Hai ngày trước, khi tâm sự với bạn về chuyện tình cảm, nó thừa nhận rằng bản thân thuộc kiểu “tình yêu mì ăn liền”, nhìn vừa mắt, hợp nhau trên giường, thế là OK. Còn tôi thì khác, tôi cần có sự thấu hiểu, đủ thấu hiểu để nhận ra rằng tình cảm của người đó là chân thành và đủ để người đó biết rằng tôi cũng quan tâm đến anh. Tôi phải suy nghĩ xem tình yêu này có thể bắt đầu được không, đã hợp lý chưa, phải suy nghĩ về gia đình, về cuộc hôn nhân tương lai cần cả hai vun đắp thế nào mới được dài lâu và bền vững.
Bạn tôi nghe xong lắc đầu cảm thán: “Cậu thực tế quá.”
Đúng, tôi sống rất thực tế, chính vì vậy anh người yêu theo chủ nghĩa lãng mạn của tôi thường than phiền rằng bạn gái mình là người phụ nữ lạnh lùng, tàn nhẫn, vô tình biết bao và năm xưa tôi đã làm tan vỡ trái tim “thiếu nam” của anh như thế nào.
Tôi… nghĩ lại, ừm cũng phải.
Tôi đã quên ấn tượng đầu tiên khi gặp Từ Vi Vũ, chỉ nhớ là chúng tôi có quen nhau. Bắt đầu từ tiểu học, ngay cả năm nào cùng lớp, năm nào khác tôi cũng chẳng có ấn tượng gì.
Lên cấp 3, sau khi tôi chọn ban xã hội, anh gọi tôi ra ngoài, kéo một mạch về phía sau dãy nhà học rồi đi qua đi lại, càu nhàu nửa ngày, “Sao cậu lại chọn thế, sao cậu lại chọn như thế…”
Anh giỏi các môn xã hội. Tôi lại thích ban tự nhiên.
Anh, theo ý tôi chọn tự nhiên, tôi, tránh nguyền rủa – chọn xã hội, đúng là sai sót ngẫu nhiên.
Tôi nói: “Vi Vũ, tớ đã chọn rồi.”
Anh càng giận, trợn mắt nhìn tôi, đó cũng là lần đầu tiên anh nói với tôi bằng giọng điệu lạnh lùng như thế: “Cố Thanh Khê, cậu có nhất thiết phải hờ hững đến vậy không?”
Tôi nhìn anh bỏ đi, không biết nên làm gì, chỉ tự cảm thấy rất tội lỗi.
Lãng mạn như vậy, sao tôi lại không nhận ra tình cảm của anh, nhưng khi đó cả hai còn nhỏ, đâu có sắt son bền vững gì nhiều, cùng lắm là hơi hơi xúc động, hơi hơi mơ hồ, nhưng dẫu có thế nào thì tình cảm vẫn còn chưa đủ chín. Tình yêu của tuổi trẻ là thứ tình cảm cho dù có tự nếm trải hay để vụt mất thì sau này, khi nhớ lại, tất cả những gì bạn dành cho nó chỉ là một nụ cười, có thể là nụ cười dịu dàng mà cũng có thể là cười nhạt nhẽo cho qua.
Lớp mười một, trường tổ chức đi du xuân ở Vụ Nguyên, Giang Tây, coi như một món quà cho học sinh cấp ba đang cực khổ cày cấy trong quãng thời gian “nước sôi lửa bỏng”. Không biết phải ngồi trên xe buýt bao lâu, khi xuống xe, tôi hơi choáng váng, bạn cùng bàn chạy lại đỡ tôi hỏi han: “Thanh Khê, trông cậu nhợt nhạt lắm, tớ lấy cho cậu chai nước nhé?”
Tôi nói mình đứng hóng gió một chút sẽ ổn thôi.
