Vết thương, dù đau mấy thì cũng lành. Cũng giống như những lằn roi trên chân tôi, rút cục thì sau một tháng, cũng đã lặn đi không còn dấu vết, sự tổn thương trong tâm hồn ông anh khờ cũng chẳng mấy chốc liền sẹo, tuy thi thoảng - có lẽ - vẫn còn chút nhức nhối. Biểu hiện lâm sàng rõ ràng nhất là ông anh bây giờ có thói quen chăm chỉ tắm ba lần một ngày, dù ngoài trời gió mưa giăng khắp lối. Cho tới cái ngày, ông anh lại sang phòng tôi, giả bộ cho tôi mượn mấy cuốn truyện tranh và thỏ thẻ hỏi chuyện về mỹ nhân, thì tôi biết, nỗi đau mang tên Phương Thảo trong lòng ông anh thực sự đã lành.
Chỉ có điều, hỏi về mỹ nhân mà chỉ cho tôi mượn mấy cuốn truyện tranh thì quả thực ra giá cho tôi thấp quá. Mấy tên con trai khác chỉ để biết mỹ nhân thích màu gì mà đua nhau cúng cho tôi mấy bữa ăn sáng kèm lướt net online cả ngày miễn phí mà tôi còn làm cao, chẳng bao giờ thèm hó hé ra một câu.
Tôi có cái vinh dự ấy, đơn giản là vì, ngoại trừ tôi, mỹ nhân không chơi, không nói chuyện, không tiếp xúc với bất kỳ ai. Tôi không biết gọi tên thứ tình cảm của mỹ nhân đối với tôi là gì, chỉ biết, nó rất mỏng manh, mỏng manh như một sợi khói thuốc lá. Mỏng manh tới nỗi, chính tôi cũng chỉ có cảm giác mơ hồ. Chỉ khi tôi gặp mẹ của mỹ nhân ở một nơi không ai mong muốn – trong bệnh viện – thì tôi mới có câu trả lời thỏa đáng. Tôi gọi nó là sự mang ơn.
Giờ ra chơi, chẳng biết lũ con trai lớp Hóa hít trúng loại khí độc nào, bỗng nhiên nổi hứng cầm chổi rượt đuổi nhau rầm rầm. Hiệu ứng dở hơi lan truyền với vận tốc nhanh chóng mặt, lớp Lý lập tức hưởng ứng. Bao nhiêu chổi của các lớp được huy động bằng hết. Một tên con trai lớp Lý to như voi – nhìn thân hình là đọc được tên tuổi – Vũ Thái Bình chui tọt vào lớp tôi, túm lấy hai cái chổi để ở góc lớp làm vũ khí, nhắm tít mắt lại vì sung sướng, hai tay vung vẩy sẵn sàng chiến đấu.
Lớp Anh văn vốn không có con trai nên cứ thấy ở đâu có con trai tụ tập đông đông là lũ con gái kéo cả đàn tới, bu lại coi. Tụi nó đứng chen lấn nhau trước cửa lớp tôi, thấy tên béo Thái Bình cầm chổi phi ra, uy thế ngút trời thì rú lên như fan cuồng gặp thần tượng. Thanh Phượng, con nhỏ nhỏ xíu mà cái miệng to như cái còi há hốc mỏ la oai oái.
- Né ra, né ra… coi chừng vấp tui, tui té… mắc công tui ôm người ta…
Lũ con trai đang quậy tới hồi hăng máu, xung quanh lại có những nữ sinh xinh tươi đứng nhìn thì không quản gì trời đất, nhắm mắt nhắm mũi nện nhau tan tác. Khoảng hành lang bé nhỏ phía trước lớp tôi bỗng nhiên biến thành một bãi chiến trường, khóc liệt không kém Waterloo.
Trận chiến đang vào hồi cao trào, mỹ nhân đầu óc lơ mơ, đang đứng ở góc hành lang ôn lại bài, thấy người ta đánh nhau loạn xị thì sợ tới đần người, né trước né sau vô tình dẫm vào chân bà cô Thanh Phượng, con nhỏ lập tức giở trò đanh đá.
- Bộ đui hả?
