Dương lên đường, tôi không đi tiễn anh.
Lý do rất đơn giản, hôm ấy tôi chuẩn bị thi, và hồi ấy trong từ điển của tôi vẫn chưa có từ trốn học. Thế là hôm đó tôi vẫn có mặt ở lớp làm học sinh ngoan. Trong giờ thi, thỉnh thoảng tôi cũng mơ màng nghĩ, hôm nay là ngày Dương lên máy bay, mọi người sẽ nói lời chia tay anh thế nào nhỉ?
Và cảnh biệt ly chỉ tồn tại trong phim ảnh đó tôi chưa từng được trải qua.
Bài thi làm không tốt, tôi cũng chẳng buồn để ý. Tranh thủ lúc tan học liền một mình lang thang trên đường. Tôi chọn một con ngõ nhỏ không mấy khi đi qua và chậm rãi bước đi. Ở đó có mặt đường trải đá xanh rất hẹp, những ngôi nhà với mái ngói thấp lè tè, tất cả đều cổ xưa, giản dị biết bao. Tôi mơ màng chìm đắm trong bầu không khí đầy nhớ nhung này, mãi cho đến khi bị giọng nói ngây thơ của trẻ con đánh thức:
“Anh lại đánh em rồi! Em sẽ về mách mẹ em!” Hóa ra là một cô bé tầm năm tuổi đang khóc thút thít.
“Cứ mách đi! Ai thèm sợ!” Bên cạnh có một cậu bé trạc tuổi cô bé, người bẩn từ đầu đến chân đang la lối rất hung hăng: “Việc gì cũng đi mách mẹ, đúng là đồ chíp hôi!” Nói rồi còn làm mặt ngáo ộp với cô bé.
“Hu hu…” Cô bé càng khóc to hơn: “Lần nào anh cũng bắt nạt em! Em sẽ không chơi với anh nữa!”
“… Ai thèm chơi với nhà ngươi!” Rõ ràng là giọng cậu bé rất căng thẳng, nhưng thái độ lại tỏ ra cứng rắn.
Cô bé giậm chân, lấy tay che mặt rồi chạy đi.
Cậu bé thẫn thờ nhìn theo bóng cô bé, đôi vai chợt thõng xuống.
Tôi nhìn dáng vẻ tội nghiệp của cậu bé, bất giác cảm thấy buồn cười, cậu nhóc này còn làm cao nữa cơ đấy! Thế là tôi liền kéo cô bé vừa đi ngang qua mình, cười nói: “Người ta biết sai rồi, em tha cho bạn ấy đi!”
Cô bé thôi không khóc nữa, trợn tròn mắt ngẩn tò te nhìn tôi. Tôi còn chưa kịp nói gì thì cậu bé đã lao đến như bay, đánh tét vào bàn tay tôi đang túm tay cô bé.
“Chị là ai? Chị định làm gì hả?” Cậu ta đứng trước mặt cô bé đang tỏ vẻ sợ sệt, chất vấn tôi bằng thái độ của người bảo vệ.
Tôi sững lại một lát, bất giác bật cười: “Thế em là ai? Sao tự nhiên lại chặn đường người khác?”
“Em là Tôn Đại Thành, lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Dục Miêu! Cô giáo dạy bọn em không được tùy tiện nói chuyện với người lạ!” Cậu ta ưỡn ngực, trả lời rất hùng hồn.
“Ừ, Đại Thành.” Tôi mỉm cười nhìn cậu ta, nói nhỏ: “Chị không phải là người xấu! Nhìn thấy em đang bắt nạt bạn gái này, chị mới đến an ủi bạn thôi.”
Cậu ta nhìn tôi bằng ánh mắt cảnh giác, miệng vẫn rất cứng rắn: “Em không bắt nạt em ấy, em đang chăm sóc em ấy mà!”
“Ừ, ừ! Em đang chăm sóc!” Tôi cố nhịn cười, dịu dàng dỗ dành cậu ta. “Thế sau này em không được để bạn ấy khóc nữa nhé!”