Bạn cùng bàn của tôi là một cô gái dịu dàng, ít nói, có phần giống tôi nên cả hai rất hợp nhau. Chúng tôi tụt lại sau cùng trong đoàn học sinh, dù đám nam sinh phía trước có ồn ào thế nào thì cảm giác đi trên con đường nhỏ ở miền quê này vẫn có gì đó rất nhẹ nhàng, thanh thản. Đi một lát, phía sau có người vỗ vai tôi, quay lại thì thấy Từ Vi Vũ, tôi quên mất hôm nay ban anh cũng đi cùng, ban xã hội đi trước ban tự nhiên đi sau. Anh đưa bình nước cho tôi, mặt không cảm xúc, “Uống nước đi.”
Tôi nghệt ra một lúc mới phản ứng lại: Tớ không khát. Nhưng thực ra là không uống được, trong ngực vẫn còn cảm giác buồn nôn.
Anh nhíu mày, nói: “Mặt cậu trắng bệch như ma ấy!”
Tôi…
Bạn cùng bàn của tôi thấy là lạ, lo lắng nhỏ giọng hỏi: “Thanh Khê, chúng mình có cần đi nhanh lên không?”
Tôi còn đang phân vân thì vài nam sinh ban tự nhiên đã chạy đến, ồn ào, “Vi Vũ, thảo nào đi nhanh thế, hoá ra là tìm người yêu!”
“Bạn ơi, Từ thiếu một lòng một dạ với bạn đấy, cả đường đi nó chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ thôi, ha ha, ha ha!”
“Anh Vũ, thể hiện rõ ràng quá! Thầy giáo đến bây giờ đấy, vừa vừa thôi nhé!”
Từ Vi Vũ thấy tôi lạnh nhạt liền cản bạn lại, “Thôi được rồi!”
Thấy vậy, họ không ầm ĩ nữa, cười cười nói nói chạy trước.
Từ Vi Vũ nhìn tôi, hơi do dự: “Đi cùng nhé?”
Bạn cùng bàn của tôi tinh ý, bỏ lại một câu vô tình “Tớ đi tìm XX đây” rồi chạy biến.
Từ Vi Vũ đi tới đỡ tay tôi, tôi từ chối, mình có thể tự đi được.
Anh nghiến răng: “Cậu cứ chịu một mình đi.”
Này! Dù đang khó chịu nhưng nhìn anh ầm ĩ như vậy tôi cũng chẳng thoải mái hơn, thấy phía sau có rất nhiều bạn học ban tự nhiên chầm chậm đi đến, tôi vội vàng: “Đi thôi.”
Đi giữa đám đông làm tôi rất mất tự nhiên, Từ Vi Vũ từng nói: tôi lo giữ thể diện còn nhiều hơn cả yêu anh. Thực ra tôi chỉ không thích bị người khác chú ý, không thích nổi bật hay trở thành tiêu điểm của bất cứ thứ gì. Tính cách hình thành từ nhỏ, được vun đắp quanh năm suốt tháng, không phải bảo một câu “thay đổi đi” là đơn giản có thể thay đổi được. Hôm ấy, khi đã bắt kịp nhóm bạn cùng lớp, tôi vừa định chào tạm biệt thì bị anh kéo lại, nói: “Thanh Khê, sang năm tớ đi rồi.”
Tình cảm Từ Vi Vũ dành cho mối quan hệ này chắc chắn là nhiều hơn tôi, từ trước tới giờ vẫn vậy. Và hẳn là anh cũng hiểu chuyện sớm hơn tôi rất nhiều. Một trong những câu được Vi Vũ lặp lại nhiều nhất là: Em bắt anh chờ lâu dã dã man, suýt chút nữa anh còn tưởng phải đợi đến khi tóc bạc răng long em mới hiểu được! Kiếp sau đừng để anh gặp lại em!