Nói rồi xô mỹ nhân một cái. Lực xô không mạnh, nhưng đúng lúc đó thì tên béo Thái Bình lao tới. Tôi đang chơi ca-rô với Phương Thảo, vừa kịp ngẩng đầu lên.
Chỉ thấy mỹ nhân người mỏng như chiếc lá, bị hất văng vào tường, không kịp phản xạ, đầu đã đập vào cửa sổ.
Trong một giây, tôi không còn biết gì khác ngoài hình ảnh mỹ nhân mắt nhắm nghiền, người mềm oặt từ từ ngã xuống.
Tôi nghe trong lồng ngực nhói lên và ngay nơi cổ họng có thứ gì đó nghẹn lại khiến tôi không thể thở nổi. Mắt tôi đục ngầu, và tôi thấy chính mình nhảy vọt qua bàn.
- Mẹ kiếp. – Tôi gào lên. – Tụi mày làm cái trò gì thế hả? Muốn giết người à?
Không còn biết những gì đang xảy ra xung quanh, tôi ôm xốc mỹ nhân trên tay. Một dòng máu rỉ ra, dinh dính. Mắt tôi ướt mèm. Cảm giác đau tới nghẹt thở. Tụi nó làm chết mỹ nhân của tôi rồi.
- Này, đừng có chết…
Tôi chỉ nói được có thế. Và may mắn thầy ổ tệ nạn đã xuất hiện vừa kịp lúc, trước khi tôi túm được tên Vũ Thái Bình – lúc này đang đứng dựa lưng vào tường, run lập cập như lên cơn sốt rét.
…
- Bạn ấy không sao đâu.
Tên trời đánh an ủi tôi trên quãng đường đi học về. Tôi im lặng không đáp.
- Cùng lắm thì sẽ phải nghỉ học mấy hôm.
Tôi ậm ừ.
- Nhi… có vẻ hơi lo lắng… phải không?
Thoạt tiên, tôi lắc đầu, nhưng sau đó, một cảm giác mệt mỏi lạ kỳ bỗng dưng ùa tới và tôi chợt gục đầu vào lưng hắn.
- Thực sự… thực sự rất đau. - Hình như từ sâu bên trong cuống họng, tôi có nói với hắn như thế.
Mỹ nhân bị khâu ba mũi nơi thái dương. Ngay buổi chiều, sức khỏe đã ổn định, nhưng các bác sỹ vẫn giữ ở lại bệnh viện để chụp cắt lớp và theo dõi thêm các biến chứng.
Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ trực sân thể dục, tôi lóc cóc tự đạp xe tới bệnh viện. Phan Anh – tên thế chỗ cho tên trời đánh – đi cùng với tôi.
Mỹ nhân đang nằm tại phòng hồi sức, đầu bị quấn một vòng trắng xóa, nhưng trông có vẻ khá ổn. Thấy tôi và Phan Anh lóc chóc đi tới thì khuôn mặt lập tức mười phần tươi tỉnh.
- Mẹ, đây là Phan Anh. – Mỹ nhân nói với người phụ nữ đang ngồi bên cạnh giường gọt táo và chỉ vào chúng tôi. – Còn đây là Hạ Nhi, bạn rất tốt của con.
Người phụ nữ – mẹ của mỹ nhân – nghe chúng tôi chào, liền bỏ quả táo đang gọt dở xuống, quay lại nhìn.
Ánh nhìn ấy khiến Phan Anh bất giác lùi lại một bước. Còn tôi thì trố mắt lên.
Một người phụ nữ tuyệt đẹp! Mỹ nhân – người mà tôi tưởng đẹp nhất thiên hạ kia – rất đẹp, nhưng vẻ đẹp ấy mà so với người phụ nữ đang ngồi trước mặt tôi, tay lăm lăm con dao gọt hoa quả kia, thì hệt như đom đóm mà so với ánh trăng rằm. Tôi không đủ những từ ngữ hoa mỹ, diễm lệ để miêu tả vẻ đẹp lạ lùng ấy. Có lẽ thời gian và những biến cố xảy ra đã khiến người phụ nữ này mang trong sắc đẹp của mình những mảng màu bí ẩn, khiến vẻ đẹp ấy càng được tôn lên, càng lúc càng rực rỡ.
