Chẳng hiểu thông tin lan truyền từ đâu và nhanh tới mức độ nào. Tôi vừa về tới cổng, chưa kịp dựng chân chống xe và vuốt đầu con Bon (con chó này đúng là rất nhiều chuyện, ngay khi nhận tôi là người nhà thì chỉ cần thoáng thấy bóng tôi, nó chào mừng bằng cách rít lên như cái còi tàu cho tới khi tôi xoa đầu nó mới thôi), ông anh khờ đã từ trong nhà lao ra, thiếu chút nữa thì ôm chầm lấy tôi mà ôm hôn thắm thiết.
- Hạ Nhi! – Ông này sinh ra ở thời phong kiến, phải cho đi làm mõ làng mới xứng với công suất của cái miệng. – Hôm nay em xử thằng Tuân khùng lớp Lý hả?
Tôi luôn có một bộ mặt ngơ ngác nhất trần đời khi không biết người ta đang nói chuyện gì. Thấy tôi ngơ ngơ, ông anh bồi thêm cho phát nữa:
- Nó bảo nó nhớ tên Nguyễn Hạ Nhi lớp mười văn rồi, sớm muộn gì cũng tìm em để tính chuyện trả lời trả lãi.
À, hóa ra thằng bị tôi đấm tên là Tuân khùng, lớp Lý. Được, có bản lĩnh thì cứ tìm tới tôi, tôi lại chả không thụi cho lủng dạ dày ra. Ông anh vẫn chưa tin hẳn, lặp lại câu hỏi lần nữa.
- Là em đánh nó thật à?
Tôi gật, dựng xe rồi đi vào nhà. Ông anh chạy theo sát nút không rời, miệng vẫn bốp bốp chát chát theo kiểu, sao lại như thế, sao lại có thể như vậy được, thật không thể tin nổi… Tới khi ăn cơm trưa thì ông anh đã nhắc đi nhắc lại tới lần thứ một ngàn.
- Không thể tin nổi, là em đã đánh nó. Bọn lớp Lý đó từ hồi mới vào trường đã bày đặt học đòi lập băng này băng kia, chuyên đi gây sự kiếm chuyện. Ai cũng biết mà chưa ai làm được gì. Vậy mà em mới ngày đầu tới trường, đã cho nó một đấm.
Rồi như để thể hiện tình thương mến thương rất chi thân thiết, ông anh bắt đầu tính chuyện hậu sự.
- Em gặp rắc rối to rồi. Bọn này chẳng biết nể nang ai hết trơn á. Rồi có ngày tụi nó lại tới tìm em gây chuyện nữa cho coi. Hay để anh nói chuyện với thằng đệ anh xem sao…
Ngày khai giảng nên bác trai về nhà ăn cơm. Nghe ông anh nói câu được câu chăng, liền tò mò hỏi lại. Ông anh thật thà, chỉ thêm chứ không bớt, kể ngay chuyện tôi mới vào trường đã đánh người ra sao. Bác gái bình thường ít nói, giờ cũng không nói gì, chỉ đánh rơi đũa một cái cạch. Còn bác trai nhìn tôi không chớp mắt, mãi sau mới hỏi.
- Mẹ cháu có nói, trình độ của cháu có thể tạm coi tương đương huỳnh đai nhị đẳng Việt Võ Đạo, phải không nhỉ?
Tôi chẳng gật, mà cũng chẳng lắc, cái đầu cứ ngúc ngắc như bị mắc xương cá ở cổ họng:
- Cháu cũng không biết. Vì cháu chưa bao giờ thi lên đai. Nhưng nếu đánh nhau với hai anh cháu, cháu không thua, thi thoảng hòa, còn lại thì toàn thắng.
Hai ông anh của tôi đã lên huỳnh đai nhị đẳng hơn hai năm nay.
Nghe tôi nói, ông bác gật đầu liên tục. Im lặng hết bữa ăn, sau cùng lại lên tiếng:
- Từ nay, nếu có rảnh, tới võ đường của bác.