Lớp mười hai là năm học đau đớn nhất trong đời học sinh, tôi sẽ không bao giờ quên những ngày buồn ngủ chết mê chết mệt, hàng đống đề chồng chất làm mãi chưa xong, đầu óc lúc nào cũng quay mòng mòng, chuông reo còn không phân biệt được đâu là chuông vào lớp, đâu là chuông hết giờ. Nhưng khoảng thời gian đó cũng trôi qua rất nhanh, nhanh đến mức vào một ngày nào đó giữa tháng sáu, tôi chợt nhận ra rằng cuộc đời học sinh cấp 3 của mình đã đặt dấu chấm hết từ lúc nào.
Hè năm ấy, em trai sang nước ngoài với bố, tôi và mẹ tiễn hai người qua bên ấy. Đó là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài, cảm nhận gói gọn chỉ trong mấy từ “xa lạ” và “không hợp”. Vậy mà em trai tôi mới mười tuổi, mười tuổi, chắc nó phải thấy sợ hãi và lạc lõng hơn tôi nhiều. Nhưng khi đó, nó lại kéo tay tôi cười nói ríu rít: “Chị, em đi nước ngoài này, he he, sau này em về sẽ mua cho chị thật nhiều quần áo đẹp nhé!”
Tôi chỉ biết ừ.
Về nước, bác hàng xóm gọi tôi, hỏi: “Thanh Khê, gần đây cháu với mẹ không ở nhà à?”
Tôi đáp vâng, có việc đi xa ạ.
Bác kể: “Hai tuần trước, có một cậu bé ngày nào cũng đến đây chờ cháu. Bác thấy nó đợi suốt từ sáng đến chiều nên ra bảo có lẽ cháu đi xa, cả hè không về nhà. Chậc, giờ cháu về rồi thì xem thế nào gọi cho nó đi, đã biết là ai chưa?”
Tôi dạ dạ vâng vâng.
Từ Vi Vũ cũng đi du học, ở thời đại này, đi nước ngoài chỉ đơn giản như ra quán ăn một bữa KFC vậy.
Lên đại học, tôi chơi với một nhóm bạn rất thân, đứa thì cá tính hoặc hoà đồng, đứa thì khéo mồm khéo miệng, đứa lại ”mặt dày như tường thành”. Có người nói đại học là thánh điện của tình yêu, chính vì vậy mà chưa qua kỳ hai năm nhất, bạn bè quanh tôi đã nhanh chóng ”có nơi có chốn” hết, chỉ còn lại mình tôi sống cô đơn trong những bài dạy dỗ và khinh thường của chúng nó. Cho đến một ngày, trưởng phòng ngủ ký túc xá thần thần bí bí đưa điện thoại cho tôi, bảo: “Khê tử, có người tìm này, là con trai đấy nhé.”
Tôi nhận điện thoại trong nghi ngờ, “a lô” một tiếng.
Người ở đầu dây bên kia lặng rất lâu mới thốt lên hai chữ: “Tớ đây.”
Và sau đó, tôi có “bạn trai tin đồn”. Mọi chuyện bắt nguồn từ cuộc gọi thứ hai của Từ Vi Vũ, trưởng phòng hỏi: “Khai mau, cậu là gì của Thanh Khê nhà tôi? Nói thật được khoan hồng, kháng cự sẽ nghiêm trị!”
Anh trả lời: “Cậu ấy nói tôi là ai thì tôi là người đó.”
Phòng trưởng bật cười: “Vật sở hữu hả! Ha ha, rồi, biết rồi, là vật sở hữu[1]của Thanh Khê!”
( [1] Ở đây trưởng phòng ngủ cố tình lái từ ‘ai thì’ /shuíjiù/ trong câu của Vi Vũ thành từ ‘sở hữu’ /suǒyǒu/)
Anh nói: “Thanh Khê, lên đại học rồi, giờ thì cậu đã yêu được chưa?”
Tôi không phải một cô gái nổi bật, nói đến ưu điểm, chắc là yên tĩnh, có bổ sung thêm thì may ra được cái tính tình hiền lành tốt bụng.
