An Phú Trấn lại thêm một lần điều động quân đội nữa. Bến thuyền tấp nập sĩ binh, bận rộn chuyển vận lương thực vật tư. Giang Phong đích thân xuống bến kiểm duyệt. Lão Lâm An sắp xếp mọi việc xong xuôi, đến bên Giang Phong hỏi :
- Đại nhân có gì căn dặn thêm không ạ ?
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, nói :
- Phần Dương trở thành địa đầu chiến tuyến, sau chiến tranh có lẽ tan hoang hết cả. Những lưu dân tị nạn, ai muốn đến chỗ chúng ta định cư thì hãy thu nhận.
Lão Lâm An vâng dạ, gọi mấy viên Cấm vệ phụ trách dẫn quân đến dặn dò. An Phú Trấn không có tướng quân. Cấm vệ chỉ là thống lĩnh, chỉ có thể chỉ huy 1 đoàn. Giang Phong điều động cung thủ 2 đoàn, thương thủ 3 đoàn, nên có 5 viên Cấm vệ thống lĩnh. Pháp sư đoàn và tế tự đoàn phải do cao cấp pháp sư và cao cấp tế tự phụ trách.
Trong lúc đang kiểm điểm binh sĩ, chợt có Thiên Lang tìm đến, cầu kiến Giang Phong. Nhìn thấy y dáng vẻ mệt mỏi, có lẽ đã phải liên tục bôn ba, Giang Phong khẽ lắc đầu. Chơi thôi mà, đâu cần phải cố sức như vậy chứ. (Ai ! Giang Phong vẫn chưa tự giác nhận ra mình là trường hợp đặc thù. Những long đầu thủ lĩnh các thế lực, những người mưu đại sự đâu ai có thể an nhàn thảnh thơi được. Không tiến ắt lùi, vì danh vì lợi, không cố gắng mà được sao).
Thiên Lang hành lễ, cung kính đệ trình thư cầu viện của Vương tướng quân trấn thủ Bạch Mã Quan. Giang Phong đọc xong, thở dài nói :
- Bạch Mã Quan thất thủ rồi. Có cứu viện cũng vô ích.
Thiên Lang vì mải bôn ba, chưa nghe tin tức về Bạch Mã Quan thất thủ nên kinh hãi thất sắc :
- Sao ạ ? Bạch Mã Quan thất thủ ? Sao thế được ạ. Quan ải rất kiên cố, sĩ binh rất thiện chiến kia mà.
Giang Phong nói :
- Do phản tặc bất ngờ trở giáo theo giặc, mở cửa quan cho Man binh kéo vào nên quan ải thất thủ. Sĩ binh chiến đấu anh dũng nhưng thế bất địch chúng, tử trận hơn sáu thành, chỉ còn lại chưa đến hai vệ binh rút về được Phần Dương Thành.
Thở dài một tiếng, Giang Phong lại nói :
- Sau khi Bạch Mã Quan thất thủ, tình hình trở nên rất nghiêm trọng. Toàn địa hạt Phần Dương đều bị Man binh uy hiếp. Châu phủ đã tiến hành chiến thuật vườn không nhà trống, huy động toàn dân mang hết lương thực, gia sản khẩn cấp di tản sang Hưng An. Hiện Phần Dương đang rất hỗn loạn.
Nhìn thấy sĩ binh tập họp chuẩn bị lên thuyền, Thiên Lang vội hỏi :
- Viện trưởng đại nhân. Có phải điều động quân đội tăng viện cho Phần Dương không ?
Giang Phong nhìn y một lượt, mỉm cười nói :
- Phải. Nếu ngươi muốn tham chiến thì có thể theo quân.
Quân đội xuất chinh có cung thủ, thương thủ, pháp sư, tế tự, binh chủng tề toàn a. Theo quân xuất chinh sẽ có nhiều cơ hội sát địch lập công. Đương cơ lập đoạn, Thiên Lang nói ngay :
- Vãn bối xin được theo quân giết giặc lập công.
