Khúc Tự Thủy tuy đang trúng độc Huyền Phách Hàn Châu, nhưng nàng đã dùng thủ pháp độc đáo của hpái Vô Vi tự điểm vào các mạnh chận đứng chất độc, tập trung nơi Đan điền, nhất thời chưa bộc phát được. Nhờ vậy mà nàng vẫn mạnh khỏe như thường, dùng khinh công như bay, theo sát chân Văn Thiếu Côn.
Đường đi Vân Mộng sơn cách xa chừng ba trăm dặm. Cả hai đều nóng lòng như lửa đốt, chỉ mong sao cho mau đến nơi, nên vận dụng hết khả năng để khi bước đi như hai chiếc bóng mờ.
Đi một mạch suốt hai ngày không nghỉ, chiều hôm sau đã đến Vân Mộng sơn.
Dãy Vân Mộng sơn cao chọc trời, tiếp nối liên miên trùng điệp hàng mấy trăm dặm. Khi đến chân núi, hai người đưa mắt quan sát hồi lâu chẳng rõ nên đi đường nào cho đúng.
Trong lúc còn phân vân do dự, Khúc Tự Thủy hỏi :
- Độc Nhãn Thần Cái Mộ Dung Nhã quả thật đang ẩn trong dãy Vân Mộng sơn này không?
Văn Thiếu Côn nhận thấy cũng không cần phải giữ lộ mặt làm gì nữa nên đáp :
- Tại hạ đã từng nghe Niệp Sáp hòa thượng nói mười bốn năm về trước, Độc Nhãn Thần Cái đã vào nơi đây ở ẩn. Nhưng vì thời gian quá lâu, ngày nay chưa ai dám nói quả quyết rằng ông ta còn ở nguyên chốn này hay đã dời đi chỗ khác. Vì vậy tại hạ chưa dám đặt nhiều hy vọng vào việc tìm kiếm này.
Khúc Tự Thủy không thất vọng mà còn tươi cười nói :
- Dầu không tìm được Độc Nhãn Thần Cái nhưng ít ra cũng tìm được Long Diên thảo để mang về cứu em hai Lệ Minh Nguyệt ra khỏi Vô Nhân cốc. Kết quả chừng đó cũng làm thiếp mãn nguyện lắm rồi.
Văn Thiếu Côn nói :
- Tại hạ lại nghĩ khác. Hiện nay Lệ cô nương sống trong Nghinh Xuân động không có gì là nguy hiểm. Điều quan trọng và cấp bách nhất là tìm ra Độc Nhãn Thần Cái, xin thuốc cứu chữa vết thương cho cô nương. Chỉ hiềm một nỗi là núi non trùng điệp, đường sá chẳng có, biết tìm ra lối nào cho đúng đây?
Khúc Tự Thủy nói :
- Ngoài tên Vân Mộng sơn ra, công tử có còn nhớ một tên nào khác nữa không?
Văn Thiếu Côn đáp :
- Trên Vân Mộng sơn còn có hang Vọng Ngã! Đó là cái tên đã được Độc Nhãn Thần Cái đặt lại khi về ẩn cư. Nhưng trước kia nó có một tên khác nữa.
Chàng bóp trán suy nghĩ một chập rồi nói :
- Phải rồi, trước kia hang này gọi là Thanh Phong cốc.
Khúc Tự Thủy ngạc nhiên hỏi :
- Ồ, Thanh Phong cốc hả?
Văn Thiếu Côn gật đầu nói :
- Bất cứ là Thanh Phong cốc hay Vọng Ngã cốc vẫn là một chốn hoang vu bí mật, xưa nay chưa ai biết, cả những thợ săn hay tiều phu đốn củi cũng chưa chắc đã bén mảng được tới nơi đây.
Khúc Tự Thủy vốn lanh lẹ và thông minh, hơn nữa trên trường đời nàng đã có nhiều kinh nghiệm hơn Văn Thiếu Côn, cho nên sau khi suy nghĩ một chập, nàng nói :
- Cái tên Thanh Phong cốc có thể giúp chúng ta một tia sáng để tìm được tới nơi. Theo ý thiếp, Thanh Phong là cây phong xanh. Nơi đây hẳn là có mọc nhiều loại cây này. Chính vì cái đặc điểm ấy mà cổ nhân mới đặt nên cái tên ấy.