Tôi học buổi sáng, buổi chiều, trừ một tuần một buổi phải đi học thể dục ra, đương nhiên là tôi rảnh. Mà nếu không rảnh, thì tôi cũng có cách để làm cho mình rảnh. Ban đầu thì tôi rất khoái, sau phát hiện ra ông bác gài tôi, chủ yếu dụ tôi tới võ đường là để quản lý không cho tôi chạy long nhong ngoài đường gây sự đánh nhau với thiên hạ, thì tôi bớt khoái đi một chút, nhưng ngoại trừ những khi xảy ra sự kiện bất ngờ, còn lại, tôi vẫn tới võ đường đều đặn cho tận tới ngày ôn thi Đại học.
Võ đường Sơn Lâm tuy không lớn hơn võ đường Nhân Đức nhà tôi (đất thị xã mà cơ ngơi rộng rãi như thế cũng đã là ghê gớm lắm) nhưng cơ sở vật chất thì rõ ràng là hơn đứt đuôi con nòng nọc. Ở đây, còn có hẳn một võ đài xịn để thi đấu. Vừa mới nhìn qua, tôi đã mê mẩn tới thất thần. Sao lại không mê được kia chứ, khi mà ngay cả trong giấc mơ lãng mạn nhất của mình, tôi cũng chỉ mơ thấy mình hạ đo ván đối thủ trên sàn thi đấu. Mà kẻ đó, là kẻ đã dám ăn cướp huy chương vàng võ thuật trên tay tôi thì giấc mơ còn hoàn hảo hơn nữa.
Tôi được ông bác giao cho một lớp sơ đẳng. Một lũ nhóc bé tí ti. Nhìn tôi đấm đá vài cái đã tròn xoe mắt ngưỡng mộ tôi như thánh sống. Tôi nói một là một, hai là hai, cái gì tôi đã nói, bọn nhỏ coi đó như lời vàng ý ngọc, tuyệt đối không thể sai. Thế nên, mới xảy ra chuyện.
Võ đường Sơn Lâm có hai lớp sơ đẳng, một lớp tôi dạy, còn lớp kia, do tên nhóc Minh lùn dạy. Tên nhóc này nhỏ hơn tôi hai hay ba tuổi gì đấy, người đen thui, lùn một khúc, chỉ được cái nhanh nhẹn và hay cười. Tôi không quan tâm nó học võ tới trình độ nào, hình như đai đen thì phải. Thấy nó có vẻ hiền lành, nên tôi không bắt nạt, cũng vì thế mà không nói chuyện nhiều.
Hai sư phụ không nói chuyện, thì không có nghĩa là hai lũ nhóc không có chuyện để nói. Trái lại, đồ đệ nào thì tôn sư phụ nấy. Lũ nhóc của tôi khen tôi hay thì lũ nhóc của Minh lùn cũng tung hê Minh lùn giỏi. Cãi qua cãi lại, mỏi miệng, lũ nhóc – không hiểu học từ bộ phim chưởng nào – hẹn nhau tới sớm, nhân lúc cả hai sư phụ cùng chưa tới võ đường, chia phe tỉ thí. Mỗi bên bảy đứa, còn lại thì ngồi ngoài cổ vũ. Hai ba trận đầu còn một chọi một, luật lệ rõ ràng, nghiêm chỉnh đánh nhau trên tinh thần anh em đoàn kết, thêm vài trận nữa, cả lũ, chẳng rõ là bao nhiêu đứa, ùa lên đánh lộn bậy. Mạnh đứa nào đứa nấy đánh, hò hét, cãi nhau ỏm tỏi, náo động cả hàng xóm xung quanh. Ông bác lúc này mới thất kinh chạy ra, quát tháo mãi mới can hai bên ra được. Nhìn lại thì đứa nào cũng mặt mũi sưng vù, miệng mếu máo, nói không thành tiếng. Khi tôi tới nơi thì thấy cả đám hai ba chục đứa đang bị phạt quỳ đấm bao cát. Ông bác thì cầm roi mây đi bên cạnh, tóc tai dựng ngược, mồm nhả ra khói, quần áo may mà vẫn chưa bị cháy đen thui.
Tôi chưa kịp hỏi, thì ông bác đã thấy, cùng lúc Minh lùn cũng tới nơi, đang nhe răng cười.
- Giỏi lắm! – Ông bác quát. – Cả hai đứa đều giỏi.
Minh lùn đang đặt tay phải lên ngực trái, định cúi chào sư phụ, nghe quát thế thì cũng giật mình, nhìn sang tôi. Tôi nhún vai.
Ông bác chỉ vào đám nhóc.