Làm bất cứ chuyện gì tôi cũng sẽ để ý đến rất nhiều thứ, kể cả tình yêu, vậy nên khi Từ Vi Vũ thích tôi, ban đầu phải nếm không ít cay đắng. Thực ra, đầu tiên tôi nghĩ rằng tình cảm của Vi Vũ chỉ là hứng thú nhất thời, khi còn bé tý anh đã thích khoe khoang trước mặt tôi, biết đâu khi cảm giác mới mẻ trôi đi thì yêu thương cũng sẽ phai nhạt. Mà tôi lại là một người chậm nóng và đặc biệt cẩn thận trong tình cảm.
Tôi hỏi Vi Vũ, vì sao anh thích em?
Anh nói: Không biết, khó nói lắm, chỉ cần em là em thôi.
Tôi hỏi lại: Vậy anh biết cảm nhận của em không?
Anh trả lời: Anh biết, nhưng em thì không.
Tôi nở nụ cười, thấy cả hai ngốc chẳng kém nhau.
#17
Bốn năm đại học, các cô gái cùng phòng đã cho tôi trải nghiệm bao tình cảm khó quên mà xưa nay vẫn được mệnh danh là tình bạn. Tôi học được cách ngủ nướng, cách chơi game vài lần một tuần và đặc biệt là cách đọc sách “vững vàng gió thổi không bay” khi các thiếu nữ còn lại trong phòng đang tru như sói. Trong bốn năm ấy có hai người theo đuổi tôi và cả hai đều bị từ chối, tuy nhiên, so với đám ong ong bướm bướm của mọi người thì tôi chẳng khác gì “vườn hoang đất vắng” cả.
Có đôi ba lần, Từ Vi Vũ đến trường tìm tôi. Vẫn nhớ lần đầu tiên gặp lại giữa khoảng cách nghìn dặm xa xôi ấy, anh mặc áo thể thao màu sáng tôn lên dáng người cao ráo, tóc ngắn tủn, đứng dưới nắng mặt trời nhìn rất sạch sẽ.
Ngó thấy tôi đến, anh cười hì hì, không hiểu sao, lúc đó tôi thấy mũi mình cay cay.
Anh chạy đến, chần chừ, tay vừa nâng lên lại buông xuống.
Tôi hỏi làm sao?
Anh nói, muốn ôm, nhưng sợ bị mắng.
Cái ôm đầu tiên là do tôi chủ động. Lúc buông tay mới thấy hốc mắt anh hồng hồng, tôi hỏi làm sao thế?
Anh trả lời: Xúc động quá.
Chúng tôi bên nhau thì ít mà xa cách thì nhiều, tôi từng thử nghĩ về mối quan hệ này kể từ khi bắt đầu và chợt nhận ra rằng, nó chẳng khác gì một cuốn album nhạt nhẽo và dài dòng.
Từ Vi Vũ bật lại tanh tách: “Nhạt nhẽo cái gì! Cuộc đời anh còn chưa đủ chua xót sao!” sau đó tiếp tục, “nhưng dài dòng thì đúng thật, cả tuổi thanh xuân của anh đều dành trọn cho em, vậy nên em phải chịu trách nhiệm!”
Tôi hỏi lại: “Anh học lời thoại trong phim nào thế?”
#18
Năm anh về, tôi còn đang học trong trường. Vì anh không hề nhắc đến chuyện về nước nên hôm ấy, vừa qua cổng ký túc xá, thấy anh đang đứng dưới lầu chờ tôi, chân tôi hoàn toàn bất động.
Anh bước đến ôm tôi, thì thầm: “Thanh Khê, tớ về rồi.”
Sáu năm trước, ở Vụ Nguyên, anh kéo tay áo tôi trên đường quê nhỏ hẹp, nói: “Thanh Khê, năm sau tớ đi.”
Sáu năm, nói dài không dài bảo ngắn cũng chẳng ngắn.