Được Giang Phong ưng thuận, Thiên Lang lập tức dẫn bộ thuộc theo quan quân xuống thuyền. Những người chơi đang ở gần đó nghe ngóng tình hình lập tức chạy ngay lại xin theo quân xuất chinh. Những người đang ở trên trấn cũng ùn ùn kéo đến xin gia nhập. Giang Phong chỉnh hợp đội ngũ được hơn trăm người, lập thành một đoàn, gọi là dị nhân đoàn, giao cho Thiên Lang tạm thời thống quản. Trong số bọn họ, Thiên Lang thanh danh nổi bật, lại là nhất trại (nhị cấp thôn) chi chủ, thống lĩnh vị trí không ai dị nghị gì. Những người còn lại tranh nhau phân các vị trí đội trưởng, tranh giành khích liệt a.
Quân đội xuất chinh xong, Giang Phong cùng lão Lâm An trở về Nha Phủ. Chính sự có lão Lâm An lo, Giang Phong không cần phải bận tâm, chỉ việc đề ra phương hướng, chiến lược là đủ. Nhưng một đạo văn thư cầu viện do Vương Đại tướng quân gửi đến buộc Giang Phong phải thân tự xử lý. Lão Lâm An chỉ phụ trách chính sự. Quân vụ đại quyền phải do Giang Phong quyết định, nếu không còn cần vị chủ công như Giang Phong làm gì.
Không phải Vương Đại tướng quân bại trận hay bị uy hiếp phải cầu viện. Thống lĩnh hơn sáu nghìn quân, có cả pháp sư đoàn và tế tự đoàn, với tài trí của họ Vương, cùng với hiện tình trong khu vực, không đến nỗi phải bại trận. Nhưng chiến sự có chuyển biến.
Sau khi tiến chiếm Man trấn, quan quân đã bắt được khá nhiều Man binh, Man dân. Dùng nhiều thủ đoạn khai thác thông tin, cuối cùng họ Vương cũng thu được một số thông tin có ích. Đáng tiếc Man tướng bị sát trong khi loạn chiến, tù binh thân phận không cao nên không thu những thông tin quan trọng về Man tộc triều đình. Thế nhưng, quan quân cũng biết được cách đó khoảng trăm dặm có một tòa Man thành, tuy chỉ là nhất cấp thành, nhưng vị trí quan trọng, là nơi duy nhất đóng được chiến thuyền của Man tộc nên được Man đình phái trọng binh trấn thủ. Một tòa tiểu thành mà có đến một sư Man binh trú đóng, chiếm đến một phần năm dân số toàn thành. Số còn lại đều là dân phu, phụ trách canh nông và làm những công việc cần thiết phục vụ cho việc đóng chiến thuyền. Nguyên Giang trực thông đến Động Đình Hồ, Kinh triều quốc đô đóng ở đấy. Man tộc cử đại quân công chiếm Bạch Mã Quan, lại khẩn trương chế tạo chiến thuyền. Mưu đồ của Man tộc thật đáng đề phòng a. Vương Đại tướng quân đề nghị tiên hạ thủ vi cường, cầu Giang Phong phái thêm viện binh.
Nhóm họp cố vấn đoàn, Giang lão và Hồ lão phu tử đều nhất trí xuất chinh. Mối uy hiếp từ chiến thuyền của Man tộc thật lớn, nhất là Man binh lại chiếm uy thế thượng du. Toàn quân tổng động viên. Giang Phong chỉ để lại một đoàn binh sĩ phụ trách giữ gìn trị an trong trấn. Giang lão cũng dẫn toàn bộ pháp sư đoàn theo quân.
Đại quân ngược dòng tiến về thượng du. Khi qua An Bình Trấn, đại quân không ghé vào mà tiếp tục thẳng tiến. Vương Đại tướng quân đã nhận được lệnh xuất quân từ trước nên đã hành quân đến lân cận Man thành chuẩn bị tấn công.
Đoàn thuyền ngược dòng gần trăm dặm nữa thì chợt thấy phía trước khói lửa mịt trời. Những cột khói cao vút, từ xa hàng chục dặm vẫn nhìn thấy. Giang lão nói :
- Có lẽ là họ Vương đang cùng Man binh tiến hành phục kích chiến.