Cô bé liền đứng ra bảo vệ bạn: “Em vừa tha thứ cho anh ấy rồi!”
“Thật hả?” Cậu bé mừng rỡ quay sang, ngờ nghệch hỏi.
Cô bé gật đầu, bắt chước lời thoại trên ti vi, tinh nghịch nói: “Trẫm tha tội cho nhà ngươi rồi đấy!”
Tôi sững sờ.
Cuối cùng, ký ức tuổi thơ tới tấp ùa về trong giây phút này và dập tắt nụ cười của tôi.
Dương, đã lâu lắm rồi, dường như em cũng đã nói câu này với một người nào đó!
Đó là cô bé Tiểu Trác Ưu bốn tuổi bị cậu bé Lục Tây Dương năm tuổi bắt nạt. Trác Ưu ấm ức khóc lớn, tuyên bố sẽ tuyệt giao với cậu bạn họ Lục rồi còn mách cả bố mẹ và cô giáo. Lục Tây Dương không biết làm thế nào, đành phải hứa hẹn sau này sẽ bảo vệ và chăm sóc cô, không cho ai bắt nạt cô cả. Thế là Tiểu Trác Ưu bật cười, đắc ý nói với cậu rằng: “Trẫm tha tội cho nhà ngươi đấy!”
Lục Tây Dương liền thở phào và bật cười.
Nhưng về đến nhà, Tiểu Trác Ưu đã quên mất câu này, còn kể hết chuyện bị Lục Tây Dương bắt nạt cho mẹ nghe. Kết quả là ngày hôm sau mẹ đã kéo cô đến tìm cô giáo, mắng cho Lục Tây Dương một trận.
Lúc đó, Lục Tây Dương đã khóc vì rất buồn.
Sau đó, cậu vào lớp một, Tiểu Trác Ưu đã quên mất cậu.
Sau đó, hai người trùng phùng trên con đường rợp bóng mát đầu thu, hồi ấy cô gần như không nhận ra cậu.
Tuy nhiên, Dương vẫn còn nhớ cô, cậu đã giữ lời hứa của mình năm xưa, lặng lẽ bảo vệ cô gái ngốc nghếch đó. Cô vừa khóc là cậu lại luống cuống không biết làm thế nào, cô vừa gây sự là cậu lại phải ngoan ngoãn xuống nước. Cậu cứ chiều chuộng, nhường nhịn, bảo vệ cô như vậy.
Cho đến tận giây phút chia tay cuối cùng.
Tôi thẫn thờ nhìn đôi bạn nhỏ này làm lành với nhau rồi dắt tay nhau vui vẻ ra về, cảm thấy khóe mắt cay cay, cổ họng khô khốc, không thể thốt được một lời.
“Chị ấy làm sao thế nhỉ?” Loáng thoáng nghe thấy giọng rụt rè của cô bé.
“Kệ chị ấy, đồ thần kinh!” Giọng cậu bé bực bội cất lên: “Mình về nhà thôi! Về đến nơi là đúng giờ chiếu Bảy viên ngọc rồng đấy!”
Tiếng bước chân xa dần, tôi lặng lẽ ngồi tựa vào tường, nhìn theo bóng đôi bạn nhỏ khuất dần, mãi cho đến khi khuất hẳn.
Mặt trời khuất núi, bóng tôi đổ dài dưới mái nhà. Tôi lặng lẽ quỳ xuống, hòa mình vào góc nhỏ tối tăm này. Thỉnh thoảng có người dắt xe đi qua, chuông kêu kính coong, nhìn tôi bằng ánh mắt sửng sốt và thì thầm với nhau: “Con gái nhà ai đấy nhỉ? Đang yên đang lành lại chui vào đây làm gì?”
“Ấy, hóa ra con bé đang khóc!”
Dương, anh có biết không? Kể từ hôm đó trở đi, suốt ba năm trời, nước mắt của em không hề nhỏ xuống một giọt nào nữa.
Vì em đã khóc hết nước mắt trong ngày anh đi rồi.
Vừa về đến nhà thì tôi nhận được điện thoại của Cực.
