Bên kia ông Trọng Kim chán nản nhắm lại mắt, bên này thầy đồ Trần nhìn thấy bàn thờ gia tiên treo trên tường, mặt hơi trầm ngâm chốc lát liền nói:
-Công tử nghe cho kỹ. Lão đây ra đề là: Mộc xuất thiên chi do hữu bản. (dịch là: Cây sinh nghìn nhánh đều từ gốc)
Nguyễn Trọng Lăng nghe vậy hai mắt nhất thời đột nhiên sáng lên.
Móa! Vế đối này vậy mà bản thân hắn đã từng có nghe qua. Chẳng lẽ xuất xứ của câu đối này đầu tiên lại là từ thầy đồ Trần truyền lưu xuống? Hay! Hay! Hay!… Thật là may!
Đúng! Giờ mới nhớ tới thơ từ câu đối ở thế giới này địa vị cũng không kém. Về nhà phải ngay lập tức ghi hết lại tất cả những câu đối câu thơ mà hắn có thể nhớ tới. Dù sao ghi bằng chữ quốc ngữ thời đại này trừ hắn ra cũng không ai có thể đọc được. Bất kể nó là câu đối hay truyền lưu thiên cổ hay là câu đối vớ vẩn linh tinh cũng đều thu gom hết lại. Có khi giấc mộng tài tử cũng cách hắn không quá xa cũng không biết chừng!
Mọi chuyện vậy mà lại tốt đẹp như vậy. Không khéo sau này hắn lại có nhiều hơn một cái danh hiệu:
“Đại đại… đại tài tử! Nguyễn đại tài tử phong lưu anh tuấn, tiêu sái phóng khoáng. Đại tài tử nhất nhì thành Thăng Long. Ai gọi được lớn tiếng, liền thưởng!!!”
Nguyễn Trọng Lăng đối với phương diện thơ cổ cùng câu đối thật ra là không biết gì nhiều. Học đại học cũng không phải chuyên nghiên cứu về mấy thứ này. Có điều thời học cấp hai hắn thật ra là đã có tiếp xúc với một ít viết thơ ngâm câu đối các kiểu. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc trong sách giáo khoa môn Văn thời cấp hai cũng có mấy tiết học nói về cái này. Đối với lúc đó là học sinh như Nguyễn Trọng Lăng mà nói đây thật ra là một chuyện rất thú vị. Vì thế hắn đoạn thời gian đó đặc biệt chú ý tìm hiểu mấy cái này.
Tất nhiên chuyện xưa ngút ngàn như vậy đối với hiện tại Nguyễn Trọng Lăng mà nói thật sự có chút mức quá xa xôi rồi. Sau này có thể từ đó nhớ được ra cái gì hay không thì sau hẵng nói.
Quan trọng nhất là hiện tại thật ra trong đầu Nguyễn Trọng Lăng nhớ rõ nhất là mấy câu đối trong mấy truyện cười dân gian trạng Lợn, trạng Quỳnh, tiểu thuyết truyện mạng linh tinh mà hắn hay đọc cùng với mấy câu hoành phi câu đối mà đợt ngay trước khi xuyên việt bác cả nhà hắn muốn hắn tìm để làm hoành phi câu đối cho bàn thờ gia tiên các kiểu. Ai bảo hắn là sinh viên đại học gần nhất và cũng là duy nhất trong đám thân thích đâu.
Đặc biệt là có vẻ như bởi vì linh hồn xuyên việt lại đây nên trí nhớ của hắn trở nên cực kì tốt hơn. Ít nhất thì một đoạn thời gian trước khi xuyên việt xảy ra chuyện gì, đọc được thứ gì hắn nhớ cực kì kĩ.
Hê hê…~ Giờ lại may mắn vớ phải đúng một câu mới hên chứ!
Thầy đồ Trần ra vế đối này, vừa hay nằm trong phạm vi tri thức ít ỏi mà Nguyễn đại công tử của chúng ta biết. Không thể không nói, vận khí thứ này… Thật là con *** nó huyền diệu nha!!!
