Chớp mắt, ngoảnh qua ngoảnh lại, cũng đã tới ngày thi học kỳ. Để học ôn có hiệu quả, Phương Thảo nảy ra sáng kiến học nhóm, thế là chiều nào năm đứa chúng tôi cũng tụ tập ở quán cà phê Ngọc Lan, vừa ăn uống luôn miệng vừa học bài.
Học hành chưa rõ là có hiệu quả hơn hay không, nhưng trước mắt thì tôi thấy rất là áp lực.
Tôi học không khá lắm những môn Tự nhiên, và đặc biệt là dở tệ môn Hóa. Dù đã cố gắng hết sức có thể, tôi vẫn không tài nào nhớ được chất nào pha vào chất nào thì tạo ra chất nào, như thế nào thì gọi là phản ứng ô-xy hóa khử hay ni-tơ hóa khử gì gì đó, cái nào bay hơi còn cái nào kết tủa… chỉ học được một lát, đầu tôi rối tinh lên, nhìn đâu cũng thấy bong bóng xà phòng.
Trịnh Giang – cô nàng có cá tính khác người, mang trong mình niềm đam mê cháy bỏng với Sherlock Holmes và những vụ án hình sự rùng rợn nên quyết tâm sẽ giành một suất tại Học viện cảnh sát, để sau này ra trường làm cho Viện khoa học giám định Hình sự Quốc gia (hình như là thế, tôi cũng chẳng nhớ rõ nữa, cái tuổi mơ mộng ấy mà, bạn biết đấy, cứ tưởng như mình là vĩ đại lắm và sẽ làm được bất cứ chuyện gì mình thích) với lòng kiên nhẫn tuyệt vời của một thám tử trong tương lai, bất chấp mọi khó khăn (nếu có), giảng giải cho tôi từng chút một, ân cần như người mẹ trẻ đang bón cho đứa con chập chững của mình tập ăn dặm. Đáp lại lòng tận tụy đó của Trịnh Giang, tôi vẫn chẳng thể phân biệt đâu là phản ứng sinh ra nhiệt, và đâu là phản ứng nhiệt…
- Trời ơi, Nhi không học nữa. – Sau cùng vì quá nản lòng, tôi buông bút kêu lên. – Nhi không thể nào nhớ được cái này với cái này, cái kia với cái kia… tự nhiên đã sinh ra như thế rồi thì để mặc tự nhiên đi.
Trịnh Giang có lẽ đã dùng hết năng lượng cho cái đầu củ đậu của tôi, cũng chán mà buông thõng một câu:
- Nhi tự lo cho thân Nhi đi, Giang bỏ cuộc.
- Thế thì Nhi không học nữa.
Tôi nói và nhét luôn sách vở của môn Hóa vào túi xách.
Liên Châu – cái cô nàng siêu nhân ấy – có lẽ chẳng bao giờ hiểu được cảm giác mà tôi đang chịu đựng, thấy tôi nổi cáu thì ôn tồn khuyên nhủ:
- Nhi cố gắng lên một chút, cũng đâu khó lắm đâu, mấy thứ này dễ ẹc hà, Châu nhắm mắt làm cũng xong nữa.
Tôi đang sẵn cơn điên trong người, đâu chịu hiểu là Liên Châu đang cổ vũ tôi, lại cứ tưởng bạn chê tôi học dốt, tôi lớn tiếng đáp lại liền:
- Phải rồi, vì Châu giỏi, Châu được đi thi vượt cấp với lớp mười hai cơ mà, còn Nhi ngu ngốc, ngay cả mấy bài Hóa dễ ẹc cũng không làm được, Nhi tệ vậy đó, chơi với Nhi có làm ảnh hưởng tới danh tiếng Liên Châu hoàn hảo của Châu không?
Thấy tôi lên cơn bất ngờ, mỹ nhân ngây người ra nhìn tôi không chớp mắt, còn Phương Thảo chỉ kịp kêu lên một tiếng “ôi” trước khi tôi đùng đùng xách cặp bỏ về.
