chăm chú quan sát gã đàn ông theo lời cô bé chỉ. Y mặc áo thun màu xanh thẫm có in đầu một co dê to tổ bố (dậu hiệu của tuổi Dương Cưu ?) y dê mà dám nhận mình dê kể cũng khá chì. Quần y may bằng vải bố trắng ống rộng và chân đi giày mọi màu vàng. Tóc y để dài thòng, phía trước cắt ngang chân mày và miệng phì phà điếu thuốc ngậm ở khóe môi trái. Người y cao, ốm như con mắm, mặt đen đen giống y chang dân "ba đờ ghe" mới đánh cá ngoài khơi về, vậy mà y lại là giáo sư dạy kèm thì thật là lạ . Tướng y thật thích hợp để đóng vai "Xì-ke đại huynh" và chắc không tài tử nào đóng hay hơn y trong vai đó.
Tôi nói với cô bé :
- Em ngồi đây để tôi ra nói chuyện phải trái với ông ấy.
Uống hết ly bia cho hào khí bừng bừng và cầm theo một điếu thuốc tôi bước ra ngoài quán vừa lúc ông giáo đi đến, chắc y cũng định vào quán thuê truyện chưởng về đọc. Tôi nói :
- Xin lỗi ông bạn cho châm nhờ điếu thuốc.
Y trao điếu thuốc cho tôi mỗi rồi tôi tại lại y:
- Ông bạn là ông giáo dạy kèm Anh văn ?
Y gật đầu bù xù như tổ quạ.
- Phải. Ông muốn học thêm Anh văn ?
- Tôi học Anh văn làm quái gì! Sở Mỹ đóng cửa hết rồi. Tôi chỉ yêu cầu ông đừng viết thư cho em Phạm Thị Đồng Ý nữa.
- Ông là gì mà cấm tôi viết thư cho em ấy?
- Tôi là anh hai nó.
- Sao trông ông không giống em ấy tí nào hết vậy ?
- Giống hay không kệ tôi. Bộ ông giống tía ông lắm hay sao?
- Ông đừng giận, tôi có lời khen ngợi em ông học rất giỏi và tôi rất mến em ấy.
- Nó học giỏi hay dốt cũng thây kệ nó, tôi không cần ông mến nó. Ở đây thiếu gì cô giáo xinh đẹp sao ông không mến các cô mà đi mến nữ sinh làm gì cho tai tiếng.
- Tôi không ưa cô giáo, tôi chỉ ưa nữ sinh thì đã sao ?
- Ông không ưa cô giáo thây kệ ông, ông chỉ ưa nữ sinh thây kệ ông nhưng tôi không ưa ông ưa em gái tôi.
- Tại sao ông lại không ưa tôi nhiều quá vậy ?
Thật ra tôi cũng không ghét gì ông giáo này, y xứng đáng là bạn tri kỷ của tôi vì cả hai cùng chung một sở thích là cô bé nhưng tại y có lợi thế là địa vị cao hơn tôi nên tôi nổi sùng nói:
- Tôi không ưa ông vì ông dạy kèm, chỉ giản dị thế thôi.
- Dạy kèm là một nghề cao quí mà.
- Nghề đó không cao quí tí nào nếu ông tiếp tục tán em gái tôi, còn ông tán bất cứ ai nghề đó vẫn cao quí như thường.
- Được rồi, ông để tôi về suy nghĩ lại.
- Không suy nghĩ tới suy nghĩ lui gì nữa cả, nếu ông còn viết thư cho em gái tôi có ngày ông ăn đòn.
- Ông hăm dọa giái sư dạy kèm phải không ? Ông tên gì ? Tôi sẽ nộp đơn kiện ông ở Hội đồng xã.
Nghe kiện cáo tôi cũng hơi "rét" nhưng kinh nghiệm cho biết một người có "rét" hơn mình mới hăm dọa kiện cáo lôi thôi nên tôi thừa thắng xông lên.
- Ông có nộp đơn kiện ở Tối cao pháp viện tôi cũng không sợ. Tôi là lính giải ngũ, tên Phạm Bất Bình, số quân 68 156890 ông nhớ kỹ chưa?
- Tôi không cần nhớ tên ông nữa. Tôi nhớ mặt ông rồi, nếu ông đánh tôi là tôi nhận ra ngay ông đánh tôi.