Thầy đồ Trần ra vế đối chính là một câu hai nghĩa, trong đó nghĩa đen thì khỏi phải nói “Cây sinh nghìn nhánh đều từ gốc” là chỉ quy luật của sự vật tự nhiên. Quan trọng ở đây là nghĩa bóng thứ hai chính là ám chỉ con người sinh ra trên đời này ai cũng đều có cội có nguồn, đều phải biết để mà thờ phụng, biết mà ghi nhớ.
Tất nhiên này chỉ là ý hiểu của Nguyễn Trọng Lăng lúc này mà thôi. Thật giả thế nào hắn ta thật ra không rõ ràng lắm. Ngay cả việc ngữ nghĩa suy ra cũng làm hắn phải vật lộn không ít sức lực với cái vốn hán việt không quá phong phú của mình. Biết làm thế nào được! Ai bảo người thời này dùng vẫn là chữ nho chữ hán lẫn lộn đâu, một kẻ chỉ biết chữ quốc ngữ như hắn nghe hiểu được đã là tốt lắm rồi chứ còn mong chờ hắn cái gì nữa!
Nguyễn Trọng Lăng suy nghĩ tỉ mỉ đầu đuôi xong xuôi, trong lòng suy đi tính lại xem câu này có đúng là câu mình biết hay không. Ngoài ra cũng còn phải sửa sửa lại câu trả lời cho nó đúng âm đúng điệu. Cuối cùng hắn hạ kết luận chắc như đinh đóng cột không có gì sai sót sau đó mới làm bộ trầm ngâm một hồi lâu rồi cất cao giọng nói:
-Học sinh xin đối lại: Thủy lưu vạn phái tố tòng nguyên. (dịch là: Nước chảy vạn dòng xuất từ nguồn)
Dứt lời, hắn đắc ý duỗi duỗi ống tay áo phẩy nhẹ. Nhìn như phiêu dật kỳ thực thấy qua liền muốn đấm vô cùng.
Đây cũng là một câu có bao hàm hai nghĩa lại ăn khớp với câu trên. Trong đó nghĩa đen “nước chảy vạn dòng xuất từ nguồn” tất nhiên cũng không có gì để nói. Quan trọng là nghĩa bóng thứ hai của nó cũng ám chỉ ra con người sinh ra trên đời này ai cũng đều có cội có nguồn, đều phải biết để mà thờ phụng, biết ghi nhớ. Nói chung theo suy nghĩ của Nguyễn đại công tử thì như vậy hẳn là chuẩn lắm rồi. Dù sao cũng là người khác làm ra hắn chỉ đọc lại thôi mà. Làm sao còn sai được!!!
Thầy đồ Trần trầm ngâm thưởng thức vế đối sau một phen ánh mắt cũng không khỏi sáng lên, cười nói:
-Ừm! Không sai! Không sai! Đối rất chuẩn! Đối rất chuẩn!
Đương nhiên là phải chuẩn rồi! Đăng cả lên trên mạng internet có thể không chuẩn sao? Có thể không chuẩn sao? Khà khà khà…
~
Bên cạnh, ông Trọng Kim đang ủ rũ nhắm nghiền hai mắt đột nhiên trợn tròn lên, cả kinh hô:
-Cái gì cơ !!!
Quay đầu nhìn lại Nguyễn Trọng Lăng nói:
-Làm sao mày có thể…
Lời vừa ra một nửa chợt nghẹn ngay lại trong cổ họng, ánh mắt toát ra một vẻ vô cùng nghi hoặc.
Nguyễn Trọng Lăng thấy vậy giả vờ khiêm tốn nói:
-Cha! Con đây là đầu óc nhất thời linh quang bắn ra. Thực sự đảm đương không nổi a! Đảm đương không nổi a!!! Ha ha ha…
~
Bịa đặt lung tung! Cái thằng không biết chữ như mi cho dù có nước suối linh quang bắn ra cũng không đối nổi câu đối! Ông Trọng Kim trừng mắt liếc nhìn hắn một cái nhưng trong lòng thì lại vui mừng lắm.Bất kể làm sao đối được câu đối, chỉ cần thằng oắt con này không làm cho ông mất mặt thì tốt rồi.