Giang Phong truyền lệnh tăng tốc hành quân. Gần đến nơi, quả nhiên thấy quan quân đang cùng Man binh giao chiến. Khắp nơi đều khói lửa mù mịt, chiến trường là một vùng khói lửa rộng hàng chục dặm. Vương Đại tướng quân thống lĩnh quan quân sử dụng hỏa công phục kích Man binh. Hiện Man binh đang bị vây trong biển lửa, một số đường thông ra bên ngoài lại bị quan quân chặn đứng. Man binh liều mạng xông ra. Quan quân cố sức ngăn chặn. Chiến đấu vô cùng khốc liệt.
Giang Phong truyền lệnh cho thuyền bè ghé vào bờ sông. Quan quân dưới sự chỉ huy của Giang lão kéo lên bờ gia nhập vòng chiến. Giang Phong chỉ phụ trách thống soái toàn cục. Có thêm sinh lực quân gia nhập, ưu thế lập tức nghiêng về phía quan quân. Chiến trường biến thành nhất diện đảo, Man binh không xông ra được, bị lửa thiêu đốt, kêu khóc vang trời.
Vương Đại tướng quân thấy chiến cục chuyển biến hoàn toàn có lợi cho phe ta, địch quân đang lâm vào đường cùng, sợ bọn chúng liều mạng khiến quan quân tổn thất không đáng có nên sau khi dùng cung tên xạ tử viên Man tướng lãnh quân, liền cao giọng hô lớn :
- Đầu hàng thì sống. Phản kháng thì chết.
Quan quân cũng đồng loạt hô theo :
- Đầu hàng thì sống. Phản kháng thì chết.
- Mau bỏ khí giới đầu hàng.
- Phản kháng giết chết không tha.
- Mau đầu hàng. Mau đầu hàng.
…
Chiến trường nhất diện đảo. Lâm vào đường cùng, Man tướng lại chiến tử, Man binh trừ một số liều chết chống cự, đại đa số lần lượt phóng hạ vũ khí đầu hàng. Giang lão phụ trách thu nhận hàng binh, còn Giang Đại tướng quân lo giải quyết số Man binh quyết tâm tử chiến.
- Đại nhân có gì căn dặn thêm không ạ ?
Giang Phong ngẫm nghĩ giây lát, nói :
- Phần Dương trở thành địa đầu chiến tuyến, sau chiến tranh có lẽ tan hoang hết cả. Những lưu dân tị nạn, ai muốn đến chỗ chúng ta định cư thì hãy thu nhận.
Lão Lâm An vâng dạ, gọi mấy viên Cấm vệ phụ trách dẫn quân đến dặn dò. An Phú Trấn không có tướng quân. Cấm vệ chỉ là thống lĩnh, chỉ có thể chỉ huy 1 đoàn. Giang Phong điều động cung thủ 2 đoàn, thương thủ 3 đoàn, nên có 5 viên Cấm vệ thống lĩnh. Pháp sư đoàn và tế tự đoàn phải do cao cấp pháp sư và cao cấp tế tự phụ trách.
Trong lúc đang kiểm điểm binh sĩ, chợt có Thiên Lang tìm đến, cầu kiến Giang Phong. Nhìn thấy y dáng vẻ mệt mỏi, có lẽ đã phải liên tục bôn ba, Giang Phong khẽ lắc đầu. Chơi thôi mà, đâu cần phải cố sức như vậy chứ. (Ai ! Giang Phong vẫn chưa tự giác nhận ra mình là trường hợp đặc thù. Những long đầu thủ lĩnh các thế lực, những người mưu đại sự đâu ai có thể an nhàn thảnh thơi được. Không tiến ắt lùi, vì danh vì lợi, không cố gắng mà được sao).
Thiên Lang hành lễ, cung kính đệ trình thư cầu viện của Vương tướng quân trấn thủ Bạch Mã Quan. Giang Phong đọc xong, thở dài nói :
- Bạch Mã Quan thất thủ rồi. Có cứu viện cũng vô ích.