Ông giáo dạy kèm hầm hầm bỏ đi chẳng thèm chào tôi một lời cho đúng với nguyên tắc sư phạm. Tự dưng tôi thương y chi lạ. Trong lúc nói chuyện, nhìn kỹ đôi mắt y tôi mới biết y đã cố ý làm cho mọi người hiểu lầm y qua cách ăn mặc, cách nói chuyện để che dấu nỗi cô đơn mà y đang chịu đựng. Nếu không kẹt cô bé chắc tôi đã mời y vào quán uống vài chai 33 để kết bạn tâm giao. Ở xứ này có người bạn như y cũng thú lắm chứ nhưng chắc là không thú bằng được quen với cô bé rồi. Tôi trở vào quán hăm hở kể lại cho cô bé nghe trận đụng độ vừa qua. Em cười nói ông đóng kịch tài ghê sao ông không đi theo các ban kịch ở Sài Gòn?
Vì có cuộc hộp họp quan trọng với các hãng nước mắm ở Phan Thiết tôi phải đi theo ông giám đốc làm biên bản mất ba ngày. Buổi tối về đến nhà bác lao công trao cho tôi hai lá thư.
Một lá của tổng hội thương phế binh cho biết tôi đã được nhận làm thư ký cho một hãng buôn ở Saigon, nếu muốn làm tôi phải về Saigon nhận việc gấp. Tôi phân vân không biết quyết định thế nào. Ở phan Rí này được bốn tháng, tôi đã mến người dân ở đây. Họ tuy lắm chuyện nhưng rất chân thật và sẵn lòng giúp đỡ người lạ. Mảnh đất này tuy nhỏ bé nhưng rất hậu đãi những người phương xa đến đây lập nghiệp. Nắng ở đây có làm da tôi đen sậm nhưng không khí vùng biển trong lành đã giúp tôi khoẻ mạnh hơn xưa. Tôi cũng đã bắt đầu nghiền mùi nước mắm, một mùi hương khó quên như hương tóc người tình đã chia xa nhưng tôi vẫn nhớ rõ ràng vào những đêm mưa. Ở Sai gon dĩ nhiên là vui vẻ hơn, bạn bè đông hơn và có nhiều cơ hội tiến thân hơn nhưng tôi chưa muốn xa cô bé. Tình yêu đã bắt hụt nhiều lần vì với quá cao, lần này nó đang nằm trong tầm tay tôi không lẽ tôi lại bỏ mất dịp may.
Lá thư thứ hai của cô bé mới gửi đến sáng nay. Em cho biết trường em đã nghỉ hè, gia đình em mới mở một đại lý bán nước mắm ở Đà Lạt, em sẽ theo má lên đó buôn bán và xin chuyển trường lên học ở Bùi Thị Xuân. Em đã đến tìm tôi hai lần nhưng không gặp và sáng mai em phải đi sớm một mình vì má em đã đi trước. Em viết : Thôi ông khỏi tiển đưa làm gì cho mất công. Thiên hạ biết cười chết. Em muốn chúng ta chia tay âm thầm. Nếu gặp ông ở bến xe em sẽ không viết thư cho ông nữa và khi nào có dịp về thăm ba, em cũng không thèm ghé thăm ông.
Tờ mờ sáng hôm sau tôi đã có mặt tại bến xe. Trời hơi lạnh vì đêm qua mưa suốt đêm, tôi co ro đứng núp trong bóng tôi một hiên nhà mong nhìn thấy cô bé một lần nữa trước khi chia tay. Khoảng năm giờ ba mươi tôi thấy vai em mang xách tay đi từ một con hẻm nhỏ một mình. Em đến ghi tên ở quầy lấy vé rồi bước lên xe ngồi ở một ghế gần cửa. Thây kệ thiên hạ cười, thây kệ những lời dặn trong thư tôi chạy vội đến gặp em.
- Ông không nghe lời em há. Được rồi em sẽ làm đúng theo những gì em đã viết.
Tôi đưa mắt nhìn em chẳng biết nói gì. Tôi luôn luôn chẳng biết nói gì vào những dịp chia tay. Mãi đến khi xe rồ máy chạy, tôi không ngăn được, đưa tay nắm chặt bàn tay nhỏ bé của em bỏ ra ngoài cửạ Cô bé nói như sắp khóc.
- Ông là một con mọt.
- Chúa ơi! Một người bảnh bao như tôi lại có hình dáng như con mọt sao ? Cô bé có cận thị chăng ?
- Ông là một con mọt kinh khủng đã ăn ruỗng trái tim bằng gỗ thông của em.