- Coi tụi bay dạy dỗ con nhà người ta thế nào, để giờ tụi nó đánh lộn nhau, còn gì là danh tiếng của võ đường Sơn Lâm, hả?
Tôi liếc mắt xuống đám học trò mình, trông chúng thật tội nghiệp quá xá, y như là vừa được móc về từ đống đổ nát nào đó.
Minh lùn cũng nhìn học trò mình đang cố sức đấm bao cát, tay thì nhỏ, bao cát thì lớn, hẳn cũng có ý xót xa.
Thấy trừng phạt cũng đã đủ, ông bác cho cả đám con nít đứng lên, sắp hàng trước mặt chúng tôi.
Vẫn giơ cái roi mây đầy đe dọa, ông bác hừ giọng:
- Giờ thì nói lại một lần nữa, tại sao lại đánh nhau?
Lũ nhóc sợ hãi, lấm lét nhìn nhau.
- Thế nào? – Tôi hỏi thằng nhóc cục cưng của tôi, cái thằng lanh lợi nhất lớp, đang đứng gần tôi nhất. – Sao lại đánh nhau? Ai bắt nạt con? Nói ra để sư phụ thay trời hành đạo, xử lý đẹp nó?
- Lại còn nói nữa. – Ông bác gầm lên. – Tối ngày chỉ biết dạy học trò đánh nhau, cái gì mà có thù tất báo, làm cho tụi nhỏ không nhớ gì về võ đức, lại càng không thèm nhớ tổ sư đã căn dặn những gì? Như thế thì tụi nhỏ hư hết chớ còn gì nữa?
Chưa bao giờ tôi thấy ông bác giận như thế, đâm ra cũng hơi sợ, lập tức nín ngay, không ho he gì.
Thằng nhóc nghe sư phụ đảm bảo xử đẹp đứa bắt nạt nó, mắt bị đấm sưng u một cục tím bầm, không nhìn ra sư phụ nó cũng đang xám mặt lại, liền bi bô kể lể:
- Ở trường, tụi con… – Nó chỉ nó cùng với hai ba đứa bạn. – Đang chơi banh ở sân, tụi nó… – Nó chỉ mấy đứa bên lớp Minh lùn. – Cũng tới xin chơi cùng. Tụi con đồng ý cho tụi nó chơi, nhưng không được thắng tụi con, vì banh là của con. Tụi nó không nghe, nói tụi con là đồ con gái, sợ thua nên nói thế. Con nói con không sợ. Nó bảo không sợ thì chơi, bên thua phải cõng bên thắng một vòng. Nhưng con không thích, vì banh là của anh con mua cho con, tụi con có thua thì cũng không phải cõng. Thế là tụi nó nói tụi con là đồ chết nhát. Sư phụ bảo, học trò của sư phụ mà là đồ chết nhát thì sư phụ bẻ gãy chân. Nên con bảo con không phải là đồ chết nhát. Nó bảo, không phải là đồ chết nhát thì đánh nó cho nó xem thử. Sư phụ bảo, mình học võ là để đánh những đứa nào bảo mình đánh nó, mà cho dù nó không bảo mà mình thích đánh nó thì mình cứ đánh nó. Thế là con đấm nó một cái. Nó bảo con đấm như nựng yêu nó, sư phụ chẳng dạy con được cái quái gì cả. Sư phụ dỏm hơn sư phụ Minh lùn của tụi nó. Thế là tụi con… – Nó lại chỉ bạn nó. – Cùng xông lên đánh nó. Nhưng mới đánh mấy cái, tụi nó nói tụi con hèn, ỷ đông chứ chẳng giỏi giang gì. Sư phụ cũng chẳng giỏi giang gì nên mới dạy học trò chẳng giỏi giang gì. Sư phụ bảo, có hai thứ làm mình rất nhục, thứ nhất là cha mẹ mình bị nói xấu, thứ hai là sư phụ mình bị nói xấu. Thế là tụi con thấy rất nhục nên hẹn tụi nó tới võ đường để đấu một chọi một. Các bạn nghe con kể thì cũng thấy rất nhục nên bảo, nếu đã đánh nhau thì phải đánh hết cả lớp mới biết được lớp nào giỏi hơn. Mấy bạn bên lớp kia cũng nói thế, nên tụi con đánh nhau.