Mặc dù tình yêu của chúng tôi không gặp nhiều trắc trở nhưng cũng đâu phải dễ dàng. Xa cách bao năm có thể nắm tay đi tiếp trên con đường này, phần nhiều là nhờ sự kiên nhẫn của anh, và tôi vẫn luôn muốn nói với anh rằng: Vi Vũ, cảm ơn anh vì đã luôn kiên trì.
Bạn tôi nghe xong lắc đầu cảm thán: “Cậu thực tế quá.”
Đúng, tôi sống rất thực tế, chính vì vậy anh người yêu theo chủ nghĩa lãng mạn của tôi thường than phiền rằng bạn gái mình là người phụ nữ lạnh lùng, tàn nhẫn, vô tình biết bao và năm xưa tôi đã làm tan vỡ trái tim “thiếu nam” của anh như thế nào.
Tôi… nghĩ lại, ừm cũng phải.
Tôi đã quên ấn tượng đầu tiên khi gặp Từ Vi Vũ, chỉ nhớ là chúng tôi có quen nhau. Bắt đầu từ tiểu học, ngay cả năm nào cùng lớp, năm nào khác tôi cũng chẳng có ấn tượng gì.
Lên cấp 3, sau khi tôi chọn ban xã hội, anh gọi tôi ra ngoài, kéo một mạch về phía sau dãy nhà học rồi đi qua đi lại, càu nhàu nửa ngày, “Sao cậu lại chọn thế, sao cậu lại chọn như thế…”
Anh giỏi các môn xã hội. Tôi lại thích ban tự nhiên.
Anh, theo ý tôi chọn tự nhiên, tôi, tránh nguyền rủa – chọn xã hội, đúng là sai sót ngẫu nhiên.
Tôi nói: “Vi Vũ, tớ đã chọn rồi.”
Anh càng giận, trợn mắt nhìn tôi, đó cũng là lần đầu tiên anh nói với tôi bằng giọng điệu lạnh lùng như thế: “Cố Thanh Khê, cậu có nhất thiết phải hờ hững đến vậy không?”
Tôi nhìn anh bỏ đi, không biết nên làm gì, chỉ tự cảm thấy rất tội lỗi.
Lãng mạn như vậy, sao tôi lại không nhận ra tình cảm của anh, nhưng khi đó cả hai còn nhỏ, đâu có sắt son bền vững gì nhiều, cùng lắm là hơi hơi xúc động, hơi hơi mơ hồ, nhưng dẫu có thế nào thì tình cảm vẫn còn chưa đủ chín. Tình yêu của tuổi trẻ là thứ tình cảm cho dù có tự nếm trải hay để vụt mất thì sau này, khi nhớ lại, tất cả những gì bạn dành cho nó chỉ là một nụ cười, có thể là nụ cười dịu dàng mà cũng có thể là cười nhạt nhẽo cho qua.
Lớp mười một, trường tổ chức đi du xuân ở Vụ Nguyên, Giang Tây, coi như một món quà cho học sinh cấp ba đang cực khổ cày cấy trong quãng thời gian “nước sôi lửa bỏng”. Không biết phải ngồi trên xe buýt bao lâu, khi xuống xe, tôi hơi choáng váng, bạn cùng bàn chạy lại đỡ tôi hỏi han: “Thanh Khê, trông cậu nhợt nhạt lắm, tớ lấy cho cậu chai nước nhé?”
Tôi nói mình đứng hóng gió một chút sẽ ổn thôi.
Bạn cùng bàn của tôi là một cô gái dịu dàng, ít nói, có phần giống tôi nên cả hai rất hợp nhau. Chúng tôi tụt lại sau cùng trong đoàn học sinh, dù đám nam sinh phía trước có ồn ào thế nào thì cảm giác đi trên con đường nhỏ ở miền quê này vẫn có gì đó rất nhẹ nhàng, thanh thản. Đi một lát, phía sau có người vỗ vai tôi, quay lại thì thấy Từ Vi Vũ, tôi quên mất hôm nay ban anh cũng đi cùng, ban xã hội đi trước ban tự nhiên đi sau. Anh đưa bình nước cho tôi, mặt không cảm xúc, “Uống nước đi.”