Chiếc xe đò tôi đi có từ hồi Pháp thuộc loang lổ vết sơn xanh đỏ, chạy một mình không nổi lại chất đầy những rổ cá lớn, cá bé trên mui và trong lòng xe, những rổ cá này nghe đâu bị kẹt đường nên phải trở về nguyên quán. Phải mất 3 giờ đồng hồ chiếc xe mới lết được từ Phan Thiết đến Phan Rí. Trên đoạn đường chỉ dài hơn 60 cây số. Vừa vào đến bến xe nằm ngay ở trung tâm con phố tôi vội xách valy bước xuống vì không chịu nổi mùi cá tanh nồng bốc lên khi xe đậu. Đã sáu giờ chiều mà trời vẫn còn nắng gắt, thêm những ngọn gió thổi cát bụi bay mù khiến tôi nóng muốn điên người. Lấy khăn ra lau mồ hôi xong, tôi lững thững đi bộ dọc theo con đường trước mặt, nhìn lên tấm bảng một hiệu buôn, thấy đề Đại Lộ Trần Hưng Đạo mà buồn cười. Con đường chỉ rộng hơn một con hẻm ở Sài Gòn mà cũng xưng là Đại lộ. Địa chỉ tôi muốn đến : Công ty nước mắm Hoa Hồng số 3 Đại lộ Bạch Đằng. Cũng Đại lộ, không biết "đại lộ" đó lớn hơn "đại lộ" này được mấy phân. Đang lóng ngóng tìm một người hỏi thăm đường, tôi gặp một nữ sinh mặc quần áo trắng bước tới. Kinh nghiệm cho biết vào nhà hỏi bà già ra đường hỏi học trò nên tôi móc túi đưa mảnh giấy ghi địa chỉ cho cô bé.
- Em cho tôi hỏi thăm địa chỉ này ở đâu ?
Cô bé mở to đôi mắt đen láy quan sát tôi từ đầu đến chân xem tôi có phải là người lạ không rồi mới cúi đọc tờ giấy. Trước khi đến đây tôi nghe người ta đồn rằng con gái xứ này hai mắt đều toét vì bị cát bụi thổi vào, nhưng nhìn kỹ cô bé đây tôi chẳng thấy mắt em toét tí nào mà trái lại còn trong sáng hơn mắt mèo nhiều, tôi không hiểu thiên hạ đồn sai hay cô bé là người xứ lạ đến đây như tôi ?
- Ông mới đến đây lần đầu ?
- Phải, nếu đến đây lần thứ hai thì tôi khỏi làm phiền em.
- Em cũng ở đường đó, vậy ông cứ đi theo em là đến nơi.
Em trả lại tờ giấy rồi ôm cặp đi trước, tôi vội xách valy đi nhanh cho ngang hàng với em. Cô bé dừng lại lắc đầu.
- Đừng. Ông hãy đi sau em vài bước, ông đi bên em thiên hạ sẽ đồn thế này thế nọ ngay.
- Ở đây thiên hạ thích bàn chuyện của người khác lắm sao ?
- Vâng, chổ nhỏ bé mà. Ông cảm phiền.
Tôi đành đứng lại đợi cô bé đi trước rồi mới lẽo đẽo xách va ly theo saụ Tức mình, tôi rủa thầm mẹ kiếp thiên hạ, chắc quý vị no cơm ấm cật, dư thì giờ nên thích bàn chuyện người khác còn đói như tôi thì bàn chuyện bao tử của chính mình mãi vẫn chưa xong. Đến một con hẻm lầy cát, hai bên là bờ tường cao thấy không có bóng dáng "thiên hạ" tôi vội bước lên đi cạnh cô bé trò chuyện.
- Đi một mình lủi thủi ở sau tôi thấy tủi thân quá.
- Tại sao vậy?
- Tôi có cảm tưởng người ở đây đã bạc đãi mình.
Cô bé cười:
- Vậy ông đến đây làm gì ?
Tôi kể cho em nghe tôi là một quân nhân giải ngũ loại hạng hai đang thất nghiệp. Có một người bạn ở Sài Gòn giới thiệu tôi ra đây làm thư ký cho công ty nước mắm Hoa Hồng để sống qua ngày và tôi hy vọng người ta sẽ không từ chối.
- Em sợ ông không chịu nổi đâu.
- Làm thư ký có gì nặng nhọc mà hông chịu nổi ?
- Không, em muốn nói mùi nước mắm kìa.
- Đó là mùi quốc hồn quốc túy người Việt nào sống ở ngoại quốc cũng nhớ nó, sao em lại nói là chịu không nổi.
- Rồi ông sẽ biết.
Đi thêm một lúc cô bé dẫn tôi đến bờ sông. Con sông rộng ở gần cửa biển đậu đầy ghe chài sơn màu sắc rực rỡ. Trên bờ người ta qua lại tấp nập và những nong mực được phơi đầy hai bên đường choán cả lối đi. Cô bé chỉ tôi một ngôi nhà lớn quét vôi vàng cách chổ chúng tôi đứng một cột đèn.
- Đó là công ty Hoa Hồng. Em chúc ông may mắn.
Tôi thật cảm động nghe câu nói đó từ ngày thất nghiệp đến nay, chưa ai chúc tôi một lời may mắn nào. Tôi nhìn thẳng vào mắt cô bé.