Thiên Lang vì mải bôn ba, chưa nghe tin tức về Bạch Mã Quan thất thủ nên kinh hãi thất sắc :
- Sao ạ ? Bạch Mã Quan thất thủ ? Sao thế được ạ. Quan ải rất kiên cố, sĩ binh rất thiện chiến kia mà.
Giang Phong nói :
- Do phản tặc bất ngờ trở giáo theo giặc, mở cửa quan cho Man binh kéo vào nên quan ải thất thủ. Sĩ binh chiến đấu anh dũng nhưng thế bất địch chúng, tử trận hơn sáu thành, chỉ còn lại chưa đến hai vệ binh rút về được Phần Dương Thành.
Thở dài một tiếng, Giang Phong lại nói :
- Sau khi Bạch Mã Quan thất thủ, tình hình trở nên rất nghiêm trọng. Toàn địa hạt Phần Dương đều bị Man binh uy hiếp. Châu phủ đã tiến hành chiến thuật vườn không nhà trống, huy động toàn dân mang hết lương thực, gia sản khẩn cấp di tản sang Hưng An. Hiện Phần Dương đang rất hỗn loạn.
Nhìn thấy sĩ binh tập họp chuẩn bị lên thuyền, Thiên Lang vội hỏi :
- Viện trưởng đại nhân. Có phải điều động quân đội tăng viện cho Phần Dương không ?
Giang Phong nhìn y một lượt, mỉm cười nói :
- Phải. Nếu ngươi muốn tham chiến thì có thể theo quân.
Quân đội xuất chinh có cung thủ, thương thủ, pháp sư, tế tự, binh chủng tề toàn a. Theo quân xuất chinh sẽ có nhiều cơ hội sát địch lập công. Đương cơ lập đoạn, Thiên Lang nói ngay :
- Vãn bối xin được theo quân giết giặc lập công.
Được Giang Phong ưng thuận, Thiên Lang lập tức dẫn bộ thuộc theo quan quân xuống thuyền. Những người chơi đang ở gần đó nghe ngóng tình hình lập tức chạy ngay lại xin theo quân xuất chinh. Những người đang ở trên trấn cũng ùn ùn kéo đến xin gia nhập. Giang Phong chỉnh hợp đội ngũ được hơn trăm người, lập thành một đoàn, gọi là dị nhân đoàn, giao cho Thiên Lang tạm thời thống quản. Trong số bọn họ, Thiên Lang thanh danh nổi bật, lại là nhất trại (nhị cấp thôn) chi chủ, thống lĩnh vị trí không ai dị nghị gì. Những người còn lại tranh nhau phân các vị trí đội trưởng, tranh giành khích liệt a.
Quân đội xuất chinh xong, Giang Phong cùng lão Lâm An trở về Nha Phủ. Chính sự có lão Lâm An lo, Giang Phong không cần phải bận tâm, chỉ việc đề ra phương hướng, chiến lược là đủ. Nhưng một đạo văn thư cầu viện do Vương Đại tướng quân gửi đến buộc Giang Phong phải thân tự xử lý. Lão Lâm An chỉ phụ trách chính sự. Quân vụ đại quyền phải do Giang Phong quyết định, nếu không còn cần vị chủ công như Giang Phong làm gì.
Không phải Vương Đại tướng quân bại trận hay bị uy hiếp phải cầu viện. Thống lĩnh hơn sáu nghìn quân, có cả pháp sư đoàn và tế tự đoàn, với tài trí của họ Vương, cùng với hiện tình trong khu vực, không đến nỗi phải bại trận. Nhưng chiến sự có chuyển biến.