Chẳng lo thầy đồ Trần lại ra văn thơ đối ngẫu nhiều hơn nữa, đáp không được cũng sẽ không có vấn đề gì. Ai mà chả có lúc… bí không đáp được câu đối đây. Chỉ cần bằng vào lúc này thằng con ông đã đáp được một câu là mọi sự đại cát, không còn lo lắng gì hết rồi. Ông Trọng Kim trong lòng nhẹ nhàng hẳn. Thế là ông liền bắt đầu cầm lên chén trà khẽ húp một ngụm. Lẳng lặng chờ đợi quan sát sự việc biến hóa.
Haizzzz! Trà ngon a!!! Trà thật ngon!!! Đúng là không nhịn được phải khen lần thứ hai mới đã.
Bên kia, thầy đồ Trần giờ mỉm cười nói tiếp:
-Hôm nay quả nhiên thật cao hứng. Đã vậy để lão đây lại ra tiếp một vế đối, con vậy hãy nghe cho kỹ: Bút thụ hữu hoa huynh đệ lạc. (dịch là: Bút như cây nở hoa anh em được vui thú)
-Học sinh xin đối: Thư điền vô thuế tử tôn canh. (dịch là: Sách như ruộng không thuế con cháu tốt cấy cày)
-Tốt! Vậy lão đây lại ra một vế: Trung hiếu trì gia viễn. (dịch là: Lấy Trung Hiếu mới giữ được nhà bền vững)
-Học sinh đối: Đức nhân xử thế trường. (dịch là: Dùng Đạo Đức xử thế người mới có được lâu dài.)
-Được! Lại thêm một vế: Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân. (dịch là: Như viên đá nhỏ bằng nắm tay, mà có lúc làm mây làm mưa, nhuần tưới với nhân dân)
-Học sinh đối là: Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương, dĩ phù xã tắc. (dịch là: Giống cây thông bé chừng ba tấc, nhưng sau này làm cột làm xà, chủ trì cho xã tắc)
-Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc. (dịch là: Làm con hiếu, làm tôi trung, chiến công chói sử xanh đâu chỉ hai lần dẹp yên đất nước.)
-Học sinh xin đối: … Văn kinh thiên, vũ bát loạn,… anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà. (dịch là: Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh rời cõi tục vẫn còn muôn thủa giữ non sông.)
…..
Kết thúc chương 16.
(Truyện được đăng mới nhất tại Viptruyen /book/)
-Công tử nghe cho kỹ. Lão đây ra đề là: Mộc xuất thiên chi do hữu bản. (dịch là: Cây sinh nghìn nhánh đều từ gốc)
Nguyễn Trọng Lăng nghe vậy hai mắt nhất thời đột nhiên sáng lên.
Móa! Vế đối này vậy mà bản thân hắn đã từng có nghe qua. Chẳng lẽ xuất xứ của câu đối này đầu tiên lại là từ thầy đồ Trần truyền lưu xuống? Hay! Hay! Hay!… Thật là may!
Đúng! Giờ mới nhớ tới thơ từ câu đối ở thế giới này địa vị cũng không kém. Về nhà phải ngay lập tức ghi hết lại tất cả những câu đối câu thơ mà hắn có thể nhớ tới. Dù sao ghi bằng chữ quốc ngữ thời đại này trừ hắn ra cũng không ai có thể đọc được. Bất kể nó là câu đối hay truyền lưu thiên cổ hay là câu đối vớ vẩn linh tinh cũng đều thu gom hết lại. Có khi giấc mộng tài tử cũng cách hắn không quá xa cũng không biết chừng!
Mọi chuyện vậy mà lại tốt đẹp như vậy. Không khéo sau này hắn lại có nhiều hơn một cái danh hiệu:
“Đại đại… đại tài tử! Nguyễn đại tài tử phong lưu anh tuấn, tiêu sái phóng khoáng. Đại tài tử nhất nhì thành Thăng Long. Ai gọi được lớn tiếng, liền thưởng!!!”
Nguyễn Trọng Lăng đối với phương diện thơ cổ cùng câu đối thật ra là không biết gì nhiều. Học đại học cũng không phải chuyên nghiên cứu về mấy thứ này. Có điều thời học cấp hai hắn thật ra là đã có tiếp xúc với một ít viết thơ ngâm câu đối các kiểu. Nguyên nhân cũng bắt nguồn từ việc trong sách giáo khoa môn Văn thời cấp hai cũng có mấy tiết học nói về cái này. Đối với lúc đó là học sinh như Nguyễn Trọng Lăng mà nói đây thật ra là một chuyện rất thú vị. Vì thế hắn đoạn thời gian đó đặc biệt chú ý tìm hiểu mấy cái này.