- Cám ơn em, tôi tin người ta không nỡ từ chối một thương phế binh đói rách như tôị Nhà em ở đâu có dịp tôi sẽ đến thăm ?
Cô bé chỉ tay về một khu nhà lố nhố ở phía xa.
- Nhà em gần chợ cá kia kìa, chắc ông không nhìn thấy đâu. Nếu ông được làm việc ở công ty, em sẽ còn gặp ông vì thỉnh thoảng em vẫn đến đó nhận giấy giao hàng. Thôi, em xin chào ông.
Nhìn cô bé đi khuất vào đám người trên bờ, tôi mới lững thững xách va ly đến công ty. Phía trước nhà có một tấm bảng lớn hai bên vẽ hai bông hồng to ướng, tôi đi thẳng vào cửa và xin gặp ông giám đốc. Người lao công dẫn tôi đi vào một phòng nhỏ, tôi gặp một ông tóc bạc đang ngồi đọc nhật báo. Tôi cúi đầu chào ông và đưa lá thư giới thiệu việc làm do người cháu ruột ông ta viết. Đọc thư xong ông hỏi tôi những giấy tờ cần thiết, tôi mở va ly lấy và đưa ông xem. Ông nói được rồi cậu sẽ ở luôn đây và bắt đầu làm việc từ ngày mai. Được việc làm tôi mừng rỡ nói cảm ơn ông. Ông nói không có gì tôi sẽ xem cậu như cháu tôi, rồi ông gọi người lao công vào căn dặn thu xếp nơi ăn chốn ở cho tôi.
Công ty chiếm một khu đất khá rộng, người lao công dẫn tôi đi quanh một vòng cho biết và chỉ cho tôi chỗ ngủ là một cái chái nhỏ lợp tôn ở gần nhà ông. Về cơm nước ông nói nếu cậu muốn ăn ở ngoài, ngày mai tôi sẽ dẫn đến một nơi nấu cơm tháng. Tôi nói nếu tiện nhờ bác nấu cho tôi ăn luôn khỏi phải đi xa. Ông nói nhà tôi ăn uống bết lắm sợ cậu nuốt không nổi. Tôi cười nói có rau có cháo để ăn là may rồi tôi đang thất nghiệp mà bác. Ông cười nói vậy thì được.
Công việc làm ở công ty tương đối nhàn hạ. Hàng ngày tôi đánh máy những hoá đơn giao hàng, nhận hàng, nhưng giấy tờ chứng nhận phân tích nước mắm đến các tỉnh khác. Phía sau công ty là nhà lều nước mắm của riêng ông giám đốc. Trong những thùng gỗ lớn người ta đổ cá vào đầy ướp muối rồi đợi ngày cá rã ra nhỏ giọt thành nước mắm. Mỗi lần vào lều kiểm soát các phu vợi nước mắm vào những thùng sắt nhỏ để chở đi bán tôi phải bôi dầu cù là vào mũi và phải châm thuốc hút liên miên. Hôm đầu nhìn người ta lấy xác mắm ra tôi phải chạy ra ngoài nôn ọe vì không chịu nổi mùi hôi kinh khủng từ xác mắm bốc ra. Bây giờ tôi mới hiểu tại sao cô bé nói sợ tôi không chịu nổi mùi nước mắm. Nếu không vì cái bao tử mỗi gày đều đói chắc tôi đã xách va ly đi ngay sau lần nôn ọe đó.
Tôi lẩm cẩm nghĩ không hiểu tại sao các ông "hàm hộ" ở đây chẳng ông nào chịu lấy dấu hiệu nước mắm của mình là cá nục, cá thu, cá cơm, cá óc nóc... mà đi chọn những hình con thỏ, con gà, con én, hoa sen, hoa hồng...? Nếu những đôi tình nhân ở xa đều biết hoa hồng là dấu hiệu của công ty nước mắm lớn ở đây chắc họ sẽ không ham tặng người yêu một đóa hồng vì chẳng lẽ họ còn muốn tình yêu của họ sẽ mặn mòi và sực nước mắm ?
Dù không thích mùi hương của nó nhưng tôi cũng phải cám ơn nước mắm đã giúp tôi có công ăn việc làm và sống qua những ngày đói khát. Mỗi sáng để khỏi ăn điểm tâm tốn tiền tôi thường xuống lều múc một ly nhỏ nước mắm uống ực một hơi rồi chạy lên nhà uống luôn hai ly cối nước trà cho đã khát. Như vậy no suốt buổi. Cũng may nước mắm có nhiều chất đạm nên càng ngày tôi càng nặng xương.