Thằng nhóc kể lể xong xuôi, chíp mỏ thở dài, mắt ầng ậc nước, ngước lên nhìn tôi, hòng chờ đợi tôi lấy lại công bằng cho nó. Tôi lắng nghe một hồi tụi nó - tụi con, mãi sau bắt đầu hiểu ra phần nào. Đại loại là lũ nhóc đánh nhau là để bảo vệ danh dự võ học cho tôi. Thầm xúc động, tôi vỗ đầu thằng nhỏ mấy cái. Ông bác thì không chịu hiểu tinh thần trượng nghĩa mà tôi cố công dạy dỗ bao lâu, cứ trợn ngược mắt lên nhìn tôi, kiểu y như là hận không thể mang tôi đi thiêu sống. Tôi đâu ngu, nhìn lướt qua, hiểu liền, lập tức hắng giọng, chuyển tông, ca một bài.
- Không được, các con thật tệ quá, sư phụ đã nói bao nhiêu lần rồi, mình học võ, mục đích không phải để đánh nhau, mà là để bảo vệ chính nghĩa. Phải có một mục đích cao cả, thì việc làm của mình mới trở nên cao cả. Bảo vệ chính nghĩa chính là mục đích cao cả nhất trong mọi mục đích cao cả. Chính nghĩa ở đây là gì, là cha mẹ mình, là bạn bè mình, là những người thân yêu của mình, là đất nước mình, là những kẻ yếu hơn mình, là những gì thuộc về lẽ phải. Chỉ vì một bất hòa nho nhỏ mà các con chia phe chia phái đánh nhau như thế thì đâu thể được coi là võ sinh của võ đường Sơn Lâm nữa. – Tôi chỉ tay ra ngoài cửa. – Đọc cho sư phụ nghe tấm biển to ngoài đó viết những gì.
Mấy đứa nhóc ngó theo tay tôi, rồi đồng thanh ê a đọc:
- Võ đường Sơn Lâm – Lấy đạo nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo.
- Tốt. – Tôi đang hồi cao hứng, nói to. – Đạo nghĩa ở đây là gì? Chí nhân ở đây là gì?
Thằng nhóc cục cưng đứng gần tôi nhất lập tức giơ tay, mặt mũi tươi cười rạng rỡ như hoa:
- Con biết.
- Vậy con nói cho cả lớp nghe.
Thằng nhỏ hít một hơi, cái mỏ nhọn chu lên:
- Đạo nghĩa có nghĩa là đúng. Cái gì đúng, được tổ tiên ông bà mình công nhận truyền từ đời này sang đời khác thì được gọi là đạo nghĩa. Ví dụ, đất nước mình có giặc thì mình phải đi đánh nhau, đó là đạo nghĩa, sau khi đánh xong giặc rồi thì lại trở về với ba mẹ, yêu thương ba mẹ, hết lòng chăm sóc ba mẹ, đó là đạo nghĩa. Chí nhân là vô cùng nhân đức, nhân đức có nghĩa là người ta đánh mình một cái, mình phải đưa má cho người ta đánh thêm cái nữa, mà sau đó không giận người ta, còn phải tha thứ cho người ta. Xong rồi phải đi cầu nguyện cho người ta đừng chết sớm…
Tôi nhìn thằng nhỏ, hứng thú vừa dâng lên lập tức tụt xuống cổ họng, nghẹn lại như vừa bị nuốt nhầm một trái banh tennis:
- Ai bày cho con những thứ… ấy?
- Sư phụ ạ. – Tụi nhỏ đồng thanh.
Tôi chết đứng như Từ Hải, những câu ngớ ngẩn nhất quả đất như thế này mà cũng có lúc tôi phun ra được hay sao. Có khi nào tôi đã từng lên lớp dạy võ cho tụi nhỏ lúc đang say rượu không hả trời?
Thấy tôi cứng họng, không nói năng được gì, ông bác vung cái roi mây lên, quật vun vút trong không khí.
- Cả hai lớp, hôm nay bị phạt, chạy hai mươi vòng xung quanh võ đường. Cả hai ông thầy bà cô này nữa. – Ông bác quay sang chúng tôi. – Tội dạy dỗ học trò không nghiêm, cũng bị phạt, hít đất năm mươi lần, chạy quanh võ đường năm mươi vòng, thụt xì dầu ba trăm cái. Bắt đầu…
Cái roi quật đét một cái xuống đất.