Tất nhiên chuyện xưa ngút ngàn như vậy đối với hiện tại Nguyễn Trọng Lăng mà nói thật sự có chút mức quá xa xôi rồi. Sau này có thể từ đó nhớ được ra cái gì hay không thì sau hẵng nói.
Quan trọng nhất là hiện tại thật ra trong đầu Nguyễn Trọng Lăng nhớ rõ nhất là mấy câu đối trong mấy truyện cười dân gian trạng Lợn, trạng Quỳnh, tiểu thuyết truyện mạng linh tinh mà hắn hay đọc cùng với mấy câu hoành phi câu đối mà đợt ngay trước khi xuyên việt bác cả nhà hắn muốn hắn tìm để làm hoành phi câu đối cho bàn thờ gia tiên các kiểu. Ai bảo hắn là sinh viên đại học gần nhất và cũng là duy nhất trong đám thân thích đâu.
Đặc biệt là có vẻ như bởi vì linh hồn xuyên việt lại đây nên trí nhớ của hắn trở nên cực kì tốt hơn. Ít nhất thì một đoạn thời gian trước khi xuyên việt xảy ra chuyện gì, đọc được thứ gì hắn nhớ cực kì kĩ.
Hê hê…~ Giờ lại may mắn vớ phải đúng một câu mới hên chứ!
Thầy đồ Trần ra vế đối này, vừa hay nằm trong phạm vi tri thức ít ỏi mà Nguyễn đại công tử của chúng ta biết. Không thể không nói, vận khí thứ này… Thật là con *** nó huyền diệu nha!!!
Thầy đồ Trần ra vế đối chính là một câu hai nghĩa, trong đó nghĩa đen thì khỏi phải nói “Cây sinh nghìn nhánh đều từ gốc” là chỉ quy luật của sự vật tự nhiên. Quan trọng ở đây là nghĩa bóng thứ hai chính là ám chỉ con người sinh ra trên đời này ai cũng đều có cội có nguồn, đều phải biết để mà thờ phụng, biết mà ghi nhớ.
Tất nhiên này chỉ là ý hiểu của Nguyễn Trọng Lăng lúc này mà thôi. Thật giả thế nào hắn ta thật ra không rõ ràng lắm. Ngay cả việc ngữ nghĩa suy ra cũng làm hắn phải vật lộn không ít sức lực với cái vốn hán việt không quá phong phú của mình. Biết làm thế nào được! Ai bảo người thời này dùng vẫn là chữ nho chữ hán lẫn lộn đâu, một kẻ chỉ biết chữ quốc ngữ như hắn nghe hiểu được đã là tốt lắm rồi chứ còn mong chờ hắn cái gì nữa!
Nguyễn Trọng Lăng suy nghĩ tỉ mỉ đầu đuôi xong xuôi, trong lòng suy đi tính lại xem câu này có đúng là câu mình biết hay không. Ngoài ra cũng còn phải sửa sửa lại câu trả lời cho nó đúng âm đúng điệu. Cuối cùng hắn hạ kết luận chắc như đinh đóng cột không có gì sai sót sau đó mới làm bộ trầm ngâm một hồi lâu rồi cất cao giọng nói:
-Học sinh xin đối lại: Thủy lưu vạn phái tố tòng nguyên. (dịch là: Nước chảy vạn dòng xuất từ nguồn)
Dứt lời, hắn đắc ý duỗi duỗi ống tay áo phẩy nhẹ. Nhìn như phiêu dật kỳ thực thấy qua liền muốn đấm vô cùng.
Đây cũng là một câu có bao hàm hai nghĩa lại ăn khớp với câu trên. Trong đó nghĩa đen “nước chảy vạn dòng xuất từ nguồn” tất nhiên cũng không có gì để nói. Quan trọng là nghĩa bóng thứ hai của nó cũng ám chỉ ra con người sinh ra trên đời này ai cũng đều có cội có nguồn, đều phải biết để mà thờ phụng, biết ghi nhớ. Nói chung theo suy nghĩ của Nguyễn đại công tử thì như vậy hẳn là chuẩn lắm rồi. Dù sao cũng là người khác làm ra hắn chỉ đọc lại thôi mà. Làm sao còn sai được!!!