Một buổi sáng khi tôi vừa uống xong ly nước mắm điểm tâm miệng đang mặn đắng thì cô bé tôi gặp hôm đầu tiên đến xứ này, đi vào. Em chào tôi, tôi chẳng kịp chào lại mà vội rót hai ly cối nước trà uống luôn một hơi. Em hỏi:
- Ông làm cái gì mà khát dữ vậy ?
- Tôi mới điểm tâm bằng nước mắm.
Cô bé trợn tròn mắt không hiểu. Tôi phải giải thích cặn kẽ cho em rõ. Nghe xong cô bé cười.
- Ông thật có duyên với nước mắm. Em chỉ uống một muỗng nhỏ thôi cũng đủ sặc chết người.
Tôi hỏi em sao cả tuần nay không đến chơi, tôi có ý đợi em mãi. Cô bé nói em cũng muốn đến thăm nhưng không có dịp, sáng nay em nghỉ học và ba em sai em đi phân chất nước mắm nên em mới có cơ hội đến đây. Em trao tôi một chai nước mắm nhỏ, tôi cầm lấy đem vào phòng giảo nghiệm. Ở đây các nhà lều trước khi đem bán nước mắm đều phải đem đi giảo nghiệm để xem nước mắm của mình có bao nhiêu chất cá, chất cá càng nhiều nước mắm bán giá càng cao. Phòng giảo nghiệm chưa có người làm việc, tôi trở ra kéo ghế mời em ngồi đợi. Em hỏi:
- Ông đã đi đâu chơi chưa ?
- Ở đây có chỗ nào mà đi chơi. Mỗi tối tôi chỉ biết ra bờ sông nhìn thiên hạ qua lại hay đến quán Lều Gỗ uống nước rồi về ngủ.
- Vậy thì còn thiếu sót nhiều. Ở đây có nhiều chổ đáng đi chơi lắm như đi rẫy ăn táo, đi xóm Rừng ăn mận, đi tắm biển ở bãi Trùng
Dương hay Ghềnh Son. Đi thăm chùa ông Hai Đại, đi xem thắng cảnh đập Đồng Mới ...vv...
- Vậy hôm nào rảnh tôi mượn xe Honda chở em đi chơi nghe.
- Đâu được thiên hạ nói chết.
Lại thiên hạ. Tôi rủa thầm mẹ kiếp thiên hạ, xin quí vị để cho tôi sống với chứ. Tôi phân bua với cô bé.
- Thây kệ họ. Chúng ta hãy sống cho chính chúng ta, họ đâu có sống giùm chúng ta mà chúng ta lo.
Cô bé cũng đồng ý với tôi như vậy nên vào những chúa nhật kế tiếp em đã đến dẫn tôi đi thăm những nơi chốn em nói. Từ khi chúng tôi thân với nhau, những tối rảnh rỗi em thường đến nơi tôi ở, nấu chè chuối bột báng nước dừa hay em đem cá hấp ở nhà đến chúng tôi quấn bánh tráng rau sống chấm với nước mắm "nhĩ" ăn thật ngon lành.
Một tối em đến chơi, tôi vui miệng nói lại với em những điều cậu học sinh con trai bác lao công cho tôi biết là có rất nhiều nam sinh ở trường đã si em bỏ cả học hành. Cô bé cười nói :
- Ai mà si em, em cho chết luôn.
Tôi khoái chí cười:
- Đúng, đúng. Nhưng còn tôi ?
- Ông hả, em cũng cho chết luôn.
Tôi chưng hửng hỏi:
- Bộ nhất định em không khóc thương ?
- Khóc hả, cười bể bụng thì có.
- Chúa ơi, chắc tim em bằng sắt?
- Sắt hả, ai mà ưa thứ mau rỉ sét.
- Bằng đá chăng?
- Nước chảy đá mòn, đá yếu xìu.
- Bằng gỗ thùng nước mắm?
- Vâng bằng gỗ, nhưng không phải gỗ làm thùng nước mắm đâu mà là gỗ thông sản xuất từ rừng thông Đà Lạt.
- Vậy chắc em sinh ở Đà Lạt?
Cô bé gật đầu kể cho tôi biết gia đình em trước kia ở Đà Lạt sau đó dời xuống đây lập nghiệp đã được 10 năm và bây giờ ở chốn này em là một cây thông nhớ rừng.
Cô bé cười nói:
- Em mới nhận được một lá thư tình.
Tôi ngạc nhiên nói :
- Tôi có viết thư cho em hồi nào đâu mà em nhận được?
- Ai nói ông viết bao giờ đâu, thư này của một người khác.
- Em đã có một người tình khác?
- Không phải đâu, thư này của người dạy kèm em gửi cho em, để em đưa cho ông đọc.