Quán cà phê Ngọc Lan nằm sâu trong một con hẻm nhỏ, thưa dân cư, chúng tôi chọn địa điểm này cũng là vì lý do đó – rất yên tĩnh (ngoài lý do lãng mạn khác là quán có một cây ngọc lan cổ thụ mọc ngay giữa sân quán, lúc nào cũng nở hoa thơm ngào ngạt), chính vì nằm trong một con hẻm nhỏ nên muốn đi tới quán phải đi vòng vèo một chút. Và vì đường đi hơi vòng vèo một chút, nên khi đạp xe đi ra, tôi rẽ nhầm lối. Đúng lúc này, căn bệnh không thể xác định được phương hướng – mà có lần tôi được nghe gọi tên khoa học là bệnh mù đường – của tôi phát tác. Biết là dù cố gắng cũng vô ích, nhưng đang sẵn bực bội trong lòng, tôi cứ nhắm mắt đi bừa. Sau một khoảng thời gian cũng kha khá rẽ chỗ này, ngoặt chỗ kia mà vẫn không thể tìm được đường về nhà, tôi chính thức chấp nhận một sự thật cay đắng: lạc - đường.
Nỗi sợ hãi về việc không thể về nhà khiến cơn giận của tôi biến đâu mất, tôi tấp vào một gốc cây ven đường, cố gắng quan sát cảnh vật xung quanh thật kỹ hòng tìm ra được một điều kỳ diệu.
Điều kỳ diệu đến với tôi trong vỏ bọc của tên chuột, cái tên con trai có gương mặt xấu nhất tỉnh mà trong lần cắm trại hồi 26-3, tên Tuân khùng đã kêu tới nhằm bắt tôi trả một món nợ cũ.
Tôi thấy nó mặc một bộ đồ tuy cũ nhưng sạch sẽ, gương mặt cũng có phần sáng sủa hơn so với lần đầu tiên gặp mặt (có lẽ là do ánh nắng đang chiếu thẳng vào) đang lơ ngơ đạp xe đạp về phía tôi, phía sau yên xe còn buộc một cái thúng, phía trên mặt đậy bằng tấm ni-lông.
Tôi nhào ra ngay tắp lự.
- Đứng lại.
Tôi quát, tên chuột giật mình, loạng choạng tay lái trước khi dừng xe lại, đôi mắt láo liên nhìn tôi với vẻ kinh ngạc lắm.
- Ơ…
- Ơ cái con khỉ. Trả tao cái máy ảnh kỹ thuật số hai ngàn đô ngay lập tức.
Gương mặt tên chuột đỏ bừng lên.
- Cái máy ảnh nào? Đừng có nói bậy.
- Mày muốn tự trả hay để tao đánh cho ói ra?
- Không có, không biết, người đâu bị khùng, không dưng lao ra chặn xe người ta, bộ chập mạch hả? Né ra, né ra đi.
Đã tóm được người rồi, lo gì không thấy vật, tôi nắm chắc ghi-đông xe tên chuột, có chết cũng không buông.
- Tao không dư mỡ nói nhiều với mày, có trả không thì bảo?
Tên chuột phải lo thoát thân, không màng sống chết, nhất quyết chối tội:
- Không biết cái máy ảnh nào hết.
Một bên giằng, một bên kéo, cái xe đổ ầm ra đường, cái thúng úp chụp xuống đất, đậu phụ văng tung tóe. Mặt tên chuột xám ngắt, nó nhổ một bãi nước bọt và bắt đầu chửi tục, câu duy nhất nó nói tử tế là:
- Mày muốn chơi à? Tao chơi khô máu với mày luôn.
- Ồ, vậy à?
Tôi nói, cũng không biết phải diễn tả cảm xúc lúc đó như thế nào. Tên chuột nhìn tôi, răng nghiến ken két, mắt long lên sòng sọc, cần cổ giật cục khi nhả từng tiếng ra với tôi:
- Nói cho mày hay, tao là tao nể mặt anh Linh đó… không thì tao…
Hẳn là nó muốn nói một câu đe dọa gì đó thật ghê gớm, nhưng nghĩ mãi không ra, nên cứ lắp bắp tao… tao mãi, sau đó, bỗng nhiên ngồi thụp xuống nhặt nhạnh những miếng đậu lấm lem đất bỏ vào thúng.
- Mày làm hỏng hết đậu phụ của mẹ tao, tao lấy gì đi bán bây giờ?
- Lấy cái máy ảnh hai ngàn đô mà mày ăn trộm của tao ấy. – Tôi mỉa mai.
- Tao không có lấy. – Tên chuột gào ầm lên. – Tao không biết cái máy ảnh nào hết.