- Phan Anh, Hạ Nhi. – Mỹ nhân nói tiếp, giọng vui vẻ. – Đây là mẹ mình.
Người phụ nữ hoàn toàn không chú ý tới những gì con gái nói, mà bất chợt thở dài.
- Mẹ cũng đã từng có những người - bạn - rất - tốt.
Câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt, đối với tôi và Phan Anh chả có ý nghĩa gì, nhưng gương mặt mỹ nhân bỗng chốc tái nhợt như một xác chết.
Người phụ nữ đứng lên, đặt con dao gọt trái cây lên bàn, bên cạnh quả táo đang gọt dở bắt đầu thâm đen lại.
- Mẹ sẽ đi gặp bác sỹ khoảng mười phút.
Nói rồi, chậm rãi bước ra, dáng đi cực uyển chuyển - một dáng đi có thể khiến cho toàn bộ giới nghệ sỹ múa muốn bỏ nghề.
- Mẹ bạn đẹp thật!
Tôi thốt lên, và Phan Anh – như nhận thấy sự hớ hênh của tôi – hỏi tiếp nối, không để mỹ nhân kịp nhận lời khen.
- Bạn đã khỏe chưa? Còn thấy đau nữa không?
Mỹ nhân nở một nụ cười nhợt nhạt.
- Mình ổn. Cảm ơn hai bạn đã tới thăm.
- Mọi người gửi lời hỏi thăm bạn. – Phan Anh nói.
Tôi nhíu mày suy nghĩ, không biết mọi người ở đây là những ai. Nhưng mỹ nhân thì không được tỉ mỉ như tôi, vẫn giữ nụ cười trên môi, gật đầu, cố tỏ ra hoan hỉ.
- Cảm ơn mọi người.
Câu chuyện chợt rơi vào khoảng không tĩnh lặng. Rồi… một giọt nước mắt sáng như pha lê lăn dài trên má mỹ nhân.
Tôi và Phan Anh hốt hoảng nhìn nhau.
- Ờ… - Tôi nói, không chắc chắn. – Có lẽ vết thương không để lại sẹo đâu. Nhi cũng đã từng bị khâu đầy lần rồi mà cũng đâu có sẹo đâu.
Chẳng chú ý gì tới lời an ủi của tôi, mỹ nhân vẫn tiếp tục khóc.
- Ờ… - Phan Anh nói. – Bọn mình chỉ là… ờ…
- Mình xin lỗi.
Mỹ nhân ngắt lời Phan Anh, và giấu mặt vào sau hai bàn tay.
- Xin lỗi… ờ… vì cái gì cơ chứ? – Tôi hỏi.
- Vì thái độ của mẹ mình. – Mỹ nhân sịt mũi, gạt nước mắt – Mẹ mình là một người rất tốt… chỉ là… mẹ quá lo lắng cho mình, vì mẹ đã từng là một người rất giỏi cho tới khi sinh ra mình.
Mới nghe câu đầu, tôi đã thấy có gì đó không hợp lý, nhưng thầm nghĩ đây chính là lúc cao trào cảm động, nên đành ngậm miệng ngồi im nghe mỹ nhân kể tiếp.
- Mình không có cha, không phải vì ông ấy không nhận mình, mà thực ra là vì mẹ mình không biết… mẹ mình không biết cha mình là ai.
Nói xong, nước mắt lại chảy tràn như mưa.
Tôi há hốc miệng, chuyện kỳ dị tôi đã nghe nhiều, nhưng chuyện mẹ không biết cha của con gái mình là ai thì đúng là mới được nghe thấy lần đầu. Phải chăng cứ là người đẹp thì sẽ mắc bệnh hồ đồ? Giờ thì tôi đã hiểu vì sao bà ngoại tôi, mẹ tôi và tôi lại có thể thông thái tới vậy.
Phan Anh cũng chẳng khác gì tôi, người đứng ngây ra như khúc gỗ.
- Từ nhỏ mình đã phải theo mẹ đi khắp nơi, chẳng nơi nào mà mẹ mình và mình có thể ở lại quá một năm, mình không biết vì sao, nhưng mỗi khi công việc của mẹ mình ổn định một chút, khi mình nghĩ rằng mình có thể ở lại một nơi nào đó, thì lại phải ra đi. Mình chưa từng có một người bạn thực sự… chưa từng có.