Rừng núi triền miên biết đâu mà tìm. Chi bằng chúng ta cứ lưu ý đến những khu có nhiều phong xanh mọc thì dễ tìm ra hang ấy.
Đề nghị này cũng còn mơ hồ lắm, tuy nhiên ngoài cách ấy chẳng còn một biện pháp nào hơn nữa. Văn Thiếu Côn đồng ý rồi rảo bước đi trước.
Đường lên núi xuyên rừng quả nhiên hiểm trở. Dựa theo sườn núi sừng sững, các cây cổ thụ cao vút tầng mây, có lẽ đã sống qua hàng mấy trăm năm rồi.
Dây leo chằn chịt, gai góc giăng khắp nơi, lối đi thật là thiên nan vạn nan.
Cũng may sức khỏe của Khúc Tự Thủy còn dồi dào, chưa bị thuốc độc gây tác động gì nên nàng vẫn thoăn thoắt nhảy qua gộp, chuyền lên cây, đề khí chạy theo Văn Thiếu Côn không chút gì khó nhọc.
Lắm lúc thành núi đứng thẳng như vách tường, hầu như không chỗ đặt chân, nhìn ra phía ngoài bầu trời mờ mịt đầy khói núi.
Leo trèo suốt nửa ngày, khi mặt trời vừa đứng bóng, hai người đã đến đỉnh núi cao nhất.
Phóng tầm mắt nhìn quanh giữa đám loạn sơn, Khúc Tự Thủy bỗng đưa tay chỉ về phía dưới, theo hướng nam và gọi lớn :
- Văn công tử, hãy xem kia kìa.
Văn Thiếu Côn nhìn theo lối đó, cách chừng bốn năm dặm rừng bỗng có một loạt tia sáng chiếu lên như đom đóm. Phía dưới rừng rậm cây khuất tối om nên cái bóng lấp lánh trông rất rõ ràng.
Khúc Tự Thủy mừng hớn hở nói :
- Những điểm sáng này là dấu hiệu của một việc khác thường. Có lẽ nơi đó có người ở cũng nên, và biết đâu lại không phải là Thanh Phong cốc.
Văn Thiếu Côn không còn do dự nữa, lập tức cùng Khúc Tự Thủy nhận định phương hướng, dò đường men theo triền núi vượt qua nhiều khe suối, đến đúng nơi phát ra ánh sáng.
Vượt qua năm dặm đường khấp khểnh quanh co, nhờ có tài khinh công tuyệt đỉnh, cả hai đều không thấy mệt nhọc tý nào.
Gần đến nơi, Khúc Tự Thủy vỗ tay reo lớn :
- Đây rồi, quả là Thanh Phong cốc rồi.
Nàng đưa tay chỉ về phía trước. Qua một bậc núi cuối cùng đã có nhiều cây phong mọc dày chi chít, chạy thẳng về phía xa xa, tính phỏng có hàng vạn gốc.
Triền núi đã bằng phẳng dần, chạy theo một thung lũng dài vài hẹp, như một lối vào hang.
Nhưng tuyệt nhiên từ ngoài vào trong, cả hai bên không bóng dáng một người nào, cũng không có một nhà cửa hay chòi trại gì hết.
Văn Thiếu Côn dừng chân đứng lại quan sát tỷ mỷ. Dưới gốc rừng phong, đất bằng nhưng cỏ tranh mọc kín, không hề có đường mòn hoặc dấu vết con người đặt chân tới đây. Những đốm sáng lập lòe khi nãy trông thấy rõ ràng, bây giờ biến đâu mất cả.
Văn Thiếu Côn và Khúc Tự Thủy đều ngạc nhiên ngơ ngẩn và cùng nghĩ :
- Lạ quá, đang mơ chăng? Thôi, cứ đi vàng vào xem thử, kết quả ra sao sẽ hay.