- Mày biết. – Tôi cũng gào to không kém.
- Tao thề, tao nói láo, cả nhà tao chết. Lúc bị anh Linh nói, là tao bỏ về ngay, tao đâu có ngu, đứng lại xớ rớ bị ổng tẩn cho thì ai chịu?
- Đó là mày nói vậy, nhưng ai mà biết… – Tôi nói cứng. – Nếu mày không lấy thì ai lấy cái máy ảnh hai ngàn đô của tao?
- Tao không biết, mày đừng cái gì cũng đổ lên đầu tao. Chuyện hôm đó là do tao cần tiền, có người cho tiền tao, bảo tao làm gì thì tao làm cái đó… mày cứ có mẹ bị bệnh ung thư sắp chết mà không có tiền chữa bệnh đi thì mày sẽ biết.
- Vậy mày tưởng tao ngu tới mức tin mày à?
- Mày không tin thì thôi. Nhưng tao nói cho mày hay, tao là đồ mất dạy nhưng tao không phải là thằng ăn cắp. Mày không tin, mày đi hỏi anh Linh đi.
Cứ cho là tên chuột này có lấy máy ảnh của tôi thật, thì bây giờ dù tôi có lột da nó cũng chẳng thể lấy lại, nó chẳng mang bán đi từ đời thuở nào rồi ấy. Trong tay không có bằng chứng, cứ đứng đây cãi chày cãi cối thì chẳng biết bao giờ mới xong. Hơn nữa, nhìn cái dáng lom khom nhặt từng miếng đậu phụ của nó trên đường có vẻ gì đó tội nghiệp hết sức.
- Nhà mày làm đậu phụ hả? – Tôi dịu giọng.
- Mày chưa bao giờ nghe tới tên Tiến bột, công tử đậu phụ à?
- Danh tiếng lớn lao quá, tao chưa nghe bao giờ.
- Vậy thì hôm nay mày nghe rồi đấy.
- Mày dám khẳng định là mày không lấy máy ảnh của tao?
Tên chuột đứng lên, tay cắp cái thúng, đối diện với tôi, mắt nó trở nên sáng quắc.
- Nếu tao không phải bỏ học từ giữa năm lớp sáu, ngày hôm nay, tao là bạn học cùng trường với tụi mày đó.
Câu chuyện của nó làm tôi tò mò.
- Gì? Vậy ra mày cũng chỉ bằng tuổi tao thôi à?
Nó gào lên:
- Vậy mày nghĩ tao bao nhiêu tuổi?
Tôi trả lời đúng những gì tôi nghĩ:
- Tao nghĩ mày lấy vợ có con ba tuổi rồi.
Mặt tên chuột phình lên, xám ngoét hệt như bánh bao ngâm nước. Mãi sau mới vớt vát lại một câu.
- Tại số tao xui xẻo, sinh ra gặp trúng bà mẹ nhà nghèo, lại không có cha, phải lăn lộn với đời từ sớm, không được ăn sung mặc sướng như tụi mày…
- Ôi. – Tôi dài giọng. – Mày đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Mày đừng nghĩ cứ lấy chuyện mẹ mày nghèo rồi mày lại không… không… ý tao là, mày đừng có lấy cái cớ số mày xui xẻo để mà bào chữa cho những hành động xấu xa của mày.
- Tao không làm gì xấu xa hết. – Nó gằn từng tiếng một.
- Mày muốn nói sao thì nói. – Tôi cố làm ra vẻ thản nhiên. – Nhưng tao nói trước, nếu tao điều tra ra được mày chính là thủ phạm ăn trộm máy ảnh của tao, thì tao sẽ nhờ ba của anh Công Linh tới nói chuyện với mày đấy, không đùa đâu.
Đe dọa xong, tôi hùng dũng quay trở lại gốc cây dắt xe đạp ra. Tên chuột cũng buộc lại cái thúng cho chắc chắn.
- Giờ mày đi đâu? – Tôi hỏi tên chuột.
- Về nhà. – Nó trả lời. – Đậu phụ hỏng hết rồi bán cái mặt tao à?
- Xin lỗi. – Tôi nói. – Chỗ đó hết bao nhiêu?
- Cái gì hết bao nhiêu?
- Thúng đậu phụ đó.
- Mày định trả tiền cho tao à?
- Ừ.