Mỹ nhân khóc tới run người lên, sau đó quay sang chúng tôi, gương mặt đầm đìa nước mắt.
- Mình không tốt. Chưa sinh ra đã làm tổn thương mẹ… mẹ vì mình mà khổ sở biết bao nhiêu… lớn lên một chút, lại không được khỏe mạnh, khiến mẹ vất vả đủ đường… mình thực sự rất rất không tốt.
Mỹ nhân cầm tay tôi, bàn tay cũng ướt đầm nước mắt.
- Hạ Nhi… bạn là người duy nhất… người duy nhất thích mình. Người duy nhất đứng ra bảo vệ mình… Nên cho dù sau này có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, cho dù một ngày nào đó, bạn làm hại mình, thì bạn vẫn là người bạn tốt nhất của mình.
Tôi bị mỹ nhân làm cho xúc động tới nỗi không nói nổi nên lời. Chưa kịp thể hiện được tấm lòng cao thượng bát ngát của mình, thì thình lình ngay sau lưng, giọng của mẹ mỹ nhân vang lên.
- Con muốn ăn táo mà, phải không? Mẹ đã gọt rồi, sao không ăn đi?
Tôi giật nảy mình, suýt chút nữa thì ngã lăn ra, may có chút võ vẽ, nên lập tức đứng phắt dậy.
- Cô ngồi đi ạ.
Nhưng tôi chưa kịp nói hết câu, thì Phan Anh đã nhanh hơn.
- Tụi cháu xin phép về ạ.
Mẹ mỹ nhân không tỏ ra lưu luyến chúng tôi, bà lại bắt đầu gọt tiếp quả táo dở, lúc này tôi mới chú ý tới đôi bàn tay của bà. Một đôi bàn tay chằng chịt sẹo. Có lẽ, Tạo hóa đã cố gắng chứng tỏ sự vô cùng công bằng của mình khi ban cho người phụ nữ này sắc đẹp nơi gương mặt và lấy đi của bà sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Hai bạn về cẩn thận.
Mỹ nhân nói, và cúi đầu xuống.
Tôi và Phan Anh đi tới chân cầu thang, bỗng tôi nghe có tiếng người gọi tên mình.
- Hạ Nhi, cháu chờ một chút.
Tôi quay lại. Mẹ mỹ nhân bước xuống, đặt tay lên vai tôi. Đôi mắt trong vắt của bà nhìn thẳng vào mắt tôi.
- Hạ Nhi, nghe cô nói này, cháu hãy tin cô, con gái cô là một đứa rất tồi tệ. Còn cháu, cháu là người tốt, cháu sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nếu một ngày nào đó, cháu bỗng thấy con gái cô trở nên đáng ghét, không xứng đáng làm bạn của cháu, cháu hãy làm ơn lạnh lùng mà tránh xa nó. Cháu không cần phải làm bạn với con gái cô nếu cháu cảm thấy ghen tỵ với nó. Cô lấy danh nghĩa là một người mẹ, cầu xin cháu điều duy nhất ấy thôi.
Nói rồi, bà không để cho tôi trả lời lại, đã tất tả đi lên.
- Bà ấy đẹp, nhưng lạnh lùng quá! – Tôi nhận xét bâng quơ khi hai đứa ra tới sân bệnh viện. – Lại có chút gì đó… khác người.
- Có lẽ là vì bà ấy đã chịu nhiều vất vả.
Phan Anh trả lời. Tôi gật đầu. Phan Anh ngần ngừ giây lát, rồi nói tiếp.
- Và bị tổn thương… có thể một người bạn thân đã phản bội bà ấy.
- Ồ… – Tôi trong cơn mơ mơ hồ hồ, nói đại – Thế thì có thể giải thích được vì sao con bà ấy lại không dám chơi thân với ai.
- Nhưng… bạn ấy có vẻ rất … quý Nhi.
Phan Anh rụt rè, vừa nói vừa lén nhìn sang tôi. Lúc này chúng tôi đã đi tới khu giữ xe. Tôi thản nhiên nhún vai.