Vào bên trong chừng vài chục trượng, thấy có một miệng hang thật lớn nhưng ở cao hơn hàng hai ba trượng.
Cả hai cùng đề khí tung người phóng lên trên.
Nhưng khi mới đặt chân trước cửa hang, bước vào được mươi bước, bỗng có tiếng quát :
- Đứng lại.
Kế đến có mấy bóng người từ bên trong xông ra chận đường.
Văn Thiếu Côn hơi sửng sốt về sự xuất hiện quá đột ngột này. Nhưng chàng lại thấy vui mừng lẩm bẩm :
- Chúng ta đã tìm thấy đích! Nhất định Độc Nhãn Thần Cái còn ẩn trú nơi đây!
Một giọng khác trầm trầm hỏi lớn :
- Các ngươi là ai, đến đây với mục đích gì?
Lần lượt từ trong hang kéo ra tất cả mười sáu người. Mỗi người ăn mặc rách rưới bẩn thỉu, trước cổ đeo những túi vải và lủng lẳng một thanh gậy. Nhìn kỹ là những khiếu hóa tử, môn đệ của Cái bang.
Văn Thiếu Côn bước tới chắp tay vái một lượt rồi mỉm cười đáp :
- Xin các vị cho biết có phải là người của Cái bang không?
Người vừa quát hỏi là một cụ già đầu, râu bạc phếu, tuy ăn mặc lôi thôi rách rưới nhưng tướng mạo rất phương phi, tinh thần quắc thước. Người ấy ngạc nhiên nhìn Văn Thiếu Côn có vẻ kỳ dị, một lát mới đáp :
- Phải, bọn lão phu đều là môn hạ của Cái bang và ẩn cư tại nơi đây từ lâu lắm rồi. Bản môn hạ đệ tử không bao giờ giao du, quen biết với ai cả. Tại sao các ngươi vô cớ lại xâm nhập chốn này. Xin mời đi ra lập tức.
Văn Thiếu Côn mừng rỡ, cung kính nói :
- Chúng tôi xin hỏi một việc, có phải lão tiền bối là Độc Nhãn Thần Cái Mộ Dung Nhã đã ẩn cư nơi này có mười bốn năm thôi, và hiện giờ còn có mặt trong hang không?
Ông lão già lạnh lùng đáp :
- Có lẽ ngươi đã đi lầm nơi rồi. Nơi đây không có người nào là Độc Nhãn Thần Cái.
Văn Thiếu Côn nói :
- Chúng tôi cũng biết lão tiền bối Độc Nhãn Thần Cái đang ẩn cư nơi đây và không muốn gặp mặt một ai trong giang hồ. Tuy nhiên vì có việc quan trọng chúng tôi rất cần được gặp người.
Liếc mắt xem chừng thái độ của lão ăn mày, chàng nói tiếp :
- Xin phiền lão tiền bối thưa lại giùm vãn bối là đứa trẻ hai tuổi mà mười bốn năm trước đây ngài Mộ Dung tiền bối đã ký thác cho Niệp Sáp hòa thượng đem đến Lăng Vân sơn trang tại núi Hạ Lan giao cho vợ chồng Văn Tử Ngọc.
Hôm nay vãn bối xin đến hầu thăm ngài.
Ông lão ăn mày râu bạc nhìn khắp người chàng một lượt, trong khóe mắt lộ vẻ ngơ ngác, một lúc lâu mới hỏi :
- Tên cậu là gì?
Văn Thiếu Côn đáp :
- Tên vãn bối là Văn Thiếu Côn. Tên này mới đặt sau, chắc Mộ Dung lão tiền bối không biết. Nhưng nếu nhắc đến Niệp Sáp hòa thượng chắc ngài nhớ ra ngay.
Ông lão ăn mày râu bạc suy nghĩ một hồi lâu rồi bảo :
- Cậu chờ ta một lát.
Văn Thiếu Côn chắp tay nói :
- Xin cảm phiền lão tiền bối.
Ông lão quay lại, rẽ đám người đứng sau, tung mình phóng vào đám cây rậm rồi biến mất.