- Không cần, tao là đồ mất dạy chứ không tới nỗi đui què mẻ sứt mà phải đi ăn xin. – Tên chuột nói xong, ngồi lên xe, phóng thẳng, không một lần ngoái lại.
Tôi bám theo bén gót, không bám theo nó, sao tôi biết đường mà ra khỏi cái mê cung này. Tên chuột hiểu nhầm ý tôi, nó tưởng tôi muốn tìm tới tận nhà điều tra mẹ nó, nên nó gò lưng ra sức đạp xe làm tôi bị một phen bở hơi tai.
Đến đoạn đường lớn mà tôi bắt đầu thấy có cảm giác quen quen, nó phanh kít xe lại, vừa thở không ra hơi, vừa gào tướng lên.
- Mày theo tao làm gì? Muốn chơi khô máu hả? Tao chơi với mày luôn.
- Chỗ này là chỗ nào? – Tôi nhìn quanh, hỏi nó.
Nó vẫn còn thở hổn hển, nhìn tôi như nhìn một con khỉ biết nói tiếng người.
- Đằng sau võ đường Hải Thanh. Đó, người ta đang tập võ ở trỏng kìa.
Thảo nào mà tôi thấy có gì đó quen quen.
Từ võ đường Hải Thanh về võ đường Sơn Lâm khá xa, nhưng lại là một con đường thẳng, ngoài mấy chốt đèn xanh đèn đỏ ra thì không có gì quá phức tạp. Chỉ cần tôi không đi quá lố là được.
Cuối cùng cũng tìm được đường về nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm, cảm giác biết chính xác con đường mình cần phải đi mới dễ chịu làm sao!
Qua cầu rút ván, hình như có một lần, cô chủ nhiệm nhận xét về tôi như thế, dành cho trường hợp này có vẻ đúng, tôi tuy tốt bụng, bao dung và cao thượng (tự tôi thấy thế) nhưng vẫn chỉ là người, hàng tháng phải nhịn ăn nhịn mặc trả tiền cho cái máy ảnh vô cớ mà mất khiến nỗi hận thù của tôi trở nên dai dẳng, không cần biết là có đúng thủ phạm hay không, tôi chẳng một lời cảm ơn, chỉ nhìn nó buông thõng một câu
- Mày biết không, lúc nãy vừa nhìn thấy mày, tao đã nghĩ mày là một điều kỳ diệu.
Tôi nói xong, để mặc tên chuột đứng ngơ ngác phía sau, nhàn nhã đạp xe đi về.
Đi chưa được nửa đường, đã thấy tên trời đánh đang chở Băng Tâm đi ngược hướng, hắn có lẽ không nhận ra tôi, bởi đang cười nói gì đó vô cùng vui vẻ, mắt nhắm tít lại và mặt thì ngửa lên trời.
Chỉ một thoáng thôi, rồi hắn khuất khỏi tầm nhìn của tôi.
Chắc chắn là tôi không thích hắn thật, vì nếu tôi thích hắn thật, thì khi thấy hắn hạnh phúc như thế, tôi cũng phải hạnh phúc theo chứ, cớ sao lồng ngực lại quặn thắt đau tới thế này?
Tôi nhớ có lần ngồi trong lớp rảnh chuyện, mỹ nhân lấy sách của tôi ghi bậy vào mấy câu “vì mình thích người ta, nên mình có quyền đau khi thấy người ta tay trong tay với người khác”, tôi đọc được, cãi nhau với mỹ nhân cả buổi “làm quái gì trên đời này có quyền đau, đau hay không là chuyện của mình, liên quan gì tới ai mà cần quyền với chả nghĩa vụ”, nhưng bây giờ thì tôi tự cho phép tôi có cái quyền ấy, một phút thôi. Đau một phút thôi.
Rồi tiếp tục mỉm cười.
Việc quái gì chỉ vì một đứa con trai không quan tâm tới mình mà mình phải chịu những cảm giác khổ sở chứ?
Nghĩ được tới đấy, tôi sướng tới nỗi dùng một tay, đánh ngay một bài quyền. Giữa đường, trước mắt bao người xa lạ. Bây giờ nghĩ lại, kể ra cũng thấy kỳ cục. Nhưng lúc đó, tôi chẳng thèm quan tâm, ai nhìn tôi, tôi cũng trợn mắt lên nhìn lại, nhìn gì mà nhìn? Chưa bao giờ thấy một đứa con gái tuổi teen bày tỏ niềm hạnh phúc của nó hay sao?