Thầy đồ Trần trầm ngâm thưởng thức vế đối sau một phen ánh mắt cũng không khỏi sáng lên, cười nói:
-Ừm! Không sai! Không sai! Đối rất chuẩn! Đối rất chuẩn!
Đương nhiên là phải chuẩn rồi! Đăng cả lên trên mạng internet có thể không chuẩn sao? Có thể không chuẩn sao? Khà khà khà…
~
Bên cạnh, ông Trọng Kim đang ủ rũ nhắm nghiền hai mắt đột nhiên trợn tròn lên, cả kinh hô:
-Cái gì cơ !!!
Quay đầu nhìn lại Nguyễn Trọng Lăng nói:
-Làm sao mày có thể…
Lời vừa ra một nửa chợt nghẹn ngay lại trong cổ họng, ánh mắt toát ra một vẻ vô cùng nghi hoặc.
Nguyễn Trọng Lăng thấy vậy giả vờ khiêm tốn nói:
-Cha! Con đây là đầu óc nhất thời linh quang bắn ra. Thực sự đảm đương không nổi a! Đảm đương không nổi a!!! Ha ha ha…
~
Bịa đặt lung tung! Cái thằng không biết chữ như mi cho dù có nước suối linh quang bắn ra cũng không đối nổi câu đối! Ông Trọng Kim trừng mắt liếc nhìn hắn một cái nhưng trong lòng thì lại vui mừng lắm.Bất kể làm sao đối được câu đối, chỉ cần thằng oắt con này không làm cho ông mất mặt thì tốt rồi.
Chẳng lo thầy đồ Trần lại ra văn thơ đối ngẫu nhiều hơn nữa, đáp không được cũng sẽ không có vấn đề gì. Ai mà chả có lúc… bí không đáp được câu đối đây. Chỉ cần bằng vào lúc này thằng con ông đã đáp được một câu là mọi sự đại cát, không còn lo lắng gì hết rồi. Ông Trọng Kim trong lòng nhẹ nhàng hẳn. Thế là ông liền bắt đầu cầm lên chén trà khẽ húp một ngụm. Lẳng lặng chờ đợi quan sát sự việc biến hóa.
Haizzzz! Trà ngon a!!! Trà thật ngon!!! Đúng là không nhịn được phải khen lần thứ hai mới đã.
Bên kia, thầy đồ Trần giờ mỉm cười nói tiếp:
-Hôm nay quả nhiên thật cao hứng. Đã vậy để lão đây lại ra tiếp một vế đối, con vậy hãy nghe cho kỹ: Bút thụ hữu hoa huynh đệ lạc. (dịch là: Bút như cây nở hoa anh em được vui thú)
-Học sinh xin đối: Thư điền vô thuế tử tôn canh. (dịch là: Sách như ruộng không thuế con cháu tốt cấy cày)
-Tốt! Vậy lão đây lại ra một vế: Trung hiếu trì gia viễn. (dịch là: Lấy Trung Hiếu mới giữ được nhà bền vững)
-Học sinh đối: Đức nhân xử thế trường. (dịch là: Dùng Đạo Đức xử thế người mới có được lâu dài.)
-Được! Lại thêm một vế: Thử nhất quyền kỳ thạch, hữu thời vi vân vi vũ, dĩ nhuận sinh dân. (dịch là: Như viên đá nhỏ bằng nắm tay, mà có lúc làm mây làm mưa, nhuần tưới với nhân dân)
-Học sinh đối là: Giá tam thốn tiểu tùng, tha nhật tác đống tác lương, dĩ phù xã tắc. (dịch là: Giống cây thông bé chừng ba tấc, nhưng sau này làm cột làm xà, chủ trì cho xã tắc)
-Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc. (dịch là: Làm con hiếu, làm tôi trung, chiến công chói sử xanh đâu chỉ hai lần dẹp yên đất nước.)
-Học sinh xin đối: … Văn kinh thiên, vũ bát loạn,… anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà. (dịch là: Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh rời cõi tục vẫn còn muôn thủa giữ non sông.)
…..
Kết thúc chương 16.
(Truyện được đăng mới nhất tại Viptruyen /book/)
/59
|