“Em không đi tiễn thật à?” Anh ta phủ đầu tôi một trận mắng te tua. “Bọn anh còn ngớ ngẩn đợi em mãi!”
“Chẳng phải em đã nói là em phải thi rồi đó sao!” Tôi đáp yếu ớt.
“Haizz, em cũng thật là…” Cực làu bàu một lát rồi nói nhỏ: “Nhỡ đâu đây là lần gặp cuối cùng thì sao?”
“Sao có thể thế được?” Tôi bật cười: “Anh đừng có nói xui xẻo, chắc chắn anh Dương sẽ quay về. Dù sống bên đó có ổn thế nào thì ít nhất cũng phải về thăm người thân chứ!”
“Tất nhiên rồi…” Cực ngập ngừng một lát rồi mắng tiếp: “Em lạc quan thật đấy! Chỉ tội nghiệp Dương trước khi đi còn một lòng nhờ anh chăm sóc em! Thật đúng là uổng công lo lắng!”
Tôi sững người rồi hỏi nhỏ: “Anh ấy còn nói gì nữa không anh?”
Cực im lặng một lát rồi mới nói: “Lúc mọi người đợi em, Dương liền cười và nói: “Chắc chắn Trác Ưu không đến đâu, tôi biết tính cô nàng mà.” Nhưng anh cảm thấy cậu ta có điều gì muốn nói với em, vẻ như đang kiềm chế nỗi thất vọng!”
Lúc ấy giọng nói hậm hực của Cực truyền qua ống nghe và len sâu vào trái tim tôi.
Dương, anh có trách em không? Anh trách em nhát gan trốn tránh anh? Hay trách em trốn tránh cuộc chia tay này?
Em xin lỗi, bài thi chỉ là một cái cớ, em thực sự không biết phải đối mặt thế nào với một người sắp đi xa như anh.
Thế nên em chỉ có cách duy nhất là né tránh.
Thế nên, người bề ngoài nhìn rất cao ngạo, thanh cao như Trác Ưu, bên trong cũng chỉ là một kẻ hèn nhát, nực cười mà thôi.
Lý do rất đơn giản, hôm ấy tôi chuẩn bị thi, và hồi ấy trong từ điển của tôi vẫn chưa có từ trốn học. Thế là hôm đó tôi vẫn có mặt ở lớp làm học sinh ngoan. Trong giờ thi, thỉnh thoảng tôi cũng mơ màng nghĩ, hôm nay là ngày Dương lên máy bay, mọi người sẽ nói lời chia tay anh thế nào nhỉ?
Và cảnh biệt ly chỉ tồn tại trong phim ảnh đó tôi chưa từng được trải qua.
Bài thi làm không tốt, tôi cũng chẳng buồn để ý. Tranh thủ lúc tan học liền một mình lang thang trên đường. Tôi chọn một con ngõ nhỏ không mấy khi đi qua và chậm rãi bước đi. Ở đó có mặt đường trải đá xanh rất hẹp, những ngôi nhà với mái ngói thấp lè tè, tất cả đều cổ xưa, giản dị biết bao. Tôi mơ màng chìm đắm trong bầu không khí đầy nhớ nhung này, mãi cho đến khi bị giọng nói ngây thơ của trẻ con đánh thức:
“Anh lại đánh em rồi! Em sẽ về mách mẹ em!” Hóa ra là một cô bé tầm năm tuổi đang khóc thút thít.
“Cứ mách đi! Ai thèm sợ!” Bên cạnh có một cậu bé trạc tuổi cô bé, người bẩn từ đầu đến chân đang la lối rất hung hăng: “Việc gì cũng đi mách mẹ, đúng là đồ chíp hôi!” Nói rồi còn làm mặt ngáo ộp với cô bé.
“Hu hu…” Cô bé càng khóc to hơn: “Lần nào anh cũng bắt nạt em! Em sẽ không chơi với anh nữa!”
“… Ai thèm chơi với nhà ngươi!” Rõ ràng là giọng cậu bé rất căng thẳng, nhưng thái độ lại tỏ ra cứng rắn.