Học hành chưa rõ là có hiệu quả hơn hay không, nhưng trước mắt thì tôi thấy rất là áp lực.
Tôi học không khá lắm những môn Tự nhiên, và đặc biệt là dở tệ môn Hóa. Dù đã cố gắng hết sức có thể, tôi vẫn không tài nào nhớ được chất nào pha vào chất nào thì tạo ra chất nào, như thế nào thì gọi là phản ứng ô-xy hóa khử hay ni-tơ hóa khử gì gì đó, cái nào bay hơi còn cái nào kết tủa… chỉ học được một lát, đầu tôi rối tinh lên, nhìn đâu cũng thấy bong bóng xà phòng.
Trịnh Giang – cô nàng có cá tính khác người, mang trong mình niềm đam mê cháy bỏng với Sherlock Holmes và những vụ án hình sự rùng rợn nên quyết tâm sẽ giành một suất tại Học viện cảnh sát, để sau này ra trường làm cho Viện khoa học giám định Hình sự Quốc gia (hình như là thế, tôi cũng chẳng nhớ rõ nữa, cái tuổi mơ mộng ấy mà, bạn biết đấy, cứ tưởng như mình là vĩ đại lắm và sẽ làm được bất cứ chuyện gì mình thích) với lòng kiên nhẫn tuyệt vời của một thám tử trong tương lai, bất chấp mọi khó khăn (nếu có), giảng giải cho tôi từng chút một, ân cần như người mẹ trẻ đang bón cho đứa con chập chững của mình tập ăn dặm. Đáp lại lòng tận tụy đó của Trịnh Giang, tôi vẫn chẳng thể phân biệt đâu là phản ứng sinh ra nhiệt, và đâu là phản ứng nhiệt…
- Trời ơi, Nhi không học nữa. – Sau cùng vì quá nản lòng, tôi buông bút kêu lên. – Nhi không thể nào nhớ được cái này với cái này, cái kia với cái kia… tự nhiên đã sinh ra như thế rồi thì để mặc tự nhiên đi.
Trịnh Giang có lẽ đã dùng hết năng lượng cho cái đầu củ đậu của tôi, cũng chán mà buông thõng một câu:
- Nhi tự lo cho thân Nhi đi, Giang bỏ cuộc.
- Thế thì Nhi không học nữa.
Tôi nói và nhét luôn sách vở của môn Hóa vào túi xách.
Liên Châu – cái cô nàng siêu nhân ấy – có lẽ chẳng bao giờ hiểu được cảm giác mà tôi đang chịu đựng, thấy tôi nổi cáu thì ôn tồn khuyên nhủ:
- Nhi cố gắng lên một chút, cũng đâu khó lắm đâu, mấy thứ này dễ ẹc hà, Châu nhắm mắt làm cũng xong nữa.
Tôi đang sẵn cơn điên trong người, đâu chịu hiểu là Liên Châu đang cổ vũ tôi, lại cứ tưởng bạn chê tôi học dốt, tôi lớn tiếng đáp lại liền:
- Phải rồi, vì Châu giỏi, Châu được đi thi vượt cấp với lớp mười hai cơ mà, còn Nhi ngu ngốc, ngay cả mấy bài Hóa dễ ẹc cũng không làm được, Nhi tệ vậy đó, chơi với Nhi có làm ảnh hưởng tới danh tiếng Liên Châu hoàn hảo của Châu không?
Thấy tôi lên cơn bất ngờ, mỹ nhân ngây người ra nhìn tôi không chớp mắt, còn Phương Thảo chỉ kịp kêu lên một tiếng “ôi” trước khi tôi đùng đùng xách cặp bỏ về.