Ông vừa đi khỏi, tức thì mười lăm người còn lại cùng tuốt kiếm ra chận ngang trước mặt hai người.
Vừa trông thấy thái độ hùng hổ và lầm lì của mấy người này, Văn Thiếu Côn cũng ngại họ bất ngờ tấn công mình nên vội vàng ngầm vận công lực bảo vệ bản thân, đề phòng đối phó.
Tuy nhiên cả mười lăm người chỉ rút gươm ra rồi đứng yên không nhúc nhiíh.
Xung quanh hai người lấp lánh ánh kiếm quang sáng rực.
Văn Thiếu Côn rất kỳ dị về thái độ quái lạ ấy, hỏi lớn :
- Các vị định làm gì? Chẳng lẽ...
Vừa nói đến đó bỗng có một bàn tay nhỏ nhắn khẽ vỗ vào vai chàng.
Quay đầu nhìn lại, thì ra là Khúc Tự Thủy. Nàng khẽ nói :
- Công tuư khỏi phải bận tâm đến những người ăn mày này. Họ chỉ là những kẻ đã được huấn luyện theo một quy củ nhất định để bảo vệ Độc Nhãn Thần Cái chứ không có ác ý gì đâu. Chúng ta không nên hấp tấp và nông nổi mà có hại.
Văn Thiếu Côn gật đầu nói :
- Vậy chúng ta cứ chờ ông lão kia trở lại rồi sẽ hay.
Hai người đứng lặng thinh chờ đợi, đưa mắt nhìn vào các hàng phong xanh mọc chi chít xung quanh hang.
Một hồi lâu có bóng đen thấp thoáng, ông lão ăn mày râu bạc đã xách kiếm trở ra.
Văn Thiếu Côn vội vàng hỏi :
- Mộ Dung lão tiền bối có nhận lời cho chúng tôi được vào tiếp kiến hay không?
Ngờ đâu ông lão lắc đầu đáp :
- Gia sư không thuận gặp mặt.
Văn Thiếu Côn sửng sốt hỏi :
- Thế lão tiền bối có thưa dùm lai lịch của vãn bối hay không?
Ông lão lạnh lùng đáp :
- Gia sư bảo mười bốn năm trước không hề có sự việc này bao giờ.
Văn Thiếu Côn vừa ngỡ ngàng vừa thất vọng, đứng trân người suy nghĩ chưa biết phải làm gì cho đúng. Ông lão ăn mày trầm giọng nói tiếp :
- Theo quy lệ của bản cốc, kẻ nào đã lỡ vào đây không bao giờ được sống để trở ra. Nhưng lần này gia sư ban đặc ân, không hại đến tánh mạng các người, vậy hãy mau mau đi ra khỏi cốc ngay lập tức.
Văn Thiếu Côn sửng sốt rồi hỏi lớn :
- Tiền bối có nhắc đến chuyện Niệp Sáp hòa thượng không?
Ông lão đáp :
- Gia sư có dặn dù Niệp Sáp hòa thượng có thân hành tới đây cũng không được gặp.
Văn Thiếu Côn giận quá không dằn được nữa, hằm hằm nói lớn :
- Nếu như vậy thì lệnh sư là một người không hiểu tình lý mấy!
Nói xong chàng hiên ngang tiến thêm ba bước dõng dạc nói :
- Phiền tiền bối thông báo cùng lệnh sư một lần nữa là Văn Thiếu Côn nhất định phải gặp người hôm nay.
Ông lão ăn mày đầu bạc đĩnh đạc rút gươm dài trên vai xuống trầm tĩnh nói :
- Già này không bao giờ thông báo hai lần. Nếu cậu quyết gặp gia sư cũng không còn cách nào mà đi được ngoài một biện pháp duy nhất.
Văn Thiếu Côn hỏi :
- Có biện pháp gì xin lão tiền bối vui lòng chỉ giáo.