Cô bé móc túi đưa cho tôi một phong thư màu xanh để ngỏ, bên trong có một tờ giấy màu hồng viết đầy chữ Anh. Tôi hỏi :
- Thầy dạy em người Mỹ à?
- Không, ông ấy dạy kèm Anh Văn cho em và mấy nhỏ bạn.
Anh văn tôi mới học đến lession 10 trong quyển English For Today book one nên chẳng hiểu ông giáo viết gì, tôi trao lại lá thư cho cô bé.
- Em dịch dùm tôi đi. Lần sau em nhớ nói ổng viết bằng chữ Việt tôi mới có thể đọc được.
- Đại ý ông ấy viết, ông ấy thương yêu em và muốn gặp em chiều Chúa Nhật này tại nhà trọ ông ấy.
Tôi nổi sùng nói :
- Sao em không đưa lá thư mắc dịch này cho ba má em đọc.
- Thôi, em sợ rùm beng cả nhà đều biết em dị chết.
- Em có viết thư trả lời cho ông ấy không? Em có định đến thăm ông ấy không?
- Còn lâu. Nhưng em sợ ông ấy cứ viết thư hay gọi em tập đọc hoài tụi bạn biết được chúng chọc em chết. Vậy em nhờ ông đóng vai anh em đến nói ông ấy đừng có viết thư cho em nữa.
- Xong rồi, chiều chủ nhật này tôi sẽ thay em đóng vai người tình đến thăm ông ấy.
- Khỏi đợi đến chiều chủ nhật, chiều mai khoảng 6 giờ ông đợi em ở quán Lều Gỗ rồi em sẽ chỉ cho ông thấy thầy em vì ông ấy ăn cơm tháng gần đó.
Buổi chiều, mới 5 giờ tôi đã có mặt ở quán Lều Gỗ, một quán nước vĩ đại nhất ở xứ Phan Rí này. Quán gồm hai phần : một sân rộng đặt bàn ghế bán nước uống và một căn nhà có những tủ kính (trước bày bán đồ điện sau ế dẹp luôn) bày những quyển sách truyện cho thuê. Tôi vẫn thường đến đây trước để uống một ly đá chanh cho đã khát vì lỡ uống nước mắm quá nhiều, sau đó thuê vài quyển truyện chưởng về nhà tối đọc đở buồn. Tôi thuộc loại khách đặc biệt được chủ quán đeo kính cận trông rất trí thức thông cảm cho ký sổ vàng cuối tháng trả tiền nên chiều nay dù trong túi không có đồng nào tôi vẫn mạnh dạn bước vào quán gọi một chai 33, nữa gói Capstan. Tôi uống bia dở ẹc, chỉ một chai mặt cũng đỏ bừng như gà đá nhưng vì sắp đụng độ với ông giáo nên tôi muốn mặt mình phải sừng sừng một tí cho ông ấy ớn.
Buổi tối quán thường đông nghẹt khách nhưng vào giờ này thì vắng như chùa bà đanh. Học sinh còn đi học và những ông "ba đờ ghe" còn bận bán cá chưa có thì giờ rảnh đến ngồi thưởng thức nhạc "tiền chiến hậu chiến" do chính tay chủ quán chọn lọc. Tôi chúa ghét nghe nhạc ở các quán nước, ồn ào điếc tai nên rất thích ngồi ở đây vào buổi xế chiều để được thiên nhiên ca bản The Sound Of Silence. Trên chiếc sàn xi măng rộng (trước là sân patin sau ế dẹp luôn) đọng đầy những vũng nước do ông chủ tưới những chậu kiểng, chưa đến tuổi tam thập nhị lập mà ông ta đã thích cái thú "vạch lá tìm sâu" kể cũng lo hưởng nhàn hơi sớm.
Nắng càng lúc càng đậm màu trên cây bạc đầu ở cuối sân, tôi ngồi im chờ đợi buổi chiều len lén vào hồn xem nó ra làm sao nhưng đợi mãi chẳng thấy buổi chiều đâu cả mà chỉ thấy có cô bé len lén đi vào sân.
- Ông đợi lâu chưa ?
- Chưa, chỉ mới hơi dài cổ thôi.
- Em hẹn ông sáu giờ mà.
- Quân đội dạy tôi muốn phục kích địch phải đến sớm quan sát địa thế cho chắc ăn.
- Nhưng ngồi chổ này làm sao ông quan sát được ?
Cô bé kéo tôi ngồi ở một chiếc bàn khác gần hàng rào được kết bằng những ống tre chẻ đôi. Ngồi đây nhìn qua kẻ hở hai thân tre có thể thấy rõ bên ngoài. Nhìn mãi mỏi cả mắt chẳng thấy ông giáo dạy kèm đâu tôi nói cô bé quan sát thay tôi, khi nào thấy ông ta đến thì báo động. Tôi vừa hút xong điếu thuốc, cô bé nói :
- Ông ấy kìa. Tôi ghé mắt nhìn qua khe hở thấy có hai người đang từ xa đi đến, tôi hỏi cô bé.