Tôi nghệt ra một lúc mới phản ứng lại: Tớ không khát. Nhưng thực ra là không uống được, trong ngực vẫn còn cảm giác buồn nôn.
Anh nhíu mày, nói: “Mặt cậu trắng bệch như ma ấy!”
Tôi…
Bạn cùng bàn của tôi thấy là lạ, lo lắng nhỏ giọng hỏi: “Thanh Khê, chúng mình có cần đi nhanh lên không?”
Tôi còn đang phân vân thì vài nam sinh ban tự nhiên đã chạy đến, ồn ào, “Vi Vũ, thảo nào đi nhanh thế, hoá ra là tìm người yêu!”
“Bạn ơi, Từ thiếu một lòng một dạ với bạn đấy, cả đường đi nó chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ thôi, ha ha, ha ha!”
“Anh Vũ, thể hiện rõ ràng quá! Thầy giáo đến bây giờ đấy, vừa vừa thôi nhé!”
Từ Vi Vũ thấy tôi lạnh nhạt liền cản bạn lại, “Thôi được rồi!”
Thấy vậy, họ không ầm ĩ nữa, cười cười nói nói chạy trước.
Từ Vi Vũ nhìn tôi, hơi do dự: “Đi cùng nhé?”
Bạn cùng bàn của tôi tinh ý, bỏ lại một câu vô tình “Tớ đi tìm XX đây” rồi chạy biến.
Từ Vi Vũ đi tới đỡ tay tôi, tôi từ chối, mình có thể tự đi được.
Anh nghiến răng: “Cậu cứ chịu một mình đi.”
Này! Dù đang khó chịu nhưng nhìn anh ầm ĩ như vậy tôi cũng chẳng thoải mái hơn, thấy phía sau có rất nhiều bạn học ban tự nhiên chầm chậm đi đến, tôi vội vàng: “Đi thôi.”
Đi giữa đám đông làm tôi rất mất tự nhiên, Từ Vi Vũ từng nói: tôi lo giữ thể diện còn nhiều hơn cả yêu anh. Thực ra tôi chỉ không thích bị người khác chú ý, không thích nổi bật hay trở thành tiêu điểm của bất cứ thứ gì. Tính cách hình thành từ nhỏ, được vun đắp quanh năm suốt tháng, không phải bảo một câu “thay đổi đi” là đơn giản có thể thay đổi được. Hôm ấy, khi đã bắt kịp nhóm bạn cùng lớp, tôi vừa định chào tạm biệt thì bị anh kéo lại, nói: “Thanh Khê, sang năm tớ đi rồi.”
Tình cảm Từ Vi Vũ dành cho mối quan hệ này chắc chắn là nhiều hơn tôi, từ trước tới giờ vẫn vậy. Và hẳn là anh cũng hiểu chuyện sớm hơn tôi rất nhiều. Một trong những câu được Vi Vũ lặp lại nhiều nhất là: Em bắt anh chờ lâu dã dã man, suýt chút nữa anh còn tưởng phải đợi đến khi tóc bạc răng long em mới hiểu được! Kiếp sau đừng để anh gặp lại em!
Lớp mười hai là năm học đau đớn nhất trong đời học sinh, tôi sẽ không bao giờ quên những ngày buồn ngủ chết mê chết mệt, hàng đống đề chồng chất làm mãi chưa xong, đầu óc lúc nào cũng quay mòng mòng, chuông reo còn không phân biệt được đâu là chuông vào lớp, đâu là chuông hết giờ. Nhưng khoảng thời gian đó cũng trôi qua rất nhanh, nhanh đến mức vào một ngày nào đó giữa tháng sáu, tôi chợt nhận ra rằng cuộc đời học sinh cấp 3 của mình đã đặt dấu chấm hết từ lúc nào.