- Vì Nhi thích bạn ấy.
Phan Anh mở to đôi mắt, sau đó mới thốt lên một câu rời rạc.
- Mình… mình … cũng quý Nhi.
Tôi đang mải lục tiền lẻ trả tiền lấy xe nên chẳng chú ý.
- Này, hai cái xe đạp mà hết những sáu nghìn đấy. Cho vay một nghìn đi.
Chỉ có điều, hỏi về mỹ nhân mà chỉ cho tôi mượn mấy cuốn truyện tranh thì quả thực ra giá cho tôi thấp quá. Mấy tên con trai khác chỉ để biết mỹ nhân thích màu gì mà đua nhau cúng cho tôi mấy bữa ăn sáng kèm lướt net online cả ngày miễn phí mà tôi còn làm cao, chẳng bao giờ thèm hó hé ra một câu.
Tôi có cái vinh dự ấy, đơn giản là vì, ngoại trừ tôi, mỹ nhân không chơi, không nói chuyện, không tiếp xúc với bất kỳ ai. Tôi không biết gọi tên thứ tình cảm của mỹ nhân đối với tôi là gì, chỉ biết, nó rất mỏng manh, mỏng manh như một sợi khói thuốc lá. Mỏng manh tới nỗi, chính tôi cũng chỉ có cảm giác mơ hồ. Chỉ khi tôi gặp mẹ của mỹ nhân ở một nơi không ai mong muốn – trong bệnh viện – thì tôi mới có câu trả lời thỏa đáng. Tôi gọi nó là sự mang ơn.
Giờ ra chơi, chẳng biết lũ con trai lớp Hóa hít trúng loại khí độc nào, bỗng nhiên nổi hứng cầm chổi rượt đuổi nhau rầm rầm. Hiệu ứng dở hơi lan truyền với vận tốc nhanh chóng mặt, lớp Lý lập tức hưởng ứng. Bao nhiêu chổi của các lớp được huy động bằng hết. Một tên con trai lớp Lý to như voi – nhìn thân hình là đọc được tên tuổi – Vũ Thái Bình chui tọt vào lớp tôi, túm lấy hai cái chổi để ở góc lớp làm vũ khí, nhắm tít mắt lại vì sung sướng, hai tay vung vẩy sẵn sàng chiến đấu.
Lớp Anh văn vốn không có con trai nên cứ thấy ở đâu có con trai tụ tập đông đông là lũ con gái kéo cả đàn tới, bu lại coi. Tụi nó đứng chen lấn nhau trước cửa lớp tôi, thấy tên béo Thái Bình cầm chổi phi ra, uy thế ngút trời thì rú lên như fan cuồng gặp thần tượng. Thanh Phượng, con nhỏ nhỏ xíu mà cái miệng to như cái còi há hốc mỏ la oai oái.
- Né ra, né ra… coi chừng vấp tui, tui té… mắc công tui ôm người ta…
Lũ con trai đang quậy tới hồi hăng máu, xung quanh lại có những nữ sinh xinh tươi đứng nhìn thì không quản gì trời đất, nhắm mắt nhắm mũi nện nhau tan tác. Khoảng hành lang bé nhỏ phía trước lớp tôi bỗng nhiên biến thành một bãi chiến trường, khóc liệt không kém Waterloo.
Trận chiến đang vào hồi cao trào, mỹ nhân đầu óc lơ mơ, đang đứng ở góc hành lang ôn lại bài, thấy người ta đánh nhau loạn xị thì sợ tới đần người, né trước né sau vô tình dẫm vào chân bà cô Thanh Phượng, con nhỏ lập tức giở trò đanh đá.
- Bộ đui hả?
Nói rồi xô mỹ nhân một cái. Lực xô không mạnh, nhưng đúng lúc đó thì tên béo Thái Bình lao tới. Tôi đang chơi ca-rô với Phương Thảo, vừa kịp ngẩng đầu lên.
Chỉ thấy mỹ nhân người mỏng như chiếc lá, bị hất văng vào tường, không kịp phản xạ, đầu đã đập vào cửa sổ.
Trong một giây, tôi không còn biết gì khác ngoài hình ảnh mỹ nhân mắt nhắm nghiền, người mềm oặt từ từ ngã xuống.