Lũ nhỏ cuống quýt chạy, vậy mà vẫn không quên ngoái cổ hỏi tôi.
- Sư phụ, vậy sư phụ với thầy Minh lùn đánh nhau thì ai thắng?
- Hạ Nhi! – Ông này sinh ra ở thời phong kiến, phải cho đi làm mõ làng mới xứng với công suất của cái miệng. – Hôm nay em xử thằng Tuân khùng lớp Lý hả?
Tôi luôn có một bộ mặt ngơ ngác nhất trần đời khi không biết người ta đang nói chuyện gì. Thấy tôi ngơ ngơ, ông anh bồi thêm cho phát nữa:
- Nó bảo nó nhớ tên Nguyễn Hạ Nhi lớp mười văn rồi, sớm muộn gì cũng tìm em để tính chuyện trả lời trả lãi.
À, hóa ra thằng bị tôi đấm tên là Tuân khùng, lớp Lý. Được, có bản lĩnh thì cứ tìm tới tôi, tôi lại chả không thụi cho lủng dạ dày ra. Ông anh vẫn chưa tin hẳn, lặp lại câu hỏi lần nữa.
- Là em đánh nó thật à?
Tôi gật, dựng xe rồi đi vào nhà. Ông anh chạy theo sát nút không rời, miệng vẫn bốp bốp chát chát theo kiểu, sao lại như thế, sao lại có thể như vậy được, thật không thể tin nổi… Tới khi ăn cơm trưa thì ông anh đã nhắc đi nhắc lại tới lần thứ một ngàn.
- Không thể tin nổi, là em đã đánh nó. Bọn lớp Lý đó từ hồi mới vào trường đã bày đặt học đòi lập băng này băng kia, chuyên đi gây sự kiếm chuyện. Ai cũng biết mà chưa ai làm được gì. Vậy mà em mới ngày đầu tới trường, đã cho nó một đấm.
Rồi như để thể hiện tình thương mến thương rất chi thân thiết, ông anh bắt đầu tính chuyện hậu sự.
- Em gặp rắc rối to rồi. Bọn này chẳng biết nể nang ai hết trơn á. Rồi có ngày tụi nó lại tới tìm em gây chuyện nữa cho coi. Hay để anh nói chuyện với thằng đệ anh xem sao…
Ngày khai giảng nên bác trai về nhà ăn cơm. Nghe ông anh nói câu được câu chăng, liền tò mò hỏi lại. Ông anh thật thà, chỉ thêm chứ không bớt, kể ngay chuyện tôi mới vào trường đã đánh người ra sao. Bác gái bình thường ít nói, giờ cũng không nói gì, chỉ đánh rơi đũa một cái cạch. Còn bác trai nhìn tôi không chớp mắt, mãi sau mới hỏi.
- Mẹ cháu có nói, trình độ của cháu có thể tạm coi tương đương huỳnh đai nhị đẳng Việt Võ Đạo, phải không nhỉ?
Tôi chẳng gật, mà cũng chẳng lắc, cái đầu cứ ngúc ngắc như bị mắc xương cá ở cổ họng:
- Cháu cũng không biết. Vì cháu chưa bao giờ thi lên đai. Nhưng nếu đánh nhau với hai anh cháu, cháu không thua, thi thoảng hòa, còn lại thì toàn thắng.
Hai ông anh của tôi đã lên huỳnh đai nhị đẳng hơn hai năm nay.
Nghe tôi nói, ông bác gật đầu liên tục. Im lặng hết bữa ăn, sau cùng lại lên tiếng:
- Từ nay, nếu có rảnh, tới võ đường của bác.
Tôi học buổi sáng, buổi chiều, trừ một tuần một buổi phải đi học thể dục ra, đương nhiên là tôi rảnh. Mà nếu không rảnh, thì tôi cũng có cách để làm cho mình rảnh. Ban đầu thì tôi rất khoái, sau phát hiện ra ông bác gài tôi, chủ yếu dụ tôi tới võ đường là để quản lý không cho tôi chạy long nhong ngoài đường gây sự đánh nhau với thiên hạ, thì tôi bớt khoái đi một chút, nhưng ngoại trừ những khi xảy ra sự kiện bất ngờ, còn lại, tôi vẫn tới võ đường đều đặn cho tận tới ngày ôn thi Đại học.