Hè năm ấy, em trai sang nước ngoài với bố, tôi và mẹ tiễn hai người qua bên ấy. Đó là lần đầu tiên tôi ra nước ngoài, cảm nhận gói gọn chỉ trong mấy từ “xa lạ” và “không hợp”. Vậy mà em trai tôi mới mười tuổi, mười tuổi, chắc nó phải thấy sợ hãi và lạc lõng hơn tôi nhiều. Nhưng khi đó, nó lại kéo tay tôi cười nói ríu rít: “Chị, em đi nước ngoài này, he he, sau này em về sẽ mua cho chị thật nhiều quần áo đẹp nhé!”
Tôi chỉ biết ừ.
Về nước, bác hàng xóm gọi tôi, hỏi: “Thanh Khê, gần đây cháu với mẹ không ở nhà à?”
Tôi đáp vâng, có việc đi xa ạ.
Bác kể: “Hai tuần trước, có một cậu bé ngày nào cũng đến đây chờ cháu. Bác thấy nó đợi suốt từ sáng đến chiều nên ra bảo có lẽ cháu đi xa, cả hè không về nhà. Chậc, giờ cháu về rồi thì xem thế nào gọi cho nó đi, đã biết là ai chưa?”
Tôi dạ dạ vâng vâng.
Từ Vi Vũ cũng đi du học, ở thời đại này, đi nước ngoài chỉ đơn giản như ra quán ăn một bữa KFC vậy.
Lên đại học, tôi chơi với một nhóm bạn rất thân, đứa thì cá tính hoặc hoà đồng, đứa thì khéo mồm khéo miệng, đứa lại ”mặt dày như tường thành”. Có người nói đại học là thánh điện của tình yêu, chính vì vậy mà chưa qua kỳ hai năm nhất, bạn bè quanh tôi đã nhanh chóng ”có nơi có chốn” hết, chỉ còn lại mình tôi sống cô đơn trong những bài dạy dỗ và khinh thường của chúng nó. Cho đến một ngày, trưởng phòng ngủ ký túc xá thần thần bí bí đưa điện thoại cho tôi, bảo: “Khê tử, có người tìm này, là con trai đấy nhé.”
Tôi nhận điện thoại trong nghi ngờ, “a lô” một tiếng.
Người ở đầu dây bên kia lặng rất lâu mới thốt lên hai chữ: “Tớ đây.”
Và sau đó, tôi có “bạn trai tin đồn”. Mọi chuyện bắt nguồn từ cuộc gọi thứ hai của Từ Vi Vũ, trưởng phòng hỏi: “Khai mau, cậu là gì của Thanh Khê nhà tôi? Nói thật được khoan hồng, kháng cự sẽ nghiêm trị!”
Anh trả lời: “Cậu ấy nói tôi là ai thì tôi là người đó.”
Phòng trưởng bật cười: “Vật sở hữu hả! Ha ha, rồi, biết rồi, là vật sở hữu[1]của Thanh Khê!”
( [1] Ở đây trưởng phòng ngủ cố tình lái từ ‘ai thì’ /shuíjiù/ trong câu của Vi Vũ thành từ ‘sở hữu’ /suǒyǒu/)
Anh nói: “Thanh Khê, lên đại học rồi, giờ thì cậu đã yêu được chưa?”
Tôi không phải một cô gái nổi bật, nói đến ưu điểm, chắc là yên tĩnh, có bổ sung thêm thì may ra được cái tính tình hiền lành tốt bụng.
Làm bất cứ chuyện gì tôi cũng sẽ để ý đến rất nhiều thứ, kể cả tình yêu, vậy nên khi Từ Vi Vũ thích tôi, ban đầu phải nếm không ít cay đắng. Thực ra, đầu tiên tôi nghĩ rằng tình cảm của Vi Vũ chỉ là hứng thú nhất thời, khi còn bé tý anh đã thích khoe khoang trước mặt tôi, biết đâu khi cảm giác mới mẻ trôi đi thì yêu thương cũng sẽ phai nhạt. Mà tôi lại là một người chậm nóng và đặc biệt cẩn thận trong tình cảm.