Ông lão ăn mày cười đáp :
- Nếu cậu vượt nổi “Lục Hợp kiếm trận” của chúng tôi thì sẽ gặp được gia sư ngaỵ Nói xong vung thanh trường kiếm lên một vòng, mười lăm người phía sau cùng nhất loạt hoa kiếm. Trong chớp nhoáng tình hình biến đổi, một thế trận đã dàn xong.
Đường đi Vân Mộng sơn cách xa chừng ba trăm dặm. Cả hai đều nóng lòng như lửa đốt, chỉ mong sao cho mau đến nơi, nên vận dụng hết khả năng để khi bước đi như hai chiếc bóng mờ.
Đi một mạch suốt hai ngày không nghỉ, chiều hôm sau đã đến Vân Mộng sơn.
Dãy Vân Mộng sơn cao chọc trời, tiếp nối liên miên trùng điệp hàng mấy trăm dặm. Khi đến chân núi, hai người đưa mắt quan sát hồi lâu chẳng rõ nên đi đường nào cho đúng.
Trong lúc còn phân vân do dự, Khúc Tự Thủy hỏi :
- Độc Nhãn Thần Cái Mộ Dung Nhã quả thật đang ẩn trong dãy Vân Mộng sơn này không?
Văn Thiếu Côn nhận thấy cũng không cần phải giữ lộ mặt làm gì nữa nên đáp :
- Tại hạ đã từng nghe Niệp Sáp hòa thượng nói mười bốn năm về trước, Độc Nhãn Thần Cái đã vào nơi đây ở ẩn. Nhưng vì thời gian quá lâu, ngày nay chưa ai dám nói quả quyết rằng ông ta còn ở nguyên chốn này hay đã dời đi chỗ khác. Vì vậy tại hạ chưa dám đặt nhiều hy vọng vào việc tìm kiếm này.
Khúc Tự Thủy không thất vọng mà còn tươi cười nói :
- Dầu không tìm được Độc Nhãn Thần Cái nhưng ít ra cũng tìm được Long Diên thảo để mang về cứu em hai Lệ Minh Nguyệt ra khỏi Vô Nhân cốc. Kết quả chừng đó cũng làm thiếp mãn nguyện lắm rồi.
Văn Thiếu Côn nói :
- Tại hạ lại nghĩ khác. Hiện nay Lệ cô nương sống trong Nghinh Xuân động không có gì là nguy hiểm. Điều quan trọng và cấp bách nhất là tìm ra Độc Nhãn Thần Cái, xin thuốc cứu chữa vết thương cho cô nương. Chỉ hiềm một nỗi là núi non trùng điệp, đường sá chẳng có, biết tìm ra lối nào cho đúng đây?
Khúc Tự Thủy nói :
- Ngoài tên Vân Mộng sơn ra, công tử có còn nhớ một tên nào khác nữa không?
Văn Thiếu Côn đáp :
- Trên Vân Mộng sơn còn có hang Vọng Ngã! Đó là cái tên đã được Độc Nhãn Thần Cái đặt lại khi về ẩn cư. Nhưng trước kia nó có một tên khác nữa.
Chàng bóp trán suy nghĩ một chập rồi nói :
- Phải rồi, trước kia hang này gọi là Thanh Phong cốc.
Khúc Tự Thủy ngạc nhiên hỏi :
- Ồ, Thanh Phong cốc hả?
Văn Thiếu Côn gật đầu nói :
- Bất cứ là Thanh Phong cốc hay Vọng Ngã cốc vẫn là một chốn hoang vu bí mật, xưa nay chưa ai biết, cả những thợ săn hay tiều phu đốn củi cũng chưa chắc đã bén mảng được tới nơi đây.
Khúc Tự Thủy vốn lanh lẹ và thông minh, hơn nữa trên trường đời nàng đã có nhiều kinh nghiệm hơn Văn Thiếu Côn, cho nên sau khi suy nghĩ một chập, nàng nói :
- Cái tên Thanh Phong cốc có thể giúp chúng ta một tia sáng để tìm được tới nơi. Theo ý thiếp, Thanh Phong là cây phong xanh. Nơi đây hẳn là có mọc nhiều loại cây này. Chính vì cái đặc điểm ấy mà cổ nhân mới đặt nên cái tên ấy.