Cô bé giậm chân, lấy tay che mặt rồi chạy đi.
Cậu bé thẫn thờ nhìn theo bóng cô bé, đôi vai chợt thõng xuống.
Tôi nhìn dáng vẻ tội nghiệp của cậu bé, bất giác cảm thấy buồn cười, cậu nhóc này còn làm cao nữa cơ đấy! Thế là tôi liền kéo cô bé vừa đi ngang qua mình, cười nói: “Người ta biết sai rồi, em tha cho bạn ấy đi!”
Cô bé thôi không khóc nữa, trợn tròn mắt ngẩn tò te nhìn tôi. Tôi còn chưa kịp nói gì thì cậu bé đã lao đến như bay, đánh tét vào bàn tay tôi đang túm tay cô bé.
“Chị là ai? Chị định làm gì hả?” Cậu ta đứng trước mặt cô bé đang tỏ vẻ sợ sệt, chất vấn tôi bằng thái độ của người bảo vệ.
Tôi sững lại một lát, bất giác bật cười: “Thế em là ai? Sao tự nhiên lại chặn đường người khác?”
“Em là Tôn Đại Thành, lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Dục Miêu! Cô giáo dạy bọn em không được tùy tiện nói chuyện với người lạ!” Cậu ta ưỡn ngực, trả lời rất hùng hồn.
“Ừ, Đại Thành.” Tôi mỉm cười nhìn cậu ta, nói nhỏ: “Chị không phải là người xấu! Nhìn thấy em đang bắt nạt bạn gái này, chị mới đến an ủi bạn thôi.”
Cậu ta nhìn tôi bằng ánh mắt cảnh giác, miệng vẫn rất cứng rắn: “Em không bắt nạt em ấy, em đang chăm sóc em ấy mà!”
“Ừ, ừ! Em đang chăm sóc!” Tôi cố nhịn cười, dịu dàng dỗ dành cậu ta. “Thế sau này em không được để bạn ấy khóc nữa nhé!”
Cô bé liền đứng ra bảo vệ bạn: “Em vừa tha thứ cho anh ấy rồi!”
“Thật hả?” Cậu bé mừng rỡ quay sang, ngờ nghệch hỏi.
Cô bé gật đầu, bắt chước lời thoại trên ti vi, tinh nghịch nói: “Trẫm tha tội cho nhà ngươi rồi đấy!”
Tôi sững sờ.
Cuối cùng, ký ức tuổi thơ tới tấp ùa về trong giây phút này và dập tắt nụ cười của tôi.
Dương, đã lâu lắm rồi, dường như em cũng đã nói câu này với một người nào đó!
Đó là cô bé Tiểu Trác Ưu bốn tuổi bị cậu bé Lục Tây Dương năm tuổi bắt nạt. Trác Ưu ấm ức khóc lớn, tuyên bố sẽ tuyệt giao với cậu bạn họ Lục rồi còn mách cả bố mẹ và cô giáo. Lục Tây Dương không biết làm thế nào, đành phải hứa hẹn sau này sẽ bảo vệ và chăm sóc cô, không cho ai bắt nạt cô cả. Thế là Tiểu Trác Ưu bật cười, đắc ý nói với cậu rằng: “Trẫm tha tội cho nhà ngươi đấy!”
Lục Tây Dương liền thở phào và bật cười.
Nhưng về đến nhà, Tiểu Trác Ưu đã quên mất câu này, còn kể hết chuyện bị Lục Tây Dương bắt nạt cho mẹ nghe. Kết quả là ngày hôm sau mẹ đã kéo cô đến tìm cô giáo, mắng cho Lục Tây Dương một trận.
Lúc đó, Lục Tây Dương đã khóc vì rất buồn.
Sau đó, cậu vào lớp một, Tiểu Trác Ưu đã quên mất cậu.
Sau đó, hai người trùng phùng trên con đường rợp bóng mát đầu thu, hồi ấy cô gần như không nhận ra cậu.