Tôi hỏi Vi Vũ, vì sao anh thích em?
Anh nói: Không biết, khó nói lắm, chỉ cần em là em thôi.
Tôi hỏi lại: Vậy anh biết cảm nhận của em không?
Anh trả lời: Anh biết, nhưng em thì không.
Tôi nở nụ cười, thấy cả hai ngốc chẳng kém nhau.
#17
Bốn năm đại học, các cô gái cùng phòng đã cho tôi trải nghiệm bao tình cảm khó quên mà xưa nay vẫn được mệnh danh là tình bạn. Tôi học được cách ngủ nướng, cách chơi game vài lần một tuần và đặc biệt là cách đọc sách “vững vàng gió thổi không bay” khi các thiếu nữ còn lại trong phòng đang tru như sói. Trong bốn năm ấy có hai người theo đuổi tôi và cả hai đều bị từ chối, tuy nhiên, so với đám ong ong bướm bướm của mọi người thì tôi chẳng khác gì “vườn hoang đất vắng” cả.
Có đôi ba lần, Từ Vi Vũ đến trường tìm tôi. Vẫn nhớ lần đầu tiên gặp lại giữa khoảng cách nghìn dặm xa xôi ấy, anh mặc áo thể thao màu sáng tôn lên dáng người cao ráo, tóc ngắn tủn, đứng dưới nắng mặt trời nhìn rất sạch sẽ.
Ngó thấy tôi đến, anh cười hì hì, không hiểu sao, lúc đó tôi thấy mũi mình cay cay.
Anh chạy đến, chần chừ, tay vừa nâng lên lại buông xuống.
Tôi hỏi làm sao?
Anh nói, muốn ôm, nhưng sợ bị mắng.
Cái ôm đầu tiên là do tôi chủ động. Lúc buông tay mới thấy hốc mắt anh hồng hồng, tôi hỏi làm sao thế?
Anh trả lời: Xúc động quá.
Chúng tôi bên nhau thì ít mà xa cách thì nhiều, tôi từng thử nghĩ về mối quan hệ này kể từ khi bắt đầu và chợt nhận ra rằng, nó chẳng khác gì một cuốn album nhạt nhẽo và dài dòng.
Từ Vi Vũ bật lại tanh tách: “Nhạt nhẽo cái gì! Cuộc đời anh còn chưa đủ chua xót sao!” sau đó tiếp tục, “nhưng dài dòng thì đúng thật, cả tuổi thanh xuân của anh đều dành trọn cho em, vậy nên em phải chịu trách nhiệm!”
Tôi hỏi lại: “Anh học lời thoại trong phim nào thế?”
#18
Năm anh về, tôi còn đang học trong trường. Vì anh không hề nhắc đến chuyện về nước nên hôm ấy, vừa qua cổng ký túc xá, thấy anh đang đứng dưới lầu chờ tôi, chân tôi hoàn toàn bất động.
Anh bước đến ôm tôi, thì thầm: “Thanh Khê, tớ về rồi.”
Sáu năm trước, ở Vụ Nguyên, anh kéo tay áo tôi trên đường quê nhỏ hẹp, nói: “Thanh Khê, năm sau tớ đi.”
Sáu năm, nói dài không dài bảo ngắn cũng chẳng ngắn.
Mặc dù tình yêu của chúng tôi không gặp nhiều trắc trở nhưng cũng đâu phải dễ dàng. Xa cách bao năm có thể nắm tay đi tiếp trên con đường này, phần nhiều là nhờ sự kiên nhẫn của anh, và tôi vẫn luôn muốn nói với anh rằng: Vi Vũ, cảm ơn anh vì đã luôn kiên trì.
/27
|