Võ đường Sơn Lâm tuy không lớn hơn võ đường Nhân Đức nhà tôi (đất thị xã mà cơ ngơi rộng rãi như thế cũng đã là ghê gớm lắm) nhưng cơ sở vật chất thì rõ ràng là hơn đứt đuôi con nòng nọc. Ở đây, còn có hẳn một võ đài xịn để thi đấu. Vừa mới nhìn qua, tôi đã mê mẩn tới thất thần. Sao lại không mê được kia chứ, khi mà ngay cả trong giấc mơ lãng mạn nhất của mình, tôi cũng chỉ mơ thấy mình hạ đo ván đối thủ trên sàn thi đấu. Mà kẻ đó, là kẻ đã dám ăn cướp huy chương vàng võ thuật trên tay tôi thì giấc mơ còn hoàn hảo hơn nữa.
Tôi được ông bác giao cho một lớp sơ đẳng. Một lũ nhóc bé tí ti. Nhìn tôi đấm đá vài cái đã tròn xoe mắt ngưỡng mộ tôi như thánh sống. Tôi nói một là một, hai là hai, cái gì tôi đã nói, bọn nhỏ coi đó như lời vàng ý ngọc, tuyệt đối không thể sai. Thế nên, mới xảy ra chuyện.
Võ đường Sơn Lâm có hai lớp sơ đẳng, một lớp tôi dạy, còn lớp kia, do tên nhóc Minh lùn dạy. Tên nhóc này nhỏ hơn tôi hai hay ba tuổi gì đấy, người đen thui, lùn một khúc, chỉ được cái nhanh nhẹn và hay cười. Tôi không quan tâm nó học võ tới trình độ nào, hình như đai đen thì phải. Thấy nó có vẻ hiền lành, nên tôi không bắt nạt, cũng vì thế mà không nói chuyện nhiều.
Hai sư phụ không nói chuyện, thì không có nghĩa là hai lũ nhóc không có chuyện để nói. Trái lại, đồ đệ nào thì tôn sư phụ nấy. Lũ nhóc của tôi khen tôi hay thì lũ nhóc của Minh lùn cũng tung hê Minh lùn giỏi. Cãi qua cãi lại, mỏi miệng, lũ nhóc – không hiểu học từ bộ phim chưởng nào – hẹn nhau tới sớm, nhân lúc cả hai sư phụ cùng chưa tới võ đường, chia phe tỉ thí. Mỗi bên bảy đứa, còn lại thì ngồi ngoài cổ vũ. Hai ba trận đầu còn một chọi một, luật lệ rõ ràng, nghiêm chỉnh đánh nhau trên tinh thần anh em đoàn kết, thêm vài trận nữa, cả lũ, chẳng rõ là bao nhiêu đứa, ùa lên đánh lộn bậy. Mạnh đứa nào đứa nấy đánh, hò hét, cãi nhau ỏm tỏi, náo động cả hàng xóm xung quanh. Ông bác lúc này mới thất kinh chạy ra, quát tháo mãi mới can hai bên ra được. Nhìn lại thì đứa nào cũng mặt mũi sưng vù, miệng mếu máo, nói không thành tiếng. Khi tôi tới nơi thì thấy cả đám hai ba chục đứa đang bị phạt quỳ đấm bao cát. Ông bác thì cầm roi mây đi bên cạnh, tóc tai dựng ngược, mồm nhả ra khói, quần áo may mà vẫn chưa bị cháy đen thui.
Tôi chưa kịp hỏi, thì ông bác đã thấy, cùng lúc Minh lùn cũng tới nơi, đang nhe răng cười.
- Giỏi lắm! – Ông bác quát. – Cả hai đứa đều giỏi.
Minh lùn đang đặt tay phải lên ngực trái, định cúi chào sư phụ, nghe quát thế thì cũng giật mình, nhìn sang tôi. Tôi nhún vai.
Ông bác chỉ vào đám nhóc.
- Coi tụi bay dạy dỗ con nhà người ta thế nào, để giờ tụi nó đánh lộn nhau, còn gì là danh tiếng của võ đường Sơn Lâm, hả?
Tôi liếc mắt xuống đám học trò mình, trông chúng thật tội nghiệp quá xá, y như là vừa được móc về từ đống đổ nát nào đó.