- Thầy của em là người đeo kính cận, mặt mũi sáng sủa đi bên kia đường phải không ?
- Không phải đâu, đó là học sinh. Thầy của em đang đi gần gốc me kìa.
Tôi chăm chú quan sát gã đàn ông theo lời cô bé chỉ. Y mặc áo thun màu xanh thẫm có in đầu một co dê to tổ bố (dậu hiệu của tuổi Dương Cưu ?) y dê mà dám nhận mình dê kể cũng khá chì. Quần y may bằng vải bố trắng ống rộng và chân đi giày mọi màu vàng. Tóc y để dài thòng, phía trước cắt ngang chân mày và miệng phì phà điếu thuốc ngậm ở khóe môi trái. Người y cao, ốm như con mắm, mặt đen đen giống y chang dân "ba đờ ghe" mới đánh cá ngoài khơi về, vậy mà y lại là giáo sư dạy kèm thì thật là lạ . Tướng y thật thích hợp để đóng vai "Xì-ke đại huynh" và chắc không tài tử nào đóng hay hơn y trong vai đó.
Tôi nói với cô bé :
- Em ngồi đây để tôi ra nói chuyện phải trái với ông ấy.
Uống hết ly bia cho hào khí bừng bừng và cầm theo một điếu thuốc tôi bước ra ngoài quán vừa lúc ông giáo đi đến, chắc y cũng định vào quán thuê truyện chưởng về đọc. Tôi nói :
- Xin lỗi ông bạn cho châm nhờ điếu thuốc.
Y trao điếu thuốc cho tôi mỗi rồi tôi tại lại y:
- Ông bạn là ông giáo dạy kèm Anh văn ?
Y gật đầu bù xù như tổ quạ.
- Phải. Ông muốn học thêm Anh văn ?
- Tôi học Anh văn làm quái gì! Sở Mỹ đóng cửa hết rồi. Tôi chỉ yêu cầu ông đừng viết thư cho em Phạm Thị Đồng Ý nữa.
- Ông là gì mà cấm tôi viết thư cho em ấy?
- Tôi là anh hai nó.
- Sao trông ông không giống em ấy tí nào hết vậy ?
- Giống hay không kệ tôi. Bộ ông giống tía ông lắm hay sao?
- Ông đừng giận, tôi có lời khen ngợi em ông học rất giỏi và tôi rất mến em ấy.
- Nó học giỏi hay dốt cũng thây kệ nó, tôi không cần ông mến nó. Ở đây thiếu gì cô giáo xinh đẹp sao ông không mến các cô mà đi mến nữ sinh làm gì cho tai tiếng.
- Tôi không ưa cô giáo, tôi chỉ ưa nữ sinh thì đã sao ?
- Ông không ưa cô giáo thây kệ ông, ông chỉ ưa nữ sinh thây kệ ông nhưng tôi không ưa ông ưa em gái tôi.
- Tại sao ông lại không ưa tôi nhiều quá vậy ?
Thật ra tôi cũng không ghét gì ông giáo này, y xứng đáng là bạn tri kỷ của tôi vì cả hai cùng chung một sở thích là cô bé nhưng tại y có lợi thế là địa vị cao hơn tôi nên tôi nổi sùng nói:
- Tôi không ưa ông vì ông dạy kèm, chỉ giản dị thế thôi.
- Dạy kèm là một nghề cao quí mà.
- Nghề đó không cao quí tí nào nếu ông tiếp tục tán em gái tôi, còn ông tán bất cứ ai nghề đó vẫn cao quí như thường.
- Được rồi, ông để tôi về suy nghĩ lại.
- Không suy nghĩ tới suy nghĩ lui gì nữa cả, nếu ông còn viết thư cho em gái tôi có ngày ông ăn đòn.
- Ông hăm dọa giái sư dạy kèm phải không ? Ông tên gì ? Tôi sẽ nộp đơn kiện ông ở Hội đồng xã.
Nghe kiện cáo tôi cũng hơi "rét" nhưng kinh nghiệm cho biết một người có "rét" hơn mình mới hăm dọa kiện cáo lôi thôi nên tôi thừa thắng xông lên.
- Ông có nộp đơn kiện ở Tối cao pháp viện tôi cũng không sợ. Tôi là lính giải ngũ, tên Phạm Bất Bình, số quân 68 156890 ông nhớ kỹ chưa?