Tuy nhiên, Dương vẫn còn nhớ cô, cậu đã giữ lời hứa của mình năm xưa, lặng lẽ bảo vệ cô gái ngốc nghếch đó. Cô vừa khóc là cậu lại luống cuống không biết làm thế nào, cô vừa gây sự là cậu lại phải ngoan ngoãn xuống nước. Cậu cứ chiều chuộng, nhường nhịn, bảo vệ cô như vậy.
Cho đến tận giây phút chia tay cuối cùng.
Tôi thẫn thờ nhìn đôi bạn nhỏ này làm lành với nhau rồi dắt tay nhau vui vẻ ra về, cảm thấy khóe mắt cay cay, cổ họng khô khốc, không thể thốt được một lời.
“Chị ấy làm sao thế nhỉ?” Loáng thoáng nghe thấy giọng rụt rè của cô bé.
“Kệ chị ấy, đồ thần kinh!” Giọng cậu bé bực bội cất lên: “Mình về nhà thôi! Về đến nơi là đúng giờ chiếu Bảy viên ngọc rồng đấy!”
Tiếng bước chân xa dần, tôi lặng lẽ ngồi tựa vào tường, nhìn theo bóng đôi bạn nhỏ khuất dần, mãi cho đến khi khuất hẳn.
Mặt trời khuất núi, bóng tôi đổ dài dưới mái nhà. Tôi lặng lẽ quỳ xuống, hòa mình vào góc nhỏ tối tăm này. Thỉnh thoảng có người dắt xe đi qua, chuông kêu kính coong, nhìn tôi bằng ánh mắt sửng sốt và thì thầm với nhau: “Con gái nhà ai đấy nhỉ? Đang yên đang lành lại chui vào đây làm gì?”
“Ấy, hóa ra con bé đang khóc!”
Dương, anh có biết không? Kể từ hôm đó trở đi, suốt ba năm trời, nước mắt của em không hề nhỏ xuống một giọt nào nữa.
Vì em đã khóc hết nước mắt trong ngày anh đi rồi.
Vừa về đến nhà thì tôi nhận được điện thoại của Cực.
“Em không đi tiễn thật à?” Anh ta phủ đầu tôi một trận mắng te tua. “Bọn anh còn ngớ ngẩn đợi em mãi!”
“Chẳng phải em đã nói là em phải thi rồi đó sao!” Tôi đáp yếu ớt.
“Haizz, em cũng thật là…” Cực làu bàu một lát rồi nói nhỏ: “Nhỡ đâu đây là lần gặp cuối cùng thì sao?”
“Sao có thể thế được?” Tôi bật cười: “Anh đừng có nói xui xẻo, chắc chắn anh Dương sẽ quay về. Dù sống bên đó có ổn thế nào thì ít nhất cũng phải về thăm người thân chứ!”
“Tất nhiên rồi…” Cực ngập ngừng một lát rồi mắng tiếp: “Em lạc quan thật đấy! Chỉ tội nghiệp Dương trước khi đi còn một lòng nhờ anh chăm sóc em! Thật đúng là uổng công lo lắng!”
Tôi sững người rồi hỏi nhỏ: “Anh ấy còn nói gì nữa không anh?”
Cực im lặng một lát rồi mới nói: “Lúc mọi người đợi em, Dương liền cười và nói: “Chắc chắn Trác Ưu không đến đâu, tôi biết tính cô nàng mà.” Nhưng anh cảm thấy cậu ta có điều gì muốn nói với em, vẻ như đang kiềm chế nỗi thất vọng!”
Lúc ấy giọng nói hậm hực của Cực truyền qua ống nghe và len sâu vào trái tim tôi.
Dương, anh có trách em không? Anh trách em nhát gan trốn tránh anh? Hay trách em trốn tránh cuộc chia tay này?
Em xin lỗi, bài thi chỉ là một cái cớ, em thực sự không biết phải đối mặt thế nào với một người sắp đi xa như anh.
Thế nên em chỉ có cách duy nhất là né tránh.
Thế nên, người bề ngoài nhìn rất cao ngạo, thanh cao như Trác Ưu, bên trong cũng chỉ là một kẻ hèn nhát, nực cười mà thôi.
/41
|