Minh lùn cũng nhìn học trò mình đang cố sức đấm bao cát, tay thì nhỏ, bao cát thì lớn, hẳn cũng có ý xót xa.
Thấy trừng phạt cũng đã đủ, ông bác cho cả đám con nít đứng lên, sắp hàng trước mặt chúng tôi.
Vẫn giơ cái roi mây đầy đe dọa, ông bác hừ giọng:
- Giờ thì nói lại một lần nữa, tại sao lại đánh nhau?
Lũ nhóc sợ hãi, lấm lét nhìn nhau.
- Thế nào? – Tôi hỏi thằng nhóc cục cưng của tôi, cái thằng lanh lợi nhất lớp, đang đứng gần tôi nhất. – Sao lại đánh nhau? Ai bắt nạt con? Nói ra để sư phụ thay trời hành đạo, xử lý đẹp nó?
- Lại còn nói nữa. – Ông bác gầm lên. – Tối ngày chỉ biết dạy học trò đánh nhau, cái gì mà có thù tất báo, làm cho tụi nhỏ không nhớ gì về võ đức, lại càng không thèm nhớ tổ sư đã căn dặn những gì? Như thế thì tụi nhỏ hư hết chớ còn gì nữa?
Chưa bao giờ tôi thấy ông bác giận như thế, đâm ra cũng hơi sợ, lập tức nín ngay, không ho he gì.
Thằng nhóc nghe sư phụ đảm bảo xử đẹp đứa bắt nạt nó, mắt bị đấm sưng u một cục tím bầm, không nhìn ra sư phụ nó cũng đang xám mặt lại, liền bi bô kể lể:
- Ở trường, tụi con… – Nó chỉ nó cùng với hai ba đứa bạn. – Đang chơi banh ở sân, tụi nó… – Nó chỉ mấy đứa bên lớp Minh lùn. – Cũng tới xin chơi cùng. Tụi con đồng ý cho tụi nó chơi, nhưng không được thắng tụi con, vì banh là của con. Tụi nó không nghe, nói tụi con là đồ con gái, sợ thua nên nói thế. Con nói con không sợ. Nó bảo không sợ thì chơi, bên thua phải cõng bên thắng một vòng. Nhưng con không thích, vì banh là của anh con mua cho con, tụi con có thua thì cũng không phải cõng. Thế là tụi nó nói tụi con là đồ chết nhát. Sư phụ bảo, học trò của sư phụ mà là đồ chết nhát thì sư phụ bẻ gãy chân. Nên con bảo con không phải là đồ chết nhát. Nó bảo, không phải là đồ chết nhát thì đánh nó cho nó xem thử. Sư phụ bảo, mình học võ là để đánh những đứa nào bảo mình đánh nó, mà cho dù nó không bảo mà mình thích đánh nó thì mình cứ đánh nó. Thế là con đấm nó một cái. Nó bảo con đấm như nựng yêu nó, sư phụ chẳng dạy con được cái quái gì cả. Sư phụ dỏm hơn sư phụ Minh lùn của tụi nó. Thế là tụi con… – Nó lại chỉ bạn nó. – Cùng xông lên đánh nó. Nhưng mới đánh mấy cái, tụi nó nói tụi con hèn, ỷ đông chứ chẳng giỏi giang gì. Sư phụ cũng chẳng giỏi giang gì nên mới dạy học trò chẳng giỏi giang gì. Sư phụ bảo, có hai thứ làm mình rất nhục, thứ nhất là cha mẹ mình bị nói xấu, thứ hai là sư phụ mình bị nói xấu. Thế là tụi con thấy rất nhục nên hẹn tụi nó tới võ đường để đấu một chọi một. Các bạn nghe con kể thì cũng thấy rất nhục nên bảo, nếu đã đánh nhau thì phải đánh hết cả lớp mới biết được lớp nào giỏi hơn. Mấy bạn bên lớp kia cũng nói thế, nên tụi con đánh nhau.