Tôi nghe trong lồng ngực nhói lên và ngay nơi cổ họng có thứ gì đó nghẹn lại khiến tôi không thể thở nổi. Mắt tôi đục ngầu, và tôi thấy chính mình nhảy vọt qua bàn.
- Mẹ kiếp. – Tôi gào lên. – Tụi mày làm cái trò gì thế hả? Muốn giết người à?
Không còn biết những gì đang xảy ra xung quanh, tôi ôm xốc mỹ nhân trên tay. Một dòng máu rỉ ra, dinh dính. Mắt tôi ướt mèm. Cảm giác đau tới nghẹt thở. Tụi nó làm chết mỹ nhân của tôi rồi.
- Này, đừng có chết…
Tôi chỉ nói được có thế. Và may mắn thầy ổ tệ nạn đã xuất hiện vừa kịp lúc, trước khi tôi túm được tên Vũ Thái Bình – lúc này đang đứng dựa lưng vào tường, run lập cập như lên cơn sốt rét.
…
- Bạn ấy không sao đâu.
Tên trời đánh an ủi tôi trên quãng đường đi học về. Tôi im lặng không đáp.
- Cùng lắm thì sẽ phải nghỉ học mấy hôm.
Tôi ậm ừ.
- Nhi… có vẻ hơi lo lắng… phải không?
Thoạt tiên, tôi lắc đầu, nhưng sau đó, một cảm giác mệt mỏi lạ kỳ bỗng dưng ùa tới và tôi chợt gục đầu vào lưng hắn.
- Thực sự… thực sự rất đau. - Hình như từ sâu bên trong cuống họng, tôi có nói với hắn như thế.
Mỹ nhân bị khâu ba mũi nơi thái dương. Ngay buổi chiều, sức khỏe đã ổn định, nhưng các bác sỹ vẫn giữ ở lại bệnh viện để chụp cắt lớp và theo dõi thêm các biến chứng.
Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ trực sân thể dục, tôi lóc cóc tự đạp xe tới bệnh viện. Phan Anh – tên thế chỗ cho tên trời đánh – đi cùng với tôi.
Mỹ nhân đang nằm tại phòng hồi sức, đầu bị quấn một vòng trắng xóa, nhưng trông có vẻ khá ổn. Thấy tôi và Phan Anh lóc chóc đi tới thì khuôn mặt lập tức mười phần tươi tỉnh.
- Mẹ, đây là Phan Anh. – Mỹ nhân nói với người phụ nữ đang ngồi bên cạnh giường gọt táo và chỉ vào chúng tôi. – Còn đây là Hạ Nhi, bạn rất tốt của con.
Người phụ nữ – mẹ của mỹ nhân – nghe chúng tôi chào, liền bỏ quả táo đang gọt dở xuống, quay lại nhìn.
Ánh nhìn ấy khiến Phan Anh bất giác lùi lại một bước. Còn tôi thì trố mắt lên.
Một người phụ nữ tuyệt đẹp! Mỹ nhân – người mà tôi tưởng đẹp nhất thiên hạ kia – rất đẹp, nhưng vẻ đẹp ấy mà so với người phụ nữ đang ngồi trước mặt tôi, tay lăm lăm con dao gọt hoa quả kia, thì hệt như đom đóm mà so với ánh trăng rằm. Tôi không đủ những từ ngữ hoa mỹ, diễm lệ để miêu tả vẻ đẹp lạ lùng ấy. Có lẽ thời gian và những biến cố xảy ra đã khiến người phụ nữ này mang trong sắc đẹp của mình những mảng màu bí ẩn, khiến vẻ đẹp ấy càng được tôn lên, càng lúc càng rực rỡ.
- Phan Anh, Hạ Nhi. – Mỹ nhân nói tiếp, giọng vui vẻ. – Đây là mẹ mình.
Người phụ nữ hoàn toàn không chú ý tới những gì con gái nói, mà bất chợt thở dài.
- Mẹ cũng đã từng có những người - bạn - rất - tốt.
Câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt, đối với tôi và Phan Anh chả có ý nghĩa gì, nhưng gương mặt mỹ nhân bỗng chốc tái nhợt như một xác chết.