Sau khi tiến chiếm Man trấn, quan quân đã bắt được khá nhiều Man binh, Man dân. Dùng nhiều thủ đoạn khai thác thông tin, cuối cùng họ Vương cũng thu được một số thông tin có ích. Đáng tiếc Man tướng bị sát trong khi loạn chiến, tù binh thân phận không cao nên không thu những thông tin quan trọng về Man tộc triều đình. Thế nhưng, quan quân cũng biết được cách đó khoảng trăm dặm có một tòa Man thành, tuy chỉ là nhất cấp thành, nhưng vị trí quan trọng, là nơi duy nhất đóng được chiến thuyền của Man tộc nên được Man đình phái trọng binh trấn thủ. Một tòa tiểu thành mà có đến một sư Man binh trú đóng, chiếm đến một phần năm dân số toàn thành. Số còn lại đều là dân phu, phụ trách canh nông và làm những công việc cần thiết phục vụ cho việc đóng chiến thuyền. Nguyên Giang trực thông đến Động Đình Hồ, Kinh triều quốc đô đóng ở đấy. Man tộc cử đại quân công chiếm Bạch Mã Quan, lại khẩn trương chế tạo chiến thuyền. Mưu đồ của Man tộc thật đáng đề phòng a. Vương Đại tướng quân đề nghị tiên hạ thủ vi cường, cầu Giang Phong phái thêm viện binh.
Nhóm họp cố vấn đoàn, Giang lão và Hồ lão phu tử đều nhất trí xuất chinh. Mối uy hiếp từ chiến thuyền của Man tộc thật lớn, nhất là Man binh lại chiếm uy thế thượng du. Toàn quân tổng động viên. Giang Phong chỉ để lại một đoàn binh sĩ phụ trách giữ gìn trị an trong trấn. Giang lão cũng dẫn toàn bộ pháp sư đoàn theo quân.
Đại quân ngược dòng tiến về thượng du. Khi qua An Bình Trấn, đại quân không ghé vào mà tiếp tục thẳng tiến. Vương Đại tướng quân đã nhận được lệnh xuất quân từ trước nên đã hành quân đến lân cận Man thành chuẩn bị tấn công.
Đoàn thuyền ngược dòng gần trăm dặm nữa thì chợt thấy phía trước khói lửa mịt trời. Những cột khói cao vút, từ xa hàng chục dặm vẫn nhìn thấy. Giang lão nói :
- Có lẽ là họ Vương đang cùng Man binh tiến hành phục kích chiến.
Giang Phong truyền lệnh tăng tốc hành quân. Gần đến nơi, quả nhiên thấy quan quân đang cùng Man binh giao chiến. Khắp nơi đều khói lửa mù mịt, chiến trường là một vùng khói lửa rộng hàng chục dặm. Vương Đại tướng quân thống lĩnh quan quân sử dụng hỏa công phục kích Man binh. Hiện Man binh đang bị vây trong biển lửa, một số đường thông ra bên ngoài lại bị quan quân chặn đứng. Man binh liều mạng xông ra. Quan quân cố sức ngăn chặn. Chiến đấu vô cùng khốc liệt.
Giang Phong truyền lệnh cho thuyền bè ghé vào bờ sông. Quan quân dưới sự chỉ huy của Giang lão kéo lên bờ gia nhập vòng chiến. Giang Phong chỉ phụ trách thống soái toàn cục. Có thêm sinh lực quân gia nhập, ưu thế lập tức nghiêng về phía quan quân. Chiến trường biến thành nhất diện đảo, Man binh không xông ra được, bị lửa thiêu đốt, kêu khóc vang trời.
Vương Đại tướng quân thấy chiến cục chuyển biến hoàn toàn có lợi cho phe ta, địch quân đang lâm vào đường cùng, sợ bọn chúng liều mạng khiến quan quân tổn thất không đáng có nên sau khi dùng cung tên xạ tử viên Man tướng lãnh quân, liền cao giọng hô lớn :
- Đầu hàng thì sống. Phản kháng thì chết.
Quan quân cũng đồng loạt hô theo :
- Đầu hàng thì sống. Phản kháng thì chết.
- Mau bỏ khí giới đầu hàng.
- Phản kháng giết chết không tha.
- Mau đầu hàng. Mau đầu hàng.
…
Chiến trường nhất diện đảo. Lâm vào đường cùng, Man tướng lại chiến tử, Man binh trừ một số liều chết chống cự, đại đa số lần lượt phóng hạ vũ khí đầu hàng. Giang lão phụ trách thu nhận hàng binh, còn Giang Đại tướng quân lo giải quyết số Man binh quyết tâm tử chiến.
/335
|