Thằng nhóc kể lể xong xuôi, chíp mỏ thở dài, mắt ầng ậc nước, ngước lên nhìn tôi, hòng chờ đợi tôi lấy lại công bằng cho nó. Tôi lắng nghe một hồi tụi nó - tụi con, mãi sau bắt đầu hiểu ra phần nào. Đại loại là lũ nhóc đánh nhau là để bảo vệ danh dự võ học cho tôi. Thầm xúc động, tôi vỗ đầu thằng nhỏ mấy cái. Ông bác thì không chịu hiểu tinh thần trượng nghĩa mà tôi cố công dạy dỗ bao lâu, cứ trợn ngược mắt lên nhìn tôi, kiểu y như là hận không thể mang tôi đi thiêu sống. Tôi đâu ngu, nhìn lướt qua, hiểu liền, lập tức hắng giọng, chuyển tông, ca một bài.
- Không được, các con thật tệ quá, sư phụ đã nói bao nhiêu lần rồi, mình học võ, mục đích không phải để đánh nhau, mà là để bảo vệ chính nghĩa. Phải có một mục đích cao cả, thì việc làm của mình mới trở nên cao cả. Bảo vệ chính nghĩa chính là mục đích cao cả nhất trong mọi mục đích cao cả. Chính nghĩa ở đây là gì, là cha mẹ mình, là bạn bè mình, là những người thân yêu của mình, là đất nước mình, là những kẻ yếu hơn mình, là những gì thuộc về lẽ phải. Chỉ vì một bất hòa nho nhỏ mà các con chia phe chia phái đánh nhau như thế thì đâu thể được coi là võ sinh của võ đường Sơn Lâm nữa. – Tôi chỉ tay ra ngoài cửa. – Đọc cho sư phụ nghe tấm biển to ngoài đó viết những gì.
Mấy đứa nhóc ngó theo tay tôi, rồi đồng thanh ê a đọc:
- Võ đường Sơn Lâm – Lấy đạo nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo.
- Tốt. – Tôi đang hồi cao hứng, nói to. – Đạo nghĩa ở đây là gì? Chí nhân ở đây là gì?
Thằng nhóc cục cưng đứng gần tôi nhất lập tức giơ tay, mặt mũi tươi cười rạng rỡ như hoa:
- Con biết.
- Vậy con nói cho cả lớp nghe.
Thằng nhỏ hít một hơi, cái mỏ nhọn chu lên:
- Đạo nghĩa có nghĩa là đúng. Cái gì đúng, được tổ tiên ông bà mình công nhận truyền từ đời này sang đời khác thì được gọi là đạo nghĩa. Ví dụ, đất nước mình có giặc thì mình phải đi đánh nhau, đó là đạo nghĩa, sau khi đánh xong giặc rồi thì lại trở về với ba mẹ, yêu thương ba mẹ, hết lòng chăm sóc ba mẹ, đó là đạo nghĩa. Chí nhân là vô cùng nhân đức, nhân đức có nghĩa là người ta đánh mình một cái, mình phải đưa má cho người ta đánh thêm cái nữa, mà sau đó không giận người ta, còn phải tha thứ cho người ta. Xong rồi phải đi cầu nguyện cho người ta đừng chết sớm…
Tôi nhìn thằng nhỏ, hứng thú vừa dâng lên lập tức tụt xuống cổ họng, nghẹn lại như vừa bị nuốt nhầm một trái banh tennis:
- Ai bày cho con những thứ… ấy?
- Sư phụ ạ. – Tụi nhỏ đồng thanh.
Tôi chết đứng như Từ Hải, những câu ngớ ngẩn nhất quả đất như thế này mà cũng có lúc tôi phun ra được hay sao. Có khi nào tôi đã từng lên lớp dạy võ cho tụi nhỏ lúc đang say rượu không hả trời?
Thấy tôi cứng họng, không nói năng được gì, ông bác vung cái roi mây lên, quật vun vút trong không khí.
- Cả hai lớp, hôm nay bị phạt, chạy hai mươi vòng xung quanh võ đường. Cả hai ông thầy bà cô này nữa. – Ông bác quay sang chúng tôi. – Tội dạy dỗ học trò không nghiêm, cũng bị phạt, hít đất năm mươi lần, chạy quanh võ đường năm mươi vòng, thụt xì dầu ba trăm cái. Bắt đầu…
Cái roi quật đét một cái xuống đất.
Lũ nhỏ cuống quýt chạy, vậy mà vẫn không quên ngoái cổ hỏi tôi.
- Sư phụ, vậy sư phụ với thầy Minh lùn đánh nhau thì ai thắng?
/37
|