Rừng núi triền miên biết đâu mà tìm. Chi bằng chúng ta cứ lưu ý đến những khu có nhiều phong xanh mọc thì dễ tìm ra hang ấy.
Đề nghị này cũng còn mơ hồ lắm, tuy nhiên ngoài cách ấy chẳng còn một biện pháp nào hơn nữa. Văn Thiếu Côn đồng ý rồi rảo bước đi trước.
Đường lên núi xuyên rừng quả nhiên hiểm trở. Dựa theo sườn núi sừng sững, các cây cổ thụ cao vút tầng mây, có lẽ đã sống qua hàng mấy trăm năm rồi.
Dây leo chằn chịt, gai góc giăng khắp nơi, lối đi thật là thiên nan vạn nan.
Cũng may sức khỏe của Khúc Tự Thủy còn dồi dào, chưa bị thuốc độc gây tác động gì nên nàng vẫn thoăn thoắt nhảy qua gộp, chuyền lên cây, đề khí chạy theo Văn Thiếu Côn không chút gì khó nhọc.
Lắm lúc thành núi đứng thẳng như vách tường, hầu như không chỗ đặt chân, nhìn ra phía ngoài bầu trời mờ mịt đầy khói núi.
Leo trèo suốt nửa ngày, khi mặt trời vừa đứng bóng, hai người đã đến đỉnh núi cao nhất.
Phóng tầm mắt nhìn quanh giữa đám loạn sơn, Khúc Tự Thủy bỗng đưa tay chỉ về phía dưới, theo hướng nam và gọi lớn :
- Văn công tử, hãy xem kia kìa.
Văn Thiếu Côn nhìn theo lối đó, cách chừng bốn năm dặm rừng bỗng có một loạt tia sáng chiếu lên như đom đóm. Phía dưới rừng rậm cây khuất tối om nên cái bóng lấp lánh trông rất rõ ràng.
Khúc Tự Thủy mừng hớn hở nói :
- Những điểm sáng này là dấu hiệu của một việc khác thường. Có lẽ nơi đó có người ở cũng nên, và biết đâu lại không phải là Thanh Phong cốc.
Văn Thiếu Côn không còn do dự nữa, lập tức cùng Khúc Tự Thủy nhận định phương hướng, dò đường men theo triền núi vượt qua nhiều khe suối, đến đúng nơi phát ra ánh sáng.
Vượt qua năm dặm đường khấp khểnh quanh co, nhờ có tài khinh công tuyệt đỉnh, cả hai đều không thấy mệt nhọc tý nào.
Gần đến nơi, Khúc Tự Thủy vỗ tay reo lớn :
- Đây rồi, quả là Thanh Phong cốc rồi.
Nàng đưa tay chỉ về phía trước. Qua một bậc núi cuối cùng đã có nhiều cây phong mọc dày chi chít, chạy thẳng về phía xa xa, tính phỏng có hàng vạn gốc.
Triền núi đã bằng phẳng dần, chạy theo một thung lũng dài vài hẹp, như một lối vào hang.
Nhưng tuyệt nhiên từ ngoài vào trong, cả hai bên không bóng dáng một người nào, cũng không có một nhà cửa hay chòi trại gì hết.
Văn Thiếu Côn dừng chân đứng lại quan sát tỷ mỷ. Dưới gốc rừng phong, đất bằng nhưng cỏ tranh mọc kín, không hề có đường mòn hoặc dấu vết con người đặt chân tới đây. Những đốm sáng lập lòe khi nãy trông thấy rõ ràng, bây giờ biến đâu mất cả.
Văn Thiếu Côn và Khúc Tự Thủy đều ngạc nhiên ngơ ngẩn và cùng nghĩ :
- Lạ quá, đang mơ chăng? Thôi, cứ đi vàng vào xem thử, kết quả ra sao sẽ hay.
Vào bên trong chừng vài chục trượng, thấy có một miệng hang thật lớn nhưng ở cao hơn hàng hai ba trượng.
Cả hai cùng đề khí tung người phóng lên trên.