Người phụ nữ đứng lên, đặt con dao gọt trái cây lên bàn, bên cạnh quả táo đang gọt dở bắt đầu thâm đen lại.
- Mẹ sẽ đi gặp bác sỹ khoảng mười phút.
Nói rồi, chậm rãi bước ra, dáng đi cực uyển chuyển - một dáng đi có thể khiến cho toàn bộ giới nghệ sỹ múa muốn bỏ nghề.
- Mẹ bạn đẹp thật!
Tôi thốt lên, và Phan Anh – như nhận thấy sự hớ hênh của tôi – hỏi tiếp nối, không để mỹ nhân kịp nhận lời khen.
- Bạn đã khỏe chưa? Còn thấy đau nữa không?
Mỹ nhân nở một nụ cười nhợt nhạt.
- Mình ổn. Cảm ơn hai bạn đã tới thăm.
- Mọi người gửi lời hỏi thăm bạn. – Phan Anh nói.
Tôi nhíu mày suy nghĩ, không biết mọi người ở đây là những ai. Nhưng mỹ nhân thì không được tỉ mỉ như tôi, vẫn giữ nụ cười trên môi, gật đầu, cố tỏ ra hoan hỉ.
- Cảm ơn mọi người.
Câu chuyện chợt rơi vào khoảng không tĩnh lặng. Rồi… một giọt nước mắt sáng như pha lê lăn dài trên má mỹ nhân.
Tôi và Phan Anh hốt hoảng nhìn nhau.
- Ờ… - Tôi nói, không chắc chắn. – Có lẽ vết thương không để lại sẹo đâu. Nhi cũng đã từng bị khâu đầy lần rồi mà cũng đâu có sẹo đâu.
Chẳng chú ý gì tới lời an ủi của tôi, mỹ nhân vẫn tiếp tục khóc.
- Ờ… - Phan Anh nói. – Bọn mình chỉ là… ờ…
- Mình xin lỗi.
Mỹ nhân ngắt lời Phan Anh, và giấu mặt vào sau hai bàn tay.
- Xin lỗi… ờ… vì cái gì cơ chứ? – Tôi hỏi.
- Vì thái độ của mẹ mình. – Mỹ nhân sịt mũi, gạt nước mắt – Mẹ mình là một người rất tốt… chỉ là… mẹ quá lo lắng cho mình, vì mẹ đã từng là một người rất giỏi cho tới khi sinh ra mình.
Mới nghe câu đầu, tôi đã thấy có gì đó không hợp lý, nhưng thầm nghĩ đây chính là lúc cao trào cảm động, nên đành ngậm miệng ngồi im nghe mỹ nhân kể tiếp.
- Mình không có cha, không phải vì ông ấy không nhận mình, mà thực ra là vì mẹ mình không biết… mẹ mình không biết cha mình là ai.
Nói xong, nước mắt lại chảy tràn như mưa.
Tôi há hốc miệng, chuyện kỳ dị tôi đã nghe nhiều, nhưng chuyện mẹ không biết cha của con gái mình là ai thì đúng là mới được nghe thấy lần đầu. Phải chăng cứ là người đẹp thì sẽ mắc bệnh hồ đồ? Giờ thì tôi đã hiểu vì sao bà ngoại tôi, mẹ tôi và tôi lại có thể thông thái tới vậy.
Phan Anh cũng chẳng khác gì tôi, người đứng ngây ra như khúc gỗ.
- Từ nhỏ mình đã phải theo mẹ đi khắp nơi, chẳng nơi nào mà mẹ mình và mình có thể ở lại quá một năm, mình không biết vì sao, nhưng mỗi khi công việc của mẹ mình ổn định một chút, khi mình nghĩ rằng mình có thể ở lại một nơi nào đó, thì lại phải ra đi. Mình chưa từng có một người bạn thực sự… chưa từng có.
Mỹ nhân khóc tới run người lên, sau đó quay sang chúng tôi, gương mặt đầm đìa nước mắt.
- Mình không tốt. Chưa sinh ra đã làm tổn thương mẹ… mẹ vì mình mà khổ sở biết bao nhiêu… lớn lên một chút, lại không được khỏe mạnh, khiến mẹ vất vả đủ đường… mình thực sự rất rất không tốt.