Quán cà phê Ngọc Lan nằm sâu trong một con hẻm nhỏ, thưa dân cư, chúng tôi chọn địa điểm này cũng là vì lý do đó – rất yên tĩnh (ngoài lý do lãng mạn khác là quán có một cây ngọc lan cổ thụ mọc ngay giữa sân quán, lúc nào cũng nở hoa thơm ngào ngạt), chính vì nằm trong một con hẻm nhỏ nên muốn đi tới quán phải đi vòng vèo một chút. Và vì đường đi hơi vòng vèo một chút, nên khi đạp xe đi ra, tôi rẽ nhầm lối. Đúng lúc này, căn bệnh không thể xác định được phương hướng – mà có lần tôi được nghe gọi tên khoa học là bệnh mù đường – của tôi phát tác. Biết là dù cố gắng cũng vô ích, nhưng đang sẵn bực bội trong lòng, tôi cứ nhắm mắt đi bừa. Sau một khoảng thời gian cũng kha khá rẽ chỗ này, ngoặt chỗ kia mà vẫn không thể tìm được đường về nhà, tôi chính thức chấp nhận một sự thật cay đắng: lạc - đường.
Nỗi sợ hãi về việc không thể về nhà khiến cơn giận của tôi biến đâu mất, tôi tấp vào một gốc cây ven đường, cố gắng quan sát cảnh vật xung quanh thật kỹ hòng tìm ra được một điều kỳ diệu.
Điều kỳ diệu đến với tôi trong vỏ bọc của tên chuột, cái tên con trai có gương mặt xấu nhất tỉnh mà trong lần cắm trại hồi 26-3, tên Tuân khùng đã kêu tới nhằm bắt tôi trả một món nợ cũ.
Tôi thấy nó mặc một bộ đồ tuy cũ nhưng sạch sẽ, gương mặt cũng có phần sáng sủa hơn so với lần đầu tiên gặp mặt (có lẽ là do ánh nắng đang chiếu thẳng vào) đang lơ ngơ đạp xe đạp về phía tôi, phía sau yên xe còn buộc một cái thúng, phía trên mặt đậy bằng tấm ni-lông.
Tôi nhào ra ngay tắp lự.
- Đứng lại.
Tôi quát, tên chuột giật mình, loạng choạng tay lái trước khi dừng xe lại, đôi mắt láo liên nhìn tôi với vẻ kinh ngạc lắm.
- Ơ…
- Ơ cái con khỉ. Trả tao cái máy ảnh kỹ thuật số hai ngàn đô ngay lập tức.
Gương mặt tên chuột đỏ bừng lên.
- Cái máy ảnh nào? Đừng có nói bậy.
- Mày muốn tự trả hay để tao đánh cho ói ra?
- Không có, không biết, người đâu bị khùng, không dưng lao ra chặn xe người ta, bộ chập mạch hả? Né ra, né ra đi.
Đã tóm được người rồi, lo gì không thấy vật, tôi nắm chắc ghi-đông xe tên chuột, có chết cũng không buông.
- Tao không dư mỡ nói nhiều với mày, có trả không thì bảo?
Tên chuột phải lo thoát thân, không màng sống chết, nhất quyết chối tội:
- Không biết cái máy ảnh nào hết.
Một bên giằng, một bên kéo, cái xe đổ ầm ra đường, cái thúng úp chụp xuống đất, đậu phụ văng tung tóe. Mặt tên chuột xám ngắt, nó nhổ một bãi nước bọt và bắt đầu chửi tục, câu duy nhất nó nói tử tế là:
- Mày muốn chơi à? Tao chơi khô máu với mày luôn.
- Ồ, vậy à?
Tôi nói, cũng không biết phải diễn tả cảm xúc lúc đó như thế nào. Tên chuột nhìn tôi, răng nghiến ken két, mắt long lên sòng sọc, cần cổ giật cục khi nhả từng tiếng ra với tôi:
- Nói cho mày hay, tao là tao nể mặt anh Linh đó… không thì tao…
Hẳn là nó muốn nói một câu đe dọa gì đó thật ghê gớm, nhưng nghĩ mãi không ra, nên cứ lắp bắp tao… tao mãi, sau đó, bỗng nhiên ngồi thụp xuống nhặt nhạnh những miếng đậu lấm lem đất bỏ vào thúng.
- Mày làm hỏng hết đậu phụ của mẹ tao, tao lấy gì đi bán bây giờ?
- Lấy cái máy ảnh hai ngàn đô mà mày ăn trộm của tao ấy. – Tôi mỉa mai.
- Tao không có lấy. – Tên chuột gào ầm lên. – Tao không biết cái máy ảnh nào hết.
- Mày biết. – Tôi cũng gào to không kém.
- Tao thề, tao nói láo, cả nhà tao chết. Lúc bị anh Linh nói, là tao bỏ về ngay, tao đâu có ngu, đứng lại xớ rớ bị ổng tẩn cho thì ai chịu?