Nhưng khi mới đặt chân trước cửa hang, bước vào được mươi bước, bỗng có tiếng quát :
- Đứng lại.
Kế đến có mấy bóng người từ bên trong xông ra chận đường.
Văn Thiếu Côn hơi sửng sốt về sự xuất hiện quá đột ngột này. Nhưng chàng lại thấy vui mừng lẩm bẩm :
- Chúng ta đã tìm thấy đích! Nhất định Độc Nhãn Thần Cái còn ẩn trú nơi đây!
Một giọng khác trầm trầm hỏi lớn :
- Các ngươi là ai, đến đây với mục đích gì?
Lần lượt từ trong hang kéo ra tất cả mười sáu người. Mỗi người ăn mặc rách rưới bẩn thỉu, trước cổ đeo những túi vải và lủng lẳng một thanh gậy. Nhìn kỹ là những khiếu hóa tử, môn đệ của Cái bang.
Văn Thiếu Côn bước tới chắp tay vái một lượt rồi mỉm cười đáp :
- Xin các vị cho biết có phải là người của Cái bang không?
Người vừa quát hỏi là một cụ già đầu, râu bạc phếu, tuy ăn mặc lôi thôi rách rưới nhưng tướng mạo rất phương phi, tinh thần quắc thước. Người ấy ngạc nhiên nhìn Văn Thiếu Côn có vẻ kỳ dị, một lát mới đáp :
- Phải, bọn lão phu đều là môn hạ của Cái bang và ẩn cư tại nơi đây từ lâu lắm rồi. Bản môn hạ đệ tử không bao giờ giao du, quen biết với ai cả. Tại sao các ngươi vô cớ lại xâm nhập chốn này. Xin mời đi ra lập tức.
Văn Thiếu Côn mừng rỡ, cung kính nói :
- Chúng tôi xin hỏi một việc, có phải lão tiền bối là Độc Nhãn Thần Cái Mộ Dung Nhã đã ẩn cư nơi này có mười bốn năm thôi, và hiện giờ còn có mặt trong hang không?
Ông lão già lạnh lùng đáp :
- Có lẽ ngươi đã đi lầm nơi rồi. Nơi đây không có người nào là Độc Nhãn Thần Cái.
Văn Thiếu Côn nói :
- Chúng tôi cũng biết lão tiền bối Độc Nhãn Thần Cái đang ẩn cư nơi đây và không muốn gặp mặt một ai trong giang hồ. Tuy nhiên vì có việc quan trọng chúng tôi rất cần được gặp người.
Liếc mắt xem chừng thái độ của lão ăn mày, chàng nói tiếp :
- Xin phiền lão tiền bối thưa lại giùm vãn bối là đứa trẻ hai tuổi mà mười bốn năm trước đây ngài Mộ Dung tiền bối đã ký thác cho Niệp Sáp hòa thượng đem đến Lăng Vân sơn trang tại núi Hạ Lan giao cho vợ chồng Văn Tử Ngọc.
Hôm nay vãn bối xin đến hầu thăm ngài.
Ông lão ăn mày râu bạc nhìn khắp người chàng một lượt, trong khóe mắt lộ vẻ ngơ ngác, một lúc lâu mới hỏi :
- Tên cậu là gì?
Văn Thiếu Côn đáp :
- Tên vãn bối là Văn Thiếu Côn. Tên này mới đặt sau, chắc Mộ Dung lão tiền bối không biết. Nhưng nếu nhắc đến Niệp Sáp hòa thượng chắc ngài nhớ ra ngay.
Ông lão ăn mày râu bạc suy nghĩ một hồi lâu rồi bảo :
- Cậu chờ ta một lát.
Văn Thiếu Côn chắp tay nói :
- Xin cảm phiền lão tiền bối.
Ông lão quay lại, rẽ đám người đứng sau, tung mình phóng vào đám cây rậm rồi biến mất.
Ông vừa đi khỏi, tức thì mười lăm người còn lại cùng tuốt kiếm ra chận ngang trước mặt hai người.