Mỹ nhân cầm tay tôi, bàn tay cũng ướt đầm nước mắt.
- Hạ Nhi… bạn là người duy nhất… người duy nhất thích mình. Người duy nhất đứng ra bảo vệ mình… Nên cho dù sau này có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa, cho dù một ngày nào đó, bạn làm hại mình, thì bạn vẫn là người bạn tốt nhất của mình.
Tôi bị mỹ nhân làm cho xúc động tới nỗi không nói nổi nên lời. Chưa kịp thể hiện được tấm lòng cao thượng bát ngát của mình, thì thình lình ngay sau lưng, giọng của mẹ mỹ nhân vang lên.
- Con muốn ăn táo mà, phải không? Mẹ đã gọt rồi, sao không ăn đi?
Tôi giật nảy mình, suýt chút nữa thì ngã lăn ra, may có chút võ vẽ, nên lập tức đứng phắt dậy.
- Cô ngồi đi ạ.
Nhưng tôi chưa kịp nói hết câu, thì Phan Anh đã nhanh hơn.
- Tụi cháu xin phép về ạ.
Mẹ mỹ nhân không tỏ ra lưu luyến chúng tôi, bà lại bắt đầu gọt tiếp quả táo dở, lúc này tôi mới chú ý tới đôi bàn tay của bà. Một đôi bàn tay chằng chịt sẹo. Có lẽ, Tạo hóa đã cố gắng chứng tỏ sự vô cùng công bằng của mình khi ban cho người phụ nữ này sắc đẹp nơi gương mặt và lấy đi của bà sự khéo léo của đôi bàn tay.
- Hai bạn về cẩn thận.
Mỹ nhân nói, và cúi đầu xuống.
Tôi và Phan Anh đi tới chân cầu thang, bỗng tôi nghe có tiếng người gọi tên mình.
- Hạ Nhi, cháu chờ một chút.
Tôi quay lại. Mẹ mỹ nhân bước xuống, đặt tay lên vai tôi. Đôi mắt trong vắt của bà nhìn thẳng vào mắt tôi.
- Hạ Nhi, nghe cô nói này, cháu hãy tin cô, con gái cô là một đứa rất tồi tệ. Còn cháu, cháu là người tốt, cháu sẽ có một tương lai tốt đẹp. Nếu một ngày nào đó, cháu bỗng thấy con gái cô trở nên đáng ghét, không xứng đáng làm bạn của cháu, cháu hãy làm ơn lạnh lùng mà tránh xa nó. Cháu không cần phải làm bạn với con gái cô nếu cháu cảm thấy ghen tỵ với nó. Cô lấy danh nghĩa là một người mẹ, cầu xin cháu điều duy nhất ấy thôi.
Nói rồi, bà không để cho tôi trả lời lại, đã tất tả đi lên.
- Bà ấy đẹp, nhưng lạnh lùng quá! – Tôi nhận xét bâng quơ khi hai đứa ra tới sân bệnh viện. – Lại có chút gì đó… khác người.
- Có lẽ là vì bà ấy đã chịu nhiều vất vả.
Phan Anh trả lời. Tôi gật đầu. Phan Anh ngần ngừ giây lát, rồi nói tiếp.
- Và bị tổn thương… có thể một người bạn thân đã phản bội bà ấy.
- Ồ… – Tôi trong cơn mơ mơ hồ hồ, nói đại – Thế thì có thể giải thích được vì sao con bà ấy lại không dám chơi thân với ai.
- Nhưng… bạn ấy có vẻ rất … quý Nhi.
Phan Anh rụt rè, vừa nói vừa lén nhìn sang tôi. Lúc này chúng tôi đã đi tới khu giữ xe. Tôi thản nhiên nhún vai.
- Vì Nhi thích bạn ấy.
Phan Anh mở to đôi mắt, sau đó mới thốt lên một câu rời rạc.
- Mình… mình … cũng quý Nhi.
Tôi đang mải lục tiền lẻ trả tiền lấy xe nên chẳng chú ý.
- Này, hai cái xe đạp mà hết những sáu nghìn đấy. Cho vay một nghìn đi.
/37
|