- Đó là mày nói vậy, nhưng ai mà biết… – Tôi nói cứng. – Nếu mày không lấy thì ai lấy cái máy ảnh hai ngàn đô của tao?
- Tao không biết, mày đừng cái gì cũng đổ lên đầu tao. Chuyện hôm đó là do tao cần tiền, có người cho tiền tao, bảo tao làm gì thì tao làm cái đó… mày cứ có mẹ bị bệnh ung thư sắp chết mà không có tiền chữa bệnh đi thì mày sẽ biết.
- Vậy mày tưởng tao ngu tới mức tin mày à?
- Mày không tin thì thôi. Nhưng tao nói cho mày hay, tao là đồ mất dạy nhưng tao không phải là thằng ăn cắp. Mày không tin, mày đi hỏi anh Linh đi.
Cứ cho là tên chuột này có lấy máy ảnh của tôi thật, thì bây giờ dù tôi có lột da nó cũng chẳng thể lấy lại, nó chẳng mang bán đi từ đời thuở nào rồi ấy. Trong tay không có bằng chứng, cứ đứng đây cãi chày cãi cối thì chẳng biết bao giờ mới xong. Hơn nữa, nhìn cái dáng lom khom nhặt từng miếng đậu phụ của nó trên đường có vẻ gì đó tội nghiệp hết sức.
- Nhà mày làm đậu phụ hả? – Tôi dịu giọng.
- Mày chưa bao giờ nghe tới tên Tiến bột, công tử đậu phụ à?
- Danh tiếng lớn lao quá, tao chưa nghe bao giờ.
- Vậy thì hôm nay mày nghe rồi đấy.
- Mày dám khẳng định là mày không lấy máy ảnh của tao?
Tên chuột đứng lên, tay cắp cái thúng, đối diện với tôi, mắt nó trở nên sáng quắc.
- Nếu tao không phải bỏ học từ giữa năm lớp sáu, ngày hôm nay, tao là bạn học cùng trường với tụi mày đó.
Câu chuyện của nó làm tôi tò mò.
- Gì? Vậy ra mày cũng chỉ bằng tuổi tao thôi à?
Nó gào lên:
- Vậy mày nghĩ tao bao nhiêu tuổi?
Tôi trả lời đúng những gì tôi nghĩ:
- Tao nghĩ mày lấy vợ có con ba tuổi rồi.
Mặt tên chuột phình lên, xám ngoét hệt như bánh bao ngâm nước. Mãi sau mới vớt vát lại một câu.
- Tại số tao xui xẻo, sinh ra gặp trúng bà mẹ nhà nghèo, lại không có cha, phải lăn lộn với đời từ sớm, không được ăn sung mặc sướng như tụi mày…
- Ôi. – Tôi dài giọng. – Mày đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Mày đừng nghĩ cứ lấy chuyện mẹ mày nghèo rồi mày lại không… không… ý tao là, mày đừng có lấy cái cớ số mày xui xẻo để mà bào chữa cho những hành động xấu xa của mày.
- Tao không làm gì xấu xa hết. – Nó gằn từng tiếng một.
- Mày muốn nói sao thì nói. – Tôi cố làm ra vẻ thản nhiên. – Nhưng tao nói trước, nếu tao điều tra ra được mày chính là thủ phạm ăn trộm máy ảnh của tao, thì tao sẽ nhờ ba của anh Công Linh tới nói chuyện với mày đấy, không đùa đâu.
Đe dọa xong, tôi hùng dũng quay trở lại gốc cây dắt xe đạp ra. Tên chuột cũng buộc lại cái thúng cho chắc chắn.
- Giờ mày đi đâu? – Tôi hỏi tên chuột.
- Về nhà. – Nó trả lời. – Đậu phụ hỏng hết rồi bán cái mặt tao à?
- Xin lỗi. – Tôi nói. – Chỗ đó hết bao nhiêu?
- Cái gì hết bao nhiêu?
- Thúng đậu phụ đó.
- Mày định trả tiền cho tao à?
- Ừ.
- Không cần, tao là đồ mất dạy chứ không tới nỗi đui què mẻ sứt mà phải đi ăn xin. – Tên chuột nói xong, ngồi lên xe, phóng thẳng, không một lần ngoái lại.