Vừa trông thấy thái độ hùng hổ và lầm lì của mấy người này, Văn Thiếu Côn cũng ngại họ bất ngờ tấn công mình nên vội vàng ngầm vận công lực bảo vệ bản thân, đề phòng đối phó.
Tuy nhiên cả mười lăm người chỉ rút gươm ra rồi đứng yên không nhúc nhiíh.
Xung quanh hai người lấp lánh ánh kiếm quang sáng rực.
Văn Thiếu Côn rất kỳ dị về thái độ quái lạ ấy, hỏi lớn :
- Các vị định làm gì? Chẳng lẽ...
Vừa nói đến đó bỗng có một bàn tay nhỏ nhắn khẽ vỗ vào vai chàng.
Quay đầu nhìn lại, thì ra là Khúc Tự Thủy. Nàng khẽ nói :
- Công tuư khỏi phải bận tâm đến những người ăn mày này. Họ chỉ là những kẻ đã được huấn luyện theo một quy củ nhất định để bảo vệ Độc Nhãn Thần Cái chứ không có ác ý gì đâu. Chúng ta không nên hấp tấp và nông nổi mà có hại.
Văn Thiếu Côn gật đầu nói :
- Vậy chúng ta cứ chờ ông lão kia trở lại rồi sẽ hay.
Hai người đứng lặng thinh chờ đợi, đưa mắt nhìn vào các hàng phong xanh mọc chi chít xung quanh hang.
Một hồi lâu có bóng đen thấp thoáng, ông lão ăn mày râu bạc đã xách kiếm trở ra.
Văn Thiếu Côn vội vàng hỏi :
- Mộ Dung lão tiền bối có nhận lời cho chúng tôi được vào tiếp kiến hay không?
Ngờ đâu ông lão lắc đầu đáp :
- Gia sư không thuận gặp mặt.
Văn Thiếu Côn sửng sốt hỏi :
- Thế lão tiền bối có thưa dùm lai lịch của vãn bối hay không?
Ông lão lạnh lùng đáp :
- Gia sư bảo mười bốn năm trước không hề có sự việc này bao giờ.
Văn Thiếu Côn vừa ngỡ ngàng vừa thất vọng, đứng trân người suy nghĩ chưa biết phải làm gì cho đúng. Ông lão ăn mày trầm giọng nói tiếp :
- Theo quy lệ của bản cốc, kẻ nào đã lỡ vào đây không bao giờ được sống để trở ra. Nhưng lần này gia sư ban đặc ân, không hại đến tánh mạng các người, vậy hãy mau mau đi ra khỏi cốc ngay lập tức.
Văn Thiếu Côn sửng sốt rồi hỏi lớn :
- Tiền bối có nhắc đến chuyện Niệp Sáp hòa thượng không?
Ông lão đáp :
- Gia sư có dặn dù Niệp Sáp hòa thượng có thân hành tới đây cũng không được gặp.
Văn Thiếu Côn giận quá không dằn được nữa, hằm hằm nói lớn :
- Nếu như vậy thì lệnh sư là một người không hiểu tình lý mấy!
Nói xong chàng hiên ngang tiến thêm ba bước dõng dạc nói :
- Phiền tiền bối thông báo cùng lệnh sư một lần nữa là Văn Thiếu Côn nhất định phải gặp người hôm nay.
Ông lão ăn mày đầu bạc đĩnh đạc rút gươm dài trên vai xuống trầm tĩnh nói :
- Già này không bao giờ thông báo hai lần. Nếu cậu quyết gặp gia sư cũng không còn cách nào mà đi được ngoài một biện pháp duy nhất.
Văn Thiếu Côn hỏi :
- Có biện pháp gì xin lão tiền bối vui lòng chỉ giáo.
Ông lão ăn mày cười đáp :
- Nếu cậu vượt nổi “Lục Hợp kiếm trận” của chúng tôi thì sẽ gặp được gia sư ngaỵ Nói xong vung thanh trường kiếm lên một vòng, mười lăm người phía sau cùng nhất loạt hoa kiếm. Trong chớp nhoáng tình hình biến đổi, một thế trận đã dàn xong.
/73
|