- Tôi không cần nhớ tên ông nữa. Tôi nhớ mặt ông rồi, nếu ông đánh tôi là tôi nhận ra ngay ông đánh tôi.
Ông giáo dạy kèm hầm hầm bỏ đi chẳng thèm chào tôi một lời cho đúng với nguyên tắc sư phạm. Tự dưng tôi thương y chi lạ. Trong lúc nói chuyện, nhìn kỹ đôi mắt y tôi mới biết y đã cố ý làm cho mọi người hiểu lầm y qua cách ăn mặc, cách nói chuyện để che dấu nỗi cô đơn mà y đang chịu đựng. Nếu không kẹt cô bé chắc tôi đã mời y vào quán uống vài chai 33 để kết bạn tâm giao. Ở xứ này có người bạn như y cũng thú lắm chứ nhưng chắc là không thú bằng được quen với cô bé rồi. Tôi trở vào quán hăm hở kể lại cho cô bé nghe trận đụng độ vừa qua. Em cười nói ông đóng kịch tài ghê sao ông không đi theo các ban kịch ở Sài Gòn?
Vì có cuộc hộp họp quan trọng với các hãng nước mắm ở Phan Thiết tôi phải đi theo ông giám đốc làm biên bản mất ba ngày. Buổi tối về đến nhà bác lao công trao cho tôi hai lá thư.
Một lá của tổng hội thương phế binh cho biết tôi đã được nhận làm thư ký cho một hãng buôn ở Saigon, nếu muốn làm tôi phải về Saigon nhận việc gấp. Tôi phân vân không biết quyết định thế nào. Ở phan Rí này được bốn tháng, tôi đã mến người dân ở đây. Họ tuy lắm chuyện nhưng rất chân thật và sẵn lòng giúp đỡ người lạ. Mảnh đất này tuy nhỏ bé nhưng rất hậu đãi những người phương xa đến đây lập nghiệp. Nắng ở đây có làm da tôi đen sậm nhưng không khí vùng biển trong lành đã giúp tôi khoẻ mạnh hơn xưa. Tôi cũng đã bắt đầu nghiền mùi nước mắm, một mùi hương khó quên như hương tóc người tình đã chia xa nhưng tôi vẫn nhớ rõ ràng vào những đêm mưa. Ở Sai gon dĩ nhiên là vui vẻ hơn, bạn bè đông hơn và có nhiều cơ hội tiến thân hơn nhưng tôi chưa muốn xa cô bé. Tình yêu đã bắt hụt nhiều lần vì với quá cao, lần này nó đang nằm trong tầm tay tôi không lẽ tôi lại bỏ mất dịp may.
Lá thư thứ hai của cô bé mới gửi đến sáng nay. Em cho biết trường em đã nghỉ hè, gia đình em mới mở một đại lý bán nước mắm ở Đà Lạt, em sẽ theo má lên đó buôn bán và xin chuyển trường lên học ở Bùi Thị Xuân. Em đã đến tìm tôi hai lần nhưng không gặp và sáng mai em phải đi sớm một mình vì má em đã đi trước. Em viết : Thôi ông khỏi tiển đưa làm gì cho mất công. Thiên hạ biết cười chết. Em muốn chúng ta chia tay âm thầm. Nếu gặp ông ở bến xe em sẽ không viết thư cho ông nữa và khi nào có dịp về thăm ba, em cũng không thèm ghé thăm ông.
Tờ mờ sáng hôm sau tôi đã có mặt tại bến xe. Trời hơi lạnh vì đêm qua mưa suốt đêm, tôi co ro đứng núp trong bóng tôi một hiên nhà mong nhìn thấy cô bé một lần nữa trước khi chia tay. Khoảng năm giờ ba mươi tôi thấy vai em mang xách tay đi từ một con hẻm nhỏ một mình. Em đến ghi tên ở quầy lấy vé rồi bước lên xe ngồi ở một ghế gần cửa. Thây kệ thiên hạ cười, thây kệ những lời dặn trong thư tôi chạy vội đến gặp em.
- Ông không nghe lời em há. Được rồi em sẽ làm đúng theo những gì em đã viết.
Tôi đưa mắt nhìn em chẳng biết nói gì. Tôi luôn luôn chẳng biết nói gì vào những dịp chia tay. Mãi đến khi xe rồ máy chạy, tôi không ngăn được, đưa tay nắm chặt bàn tay nhỏ bé của em bỏ ra ngoài cửạ Cô bé nói như sắp khóc.
- Ông là một con mọt.
- Chúa ơi! Một người bảnh bao như tôi lại có hình dáng như con mọt sao ? Cô bé có cận thị chăng ?
- Ông là một con mọt kinh khủng đã ăn ruỗng trái tim bằng gỗ thông của em.
/9
|