Tôi bám theo bén gót, không bám theo nó, sao tôi biết đường mà ra khỏi cái mê cung này. Tên chuột hiểu nhầm ý tôi, nó tưởng tôi muốn tìm tới tận nhà điều tra mẹ nó, nên nó gò lưng ra sức đạp xe làm tôi bị một phen bở hơi tai.
Đến đoạn đường lớn mà tôi bắt đầu thấy có cảm giác quen quen, nó phanh kít xe lại, vừa thở không ra hơi, vừa gào tướng lên.
- Mày theo tao làm gì? Muốn chơi khô máu hả? Tao chơi với mày luôn.
- Chỗ này là chỗ nào? – Tôi nhìn quanh, hỏi nó.
Nó vẫn còn thở hổn hển, nhìn tôi như nhìn một con khỉ biết nói tiếng người.
- Đằng sau võ đường Hải Thanh. Đó, người ta đang tập võ ở trỏng kìa.
Thảo nào mà tôi thấy có gì đó quen quen.
Từ võ đường Hải Thanh về võ đường Sơn Lâm khá xa, nhưng lại là một con đường thẳng, ngoài mấy chốt đèn xanh đèn đỏ ra thì không có gì quá phức tạp. Chỉ cần tôi không đi quá lố là được.
Cuối cùng cũng tìm được đường về nhà, tôi thở phào nhẹ nhõm, cảm giác biết chính xác con đường mình cần phải đi mới dễ chịu làm sao!
Qua cầu rút ván, hình như có một lần, cô chủ nhiệm nhận xét về tôi như thế, dành cho trường hợp này có vẻ đúng, tôi tuy tốt bụng, bao dung và cao thượng (tự tôi thấy thế) nhưng vẫn chỉ là người, hàng tháng phải nhịn ăn nhịn mặc trả tiền cho cái máy ảnh vô cớ mà mất khiến nỗi hận thù của tôi trở nên dai dẳng, không cần biết là có đúng thủ phạm hay không, tôi chẳng một lời cảm ơn, chỉ nhìn nó buông thõng một câu
- Mày biết không, lúc nãy vừa nhìn thấy mày, tao đã nghĩ mày là một điều kỳ diệu.
Tôi nói xong, để mặc tên chuột đứng ngơ ngác phía sau, nhàn nhã đạp xe đi về.
Đi chưa được nửa đường, đã thấy tên trời đánh đang chở Băng Tâm đi ngược hướng, hắn có lẽ không nhận ra tôi, bởi đang cười nói gì đó vô cùng vui vẻ, mắt nhắm tít lại và mặt thì ngửa lên trời.
Chỉ một thoáng thôi, rồi hắn khuất khỏi tầm nhìn của tôi.
Chắc chắn là tôi không thích hắn thật, vì nếu tôi thích hắn thật, thì khi thấy hắn hạnh phúc như thế, tôi cũng phải hạnh phúc theo chứ, cớ sao lồng ngực lại quặn thắt đau tới thế này?
Tôi nhớ có lần ngồi trong lớp rảnh chuyện, mỹ nhân lấy sách của tôi ghi bậy vào mấy câu “vì mình thích người ta, nên mình có quyền đau khi thấy người ta tay trong tay với người khác”, tôi đọc được, cãi nhau với mỹ nhân cả buổi “làm quái gì trên đời này có quyền đau, đau hay không là chuyện của mình, liên quan gì tới ai mà cần quyền với chả nghĩa vụ”, nhưng bây giờ thì tôi tự cho phép tôi có cái quyền ấy, một phút thôi. Đau một phút thôi.
Rồi tiếp tục mỉm cười.
Việc quái gì chỉ vì một đứa con trai không quan tâm tới mình mà mình phải chịu những cảm giác khổ sở chứ?
Nghĩ được tới đấy, tôi sướng tới nỗi dùng một tay, đánh ngay một bài quyền. Giữa đường, trước mắt bao người xa lạ. Bây giờ nghĩ lại, kể ra cũng thấy kỳ cục. Nhưng lúc đó, tôi chẳng thèm quan tâm, ai nhìn tôi, tôi cũng trợn mắt lên nhìn lại, nhìn gì mà nhìn? Chưa bao giờ thấy một đứa con gái tuổi teen bày tỏ niềm hạnh phúc của nó hay sao?
/37
|